Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn thạc sĩ sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.51 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HẰNG NGA

SÁP NHẬP, HỢP NHẤT PHÁP NHÂN LÀ
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

i

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HẰNG NGA

SÁP NHẬP, HỢP NHẤT PHÁP NHÂN LÀ
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số
: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY

Hà Nội – 2017
ii

z


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM THỊ HẰNG NGA

i

z


MỤC LỤC
Lời mở đầu .................................................................................................................1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là
ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay ........................................6

1.1 Một số vấn đề lý luận về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương
mại ..............................................................................................................................6
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng
thương mại .................................................................................................................6
1.1.2..Nguyên nhân dẫn đến việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng
thương mại ...............................................................................................................18
1.1.3..Mục đích của việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại20
1.1.4. Vai trò của việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại ..22
1.2.Một số vấn đề lý luận về pháp luật trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp
nhân là ngân hàng thương mại .................................................................................24
1.2.1.Khái niệm pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương
mại ............................................................................................................................24
1.2.2.Đặc điểm pháp luật, nguyên tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động sáp nhập, hợp
nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại ...............................................................26
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện nay trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp
nhân là ngân hàng thương mại .................................................................................33
2.1.Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân
hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay ..................................................................33
2.1.2.Các trường hợp sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM bị cấm .................36
ii

z


2.1.3.Trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM ............................37
2.1.4.Quy định của pháp luật về định giá tài sản góp vốn vào NHTM ...................38
2.2.Những thành tựu đạt được của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là
ngân hàng thương mại – Liên hệ một số nước trên thế giới ....................................41
2.2.1 Những thành tựu đạt được của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân
là ngân hàng thương mại .........................................................................................41

2.2.2 Liên hệ một số nước trên thế giới ...................................................................43
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm ............................................................................49
2.3.Những hạn chế trong các quy định của pháp luật về việc sáp nhập, hợp nhất
pháp nhân là ngân hàng thương mại ........................................................................51
2.4.Những khó khăn cản trở hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM
trên thực tế................................................................................................................59
2.4.1.Những lo ngại về lợi ích cá nhân bị suy giảm của đội ngũ lãnh đạo NHTM là
một trong những nguyên nhân cản trở hoạt động sáp nhập, hợp nhất ...................59
2.4.2.Các hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình sáp nhập, hợp nhất còn rất hạn
chế ............................................................................................................................60
2.4.3.Nguồn nhân lực cấp cao tham gia vào hoạt động quản trị NHTM sau sáp
nhập, hợp nhất trở nên thiếu hụt nghiêm trọng .......................................................60
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động
sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay ......64
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân
hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay ....................................................................64
3.1.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân
là ngân hàng thương mại .........................................................................................64
3.1.2 Những nguyên tắc trong việc hoàn thiện pháp luật về sáp nhập, hợp nhất
pháp nhân là ngân hàng thương mại .......................................................................65
iii

z


3.1.3 Định hướng hoàn thiệnpháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân
hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay ....................................................................67
3.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sáp nhập, hợp nhất
pháp nhân là ngân hàng thương mại ........................................................................69
3.2.1 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong q trình thực thi

pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại ..................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81

iv

z


Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, nhất là sau những năm hội nhập kinh tế quốc tế,
hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, tăng
trưởng nhanh về số lượng cũng như chất lượng, mở rộng mạng lưới hoạt động
rộng khắp cả nước, tạo tiền đề vững chắc cho Việt Nam chuyển sang nền kinh tế
thị trường, đồng thời đóng góp to lớn cho q trình tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công khi hội nhập, các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như vốn điều lệ và tính thanh khoản
thấp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị cịn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế… Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách là phải tái
cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại. Khi yêu cầu tái cấu trúc đặt ra, quá
trình sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thành công sẽ giúp các doanh nghiệp nâng
cao sức mạnh toàn diện, lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu
nền kinh tế.
Pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là doanh nghiệp nói chung và
trong lĩnh vực ngân hàng thương mại đã được quy định tại một số văn bản pháp
luật. Những quy định này đã đáp ứng được u cầu chưa? Có những ưu điểm hay
hạn chế gì? Phương hướng khắc phục ra sao? Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này
là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Trong khuôn khổ đề tài này, tơi sẽ phân tích các vấn đề pháp lý của việc
sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam


1

z


hiện nay, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số giải pháp đề xuất
hoàn thiện các quy định cuả pháp luật hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Làm rõ những vấn đề lý luận về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân và tính khả
thi của việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất cách thức quản lý cũng như hành lang
pháp lý của việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về pháp nhân, ngân hàng thương mại
- Làm rõ bản chất của việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân.
- Phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc thiết lập quy định về
việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân
- Phân tích thực trạng sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
- Phân tích quy định về việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng
thương mại tại các nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc và đưa ra phân tích một
số vụ việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại điển hình.
2

z



- Xác định tính khả thi trong việc áp dụng các quy định đó tại Việt Nam.
- Kiến nghị và đưa ra các giải pháp để áp dụng quy định về việc sáp nhập,
hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam.
3. Tính mới và đóng góp của đề tài.
Trong thời gian qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề sáp
nhập, hợp nhất ngân hàng nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu riêng lẽ nào về
vấn đề sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngân hàng trong việc
xây dựng và thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất theo quy định của pháp luật. Ngồi
ra, luận văn cịn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy,
nghiên cứu ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương
mại.
Phạm vi nghiên cứu: Sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương
mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
5. Tổng quan tài liệu:

3

z


- Các quy định pháp luật về việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân
hàng thương mại tại các trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc.
- Các tài liệu, bài giảng về việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng
thương mại của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Các quy định của pháp luật Việt Nam về việc sáp nhập, hợp nhất pháp
nhân là ngân hàng thương mại.
2. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Các vấn đề lý luận về việc sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng
thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện từ góc độ lý luận chung về việc sáp
nhập, hợp nhất pháp nhân và từ góc độ pháp nhân là ngân hàng thương mại theo
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp,
lịch sử, so sánh, thống kê v.v...
2.3. Địa điểm nghiên cứu:
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết cấu chính của Luận văn gồm có ba phần:
4

z


Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp
nhân là ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện nay trong hoạt động sáp nhập, hợp
nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong
hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại ở Việt Nam
hiện nay

5


z


Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp
nhân là ngân hàng thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
1.1 Một số vấn đề lý luận về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân
hàng thƣơng mại
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là
ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm pháp nhân là ngân hàng thương mại
“Ngân hàng thương mại” (NHTM) được coi là một định chế tài chính ra
đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể
và sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch
vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và
đời sống con người. Do đó, NHTM là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất
hàng hóa trong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong
nền kinh tế.
Để đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về NHTM phải dựa vào tính chất và
mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đơi khi cịn phải kết hợp
tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Theo Luật Ngân hàng của Pháp năm
1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường
xuyên nhận của cơng chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà
họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài
chính”. Hay Luật Ngân hàng của Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở
nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”. Như vậy, mặc dù có
nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, tùy thuộc vào tập
6

z


quán


pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu vào phân tích,
khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, ta có thể nhận thấy rằng: Tất cả các
NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác – tiền gửi khơng
kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch
vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.
Ở Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện
nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
mọi người bình đẳng trước pháp luật và được tự do kinh doanh. Điều 4 Luật các
Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trên cơ sở đó, có thể nhận
thấyở Việt Nam hiện nay có các loại hình ngân hàng sau: Ngân hàng thương mại
nhà nước; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng
phát triển; Ngân hàng đầu tư; Ngân hàng chính sách; Ngân hàng hợp tác; Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng thương mại nhà nước: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ
đạo trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng này được nhà nước cấp
vốn và hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài việc tiến hành kinh doanh
bình thường như: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác,… ngân hàng còn
phải thực hiện các nhiệm vụ khi nhà nước giao.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và
hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần. Vốn do các cổ đơng đóng góp, trong đó
có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng
góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại
nhỏ hơn ngân hàng thương mại Nhà nước về quy mơ nhưng về số lượng thì nhiều
7


z


hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới cơng nghệ nhằm mục
tiêu hội nhập.
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng
liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của một bên là ngân hàng Việt Nam và bên cịn
lại là ngân hàng nước ngồi. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có
trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy
định liên quan của pháp luật.
- Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là tập
trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung, dài hạn vì sự phát triển. Hoạt
động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án.
- Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng này hoạt động với mục tiêu đầu tư trung,
dài hạn và cũng vì sự phát triển nhưng thơng qua hình thức đầu tư gián tiếp qua
các giấy tờ có giá.
- Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà
nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm sở hữu Nhà nước và sở
hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ những chính sách
của Nhà nước. Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
- Ngân hàng hợp tác: Đây là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể,
được các thành viên tự nguyện lập khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục
tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng
nước ngồi, khơng có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm
chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của
toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển hài hòa cho tất cả các thành phần kinh
8


z


tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.Mỗi sự giao động của Ngân hàng
đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy, sự hoạt
động có hiệu quả của NHTM thơng qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự
là cơng cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Về khái niệm “Pháp nhân”, “Pháp nhân” ở đây được hiểu là một tổ chức
có đủ các điều kiện sau: (1).Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc
luật khác có liên quan; (2).Cơ cấu tổ chức phải có cơ quan điều hành. Tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong
điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân; (3).Có tài sản
độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình; (4).Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp
nhân bao gồm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại(theo Điều 74
Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực vào
ngày 01/01/2017 quy định).
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận định “Ngân hàng thương
mại” được coi một pháp nhân.Bởi chủ thể này đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về
cơ cấu tổ chức, tài sản độc lập, tư cách chủ thể độc lập và cũng được thành lập
theo quy định của pháp luật điều chỉnh.
1.1.1.2.Khái niệm sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương
mại
*/ Khái niệm sáp nhập pháp nhân là ngân hàng thương mại
Về mặt khái niệm, theo từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính: “Sáp
nhập” (Mergers) là hình thức kết hợp mà hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng loại
9

z



(gọi là doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập) để trở thành một
doanh nghiệp lớn hơn, thường được thực hiện thông qua sự chủ động của các bên,
trong đó doanh nghiệp bị sáp nhập chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác – doanh nghiệp nhận sáp
nhập.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, “sáp nhập” được xem xét và điều
chỉnh dưới nhiều góc độ, được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật do các cơ
quan có chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau soạn thảo và
ban hành. Cụ thể như sau:
Khái niệm “sáp nhập” hiện nay được quy định tại một số các văn bản pháp
luật. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định về Sáp nhập pháp nhân tại Điều 89
như sau: “1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được
sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).2. Sau khi
sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự
của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập”. Theo
đó, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác và kết quả của
việc sáp nhập pháp nhân là pháp nhân được sáp nhập chấm dứt sự tồn tại; các
quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho
pháp nhân sáp nhập.
Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014có quy định: “Một hoặc một số
cơng ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một cơng ty khác
(sau đây gọi là cơng ty sáp nhập) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của công ty bị sáp nhập”. Cách thức sáp nhập giữa các công ty là một hoặc một số
10

z



cơng ty chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty
nhận sáp nhập. Sau khi sáp nhập thì cơng ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại.
Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng đưa ra khái niệm về sáp nhập nhưng chủ
thể sáp nhập trong Luật Cạnh tranh là các doanh nghiệp, rộng hơn chủ thể sáp
nhập trong Luật Doanh nghiệp là các công ty. Hơn nữa, sáp nhập trong Luật
Doanh nghiệp được đề cập đến trong chương tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh
nghiệp trong khi sáp nhập trong Luật Cạnh tranh được đề cập đến trong mục tập
trung kinh tế.Khoản 1 Điều 17 Luật Cạnh tranh quy định: “Sáp nhập doanh nghiệp
là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. Sáp nhập doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh
được nghiên cứu dưới góc độ tập trung kinh tế. Tương tự như sáp nhập công ty
trong Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác và kết quả là sự tồn
tại củ doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt.
Mặt khác, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2015/TT-NHNN của Ngân hàng
Nhà nước quy định: “Sáp nhập TCTD là việc một hoặc một số TCTD (sau đây gọi
là TCTD bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
sang một TCTD khác (sau đây gọi là TCTD nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của TCTD bị sáp nhập”. Các TCTD thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư bao gồm: NHTM; Cơng ty tài chính; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc tổ chức lại tổ chức tín dụng (quy định tại Điều 2 Thông tư này). Sáp nhập
TCTD là trường hợp đặc biệt của sáp nhập doanh nghiệp. Khi một TCTD sáp nhập
vào TCTD khác thì tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được
chuyển cho bên đối tác (TCTD nhận sáp nhập) và TCTD bị sáp nhập cũng đồng
11

z



thời chấm dứt sự tồn tại của mình. TCTD sau sáp nhập là sự kết hợp của TCTD bị
sáp nhập và TCTD nhận sáp nhập.
Bản thân NHTM là một pháp nhân. Bên cạnh đó, NHTM lại thuộc nhóm
các TCTD. Do đó, có thể định nghĩa “sáp nhập pháp nhân là ngân hàng thương
mại” như sau: Sáp nhập pháp nhân là NHTM là hình thức một hoặc một số NHTM
(sau đây gọi là NHTM bị sáp nhập) sáp nhập vào một NHTM khác (sau đây gọi là
NHTM sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp sang NHTM nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của NHTM bị
sáp nhập.
*/ Khái niệm hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại
Khái niệm “hợp nhất” (Consolidation) là khái niệm chỉ hai hay một số
doanh nghiệp cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để
hình thành một doanh nghiệp hoàn toàn mới, với tên gọi mới, chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp cũ (theo từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính).
Tương tự như khái niệm sáp nhập, khái niệm hợp nhất cũng được đề cập
đến trong một số các văn bản pháp luật như: Khái niệm về hợp nhất pháp nhân
trong Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13; Khái niệm hợp nhất doanh nghiệp quy
định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Cạnh tranh 2004; Khái niệm hợp nhất
các TCTD được quy định trong Thông tư36/2015/TT-NHNN.
Điều 88 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định: “1. Các pháp nhân có
thể hợp nhất thành một pháp nhân mới. 2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ
chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ
dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới”. Như vậy, việc
hợp nhất giữa các pháp nhân dẫn đến hậu quả là chấm dứt sự tồn tại của các pháp
nhân cũ và các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao
cho pháp nhân mới.
12

z



Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng có quy định: “ Hai hoặc
một số công ty (sau đây gọi là cơng ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một
công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các
cơng ty bị hợp nhất”. Theo đó, một cơng ty mới hình thành sau hợp nhất, các cơng
ty cũ sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Tất cả tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp của cơng ty bị hợp nhất được chuyển giao cho công ty hợp nhất.
Luật Cạnh tranh 2004 đưa ra khái niệm về hợp nhất tại Khoản 2 Điều 17
như sau: “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một
doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp
nhất”. Có thể nhận thấy, hợp nhất doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh được quy
định giống với Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hợp nhất doanh nghiệp trong Luật
Cạnh tranh được coi là một hoạt động tập trung kinh tế cịn trong Luật Doanh
nghiệp coi hợp nhất cơng ty là một trong các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp.
Mặt khác, Luật Cạnh tranh đưa ra khái niệm hợp nhất đối với các chủ thể là doanh
nghiệp sẽ bao quát hơn các chủ thể hợp nhất trong Luật Doanh nghiệp là các cơng
ty.
Bên cạnh đó, Thơng tư 36/2015/TT-NHNN quy định tại Khoản 2 Điều 3
như sau: “Hợp nhất TCTD là việc hai hoặc một số TCTD (sau đây gọi là TCTD bị
hợp nhất) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình
thành một TCTD mới (sau đây gọi là TCTD hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn
tại của các TCTD bị hợp nhất”. Như vậy, định nghĩa hợp nhất TCTD quy định tại
Thông tư 36 là trường hợp cụ thể hóa các định nghĩa hợp nhất quy định trong các
văn bản pháp luật trên. Các TCTD hợp nhất với nhau và có một TCTD mới được
hình thành. TCTD mới này kế thừa tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
13

z



pháp của các TCTD ban đầu. Còn các TCTD bị hợp nhất thì chấm dứt sự tồn tại
của mình.
Cũng như khái niệm sáp nhập pháp nhân là NHTM, khái niệm hợp nhất
pháp nhân là NHTM cũng chưa được quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật
nào. Căn cứ vào quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, có thể đưa ra định
nghĩa khái quát về hợp nhất pháp nhân là NHTM như sau: Hợp nhất pháp nhân là
NHTM là hình thức hai hoặc một số NHTM (sau đây gọi là NHTM bị hợp nhất)
hợp nhất thành một NHTM mới (sau đây gọi là NHTM hợp nhất) bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang NHTM hợp nhất,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các NHTM bị hợp nhất.
Việc hợp nhất pháp nhân là NHTM sẽ dẫn đến hình thành một NHTM
mới, NHTM này là sự kết hợp của các NHTM thành viên. Các NHTM thành viên
sẽ chấm dứt sự tồn tại. Việc hợp nhất này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự số
91/2015/QH13; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Cạnh tranh 2004; Thông tư
36/2015/TT-NHNN.
1.1.1.3 Đặc điểm của sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng
thương mại
Sáp nhập và hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại là hai hoạt động
khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, chủ thể của sáp nhập, hợp nhất ở đây là các NHTM; toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của NHTM bị sáp nhập, hợp nhất được
chuyển cho NHTM sáp nhập (trường hợp sáp nhập), hoặc được chuyển cho
NHTM hợp nhất (trường hợp hợp nhất). NHTM bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất sẽ
chấm dứt sự tồn tại cững như tư cách chủ thể của mình.
Thứ hai, sáp nhập, hợp nhất NHTM có thể thực hiện trên cơ sở tự nguyện
hoặc bắt buộc. Tự nguyện sáp nhập, hợp nhất là việc các NHTM tự nguyện sáp
14

z




×