Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.69 KB, 21 trang )

Môn học : Tài chính quốc tế
Giảng viên : Lê Vũ Hải
Đề tài : Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
2008 – 2009
Nhóm thực hiện : Nhóm 6

1. Phạm Vân Anh
2. Nguyễn Văn Đức
3. Bùi Thị Thương Hoài
4. Trần Ngọc Kính
5. Nguyễn Văn Long
6. Nguyễn Thị Phương
7. Trần Thị Thắm
8. Đỗ Thị Vân Trang
Lớp Tài chính quốc tế ( Thứ 2 ca 4 )
Mục lục
I. Nguyên nhân khủng hoảng
II. Diễn biến cuộc khủng hoảng
III. Hậu quả của cuộc khủng hoảng
1. Đối với nền kinh tế thế giới
a. Tác động đến thị trường chứng khoán và hệ thống
ngân hàng
b. Tác động tới thương mại quốc tế
c. Tác động tới đầu tư quốc tế
d. Tác động tới tăng trưởng kinh tế
e. Tác động tới cơ cấu ngành
g. Tác động tới các khoản nợ quốc gia
2. Đối với Việt Nam
a. Tác động tới Thương mại
b. Tác động tới Thị trường chứng khoán
c. Tác động tới Lạm phát và tiêu dùng


d. Tác động tới Tăng trưởng GDP
e. Tác động tới An sinh xã hội và việc làm
g. Tác động tới Sản xuất công nghiệp
h. Tác động tới Thu hút vốn đầu tư
IV. Những giải pháp của Mỹ để ứng phó với cuộc
khủng hoảng
V. Những biện pháp của chính phủ Việt Nam để
khắc phục khủng hoảng
I. Nguyên nhân :
Cuộc khủng hoảng tài chính này đầu tiên xảy ra tại Mỹ - một nước có nền kinh tế chiếm tới
25% GDP toàn cầu và có một tỷ lệ lớn các giao dịch quốc tế. Sau đó cuộc khủng hoảng lan
sang các nước công nghiệp Tây Âu - những trung tâm tài chính lớn của thế giới và nhanh
chóng lan rộng ra toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Mỹ là chính sách phi
điều tiết các hoạt động đầu tư của ngành ngân hàng và chính sách lãi suất quá thấp trong một
thời gian quá lâu của Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED). Và các công cụ tài chính trực tiếp gây
ra thảm họa này là các món nợ có thế chấp bất động sản dưới chuẩn, các công cụ tài chính
phái sinh, như Khoản vay thế chấp hay còn gọi là Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế
chấp ( MBS - Mortgage Backed Security) hoặc Tín phiếu trao đổi các món nợ xấu ( CDS -
Credit Default Swap). Bên cạnh đó, sự suy sụp của thị trường bất động sản và “ vỡ nợ” tín
dụng, hàng loạt các ngân hàng thua lỗ cũng được xem là những nguyên nhân trực tiếp và cơ
bản gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.

- Trước hết là những hậu quả từ sự suy sụp của thị trường bất động sản tại Mỹ. Ở Mỹ, theo
luật, khi một cá nhân hay công ty muốn mua một bất động sản thì họ phải trả ngay một số tiền
trị giá khoảng 10% - 25% giá trị nhà. Phần còn lại ngân hàng thương mại có thể cho vay, với
điều kiện căn nhà đó được thế chấp để bảo lãnh cho khoản tiền nợ ( Mortgage) và khách hàng
có thể trả dài hạn, từ khoảng 10 đến 25 năm. Như vậy, người mua không cần nhiều tiền mà
vẫn mua được nhà, nhưng họ phải có việc làm và có thu nhập ổn định để trả lãi hàng tháng
cho Ngân hàng. Nếu vì lí do nào đó, người mua không có tiền để trả lãi, ngân hàng có thể tịch

thu căn nhà đó và bán cho người khác. Phần tiền 80% giá trị căn nhà sẽ được chủ nợ mang đi
bảo hiểm với một tổ chức tài chính lớn ( ví dụ công ty AIG của Mỹ). Như thế, nếu bán căn
nhà bị lỗ, ngân hàng chủ nợ sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường phần bị lỗ. Nếu áp dụng
đúng luật như vậy thì các ngân hàng chủ nợ cho vay đều được an toàn, vì tỷ lệ nợ khó đòi
trong ngành bất động sản bình thường tương đối thấp, chỉ vào khoảng 1% - 2%.
- Nhưng tại Mỹ, bắt đầu từ năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, FED đã liên tục
hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản.
Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của FED là 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được
cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%. Bên cạnh đó, về phương diện sở hữu nhà
cửa, chính sách chung của chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân
nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn
được thực hiện thông qua 2 công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie
Mac. Hai công ty này giúp đầu tư vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các
khoản cho vay của NHTM. biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng MBS rồi
bán lại cho các nhà đầu tư ở Wall Street, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear
Stearns và Merrill Lynch.
- Mặt khác, vì có sự chuyển đổi các khoản vay thành các công cụ đầu tư nên thị trường tín
dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là thị trường duy nhất của các NHTM
hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở thành một thị trường
đầu tư mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả
dòng vốn ngoại quốc. Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán và bảo hiểm
MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như nằm ngoài tầm kiểm soát thông thường
của chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm soát cần thiết nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên
phổ biến ở các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các
công ty khác biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho
vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay.
Như vậy, lãi suất thấp, các chính sách của chính phủ, sự mạo hiểm của các ngân hàng giúp
người dân mua địa ốc dễ dàng, các công ty và tư nhân đều có thể mượn tiền dễ dàng để đầu tư
hoặc mua bất động sản. Hậu quả là đẩy giá nhà lên, giá nhà bình quân đã tăng đến 54% chỉ
trong vòng 4 năm từ 2001 ( năm bắt đầu cắt giảm mạnh lãi suất) đến 2005. Việc này cũng dẫn

đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với
giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ
ngân hàng mà vẫn có lời. Khi đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau và tìm đủ mọi cách ưu đãi
khách hàng. Thậm chí nhiều ngân hàng không yêu cầu người mua phải trả khoản tiền mặt
20% giá trị ngôi nhà. Đây là tình trạng rủi ro rất cao cho các ngân hàng chủ nợ. Các khoản
vay này được gọi là dưới chuẩn ( subprime), vì người vay nợ không đủ tiêu chuẩn để đi vay.
Do đó một bong bóng đã hình thành trong thị trường bất động sản.
Sau đó, do lo lắng về diễn biến lạm phát, FED bắt đầu tăng dần lãi suất, dẫn đến việc thị
trường bất động sản bắt đầu chững lại vào đầu năm 2006. Trong khi vào giữa năm 2003 lãi
suất căn bản của FED chỉ có 1% thì vào giữa năm 2006 đã tăng lên đến 2,5%. Điều này buộc
các NHTM phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất
cao đã khiến cường độ vay để mua nhà giảm xuống. Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt
cầu. Nhiều người mua nhà giá cao trước đây bắt đầu thấy giá thị trường của căn nhà đang sở
hữu thấp hơn khoản nợ mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều người trong nhóm vay tiền với
lãi suất dưới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại theo
lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng không được vì giá nhà thấp
hơn khoản nợ do thị trường tụt dốc. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu lại.
Trên 12 triệu căn nhà bị các ngân hàng chủ nợ tịch thu và không bán được.
Mặt khác, việc ngày càng nhiều người không có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến
việc trị giá của các MBS bị tụt dốc. Như đã nói lúc đầu, có rất nhiều nhà đầu tư ở Wall Street
đã mua MBS. Do đó, khi MBS mất giá thì đồng nghĩa với việc tài sản của họ cũng bị mất
theo, dẫn đến việc thiếu hụt vốn. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm MBS, chẳng hạn như
AIG cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản vay
xấu. Ngoài ra, các NHTM hoặc các công ty cho vay thế chấp còn giữ lại phần lớn các khoản
vay cho mình cũng nhìn dòng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đương đầu với tỷ
lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của người vay thuộc nhóm dưới chuẩn. Theo các ước
tính thì con số này tăng từ 160 tỷ USD ở năm 2001 lwn 540 tỷ năm 2004 và trên 1300 tỷ năm
2007.

Tóm lại, bởi vì có nhiều mối liên hệ phức tạp giữa người vay và nhiều thành phần cho vay

trực tiếp cũng như gián tiếp, thị trường bất động sản đi xuống đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị
trường tài chính nói chung. Mức độ lan tỏa và nghiêm trọng của vấn đề là do sự mua đi bán
lại các công cụ tài chính phái sinh ( các MBS và CDS). Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng
hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo các công cụ đầu tư mạo hiểm để tìm cách bảo toàn
vốn. Đồng thời các nhà đầu tư có tiền gửi ngân hàng bị hoảng loạn và đều đến rút tiền ở ngân
hàng ra. Các tổ chức tài chính lớn cũng phải chi các khoản bảo hiểm bất động sản và bị thiếu
tiền mặt, có thể cũng phải tuyên bố phá sản.
Bên cạnh đó, vấn đề “vỡ nợ: tín dụng bất động sản và hàng loạt các ngân hàng thua lỗ tại Mỹ
cũng được xem là một nguyên nhân cơ bản khác của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Hàng
loạt vụ đổ vỡ xảy ra trong ngành tài chính ngân hàng Mỹ.
Trước hết phải kể đến sự sụp đổ của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập ( Investment bank)
của Wall Street. Cả 5 ngân hàng độc lập của con phố tài chính này đều trải qua những bước
ngoặt quan trọng trong năm 2008 : Lehman Brothers phá sản, Bear Sterrns và Merill Lynch bị
thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng
hợp ( Bank holding company). Tính đến ngày 15/12/2008, số NHTM của Mỹ phải đóng cửa
đã lên tới con số 25, so với con số 3 ngân hàng bị ngưng hoạt động trong cả năm 2007. Trong
số này, phải kể đến những tên tuổi lớn như Washington Mutual,Wachonia, IndyMac.
Như vậy, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu từ năm 2007 với đỉnh điểm là sự sụp đổ của
các ngân hàng đầu tư khổng lồ và những công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ vào tháng
9/2008. Các công ty này có trụ sở tại khu Wall Street. Sau hàng trăm năm hiện hữu với tư
cách là trung tâm tài chính của nước Mỹ và của cả thế giới, khu phố Wall đã hoàn toàn sụp đổ
trong 1 tuần lễ, kể từ ngày 15/9/2008 với sự phá sản của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers.
Tiếp đến là phản ứng dây chuyền gây nên sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng, quỹ tín dụng,
không chỉ ở Mỹ mà lan ra toàn cầu, sang cả các thị trường chứng khoán, rồi tới mọi ngành sản
xuất kinh doanh của nền kinh tế thực của các quốc gia, làm suy giảm thương mại, đầu tư, gia
tăng đói nghèo và thất nghiệp trên toàn thế giới. Vì vậy có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính
Mỹ là nguyên nhân cơ bản của cuộc đại khủng hoảng toàn cầu 2008.
II. Diễn biến cuộc khủng hoảng
Năm 2007-khủng hoảng xảy ra.
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một

trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan.Sự lây lan vẫn
chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết. Những người phản đối kế hoạch giải cứu tại Phố
Wall. (Ảnh: Foxbusiness)
* Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và
không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ- quỵ ngã
sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản
dưới chuẩn ở Mỹ.
* Tháng 7 - Tháng 9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Âu
chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Trong
khi đó, Ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ.
* Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial
Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của
mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ
chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho
các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng
hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra. Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh
quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của
mình ra
* Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéo đến bủa vây để đòi
rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh- Ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng
lớn thứ 5 tại Anh.
* Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận
Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám
đốc điều hànhCitigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11.
* Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập
đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau tập đoàn
này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao
dịch ở Sydney. Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi
những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu
hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở

nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng
12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi. GDP trong quý IV
năm 2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6% so với mức tăng 4,9% quý III.

Năm 2008-2009: Đại suy thoái
Năm 2008 bắt đầu những dấu hiệu ảm đạm. Bong bóng nhà đất xuất hiện tại Mỹ với trên 1
triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ. Nhiều ngân hàng vướng phải các
khoản nợ dưới chuẩn (subprime loan) phải hứng chịu những khoản thua lỗ nặng.
* Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn
hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho
vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn.
* 30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng
tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộc khủng
hoảng cho vay cầm cố.
* 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock.
* 28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân của cuộc
khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro.
* Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng
không nổi. 16-17/3/2008, công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10
dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá
nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi
Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về
năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ
* 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước
thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng
khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản.
* 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMacBancorp.
Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người
gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày.
* 31/7: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng

số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn
nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
* Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và
lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác.
* 7/9: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn
chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.
* 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình.
Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%. Các nhân viên của Lehman Brothers. (Ảnh:
foxbusiness)
* 14/9: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cổ phầnsau khi từ
chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
* 15/9: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ
khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ
phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American
International Group-tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những
khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
* 16/9: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường
tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài
chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào
AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc
Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.
* 17/9: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB
của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống.
* 19/9: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài
sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính.
* 20-21/9: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman
Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự
kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall.
* 22/9: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt động của
Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung

Đông.MitsubishiUFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần MorganStanley.
* 23/9: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang
Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc
khủng hoảng tài chính tại Mỹ.
* 25/9: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ
cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên
bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết
kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài
sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó tại
Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản
chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. WaMu - một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ
đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. (Ảnh: Foxbusiness)
* 29/9: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng
ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm- mức
giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay.
* 1/10: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một
số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp
và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD
*Tháng 10/2008, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng ra toàn nước Mỹ. Khi Iceland lâm vào
phá sản, chính phủ các nước trên thế giới cũng tới tấp thông báo kế hoạch cứu nguy nền kinh
tế. Thất nghiệp đua nhau lập những kỷ lục mới. Nhu cầu co lại buộc các doanh nghiệp phải
đóng cửa làm ăn. Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow
Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn này, biến
động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng
chục năm đã bị phá. Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn
sốt dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu, từ
mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147
đôla một thùng vào 11/7.Trong quý 4 năm 2008 GDP của Mỹ đã giảm3.8% theo báo cáo
đầutiên ngày 30 tháng giêng năm 2009 rồiđiều chỉnh lại là 5.4% chứng tỏ suy thoái đang gia

tăng. Số xe hơi và xe chở hàng của Mỹ xuống còn 9 triệu 600 000 xe mỗinăm so vớithờicực
đạikhoảng 16 triệu xe một năm. Cũng trong năm này, nhập siêu 813 tỷ 800 triệu đô-la nghĩa
là xuất cảng được 1377 tỷ nhưng nhập cảng 2190 tỷ đô-la. Chỉ số kỹ nghệ trung bình của Mỹ
khoảng 14164 vào 9/10/2007 đến 27/2/2009 chỉ còn7067,mất gần 50% chứng tỏ nước Mỹ đã
rơi vào đại khủng hoảng kinh tế. Tính cả năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 2,4%, mức
tăng trưởng tính theo năm thấp nhất từ năm 1946. Cuối năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ xấp
xỉ 10%, cao nhất kể từ sau đại suy thoái 1929-1939 (khi đó là 25%) Năm 2010, kinh tế Mỹ
dần hồi phục và bước đầu thoát khỏi khủng hoảng với tỉ lệ tăng trưởng khoảng 2% tuy nhiên
tỉ lệ thất nghiệp vẫn rất cao (hơn 10%) Trung tâm Anderson Forecast thuộc Đại học
California, Los Angeles hôm 9/12/2010 công bố bản nghiên cứu khẳng định nền kinh tế Mỹ
“đang trên đà phát triển dù với tỷ lệ thất nghiệp rất cao.” Trung tâm Anderson Forecast là một
trong những tổ chức thường xuyên nghiên cứu và đưa ra những dự báo kinh tế cho bang
California nói riêng và nước Mỹ nói chung. Trung tâm Anderson Forecast khẳng định đà tăng
trưởng chậm chạp của nền kinh tế Mỹ phản ánh tác động của bảng cân đối tiêu dùng và cũng
là kết quả của quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhập khẩu cao với tỷ lệ tiết kiệm thấp
sang nền kinh tế hướng về xuất khẩu với tỷ lể tiết kiệm cao. Chính sách “Đồng đô-la yếu” của
chính quyền Obama là động lực của sự chuyển đổi trên. Chính sách này đã giảm mức tăng
tiêu dùng xuống còn 2%. Trong khi tỉ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi tại Mỹ thì mức lương thực tế
chỉ tăng ở mức hạn chế với 6.5%. Trong quý I-2010, tỉ lệ thất nghiệp là 10,5%.
III. Hậu quả của cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới .
Nơi cảm nhận được sức phá hoại đầu tiên của cuộc khủng hoảng nàytrước hết là Mỹ – nền
kinh tế hàng đầu thế giới. Với tính liên thông cao củahệ thống ngân hàng, tài chính, cuộc
khủng hoảng này ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu,
châu Á như: Đức,Cơn bão khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã tàn phá nặng nề
nềnkinh tế thế giới. Anh, Pháp, Nhật, Singapore Toàn bộ kinh tế thế giới bị đẩy vào tình
trạng suy thoái nghiêm trọng.
1. Đối với nền kinh tế thế giới
a. Tác động đến thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng
Có thể nói tác động đầu tiên và mạn mẽ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là

những tác động lên thị trường chứng khoán.Thị trường chứng khoán suy giảm mạnh mẽ, chỉ
tính riêng từ khi bắt đầu khủng hoảng các thị trường chứng khoán toàn cầu liên tục giảm điểm
mạnh.Trong năm 2008 thị trường này đã mất khoảng 17000 tỷ USD.
Quốc gia Chỉ số 12/9/2008 12/1/2009
Mức tăng giảm so với tháng
12/2009
+(-) điểm +(-)%
Việt Nam
VNIndex 476 312,18 -163,82 -34,42%
HASTC-
index
160,62 105,71 -54,91 -34,19%
Mỹ
.DJI 11421,99 84373,97 -2348,02 25,81%
.NDX 17676,13 1201,13 -566 -32,03%
.GSPC 1251,70 870,26 -381,44 -30,47%
Pháp .FCHI 4332,66 3246,19 -1086,47 -25,08% vé
Anh .FTSES 5416,73 4426,19 -990,77 -18,29%
Nga .RTX 1991,10 1014,33 -976,77 -49,06%
Thái lan .SETI 654,34 452,8 -201,54 -30,80%
Úc .ẢOD 4957,10 3624 -1333,1 -26,89%
Nhật Bản .N225 12214,76 8413,9 -3800,86 -31,12%
HàN Quốc .KS11 1477,92 1156,75 -321,17 -21,73%
Trung Quốc .SSEC 2079,67 1900,,35 -179,33 -8,62%
Theo bảng 1 tại một số thị trường lớn kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng thì hầu hết chỉ số
chứng khoán của các quốc gia đều giảm như Mỹ: chỉ số DowJones giảm 25,81%, chỉ số
Nasdas giản 32,03%, chi số S&P 500 giảm 30,47%, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 18,29%
chỉ số Nikkey của Nhật giảm 31,12%.
Không chỉ tác động đến thị trường chứng khoán toàn cầu, cuộc khủng hoảng tài chính còn có
những ảnh hưởng nặng nề lên hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.Các ngân hàng liên tục bị

đổ vỡ, hiện tượng sát nhập giải thể hoặc quốc hữu hóa để cứu thoát khỏi phá sản tăng nhanh
chóng.Từ 15/9/2008 đến 6/1/2009 ở Mỹ đã có tới 25 ngân hàng phá sản và 140 ngân hàng
trong năm 2009.Theo số liệu IMF công bố ngành ngân hàng thế giới thiệt hại 2,28 nghìn tỷ
USD vì khủng hoảng, trong đó ngân hàng Mỹ thiệt hại 885 tỷ USD, nhiều hệ thống ngân hàng
nổi tiếng và khổng lỗ cũng rơi vào trạng thái khó khăn.Hậu quả nhìn tháy được là lãi suất biến
động mạnh do tác động của thị trường tài chính đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc
nhất trong nhiều thập kỷ qua. Buộc một loạt các NHTW các nước thực hiện nới lỏng bằng
cách liên tục cắt giảm lãi suất để đối phó với suy thoái, bơm thanh khoản vào hệ thống ngân
hàng.Những diễn biến ngoài sự đoán của thị trường tài chính làm bùng nổ khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toàn thế giới tăng
đột biến đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác.Đồng thời khu vực kinh tế
Mỹ cũng như Euro bị suy thoái đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của các đồng tiền này với
USD.Diễn biến đồng USD từ lúc bắt đầu khủng hoảng đến 12/1/2009 lên giá 6,99% so với
Euro và lên giá 18,06% so với GBP, nhưng giảm giá 17,3% so với JPY
b. Tác động tới thương mại quốc tế
Suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến thương mại thế giới làm các hoạt động chủ yếu
là xuất nhập khẩu giữa các nước giảm mạnh. Tính từ 4/2008 đến 5/2009 đã giảm 21%.Đầu
thagns 10/2009 thương mại thé giới có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn thấp hơn mức tăng
trưởng cùng kỳ giai đoạn trước khủng hoảng là 2,1%.
Bên cạnh đó tổng giá trị nhập khẩu của những nước có thu nhập cao cũng sụt giảm.Sự sụt
giảm tổng giá trị nhập khẩu của toàn thế giới giảm 40% tốc độ hàng năm vào quý I năm 2009
trong đó nhập khẩu các nước có thu nhập cao trên thế giới giảm 24% so với tháng 4/2008
nhập khẩu cấc nước đang phát triển giảm 25%.

Cùng với đó, sự thay đổi số liệu xuất khẩu theo từng tháng cho thấy rõ hơn mức độ suy giảm
của thương mại.Ngân hàng thế giới đã ước tính rằng trong tháng 10/2008 giá trị xuất khẩu của
44 nền kinh tế lớn trên thế giới(hiện chiếm khoảng ¾ giá trị thương mại toàn cầu) giảm
khoảng 7,4% và tiếp tục giảm 15,4% trong tháng tiếp theo trước khi được giữ vững trong
tháng 12/2008 rồi tiếp tục giảm 12,2% vào tháng 1/2009.Tuy nhiên tính chung cả năm 2008
xuất khẩu toàn thế giới vẫn tăng 2% nhưng thấp hơn so với năm 2007 là 6%.

c. Tác động tới đầu tư quốc tế
Suy thoái kinh tế làm cho các nước hùng mạnh của kinh tế thế giới cũng lao đao.Mỹ, Nhật
hay EU đều đang vật lộn để chống đỡ ngăn không cho nền kinh tế lún quá sâu vào khủng
hoảng.Vì thế kết quả tất yếu lượng đầu tư quốc tế giảm rõ rệt trong năm 2008 chỉ tăng 3,5%-
thấp hơn nhiều so với mức 13,2% của năm 2007.Đặc biệt do tác động kéo dài của cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI
toàn cầu trong năm 2009 đã giảm 38,7% so với năm 2008 xuống còn 1040 tỷ USD. Đây là
năm thứ 2 liên tiếp FDI toàn cầu giảm và chỉ bằng xấp xỉ 50% so với năm 2007(khoảng 2000
tỷ USD).

Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những nước có thu nhập cao dành cho các nước
đang phát triển giảm khá mạnh so với trước khi khủn hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy
ra.Năm 2009, vốn FDI đổ vào những quốc gia đang phát triển giảm 34,7% sau 6 năm tăng
liên tục.FDI đổ vào các quốc gia phát triển cũng giảm 41,2%.Mỹ là quốc gia tiếp nhận FDI
lớn nhất thế giới năm 2009 với 137 tỷ USD nhưng con số này đã giảm 7% so với năm 2008.
d. Tác động tới tăng trưởng kinh tế
Các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề từ suy thoái kinh tế thong quá sự sụt giảm
mạnh những hoạt động kinh tế toàn cầu như: sự cắt giảm đột ngột trong các dự án đầu tư, nhu
cầu về hàng tiêu dùng bền, nhu cầu về hàng xuất khẩu giảm , giá cả hàng hóa tăng cao.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản,
các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam

Nhìn chung từ đồ thị tăng trưởng cho thấy, toàn bộ nền kinh tế thế giới bao gồm cả các nước
phát triển hàng đầu( Mỹ, Nhật, Euro) và các nước đang phát triển ở Châu á và Việt Nam đều
có dạng biểu đồ lõm xuống thấp nhất vào giai đoạn 2008-2009.Có thể thấy ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới đã lần làm xuất hiện tốc độ tăng trưởng âm lần đầu tiên sau suốt
mấy chục năm tăng trưởng.Cụ thể là Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng -5,8% , Mỹ là -2,9% khu
vực Euro -4,2%.Đây là hậu quả quá nặng nề từ suy thoái kinh tế khi tốc độ tăng trưởng toàn
cầu đã sụt giảm chưa từng có từ đỉnh điểm của phát triển năm 2007 với 5,8% tụt xuống -0,5%

vào năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng GDP ở các nước đang phát triển cũng giảm mạnh từ 8,1%(năm 2007)
xuống còn 1,2%.Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các vùng Châu Âu và Trung Á.Ngay cả
Trung Quốc- nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng trưởng đã đạt 2 con
số( 10,5%) nhưng trong quý IV của năm 2008 là 6,8% và đến quý I năm 2009 là 6,1%.
Một mặt hậu quả từ hệ lụy suy thoái kinh tế đó là khi nền kinh tế khó khăn gần đã làm cho
nhiều công ty doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công.Trong giai đoạn khủng hoảng Mỹ đã có
tỉ lệ thất nghiệp tăng 6,7% mức cao nhất từ 15 năm trở lại đây.Theo bộ lao động Mỹ đã có tất
cả 10,3 triệu người mỹ thất nghiệp tính đến tháng 11/2008 và Trong tháng 3 năm 2009 đã cú
13,2 triệu người bị mất việc làm ở Mỹ; tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3 năm 2009 ở Ca-na-đa
là 8%, ở Hàn Quốc là 4% và tỷ lệ này cũng tăng cao so với tháng trước vào khoảng 5,7% tại
Úc. Nhật Bản cũng đã có tới 2,7 triệu người that nghiệp.Trung Quốc có con số thống kê cuối
năm 2008 là 8,3 triệu người đạt mức 4,2%.
e. Tác động tới cơ cấu ngành
Không chỉ tác động tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế thế giới, cuộc đại khủng hoảng
2008 còn có ảnh hưởng sâu rộng đến cơ cấu các ngành trong nền kinh tế, từ công nhiệp, nông
nghiệp và dịch vụ.
Có thể nói ngành công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu.Giống như thương mại quốc tế, nền công nghiệp thế giới có dấu hiệu đi xuống
mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp toàn cầu giảm 23,7%
Cụ thể sản lượng sản xuất công nghiệp tại Châu Âu trong đã giảm 1,9% trong khu vực
Eurozone và giảm trung bình 1,4% trong biến giới của 27 nước liên minh Châu Âu.Ngành sản
xuất công nghiệp Mỹ cũng sụt giảm 5 tháng liên tiếp kể từ tháng 12/2008.Phải kể đến sự sụp
đổ bên đến bên bờ vực phá sản phải nhờ sự trợ giúp của chính phủ Mỹ từ 3 đại gia ngành
công nghiệp sản xuất oto Mỹ là GM, Ford và Chrysler.Ở Châu Á đặc biệt là Trung Quốc hàng
tram doanh nghiệp đã phải đóng cửa, các công ty còn trụ vững một là ngừng sản xuất mặt
hàng mới hai là thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sa thải hoặc cắt giảm nhân công để duy trì tình
trạng còn lại.
Dịch vụ cũng chịu hậu quả nặng nề từ suy thoái kinh tế.Ngành dịch vụ chiếm tới gần 70%
tổng GDP do đó sự sụt giảm ở ngành dịch vụ gây ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới.Nhiều

dịch vụ như vận tải , bảo hiểm,du lịch rơi vào tình trạng đóng băng.Tiêu biểu là ngành du
lịch.Trong giai đoạn suy thoái lượng khách giảm 7% trong 6 tháng đầu năm 2009
Đối với ngành nông nghiệp tuy chịu ít ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế hơn nhưng cũng
phải đối mặt với những thử thách to lớn.Trước hết khủng hoảng tài chính xảy ra ngay sau đợt
tăng giá lương thực nên đã tác động xấu đến cung cầu của thị trường nông sản thế giới cũng
như ngành nông nghiệp.Tăng trưởng chậm, thất nghiệp tăng cao làm giảm nhu cầu hàng hóa
đặc biệt là những sản phẩm được chế biến từ gia súc và hàng tươi sống.Trên thực tế cuộc
khủng hoảng tài chính đã tạo đà cho sự giảm giá nông sản vào cuối năm 2008, gây khó khăn
cho nông dân.Tiêu biểu là thi trường cà phê và cao su thế giới.Khủng hoảng kinh tế cũng
buộc các nhà đàu tư thận trọng hơn trong vấn đề đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhiều bất ổn
lợi nhuận không cao, thêm vào đó trong giai đoạn khó khăn nhiều ngân hàng phá sản khiến
nông dân không có cơ hội tiếp cận nguồn vay ưu đãi hay các khoản viện trợ kích cầu mà
chính phủ tung ra nhưng không tập trung viện trợ cho ngành nông nghiệp cũng là một trong
những nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp trong giai đoạn này phát triển chậm lại.
g. Tác động tới các khoản nợ quốc gia
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã giáng một đòn mạnh mẽ vào các nền kinh tế trên
toàn thế giới thông qua những tác động tiêu cực vào thị trường tài chính.Không những thế nó
còn châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới –cuộc khủng hoẳng nợ công.Có thể thấy rõ dư
âm của hệ lụy suy thoái từ các nước Hy lạp, Iceland nói riêng và toàn bộ Châu Âu nói chung.
TÍnh đến thời điểm này vẫn còn có tới 17 quốc gia đang hoặc sắp có nguy cơ phá sản.Nhiều
nước trong số đo đang vướng vào nhiều nợ nần.Số liệu cho thấy nợ công hiện nay đã tăng đột
biến 35000 tỷ USD, tỷ lệ nợ của nhiều nền kinh tế đạt mức kỷ lục.
Tiêu biểu là đầu tàu kinh tế, nền kinh tế số 1 thế giới này đang mang trên mình tổng số nợ lên
mức 11,5 nghìn tỷ USD tương đương mỗi người mỹ chịu gánh nặng 37000 USD. Tổng nợ
của Mỹ lên tới 80% tổng sản lượng hàng năm của kinh tế Mỹ tính theo số liệu GDP.Tháng
11/2009 Hy Lạp chính thức tuyên bố vỡ nợ và rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng
phải cầu cứu liên minh Châu Âu EU.Dù EU đã tung nhiều khoản viện trợ nhằm cứu Hy Lạp
khỏi vũng lầy nợ công xong tình trạng suy thoái vẫn đang tiếp diễn trên quốc gia này.Cùng
với đó là xếp hạng tín dụng của nhiều nước tụt giảm nhanh chóng và chưa có dấu hiệu được
cải thiện.

2. Đối với Việt nam
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã để lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều quốc gia trên thế
giới đặc biệt là những nước tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như
Việt Nam.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở. Năm 2008, giá trị thương mại hàng hóa chiếm hơn
160% GDP; FDI đóng góp gần 30% tổng đầu tư xã hội; các nhà đầu tư nước ngoài (vào đầu
tháng 9/2008) đã chiếm tới 25% mức vốn hóa thị trường cổ phiếu và khoảng trên 1/3 tổng giá
trị trái phiếu. Chính vì vậy, nền kinh tế và cả hệ thống tài chính Việt Nam không thể tránh
khỏi những “chấn động” trong cơn bão khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế toàn
cầu.
a. Thương mại
Trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam đã rơi vào tình trạng thâm hụt
thương mại trong nhiều năm, đặc biệt là trong hai năm 2007 và 2008. Nguyên nhân của thâm
hụt thương mại là do hoạt động đầu tư sôi động trong hai năm qua cộng với sự tăng giá các
mặt hàng nhập khẩu đã góp phần làm tăng mạnh giá trị nhập khẩu. Trong cơ cấu các loại hàng
hóa nhập khẩu của Việt Nam, nhóm hàng hóa có sự gia tăng mạnh là : Máy móc thiết bị tăng
272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng
182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%.
Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3%
so với năm 2007
Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong
nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng
cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong
đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng
vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu
dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhìn vào lĩnh vực xuất khẩu, năm 2008
mức xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng ngoạn mục (do tăng về số lượng và cả giá cả).
Nhưng 7 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 32,35 tỷ USD, giảm
13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, kém xa so với mục tiêu đề ra (mục tiêu cho cả năm là 64,75
tỷ USD). Ước tính sơ bộ, với việc giảm giá xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu trên, kim ngạch

xuất khẩu giảm do giá lên tới trên 6 tỷ USD.
b. Thị trường chứng khoán
Biến cố kinh tế thế giới tác động rõ nét tới độ ổn định và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam. Trước khủng hoảng TTCK VN đã có một năm bùng nổ với VN-Index đã tăng
mạnh từ 300 điểm vào đầu tháng 1/2006 lên 1174 điểm vào giữa tháng 3/2007 nhưng ngay
lập tức sau đó điều chỉnh giảm -67% về đáy 366 điểm khi khủng hoảng kinh tế xảy ra và đang
đi ngang trong khoảng 250 – 550 điểm đến năm 2009 có sự phục hồi trở lại.
c. Lạm phát và tiêu dùng
Tốc độ lạm phát ở hầu hết các nước trong thời điểm năm 2008 nói chung cao hơn
trước nhưng vẫn ở mức có chấp nhận được, trong khi những gì xảy ra ở Việt Nam thì ngược
lại. Ở các nước phát triển cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,2% năm 2006 lên 3,5%
2007 trong khi ở các nước đang lên châu Á lạm phát tăng từ 2,2% lên 4,8% trong cùng thời
kỳ. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ số CPI đã là 8,3% năm 2007 và vọt lên 23,15% trong 10 tháng
đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007. Vào tháng 5 năm 2008 lạm phát đạt mức cao nhất
tính từ năm 2000 ̶ ở mức 3,9% so với tháng trước đó và nếu tính theo năm thì ở mức 60%.
Lạm phát rõ ràng là do tăng mức phát hành tiền và tăng tín dụng quá trớn trong năm 2007 đạt
mức tăng 48% và 50% theo từng loại tương ứng so với năm trước. Lạm phát giảm xuống vào
tháng 9 và tháng 10 năm 2008 vì chính sách thắt cổ mức tăng tín dụng − chỉ tăng ở mức 18%
so với 30% cùng kỳ của năm 2007.Trong năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng
đầu năm đã giảm xuống một con số, với mức tăng 9,25% so với 7 tháng đầu năm 2008. Tình
trạng lạm phát nhảy vọt vừa qua là kết quả của nhiều yếu tố: chính sách bơm tín dụng cho
doanh nghiệp quốc doanh, sự kiện tư bản tài chính nước ngoài ồ ạt đổ vào do các báo chí tài
chính quốc tế thổi phồng về viễn tượng phát triển ở Việt Nam, kế hoạch kinh tế rầm rộ của
những người nắm quyền và sự xông xáo không đắn đo nắm lấy cơ hội làm tiền của những
người có quan hệ, và dĩ nhiên là tình trạng thiếu khả năng xử lý cũng như không muốn xử lý
đúng lúc của những người cầm quyền ở Việt Nam.

d. Tăng trưởng GDP
Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ
kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%.
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng
trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai
đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%,
chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.
Chính phủ đã tung ra gói kích cầu một một tỷ USD vào năm 2009 nhưng do những yếu kém
nội tại, nền kinh tế chưa thể bứt lên. "Việt Nam chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với mức
tăng trưởng thấp như trên"
e. An sinh xã hội và việc làm
Do tác động của suy giảm kinh tế, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn nhiều
khó khăn. Chỉ tiêu tạo việc làm, xuất khẩu lao động không đạt kế hoạch, tỷ lệ lao động thất
nghiệp thành thị tăng (4,66% so với 4,65% năm 2008). Quản lý nhà nước về lao động, nhất là
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa tốt.Cụ thể trong khi số người mất việc làm từ
tháng 10 năm 2008 đến hết tháng 2 năm 2009 là 74,5 nghìn người, 37,7 nghìn người thiếu
việc làm.Tạo đủ công ăn việc làm là một thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm 2009.
Thu hẹp qui mô và giãn sản xuất, đồng nghĩa với cắt giảm nhân công hoặc sử dụng không hết
thời gian làm việc, là những giải pháp phổ biến tại nhiều đơn vị sản xuất thời gian qua. Ngay
trong khu vực vốn tạo nên cơn sốt nhân lực trong năm 2006-2007 là tài chính, ngân hàng, và
chứng khoán cũng hình thành xu thế cắt giảm mạnh.
g. Sản xuất công nghiệp
Từ trước năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh và được coi là trụ
đỡ để tiến hành công nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh
vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu
cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp ở mức báo động
khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%.
Nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như khai khoáng, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua
những con số tồn kho cao của toàn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho
doanh nghiệp Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm
2013 đã nhích lên, song vẫn còn ở mức rất thấp.

h. Thu hút vốn đầu tư
Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới
biến động đã giảm sút rất rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình chỉ
còn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm.
"Việt Nam từng là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của Đông Nam Á, nhưng từ năm 2009, đầu tư đã
suy giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu", chuyên gia trong ngành kế hoạch đầu tư
nhận định. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu cũng ngày càng bộc lộ
như chất lượng lao động thấp, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều điểm hạn chế, nạn tham
nhũng
IV. Những biện pháp của chính phủ Mỹ để khắc phục khủng hoảng
1. Cục Dự trữ Liên bang (Fed)
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi
suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8
năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng
tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên
ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng
(18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn
0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.
Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại trái phiếu chính phủ Hoa Kì hiện có), hạ
lãi suất,
Chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28
đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Fed còn tiến hành
cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến
tháng 11 năm 2008.
2. Chính phủ Mỹ :
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội
thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ
chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài
chính gặp khó khăn. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng
chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ

giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát
triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua. Ngày 3
tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008
cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này.
Dù theo đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ, nhà cầm quyền Hoa Kỳ chỉ có thể can thiệp vào
sinh hoạt kinh tế một cách gián tiếp qua hai hệ thống tiền tệ và tài chính. Theo hệ thống tiền
tệ, chính phủ có thể giảm lãi suất để những người vay nợ có thể trả tiền nhà hay các hãng có
thể mượn nợ để khuếch trương xí nghiệp; tức là tạo công ăn việc làm. Hành động này nhằm
mục đích chận đứng giá nhà đổ, đồng thời làm giảm con số thất nghiệp.
Tổng thống Obama phải đối phó nhiều vấn đề cấp thiết và cần thiết cho sự khủng hoảng kinh
tế 2008 tại Hoa Kỳ. Thứ nhất là tạo niềm tin của người dân vào hệ thống tiền tệ; thứ hai là
chận đứng thất nghiệp đang gia tăng; thứ ba là kích thích nhu cầu thị trường; tức là làm tăng
mức cung để tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Do đó, trước tình trạng khẩn trương khủng
hoảng kinh tế, quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho tổng thống Obama xử dụng số tiền 800 tỷ
đô-la để cứu nguy kinh tế Hoa Kỳ.
Nhằm mục đích tạo niềm tin hệ thống ngân hàng, chính phủ giúp một vài ngân hàng, tín dụng
hay hãng bảo hiểm (thí dụ AIG) để bảo vệ số tiền hưu trí của người dân
Nhằm mục đích chận đứng nạn thất nghiệp, chính phủ phải giúp các đại công ty; thí dụ ba
hãng xe hơi GM, Chrysler và Ford
Nhằm mục đích tăng mức cầu, chính phủ giảm lãi suất, giảm thuế, xây cất các công tác hạ
tầng cơ sở để tạo công ăn việc làm và kích thích thị trường tiêu thụ.
Nhằm mục đích làm giảm nạn thất nghiệp trong nước, khuynh hướng bế quan tỏa cảng gia
tăng. Khuynh hướng này bị thế giới lên án. Kinh tế toàn cầu do Hoa Kỳ đề xướng có thể bị
thất bại nên tổng thống Obama đã bãi bỏ quyết định này; nhưng tinh thần “nhà ai nấy lo” càng
ngày càng được sự ủng hộ của dân chúng Hoa Kỳ.
Chính phủ và quốc hội cũng đã thông qua nhiều bộ luật quan trọng, trong đó có Luật
Tái đầu tư và phục hồi năm 2009, ban hành 17-2-2009 có mục tiêu là hồi phục lại nền kinh tế
của Mỹ đang suy thoái trầm trọng.
+ Luật này nhằm tạo ra công ăn việc làm, cố cứu vãn một số công việc và cố gắng
khôi phục sản xuất.

+ Thúc đẩy việc mua hàng của khách hàng (giảm thuế, các khoản trợ giúp cho những
người nợ địa ốc,….)
+ Dùng lưới điện thông minh nhằm mục đích hạn chế nhập cảng dầu thô.
+ Các khoản trợ giúp cho giáo dục, y tế, đặc biệt là phát triển công nghệ và năng
lượng……
Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó Tổng thống Barack Obama có
nội dung:
• Hành động khẩn cấp để tạo việc làm cho người Mỹ;
• Trợ giúp khẩn cấp cho các hộ gia đình gặp khó khăn;
• Trợ giúp trực tiếp và khẩn cấp cho người sở hữu nhà, thay vì cứu trợ các tổ chức tài
chính cho vay nhà ở thế chấp vô trách nhiệm;
• Phản ứng nhanh, mạnh với khủng hoảng tài chính bằng tất cả các công cụ mà nước
Mỹ có.
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký Luật tái đầu tư và phục hồi (American
Recovery and Reinvestment Act). Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích
thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.
Trước đó, ông Obama cũng thông qua chính sách “Đồng đô-la yếu”, là động lực
chính chuyển đổi từ một nền kinh tế nhập khẩu cao với tỉ lệ tiết kiệm thấp sang nền kinh tế
hướng xuất khẩu với tỉ lệ tiết kiệm cao. Mục tiêu là tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
V. Những biện pháp của chính phủ Việt Nam để đối phó với khủng hoảng :
Để phát triển bền vững và phòng chống khủng hoảng, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp, trong đó có những giải pháp có tính chiến lược, lâu dài, và có những giải pháp có
tính chiến thuật, áp dụng cho những giai đoạn ngắn. Mục đích số một trong thời điểm hiện tại
là tạo một môi trường kinh tế và xã hội ổn định, và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới để nó khỏi tràn vào và gây ra khủng hoảng tài chính ở Việt Nam. Sau đó mới nói đến
chuyện tăng trưởng. Dưới đây là một số ý tưởng về những biện pháp có thể thực hiện.
- Mềm dẻo hơn trong chính sách tỷ giá ngoại tệ, để hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai, tránh
thụt giảm sâu dự trữ ngoại tệ (có thể hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bừa bãi bằng việc
điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ), và tránh chuyện giá chợ đen chênh lệch quá lớn so với giá chính
thức, ảnh hưởng xấu đến cách doanh nghiệp và gây tham nhũng. Việt Nam mới đây đa nới

lỏng biên độ tỷ giá USD/VND, nhưng vẫn có thể mềm dẻo hơn nữa. Ngoài việc nới biên độ,
có thể cho phép tỷ giá chính thức thay đổi từ từ hàng năm (ví dụ mỗi tháng cho phép
reference rate thay đổi trong vòng +-1%, ngoài việc cho phép biên độ +-5%), để vừa đảm bảo
sự ổn định của đồng VND, nhưng vừa cho phép điều chỉnh tỷ giá hài hòa theo các điều kiện
của nền kinh tế. Hơn nữa, thay vì dùng USD làm "chuẩn", có lẽ đa đến lúc có thể dùng một rổ
tiền tệ, trong đó có cả Euro, Yên, Nhân Dân Tệ, và có thể cả vàng, để có một "mốc" ổn định
hơn, và phản ánh đúng hơn thương mại của Việt Nam
- Phát triển, củng cố hệ thống ngân hàng và giữ lãi suất ở mức thấp vừa phải. Bảo hiểm bắt
buộc cho tiền gửi của dân ở ngân hàng, nhằm nâng niềm tin vào hệ thống ngăn hàng. Kiểm tra
chặt chẽ hơn sổ sách của các ngân hàng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, và xử lý kịp thời các
ngân hàng có
tỷ lệ nợ xấu quá lớn. Khuyến khích cho vay cho sản xuất và tiêu dùng, nhưng ngăn chặn việc
cho vay để đầu cơ, vay quá khả năng trả nợ. Ngăn chặn không cho ngân hàng thương mại
tham gia đầu cơ. Không nới lỏng tiền tệ quá (dễ dẫn đến đầu cơ và lạm phát) nhưng cũng
không thắt chặt quá (và không thắt chặt đột ngột). Các doanh nghiệp (và cả cá nhân) rất cần
có một môi trường tài chính ổn định để có thể phát triển, và một trong những yếu tố của ổn
định, là lãi suất ở mức vừa phải. (Lãi suất trên 20% như năm 2008 là quá cao, làm nhiều
doanh nghiệp ngạt thở). Chính phủ có thể đảm bảo là lãi suất dài hạn (cho cá nhân và doanh
nghiệp có "credit rating" cao) không quá 10%/năm. Khuyến khích phát triển dịch vụ thanh
toán bằng thẻ và thanh toán điện tử, nhằm giảm lượng tiền giấy lưu thông (kể cả VND và
ngoại tệ, và như vậy cũng giải quyết được vấn đề có nhiều tiền ngoại tệ giả ở Việt Nam), tăng
độ quay vòng của tiền (dẫn đến kích thích phát triển kinh tế), và tăng hiệu quả trong công việc
kiểm toán. Có chính sách mở tài khoản ngân hàng và cấp thẻ thanh toán cho toàn bộ nhân
dân, kể cả những người nghèo nhất, và đẩy mạnh việc sự dụng chuyển tiền ngân hàng trong
mọi khoản thanh toán (thuế má, lệ phí, trợ cấp xã hội, v.v.) thay vì dùng tiền mặt.
- Cân đối nhập khẩu so với xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, và hạn chế nhập đồ sa xỉ phẩm.
Chỉ tiêu Chính Phủ đề ra hiện tại cho năm 2009 là nhập khẩu 84 tỷ USD, tuy nhiên con số này
có thể sẽ phải giảm đi nữa khi xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm. Theo Bộ Công Thương,
76% nhập khẩu của Việt Nam là đồ máy móc, phụ tùng và nguyên liệu phục vụ sản xuất,
16,7% là giấy, dầu ăn, đá quí và kim loại quí hiếm, và 7,3% là thuốc lá, xe hơi và phụ tùng xe

gắn máy. (Tỷ lệ trên thực tế có thể khác vậy nhiều do nhập "lậu"). Những đồ "sa xỉ phẩm"
như xe hơi, thuốc lá, đá quí có thể đánh thuế nặng hơn nữa để hạn chế nhập khẩu. Khi xuất
khẩu giảm thì nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu tự khắc giảm theo.
Còn những máy móc và nguyên vật liệu phục vụ sử dụng trong nước có thể cần phải hạn chế
nhập khi tìn hình khó khăn. Ưu tiên nhập máy móc từ những người bán hàng cho phép nợ dài
hạn hoặc trả dần trong nhiều năm, một hình thức
làm cho người bán hàng cũng góp phần đầu tư vào Việt Nam, làm giảm thâm hụt cán cân
vãng lai. Kiểm tra chặt chẽ hơn các cửa khẩu biên giới để chống nhập lậu.
- Tăng hiệu quả đầu tư. Tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam (35-40% GDP) là rất lớn, không cần tăng
thêm mà ngược lại có thể giảm đi trong tình hình thế giới khó khăn. Cái cần tăng là hiệu quả
đầu tư. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ câu hỏi: tại sao chỉ số ICOR của Việt Nam lại cao hơn
nhiều của các nước khác trong giai đoạn phát triển tương tự ? Làm sao để đạt hiệu quả đầu tư
bằng họ? Cần phân tích xem học đa đầu tư ra sao để học tập. Chỉ cần nâng hiệu quả đầu tư lên
thành ICOR = 4, và duy trì mức tiết kiệm 30% GDP, thì đa có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng 7,5%
mà không cần vay nợ nước ngoài. Cần tìm ra và giải quyết những nguyên nhân dẫn đến hiệu
quả đầu tư kém ở Việt Nam. Có thể hình dung một số nguyên nhân như: đầu tư không đúng
chỗ, thãng nhũng cửa quyền nhiều, cơ chế không khuyến khích làm việc thực sự, trình độ và
thái độ trong công việc kém những nước khác, ít sáng tạo, đầu cơ quá nhiều, v.v.
- Huy động ngoại tệ từ nhân dân. Theo một con số thống kê, hiện có 14 tỷ USD của các tổ
chức và cá nhân ở Việt Nam gửi ở ngân hàng. Ngoài ra còn có thêm vài tỷ USD tiền mặt được
lưu thông ở Việt Nam (và nhiều người giữ của bằng cách cất USD vào két ở nhà, thay vì gửi
ngân hàng). Lượng tiền USD này có thể tạo một "gối bảo hiểm" cho Việt Nam. Trong trường
hợp nợ nước ngoài gặp khó khăn và dự trữ ngoại tệ giảm mạnh, nhà nước có thể có những
chính sách khuyến khích nhằm huy động ngoại tệ từ nhân dân.
- "Tự thân vận động" và không trông đợi vào sự cứu trợ của World Bank và IMF. Bản thân
IFM cũng đang bị thâm hụt ngân sách, mà lại cần giải cứu nhiều nước khi khủng hoảng đến,
và Việt Nam là nước nhỏ (về kinh tế), không thuộc diện qua trọng cần được ưu tiên đối với
họ. Bởi vậy nếu Việt Nam có được họ giúp đỡ, thì cũng sẽ chỉ ở mức độ nhỏ, và sự giúp đỡ
đó có thể đi kèm theo những điều kiện chưa chắc đa có lợi. Theo ông Joseph Stiglitz (giải
Nobel về kinh tế năm 2001, người đa từ chức Chief Economist và Vice President của WB vào

1999-2000 để phản đối các chính sách của WB/IMF) thì WB/IMF làm ăn cũng rất quan liêu
và bị "điều khiển bởi Wall Street", và nhiều nước
sau khi "được WB/IMF giúp đỡ" thì nghèo đi thêm, trong đó có cả Nga (trong quá trình cổ
phần hóa vội vàng của Nga do WB/IMF thúc đẩy, một phần rất lớn tài sản quốc gia rơi vào
tay một nhóm nhỏ tư nhân được Wall Street hậu thuẫn), các nước châu Phi (chính sách của
WB/IMF không những không làm cho nông nghiệp châu Phi phát triển, mà làm cho dân châu
Phi bị chết đói nhanh hơn), và Đông Nam Á (Indonesia xảy ra bạo loạn sau khi áp dụng các
chính sách cứng nhắc do IMF/WB áp đặt trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á).
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm và phúc lợi xã hội. Ví dụ bảm hiểm y tế sức khỏe, bảo hiểm
thiên tai, bảo hiểm thất nghiệp, quĩ lương hưu tối thiểu bắt buộc, trợ cấp cho dân nghèo, phát
sữa cho trẻ em (học tập chính sách của Nhật Bản thời nước này còn nghèo). Có lẽ một trong
những cách kích thích kinh tế xã hội hiệu quả nhắt bằng tiền nhà nước chính là cho dân nghèo
vay ưu đai (học tập mô hình microcredit của ông Muhammad Yunus, giải Nobel về hòa bình,
và nhà băng Grameen Bank do ông ta lập nên) để họ có thể làm việc hiệu quả hơn, thoát khỏi
cảnh nghèo đói. Ngoài dân nghèo, còn có những diện khác cần được vay ưu đai (và giúp đỡ
nói chung), ví dụ như sinh viên và những ngoanh nghiệp tư làm những công việc có nhiều ích
lợi xã hội. Xây dựnng luật phá sản để cá nhân hay doanh nghiệp không có khả năng trả nợ có
thể tuyên bố phá sản, có cơ hội được làm lại từ đầu.
- Hướng sự phát triển theo hướng bền vững, tăng về chất, bảo vệ môi trường. Thế giới đang
tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên quá mức bền vững (tiêu trong vòng 10 tháng đa hết lượng tài
nguyên sinh ra trong 1 năm), và nếu tiếp tục đà phát triển kiểu như như vậy thì sẽ nhanh
chóng đi vào ngõ cụt, không tránh khỏi khủng hoảng. Bởi vậy cần phát triển về chất, tăng chất
lượng của các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Vấn
đề ô nhiễm môi trường đang trở nên khá trầm trọng ở Việt Nam (một trong những hậu quả là
tỷ lệ người bị ung thư tăng cao ở mức báo động). Nếu chỉ lấy con số tăng trưởng GDP làm
mục tiêu phát triển thì có nguy cơ dẫn đến "moral hazard" là phá hoại môi trường nhằm tăng
nhanh output. Ví dụ giả sử một loại hình sản xuất nào đó cho ra output là 10 đồng nhưng để ra
được output đó thì làm hại môi trường ở mức mà muốn khôi phục lại được như cũ phải mất 9
đồng, thì output "thực sự" sau khi tính đến yếu tố môi trường chỉ còn 1 đồng, nhưng trong
GDP vẫn hiện 10 đồng, và cái "output âm" do môi trường bị hại đi không được tính đến. Cần

sử dụng những cách tinh tăng trưởng kinh tế xã hội tinh tế hơn, trong đó tính cả yếu tố môi
trường. Cần có hệ thống thu lệ phí môi trường (chủ của các xe cộ, nhà máy, công trình xây
dựng, v.v. có làm ảnh hưởng xấu đến môi trường thì phải nộp lệ phí để bù lại) và lệ phí đó
phải được dùng vào việc làm sạch môi trường và để khuyến khích sử dụng "phương tiện
sạch". Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc ngăn chặn sự tăng dân số ở Việt Nam (hiện tại đa ở mức
quá
tải cho môi trường).
- Thận trọng trong việc kích thích kinh tế bằng tiền nhà nước. Nhiệm vụ của chính phủ và
quốc hội không phải là "GDP năm 2009 phải tăng mấy phần trăm" (nó tăng được mấy phần
trăm là phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt
Nam), mà là đảm bảo an toàn và công bằng xã hội, xây dựng hệ thống luật pháp và các cơ chế
luật lệ hợp lý, đảm bảo một hệ thống tài chính ổn định, tạo điều kiện cho nhân dân mở mang
và doanh nghiệp phát triển. Khả năng tài chính của nhà nước có hạn (và đặc biệt năm 2009
ngân sách có thể gặp khó khăn), chỉ nên đầu tư thêm (trực tiếp, hoặc gián tiếp qua các chính
sách tài chính khuyến khích tư nhân đầu tư) vào những chỗ có tính chiến lược, có hiệu quả và
lợi ích công cộng cao (ví dụ như hệ thống giao thông, đê điều, giáo dục, khoa học công nghệ,
y tế, điện lực phục vụ toàn dân), và cần quản lý đầu tư tiền công chặt chẽ để phòng chống
lãng phí tham nhũng rút ruột. Nhiều nước trên thế giới đang đưa ra những gói kích thích kinh
tế nhằm đối phó với suy thoái, và Chính Phủ Việt Nam cũng đang làm theo (dự kiến chi 6 tỷ
USD cho kích cầu và kích đầu tư), tuy nhiên cần hết sức thận trọng để khỏi lãng phí, thâm hụt
nặng thêm ngân sách mà hiệu quả không cao. Như có viết ở phía trước, vấn đề của Việt Nam
không phải là "thiếu đầu tư" mà là "thiếu hiệu quả đầu tư". Về vấn đề kích cầu, tầng lớp cần
được kích cầu nhiều nhất có lẽ là tầng lớp người nghèo, nếu kích cầu thì nên chú trọng đến
họ. Nếu có những mặt hàng bị ế thừa thì chủ yếu là các doanh nghiệp cần tự điều chỉnh sao
cho sản xuất đúng cái cần thiết hơn, chất lượng tốt hơn, quảng cáo tốt hơn, giá cả hợp lý hơn,
v.v., và nhà nước có thể định hướng, gợi ý, nhưng không nên can thiệp vào, trừ một số trường
hợp đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến xã hội.
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách cơ chế và luật lệ, và tăng độ công khai và minh bạch trong quản
lý. Tạo ra một cơ chế hợp lý, phát hiện và chỉnh sửa kịp thời các sơ hở trong quản lý, để có
thể chống một cách hiệu quả những hiện tượng tham nhũng, cửa quyền, lãng phí, lừa đảo, trốn

thuế, v.v. Đây là vấn đề rất lớn, có rất nhiều cái phải làm. Để đạt được mức độ minh bạch và
hiệu quả như các nước tiên tiến sẽ cần rất nhiều năm. Ngoài ra không phải luật lệ gì của các
nước tiên tiến cũng hợp lý, Việt Nam nên học tập các nước một cách có chọn lọc.
Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng cho Việt Nam:
Với Việt Nam, một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu, cuộc khủng hoảng
này có thể làm xói mòn niềm tin vào thị trường, nhất là khi vai trò của nhà nước đã được nhấn
mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn nếu
Việt Nam không tiếp tục hoặc chệch hướng khỏi con đường cải cách đang đi. Việt Nam nên
coi cuộc khủng hoảng này là một cơ hội tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Cùng với các trào lưu biến đổi của thế giới đang diễn ra, Việt Nam cần lựa
chọn cho mình một chiến lược phát triển khôn ngoan và bền vững.
Chiến lược này cần tiếp tục phát triển các mối quan hệ kinh tế đa phương và song phương,
đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn lực trong nước như cơ sở hạ tầng, nguồn vốn con
người, vốn xã hội. Vai trò của nhà nước sẽ phải đẩy mạnh ở hai mặt: chủ động hơn trong các
hoạt động phối hợp quốc tế và nâng cao năng lực quản lý và giám sát hệ thống tài chính ngân
hàng. Các nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Việt Nam cần được tiếp tục đẩy mạnh, song song
với việc gia tăng các khoản trợ cấp và bảo hiểm xã hội. Điều này có thể sẽ làm tăng kích cỡ
và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
nên tuân thủ theo nguyên tắc của John Maynard Keynes đã đưa ra gần 80 năm trước đây: Nhà
nước chỉ nên làm những gì thị trường không làm được chứ đừng thay thế những gì thị trường
có thể đảm đương được

×