ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HỢP
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HỢP
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Xuân Yến
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Thông tin, số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực, chính xác, các trích
dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với công trình nào khác
Học viên
Lê Thị Hợp
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Lâm
Bá Nam đã dành thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trƣờng Đại học Sài Gòn đã
nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ hoàn chỉnh
luận văn tốt nghiệp; Đặt biệt là những Thầy Cô đã giảng dạy cho tôi suốt thời
gian học tập tại trƣờng.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị và lãnh đạo Ban Dân tộc,
Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin để hoàn
thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng sự nỗ lực và khả
năng của của mình, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu
sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các anh chị
học viên.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Hợp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Kết cấu của luận văn 6
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO THANH NIÊN 7
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội
cho thanh niên 7
1.1.1. Ý thức trách nhiệm xã hội 7
1.1.1.1. Ý thức xã hội 7
1.1.1.2. Trách nhiệm xã hội 7
1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm xã hội 9
1.1.2. Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên 12
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và tầm quan trọng
của công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên 15
1.2.1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc ta 15
1.2.2. Tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho
thanh niên 25
1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nội dung công tác giáo dục ý thức trách nhiệm
xã hội cho thanh niên 29
1.3.1. Giáo dục lòng yêu nƣớc, thƣơng nòi 29
1.3.2. Giáo dục lý tƣởng cách mạng, niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng do
Đảng lãnh đạo 31
1.3.3. Giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm xã hội của thanh niên hết lòng vì
Tổ quốc, nhân dân 33
1.3.4. Yêu lao động, sống giản dị, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm 34
1.3.5. Sống có hoài bão, nghị lực, chí tiến thủ 35
1.3.6. Giáo dục tình bạn, tình yêu trong sáng 36
1.4. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phƣơng pháp giáo dục ý thức trách nhiệm
xã hội cho thanh niên 37
1.4.1. Phải kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục
thanh niên; gắn chặt giáo dục trong nhà trƣờng với giáo dục trong thực tiễn 37
1.4.2. Giáo dục bằng hành động, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt; phát huy ý thức
tự giáo dục, tự rèn luyện 38
1.4.3. Giáo dục tính kiên trì tu dƣỡng rèn luyện; nói đi đôi với làm, xây đi đôi
với chống 40
1.4.4. Giáo dục bằng tập hợp thanh niên trong các tổ chức, đoàn thể 41
Tiểu kết chƣơng 1 43
Chƣơng 2: GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO
SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 44
2.1. Thực trạng ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên và công tác giáo dục
ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên ở các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 44
2.1.1. Thực trạng ý thức trách nhiệm của sinh viên các Trƣờng Văn hóa
Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 44
2.1.1.1. Nét đặc trƣng sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại
Thành phố Hồ Chí Minh 44
2.1.1.2. Mặt tích cực trong ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các
Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 45
2.1.1.3. Mặt hạn chế trong ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên các
Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 55
2.1.1.4. Những nguyên nhân 60
2.2. Thực trạng công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên
các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 64
2.2.1. Ƣu điểm 64
2.2.2. Hạn chế 68
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ những ƣu điểm, hạn chế trong công tác giáo dục
ý thức trách nhiệm sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố
Hồ Chí Minh 71
2.3. Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 72
2.3.1. Nhận thức đúng về vị trí, vai trò của giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội 72
2.3.2. Nâng cao nhận thức của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong
việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng Văn hóa
nghệ thuật 73
2.3.3. Tăng cƣờng công tác giáo dục, phối hợp giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình
và xã hội trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên 74
2.3.4. Nội dung công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các
Trƣờng Văn hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 81
2.3.5. Phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên 90
2.3.6. Nâng cao chất lƣợng giảng dạy bộ môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh trong các Trƣờng Văn hóa nghệ thuật 90
2.3.7. Xây dựng môi trƣờng lành mạnh, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực
và các tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng 92
Tiểu kết chƣơng 2 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên là nguồn lực to lớn của xã hội, là thế hệ đầy tiềm năng sáng
tạo sẽ trở thành lực lƣợng quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nƣớc không ngừng quan tâm
chăm lo giáo dục và rèn luyện thanh niên đặc biệt là những sinh viên có tri
thức, nhiệt huyết góp phần xây dựng đất nƣớc ngày một giàu mạnh hơn, hiện
đại hơn. Sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dành tình yêu
thƣơng sâu sắc, chăm lo dìu dắt thế hệ thanh niên. Chính vì vậy, trƣớc lúc ra
đi Ngƣời không quên để lại những lời căn dặn Đảng ta trong Di chúc: “Đoàn
viên thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không
ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những ngƣời kế thừa xây dựng xã hội chủ
nghĩa, vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Thực hiện lời di huấn đó, Đảng, nhà nƣớc, nhân dân ta luôn dành cho
sự nghiệp giáo dục đào tạo và rèn luyện thế hệ trẻ sự quan tâm sâu sắc. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII (1993)
khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt
Nam có vững bƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn
tuỳ thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ
thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam”. Sự quan
tâm còn đƣợc thể hiện qua việc ban hành các văn bản nhƣ Chiến lƣợc phát
triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010, Luật thanh niên đƣợc quốc hội ban
hành và thông qua vào tháng 11 năm 2005…Nhƣ vậy thanh niên và vấn đề
thanh niên đã trở thành vấn đề trọng yếu luôn đƣợc quan tâm ở tầm quốc gia.
2
Tác động của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập giao lƣu quốc tế đã
ảnh hƣởng không nhỏ đến ý thức trách nhiệm xã hội của sinh viên. Nhìn
chung phần lớn sinh viên các Trƣờng Đại học, Cao đẳng nói chung và
Trƣờng Văn hoá Nghệ thuật nói riêng vẫn vững vàng niềm tin vào sự nghiệp
phát triển của đất nƣớc, sự lãnh đạo của Đảng và mục tiêu chế độ xã hội chủ
nghĩa. Đặc biệt sinh viên các Trƣờng Văn hoá Nghệ thuật ngày càng sống cởi
mở hơn, năng động hơn trong hoạt động giao tiếp, ứng xử, trong nghiên cứu
và sáng tạo nghệ thuật. Hầu hết các em có kiến thức sâu rộng, giàu cảm xúc,
phát triển nhu cầu văn hoá và thẩm mỹ phong phú đa dạng nhƣng vẫn đậm đà
bản sắc dân tộc.
Bên cạnh những mặt tích cực đó còn tồn tại nhiều dấu hiệu đáng lo
ngại. Những mảng giá trị mang tính chất truyền thống thuộc về phẩm chất đạo
đức nhƣ lòng trung thực, đức hy sinh, ý thức trách nhiệm xã hội của công dân,
thái độ cộng đồng, lối sống lành mạnh ít đƣợc sinh viên quan tâm và không
đƣợc xếp vào bậc thang giá trị cao. Một số sinh viên bị ảnh hƣởng mặt trái
của cơ chế thị trƣờng, lối sống thực dụng, ma lực đồng tiền có sức cám dỗ lớn
tác động mạnh tới lợi ích cá nhân, chạy sang cực giá trị vật chất, coi nhẹ đạo
đức, sa vào lối sống buông thả thiếu ý thức trách nhiệm xã hội.
Do vậy, việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên trong hệ
thống các Trƣờng Cao đẳng và Đại học nói chung đặc biệt là công tác giáo
dục cho sinh viên các Trƣờng Văn hoá Nghệ thuật nói riêng là một yêu cầu
hết sức cấp bách. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng
Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Trong tình hình hiện nay, rèn luyện ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh
viên trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng. Sinh viên là chủ nhân tƣơng lai
3
của đất nƣớc, là đại diện cho nền giáo dục của xã hội, bộ mặt văn hóa của xã
hội. Trong tƣơng lai Việt Nam phát triển ra sao, vị thế nhƣ thế nào trên trƣờng
quốc tế. Nền văn hóa của chúng ta sẽ phát huy, kế thừa và nâng lên tầm cao
mới cho phù hợp với xã hội hiện đại nhƣ thế nào phụ thuộc rất lớn vào thế hệ
trẻ nhƣ sinh viên ngày nay. Chính vì vậy, nghiên cứu, giáo dục ý thức trách
nhiệm xã hội cho thanh niên, sinh viên đã đã đƣợc Đảng, nhà nƣớc, các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đặc biệt quan tâm.
Các công trình nghiên cứu ý thức trách nhiệm xã hội nhƣ:
Thứ nhất, các Văn kiện, văn bản chỉ đạo của Đảng về nghiên cứu,
tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
nhƣ:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, XI của Đảng.
- Ban tuyên giáo Trung ƣơng (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Ban tuyên giáo Trung ƣơng (2009), Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc,
phục vụ nhân dân, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2014), Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá
nhân, nói đi đôi với làm, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các Văn kiện, Chỉ thị của Đảng nói trên đã đề cập đến vị trí, vai trò,
nội dung, phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục việc triển khai học tập và làm
theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, giúp toàn Đảng, toàn dân nhận thức
sâu sắc những giá trị to lớn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và tấm gƣơng đạo đức
của Ngƣời, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Thứ hai,Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về ý thức
trách nhiệm xã hội nhƣ:
4
- Michel Capron và Francoise Quairel - Lanoizelée, dịch giả: Lê Minh
Tiến, Phạm Nhƣ Hồ, Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp (2009), Nxb. Tri
thức, Hà Nội.
- Trần Đức Cƣờng, (2008), Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội, đoàn
kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Tạp chí Triết học số 1
- Vũ Tuấn Huy,(2009), Trách nhiệm xã hội và vai trò của nó trong cơ
chế thị trường ở nước ta,Tạp chí Triết học số 5, tr. 21
Trong bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm xã
hội, vai trò của trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng.
Trần Thị Tuyết,(2009), Trách nhiệm xã hội của cá nhân và yêu cầu
nâng cao trách nhiệm này trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay,Tạp chí Triết học số 4, tr. 28
Trong bài viết này tác giả đã đƣa tra và phân tích các cách hiểu khác
nhau về trách nhiệm xã hội, đồng thời tác giả đƣa ra những yêu cầu cụ thể về
trách nhiệm xã hội của cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trƣờng.
Các công trình, bài viết, đề tài nghiên cứu trên đã chuyển tải nội dung
quan trọng về ý thức trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân đối với cộng đồng
dân cƣ mình đang sinh sống, giúp mỗi ngƣời có nhìn nhận ý thức hơn trách
nhiệm của mình đối với xã hội.
Thứ ba, một số bài viết về đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của
thanh niên:
- Ths. Nguyễn Thị Oanh, (2011), Tiềm năng tuổi trẻ, trách nhiệm xã
hội, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội.
- PGS.TS Phạm Hồng Tung (2011) Thanh niên và lối sống của thanh niên
Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia - sự thật, Hà Nội.
- Mạc Văn Trang (chủ biên) (1994) Lối sống thanh niên - sinh viên,
Viện Nghiên cứu chiến lƣợc giáo dục.
5
Các công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại nghiên cứu về trách
nhiệm xã hội của mỗi cá nhân trong xã hội, chƣa đi sâu nghiên cứu ý thức
trách nhiệm xã hội của học sinh, sinh viên. Đặc biệt chƣa có công trình nào
trực tiếp nghiên cứu riêng giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên
các Trƣờng Văn hoá Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên các Trƣờng
Văn hoá Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”
nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh
viên trong nhà trƣờng, cộng đồng, dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh
viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, phân tích và đáng giá đúng thực trạng ý thức trách nhiệm xã
hội của sinh viên ở các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2007 - 2014
Hai là, vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức trách
nhiệm xã hội cho thanh niên, đề xuất những giải pháp nhằm giáo dục ý thức
trách nhiệm xã hội cho sinh viên từ đó hoàn thiện nhân cách sinh viên, giúp
sinh viên trở thành những công dân có ích cho xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực tế ý thức trách nhiệm xã hội
của sinh viên các Trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là sinh viên các Trƣờng đại học Văn
hóa nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc quản lý của Khối Bộ
Văn hóa thể thao và Du lịch (chọn điển hình sinh viên trong 4 Trƣờng gồm
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mỹ Thuật Thành phố Hồ
Chí Minh, Đại học Sân khấu điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, Nhạc viện
Thành phố Hồ Chí Minh) trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận:
Dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục
ý thức trách nhiệm xã hội.
Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác về giáo dục ý thức
trách nhiệm xã hội cho sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận và nghiên
cứu hệ thống, kết hợp phƣơng pháp lôgíc và lịch sử, phƣơng pháp phân tích
chứng minh, đối chiếu so sánh, phƣơng pháp điều tra xã hội học và sử dụng
các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học từ các công trình đã công bố ở
nƣớc ta liên quan trực tiếp đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm hoàn chỉnh và sâu sắc thêm luận cứ khoa học
về nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ý thức trách nhiệm
xã hội cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài gồm 2 chƣơng 7 tiết:
7
Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO THANH NIÊN
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức trách nhiệm
xã hội cho thanh niên
1.1.1. Ý thức trách nhiệm xã hội
1.1.1.1. Ý thức xã hội
Theo Từ điển Triết học, ý thức là hình thức phản ánh cao cấp, riêng có
ở con ngƣời, đối với thực tại khách quan. Ý thức là toàn bộ quá trình tâm lý
tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con ngƣời đối với thế giới khách quan
và sự tồn tại thực sự của nó.[43, tr.711]
Ý thức xã hội là những hiểu biết do lịch sử tích lũy đƣợc, những tƣ
tƣởng chính trị và pháp lý, những thành tựu nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo và
tâm lý xã hội.[43, tr.711]
Nhƣ vậy ý thức xã hội là toàn bộ những tri thức, những quan niệm của
con ngƣời trong một cộng đồng ngƣời, đƣợc hình thành một cách trực tiếp từ
thực tiễn hàng ngày.
Theo chúng tôi, ý thức trách nhiệm xã hội là sự nhận thức của mỗi
thành viên trong xã hội về sự cần thiết phải cƣ xử đúng mực trong quan hệ xã
hội. Sự đúng mực trong cƣ xử đƣợc đánh giá dựa vào những quy chuẩn của
đạo đức xã hội, hệ thống chuẩn mực khách quan, đƣợc xã hội thiết lập để chi
phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội
diễn ra trong vòng trật tự.
1.1.1.2. Trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội là một phạm trù xuất hiện nhiều trong thời gian gần
đây và thu hút sự quan tâm khá rộng trong đời sống xã hội. Thuật ngữ trách
8
nhiệm xã hội xuất phát từ tiếng la tinh Respondere với nghĩa là trách nhiệm
và đến nay nội hàm của nó còn nhiều điểm chƣa thống nhất. Chẳng hạn:
Theo Từ điển tiếng Việt: “Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác,
hoặc phải nhận lấy về mình” [42, tr.1678]
Theo Từ điển Triết học: “Trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức và pháp
luật phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức pháp luật của cá nhân
đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung); thái độ này biểu thị sự hoàn
thành nghĩa vụ của mình và các tiêu chuẩn pháp luật”[43, tr.595]
Theo chúng tôi, trách nhiệm đƣợc hiểu không chỉ là khả năng nhận
thức về bổn phận, nghĩa vụ và kết quả của mình đƣa lại, mà còn đƣợc hiểu
rộng hơn trách nhiệm - đó là nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng. Thái độ
này biểu thị ở việc thực thi nghĩa vụ đạo đức và tuân thủ các tiêu chuẩn của
pháp luật, tức là tuân thủ các quy chuẩn đạo đức mà sau này là luật pháp mà
các cá nhân trong cộng đồng đó thỏa thuận.
Trách nhiệm xã hội còn đƣợc coi nhƣ nhƣ trách nhiệm đạo đức của mỗi
cá nhân trong viêc giải quyết những vấn đề chung của xã hội…tuy mang ý
nghĩa là bổn phận nhƣng về bản chất là sự tự nguyện. Trách nhiệm xã hội là
loại bỏ những hành vi vô trách nhiệm, phi đạo đức, những thứ mang lại thiệt
hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nhƣ vậy, có thể nói trách nhiệm xã hội gồm ba nội dung cơ bản là:
Thứ nhất, thể hiện quan hệ giữa những ngƣời cùng chung sống với
nhau trong cộng đồng ngƣời, có sự hợp tác khoan dung với nhau.
Thứ hai, sự gắn bó giữa cá nhân với xã hội.
Thứ ba, phải có trách nhiệm tham gia đóng góp cho sự phát triển bền
vững xã hội. Quá trình đóng góp đƣợc thể hiện ở ba mức độ: tự nhiên, tự
nguyện và nghĩa vụ.
9
1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về ý thức trách nhiệm xã hội
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cá nhân trong xã hội phải có ý thức trách
nhiệm xã hội và phải thực thi trách nhiệm đó nhằm duy trì sự ổn định phát
triển của xã hội. Vì vậy, khi khẳng định nƣớc ta là một nƣớc dân chủ, trong
đó mọi quyền hạn, lợi ích đều vì dân. Hồ Chí Minh đã giải thích: “Công việc
đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ƣơng do dân cử
ra. Đoàn thể từ Trung ƣơng đến xã do dân tổ chức nên.”[22, tr.332]
Nhƣ vậy, ý thức trách nhiệm xã hội của mỗi công dân nghĩa là phải ý
thức về bổn phận của mình đối với đất nƣớc, nghĩa vụ đối với xã hội, là tính
trung thực, sống nhân ái, nghĩa tình, tinh thần bao dung, đồng thời mỗi công
dân phải có trách nhiệm đối với cộng đồng, làng xã, trách nhiệm với Tổ quốc.
Trong thƣ gửi thanh niên, Hồ Chí Minh khuyên thanh niên phải có ý thức
trách nhiệm là “Trung với nƣớc, hiếu với dân” [30, tr.619]. “Là khi Đảng,
Chính phủ, hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta
cũng đƣa cả tinh thần, lực lƣợng ra làm cho đến nơi đến chốn, vƣợt mọi khó
khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm
khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy, v.v., là không có tinh thần trách
nhiệm.”[23, tr.248]
Vấn đề ý thức trách nhiệm xã hội đƣợc Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét
một cách toàn diện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, từ việc
tƣ đến việc công, từ lao động sản xuất ở hậu phƣơng đến chiến đấu ngoài mặt
trận, từ học tập, công tác đến sinh hoạt hàng ngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến
ý thức trách nhiệm xã hội ở mọi phạm vi từ gia đình tới ngoài xã hội, từ giai
cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Việc Hồ Chí Minh xem xét vấn đề ý
thức trách nhiệm xã hội một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính khách
quan, phù hợp với hoạt động phong phú đa dạng của đời sống xã hội và mỗi
con ngƣời.
10
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trách nhiệm xã hội của mỗi cán bộ, đảng
viên, mỗi thành viên trong xã hội là trung với nƣớc, hiếu với dân, suốt đời
phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; luôn yêu thƣơng, quý trọng
con ngƣời, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng…
Trách nhiệm của bậc trí thức: “Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và
vẻ vang, là làm gƣơng cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách
rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn
nữa, để làm gƣơng cho nhân dân” [21, tr.472]. Trong giáo dục, “Trách nhiệm
nặng nề và vẻ vang của ngƣời thầy dạy là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân
dân thành ngƣời công dân tốt, ngƣời lao động tốt, ngƣời chiến sĩ tốt, ngƣời
cán bộ tốt của nƣớc nhà.” [t8, tr.448]
Đối với văn nghệ sĩ: “Văn nghệ phải nhận rõ trách nhiệm của mình đối
với Nhà nƣớc và nhân dân, phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Phải học
tập chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang mình. Phải kiên quyết chống những
khuynh hƣớng phản dân chủ, phản chủ nghĩa xã hội trong giới văn nghệ. Phải
hiểu rõ thời đại mới và đời sống cùng nguyện vọng của nhân dân. Tất cả các
ngành văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, múa nhảy, tuồng hát, vẽ phải
quần chúng hóa và dân chủ hóa. Văn nghệ phải xây dựng tác phong gian khổ,
chất phác. Phải chống xa rời quần chúng, xa rời thực tế, xa rời chính trị, xa rời
lao động. Sáng tác cũng phải “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.” [27, tr.475]
Đối với Đoàn thanh niên, “Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có
trách nhiệm lớn, phải “Trung với nƣớc, hiếu với dân” [30, tr.619]. Để làm
tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ
chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trƣơng hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải
thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng
11
đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Thanh niên ta
có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn [29, tr.299]
Hồ Chí Minh xem ý thức trách nhiệm xã hội đóng vai trò rất quan trọng
trong mỗi con ngƣời. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ cách mạng hoàn toàn
không dễ dàng, đơn giản mà bao giờ cũng khó khăn, phức tạp. Thực hiện
nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi ngƣời cách mạng phải có quyết tâm phấn đấu
thật cao, phải dám hy sinh, phải kiên trì bền bỉ, phải nêu cao tinh thần trách
nhiệm “thắng không kiêu, bại không nản, luôn luôn nỗ lực, cố gắng vƣợt mọi
khó khăn gian khổ, tiến tới thắng lợi cuối cùng.” [22, tr.460]. Đối với ngƣời
lãnh đạo, trong công tác tuyên truyền không phải là ra lệnh mà chủ yếu bằng
lôi kéo, thuyết phục. Để lôi kéo thuyết phục con ngƣời, trƣớc hết phải từ cái
tâm, cái đức của con ngƣời, phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải miệng
nói, tay làm, phải đầu tàu gƣơng mẫu. Ngƣời dạy muốn hƣớng dẫn, lãnh đạo
nhân dân thì cán bộ đảng viên phải mực thƣớc, phải “Lo, thì trƣớc thiên hạ;
hƣởng, thì sau thiên hạ”.
Hồ Chí Minh xem ý thức trách nhiệm xã hội của mỗi ngƣời còn là hình
thức biểu hiện của văn hóa - văn hóa đời sống. Ngƣời quan niệm văn hóa là
bộ mặt tinh thần của xã hội và bộ mặt đó đƣợc thể hiện ra ngay trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi ngƣời, rất dễ hiểu, dễ thấy. Điều này đã đƣợc Hồ Chí
Minh chỉ ra khi nói về nội dung của đời sống mới, cũng nhƣ cách thức xây
dựng đời sống mới trong một nƣớc Việt Nam độc lập.
Hồ Chí Minh quan niệm xã hội là do nhiều cá nhân nhóm lại mà thành.
Chính vì thế, nếu mỗi cá nhân sống có trách nhiệm với xã hội thì góp phần
hình thành nên xã hội tiến bộ. Sống có trách nhiệm xã hội của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trở thành tấm gƣơng sáng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
học tập và noi theo.
12
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem việc nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội
cho mỗi ngƣời dân còn là tiêu chí, thƣớc đo trình độ văn minh, tiến bộ của
mỗi dân tộc. Ngƣời cho rằng: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến
bộ”[22, tr.128]. Với nghĩa đó, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với dân tộc đã
trở thành một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục ý thức trách nhiệm xã
hội của mỗi ngƣời dân, giúp mỗi cá nhân và cả xã hội từng bƣớc vƣợt qua
đƣợc những cái nhỏ bé, thấp hèn để vƣơn tới những cái lớn lao, cao thƣợng
làm cho mọi ngƣời phát triển toàn diện cùng với sự phát triển của đất nƣớc.
Hồ Chí Minh luôn đề cao trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân
đối với cộng đồng và toàn xã hội. Ngƣợc lại, ngƣời lên án lối sống thiếu trách
nhiệm với xã hội, đề cao chủ nghĩa cá nhân, sống chỉ biết hƣởng thụ cho bản
thân. Sống nhƣ vậy là sống hoài, sống phí, không thúc đẩy xã hội phát triển.
1.1.2. Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên
Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992: “Giáo dục là hoạt động nhằm giáo
dục một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối
tƣợng nào đó, làm cho đối tƣợng ấy dần dần có đƣợc những phẩm chất và
năng lực nhƣ yêu cầu đề ra”[52, tr.365]
Theo tôi giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội là quá trình tác động từ bên
ngoài tới ý thức cá nhân, là hoạt động có tính định hƣớng, có tổ chức, có chủ
định của chủ thể giáo dục (các thiết chế xã hội, nhà trƣờng, gia đình…) nhằm
cung cấp tri thức về ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng và
toàn xã hội, giúp mỗi cá nhân tự điều chỉnh các hành vi phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức và các quy phạm pháp luật trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến sự nghiệp giáo dục của đất
nƣớc. ngƣời coi “giáo dục là quốc sách hang đầu” trong quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Ngƣời coi “giáo dục có một vai trò quan trọng trong
kháng chiến cũng nhƣ kiến quốc” [31, tr.612]. Đồng thời Ngƣời chỉ rõ mục
13
đích của nền giáo dục mới là “Phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo
lớp ngƣời, lớp cán bộ mới”[26, tr.344].
Trong xã hội mới, giáo dục có nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang là
“Phục vụ đƣờng lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và
đời sống của nhân dân”[28, tr.647]. Giáo dục cách mạng là nền giáo dục bình
đẳng. Nó không dành riêng cho một nhóm ngƣời nào trong xã hội mà cho tất
cả mọi ngƣời.
Về tầm quan trọng trong việc xây dựng, giáo dục ý thức trách nhiệm xã
hội cho mỗi thanh niên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa.” [29, tr.66]. Theo
ngƣời chỉ khi đào tạo đƣợc con ngƣời xã hội chủ nghĩa rồi thì mới phát huy hết
đƣợc truyền thống, đồng thời đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của thời đại. Xây
dựng một kiểu thanh niên “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
Trong giáo dục, đối tƣợng chủ yếu mà Hồ Chí Minh nhắm tới là thanh
niên. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Óc những ngƣời tuổi trẻ trong sạch nhƣ
một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì
vậy sự học tập ở trong trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn cho tƣơng lai của thanh
niên, và tƣơng lai của thanh niên tức là tƣơng lai của nƣớc nhà”[21, tr.120].
Với Ngƣời “thức tỉnh thanh niên đi tới thức tỉnh dân tộc. Hơn nữa thanh niên
là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành hoàn thiện nhân cách. Mặt khác,
họ còn là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là lực lƣợng kế tục sự
nghiệp cách mạng của thế hệ cha ông. Vì vậy, rất cần có sự định hƣớng của
giáo dục, đặc biệt là giáo dục ý thức trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội
mà cụ thể đối với đất nƣớc, đối với tổ quốc.
Ngƣời dạy thanh niên phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa
xã hội, yêu lao động, yêu khoa học, yêu kỹ thuật … Đó là trách nhiệm của
mỗi thanh niên phải phấn đấu, rèn luyện mới trở thành những con ngƣời phát
14
triển toàn diện, có tƣ tƣởng đúng, tình cảm đẹp, có kiến thức, có sức khỏe để
làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Thanh niên sẽ làm chủ nƣớc nhà, Phải học tập mãi, tiến bộ mãi,
mới thật là thanh niên.” [26, tr.216] Để làm đƣợc nhƣ vậy, Ngƣời khuyên
thanh niên: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp
biển, quyết chí ắt làm nên”[ 22, tr.440 ].
Đặc biệt, đối với thanh niên là học sinh, sinh viên, Hồ Chí Minh xác
định rõ trách nhiệm của mình chính là phải tích cực học tập. Đồng thời Ngƣời
còn chỉ rõ mục đích và động cơ học tập là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự
nhân dân, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh.
Theo Hồ Chí Minh, ý thức trách nhiệm xã hội không phải từ trên trời sa
xuống mà là kết quả trực tiếp của hoạt động giáo dục và tự giáo dục, tự rèn
luyện của mỗi cá nhân. Giáo dục nói chung và giáo dục ý thức trách nhiệm xã
hội cho thanh niên nói riêng là sự nghiệp của quần chúng. Trong thƣ Gửi các
em học sinh (24/10/1955), Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục các em là
việc chung của gia đình, trƣờng học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và ngƣời lớn
phải cùng nhau phụ trách”[26, tr.175]. Kết quả giáo dục tùy thuộc rất nhiều
vào sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ thiết thực của các ngành, các cấp ủy
Đảng, chính quyền cũng nhƣ của cha mẹ học sinh và của các lực lƣợng xã
hội. Ngƣời đề nghị: “Sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dƣ luận của xã
hội, lực lƣợng của Chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hƣởng
xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên.” [25, tr.266]
Xuất phát từ sự nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu trong con ngƣời, nhất là
đối với thanh niên - lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, đang phát triển và
muốn khẳng định mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp cả
hai mặt giáo dục và tự giáo dục. Theo Ngƣời, khi mặt tự giáo dục thực sự
đƣợc đặt ra ở mỗi ngƣời thì việc giáo dục mới có hiệu quả và chắc chắn.
15
Với Hồ Chí Minh, thanh niên có “ƣu điểm là hăng hái, giàu tinh thần
xung phong nhƣng cũng có khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực
tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng”.[23, tr.66] Do vậy, thanh niên muốn xứng
đáng là ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà thì phải tự giác rèn luyện bản thân.
Đó là yếu tố hết sức quan trọng. Trƣớc tiên, thanh niên nâng cao ý thức trách
nhiệm xã hội, nâng cao ý thức đạo đức, trình độ văn hóa. Ngƣời nhắc nhở
thanh niên phải luôn luôn gắn chặt quá trình “xây và chống” trong quá trình
nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội của bản thân. Ngƣời dạy: “Thanh niên cần
phải chống tâm lý tự tƣ tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình.
Chống tâm lý ham sung sƣớng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao
động, nhất là lao động chân tay. Chống lƣời biếng, xa xỉ. Chống cách sinh
hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang.”[25, tr.265].
Nhƣ vậy, giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội theo quan điểm của Hồ
Chí Minh là hoạt động của các cá nhân và thiết chế xã hội nhằm hình thành
những ý thức trách nhiệm xã hội, niềm tin, tình cảm, thói quen trong cuộc
sống. Thông qua giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội, bản thân mỗi con ngƣời
nhận thức sâu sắc hơn, có ý thức và trách nhiệm cao hơn đối với những việc
mình làm, giúp cho con ngƣời có khả năng tự kiểm tra, đánh giá, thẩm định
và điều chỉnh hành vi của mình.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và tầm
quan trọng của công tác giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho thanh niên
1.2.1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc ta
Thanh niên là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc, sự phát triển
của đất nước
Khác với các bậc tiền bối đi trƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời hoạt
động trong các phong trào thanh niên khi ngƣời còn trẻ, lại đƣợc tiếp cận sớm
16
với chủ nghĩa Mác - Lênin, sau đó ngƣời trở thành chiến sĩ quốc tế lỗi lạc.
Ngƣời đã trực tiếp sáng lập, lãnh đạo các tổ chức thanh niên yêu nƣớc tiên
tiến của nƣớc ta, vì vậy cách nhìn nhận của ngƣời về thế hệ trẻ hết sức khách
quan và khoa học.
Hồ Chí Minh khẳng định thanh niên không những là lực lƣợng kế tục
sự nghiệp cách mạng của các thế hệ đi trƣớc, mà còn là tƣơng lai của đất
nƣớc, của dân tộc: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi
trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [20, tr.194] Đây là kết quả nhận thức của
một ngƣời từng trải, có nhiều năm tháng gắn bó mật thiết với thanh niên, là sự
tiếp nối và phát triển những quan điểm của cha ông, của chủ nghĩa Mác -
Lênin về vai trò thanh niên trong lịch sử. Tính chân lý của câu nói trên chính
là việc chỉ ra vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự phát triển của xã
hội. Thanh niên tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của một dân tộc. Nếu
đƣợc chăm sóc, giáo dục, rèn luyện, dìu dắt đúng thì thanh niên có khả năng
“Đào núi và lấp biển” [22, tr.440] trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập và xây
dựng đất nƣớc sau này. Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đặt trọn mọi tin yêu và
kỳ vọng vào thanh niên. Ngƣời xem vận mệnh dân tộc phụ thuộc chặt chẽ vào
tầng lớp thanh niên.
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đất nƣớc đang chìm đắm trong
cảnh nô lệ, khi các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nƣớc bị kẻ thù dìm
trong biển máu, hàng ngàn vạn chiến sĩ, đồng bào yêu nƣớc bị chém giết, tù
đày nhƣng lại có không ít thanh niên thờ ơ với sự nghiệp cứu nƣớc. Dƣới ánh
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣa ra luận điểm là
“Thức tỉnh thanh niên đi tới thức tỉnh một dân tộc”. Từ thực tiễn hoạt động,
đặc biệt là thực tiễn hoạt động trong phong trào thanh niên, Ngƣời đã nhìn
nhận ra đƣợc vị trí, vai trò của thanh niên trong cách mạng, nhất là ở các nƣớc
thuộc địa. Từ đó Ngƣời vô cùng lo lắng cho tiền đồ của dân tộc trƣớc thực
17
trạng thanh niên chƣa đƣợc tổ chức, chƣa đƣợc giáo dục: “Hỡi Đông Dƣơng
đáng thƣơng hại! Ngƣời sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Ngƣời
không sớm hồi sinh”. Điều đó cho thấy thanh niên có vai trò rất lớn đối với
vận mệnh của dân tộc. Ngƣời cho rằng, thanh niên là lớp ngƣời tiêu biểu cho
sức sống của một dân tộc, thực dân Pháp đang dùng cồn, thuốc phiện và chính
sách ngu dân hòng làm u mê đần độn thế hệ trẻ chính là đang hủy diệt dần đi
sức sống của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy Ngƣời kêu gọi: Muốn “hồi sinh” dân
tộc trƣớc hết phải “hồi sinh” thanh niên.
Để thức tỉnh, hồi sinh một bộ phận quan trọng này của dân tộc, Chủ
tịch Hồ Chí Minh về Quảng Châu, Trung Quốc và bắt tay vào tập hợp thanh
niên Việt Nam yêu nƣớc để giác ngộ thanh niên về chủ nghĩa Mác - Lênin,
con đƣờng đấu tranh theo một chiến lƣợc, sách lƣợc mới, đồng thời giúp họ
hiểu: Vì sao phải làm cách mạng và làm cách mạng phải nhƣ thế nào. Kết
thúc khóa học, những hội viên đƣợc phái trở về hoạt động trong nƣớc làm
nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, giác ngộ quần chúng nhân dân,
gây dựng cơ sở cách mạng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Nhờ sự soi
đƣờng chỉ lối của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và
phong trào yêu nƣớc phát triển nhanh về chất và đã kết hợp chặt chẽ hơn, làm
cơ sở và điều kiện vững chắc cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Đƣợc sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng thanh niên hăng hái tham gia các
phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, cùng với
Đảng, với dân tộc làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Chỉ
tính trong vòng 15 năm kể từ năm 1930 đến 1945 đã có hàng nghìn thanh niên
trở thành cán bộ cốt cán trung kiên của Đảng. Hầu hết, các anh hùng, liệt sĩ
của dân tộc hy sinh anh dũng trong thời kỳ này đều ở tuổi đời còn rất trẻ nhƣ:
Trần Phú, Lý Tự Trọng, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị
Minh Khai, Lê Hồng Phong … Tấm gƣơng xả thân vì sự nghiệp giải phóng