Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong phòng, chống dịch covid 19 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ.....................2
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc
...................................................................................................................2
1.1.1.

Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng

của dân tộc Việt Nam............................................................................2
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin......................................3
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế.....3
1.2.1. Đồng cảm với nhân dân lao động và các dân tộc........................3
1.2.2. Sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa.............................4
CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN
TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ..............................................................5
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh Về đại đồn kết dân tộc...........................5
2.1.1. Đại đồn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành cơng
của cách mạng.......................................................................................5
2.1.2. Đồn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
...............................................................................................................6
2.1.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.............................6
2.1.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ
chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng..........7
2.2. Nội dung tư tưởng đồn kết quốc tế của chủ tịch hồ chí minh....7

i



2.2.1. Đồn kết quốc tế là một địi hỏi khách quan, một vấn đề có tính
ngun tắc.............................................................................................7
2.2.2. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh cho
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước................8
2.2.3. Để thực sự tạo nên sức mạnh của đoàn kết quốc tế, phải được
xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản...............................................8
2.2.4. Vấn đề tập hợp lực lượng là rất quan trọng.................................9
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN
DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN TỘC VÀ
ĐỒN KẾT QUỐC TẾ TRONG PHỊNG CHỐNG DỊCH COVID-19
.....................................................................................................................10
3.1. Thực trạng dịch bệnh Covid.........................................................10
3.1.1. Thực trạng dịch bệnh Covid tại Việt Nam................................10
3.1.2. Thực trạng dịch bệnh Covid trên thế giới.................................11
3.2. Một số giải pháp.............................................................................11
3.2.1. Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh tồn dân
tộc tham gia phịng, chống dịch..........................................................12
3.2.2. Tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong
cơng tác phịng, chống dịch.................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................17

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là
chiến sỹ xuất sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người
không chỉ là biểu tượng của đại đồn kết dân tộc, mà cịn là hiện thân của tinh
thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay. Từ những bài nói, bài

viết, thư gửi, thơng điệp, cử chỉ, hành động,… và đến cả Di chúc của Người
là lời nhắn nhủ chân tình về đồn kết và ủng hộ quốc tế làm cho kháng chiến
thắng lợi, kiến quốc thành cơng.
Cùng với đó, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải
phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng, phát triển văn
hóa, con con người... Trong những tư tưởng ấy, đại đoàn kết dân tộc là một
nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của
Người đã và đang được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng thành cơng trong
q trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước thời
kỳ đổi mới cũng như trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay. Do đó, qua
q trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “ Vận dụng tư tưởng Hồ
chí Minh về đồn kết dân tộc và đồn kết quốc tế trong phịng, chống
dịch Covid-19 hiện nay” để có cái nhìn sâu và rộng hơn. Bài luận gồm
những nội dung chính như sau:
Chương I: Cơ Sở Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đại Đoàn
Kết Dân Tộc Và Đoàn Kết Quốc Tế
Chương II: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đồn Kết Dân Tộc Và Đoàn
Kết Quốc Tế
Chương III: Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Vận Dụng Tư Tưởng Hồ
Chí Minh Về Đồn Kết Dân Tộc Và Đồn Kết Quốc Tế Trong Phịng Chống
Dịch Covid-19
1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều
yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước
và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là
đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình
hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
1.1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân
tộc Việt Nam.
Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
” Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó
kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước
gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt
Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Tinh
thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người
Việt Nam, làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng
đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Nó là cơ sở của ý chí kiên
cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con
người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng
đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên
truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng
chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ
2


cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử
chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha
ta. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt
Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại

đồn kết dân tộc.
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai
trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ
sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ
ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lê-nin cho rằng, sự liên
kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sức
cần thiết, bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu khơng có sự
đồng tình và ửng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của
nó, tức giai cấp vơ sản, thì cách mạng vơ sản khơng thể thực hiện được.
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ
sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn
chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các
nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc.
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.2.1. Đồng cảm với nhân dân lao động và các dân tộc
Ra đi từ bến Nhà Rồng tháng 6-1911, 10 năm tiếp theo đó, Nguyễn Tất
Thành đã tới nhiều nước thuộc địa cũng như nhiều nước tư bản chủ nghĩa, ở
cả châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Qua những chuyến đi, những cuộc khảo
nghiệm, chủ nghĩa yêu nước ở Người có những biến chuyển mới. Sự đồng
cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao
động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Người đã
3


đưa ra kết luận quan trọng: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: Giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có
một mối tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái vơ sản". Kết luận trên vơ cùng

quan trọng, là khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đồn kết
với những người lao khổ, cần lao trên thế giới.
Cũng từ quá trình 10 năm trải nghiệm thực tiễn ở nhiều nước, Nguyễn
Ái Quốc cũng rút ra kết luận rằng: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy
yếu của các dân tộc phương Đơng, đó là sự biệt lập... họ thiếu sự tin cậy lẫn
nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”. Vì vậy, Người chỉ ra sự
cần thiết của việc xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị đọa
đày, đau khổ. Người kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa Pháp rằng: "Chúng
tôi yêu cầu các bạn giúp đỡ chúng tôi trong nhiệm vụ đó, vì các bạn và chúng
tơi, chúng ta cùng chung một lợi ích… Mối quan hệ giữa chúng tơi với các
bạn sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh"
1.2.2. Sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa
Là người dân từ một nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc thấy được khả
năng tiềm tàng của sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng
vào thắng lợi của cuộc đấu tranh của họ. Vì vậy, trong đấu tranh giành độc lập
dân tộc, một mặt Người nhấn mạnh tư tưởng phải "lấy sức ta mà giải phóng
cho ta", mặt khác Người kêu gọi phải tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ và phối
hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranh của vơ sản ở chính quốc với vô sản ở thuộc
địa, như hai cái cánh của một con chim. Trong lý luận cũng như trong hoạt
động thực tiễn, Người luôn luôn nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa cách
mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc. Người viết: "Chủ nghĩa tư bản
là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một
cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết
con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi"

4


Để thực hiện sự đoàn kết giữa nhân dân lao động chính quốc và nhân
dân lao động thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu các Đảng Cộng sản và giai

cấp cơng nhân ở chính quốc phải có hiểu biết đúng về thuộc địa và có sự giúp
đỡ thiết thực đối với những người anh em thuộc địa. Trên tinh thần đó, Người
đã nghiêm khắc phê phán một số Đảng Cộng sản chưa có chính sách và hành
động tích cực giúp đỡ các thuộc địa. Trong thời gian ở nước ngoài, Người đã
tham gia tích cực phong trào cách mạng của công nhân Anh, Pháp, Nga,
Trung Quốc... từng bước xây dựng nhiều tổ chức quốc tế như: Hội Liên hiệp
thuộc địa (1921), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đơng (1925)... là
nhà cách mạng hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế III,
các Quốc tế Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ... thường xuyên mở rộng với
nhiều chính khách, các nhà hoạt động xã hội... Tất cả hoạt động nói trên của
Người đều hướng vào mục tiêu tăng cường thêm bạn bè, đồng chí cho cách
mạng Việt Nam.
CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh Về đại đồn kết dân tộc
2.1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành cơng của
cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, đồn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của
nhân dân ta. Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân
dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vơ sản. Trong từng
thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính
sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng
khác nhau, nhưng đại đồn kết dân tộc ln ln được Người coi là vấn đề
sống cịn của cách mạng.
- Đồn kết khơng phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ
bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
5


- Đồn kết quyết định thành cơng cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức

mạnh, là then chốt của thành cơng. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải
có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành mợt
khới thống nhất. Giữa đồn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô
của đoàn kết quyết định quy mô,mức độ của thành cơng.
- Đồn kết phải ln được nhận thức là vấn đề sống cịn của cách
mạng.
Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học
này: Lúc nào dân ta đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại, lúc nào dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Và Người
khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng, đồng tình, đồng sức, đồng
lịng, đồng minh” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.
2.1.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng “ Đại đồn kết dân tộc khơng chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả
dân tộc”. Bởi vì, đại đồn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do
quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đồn kết
quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho
dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
2.1.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đồn kết tồn dân.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng
cháu tiên, khơng phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người khơng
tín ngưỡng, khơng phân biệt già trẻ , gái, trai, giàu, nghèo. Nói dến đại đồn
kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong
cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đồn kết để đấu tranh
cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước

6


nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân

thì ta đoàn kết với họ”.
Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu
nước- nhân nghĩa- đồn kết của dân tộc, phải có tấm lịng khoan dung, độ
lượng với con người. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh cơng nơng, trí
thức. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Người cho
rằng: liên minh cơng nơng- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết
toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc thì khối đại đồn kết dân tộc càng
được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại
đoàn kết dân tộc.
2.1.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là
Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc:
- Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế độ xã hội
mới có thêm lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc
thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không
ngừng mở rộng.
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác
nhau của Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” – Lấy cái chung, đề cao cái
chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt.
2.2. Nội dung tư tưởng đoàn kết quốc tế của chủ tịch hồ chí minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế chứa đựng nhiều nội dung
phong phú, rộng lớn; được thể hiện một cách rõ ràng, nhất quán, kiên định
qua nhận thức, quan điểm và hành động của Người. Đáng chú ý một số điểm
như sau:
7


2.2.1. Đồn kết quốc tế là một địi hỏi khách quan, một vấn đề có tính ngun

tắc
Tiếp bước con đường đi ra thế giới của các chí sĩ yêu nước như Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh; rút kinh nghiệm từ thất bại của những phong trào
yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược đầu thế kỷ XX; nhờ những trải
nghiệm trong thời gian sinh sống, lao động ở nước ngoài; qua hoạt động với
tư cách đảng viên Đảng Xã hội Pháp, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, và nhất
là nhận được nguồn cổ vũ lớn từ thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười
Nga, Hồ Chí Minh là người đầu tiên và duy nhất xác định rõ ràng nền tảng,
nhân tố quan trọng cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là đoàn kết,
hội nhập với thế giới.
Trong quan điểm của Người, thân phận bất hạnh của đa số “người bị
bóc lột”, người lao động nghèo ở các nước là cơ sở chính hình thành nên “tình
hữu ái”, sự đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới; đoàn kết quốc tế là yếu tố
quan trọng làm nên sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc nói chung và
cách mạng ở Việt Nam nói riêng.
2.2.2. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh cho cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước
Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng
hợp, vì quốc gia, dân tộc và vì nền hịa bình của khu vực và trên thế giới. Với
Hồ Chí Minh, “sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ
bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế
giới… Sự đồn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn với chúng tôi”.
2.2.3. Để thực sự tạo nên sức mạnh của đoàn kết quốc tế, phải được xây dựng
trên những nguyên tắc cơ bản
Trong Lời tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
cùng Chính phủ các nước trên thế giới ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu rõ: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ
8



Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng
quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt
Nam, để cùng nhau bảo vệ hịa bình và xây đắp dân chủ thế giới”. Người
khẳng định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt mọi quan hệ
thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tơn trọng sự hồn
chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không
can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và chung sống hịa bình”.
Đây là thơng điệp về hịa bình, hợp tác, hữu nghị, tôn trọng các quyền dân tộc
cơ bản của nhau của nhân dân Việt Nam với thế giới. Đây cũng là tư duy, tầm
nhìn vượt thời đại của Hồ Chí Minh.
2.2.4. Vấn đề tập hợp lực lượng là rất quan trọng.
Lực lượng đoàn kết quốc tế, theo tư tưởng của Người, rất phong phú
song tập trung chủ yếu vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong
trào hịa bình, dân chủ thế giới. Hồ Chủ tịch đã thành cơng khi gắn cuộc đấu
tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hịa bình, tự do, cơng lý và
bình đẳng để tập hợp và tranh thủ được sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ
trên thế giới. Đồng thời, trong việc mở rộng lực lượng đồn kết quốc tế,
Người cịn xác định rõ vai trò quan trọng của các quốc gia láng giềng, các
nước lớn.
Có thể khẳng định, tư tưởng về đồn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là những định hướng, nền tảng, cơ sở lý luận quan trọng cho việc hoạch
định và thực thi đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam, là ánh sáng soi
đường của đối ngoại Việt Nam.

9


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN
DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT DÂN TỘC
VÀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ TRONG PHỊNG CHỐNG DỊCH

COVID-19
3.1. Thực trạng dịch bệnh Covid
3.1.1. Thực trạng dịch bệnh Covid tại Việt Nam
Đến nay Việt Nam đã ghi nhận hơn 645 nghìn ca mắc COVID-19,
trong đó hơn 412 nghìn ca đã khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có
hơn 6.000 ca nặng và rất nặng; TP HCM thí điểm "thẻ xanh COVID-19" tại 5
đơn vị
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 645.640 ca mắc COVID-19, đứng
thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu
dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1
triệu người có 6.562 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 641.244 ca, trong đó có
409.876 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp
nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tun Quang, Lai Châu, Hồ Bình, n
Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương,
Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.
+ Có 04 tỉnh, thành phố khơng có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn
trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh
(315.088), Bình Dương (166.075), Đồng Nai (37.169), Long An (29.289),
Tiền Giang (12.561). (Theo Suckhoedoisong,vn)
10


3.1.2. Thực trạng dịch bệnh Covid trên thế giới
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến
6 giờ sáng 16/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên tồn cầu là
227.150.515 ca, trong đó có 4.671.404 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 202 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số
ca đang điều trị tích cực là gần 19 triệu ca và trên 103.000 ca hiện ở trong tình
trạng nguy kịch. Ngày 15/9, thế giới có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi
nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại
dịch.
Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến
chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và
Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 42.433.211 ca mắc
và 684.576 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên
443.900 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 21 triệu ca bệnh, trong đó
trên 588.000 ca tử vong
3.2. Một số giải pháp
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã từng bước vào nhiều cuộc
chiến với quy mơ, tính chất khác nhau. Từ cuối năm 2019, có một cuộc chiến
khơng có tiếng súng nhưng lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của
người dân trên phạm vi tồn cầu. Đó là cuộc chiến chống Covid-19.
Ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 22/1/2020), Việt Nam đã
xác định đây là một dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều
người, trên phạm vi rộng nên cần phải nêu cao tinh thần: Chống dịch như
chống giặc. Sự chủ động đó đã giúp cho Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp
hữu ích. Một trong những giải pháp đã mang lại hiệu quả cao là huy động sự

11


tham gia của đông đảo nhân dân, phát huy sức mạnh tồn dân tộc trong cơng
tác phịng, chống Covid-19.
3.2.1. Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh tồn dân tộc
tham gia phòng, chống dịch.

Khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện khơng lâu, ngày 29/1/2020,Ban Bí thư
đã ban hành công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh, thành phố, các cơ quan
Trung ương yêu cầu phải coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm, cấp
bách". Từ đó, kêu gọi tồn thểnhân dân cả nước đồn kết một lịng, thống
nhất ý chí và hành động để tham gia chống dịch với quyết tâm cao, nỗ lực
lớn.
Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời
kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lịng vượt qua
mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi nêu
rõ: "Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tơi kêu
gọi tồn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngồi
hãy đồn kết một lịng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt,
hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận
phòng, chống dịch bệnh". Lời kêu gọi giống như một lời hiệu triệu khơi dậy
tinh thần đồn kết của cả dân tộc trong cơng tác phòng, chống dịch.
Để cùng Đảng, Nhà nước tập trung phịng, chống dịch và có thêm
nguồn lực để tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã
hội, ngày 17/3/2020 Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phịng, chống dịch Covid-19".
Mục đích của Lời kêu gọi là phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lịng
của tồn thể nhân dân Việt Nam trong cơng tác phịng, chống dịch.

12


3.2.2. Tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cơng
tác phịng, chống dịch
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống
đại đoàn kết của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân

dân Việt Nam lại cùng chung tay, đồng lòng chống dịch. Tất cả tỉnh, thành
phố, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều
nhiệttình,tích cực tham gia phịng, chống dịch.
Đi đầu là lực lượng cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Họ đã không kể ngày
đêm tham gia xét nghiệm, sàng lọc, cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19.
Mặc dù cũng có khơng ít nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng với tinh thần
"tất cả vì cộng đồng", các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã nêu cao tinh
thần đồn kết, chia sẻ những khó khăn, vất vả trong các khu điều trị cách ly
để hàng ngày, hàng giờ cứu chữa người bệnh. Đặc biệt, có nhiều sinh viên
ngành y mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng đã tình nguyện tham gia chống dịch
tại địa phương cũng như xung phong đến những vùng dịch lớn để tăng cường
cho các y, bác sĩ.
Lực lượng cán bộ các cấp, các ngành tại địa phương đã đồng sức, đồng
lòng ngày đêm rà quét, khoanh vùng dập dịch tại các khu dân cư. Ở khắp cả
nước, đã có nhiều Tổ Covid cộng đồng với sự tham gia của nhiều cán bộ cơ
sở như cơng an, dân phịng, mặt trận, phụ nữ, thanh niên... Nhiều doanh trại
quân đội được trưng dụng làm cơ sở cách ly cho nhân dân. Nhiều cán bộ,
chiến sĩ sẵn sàng vào rừng nhường lại nơi ăn, chốn ở cho nhân dân có điều
kiện tốt để cách ly. Trong các doanh trại cách ly của quân đội, người cán bộ,
chiến sĩ vừa là người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy định của Nhà
nước về cách ly tập trung song họ cũng giống như những người thân trong gia
đình, luôn sẵn sàng giúp đỡ những người cách ly mỗi khi họ cần. Có thể nói,
chưa bao giờ các doanh trại quân đội lại được sưởi ấm tình quân dân đến thế!

13


Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", cả hệ thống chính trị của
Việt Nam đã cùng vào cc để chung tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của
nhân dân. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, nhân dân cả nước không chỉ đóng góp cơng sức mà cịn tích cực
đóng góp tiền bạc, vật chất cho cơng tác phịng, chống dịch. Ở nhiều nơi trên
khắp đất nước đã hình thành các ATM đặc biệt như ATM gạo, ATM mì,
ATM khẩu trang và nhiều của hàng 0 đồng. Nhiều người dân, trong đó có cả
những ca sĩ, người mẫu vốn chỉ quen ánh đèn sân khấu nhưng cũng đã chung
tay phát đồ ăn, nhu yếu phẩm miễn phí cho nhân dân vùng dịch. Đã có nhiều
bếp ăn từ thiện được mọc lên khắp nơi để lan tỏa tinh thần yêu thương, sẻ
chia, tình đồn kết của nhân dân Việt Nam. Hiếm có một đất nước nào mà có
sự tham gia đơng đảo, đầy trách nhiệm của Đảng, Chính phủ và các tầng lớp
nhân dân trong cuộc chiến chống covid-19 như Việt Nam.
Biểu tượng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
trong cuộc chiến chống đại dịch là Quỹ Vaccine. Quỹ được thành lập ngày
26/5/2021 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp
tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và
các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên
cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vacccine phòng, chống Covi-19
cho nhân dân.
Ngay khi vừa thành lập, Quỹ Vaccine đã nhanh chóng nhận được sự
đồng tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và kiều bào Việt Nam
ở nước ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quỹ đã nhận được sự ủng hộ
nhiệt tình, to lớn không chỉ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập đồn...
mà cịn của các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều em nhỏ, nhiều cụ già,
cán bộ hưu trí và đơng đảo kiều bào ở nước ngồi. Cho đến nay, Quỹ Vaccine
đã tiếp nhận được 8.000 tỉ đồng số tiền đóng góp của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Số tiền mà các tổ chức, cá nhân đóng góp khơng chỉ có
14


giá trị vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia, cộng đồng trách
nhiệm của nhân dân với Đảng và Chính phủ. Điều đó giúp cho Việt Nam tiếp

tục được thế giới đánh giá cao trong việc phát huy được sức mạnh của cả dân
tộc trong cuôc chiến chống đại dịch.
Cuộc chiến chống Covid-19 phía trước cịn rất nhiều cam go với sự
xuất hiện của nhiều ổ dịch mới, với những biến thể có tốc độ lây lan mạnh.
Điều đó tiếp tục gây nên những khó khăn rất lớn cho Việt Nam và nhiều nước
trên thế giới. Tuy nhiên, với tinh thần đại đoàn kết, sức mạnh của toàn thể dân
tộc Việt Nam sẽ tiếp tục được nhân lên và trở thành động lực to lớn để nhân
dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách. Hơn bao giờ hết, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đồn kết dân tộc đã được Đảng, Chính phủ kế thừa và phát huy
có hiệu quả trong cuộc chiến chống đại dịch./.

15


KẾT LUẬN
Đứng trước đại dịch COVID – 19, với tinh thần “chống dịch như chống
giặc”, chúng ta càng phải nhớ đến lời của Bác đã từng khẳng định:“Dân ta có
một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Trong những ngày qua, chúng ta đã thấy sự đồng lịng, quyết tâm của
cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng trong cuộc chiến đấu chống đại dịch.
Mọi tầng lớp nhân dân đã cùng chiến sĩ lực lượng vũ trang, lực lượng y tế từ y
tá, bác sĩ, nhân viên; lực lượng thanh niên xung kích… đã ra quân đồng loạt,
bất kể ngày đêm để truy vết, ngăn chặn sự lây lan; các lực lượng chính trị
nịng cốt ở mọi ngành, mọi giới đã góp sức, góp tiền để tiếp tế nhu yếu phẩm
cho đồng bào ở khu vực phong tỏa, hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ sự lây nhiễm
cho lực lượng đang túc trực ở tâm dịch; những bếp lửa ấm tình đồng bào được
duy trì để tiếp cơm nước cho chiến sĩ, dân, quân ở mặt trận phòng, chống

dịch; cỗ máy ATM gạo lại khởi động để chia sẻ với những hồn cảnh khó
khăn… Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy được kết tinh từ truyền thống “máu
chảy ruột mềm”, “thương người như thể thương thân” và từ niềm tự hào
TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình – Thành phố mang tên Bác Hồ kính
u.
Hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta cần phát huy tinh thần yêu nước,
kế thừa truyền thống đại đoàn kết tồn dân tộc của ơng cha trong lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước – một di sản tinh thần cực kỳ quý báu của
dân tộc Việt Nam.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011,
t. 2, tr. 320
2. Nghị quyết số 24C/18.65, của Đại hội đồng khóa họp 24 UNESCO, về
kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Đại hội
đồng khóa họp 24
3. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2016), “Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Dương Phú Hiệp (2018), “Triết học và đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương khố XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17




×