TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết
Nga
Mã LHP: BLAW220308_04
(Sáng thứ tư tiết 4-5)
Nhóm SVTH: 7A
MSSV
Nguyễn Văn A 12345678
Trần Thị B
12345678
Bùi Thái Hồng C
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021
12345678
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI THAM Ô TÀI
SẢN...............................................................................................................2
1.1. Khái niệm và dấu hiệu hành vi tham ô tài sản..............................2
1.1.1. Khái niệm hành vi tham ô tài sản................................................2
1.1.2. Dấu hiệu hành vi tham ô tài sản..................................................2
1.2. Tội phạm tham ô tài sản theo Luật hình sự Việt Nam..................6
1.2.1. Người phạm tội tham ơ tài sản phải là người có hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản.............................6
1.2.2. Tài sản chiếm đoạt là tài sản do mình có trách nhiệm quản lý.. .7
1.3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội tham ơ tài sản..............7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM Ô TÀI SẢN TẠI
VIỆT NAM...................................................................................................9
2.1. Đánh giá, nhận xét về thực trạng tham ơ tài sản...........................9
2.2. Phân tích 3 vụ án liên quan đến hành vi tham ô tài sản.............12
2.2.1. Vụ án tham ô tài sản tại huyện Hữu Lũng.................................12
2.2.2. Vụ án tham ơ tài sản của Bưu chính Viettel..............................13
2.2.3. Vụ án ngun chi cục trưởng quận Ơ Mơn chiếm đoạt gần 2 tỷ
đồng.....................................................................................................13
2.3. Nhận xét, bình luận và đề xuất giải pháp.....................................14
2.3.1. Những bất cập, hạn chế trong việc phát hiện, xử lý các vụ án
tham ô tài sản.......................................................................................14
i
2.3.2.
Giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong phát hiện, xử lý
các vụ án tham ô tài sản......................................................................20
KẾT LUẬN....................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................25
ii
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô tài sản là
những hoạt động cơ bản nhằm kịp thời xử lý người có hành vi phạm tội, thu
hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, đảm bảo hoạt động đúng đắn của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước. Đây là các hoạt động thực hiện
quyền lực nhà nước, không chỉ trực tiếp chống lại những người thực hiện
hành vi tham ơ tài sản, mà cịn có tác dụng răn đe, phịng ngừa đối với các
thành viên khác trong xã hội. Chính vì vậy, khi các hoạt động này được thực
hiện chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra, sẽ
góp phần tạo thêm một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa
đối với loại tội phạm này.
Ngược lại, khi hoạt động phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các
vụ án về tội tham ô tài sản cịn có những tồn tại, hạn chế nhất định thì khơng
chỉ là lực cản làm giảm hiệu quả của hoạt động phòng ngừa đối với loại tội
này, mà ở mức độ nhất định nó cịn là yếu tố tiêu cực có vai trị làm phát sinh,
gia tăng tội tham ơ tài sản. Thực tế hoạt động phịng, chống tội tham ô tài sản
ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy, một số tồn tại, hạn chế trong
việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ơ tài sản đã
góp phần làm phát sinh, gia tăng loại tội phạm này. Qua quá trình tìm hiểu đề
tài, tác giả đã chọn nghiên cứu chủ đề “ Tham ô tài sản tại Việt Nam. Thực
trạng và giải pháp”
1
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH VI THAM Ô TÀI
SẢN
1.1. Khái niệm và dấu hiệu hành vi tham ô tài sản
1.1.1. Khái niệm hành vi tham ô tài sản
Theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015 thì Tội tham ơ tài sản là
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này
(từ Điều 353 đến Điều 359), chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, do người
từ đủ 16 tuổi trở lên và khơng trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015) với lỗi cố ý trực tiếp
(khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015).
1.1.2. Dấu hiệu hành vi tham ô tài sản
Khách thể : là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình
thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp,
tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy
yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Vì
vậy, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi Tội tham ô tài sản là rất cấp bách và cần
thiết.
Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có
trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các
cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức
ngoài Nhà nước.
Mặt khách quan : Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản là hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý.
2
Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn
của người phạm tội, nếu người phạm tội khơng có chức vụ, quyền hạn đó thì
họ khó hoặc khơng thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ,
quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt
tài sản một cách dễ dàng.
Người tham ô tài sản thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây mới phạm
tội tham ô tài sản:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000
đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách
nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong
các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền
trong khi thi hành công vụ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
Người nào tuy tham ô tài sản nhưng trị giá dưới 2.000.000 đồng và
chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, cũng chưa bị kết án về một
trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác hoặc tuy đã bị
kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
3
gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong cơng tác nhưng
đã được xóa án tích thì khơng phạm tội tham ơ tài sản.
Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có
trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng, tuy trước đó họ đã bị xử lý
kỷ luật về hành vi tham ô tài sản bằng một trong những hình thức kỷ luật theo
quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của cơ quan, doanh
nghiệp, tổ chức nhưng đã hết thời hạn được xoá kỷ luật thì cũng khơng phạm
tội tham ơ tài sản.
Nếu người phạm tội tuy có ý định chiếm đoạt 2.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng chưa chiếm đoạt được thì hầu như họ khơng bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có
chức vụ, quyền hạn thực hiện khơng liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của
họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng khơng bị coi là tham ơ tài sản.
Chủ thể : Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngồi nhà
nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và khơng trong tình trạng khơng có năng lực trách
nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015). Đối với Tội tham ô tài
sản các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng
nhất để xác định hành vi phạm tội. Sự khác nhau giữa Tội tham ơ tài sản với
các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các
dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của Tội tham ô tài sản phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần
và đủ như: Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12,
21 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, đối với Tội tham ô tài sản, chỉ những người
sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
- Người phạm Tội tham ơ tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn
và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Người có chức vụ
4
là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ
nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ
(khoản 2 Điều 252 BLHS năm 2015) (bao gồm cả người có chức vụ, quyền
hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước) (khoản 6 Điều 253
BLHS năm 2015).
- Ngồi những cán bộ, cơng chức ra, chủ thể của Tội tham ơ tài sản cịn
có cả những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, những người
này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất
định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định có liên
quan đến việc quản lý tài sản và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.
- Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý
tài sản, nếu họ khơng có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng khơng thể là chủ
thể của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện cần và đủ để một người có
thể trở thành chủ thể của Tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt
với một số tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt.
- Người có trách nhiệm đối với tài sản là người được giao nhiệm vụ
trực tiếp quản lý tài sản như: Thủ quỹ, thủ kho, kế toán, người được giao vận
chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị mình... Ngồi ra, cịn những
người tuy không được giao trực tiếp quản lý tài sản nhưng lại có trách nhiệm
trong việc quyết định việc thu chi, xuất nhập, mua bán, trao đổi tài sản như:
Giám đốc công ty, chủ nhiệm hợp tác xã, người đứng đầu trong các cơ quan,
tổ chức là chủ tài khoản hoặc là người có quyền quyết định về tài sản của cơ
quan, tổ chức mình.
Nếu xác định khơng đúng tư cách của người có trách nhiệm đối với tài
sản mà họ chiếm đoạt thì dễ nhầm lẫn với các tội phạm có tính chất chiếm
5
đoạt quy định tại Chương XVI BLHS năm 2015 như: Tội trộm cắp tài sản,
công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản... Cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian
dối nhưng nếu người thực hiện là người có trách nhiệm quản lý tài sản và họ
đã chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu
thành Tội tham ô tài sản, nhưng nếu người thực hiện không phải là người có
trách nhiệm quản lý tài sản hoặc tuy quản lý tài sản nhưng họ không chiếm
đoạt tài sản mà mình quản lý thì hành vi chiếm đoạt tài sản cấu thành Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Do những đặc điểm riêng nêu trên khoa học luật hình sự cho rằng, chủ
thể của Tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ có những người có
chức vụ, quyền hạn mới tham ô tài sản được. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ
đúng đối với trường hợp vụ án tham ơ tài sản khơng có đồng phạm, cịn trong
vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người khơng có chức vụ, quyền
hạn nhưng người thực hành trong vụ án đồng phạm tham ô tài sản nhất thiết
phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Mặt chủ quan: Tội tham ô tài sản cũng là tội phạm có tính chất chiếm
đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội
thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (khoản 1 Điều 10 BLHS năm
2015); khơng có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián
tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý.
6
1.2. Tội phạm tham ơ tài sản theo Luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Người phạm tội tham ô tài sản phải là người có hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức
vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực
tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ. Nếu họ khơng có chức vụ, quyền hạn đó
thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản; chức vụ, quyền hạn là
điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một
cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ,
quyền hạn thực hiện khơng liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù
họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là tham ô tài sản.
1.2.2. Tài sản chiếm đoạt là tài sản do mình có trách nhiệm quản lý.
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài sản trong Tội tham ô tài sản chính
là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu thành tài sản của
mình hoặc của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản có thể được thực hiện thơng
qua nhiều hình thức khác nhau, có trường hợp người phạm tội tự chuyển dịch
tài sản như: Thủ quỹ tự lấy tiền trong két, thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem
bán... Cũng có trường hợp việc chuyển dịch lại do người khác thực hiện theo
lệnh của người phạm tội như: Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình;
kế tốn lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội.
Hiện nay, việc xác định hành vi chiếm đoạt tài sản nói chung và chiếm
đoạt tài sản trong Tội tham ơ tài sản nói riêng trong nhiều trường hợp đã khác
so với quan niệm truyền thống. Ví dụ: Nếu trước đây một thủ quỹ lấy tiền
trong két của cơ quan đem gửi tiết kiệm mang tên mình hoặc tên người khác
sẽ bị coi là chiếm đoạt tài sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham
ơ tài sản, thì hiện nay hành vi này chỉ bị coi là sử dụng trái phép tài sản.
7
1.3. Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình
có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này,
chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo;
tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng; các loại
quỹ dự phịng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị
thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000
đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15
năm đến 20 năm:
8
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt
động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm
đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngồi
Nhà nước mà tham ơ tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM Ô TÀI SẢN
TẠI VIỆT NAM
2.1. Đánh giá, nhận xét về thực trạng tham ô tài sản
Trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai
đoạn 2010-2019 theo các tiêu thức khác nhau, tác giả đã rút ra một số nhận
xét về tính chất của tội phạm này như sau:
+ Tham ô tài sản là loại tội chiếm đa số trong nhóm tội phạm tham
nhũng cả về số vụ và số người phạm tội: So với các tội phạm tham nhũng, tội
tham ô tài sản chiếm 59,1% về số vụ và 56,8% về số người phạm tội. Đồng
9
thời, so với Chương các tội phạm về chức vụ, bao gồm cả nhóm tội phạm
tham nhũng và nhóm các tội phạm khác về chức vụ thì tham ơ tài sản vẫn là
loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao (chiếm 38,5 về số vụ và 37,8% số người phạm
tội).
+ Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cơ cấu của tội tham ơ tài sản theo
hình thức sở hữu của tài sản bị chiếm đoạt cho thấy: Hành vi phạm tội xảy ra
nhiều và có tính phổ biến hơn trong các doanh nghiệp có một phần vốn thuộc
sở hữu nhà nước (chiếm 65%).
+ Về phương diện cấp quản lý của người có chức vụ, quyền hạn cho
thấy: Tội tham ơ tài sản xảy ra nhiều hơn ở các cơ quan, doanh nghiệp thuộc
quyền quản lý của chính quyền địa phương (chiếm 66,7%).
+ Từ việc đánh giá cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại tội phạm cho
thấy: Số người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ rất cao (51,9 %) so
với tổng số người phạm tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu.
+ Loại hình phạt chủ yếu được áp dụng đối với người phạm tội tham ơ
tài sản là tù có thời hạn (chiếm 78,1%); trong đó, các mức hình phạt tù phổ
biến được áp dụng là trên 7 năm đến 15 năm tù (39,3%) và trên 15 năm đến
20 năm tù (21,2%).
+ Tội tham ô tài sản được thực hiện khá phổ biến dưới hình thức đồng
phạm, chiếm tỷ lệ 64,6%, trong đó đồng phạm có tổ chức chiếm 12,4%; số bị
cáo trong các vụ đồng phạm cũng tương đối nhiều, tính trung bình khoảng từ
4 đến 6 bị cáo/ 1 vụ đồng phạm.
+ Người phạm tội tham ô tài sản dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để
chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý. Những thủ đoạn phổ biến
được người có chức vụ, quyền hạn sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội là
10
gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt (chiếm 36,7%) và gian dối để che
đậy hành vi chiếm đoạt tài sản (chiếm 37,2%).
+ Loại tài sản phổ biến mà người phạm tội tham ô tài sản chiếm đoạt là
tiền, chiếm tỷ lệ 68%, trong đó giá trị tiền bị chiếm đoạt ở mức đặc biệt lớn
ngày càng mang tính phổ biến, như: từ 200 triệu đồng đến dưới 50 tỷ đồng
(chiếm 40%), đặc biệt giá trị tiền bị chiếm đoạt ở mức từ 50 tỷ đồng đến 100
tỷ đồng (chiếm 18%), từ 100 tỷ đồng trở lên (chiếm tỷ lệ 16,2%).
+ Tội tham ô tài sản xảy ra phổ biến hơn với một số lĩnh vực như: Quản
lý, sử dụng quỹ, ngân sách được cấp (chiếm tỷ lệ 21,2%); sản xuất kinh doanh
trong các doanh nghiệp nhà nước (chiếm tỷ lệ 17,6%); hoạt động ngân hàng,
tín dụng (chiếm 16,6%) và đầu tư, xây dựng cơ bản (chiếm tỷ lệ 15,9%); còn
lại xảy ra rải rác ở một số lĩnh vực khác.
+ Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm
quản lý, người có chức vụ, quyền hạn thường xuất phát từ động cơ vụ lợi để
thực hiện các mong muốn cụ thể như muốn làm giàu nhanh chóng, chiếm tỷ
lệ 36,3%; có tiền để tiêu xài cá nhân, chiếm tỷ lệ 32,7%; có tiền để tham gia
tệ nạn xã hội như đánh bạc, chiếm tỷ lệ 18,2%.
+ Chức vụ, quyền hạn phổ biến của người phạm tội tham ơ tài sản là kế
tốn (chiếm tỷ lệ 15%), giám đốc (chiếm tỷ lệ 16,6%), cán bộ ngân hàng
(chiếm tỷ lệ 19%). Từ tính chất phổ biến về loại chức vụ, quyền hạn của
người phạm tội tham ô tài sản cho thấy: Chức vụ, quyền hạn vừa là một trong
những đặc điểm nhân thân của người phạm tội, nhưng cũng vừa đồng thời là
phương tiện được người phạm tội lợi dụng để chiếm đoạt tài sản mà họ có
trách nhiệm quản lý.
+ Độ tuổi phổ biến nhất của người phạm tội tham ô tài sản là từ 31 đến
40 tuổi, chiếm 36,2%; tiếp đến là độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi, chiếm 24,1%; độ
11
tuổi thấp nhất của người phạm tội tham ô tài sản là 25 tuổi, độ tuổi cao nhất là
60 tuổi.
+ Mặc dù người phạm tội là nam giới chiếm tỷ lệ chủ yếu (77,5%),
nhưng so với các loại tội phạm khác trong cùng nhóm tội tham nhũng, thì
người phạm tội tham ô tài sản là nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao (22,5%).
+ Trình độ văn hóa phổ biến của người phạm tội tham ô tài sản là trên
trung học (gồm trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm tỷ lệ
78,5% số người phạm tội được thống kê.
+ Hầu hết những người phạm tội tham ô tài sản là phạm tội lần đầu,
chiếm tỷ lệ 95%.
2.2. Phân tích 3 vụ án liên quan đến hành vi tham ô tài sản
2.2.1. Vụ án tham ô tài sản tại huyện Hữu Lũng
Ngày 20/9/2021, Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng mở phiên tịa xét
xử cơng khai vụ án hình sự về các tội “Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của
Nhà nước” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” đối
với các bị cáo Vy Thị H, Lý Văn D, Đào Văn T.
Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn: Từ năm
2016 đến năm 2019, tại UBND xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn:
Bị cáo Vy Thị H, ngun là Cơng chức Tài chính - Kế tốn UBND xã
Hịa Lạc đã lập chứng từ chi khống, chi vượt định mức chi theo quy định để
rút tiền ngân sách Nhà nước. Ngồi ra, H cịn thực hiện hành vi chiếm đoạt
tiền ngân sách Nhà nước của UBND xã Hịa Lạc và tiền quỹ nhân dân đóng
góp.
Bị cáo Đào Văn T, Bí thư Đồn xã được Lý Văn D, Chủ tịch UBND xã
Hòa Lạc giao nhiệm vụ Thủ quỹ của UBND xã; quá trình thực hiện nhiệm vụ,
12
T đã thiếu trách nhiệm trong quản lý tiền ngân sách Nhà nước gây thất thoát
số tiền lớn.
Bị cáo Lý Văn D, Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc, trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ đã thiếu trách nhiệm, khơng kiểm tra hồ sơ tài liệu, chứng từ
rút tiền, để cho Kế toán lập khống chứng từ rút tiền ngân sách Nhà nước,
bng lỏng trong quản lý tài chính của UBND xã Hịa Lạc, dẫn đến thất thốt
số tiền gồm tiền ngân sách Nhà nước, tiền quỹ nhân dân đóng góp.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Vy Thị H 04 năm tù về tội “Vi
phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điểm d
Khoản 2 Điều 221 Bộ luật Hình sự và 08 năm tù về tội “Tham ô tài sản” quy
định tại Điểm c Khoản 2 Điều 360 Bộ luật Hình sự; bị cáo Lý Văn D 04 năm
tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điểm d
Khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự và Đào Văn T 18 tháng tù về tội “Thiếu
trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” quy định tại Khoản 2
Điều 179 Bộ luật Hình sự. Ngồi ra, bị cáo Vy Thị H cịn phải hồn trả lại cho
ngân sách số tiền là 169.116.441 đồng; bị cáo Đào Văn T còn phải bồi thường
cho ngân sách Nhà nước số tiền 743.075.884 đồng.
2.2.2. Vụ án tham ô tài sản của Bưu chính Viettel
Theo cáo trạng của VKSQS khu vực 13, Quân khu 1, trong thời gian
giữ chức vụ Cửa hàng trưởng cửa hàng Viettel huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao
Bằng và giao dịch viên Cửa hàng Viettel Hòa An, tỉnh Cao Bằng, Dương Thị
Thiêm (sinh năm 1993; trú tại xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao
Bằng) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tiền trên hệ
thống của Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel và tiền thu được của
khách hàng mà Thiêm có trách nhiệm trực tiếp quản lý, với tổng số tiền
279.013.000 đồng. Bị cáo phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tự
nguyện nộp lại tồn bộ số tiền 279.013.000 đồng cho Tổng Công ty Cổ phần
Bưu chính Viettel.
13
Trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, các tình tiết giảm nhẹ,
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, Hội đồng xét xử nhất trí với
quan điểm truy tố của VKSQS khu vực 13 và tuyên phạt bị cáo Dương Thị
Thiêm 03 năm 6 tháng tù giam.
2.2.3. Vụ án nguyên chi cục trưởng quận Ô Môn chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, từ 2014 đến 2018, Công với
vai trò thủ trưởng đơn vị, chấp hành viên trực tiếp thụ lý thi hành án, đã chỉ
đạo Huyền lập hai hệ thống sổ sách kế tốn, bỏ ngồi nhiều khoản thu tiền thi
hành án, chiếm đoạt tổng cộng gần 2 tỷ đồng.
Trong đó, Cơng và Huyền đã chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng tiền bán
đấu giá tài sản Công ty TNHH An Khang để thi hành án cho Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam; trên 1,35 tỷ đồng của Công ty cổ phần Việt
Nam Motors Cần Thơ; 35 triệu đồng tiền tạm ứng chi phí cưỡng chế, kê biên
tài sản của 4 vụ thi hành án khác.
Ngày 12/11, ông Công (61 tuổi) bị TAND TP Cần Thơ tuyên phạt 16
năm tù về tội Tham ô tài sản. Cùng tội danh, Nguyễn Thị Huyền (40 tuổi,
nguyên kế toán trưởng, kiêm thủ quỹ Chi cục thi hành án dân sự quận Ơ Mơn)
lĩnh 15 năm tù.
2.3. Nhận xét, bình luận và đề xuất giải pháp
2.3.1. Những bất cập, hạn chế trong việc phát hiện, xử lý các vụ án tham ô tài
sản
Thứ nhất, việc phát hiện các vụ án tham ô tài sản còn chưa kịp thời
Trong hoạt động phòng, chống tội tham ô tài sản, phát hiện kịp thời
hành vi tham ơ tài sản của người có chức vụ quyền hạn là việc làm có ý nghĩa
quyết định đối với việc ngăn chặn tội phạm. Bởi lẽ, thực tiễn tố tụng các vụ
án tham ô tài sản cho thấy: trong hầu hết các vụ án tham ô tài sản, các bị can,
bị cáo đều nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, có khơng ít vụ án kéo dài
14
trong nhiều năm với số tiền chiếm đoạt là đặc biệt lớn mới bị phát hiện, xử lý.
Trên cơ sở nghiên cứu 585 bản án hình sự xét xử sơ thẩm các vụ án tham ô tài
sản trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2017, thời gian phát hiện các vụ án
tham ô tài sản được xác định ở các mức như sau: 6 tháng kể từ khi xảy ra tội
phạm: 58 vụ, chiếm 10%; 12 tháng kể từ khi xảy ra tội phạm: 97 vụ, chiếm
16,5%; 24 tháng kể từ khi xảy ra tội phạm: 125 vụ, chiếm 21,3%; 36 tháng kể
từ khi xảy ra tội phạm: 196 vụ, chiếm 33,5%; trên 36 tháng kể từ khi xảy tội
phạm: 109 vụ, chiếm 18,7%1. Từ các tỷ trọng này cho thấy, khơng có vụ án
nào được phát hiện ngay sau khi tội phạm xảy ra; hầu hết các vụ án tham ô tài
sản thường được thực hiện trong một thời gian dài, hoặc đã thực hiện nhưng
sau một thời gian dài mới bị phát hiện.
Việc phát hiện các vụ án tham ô tài sản chưa kịp thời là do sự tác động
của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do những hạn chế,
bất cập của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Cụ thể như sau:
Quy định về cơng khai, minh bạch tài sản mang tính liệt kê, thiếu tính
bao quát cả về phạm vi, đối tượng dẫn đến tình trạng, một số chủ thể cần phải
công khai, minh bạch tài sản nhưng lại không thực hiện nên không kịp thời
phát hiện được sự biến động bất thường về tài sản;
Quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị khi để xảy ra tham ô trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình cịn chung
chung, thiếu cụ thể, chưa khuyến khích được tính chủ động của người đứng
đầu trong việc phát hiện, phịng ngừa tham ơ tài sản;
Quy định về cơ chế phát hiện tham ô tài sản thông qua các hoạt động
chính như kiểm tra, thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước và giám sát chưa
phù hợp, chưa phát huy được vai trò, chức năng của mỗi cơ quan trong việc
kịp thời phát hiện các vụ án tham ô tài sản;
15
Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo cịn chưa đầy đủ, chưa có cơ
chế để phát huy được sự tham gia của người dân trong việc phát hiện hành vi
tham ơ tài sản của người có chức vụ, quyền hạn.
Thứ hai, tỷ lệ khởi tố vụ án, khởi tố bị can còn thấp so với số lượng tin báo,
tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tin báo, tố giác tội phạm,
kiến nghị khởi tố là một trong những căn cứ để xem xét việc khởi tố vụ án
hình sự. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội tham ô tài sản là kết quả
của việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố khơng chỉ phản
ánh độ chính xác của các căn cứ khởi tố, mà còn là yếu tố trực tiếp tác động
đến mức độ ẩn của loại tội phạm này. Thực tiễn hoạt động giải quyết tố giác,
tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội tham
ô tài sản trong những năm qua cho thấy, trong khoảng thời gian 10 năm từ
năm 2008 đến năm 2017, số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố phải
giải quyết là 4.505 việc/ 8.276 người; trong khi đó số vụ án, số bị can khởi tố
trong cùng thời điểm là 2.796 vụ, chiếm 62% và 5.030 bị can, chiếm 60,7%2
so với số việc và số người bị tố giác, kiến nghị khởi tố. Con số trên cho thấy
có sự chênh lệch đáng kể kể giữa tỷ lệ khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội
tham ô tài sản so với số lượng tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bỏ lọt người có hành vi tham ô tài sản, gây
những tác động tiêu cực đến hiệu quả phịng, chống loại tội này ở nước ta
hiện nay.
Tình trạng này diễn ra bởi các nguyên nhân sau:
Do chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn, việc thực hiện
hành vi tham ô tài sản thường liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận, khâu
hoạt động khác nhau và thường được che đậy bằng những thủ đoạn hết sức
tinh vi, khó phát hiện.
16
Để xác minh được một tin báo, tố giác hoặc kiến nghị khởi tố có đủ căn
cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội tham ô tài sản hay không, cơ quan
tiến hành tố tụng phải có một khoảng thời gian cần thiết để xác minh làm rõ.
Việc tiến hành xác minh tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố địi hỏi phải
có sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau, hoặc
sự hỗ trợ của các trang, thiết bị hiện đại. Trong khi đó điều kiện thực tế về
thiết bị, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động này còn hạn chế;
Quan hệ phối hợp giữa cơ quan tố tụng với các cơ quan chun mơn
cịn mang tính tự phát, chưa được điều chỉnh bởi những quy định của pháp
luật nên cơ quan tố tụng cịn có phần bị động.
Thứ ba, việc giải quyết vụ án còn kéo dài do quan điểm của các cơ quan tố
tụng không thống nhất trong việc xác định tội danh, hoặc phải chờ kết quả giám
định tư pháp, hoặc do việc thu thập chứng cứ cịn gặp nhiều khó khăn
Tiến độ giải quyết các vụ án tham ô tài sản là một trong những yếu tố
tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chống tội phạm và tác dụng răn đe
phòng ngừa đối với các thành viên khác trong xã hội. Thực tiễn hoạt động
chống tội tham ô tài sản trong những năm qua cho thấy, việc điều tra, truy tố,
xét xử hầu hết các vụ án tham ô tài sản cịn kéo dài trong nhiều năm, khơng
chỉ làm mất đi tính kịp thời của u cầu phịng, chống tội phạm, mà cịn tạo ra
sự hồi nghi của dư luận xã hội và các tầng lớp nhân dân đối với các cơ quan,
người tiến hành tố tụng. Việc giải quyết các vụ án tham ô tài sản kéo dài là do
sự tác động của nhiều yếu tố; trong đó, một số yếu tố có tính phổ biến là:
Sự thiếu thống nhất trong việc xác định tội danh giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng dẫn đến phải kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Đó là việc khơng
chứng minh hoặc chưa đủ cơ sở để chứng minh dấu hiệu người có chức vụ
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý, nên đã dẫn đến tình
trạng tranh chấp giữa tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là một trong lý do của
17