Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại của đảng thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.92 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................2
1.1. Quan điểm của Lenin về tính tất yếu việc mở rộng quan hệ đối
ngoại..........................................................................................................2
1.2. Sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cơng tác đối ngoại
...................................................................................................................3
CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC
HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI......................................................................................................5
2.1. Đảng ta đã gắn nhận định về tình hình thế giới, khu vực và thực
tiễn của thời đại.......................................................................................5
2.2. Đảng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động hội nhập quốc tế.............................................................................6
2.3. Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi...........................6
2.4. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế...................................................................7
2.5. Tạo nên diện mạo đa dạng với nội dung và hình thức phong phú
của đối ngoại Việt Nam trong tình hình mới........................................7
2.6. Định hướng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa
Việt Nam với quốc tế...............................................................................8
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI.....................9

i


3.1. Một số định hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế và đối
ngoại..........................................................................................................9


3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
trong thời kỳ đổi mới............................................................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................13

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, sau 15 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam
được tăng cường, uy tín trên trường quốc tế ngày một nâng cao. Từ đó, Đại
hội IX của Đảng đã điều chỉnh phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất
cả các nước trong cộng đồng quốc tế” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn” và
lần đầu tiên nhấn mạnh thêm “là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”(5). Cụm từ “Việt Nam
sẵn sàng là bạn” có thể được diễn giải với những thành tựu đạt được, vị thế
quốc tế của Việt Nam đã được nâng cao sau 15 năm đổi mới, cho phép Việt
Nam không chỉ chủ động mà cịn đón nhận sự chủ động từ các “đối tác” muốn
thúc đẩy và phát triển quan hệ với một nước Việt Nam đổi mới. Nói cách
khác, quan hệ “đối tác” trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã có sự thúc
đẩy hai chiều. Việc bổ sung cụm từ “là đối tác tin cậy” cho thấy, Việt Nam
khơng chỉ mong muốn mở rộng quan hệ, mà cịn nâng cấp quan hệ lên tầm
cao mới, đồng thời đặt tiền đề cho việc xác định đối tác trong quan hệ đối
ngoại của Việt Nam.
Nhìn một cách tổng qt, chính sách đối ngoại được Đại hội XIII của
Đảng thông qua là sự kế thừa và tiếp nối chính sách đối ngoại từ khi thực hiện
công cuộc đổi mới đến nay, nhất là chính sách đối ngoại được thơng qua tại
Đại hội XII của Đảng (năm 2016), với chủ trương nhất quán là “đa dạng hóa
và đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc

lập và phát triển trong thời kỳ hội nhập”

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Quan điểm của Lenin về tính tất yếu việc mở rộng quan hệ đối ngoại
Trên cơ sở phân tích tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước,
V.I.Lenin đã chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hịa bình, bảo đảm
những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) và chủ nghĩa cộng sản, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và thực
hiện sự hợp tác toàn diện với các quốc gia trẻ tuổi, đang phát triển; triệt để
bảo vệ nguyên tắc cùng tồn tại hịa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác
nhau, kiên quyết chống các lực lượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, giải
thốt lồi người khỏi một cuộc chiến tranh thế giới mới.
V.I.Lenin cũng lấy ngun tắc đồn kết quốc tế vơ sản vì mục đích
chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng Công nhân
dân chủ-xã hội Nga. Người cho rằng, Đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga
phải ủng hộ mọi hành động quốc tế và cách mạng của quần chúng vô sản, cố
gắng làm cho tất cả những thành phần chống chủ nghĩa sơ vanh xích lại gần
nhau.
Khơng chỉ nhấn mạnh đến đối ngoại chính trị, trong bối cảnh nền kinh
tế cịn gặp nhiều khó khăn, V.I.Lenin đã chỉ ra rằng, mở cửa là nhu cầu khách
quan để phát triển kinh tế ở mỗi nước và trên phạm vi thế giới. V.I.Lenin cho
rằng, ngay cả chủ nghĩa tư bản, dẫu muốn “trừng phạt” nước Nga bằng cách
phong tỏa cũng khó lịng thực hiện được bởi những lợi ích về mặt trao đổi
kinh tế. Người nhấn mạnh, một trong những nhân tố quan trọng nhất góp
phần cho sự cùng tồn tại hịa bình giữa hai hệ thống là các quan hệ kinh tế và
phát triển bn bán. Trong cuộc nói chuyện với phóng viên của tờ báo Mỹ

The World, V.I.Lenin đã chỉ rõ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các
nước, vạch ra rằng, thế giới cần hàng hóa Nga. Người khẳng định, châu Âu
2


phụ thuộc vào nước Nga bởi thiếu nước Nga thì châu Âu không thể đứng
vững, mà khi châu Âu suy yếu thì tình hình nước Mỹ cũng sẽ rất khó khăn.

Đứng trước nhiệm vụ xây dựng kinh tế hết sức nặng nề, cần nguồn vốn
khổng lồ, V.I.Lenin một mặt kêu gọi nhân dân tự lực cánh sinh phấn đấu gian
khổ, tiết kiệm để tích lũy vốn; một mặt chủ trương mở rộng đối ngoại, lập
công ty liên doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. V.I.Lenin đặc
biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của độc quyền ngoại thương trong mở rộng
quan hệ kinh tế với các nước tư sản cũng như trong việc giải quyết thắng lợi
những nhiệm vụ của công cuộc xây dựng CNXH. Người cho rằng, chỉ trên cơ
sở độc quyền ngoại thương, trên cơ sở nhà nước điều tiết một cách có kế
hoạch nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa mới có thể giữ vững được nền kinh tế
Xơ viết bấy giờ cịn yếu ớt trước sự xâm nhập của tư bản nước ngồi, bảo
đảm khơi phục và phát triển hơn nữa nền công nghiệp của đất nước, thu được
lợi nhuận và tăng quỹ vàng-là những cái cần thiết để cơng nghiệp hóa đất
nước.
Một hoạt động cũng được V.I.Lenin rất chú trọng là giao lưu văn hóa
giữa các nước vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thông tin, tuyên truyền
và đối ngoại. Người quan tâm đến việc đầu tư tài lực và nhân lực cho hoạt
động thu thập tài liệu, sách báo nước ngoài và tổ chức dịch, xuất bản, quảng
bá những sách báo có giá trị… Có thể nói, chính sách đối ngoại của Nhà nước
Xô viết do V.I.Lenin đề xướng nhận được sự ủng hộ của hầu hết các dân tộc
trên thế giới lúc bấy giờ.
1.2. Sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cơng tác đối ngoại
Q trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln

chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng Chủ nghĩa Marx-Lenin; từng bước
phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt
3


Nam cần tranh thủ, điển hình là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Theo Người, đối tượng đoàn kết quốc tế rất rộng lớn. Đó là phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp cơng nhân và
nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản chủ nghĩa nói chung,
đồn kết với nước Nga Xô viết và các nước dân chủ.
Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành sự quan tâm lớn đối với các
dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Bởi lẽ, cả ba dân tộc đều là láng giềng gần
gũi của nhau, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa và cùng chung kẻ
thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của
mỗi dân tộc, Người quyết định thành lập riêng biệt Mặt trận độc lập đồng
minh cho từng nước Việt Nam, Lào, Cao Miên, tiến tới thành lập Đông
Dương độc lập đồng minh và Mặt trận đoàn kết Việt-Miên-Lào nhằm phối
hợp và giúp đỡ nhau cùng chiến đấu, cùng thắng lợi. Đối với các nước khác,
Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng, đồn kết quốc tế là tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế. Để đồn kết quốc tế tốt
phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh
chỉ có thể phát huy tác dụng thơng qua nguồn lực nội sinh. Vì vậy, trong đấu
tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực
cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”; “muốn người ta giúp cho thì trước hết
mình phải tự mình giúp lấy mình đã”; và Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự
lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được
độc lập”.
Cho đến nay, nhiều nguyên tắc của V.I.Lenin về chính sách đối ngoại
cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này vẫn có ý

nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Trong những năm sau chiến tranh, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại. Từ
chỗ bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn
4


180 quốc gia. Việt Nam trở thành thành viên tích cực của ASEAN, tham gia
ngày càng sâu rộng vào các định chế kinh tế, tài chính, thương mại của
ASEAN; là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn trên thế giới.

CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC
HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI

2.1. Đảng ta đã gắn nhận định về tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn
của thời đại
Trong 5 năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến
rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.
Hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở
thành một cộng đồng, là trung tâm phát triển năng động nhưng cũng là khu
vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn. Đây cũng là khu vực có
nhiều nhân tố bất ổn định, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trên Biển
Đơng cịn diễn ra gay gắt. Các nước lớn đang điều chỉnh chiến lược, vừa hợp
tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh
đến tình hình thế giới và khu vực. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng
hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng
cao; tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức. Nhận thức của Đảng ta về
tình hình thế giới, tình hình khu vực cũng luôn đổi mới và sát thực tiễn trong
giai đoạn mới, đây là một trong những cơ sở trực tiếp để Đảng ta đưa ra quyết

sách về đường lối đối ngoại cho phù hợp trong những năm tới. Đảng ta đã
nhận định: “Nhận thức đúng về xu thế của thời đại và cục diện thế giới, khu
vực, Đảng, Nhà nước đã có định hướng chỉ đạo và các chính sách đúng đắn,
kịp thời trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc”.
5


2.2. Đảng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ
động hội nhập quốc tế
Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức,
đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của cơng tác đối ngoại trong tình hình
mới. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ
hợp tác đi vào chiều sâu. Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế. Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc
tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích
của đất nước. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc
phịng và an ninh… Cơng tác đối ngoại được đẩy mạnh sẽ tạo môi trường
quốc tế thuận lợi, hịa bình, thiết thực góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2.3. Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp
tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững mơi
trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát
triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất

nước và góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới”. Sự đúng đắn trong quan điểm chỉ đạo của Đảng thể hiện
ở việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại là bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng nhất “Bảo đảm lợi ích tối cao
6


của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế,
bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển... Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững hịa bình, ổn định, tranh
thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”.
Hiện nay trên thế giới, tất cả các nước đều coi trọng lợi ích quốc gia khi
thực thi chính sách đối ngoại. Đối với nước ta, xác định đường lối đối ngoại
mà đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu hàng đầu là vừa phù hợp với xu
thế chung, vừa là ý Đảng lòng Dân và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
2.4. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế
Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối
tác chiến lược và các nước lớn có vai trị quan trọng đối với phát triển và an
sinh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất. Chủ động
tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và
Liên hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc
phòng, an ninh.... Triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại, cả về chính trị, an
ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nâng cao chất lượng công tác
tham mưu về đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin
đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ
của bạn bè quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.5. Tạo nên diện mạo đa dạng với nội dung và hình thức phong phú của
đối ngoại Việt Nam trong tình hình mới.
“Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của

Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối
ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại chính
trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc
phịng, an ninh”. Trong mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta đều có nghị quyết lãnh đạo,
7


định hướng để tạo nên sự nhất quán và tiếp tục thực hiện hoạt động đối ngoại.
Kết luận số 73 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tăng cường quan hệ đối ngoại
của Đảng trong tình hình mới”, hoạt động đối ngoại Đảng tiếp tục được triển
khai chủ động, tích cực, đa dạng, đa tầng nấc từ Trung ương đến địa phương,
cả kênh song phương và đa phương... trong tình hình mới, tập trung vào một
số trọng tâm lớn: phát huy vai trị chính trị, ngoại giao kênh Đảng, tiếp tục tạo
nền tảng chính trị vững chắc cho sự phát triển bền vững, đi vào chiều sâu,
thực chất quan hệ giữa nước ta với nước khác, nhất là các nước láng giềng có
chung biên giới, các nước đối tác lớn đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt
động đối ngoại.
2.6. Định hướng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa Việt
Nam với quốc tế
Trong thời điểm khó khăn, quan hệ ngoại giao giữa Đảng ta với các
Đảng anh em đã góp phần hiệu quả tháo gỡ vướng mắc, khai thông bế tắc, giữ
nhịp cho quan hệ nhà nước và tổng thể quan hệ chung phát triển ổn định, lành
mạnh, đúng hướng. Trong đó, chủ động mở rộng và tăng cường quan hệ đối
ngoại Đảng, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực. Chú
trọng tới khâu đột phá là quan hệ với các đảng cầm quyền, tham chính, và
những đảng có vị trí và vai trị quan trọng trong việc hình thành và triển khai
chính sách của các nước đối với Việt Nam. Đồng thời, thơng qua kênh quan
hệ Đảng, góp phần củng cố đồn kết nội khối, phát huy vai trị trung tâm, dẫn
dắt của ASEAN trong khu vực, đóng góp tích cực vào q trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả cao

vào các hoạt động đa phương chính đảng, theo đó phát huy mạnh mẽ vai trò
của Đảng ta tại Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP), các hội
nghị, hội thảo của các chính đảng ở các khu vực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ
của các chính đảng, các lực lượng chính trị đối với cơng cuộc bảo vệ và xây

8


dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, đồng thời góp phần vào phong
trào tiến bộ trên thế giới.

9


CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
3.1. Một số định hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế và đối ngoại
Ba trụ cột đối ngoại có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bổ sung, hỗ trợ
cho nhau, bảo đảm một số yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạch định, triển khai các trụ cột đối ngoại dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng vì mục tiêu chung là lợi ích quốc gia - dân tộc. Việc
quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo từ khâu hoạch định chính sách
đến triển khai thực hiện, sẽ bảo đảm sự thống nhất nhận thức đối với những
vấn đề lớn, bảo đảm sự nhất quán, phù hợp với mục tiêu chung trong quá
trình triển khai các hoạt động đối ngoại; cũng như sự phân vai, phân công,
phân nhiệm phù hợp, hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị.
Thứ hai, thường xuyên phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả giữa các
trụ cột đối ngoại, bảo đảm tính tổng thể, gắn kết, tuân thủ các mục tiêu, định
hướng chung, đồng thời phù hợp với ưu tiên đối ngoại ở từng thời điểm và địa

bàn cụ thể. Triển khai nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện Quy chế
quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Chính trị; định kỳ sơ kết,
tổng kết nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định, nội dung phù hợp với thực
tiễn; đẩy nhanh việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối
ngoại ở các cấp ủy địa phương, đồng thời sớm hình thành đồng bộ hệ thống
văn bản quản lý, tổ chức, bộ máy và cơ chế phối hợp quản lý thống nhất các
hoạt động đối ngoại.
Thứ ba, phát huy vai trò, tính đặc thù, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh
của mỗi trụ cột đối ngoại trên cơ sở nhận thức rõ các đặc trưng của từng trụ
cột, về lực lượng, không gian, công cụ cũng như cách thức triển khai. Trong
đó, đặc biệt chú ý tới thế mạnh về truyền thống quan hệ lâu dài, gắn bó, thủy
chung của đối ngoại đảng; khả năng hội nhập năng động, tích cực, toàn diện,
10


tính hiệu lực, hiệu quả cao của ngoại giao nhà nước; và sức lan tỏa, thuyết
phục dựa trên “sức mạnh mềm”, sức mạnh chính nghĩa và cơng lý của đối
ngoại nhân dân.
Thứ tư, có tư duy đổi mới, sáng tạo trong triển khai các trụ cột đối
ngoại trong bối cảnh có nhiều biến chuyển to lớn, nhanh chóng và phức tạp
của tình hình quốc tế. Lực lượng, đối tượng, nội dung, phương thức hoạt động
của mỗi trụ cột đối ngoại cần được liên tục phát triển, đổi mới, phù hợp với
những thay đổi của thế giới, khu vực và đất nước; quán triệt sâu sắc phương
châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, bảo đảm sự linh hoạt, cụ thể trong từng
hồn cảnh, tình hình, với từng nhóm đối tác, đối tượng, trên cơ sở bảo đảm
cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong
thời kỳ đổi mới
Trong giai đoạn tới, để triển khai thực hiện thành công đường lối, chủ
trương đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại đảng, ngoại giao nhà

nước và đối ngoại nhân dân cần tập trung phối hợp tốt trong một số mảng
công việc sau:
Một là, tăng cường phối hợp giữa các trụ cột đối ngoại, nhất là giữa đối
ngoại đảng và ngoại giao nhà nước, trong công tác tham mưu. Các kênh đối
ngoại có thể phối hợp với nhau trong đánh giá, nhận định tình hình, nhất là
các vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển của đất nước, từ đó tham mưu
hiệu quả, kịp thời các chủ trương, biện pháp đối ngoại; nghiên cứu và dự báo
chiến lược về cục diện thế giới, khu vực, các xu thế lớn, các đối tác quan
trọng, các vấn đề quốc tế... có ảnh hưởng tới lợi ích của ta; đề xuất phương
hướng triển khai quan hệ đối ngoại trên các vấn đề có tính chiến lược. Đối
ngoại đảng và ngoại giao nhà nước là hai lực lượng đóng vai trò chủ lực trong
tham mưu chiến lược, nhất là trên các vấn đề lớn có tính chiến lược. Bên cạnh
đó, đối ngoại nhân dân cũng là một kênh thông tin quan trọng, nhiều chiều,
11


khách quan, bổ ích, có thể đóng góp cho cơng tác nghiên cứu, dự báo tình
hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp ứng phó phù hợp trong đối ngoại.
Hai là, chủ động và tích cực phối hợp trong triển khai các quan hệ đối
ngoại, nhằm tối ưu hóa lợi ích quốc gia - dân tộc. Đối ngoại đảng có thể phát
huy tốt vai trò định hướng chiến lược trong quan hệ với các nước có chế độ
chính trị tương đồng và có mối quan hệ mật thiết, lâu dài với Đảng ta; đồng
thời, tăng cường quan hệ với các chính đảng có vai trị ở các nước đối tác
quan trọng, bạn bè truyền thống để tạo dựng nền tảng chính trị thuận lợi cho
quan hệ song phương.
Ngoại giao nhà nước với đặc điểm là chủ thể quan hệ quốc tế được
cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi, với thế mạnh về lực lượng làm công
tác đối ngoại trong và ngoài nước sẽ thực hiện nhiệm vụ triển khai các hoạt
động quan hệ song phương với tất cả các nước mà ta có quan hệ, cũng như
đối với các tổ chức, diễn đàn, cơ chế quốc tế và khu vực mà ta là thành viên.

Đối ngoại nhân dân với lợi thế đặc thù là có tiếng nói linh hoạt giữa
con người với con người, khả năng tiếp cận được rộng rãi các đối tác/đối
tượng và triển khai linh hoạt hợp tác/đấu tranh phù hợp với từng hoàn cảnh cụ
thể, có thể thiết lập và triển khai các kênh trực tiếp, hiệu quả với nhiều hoạt
động trao đổi hợp tác phong phú trong nhiều lĩnh vực cụ thể (như đoàn kết
hữu nghị, hợp tác kinh tế, trao đổi văn học - nghệ thuật, khoa học - giáo dục,
thể thao...), qua đó vừa tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân
dân các nước, làm nền tảng xã hội vững chắc, vừa bổ sung các nội hàm hợp
tác, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước.

12


KẾT LUẬN
Phối hợp tốt với Liên hợp quốc trong công cuộc chống đại dịch
COVID-19, Việt Nam đã đề xuất Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hàng
năm là ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh và đã được Đại hội đồng Liên
hợp quốc thông qua với 112 quốc gia đồng thuận, Việt Nam cũng đã đóng
góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó COVID-19 của WHO, 500.000 USD cho
Chương trình COVAX. Bên cạnh đó, lần đầu tiên Việt Nam đã tiếp nhận và
điều trị thành công bệnh nhân là nhân viên Liên hợp quốc nhiễm COVID-19
theo Cơ chế Nhóm Cơng tác sơ tán y tế toàn cầu của Liên hợp quốc và tiến tới
sẽ thành lập Trung tâm MEDEVAC tại Việt Nam sau khi thỏa thuận, thống
nhất các nội dung cụ thể với phía Liên hợp quốc.
Trong gần 45 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc có ý
nghĩa to lớn từ giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh, đến thời kỳ phá thế
bao vây cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hợp tác
Việt Nam - Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp
ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần
tăng cường vai trị, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp

quốc. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chung
của Việt Nam và Liên hợp quốc trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại,
mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho
cơng cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần
nâng cao vai trị của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Nguyễn Cơ Thạch: “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới
của chúng ta”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1, tháng 1-1990
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1991, tr. 89
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr. 147
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 41 - 42
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr. 119
(6) Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 27-11-2001, của Bộ Chính trị về
hội

nhập

kinh

tế

quốc


tế,

/>(7) Hồng Xn Lâm: “Một số vấn đề đặt ra qua 10 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX)”, />(8) Trần Thái Bình: “Một số nội dung cơ bản của Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới”, />(9) Đại tướng Tơ Lâm: “Những nhận thức mới và tư duy mới về an
ninh quốc gia”, tham luận chuyên đề tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên
cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Hà
Nội, ngày 28-3-2021
14


15



×