Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI THẢO LUẬN kế TOÁN tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.04 KB, 15 trang )

BÀI THẢO LUẬN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
Nhóm Bánh rán- Ca2 Thứ 5 C10B
Chủ đề 1 : Chiết khấu giấy tờ có giá
I.Lý thuyết chung:
1. Khái niệm:
- Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ mua lại giấy tờ có giá từ người thụ hưởng
trước khi đến hạn thanh toán.
- Chiết khấu là loại hình tín dụng gián tiếp, trong đó ngân hàng sẽ trả trước cho các
giấy tờ có giá khi chưa đến hạn với điều kiện người xin chiết khấu phải chuyển
nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho ngân hàng.
2. Ý nghĩa
Người xin chiết khấu :
-Chuyển đổi giấy tờ có giá thành tiền một cách nhanh nhất.
Ngân hàng chiết khấu
- Mang lại thu nhập cho ngân hàng.
- Tăng dự trữ thứ cấp của ngân hàng.
3. Đối tượng chiết khấu:
• Hối phiếu đòi nợ
• Hối phiếu nhận nợ
• Séc
• Tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái:
- Trả lãi sau.
- Trả lãi trước.
- Trả lãi định kỳ.
4. Điều kiện chiết khấu đối với giấy tờ có giá:
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người xin chiết khấu.
- Chưa đến hạn thanh toán.
- Hợp lệ, hợp pháp, được phép chuyển nhượng.
- Phù hợp về nội dung, nguyên vẹn về hình thức.
- Khả năng thanh toán khi giấy tờ có giá đáo hạn phải được đảm bảo
5. Phương thức chiết khấu:


• Chiết khấu hẳn (không hoàn lại):
- Là chiết khấu toàn bộ thời hạn hiệu lực còn lại của giấy tờ có giá, là hình thức
mua hẳn giấy tờ có giá từ người sở hữu.
- Người xin chiết khấu phải chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho
ngân hàng ngay thời điểm chiết khấu.
- Khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán, đơn vị phát hành sẽ thanh toán cho
ngân hàng.
• Chiết khấu có kỳ hạn ( có hoàn lại) :
- Là chiết khấu một phần thời hạn hiệu lực còn lại của giấy tờ có giá, là hình
thức mua có thời hạn giấy tờ có giá từ người sở hữu.
- Người xin chiết khấu cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá vào thời điểm đến hạn
chiết khấu.
- Khi đến hạn chiết khấu, KH không mua lại giấy tờ có giá thì NH là chủ sở hữu
hợp pháp được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá đó.
II, Trả lời câu hỏi
Bài 1.
1. Bản chất của chiết khấu giấy tờ có giá: thực chất là việc TCTD mua lại các
giấy tờ có giá của khách hàng trước khi đến hạn thanh toán với mức giá có
chiết khấu
Giá mua = mệnh giá – lãi suất chiết khấu –phí chiết khấu
2. Các loại chiết khấu:
• Chiết khấu hẳn (toàn bộ thời hạn):là phương thức mua hẳn hay mua dứt giấy tờ
có giá theo giá có khiết khấu do các bên thỏa thuận. Trong suốt thời gian sở hữu
giấy tờ có giá, TCTD có quyền sở hữu tuyệt đối và trọn vẹn, nghĩa là không bị
giới hạn về khả năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với giấy tờ có giá đã
mua của khách hàng. Trong chiết khấu hẳn có 2 loại:
- Chiết khấu truy đòi: NH sẽ đòi nợ người đề nghị chiết khấu hoặc những
người kí hậu chuyển nhượng trước đó (nếu có) nếu người nhận nợ trên
giấy tờ có giá không trả được nợ
- Chiết khấu miễn truy đòi: NH sẽ xử lí rủi ro tương tự như cho vay thông

thường nếu người nhận nợ trên giấy tờ có giá không trả được nợ.
• Chiết khấu có kỳ hạn (bán và mua lại): Là thỏa thuận theo đó tổ chức tín dụng
cam kết mua giấy tờ có giá của khách hàng theo giá chiết khấu do các bên thỏa
thuận và khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó từ TCTD trong một
thời hạn nhất định, trước khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá.
3. Theo anh chị có trường hợp nào ngân hàng thương mại chiết khấu (mua
lại) giấy tờ có giá của khách hàng nhưng không nên hoạch toán vào khoản mục
cho vay và phải thu không?
Vì tùy theo loại giấy tờ có giá được mua bán và mục đích nắm giữu của
Ngân Hàng mà có thể xếp khoản đầu tư này là cho vay khách hàng hoặc đầu tư
chứng khoán
> Có trường hợp ngân hàng thương mại chiết khấu (mua lại) giấy tờ có giá
của khách hàng nhưng không nên hoạch toán vào khoản mục cho vay và phải
thu mà sẽ hạch toán vào khoản mục đầu tư chứng khoán: Đó là loại chiết khấu
hẳn, với mục đích ngân hàng nắm giữ để kinh doanh.
4.Nếu chiếu theo quy định của IAS 32 về các loại tài sản tài chính, tài sản tài
chính phát sinh từ giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá nên được phân loại để ghi
nhận lần đầu như thế nào?
Chiết khấu có giá sẽ được phân loại và ghi nhận là:
TK 22 :chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá đối với các
TCKT, cá nhân trong nước
TK 221: chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng VND
TK 222: chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
Bài 2. Giả định là trả lãi sau, khi đến hạn mới thanh toán cả lãi và gốc.
1/10/200X Hạch toán nợ gốc cho vay:
Nợ 2211: 100- 2x1,2%x100=97,6
Có 1011: 97,6
Hàng tháng hạch toán thu lệ phí chiết khấu:
Nợ 1011: 100×1% = 1
Có 717: 100×1% = 1

Tính và hạch toán lãi dự thu hàng kì hàng tháng:
Nợ 3941: 100×1,2%= 1,2
Có 702 :1,2
Giấy tờ có giá đến hạn :
Nợ 1011: 100
Có 2211: 97.6
Có 3941: 1,2×2 = 2,4
Bài 3.
1/3/200X:
Nợ 1011: 200
Có 431: 200
hàng tháng dự trả lãi:
Nợ 803: 200.8%/12= 1,33
Có 492: 1,33
Khi khách hàng đến xin chiết khấu kỳ phiếu:
15/10/200X:
Nợ 2211: 200 - 10%/12x(200+1,33x7,5)x1,5=197,375
Có 1011: 197,375
Tính và hạch toán lãi dự thu:
10/200X:
Nợ 3941: 10%x(200+1,33x7,5)x0,5:12=0.875
Có 702: 0,875
11/200X:
Nợ 3041: 10%x(200+1,33x7,5):12=1,75
Có 702: 1,75
Giấy tờ có giá đến hạn: 1/12/200X:
Hạch toán trả lãi và nợ gốc:
Nợ 431: 200
Nợ 492: 12
Có 1011: 212

Nhận lại khoản chiết khấu :
Nợ 1011: 200
Có 2211: 197,375
Có 3491: 2,625
Chủ đề 2 : Hợp đồng bán và mua lại (repos)
I.Bản chất của hợp đồng bán và mua lại
-Hợp đồng bán và mua lại là giao dịch mua/bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử
dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua
và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời
gian thỏa thuận nhất định với CTCK. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là
việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp. Gồm:
• Giao dịch bán giấy tờ có giá có cam kết mua lại (Repo): là giao dịch bán giấy
tờ có giá trong đó người bán cam kết mua lại giấy tờ có giá đó của khách hàng vào
một ngày xác định trong tương lai ở một mức giá xác định được thỏa thuận trước.
• Giao dịch mua giấy tờ có giá có cam kết bán lại (Reverse Repo):là giao dịch
mua giấy tờ có giá trong đó người mua cam kết bán lại giấy tờ có giá đó cho khách
hàng vào một ngày xác định trong tương lai ở một mức giá xác định được thỏa
thuận trước.
Repos là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ
cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán). Khi nhà
đầu tư có nhu cầu về vốn trong thời gian nhất định, mà không muốn bán chứng
khoán của mình, nhà đầu tư có thể ký hợp đồng mua bán có kỳ hạn (repo) với
CTCK, trong đó cam kết sẽ mua lại số lượng chứng khoán đã bán này từ CTCK tại
thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá xác định trước tại thời điểm bán.
Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) bản chất là
giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn và được sử dụng khá phổ biến trên thị
trường tiền tệ. Các thành viên sở hữu chứng khoán ở thời điểm nhất định có
thể thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản có thể được hỗ trợ vốn ngay
lập tức nếu thoả thuận bán một lượng chứng khoán cho thành viên khác đang
có sẵn tiền và cam kết sẽ mua lại lượng chứng khoán đó sau khoảng thời gian

nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp đồng Repo chuẩn
người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong
suốt kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số
chứng khoán đó gọi đây là hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khoán
rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp đồng mua lại đảo ngược
Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho người cho
vay chính là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn giá mua lại chứng
khoán đó. Ngoài ra, giá trị thực tế của khoản vay thường thấp hơn giá trị thị trường
của chứng khoán làm tài sản cầm cố. Phần chênh lệch này cao hay thấp phụ thuộc
mức độ an toàn của tài sản cầm cố. Ví dụ, nếu người cho vay chỉ cho vay 90% giá
trị theo thị trường của chứng khoán thì khoản chênh lệch là 10%.
Bên cạnh đó, hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua và bán hẳn do trong hợp
đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người mua trong giao dịch
Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn của hợp đồng
Repo thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu. Đặc điểm này không xuất hiện trong
các hợp đồng cho vay có tài sản cầm cố.
Nhưng hợp đồng Repo cũng có đặc điểm riêng và linh hoạt hơn các công cụ thị
trường tiền tệ khác. Thứ nhất là, người bán chứng khoán (người đi vay) có quyền
thay thế tài sản cầm cố nhưng phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với
thị trường. Thứ hai là, kỳ hạn hợp đồng ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một
cách chính xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các kỳ hạn chuẩn, phổ biến của hợp
đồng Repo là qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2 hay 3 tuần hoặc 1, 2, 3 hoặc 6 tháng.
Nhưng còn có các hợp đồng Repo mà kỳ hạn có thể được thương lượng hoặc để
mở và được duy trì liên tục cho đến khi một trong 2 bên yêu cầu chấm dứt hợp
đồng. Các hợp đồng duy trì liên tục giống với một loạt các hợp đồng Repo qua
đêm theo đó lãi suất và giá trị khoản vốn đầu tư được xem xét lại hàng ngày để
điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của thị trường. Ví dụ, nếu giá thị trường của
các chứng khoán làm tài sản cầm cố giảm dưới giá trị do 2 bên đã thoả thuận thì
người đi vay có thể sẽ bị yêu cầu hoàn trả vốn hoặc trao thêm chứng khoán.
II. Ngân hàng bán chứng khoán theo hợp đồng repos có nên dừng ghi nhận

các chứng khoán này không vì sao?
-Ngân hàng bán chứng khoán theo hợp đồng repos không nên dừng ghi nhận các
chứng khoán này. Bản chất của giao dịch bán và cam kết mua lại là ngân hàng (đối
với bên bán và mua lại) là đi vay một tổ chức tín dụng khác và cầm cố bằng tài sản
của ngân hàng. Nhưng vậy, khi xảy ra hợp đồng bán và mua lại,bên bán (và mua
lại) tiếp tục ghi nhận tìa sản được bán trong hợp đồng repos,và hạch toán lãi dự thu
(nếu có).
III.Bài tập
Giả sử trái phiếu do công ty X phát hành với lãi suất 12%/năm và trả lãi hàng năm
vào 31/12 và hạch toán lãi dự thu hàng tháng
Đơn vị: triệu đồng
1,Ngân hàng A:
• Ngày 1/03/0X:
Ghi nhận khoản đi vay,giá gốc = giábán
NợTk 111 (A): 900
CóTk 419: 900
Hàng tháng,hạch toán cộng dồn phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua coi
như chi phí lãi vay
• Ngày 31/3/0X
NợTk 802: 7,5
Có Tk493 : 7,5
+hạch toán lãi:
Nợ Tk392: 10
Có Tk703: 10
• Ngày 31/4/0X
NợTk 802: 7,5
Có Tk493 : 7,5
+hạch toán lãi:
Nợ Tk392: 10
Có Tk703: 10

Đến hạn,ngân hàng A thanh toán
NợTk 419: 900
Nợ Tk 493 : 15
CóTk 111(A): 915
2, Ngânhàng B :
• Ngày 1/03/0X :
NợTk 201: 900
CóTk 111 (B): 900
Hạch toán toàn bộ giá trị của những chứng khoán nhận được theo thỏa thuận
vào tài khoản ngoại bảng
Nợ Tk996 : 1000
Hàng tháng,hạch toán cộng dồn phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua coi
như thu nhập
• Ngày 31/03/0X :
NợTk394 : 7,5
CóTk 702: 7,5
• Ngày 31/4/0X
NợTk394 :7,5
CóTk 702 : 7,5
+ Nhận được tiền thanh toán từ A :
NợTk 111(B): 915
CóTk 201 : 900
Có Tk 394 :15
Ghi giảm giá trị tài sản ngoại bảng
NợTk996 : 1000
Chủ đề 3 : Kế toán cho vay đồng tài trợ
I>Khái niệm
-Đối với các dự án lớn, thời hạn vay dài, các TCTD có thể tham gia cho vay
đồng tài trợ. Theo phương thức này, có một nhóm các TCTD gồm TCTD đầu
mối và các TCTD thành viên cùng tham gia cấp vốn cho vay và cùng chia sẻ rủi

ro trên cơ sở số vốn của mình. Các TCTD thành viên sẽ thông qua TCTD đầu
mối để giải ngân cho khách hàng. Trách nhiệm theo dõi, giám sát khoản tín
dụng có thể do TCTD đầu mối đảm nhiệm hoặc các TCTD cùng chịu trách
nhiệm.
Việc hạch toán thu nợ, thu lãi, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng, …hoàn
toàn giống các khoản cho vay thông thường. Điểm cần lưu ý trong kế toán cho
vay đồng tài trợ là các nghiệp vụ luân chuyển vốn giữa các TCTD và việc hạch
toán phí quản lý của TCTD đầu mối.( nếu có sẽ được hạch toán vào thu nhập)
Tóm tắt quá trình hạch toán
II)Bài tập
Tại TCTD thành viên Tại TCTD đầu mối
1) Khi chuyển vốn sang TCTD đầu mối
Nợ TK Góp vốn cho vay đồng tài trợ
Có TK Thích hợp( TM, TT vốn…)
2) Khi nhận được vốn do các TCTD thành
viên chuyển sang:
Nợ TK thích hợp (TM, TT vốn…)
Có TK Nhận vốn CV đồng tài trợ
4) Khi nhận được bảng kê từ TCTD đầu
mối báo đã cho khách hàng vay đồng tài
trợ bằng vốn của mình, kế toán ghi:
Nợ TK Cho vay KH
Có TK Góp vốn đồng tài trợ
-TCTD tiến hành tính và hạch toán lãi dự
thu, trích lập dự phòng khoản cho vay
đồng tài trợ tương tự như khoản cho vay
thông thường.
3) Khi giải ngân cho khách hàng vay:
-Đối với số vốn của mình:
Nợ TK Cho vay khách hàng

Có TK Thích hợp( TG nhà cung cấp,
TM)
-Đối với số tiền của TCTD thành viên:
Nợ TK nhận vốn CV đồng tài trợ
Có TK thích hợp
Nhập 982 – Cho vay theo HĐ đồng tài
trợ. Đồng thời báo sang TCTD thành
viên về việc giải ngân. Trường hợp giải
ngân nhiều lần, có thể hạch toán qua TK
359-Các khoản phải thu khác, để tiện
theo dõi.
5) Khi thu hồi vốn cho vay đồng tài trợ:
Nợ TK thích hợp(TG của khách hàng)
Có TK CV khách hàng: số thu nợ của
mình
Có TK Các khoản chờ thanh toán khác:
số tiền thu nợ cho thành viên
6) Chuyển trả phần góp vốn thu được cho
TCTD thành viên:
Nợ TK Các khoản chờ thanh toán khác
Có TK Thích hợp
Xuất 928- cho vay theo HĐ đồng tài trợ
7) Ghi nhận tiền trả nợ từ khoản cho vay đồng tài
trợ
Nợ TK thích hợp
Có TK Cho vay KH
Cho vay đồng tài trợ
Đơn vị: tỷ đồng
a. Xử lý các nghiệp vụ ở các ngân hàng liên quan từ ngày 1/4/200X đến
31/7/200X

+) Tại ngân hàng A và ngân hàng C
1/4/200X: chuyển tiền cho ngân hàng B
N TK 381: 3
C TK 1011 : 3
15/4/200X: Được thông báo về số tiền 3 tỷ được giải ngân
N TK 21(nhóm 1): 3
C TK 381: 3
30/4/200X: dự lãi được nhận
N TK 394: 3*14%*15/360 = 0,0175
C TK 702: 0,0175
Dự lãi được nhận vào các ngày 31/5 và 30/6
N TK 394: 3*14%*1/12 = 0,035
C TK 702: 0,035
17/7/200X: nhận tiền trả lãi 3 tháng từ ngân hàng đầu mối
N TK 1011: 0,105
C TK 394: 0,0175 + 0,035*2 = 0,0875
C TK 702: 3*14%*15/360 = 0,0175
31/7/200X: hạch toán lãi được nhận
N TK 394: 3*14%*15/360 = 0,0175
C TK 702: 0,0175
+) Tại ngân hàng B (ngân hàng đầu mối)
1/4/200X: Nhận tiền từ ngân hàng A và ngân hàng C
N TK 1011: 6
C TK 481: 6
15/4/200X: Giải ngân cho khách hàng
N TK 2111: 4
N TK 481: 6
C TK 1011: 10
Theo dõi ngoại bảng
N TK 982: 6

31/4/200X Dự lãi được nhận
N TK 394: 4*14%*15/360 = 0,0233
C TK 702: 0,0233
Dự trả lãi vào các ngày 31/5 và 30/6
N TK 394: 4*14%*1/12 = 0,0467
C TK 702: 0,0467
15/7/200X nhận được tiền trả lãi của khách hàng
N TK 4212/KH: 10*14%*3/12 = 0,35
C TK 394: 0,0467*2+0,0233*2 = 0,14
C TK 459: 0,21
17/7/200X chuyển tiền cho ngân hàng A và C
N TK 459: 0,21
C TK 1011: 0,21
31/7/200X hạch toán lãi nhận được
N TK 394: 4*14%*15/360 = 0,0233
C TK 702: 0,0233
b. Việc phân loại nợ trong cho vay đồng tài trợ được thực hiện như sau:
Tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho
vay hợp vốn và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng
tham gia cho vay hợp vốn.
Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có 1 hoặc 1 số các khoản nợ khác tại tổ
chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không
cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối
phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ
dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào
nhóm nợ do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín
dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao
hơn.
Giả sử cuối quý 3 năm 200X, khoản vay được ngân hàng A và ngân hàng C
xếp ở nhóm 2, ngân hàng B xếp ở nhóm 3 thì theo các phân loại nợ trong

cho vay đồng tài trợ, khoản vay trên được xếp cuối cùng vào nhóm 3.
Ảnh hưởng của việc phân loại lại nợ
+) Tại ngân hàng A và C
Các nghiệp vụ ở các ngân hàng liên quan từ ngày 1/4/200X đến 31/7/200X
hạch toán như ý a)
-30/9/200X, khoản nợ này được xếp vào nhóm 3
Chuyển nhóm nợ
N TK 211 (nhóm 1): 3
C TK 211 (nhóm 3): 3
Hạch toán:
N TK 809: 0,0175+0,035*2 = 0,0875
C TK 394: 0,0875
Theo dõi ngoại bảng số lãi được nhận tại các ngày 31/10, 30/11, 31/12
N TK 941: 3*14%*1/12 = 0,035
+) Tại ngân hàng B
30/9/200X, khoản nợ này được xếp vào nhóm 3
Chuyển nhóm nợ
N 211 (nhóm 1): 4
C 211 (nhóm 3): 4
Hạch toán:
N TK 809: 0,0233+0,0467*2 = 0,1167
C TK 394: 0,1167
Theo dõi ngoại bảng số lãi được nhận tại các ngày 31/10, 30/11, 31/12
N TK 941: 4*14%*1/12 = 0,0467

×