Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

chủ trương của đảng về bảo vệ môi trường tu nam 1996 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.61 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI THỊ DUYÊN

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội-2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI THỊ DUYÊN

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Hiển

Hà Nội-2012




MỤC LỤC
Mở đầu ........................................................................................................... 4
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN THÁNG 10/2004 ...................................................... 10
1.1. Yêu cầu cấp bách của vấn đề BVMT và chủ trƣơng của Đảng 10
1.1.1. Tính cấp bách của vấn đề BVMT ........................................ 10
1.1.2. Chủ trương của Đảng .......................................................... 17
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng .................................................................... 23
1.2.1. Về mặt tổ chức .................................................................... 23
1.2.2. Một số giải pháp ................................................................. 29
Tiểu kết ................................................................................................ 37
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐẨY MẠNH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TỪ THÁNG 11/2004 ĐẾN 2010 .............................................. 39
2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng mới của Đảng .............................. 39
2.1.1. Yêu cầu mới về BVMT ........................................................ 39
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng ................................................. 41
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng .................................................................. 48
2.2.1. Về mặt tổ chức ................................................................... 48
2.2.2. Một số giải pháp ................................................................ 60
Tiểu kết ............................................................................................... 69
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 72
3.1. Nhận xét ...................................................................................... 72
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................. 72
3.1.2. Hạn chế ............................................................................. 76
3.2. Một số kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra .......................... 84
3.2.1. Một số kinh nghiệm ........................................................... 84
3.2.2. Những vấn đề đặt ra .......................................................... 88


1


Tiểu kết ................................................................................................ 94
Kết luận ........................................................................................................ 96
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 98
Phụ lục

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dƣơng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CHXHCNVN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNTB

Chủ nghĩa tƣ bản

IUCN

Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài
nguyên thiên nhiên

PTBV

Phát triển bền vững

UNDP


Chƣơng trình Liên hợp quốc về phát triển

UNEP

Chƣơng trình Liên hợp quốc về môi trƣờng

UNIDO

Tổ chức Liên hợp quốc về phát triển công
nghiệp

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

WWF

Quỹ Quốc tế bảo vệ động vật hoang dã

3


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Môi trƣờng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con ngƣời, ảnh

hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Trong quá trình
đẩy mạnh CNH - HĐH, cùng với sự phát triển kinh tế, môi trƣờng đang bị
xuống cấp, có nơi bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên nguy cơ mất cân bằng
sinh thái, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên, ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc
sống và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu làm môi
trƣờng suy thoái là do các hoạt động kinh tế của con ngƣời, do sự nghèo đói
và thiếu hiểu biết, hoặc do lòng tham, hoặc do những lợi ích kinh tế trƣớc mắt
gây ra.
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới thành công, đƣa đất nƣớc thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đƣờng đầu tiên của thời
kỳ quá độ lên CNXH và bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc.
Việt Nam đã phá đƣợc thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng
cƣờng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn
định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tƣởng, đời sống của
nhân dân đƣợc cải thiện, vị thế Việt Nam đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế.
Việt Nam có đƣợc thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đƣờng lối đổi
mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo. Trong những năm đổi mới Đảng Cộng
sản Việt Nam đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới về
nhận thức trong vấn đề BVMT.
Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc để
hội nhập khu vực và quốc tế. CNH phát triển kéo theo sự phát triển của hàng
loạt các loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Các hoạt động này ngoài mặt
mang lại lợi ích to lớn về kinh tế xã hội, sản xuất nhiều sản phẩm thiết yếu
phục vụ đời sống con ngƣời và những tiện ích xã hội khác, nhƣng đồng thời

4


cũng gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề môi trƣờng và
phát triển đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách.

Đảng và Nhà nƣớc sớm nhận thức rõ tầm quan trọng và mối quan hệ
gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác BVMT, đặc biệt là trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nƣớc.
Chỉ thị 36 - CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị Trung
ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã chỉ rõ:“Bảo vệ môi
trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính
xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với
cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh chủ trƣơng BVMT của Đảng là hoàn
toàn đúng đắn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhờ có những
chủ trƣơng đó nên chất lƣợng môi trƣờng đã có nhiều thay đổi và đạt nhiều
kết quả, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, sự lãnh đạo của Đảng về BVMT là
một việc làm rất cần thiết. Từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm, góp phần tiếp tục
hoàn thiện hơn nữa đƣờng lối của Đảng đối với nhiệm vụ BVMT, góp phần
quan trọng vào mục tiêu phát triển bền vững của đất nƣớc. Vì lý do đó, tôi
chọn đề tài "Chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường từ năm 1996 đến
năm 2010" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay có một số công trình nghiên cứu về vấn đề môi trƣờng
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nƣớc nhƣ:
Môi trường những kiến thức phổ cập của Hội BVMT Giao thông vận
tải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002. Ngoài những kiến thức cơ bản về

5


môi trƣờng và những vấn đề chung, cuốn sách còn dành một phần cho những

văn bản quan trọng của Quốc hội, Đảng và Chính phủ về môi trƣờng. Do giới
hạn về thời gian nên trong phần quan điểm của Đảng về BVMT sách chỉ đề
cập đến chỉ thị 36 CT/TƢ- năm 1998 về “Tăng cường công tác BVMT trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước”.
Sổ tay cán bộ tuyên giáo BVMT của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Nxb
Chính trị- Hành chính, Hà Nội, 2009, đã nêu lên chủ trƣơng của Đảng về
BVMT thông qua việc trích dẫn Chỉ thị 36 CT/TƢ và Nghị quyết 41- NQ/TW
của Bộ Chính trị.
Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường của GS. Lê Văn Khoa, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2009, đã dành trọn Chƣơng 6 để nói về Luật và chính sách
môi trƣờng của Việt Nam, trong đó đã nêu và đánh giá những nội dung cơ bản
cũng nhƣ các nhóm giải pháp trong Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị.
Nhìn chung, nội dung của những cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở việc
nêu ra nội dung của những chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vấn đề BVMT chứ
chƣa đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá quan điểm cũng nhƣ sự chỉ đạo, lãnh đạo
xuyên suốt của Đảng trong cả quá trình.
Tuyển tập các báo cáo khoa học về môi trƣờng quốc gia thông qua các
mốc thời gian quan trọng nhƣ:
Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ, 2004 đã tập hợp các báo báo của các bộ, các ngành, các nhà nghiên
cứu về từng khía cạnh của phát triển bền vững. Nổi bật trong đó có bài Công
tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam với phát triển bền vững của TS.
Nguyễn Viết Thông – Phó ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng. Nội dung bài
viết xoay quanh quan điểm của Đảng về phát triển bền vững từ khi thành lập
Đảng – 1930 đến Đại hội IX (2001). Cũng trong Kỷ yếu này nổi lên bài báo
cáo Công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt

6



Nam của TS. Trần Hồng Hà - Quyền Cục trƣởng Cục Bảo vệ Môi trƣờng- Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng. Báo cáo này đã nêu lên vai trò của BVMT trong
sự nghiệp PTBV và công tác BVMT của Việt Nam trƣớc năm 2004. Hai báo
cáo trên đây xoay quanh vấn đề PTBV và đề cập rất ít đến chủ trƣơng, chính
sách của Đảng về BVMT.
Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc 2005,
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi
trường toàn quốc 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Những tuyển tập này
đã tập hợp các báo báo của các ban, ngành về từng lĩnh vực môi trƣờng cụ
thể, mang tính chuyên ngành, chủ yếu phản ánh hiện trạng môi trƣờng chứ
không đề cập đến những chủ trƣơng, chính sách của Đảng về vấn đề BVMT.
Ngoài ra có một số bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp
chí lý luận nhƣ: Bảo vệ môi trường trước những yêu cầu mới của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước của Chu Thái Thành- Tạp chí
Cộng sản, số 1 năm 2005. Bài viết đã nêu lên những thách thức trong vấn đề
môi trƣờng ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH, đồng thời nêu
quan điểm của Đảng về vấn đề BVMT trong Nghị quyết 41- NQ/TW và đề ra
những nhiệm vụ cụ thể.
Nhìn chung, cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào đề cập
đến “Chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường từ năm 1996 đến năm
2010”, vì vậy, ngƣời viết hy vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ bé làm sáng
tỏ vấn đề mới này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Nghiên cứu chủ trƣơng của Đảng về BVMT từ năm 1996 đến năm
2010 nhằm mục đích rút ra một số bài học kinh nghiệm và sự lãnh đạo của
Đảng đối với nhiệm vụ BVMT trong giai đoạn hiện nay.

7



- Nhiệm vụ
+ Trình bày một cách có hệ thống đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về
BVMT từ năm 1996 đến năm 2010.
+ Trình bày quá trình vận dụng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng vào
việc BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH từ năm 1996 đến năm 2010.
+ Phân tích ƣu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện BVMT của Đảng.
+ Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo BVMT
của Đảng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ chủ trƣơng, chính sách của
Đảng về bảo vệ môi trƣờng từ 1996 – 2010.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài đƣợc giới hạn trong 15 năm đất nƣớc đẩy
mạnh công cuộc CNH – HĐH (1996 - 2010).
Môi trƣờng là một khái niệm rộng lớn đƣợc cấu thành bởi nhiều yếu tố,
đề tài này chỉ khảo cứu về vấn đề BVMT tự nhiên.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu
Nguồn tƣ liệu phục vụ cho luận văn là:
+ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X; nghị
quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT.
+ Tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; các cuốn sách tập hợp các
chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về BVMT; đặc biệt
đề tài kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các cuốn sách, các công
trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học đi trƣớc về BVMT; bên
cạnh đó là khai thác những số liệu thống kê từ những tổng kết của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng.

8



- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp chuyên ngành nhƣ:
+ Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để trình bày nội dung vấn đề
nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp lôgíc đƣợc sử dụng trong các phần khái quát, tổng kết,
đánh giá của luận văn.
Ngoài ra luận văn còn kết hợp các phƣơng pháp nhƣ phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, …
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá chủ trƣơng của Đảng trong lãnh đạo BVMT từ năm
1996 đến năm 2010.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế
trong công tác lãnh đạo của Đảng về BVMT, góp phần đẩy mạnh phát triển bền
vững trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH từ năm 1996 đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ
BVMT.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên
cứu lịch sử Đảng trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Chủ trƣơng của Đảng về bảo vệ môi trƣờng từ năm 1996 đến
tháng 10/ 2004
Chƣơng 2. Chủ trƣơng của Đảng về đẩy mạnh bảo vệ môi trƣờng từ
tháng 11/2004 đến năm 2010
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm rút ra

9



Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN THÁNG 10/2004
1.1. Yêu cầu cấp bách của vấn đề BVMT và chủ trƣơng của Đảng
1.1.1. Tính cấp bách của vấn đề BVMT
Đầu năm 1969, trong bản báo cáo trƣớc hội đồng kinh tế xã hội của
Liên hợp quốc, tổng thƣ ký Liên hợp quốc đã nhận định: Lần đầu tiên trong
lịch sử của nhân loại đã xảy ra một khủng hoảng thuộc quy mô quốc tế liên
quan đến tất cả các nƣớc phát triển và đang phát triển - cuộc khủng hoảng về
môi trƣờng con ngƣời. Nếu chiều hƣớng này tiếp tục, tƣơng lai của sự sống
trên trái đất có thể bị đe doạ.
Nhận định trên không những phản ánh đúng tình trạng suy thoái môi
trƣờng trong thời gian đó, mà còn dự đoán rất chính xác những gì đã diễn ra
trong mấy thập kỷ qua.
Từ thập niên 1970 trở lại đây nhân loại đã chứng kiến sự bùng phát các
thảm hoạ môi trƣờng: hạn hán, bão lụt, ô nhiễm không khí và mƣa axit, các
sự cố hạt nhân và rò rỉ hoá chất độc hại, sự suy thoái quỹ đất trồng trọt, lan
tràn hoá chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nƣớc, thủng tầng ôzôn,
hiện tƣợng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính. Sự song hành của việc
bùng nổ dân số với đại dịch AIDS và sự xuất hiện trở lại của các bệnh dịch
thời trung cổ nhƣ lao, thƣơng hàn, dịch hạch...
Kinh tế thế giới vẫn đƣợc ƣu tiên phát triển mà chƣa chú trọng đến hậu
quả của nó ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời đều phát sinh từ trái đất. Xu
hƣớng chỉ tận dụng mọi tiềm năng của trái đất cho sự tồn tại và phát triển của
con ngƣời đã nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt trái đất. Theo kết quả nghiên
cứu môi trƣờng của Ngân hàng Thế giới (WB): Nếu con ngƣời cứ khai thác các
tài nguyên khoáng vật không tái tạo đƣợc nhƣ hiện nay, chỉ có thể duy trì các


10


loại khoáng vật nhƣ sắt đƣợc 173 năm, than đƣợc 150 năm, nhôm đƣợc 55
năm, đồng đƣợc 48 năm, vàng đƣợc 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật,
rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị triệt hạ, trong đó rừng mƣa nhiệt đới có thể
hết nhẵn sau 40 năm nữa.
Bƣớc vào thế kỷ XXI, trong rất nhiều thách thức mà nhân loại sẽ phải
đƣơng đầu, tình trạng môi trƣờng suy thoái và biến đổi bất lợi sẽ tiếp tục là
một trong những thách thức nghiêm trọng nhất, trong đó nổi lên một số vấn
đề đặc biệt quan trọng. Đó là vấn đề ô nhiễm và suy thoái về môi trƣờng, vấn
đề nóng lên của trái đất, suy giảm tầng ôzôn, và sự đe doạ đối với sự đa dạng
sinh học.
Tăng trƣởng kinh tế là điều cốt yếu để giảm nghèo khổ. Nhƣng tăng
trƣởng thƣờng gây ra những nguy hại về môi trƣờng rất nghiêm trọng. Cùng
với những lợi ích thu đƣợc, sự thay đổi nhanh chóng này đã và đang gây tác
hại nghiêm trọng trở lại đến môi trƣờng sống của chính con ngƣời. Nguyên
nhân sâu xa của khủng hoảng môi trƣờng bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy
tăng trƣởng kinh tế làm trọng tâm, khuyến khích một xã hội tiêu thụ, dựa trên
nền tảng những phát minh công nghệ tiêu tốn năng lƣợng, tài nguyên và gây ô
nhiễm, sự trốn tránh trách nhiệm đối với thế hệ tƣơng lai thông qua việc
không nội bộ hoá các chi phí môi trƣờng và lạm dụng quá mức tài nguyên
cũng nhƣ không gian môi trƣờng.
Nếu các quốc gia không liên kết để chấm dứt sự suy thoái môi trƣờng
thì dự báo đến năm 2030 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng khoảng 3 0C, sự suy thoái
tài nguyên và môi trƣờng sẽ dẫn nhân loại đến cuộc đại khủng hoảng của thế
kỷ XXI, tạo ra một vòng xoáy làm tan rã xã hội loài ngƣời (theo UNDP,
1990). Cuộc đại khủng hoảng thế kỷ này sẽ là sự chồng chất những vấn đề
nan giải nhƣ nạn đói, ô nhiễm và suy thoái hệ nuôi dƣỡng sự sống, dịch bệnh,
xung đột môi trƣờng và tỵ nạn môi trƣờng hàng loạt, biến động khí hậu khó


11


lƣờng đi kèm thiên tai... với tốc độ dữ dội, vƣợt quá khả năng thích ứng của
xã hội cũng nhƣ khả năng của mọi trình độ công nghệ trên trái đất.
Cùng với các nƣớc trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề về môi trƣờng, vừa mang tính địa phƣơng, vừa mang tính quốc
gia và có cả vấn đề mang tính toàn cầu. BVMT là vấn đề sống còn của đất
nƣớc, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu
tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nƣớc, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến
bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Đất nƣớc Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam, với diện tích khoảng
330.000 km2. Là một nƣớc nằm ở vùng nhiệt đới, lại có vị trí địa lý đặc biệt,
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, địa hình đa dạng
và tiềm năng kinh tế biển to lớn. Tuy vậy, với dân số trên 80 triệu ngƣời
(đứng hàng thứ 14 trên thế giới), Việt Nam đang đứng trƣớc những thách thức
về tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, các hệ sinh thái đang suy thoái ở
mức độ nghiêm trọng. Tình hình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp,
nhất là quá trình đô thị hoá trong tiến trình CNH - HĐH đang ảnh hƣởng lớn
đến tài nguyên môi trƣờng. Tuy mới bƣớc vào con đƣờng phát triển kinh tế
nhƣng do chƣa chú ý đến chiến lƣợc phát triển bền vững, Việt Nam đã phải
đối mặt với nhiều vấn đề môi trƣờng nghiêm trọng. Việc thực hiện những
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết đến tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Tiềm năng đất đai, rừng, biển, khoáng sản,
năng lƣợng đang đƣợc huy động mạnh mẽ về chiều sâu cũng nhƣ về chiều
rộng để đáp ứng các yêu cầu cấp bách của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
Môi trƣờng nông thôn, đô thị, các vùng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
đang có những thay đổi sâu sắc và phức tạp. Các hệ sinh thái đồng bằng, đồi
núi, cửa sông, ven biển đang bị nhiễu động mạnh mẽ. Những vấn đề mang

tính toàn cầu về dân số, lƣơng thực, năng lƣợng, nguyên liệu cũng đang tác

12


động ngày càng rõ rệt tới thiên nhiên và môi trƣờng của Việt Nam.
Cụ thể là:
1. Thảm rừng, tài nguyên vô giá, nhân tố cơ bản của chất lƣợng môi
trƣờng trong điều kiện của một nƣớc nhiệt đới, đã suy tàn quá mức cho phép
và đang tiếp tục giảm với một tốc độ đáng sợ.
2. Tài nguyên đất, vốn đã vào loại thấp nhất trên thế giới, đang tiếp
tục suy giảm và thoái hoá, trị số diện tích đất bình quân trên đầu ngƣời xuống
tới mức rất thấp do dân số phát triển quá nhanh.
3. Tài nguyên khoáng sản đang bị lãng phí trầm trọng.
4. Tài nguyên thuỷ sản, hải sản vùng cửa sông ven biển đang cạn kiệt,
suy thoái do bị khai thác bừa bãi, quá mức hồi phục tự nhiên.
5. Tài nguyên di truyền trong các loài động vật, thực vật quý hiếm của
Việt Nam đang bị mai một nhanh chóng, khó hồi phục.
6. Môi trƣờng không khí, nƣớc, đất đai các đô thị, khu dân cƣ tập trung,
khu công nghiệp đã có hiện tƣợng ô nhiễm nặng, ảnh hƣởng rõ rệt đến sức
khoẻ của nhân dân.
7. Một số vùng công nghiệp đã có hiện tƣợng ô nhiễm hoá học, gây
nguy hiểm đối với đời sống nhân dân.
8. Một số hậu quả của chiến tranh đối với tài nguyên và môi trƣờng
chậm đƣợc khôi phục. Các chất độc hoá học đã và đang gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với thiên nhiên và môi trƣờng Việt Nam.
Tình hình nghiêm trọng nói trên đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách
quốc gia hợp lý, tích cực về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng,
nhằm kịp thời ngăn chặn xu thế suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi
trƣờng, tận dụng tài nguyên tái tạo đƣợc với yêu cầu bảo đảm cân bằng sinh

thái, sử dụng một cách tiết kiệm, có tiết chế để dự trữ lâu dài các tài nguyên
không tái tạo đƣợc. Bảo vệ và không ngừng cải thiện các tài nguyên thiên

13


nhiên và môi trƣờng để sử dụng lâu dài.
Công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu đƣợc khởi xƣớng từ năm
1986 nhằm định hƣớng lại nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế chủ yếu
dựa trên kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ chế
thị trƣờng đã mang lại những kết quả đáng khích lệ: tỷ lệ tăng trƣởng GDP
thực tế liên tục tăng cao, mức thâm hụt ngân sách đã giảm nhiều, tỷ lệ lạm
phát hàng năm bị đẩy lùi xuống mức một con số, tích luỹ và đầu tƣ tăng
nhanh, từ chỗ phải nhập khẩu gạo, Việt Nam vƣơn lên hàng thứ hai trong các
nƣớc xuất khẩu gạo, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng
lên, nhiều lĩnh vực công nghiệp, kể cả công nghệ cao đang đƣợc đầu tƣ và
phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể. Những kết quả trên tạo
điều kiện cho việc phát triển mạnh kinh tế xã hội của đất nƣớc, đồng thời
cũng tiềm ẩn các tác động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng
của đất nƣớc.
Việt Nam trở thành nƣớc thứ bảy trong hiệp hội ASEAN năm 1995,
tham gia Hiệp ƣớc AFTA, là thành viên của tổ chức APEC và WTO. Trong
điều kiện hiện nay, khi xu hƣớng toàn cầu hoá nền kinh tế của thế giới đang trở
thành tiêu chí chung của tất cả các quốc gia, vấn đề phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc và BVMT yêu cầu càng phải đƣợc đƣợc nâng cao.
Trƣớc tình hình môi trƣờng ngày càng suy thoái, Đảng và Nhà nƣớc đã
có những chủ trƣơng, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trƣờng.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp (1980) đã dành
riêng Điều 36 trong chƣơng II "Chế độ kinh tế" quy định việc sử dụng tài
nguyên và BVMT. Điều này ghi "Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác

xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính
sách bảo vệ, cải thiện và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và
cải tạo môi trường sống".

14


Quy định Hiến pháp rất khái quát trên khẳng định ba điểm có tính
nguyên tắc: Bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ và cải thiện môi trƣờng sống là vấn đề quốc gia thuộc chế độ kinh tế - xã
hội của Nhà nƣớc Việt Nam; Nhà nƣớc phải có chính sách bảo vệ, cải tạo và
tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng
sống; các cơ quan nhà nƣớc, các xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang và
công dân có nghĩa vụ thực hiện chính sách đó.
Cụ thể hoá quy định của hiến pháp, nhà nƣớc đã ban hành một loạt
những quy định pháp luật về việc tổ chức sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT
hoặc trong đó đề cập những vấn đề ấy. Chẳng hạn, Luật tổ chức Hội đồng bộ
trƣởng (1981), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân (1989),
Bộ luật hình sự (1986), Luật đất đai (1987), Điều lệ xí nghiệp công nghiệp
quốc doanh (1988), Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (1989),
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản
(1989), Pháp lệnh về thuế tài nguyên (1990), Nghị quyết số 246 - HĐBT ngày
20-9-1985 về “Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên
và BVMT”, v.v.
Năm 1991, Chính phủ đã công bố: “Kế hoạch Quốc gia về môi trường
và phát triển lâu bền 1991 – 2000”.
Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khoá
IX kỳ họp thứ tƣ chính thức thông qua Luật bảo vệ môi trường. Đây là bộ luật
đầu tiên có tính chất chung nhất về quản lý môi trƣờng. Nghị định 175/CP
ngày 18/10/1994 của Chính phủ về “Hướng dẫn thi hành Luật BVMT” cũng

đƣợc ban hành, cùng với các văn bản pháp luật khác có liên quan, Luật
BVMT đã đi vào cuộc sống với những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
năm 1991, Đảng ta đã xác định một trong những phƣơng hƣớng lớn của chính

15


sách xã hội là: “Tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân
bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và mai sau”[32, tr.501].
Đến Hội nghị ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ bảy tháng
7/1994, khoá VII, Đảng một lần nữa lại khẳng định việc coi trọng vấn đề khai
thác có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên, BVMT sinh thái trong quá trình CNHHĐH.
Tại Hội nghị quốc tế về môi trƣờng và phát triển bền vững năm 1992
tại Rio de janerio Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng Đỗ Mƣời đã có bài phát biểu:
“Bảo vệ môi trường phải trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc
nhất ở Việt Nam” trong đó nêu lên tính cấp thiết của nhiệm vụ BVMT ở Việt
Nam.
Nhƣ vậy, BVMT mặc dù đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc coi là một nhiệm
vụ quan trọng, tuy nhiên trong chặng đƣờng 10 năm đầu của quá trình đổi
mới, tình hình khai thác và BVMT không những không tốt hơn mà còn có
nguy cơ xấu đi do những chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nƣớc chƣa thực sự đi vào cuộc sống. Việc tàn phá thảm rừng, việc sử dụng
không hợp lý tài nguyên đất, khoáng sản, việc khai thác quá mức tài nguyên
sinh vật biển ven bờ, việc làm suy giảm nguồn gien tự nhiên, việc làm suy
thoái nhiều hệ sinh thái, việc làm ô nhiễm môi trƣờng đất, và không khí trong
khi công nghiệp còn chƣa phát triển ..v...v...đã làm cho đất nƣớc phải đƣơng
đầu với những vấn đề môi trƣờng vô cùng phức tạp. Thực trạng đó nhƣ một
hồi chuông báo động về tình hình BVMT ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu phải
khẩn trƣơng đƣa sự nghiệp BVMT trở thành một trong những nhiệm vụ quan

trọng của nhà nƣớc.
Trong thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nƣớc. Trƣớc những yêu
cầu mới của sự phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ BVMT đặt ra ngày càng
cấp bách. Trong dự thảo chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000

16


của đất nƣớc, vấn đề môi trƣờng đã đƣợc coi là một vấn đề hết sức cấp bách.
Cần phải có các thay đổi cơ bản về chiến lƣợc và chính sách BVMT, phát
triển bền vững đất nƣớc. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi phải tăng cƣờng hơn
nữa sự lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi nhận thức của Đảng về nhiệm vụ BVMT
phải đầy đủ hơn nữa, phải có những chính sách, chủ trƣơng đúng đắn, kịp
thời mang tính chất định hƣớng góp phần BVMT, đẩy mạnh quá trình CNH –
HĐH đất nƣớc.
1.1.2. Chủ trương của Đảng
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, CNXH tạm
thời lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô, tuy nhiên, loài
ngƣời vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày
càng cao, tăng nhanh lực lƣợng sản xuất, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Quốc tế hoá
và khu vực hoá nền kinh tế thế giới đã và đang trở thành xu hƣớng chủ đạo,
thu hút nhiều quốc gia tham gia.
Bên cạnh đó, cộng đồng thế giới đứng trƣớc nhiều vấn đề có tính toàn
cầu nhƣ vấn đề môi trƣờng, nguy cơ bùng nổ dân số, ngăn ngừa và đẩy lùi
bệnh tật hiểm nghèo, ...không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết,
mà phải có sự hợp tác đa phƣơng.
Bối cảnh quốc tế nói trên ảnh hƣởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đến năm 1996, công cuộc đổi mới vì CNXH do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã tiến hành đƣợc 10 năm, gặt hái đƣợc nhiều
thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nƣớc thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
kinh tế xã hội, cải thiện một bƣớc đời sống vật chất của đông đảo nhân dân,
giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh đƣợc củng cố. Đồng thời,

17


thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo đƣợc nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc
CNH- HĐH đất nƣớc.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc Việt Nam cũng phải đối đầu với
nhiều thách thức. Tổng kết chặng đƣờng đổi mới 10 năm, Đảng Cộng sản
Việt nam đã rút ra một số bài học quan trọng về vấn đề phát triển kinh tế, xã
hội. Một trong những bài học ấy là “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái” [18, tr.72].
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (28/6-1/7/1996), Đảng đã
đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000 là: tập trung mọi lực lƣợng, tranh thủ thời cơ,
vƣợt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng
bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phấn
đấu đạt và vƣợt mục tiêu đƣợc đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền
vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh,
quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền
kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bƣớc phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Trong Chương trình phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi
trường sinh thái, Đảng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp BVMT là: Sử dụng

hợp lý tài nguyên và BVMT sinh thái. Tiến hành khẩn trƣơng việc điều tra ô
nhiễm môi trƣờng; điều tra, đánh giá việc khai thác không hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên gây tổn hại đến môi trƣờng và đề ra các biện pháp khắc
phục hữu hiệu. Thực hiện các dự án về cải tạo, BVMT, xây dựng các vƣờn
quốc gia, khu rừng cấm, trồng cây xanh ở đô thị và các khu công nghiệp; áp
dụng các kỹ thuật tiên tiến để xử lý các chất độc hại, chất thải. Các quy hoạch,

18


các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và các công
trình xây dựng cơ bản đều phải đƣợc xem xét đánh giá về mặt tác động đối
với môi trƣờng và có biện pháp xử lý. Giải quyết dứt điểm tình trạng suy
thoái môi trƣờng do các cơ sở sản xuất gây ra. Ngăn chặn tận gốc việc gây ô
nhiễm môi trƣờng, trƣớc hết là nƣớc và không khí trong quá trình CNH- HĐH
đất nƣớc. Đƣa diện tích phủ xanh đất trống lên đạt mức an toàn sinh thái, bảo
toàn đa dạng sinh học ở đất liền và ở biển. Bảo đảm môi trƣờng lao động, sinh
hoạt cho con ngƣời ở các khu công nghiệp, các đô thị, vệ sinh môi trƣờng
nông thôn. Tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng ở tất cả các lĩnh vực,
tăng cƣờng điều kiện bảo đảm thực hiện Luật BVMT.
Với đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, hoạt động BVMT của Việt Nam
đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, đã xuất hiện những gƣơng ngƣời tốt,
việc tốt về BVMT. Tuy nhiên, việc BVMT ở Việt Nam hiện chƣa đáp ứng
yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn
chung môi trƣờng vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng.
Việc thi hành pháp luật BVMT chƣa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ và
giữ gìn môi trƣờng công cộng chƣa trở thành thói quen trong cách sống của
đại bộ phận dân cƣ.
Rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đất
đai bị xói mòn và thoái hoá; đa dạng sinh học trên đất liền và dƣới biển đều bị

suy giảm. Nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn
kiệt, vùng biển đã bắt đầu bị ô nhiễm. Nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô
nhiễm do nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn... Điều kiện vệ sinh môi trƣờng ở
nông thôn hạn chế, tiêu chuẩn an toàn lao động và an toàn thực phẩm bị vi
phạm. Các sự cố môi trƣờng ngày càng gia tăng.
Việc gia tăng dân số, việc di dân tự do diễn ra ồ ạt và không kiểm soát
đƣợc, việc khai thác có tính chất huỷ diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và

19


dƣới nƣớc, việc phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng liên quan đến
môi trƣờng mà Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra cho năm 2000 nhƣ: phủ xanh
40% diện tích rừng, bảo đảm 80% dân số đƣợc cung cấp nƣớc sạch, xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm đang là những thách thức gay gắt đối với Việt Nam.
Các vấn đề môi trƣờng toàn cầu, nhƣ biến đổi khí hậu, suy giảm tầng
ôzôn, dâng cao mực nƣớc biển, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm chất lƣợng
nƣớc của các dòng sông lớn và các thảm rừng chung biên giới, hiện tƣợng
mƣa axít, hiện tƣợng El Nino... ngày càng ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng
Việt Nam.
Trƣớc tình hình môi trƣờng ngày càng ô nhiễm và suy thoái, ngày
25/6/1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 36-CT/TW, về “Tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Bộ
Chính trị đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước,
của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh
xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã
hội trên phạm vi toàn thế giới”.
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp, các ngành cần đổi mới nhận thức, tăng
cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác BVMT, nắm vững và quán triệt các mục
tiêu, quan điểm, giải pháp sau:

Mục tiêu: Ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng, phục hồi và cải thiện môi
trƣờng của những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học,
từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng ở các khu công nghiệp, đô thị và
nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.
Phấn đấu đến năm 2000 phải đạt đƣợc các mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng mà
Đại hội VIII của Đảng đã đề ra.
Các quan điểm cơ bản của Bộ Chính trị là:

20


- BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
- BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối,
chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các
ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp CNH- HĐH đất nƣớc.
- Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp
với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên.
- Kết hợp phát huy nội lực với tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong BVMT
và phát triển bền vững.
Nhƣ vậy, ngay từ đầu Đảng đã rất quan tâm đến vấn đề BVMT. Thông
qua Chỉ thị số 36-CT/TW, về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Đảng đã xác định cụ thể
quan điểm, mục tiêu cũng nhƣ các giải pháp cụ thể cho công tác BVMT. Đây
đƣợc coi là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp CNH –
HĐH đất nƣớc. Chỉ thị số 36-CT/TW là văn bản đầu tiên có tính chất định
hƣớng cho công tác BVMT ở Việt Nam.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (19/4-22/4/2001) với mục tiêu:
Đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật

chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt
Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, đã nêu ra
quan điểm phát triển là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường”[19, tr. 126].
Đại hội xác định phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải
thiện môi trƣờng, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trƣờng nhân tạo với môi
trƣờng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn
chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến đổi khí hậu bất lợi và tiếp tục giải

21


quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trƣờng. Bảo vệ và cải tạo môi
trƣờng là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đi đôi với
nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi ngƣời dân. Chủ động gắn kết yêu cầu
cải thiện môi trƣờng trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình và dự án
phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trƣờng là một tiêu chí quan
trọng đánh giá các giải pháp phát triển.
Trong phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2001 – 2005, Đảng đã nêu lên định hƣớng phát triển cho vấn đề bảo vệ
và cải thiện môi trƣờng là: kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với
bảo vệ và cải thiện môi trƣờng theo hƣớng phát triển bền vững; tiến tới bảo
đảm cho mọi ngƣời dân đều đƣợc sống trong môi trƣờng có chất lƣợng tốt về
không khí, đất, nƣớc, cảnh quan và các nhân tố môi trƣờng tự nhiên khác đạt
chuẩn mực tối thiểu do nhà nƣớc quy định. Trƣớc mắt, tập trung giải quyết
tình trạng suy thoái môi trƣờng ở các khu công nghiệp, các khu dân cƣ đông
đúc, chật chội ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn. Kiểm soát ô
nhiễm và ứng cứu sự cố môi trƣờng do thiên tai lũ lụt gây ra; có kế hoạch cải
tạo, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trƣờng trên các dòng sông, hồ ao, kênh

mƣơng... Thực hiện các dự án về cải tạo, BVMT: xây dựng vƣờn quốc gia,
khu rừng cấm, trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn
gen di truyền, xây dựng các công trình làm sạch môi trƣờng.
Đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp
CNH - HĐH; tiết kiệm và tiết chế sử dụng tài nguyên không tái tạo đƣợc.
Tăng cƣờng kiểm tra và giám sát môi trƣờng trong từng dự án đầu tƣ và từng
quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các vùng lãnh thổ. Áp dụng các
công nghệ và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trƣờng.
Đại hội đã đề ra định hƣớng, cơ chế, chính sách và các giải pháp chủ
yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001- 2005. Trong đó vấn đề BVMT đƣợc

22


Đảng quán triệt: hình thành khung pháp luật, chính sách về bảo vệ và cải
thiện môi trƣờng theo hƣớng gắn chính sách kinh tế với chính sách BVMT;
huy động sự tham gia và đóng góp của mọi tầng lớp dân cƣ, của doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội vào lĩnh vực BVMT; tổ chức thực hiện các quy
định pháp luật về môi trƣờng, các chính sách môi trƣờng thích hợp, nhất là
chính sách thuế, phí môi trƣờng, các loại quỹ môi trƣờng …
Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn
yếu kém. Nhiều vấn đề xã hội môi trƣờng đặt ra rất bức xúc. Môi trƣờng đô
thị, khu công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày
càng nặng. Cơ chế chính sách về môi trƣờng còn thiếu đồng bộ, nhận thức về
BVMT của cộng đồng dân cƣ còn nhiều hạn chế.
Nếu trƣớc kia nhận thức của Đảng về vấn đề BVMT còn chƣa cụ thể và
chƣa có những đƣờng lối chính sách cụ thể, kịp thời thì ở thời kỳ 1996- 2004
nhận thức của Đảng về nhiệm vụ BVMT từng bƣớc cụ thể và toàn diện hơn.
Những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng ngày càng phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và xu thế chung của thế giới. Chỉ thị 36 của

Bộ Chính trị ban hành ngày 25 - 6 - 1998 đã đánh dấu sự chuyển biến trong
nhận thức của Đảng về nhiệm vụ BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc.
Lần đầu tiên BVMT đƣợc coi là vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại.
Đồng thời Chỉ thị đã vạch ra những giải pháp cụ thể để tiến hành công tác
BVMT. Đến Đại hội IX (2001), Đảng đã xác định phải kết hợp hài hoà giữa
phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng theo hƣớng phát
triển bền vững. Lần đầu tiên phát triển bền vững đã trở thành quan điểm của
Đảng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nhìn chung nhận thức của Đảng về nhiệm
vụ BVMT chƣa thực sự đầy đủ và toàn diện.
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng
1.2.1. Về mặt tổ chức

23


×