Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu một số biến đổi gen đặc trưng và đáp ứng điều trị tấn công ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.56 KB, 28 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI






VŨ MINH PHƯƠNG




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ĐỔI GEN ĐẶC
TRƯNG VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG Ở
BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI CẤP DÒNG TUỶ



CHUYÊN NGÀNH: HUYẾT HỌC
MÃ SỐ: 62.72.25.01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC





HÀ NỘI 2009

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM QUANG VINH
GS.TSKH. ĐỖ TRUNG PHẤN


Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Công Khanh
Bệnh viện Nhi Trung Ương

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Bệnh viện TWQĐ 108

Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Trường Đại học Y Hà nội


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồ
ng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi 8h30 ngày 9 tháng 10 năm 2009


CÓ THỂ TÌM LUẬN ÁN TẠI

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Thư viện Thông tin Y học Trung ương

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.Vũ Minh Phương, Phạm Quang Vinh, Bạch Khánh Hòa, Lê
Thị Hồng Nhung, Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Minh Phương
(2008). Nghiên cứu biến đổi gen PML/RARα trên 21 bệnh nhân lơ xê
mi cấp thể M3. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Vol 58, N
0
5- October,
12-18
2.Vũ Minh Phương, Phạm Quang Vinh, Bạch Khánh Hòa, Lê
Thị Hồng Nhung, Trần Thị Mỹ Dung, Nguyễn Minh Phương
(2008). Nghiên cứu biến đổi gen AML1/ETO trên 76 bệnh nhân lơ
xê mi cấp dòng tuỷ. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Vol 59, N
0
6-
December, 2008: 10-17
3.Vũ Minh Phương, Phạm Quang Vinh, Bạch Khánh Hòa, Lê
Thị Hồng Nhung (2008). Nghiên cứu biến đổi gen CBFβ/MYH11
trên bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ. Tạp chí Sinh lý học. Tập 12-
N
0
3/ 12/2008: 24-28
4.Vũ Minh Phương, Phạm Quang Vinh, Bạch Quốc Khánh, Bạch
Khánh Hòa (2008). Nghiên cứu điều trị lơ xê mi cấp dòng tuỷ có
biến đổi gen AML1/ETO. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Vol 60, N
0

1-
January, 2008:36-41

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lơ xê mi cấp dòng tủy là một bệnh lý ác tính không thuần
nhất mà đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh các tế bào tiền thân tạo
máu có thay đổi về vật chất di truyền.
Hiện nay, hầu hết các trung tâm hiện đại ở các nước phát
triển đều coi kỹ thuật phát hiện biến đổi gen là một phương pháp
thường quy trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệ
nh lơ xê mi cấp.
Đã có nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng có một số gen biến đổi có giá
trị tiên lượng xấu cho tiến triển của bệnh, ngược lại có một số biến
đổi gen lại có giá trị tiên lượng tốt trong quá trình điều trị. Trong đó
có một số biến đổi gen tái diễn và có giá trị tiên lượng tốt là các biến
đổi gen PML/RARα, AML1/ETO và CBFβ/MYH11. Những biến đổi
gen này tươ
ng đối đặc trưng cho lơ xê mi cấp dòng tuỷ vì vậy có vai
trò rất quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh.
Hiện ở Việt nam đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về gen,
nhưng chưa có những nghiên cứu hệ thống về biến đổi gen trong
bệnh lơ xê mi nói chung cũng như bệnh lơ xê mi cấp dòng tuỷ nói
riêng. Trước những nhu cầu thiết thực về sự phát triể
n trong quá
trình chẩn đoán và điều trị, đề tài “Nghiên cứu một số biến đổi gen
đặc trưng và đáp ứng điều trị tấn công ở bệnh nhân lơ xê mi cấp
dòng tuỷ” được tiến hành với những mục tiêu sau:
1. Phân tích các biến đổi gen PML/RARα, AML1/ETO và
CBFβ/MYH11 ở bệnh lơ xê mi cấp dòng tuỷ.

2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, huyết học và kế
t quả
điều trị tấn công của lơ xê mi cấp dòng tuỷ có các biến đổi gen
PML/RARα, AML1/ETO và CBFβ/MYH11.



2
*Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
1. Phân tích được 3 biến đổi gen đặc trưng nhất của lơ xê mi cấp
dòng tủy là PML/RARα, AML1/ETO và CBFβ/MYH11, thấy được
giá trị, độ nhậy cao của kỹ thuật PCR hơn hẳn kỹ thuật di truyền tế
bào.
2. Nghiên cứu được những đặc điểm lâm sàng, huyết học nổi bật
nhất, có ý nghĩa nhất của những bệnh nhân l
ơ xê mi cấp dòng tủy có
biến đổi gen, góp phần vào chẩn đoán nhanh chính xác.
3. Nghiên cứu được kết quả điều trị của các bệnh nhân lơ xê mi cấp
dòng tủy cho thấy các bệnh nhân có biến đổi gen có đáp ứng tốt với
điều trị, có tỷ lệ lui bệnh cao, có giá trị khẳng định ý nghĩa tiên lượng
bệnh
*Đóng góp mới của luận án:
1. Là công trình đầu tiên ở Việ
t nam nghiên cứu các biến đổi gen
PML/RARα, AML1/ETO và CBFβ/MYH11 này trên một số lượng
bệnh nhân tương đối lớn
2. Là công trình đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu được các đặc điểm
lâm sàng, huyết học và đánh giá được kết quả điều trị tấn công ở các
bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy có biến đổi gen.
Bố cục của luận án: Luận án dài 127 trang. Ngoài phần đặt vấn đề,

k
ết luận, ý kiến đề xuất, luận án gồm 4 chương bao gồm: chương 1:
Tổng quan tài liệu: 34 trang, chương 2: Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: 14 trang, chương 3: Kết quả nghiên cứu: 36 trang,
chương 4: Bàn luận: 38 trang. Luận án có 49 bảng, 6 biểu đồ, 11
hình, 1 sơ đồ. Tài liệu tham khảo: 30 tài liệu tiếng Việt, 122 tài liệu
tiếng Anh


3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI GEN ĐẶC TRƯNG Ở LƠ XÊ MI CẤP
DÒNG TỦY
1.1.1. Biến đổi gen có liên quan PML/RARα trong
t(15;17)(q21;q22) ở lơ xê mi cấp M3 và các biến thể
Lơ xê mi cấp dòng tủy thể M3 là một dạng đặc biệt trong lơ xê
mi cấp dòng tủy được xác định bằng các đặc điểm: (1) tăng sinh các
tiền tủy bào; (2) có chuyển đoạn nhiễm sắc th
ể liên quan tới gen
RARα trên nhiễm sắc thể 17; 3/ các tế bào ác tính nhậy cảm với acid
all-trans retinoic (ATRA).
Năm 1977 Janet D Rowley xác nhận sự có mặt của t(15;17) trên
phần lớn bệnh nhân lơ xê mi cấp thể M3 (1977), đến năm 1990 Huge
de The, Kakizuka A đã phân tích được biến đổi gen PML/RARα
(1990) [78]. Sau đó đã có rất nhiều nghiên cứu tìm ra các dạng biến
đổi gen khác của thể lơ xê mi cấp này. Tùy thuộc vào từng loại
chuyển đoạn nhiễm s
ắc thể, trên mức độ phân tử, gen RARα trên
nhiễm sắc thể 17 thường phối hợp với các gen PML (trên nhiễm sắc

thể 15), PLZF (trên nhiễm sắc thể 11), NPM (trên nhiễm sắc thể số
5), NuMA (trên nhiễm sắc thể số 11), 5B (trên nhiễm sắc thể số 11)
để tạo nên các gen lai bệnh lý. Những gen phối hợp này thường được
gọi chung là gen X. Các chuyển đoạn nhiễm sắc thể tạo ra các gen lai
X/RARα và s
ản phẩm các gen này có vai trò trong sinh lơ xê mi.
Chuyển đoạn thường gặp nhất trong lơ xê mi cấp thể M3 là
t(15;17) tạo nên phức hợp gen lai giữa PML (mã hoá yếu tố phiên
mã putative novel) nằm trên nhiễm sắc thể số 15 và RARα nằm trên
nhiễm sắc số 17. Vị trí đứt gẫy ở nhiễm sắc thể 17 là intron 2. Ngược
lại trên nhiễm sắc thể số 15 có 3 vị trí đứt gẫy là intron 6, exon 6 và

4
intron 3 tạo nên ba kiểu gen PML/RARα tương ứng là bcr1, bcr2 và
bcr3. Do sự khác nhau về kích cỡ sản phẩm, bcr1 và bcr2 được xếp
vào loại phiên mã dài (L type), bcr3 xếp vào loại phiên mã ngắn (S
type). S type thường gặp ở thể M3v (là một dạng biến thể của M3v).
Tuy nhiên cũng chưa thấy được sự khác biệt về lâm sàng và xét
nghiệm giữa 2 loại phiên mã này.
1.1.2. Biến đổi gen AML1/ETO trong t(8;21)(q22;q22)
Biến đổi gen AML1/ETO hay còn được gọi là
RUNX1/RUNX1T1 là kết quả của chuyển đo
ạn t(8;21)(q22;q22).
Chuyển đoạn t(8;21) được mô tả lần đầu tiên năm 1973. Năm 1991,
biến đổi gen AML1/ETO được phát hiện từ những tế bào dòng
Kasumi có nguồn gốc từ những bệnh nhân lơ xê mi cấp thể M2 tái
phát [36]. Chuyển đoạn t(8;21) tạo ra gen lai AML1/ETO. Gen
AML1 bình thường nằm trên nhiễm sắc thể 21 gồm có 9 exon kích
thước 150kb. Gen ETO bình thường nằm trên nhiễm sắc thể số 8,
gồm 13 exon kích thước 87kb. Gen lai AML1/ETO được phát hiện ở

các bệnh nhân có chuyển đoạn t(8;21). Phức hợp này cũng còn được
phát hiện trên một số trường hợp có các chuyển đoạn phức hợp khác
và cả một số các trường hợp không có t(8;21). Lơ xê mi cấp dòng
tuỷ có t(8;21) với gen lai AML1/ETO có tiên lượng tốt, có đáp ứng
tốt với điều trị hoá chất đặc biệt là với cytarabin. Chuyển đoạn
t(8;21) này chiếm khoảng 7-8% lơ xê mi cấp ngườ
i lớn (thường gặp
ở những bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy trẻ tuổi), khoảng 11-12%
bệnh nhi. Chuyển đoạn này cũng chiếm từ 20-40% lơ xê mi cấp thể
M2, ngoài ra cũng có thể thấy ở lơ xê mi cấp thể M1 và M4 hoặc ở
các lơ xê mi cấp do điều trị. Bằng kỹ thuật RT-PCR, phức hợp gen
lai AM1/ETO được phát hiện chiếm khoảng 8-12% lơ xê mi cấp

5
dòng tuỷ. Tỷ lệ này cao hơn khi so sánh với kỹ thuật di truyền tế bào
phát hiện t(8;21).
Gen lai AML1/ETO mã hóa cho một loại protein có vai trò ức
chế quá trình biệt hóa bình thường trong các giai đoạn tạo các tế bào
máu. Bình thường gen AML1 mã hóa protein CBFα2 là một thành
phần của phức hợp nhị trùng CBF (core binding factor) có vai trò
điều hòa sao chép trong quá trình sinh máu bình thường. Thông qua
những nghiên cứu invitro trên dòng tế bào Kasumi có t(8;21) đã
khẳng định rằng biến đổi gen AML1/ETO ức chế hoạt động của
AML1.Tuy nhiên những nghiên c
ứu trên chuột cho thấy nếu chỉ
riêng phức hợp gen lai AML1/ETO không đủ để gây lơ xê mi.
1.1.3. Biến đổi gen CBFβ/MYH11 trong inv(16)(p13;q22)
Đảo đoạn inv(16)(p13;q22) tạo nên phức hợp gen lai giữa
CBFβ (còn được gọi là PEBP2b) nằm trên nhiễm sắc thể 16q22 và
MYH11 nằm trên nhiễm sắc thể 16p13 (là gen mã hoá cho protein

SMMHC). Đảo đoạn inv(16) được phát hiện lần đầu tiên vào năm
1982, đến năm 1991, gen lai CBFβ/MYH11 được Yanagisaka K phát
hiện trên các tế bào dòng ME-1 có nguồn gố
c từ lơ xê mi cấp thể
M4eo.
Cấu trúc của gen CBFβ vẫn chưa được biết đầy đủ, sản phẩm
của gen là protein CBFβ là một yếu tố phiên mã nhị trùng cũng với
sản phẩm của gen AML1 là CBFα. Gen MYH11 được cấu tạo bằng
21 exon có kích thước 37 kb. Do quá trình đảo đoạn nhiễm sắc thể
16, vùng 5’của MYH11 bị mất. Vì vậy sau inv(16) chỉ có hoạt động
của phứ
c hợp gen lai CBFβ/MYH11. Gen lai này có sản phẩm là một
protein khảm. Sản phẩm này ngăn quá trình biệt hoá các tế bào thông
qua vai trò của CBFα2 trong bào tương. Phức hợp
CBFα2/CBFβ/MYH11 cũng có vai trò như một chất ức chế truyền

6
tin thông qua cơ chế đồng ức chế hoạt động của chromatin-
modifying histone deacetylase. Hoạt động của sản phẩm protein
khảm tuy thế cũng chưa đủ gây lơ xê mi mà cần có phối hợp thêm
một số các biến dị khác.
Có 10 thể khác nhau của CBFβ/MYH11 xếp loại từ A đến J
trong đó 85% là thể A, thể D và E chiếm 5%, còn lại là các thể khác.
Lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen CBFβ/MYH11 có một
số
đặc điểm riêng. Biến đổi gen này thường gặp ở lơ xê mi cấp dòng
tuỷ thể M4 có bất thường về thành phần bạch cầu ưa acid (M4eo).
Những bạch cầu ưa acid bất thường này có inv(16)(p13q22) và cũng
có nguồn gốc từ dòng tế bào lơ xê mi. Trên phân tích nhiễm sắc thể,
dạng lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen CBFβ/MYH11 cũng có

thể phối hợp với các dạng bấ
t thường nhiễm sắc thể khác như là
trisomy 8, trisomy 21, trisomy 22 và del(7q).
Thường rất khó phát hiện inv(16)(p13q22) trên kỹ thuật
nhuộm băng nhiễm sắc thể, vì vậy nhiều khi có thể phát hiện biến đổi
gen CBFβ/MYH11 bằng RT-PCR trên những bệnh nhân không thấy
inv(16). Biến đổi gen CBFβ/MYH11 chiếm khoảng 8-10% lơ xê mi
cấp dòng tuỷ, và có thể chiếm tới khoảng 50% lơ xê mi cấp dòng tuỷ
thể M4eo, tuy nhiên có thể thấy ở một số
các thể khác như M2, M5,
hoặc hiếm hơn ở M1, M6 và M7.
Trên lâm sàng, lơ xê mi cấp có biến đổi gen CBFβ/MYH11 có
hiệu quả điều trị tốt, tỷ lệ lui bệnh cao. Lơ xê mi cấp có biến đổi gen
CBFβ/MYH11 thường được gộp với lơ xê mi cấp có biến đổi gen
AML1/ETO tạo thành nhóm lơ xê mi cấp dòng tuỷ CBF có tiên
lượng tốt


7
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là 110 bệnh nhân được điều trị tại khoa Bệnh
máu ác tính (C8) -Viện Huyết học và Truyền máu trung ương và
Khoa Huyết học truyền máu - Bệnh viện Bạch mai được chẩn đoán
lơ xê mi cấp dòng tủy theo tiêu chuẩn FAB. Thời gian nghiên cứu từ
3/2007-3/2009.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU:
- Máu ngoại vi của bệnh nhân

- Dị
ch tuỷ xương của bệnh nhân
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có theo dõi dọc
2.3.2. Nội dung và biến số nghiên cứu:
- Nghiên cứu các biến đổi gen PML/RARα, AML1/ETO,
CBFβ/MYH11 ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ người lớn: tỷ lệ có
biến đổi gen, thể lơ xê mi có biến đổi gen, kiểu biến đổi của từng
gen, đối chiếu kết qu
ả biến đổi gen với phân tích nhiễm sắc thể.
- Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, huyết học của bệnh nhân lơ xê
mi cấp dòng tuỷ ở người lớn có và không có các biến đổi gen: đặc
điểm lâm sàng, các chỉ số tế bào máu ngoại vi và tuỷ xương, các chỉ
số đông máu.
- Nghiên cứu đáp ứng điều trị tấn công của bệnh nhân lơ xê mi cấp
dòng tuỷ có và không có các biến
đổi gen: diễn biến điều trị (số ngày
điều trị, thời gian có SLBC <1G/l, thời gian để SLBCTT >1G/l, các

8
biến chứng sau điều trị), kết quả điều trị (tỷ lệ LBHT, LBKHT, KLB
và tử vong).
2.3.3. Phân nhóm đối tượng nghiên cứu:
- Các đối tượng nghiên cứu được chia làm 5 nhóm dựa vào đặc điểm
của biến đổi gen. Mỗi nhóm đều được tiến hành nghiên cứu các nội
dung và biến số nghiên cứu như mục 2.3.2, đồng thời được so sánh
giữa các cặp với nhau về từng đặ
c điểm.
+ Nhóm 1: các bệnh nhân thể M3 có biến đổi gen PML/RARα

+ Nhóm 2: các bệnh nhân thể M3 không có biến đổi gen PML/RARα
+ Nhóm 3: các bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen
AML1/ETO
+ Nhóm 4: các bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen
CBFβ/MYH11
+ Nhóm 5: các bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ (ngoại trừ thể M3)
không có cả 3 loại biến đổi gen
2.3.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:
2.3.4.1. Kỹ thuật nhuộm hoá họ
c tế bào: nhuộm peroxydase
(MPO), sudan đen, esterase đặc hiệu và không đặc hiệu, PAS
2.3.4.2. Kỹ thuật phân tích nhiễm sắc thể:
2.3.4.3. Kỹ thuật xác định kháng nguyên màng tế bào bằng
kháng thể đơn dòng dựa trên phương pháp miễn dịch huỳnh
quang:
2.3.4.4. Kỹ thuật RT-PCR và nested-PCRxác định các biến đổi
gen PML/RARα, AML1/ETO và CBFβ/MYH11
2.3.5. Quy trình nghiên cứu:
2.3.5.1. Chẩn đoán xác định và phân loại lơ xê mi cấp dòng tủy :
tiến hành làm huyết tủy đồ với 4 ph
ương pháp: hình thái tế bào, hóa
học tế bào, miễn dịch, di truyền tế bào

9
2.3.5.2. Lập hồ sơ chi tiết: tiến hành khám bệnh nhân, khai thác
triệu chứng, tiền sử bệnh
2.3.5.3. Tiến hành các xét nghiệm chức năng cơ bản
2.3.5.4. Giải thích: về bệnh cũng như phương hướng điều trị cho
bệnh nhân và gia đình. Đối với bệnh nhân bị lơ xê mi cấp, nếu gia
đình và bệnh nhân đồng ý điều trị hóa chất thì cần có cam kết trong

hồ sơ

2.3.5.5. Tiến hành xét nghiệm các biến đổi gen: PML/RARα,
AML1/ETO, CBFβ/MYH11
2.3.5.6. Điều trị tấn công:
2.3.5.7. Theo dõi, đánh giá điều trị:
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:
- Quản lý, phân tích, tính toán các số liệu trung bình, độ lệch, trung
vị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, so sánh sự chênh lệch có ý nghĩa thống
kê giữa 2 biến (giá trị p) bằng chương trình SPSS 13.0
- So sánh các tỷ lệ nghiên cứu bằng công thức: t = (φ1-
φ2) X ((n1 x
n2)/(n1 + n2))
1/2

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN
CỨU:
- Số bệnh nhân nghiên cứu: 110 bệnh nhân
- Tuổi nhóm nghiên cứu : từ 16-70 tuổi
- Tỷ lệ giới của nhóm nghiên cứu : - tỷ lệ nam/nữ là 1,09
- Phân loại nhóm nghiên cứu theo FAB: số bệnh nhân thể M2
(21,8%), M3 (27,3%), M4 (20,9%) chiếm tỷ lệ cao, tiếp đến số bệnh
nhân thể M4eo (10%), M5, các thể M6 và M7 chiếm tỷ
lệ thấp nhất

10
3.2. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN ĐỔI GEN PML/RARα,
AML1/ETO VÀ CBFβ/MYH11:

3.2.1. Phân tích biến đổi gen PML/RARα:
- tỷ lệ có biến đổi PML/RARα ở bệnh nhân lơ xê mi cấp thể M3 là
76%
- các bệnh nhân thể khác không có bệnh nhân nào có biến đổi gen
PML/RARα.
- các kiểu biến đổi của PML/RARα là: bcr1 chiếm 72%, bcr2 chiếm
12%, bcr3 chiếm 16%
- kết quả phân tích nhiễm sắc thể của lơ xê mi cấp M3 có biến đổi
gen PML/RARα:
tỷ lệ thấy t(15;17) ở nhóm bệnh nhân có biến đổi
gen PML/RARα là 56,25%.
3.2.2. Phân tích biến đổi gen AML1/ETO:
- tỷ lệ biến đổi gen AML1/ETO ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ:
chiếm 20%
- các thể lơ xê mi cấp theo FAB có biến đổi gen AML1/ETO: 4,6%
M1, 31,8% M2, 36,4% M4 và 27,2% M4eo
- tỷ lệ thể M2 có biến đổi gen AML1/ETO: 29% số các bệnh nhân
thể M2
- kết quả phân tích nhiễm sắc thể ở bệnh nhân lơ xê mi cấ
p dòng tủy
có biến đổi gen AML1/ETO:có 52,9% bệnh nhân có biến đổi gen
AML1/ETO thấy có t(8;21).
3.2.3. Phân tích biến đổi gen CBFβ/MYH11:
- tỷ lệ biến đổi gen CBFβ/MYH11 ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng
tủy: chiếm 6,4%.
- các thể lơ xê mi cấp dòng tuỷ theo FAB có biến đổi gen
CBFβ/MYH11: 28,6% M2, 28,6% M4 và 42,8%M4eo

11
- tỷ lệ M4eo có biến đổi gen CBFβ/MYH11: 27,3% số các bệnh nhân

thể M4eo
- các kiểu của biến đổi gen CBFβ/MYH11: type A chiếm 57,1%,
type E chiếm 28,6%, type F chiếm 14,3%
- kết quả phân tích nhiễm sắc thể của các bệnh nhân có
CBFβ/MYH11: không có bệnh nhân nào thấy inv(16)
3.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC VÀ ĐÁP ỨNG
ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG CỦA BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI CẤP
DÒNG TUỶ CÓ CÁC BIẾN ĐỔI GEN PML/RARα,
AML1/ETO VÀ CBFβ/MYH11
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng, huyết học và đáp ứng điều trị tấn công
ở bệnh nhân lơ xê mi cấp thể M3 có biến đổi gen PML/RARα :
được trình bày ở các bảng 3.15, 3.19
Bảng 3.15: Đặc điểm lâm sàng của lơ xê mi cấp thể M3 có biến
đổi gen PML/RARα
Có PML/RARα
N=25
Không có PML/RARα
N=8
P
Triệu chứng
n tỷ lệ % n tỷ lệ %
Không thiếu máu 0 0% 0 0%
Thiếu máu nhẹ 6 24% 2 25% >0,05
Thiếu máu vừa 5 20% 4 50% >0,05
Thiếu máu nặng 14 56% 2 25% >0,05
Xuất huyết 23 92% 8 88,9% >0,05
Xuất huyết nặng,
rầm rộ
12 48% 1 12,5%
<0,05

Sốt 14 56% 4 50% >0,05
Nhiễm trùng 8 33% 1 12,5% >0,05
Lách to 0 0% 0 0%
Gan to 6 24% 3 37,5% >0,05
Hạch to 1 4% 1 12,5% >0,05
Nhận xét: + tỷ lệ xuất huyết rầm rộ ở nhóm có biến đổi cao hơn
nhóm không có biến đổi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

12
Bảng 3.19: Các chỉ số đông máu của lơ xê mi cấp thể M3 có biến
đổi gen PML/RARα
Chỉ số Có PML/RARα
N=25
Không có PML/RARα
N=8
P
PT (s) 14,48 ±2,22 14,08 ±1,16 >0,05
PT % 61,43 ±12,64 71,35 ±24,17 >0,05
APTT (s) 28,36 ±5,54 27,3 ±3,08 >0,05
Fibrinogen
2,27 ±0,8 3,19 ±1,35
<0,05
DDimer
1449,75 ±1119,38 937,22 ±614,77
<0,05
Tỷ lệ DIC (%)
92% (23/25) 40% (4/8)
<0,05
Nhận xét: + lượng D Dimer và tỷ lệ DIC của nhóm có biến đổi gen
cao hơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

-Kết quả điều trị tấn công: tỷ lệ LBHT ở nhóm có biến đổi gen là
84% cao hơn nhóm không có biến đổi gen là 75% (p>0,05)
3.3.2. Đặc điểm lâm sàng, huyết học và đáp ứng điều trị tấn công
ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen AML1/ETO:
được trình bày ở các b
ảng 3.23, 3.26 và 3.29
- Ghi chú: do đặc điểm và phác đồ điều trị thể M3 có sự khác biệt với
các thể lơ xê mi cấp dòng tuỷ khác, nên khi so sánh chúng tôi loại
thể M3
- Tuổi: Tuổi trung bình của nhóm có biến đổi gen AML1/ETO là
26,94 ±9,22 trẻ hơn nhóm không có biến đổi gen là: 38 ± 13,7
(p<0,01).







13
Bảng 3.23: Đặc điểm lâm sàng của lơ xê mi cấp có biến đổi gen
AML1/ETO
Có AML1/ETO
N=22
Không có biến đổi gen
N=48
P
Triệu chứng
n tỷ lệ % n tỷ lệ %
Không thiếu máu 1 4,5% 1 2,1% >0,05

Thiếu máu nhẹ 4 18,2% 6 12,5% >0,05
Thiếu máu vừa 7 31,8% 16 33,3% >0,05
Thiếu máu nặng 10 45,5% 25 52,1% >0,05
Có xuất huyết 9 40,9% 20 41,7% >0,05
Sốt 10 45% 25 52% >0,05
Nhiễm trùng 4 18% 12 25% >0,05
Gan to
9 40,9% 8 16,7%
<0,05
Lách to 4 18% 8 16,7% >0,05
Hạch to
9 40,9% 9 18,8%
<0,05
Hạch to nhiều nơi
8 36,3% 7 14,6%
<0,05
Phì đại lợi 2 9% 2 4,2% >0,05
Đau xương 1 4,5% 2 4,2% >0,05
Liệt khu trú 1 4,5% 0 0% >0,05
Nhận xét: + tỷ lệ gan to, hạch to, hạch to nhiều nơi cao nhóm có biến
đổi gen hơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.26: Các chỉ số tế bào của lơ xê mi cấp có biến đổi gen
AML1/ETO

Chỉ số
Có AML1/ETO
N=22
Không có biến đổi gen
N=48


P
Trung vị 82 79,5
Hb (g/l)
Dao động 50-134 35-129 >0,05
Trung vị 20 26,78
SLBC (G/l)
Dao động 1,2-161,9 3,4-194,5 >0,05
Trung vị 9,63 23,09 SLBL máu
(G/l)
Dao động 0,11-150,57 0,83-171,16 >0,05
Trung vị 33 32
SLTC (G/l)
Dao động 8-88 8-80 >0,05
Trung vị 173 188,76 SLTBTX
(G/l)
Dao động 16,5-611,52 44,74-811,68 <0,05
Trung vị 105,99 123,13 SLBL tuỷ
(G/l)
Dao động 27,2-576,06 36,6-665,78 <0,05

14
Nhận xét: + số lượng bạch cầu máu, blast máu, tế bào tuỷ xương,
blast tuỷ xương ở nhóm có biến đổi gen đều thấp hơn nhóm không
có biến đổi gen với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.29: Kết quả điều trị tấn công của lơ xê mi cấp có biến đổi
gen AML1/ETO
Có AML1/ETO
N=22
Không có biến đổi gen
N=48


Đáp ứng
n % n %

P
LBHT 17 77% 20 41,7% <0,05
LBKHT 2 9,1% 5 10,4% >0,05
KLB 2 9% 16 33,3% <0,05
Tử vong 1 4,5% 7 14,6% >0,05
Nhận xét: +tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn ở nhóm có biến đổi gen cao hơn
không có biến đổi gen với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
+ tỷ lệ không lui bệnh ở nhóm không có biến đổi gen cao hơn nhóm
có biến đổi gen sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.3. Đặc điểm lâm sàng, huyết học và đáp ứng điều trị tấn công
ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen
CBF
β/MYH11: được trình bày ở các bảng 3.31, 3.32 và 3.34
- Ghi chú: Do đặc điểm và phác đồ điều trị thể M3 có sự khác biệt
với các thể lơ xê mi cấp dòng tuỷ khác, nên khi so sánh chúng tôi
loại thể M3
- Tuổi:+ Tuổi trung bình nhóm có biến đổi gen là 23,67 ± 5,98 trẻ
hơn hẳn nhóm không có biến đổi gen là: 38 ± 13,7 (p<0,01).






15
Bảng 3.31: Đặc điểm lâm sàng của lơ xê mi cấp có biến đổi gen

CBFβ/MYH11
Có CBFβ/MYH11
N=7
Không có biến đổi gen
N=48

Triệu chứng
n tỷ lệ % n tỷ lệ %

P
Thiếu máu nhẹ 3 42,9% 6 12,5% >0,05
Thiếu máu vừa 2 28,6% 16 33,3% >0,05
Thiếu máu nặng 2 28,6% 25 52,1% >0,05
Xuất huyết 3 43% 20 41,7% >0,05
Sốt 3 42,9% 25 52% >0,05
Nhiễm trùng 1 14,3% 12 25% >0,05
Gan to 2 28,6% 8 16,7% >0,05
Lách to 2 28,6% 8 16,7% >0,05
Hạch to 4 57,1% 9 18,8% <0,05
Hạch to nhiều nơi 4 57,1% 7 14,6% <0,05
Phì đại lợi 3 42,9% 2 4,2% <0,05
Nhận xét: +tỷ lệ hạch to, hạch to nhiều nơi, phì đại lợi ở nhóm có
biến đổi gen đều cao hơn có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.32: Các chỉ số tế bào của lơ xê mi cấp có biến đổi gen
CBFβ/MYH11

Chỉ số

CBFβ/MYH11
N=7

Không có biến đổi
gen
N=48
P
Trung vị 85 79,5
Hb (g/l)
Dao động 63-105 35-129

>0,05
Trung vị 33,22 26,78
SLBC (G/l)
Dao động 2,69-173,12 3,4-194,5

>0,05
Trung vị 12,68 23,09
SLBL máu (G/l)
Dao động 0,7-166,2 0,83-171,16

>0,05
Trung vị 31 32
SLTC (G/l)
Dao động 28-75 8-80

>0,05
Trung vị 229,5 188,76
SLTBTX (G/l)
Dao động 60-835 44,74-811,68

<0,05
Trung vị 142,72 123,13

SLBL tuỷ (G/l)
Dao động 39,42-676,5 36,6-665,78

<0,05

16
Nhận xét: + số lượng tế bào tuỷ xương, số lượng blast ở tuỷ ở nhóm
có biến đổi gen CBFβ/MYH11 đều cao hơn nhóm không có biến đổi
gen với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 3.34: Kết quả đáp ứng điều trị tấn công của lơ xê mi cấp có
biến đổi gen CBFβ/MYH11
Có CBFβ/MYH11
N=7
Không có biến đổi gen
N=48

Đáp ứng
n % n %

P
LBHT 6 85,7% 20 41,7% <0,05
LBKHT 1 14,3% 5 10,4% >0,05
KLB 0 0% 16 33,3% <0,05
Tử vong 0 0% 7 14,6% >0,05
Nhận xét: + tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn ở nhóm có biến đổi gen cao hơn
hẳn nhóm không có biến đổi gen với sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN

CỨU:
Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu về phân bố tuổi đa phần là
tuổi trẻ và trung niên, có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, chủ yếu là các thể
M2, M3, M4 và M4eo. Kết quả này khá tươ
ng đồng với các nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Minh An, Phạm Quang
Vinh, Nguyễn Triệu Vân và Nguyễn Anh Trí. Như vậy có thể nói
nhóm bệnh nhân này có thể đại diện cho các bệnh nhân lơ xê mi cấp
dòng tủy được điều trị ở các bệnh viện ở Việt nam.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC BIẾN ĐỔI GEN PML/RARα,
AML1/ETO VÀ CBFβ/MYH11:
4.2.1. Phân tích biến đổi gen PML/RARα:

17
Biến đổi gen PML/RARα chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân thể
M3 chiếm 76% thể này. Thực chất PML/RARα là sản phẩm của
t(15;17)(q22;q21) được coi như một biến đổi di truyền riêng biệt và
chỉ đặc trưng cho lơ xê mi cấp thể M3, là một dạng lơ xê mi mà các
tế bào non là các tiền tủy bào. Hầu như chưa có một nghiên cứu nào
trên thế giới bắt gặp biến
đổi gen này ở các thể lơ xê mi khác, nghiên
cứu này cũng không nằm ngoài nhận định này. Rất nhiều nghiên cứu
trên thế giới đều thấy PML/RARα có tỷ lệ cao ở bệnh nhân lơ xê mi
cấp thể M3 tuy nhiên tỷ lệ này cũng rất thay đổi theo từng nghiên
cứu. Có lẽ kết quả này cũng phụ thuộc vào cỡ mẫu và cũng có thể
liên quan với vấn đề chủng tộc.
Về các ki
ểu biến đổi của PML/RARα: có tỷ lệ bcr1 là cao nhất,
thấp nhất là bcr2. Theo Jim Van Dongen thì tỷ lệ bcr1 là cao nhất
(55%), tiếp đến bcr3 (40%) và hiếm gặp nhất là bcr2 (5%). Các tỷ lệ

này cũng thay đổi ở các nghiên cứu khác nhau trên thế giới, nhưng
nhìn chung tỷ lệ bcr1 vẫn cao nhất và thấp nhất là bcr2. Sự khác
nhau này có thể do cỡ mẫu khác nhau. Ruiz- Arguelles GJ cho rằng
vấn đề chủng tộc cũng có liên quan đến một số gen gây bệ
nh như
biến đổi gen gây lơ xê mi cấp thể M3 và có lẽ tỷ lệ biến đổi gen
PML/RARα cũng như kiểu biến đổi cũng có sự khác nhau giữa các
chủng người.
Kết quả phân tích NST thấy chỉ có 56,25% số bệnh nhân có
biến đổi gen thấy t(15;17). Kết quả này cũng tương tự với nhiều tác
giả trên thế giới, cho thấy kỹ thuật PCR có độ nhậy và đặc hi
ệu cao
hơn kỹ thuật di truyền tế bào.
4.2.2. Phân tích biến đổi gen AML1/ETO:
Tỷ lệ có biến đổi gen AML1/ETO khá cao (20%). Theo Jim
Van Dongen tỷ lệ biến đổi gen AML1/ETO ở bệnh nhân lơ xê mi

18
cấp dòng tuỷ là 8-12%. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu của các tác
giả khác, tỷ lệ này rất thay đổi và có thể lên tới khá cao theo từng
nghiên cứu khác nhau. Đề cập đến vấn đề chủng tộc liên quan đến
biến đổi gen AML1/ETO, Carmen Chillon đã đồng ý với quan niệm
của Johansson B, Tien HF và Mitelman F cho rằng tỷ lệ biến đổi gen
này cao hơn ở những người châu Á và thấp dần ở châu Âu và người
Mỹ da trắng.
Về tỷ l
ệ biến đổi gen AML1/ETO ở các thể bệnh theo FAB: Kết
quả cũng tương tự như với các tác giả Lee KW (2004), Silvia
Buonamici (2004), Soo Jin Yoo (2005), Lars Bullinger (2007): các
bệnh nhân có biến đổi gen AML1/ETO chỉ gặp ở thể M1, M2, M4 và

M4eo trong đó đa số là các thể M2 và M4.
Tỷ lệ bệnh nhân thể M2 có biến đổi gen AML1/ETO là 29%.
Tỷ lệ này cũng nằm trong khoảng chung và tương đương với nhiều
tác giả trên thế giới. Nhìn chung tỷ
lệ biến đổi gen AML1/ETO ở lơ
xê mi cấp thể M2 có biên độ dao động rất lớn. Tuy có sự khác nhau
về tỷ lệ ở nhiều nghiên cứu, biến đổi gen AML1/ETO vẫn được coi
là một đặc trưng của lơ xê mi cấp dòng tuỷ thể M2.
Kết quả phân tích NST chỉ có 52,9% bệnh nhân có biến đổi gen
AML1/ETO thấy có t(8;21). Điều này cũng có ý nghĩa tương tự như
với biến đổi gen PML/RAR
α chứng tỏ sự cần thiết của kỹ thuật PCR
trong chẩn đoán.
4.2.3. Phân tích biến đổi gen CBFβ/MYH11:
Kết quả có tỷ lệ biến đổi gen chiếm 6,4% lơ xê mi cấp dòng
tuỷ. Nhìn chung tỷ lệ biến đổi gen này là không cao, theo Jim Van
Dongen tỷ lệ này khoảng từ 8-10%, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu
khác biến đổi gen CBFβ/MYH11 còn có tỷ lệ thấp hơn. So sánh với
kết quả của nhiều tác giả trên th
ế giới thấy tỷ lệ biến đổi gen này

19
nằm trong khoảng từ 4-13%, sự khác biệt này có lẽ liên quan đến cỡ
mầu nghiên cứu.
Nghiên cứu thấy chỉ có thể M2, M4 và M4eo là có biến đổi gen
CBFβ/MYH11 trong đó thể M4eo gặp tỷ lệ cao nhất. Theo RD
Brunning, Jim Van Dongen, biến đổi gen này là đặc trưng của thể
M4eo. Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có thể gặp
biến đổi gen này ở khá nhiều thể bao gồm M1, M2, M4, M4eo và
M5 Kết quả này cũng tươ

ng đối phù hợp với các tác giả trên thế
giới.
Có 27,3% bệnh nhân thể M4eo có biến đổi gen CBFβ/MYH11.
Theo Appelbaum, RD Brunning, Jim Van Dongen thì biến đổi gen
này chiếm khoảng 50% lơ xê mi cấp thể M4eo. Fumihico Monma
(2006) khi nghiên cứu trên 224 bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ với
nhóm có biến đổi gen CBFβ/MYH11 là 17 người cũng đưa ra một tỷ
lệ tương đương là 26,8%.
Nghiên cứu thấy chủ yếu kiểu biến đổi của CBFβ/MYH11 là
type A. Khoảng 85% bi
ến đổi này là type A, type D và E chiếm
khoảng 5% và 5% là các type còn lại Tác giả Susan Schnittger có
quan tâm đến sự khác nhau về tiên lượng thời gian sống giữa các
type. Schnittger cho rằng các type không có ảnh hưởng đến thời gian
sống toàn bộ (OS), nhưng các type hiếm gặp có ảnh hưởng xấu đến
thời gian sống không sự kiện (EFS) nhiều hơn là type A.
4.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC VÀ ĐÁP ỨNG
ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG CỦA BỆNH NHÂN LƠ XÊ MI CẤ
P
DÒNG TUỶ CÓ CÁC BIẾN ĐỔI GEN PML/RARα,
AML1/ETO VÀ CBFβ/MYH11
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng, huyết học và đáp ứng điều trị tấn công
ở bệnh nhân lơ xê mi cấp thể M3 có biến đổi gen PML/RARα :

20
Theo kết quả ở mục 3.3.1 tỷ lệ xuất huyết nặng, lượng D Dimer
và tỷ lệ DIC ở nhóm có biến đổi gen đều cao hơn nhóm không có
biến đổi gen. Biểu hiện xuất huyết rầm rộ ở thể M3 hầu hết là do tình
trạng rối loạn đông máu do sự phá vỡ các hạt đặc hiệu. Theo
Danielle Sainty, RD Brunning thì các tế bào blast của lơ xê mi cấp

thể M3 không có PML/RARα thường có nhân tương đối đề
u đặn,
vắng thể Auer và có sự xuất hiện các tế bào dạng Pelger. Có lẽ chính
vì lý do đó mà biểu hiện xuất huyết ở nhóm không có biến đổi gen
lại nhẹ hơn nhóm có biến đổi. Lượng D Dimer là sản phầm giáng
hoá của fibrinogen, rõ ràng sự tiêu thụ và giáng hoá fibrinogen cũng
như mức độ rối loạn đông máu ở nhóm có biến đổi gen nặng hơn hẳn
nhóm không có biến đổi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tình
trạng trên lâm sàng.
Tỷ lệ LBHT ở nhóm có biến đổi gen có cao hơn nhóm không
có biến, nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên
đây mới chỉ là đánh giá ban đầu, muốn đi đến những nhận định rõ
ràng hơn cần có thời gian theo dõi lâu dài. Trên thực tế những bệnh
nhân lơ xê mi cấp thể M3 có đời sống tương đối lâu dài, có thể trên 5
năm.
4.3.2. Đặc điểm lâm sàng, huyết học và đ
áp ứng điều trị tấn công
ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen AML1/ETO:
Theo như kết quả ở mục 3.3.2 nhóm bệnh nhân có biến đổi gen
có tuổi trẻ, tỷ lệ thâm nhiễm cao và SLTBTX cũng như SLBLT thấp
hơn nhóm không có biến đổi gen. Theo Jim Van Dongen,
Appelebaum, RD. Brunning thì một trong những đặc điểm chính của
lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen AML1/ETO là lứa tuổi trẻ.
Các nghiên cứu và nhận
định của R.D. Brunning, John C Byrd và
Guido Marcucci, S Nguyen là các biểu hiện xâm nhiễm thường hay

21
gặp ở các bệnh nhân có biến đổi gen AML1/ETO. Kết quả về
SLTBTX và SLBLT thấp cũng rất phù hợp với nhận định của R.D.

Brunning và Felicetto Ferrara là số lượng tế bào tủy cũng như tỷ lệ
blast ở các bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy có biến đổi gen
AML1/ETO thường không cao.
Kết quả điều trị cho thấy bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tủy có
gen AML1/ETO có đáp ứng tốt với đi
ều trị hóa chất và tiên lượng
sống tốt hơn là những bệnh nhân không có gen này. Trên thực tế
bệnh nhân có biến đổi gen AML1/ETO thường có thời gian sống kéo
dài. Những nghiên cứu của David Grimwade (1998), Daniel A.
Arber (2003), Lai YY (2005) thấy khoảng 60% nhóm này có thời
gian sống trên 5 năm. Đặc biệt nghiên cứu của R.F Schlenk (2004)
thấy có 60% nhóm bệnh có biến đổi gen này sống trên 8 năm, Guido
Marcucci thấy trên 48% sống trên 10 năm.
4.3.3. Đặc điểm lâm sàng, huyết học và đáp ứng điề
u trị tấn công
ở bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ có biến đổi gen
CBFβ/MYH11
Theo như kết quả ở mục 3.3.3 nhóm bệnh nhân có biến đổi gen
có tuổi trẻ, tỷ lệ thâm nhiễm cao và SLTBTX cũng như SLBLT cao
hơn nhóm không có biến đổi gen . Nhiều tác giả như Appelbaum,
RD Brunning, Jim Van Dongen cũng cho rằng các bệnh nhân lơ xê
mi cấp có biến đổi gen CBFβ/MYH11 thường trẻ tuổi. Tỷ lệ bệnh
nhân có gan lách hạch to và phì
đại lợi ở nhóm có biến đổi gen đều
cao hơn nhóm không có biến đổi. Tuy nhiên nhóm có biến đổi gen
CBFβ/MYH11 đa phần là thể M4 và M4eo - là những thể lơ xê mi
cấp hay có biểu hiện thâm nhiễm như gan lách to, phì đại lợi. Đây
cũng là một trong những khả năng để lý giải kết quả này. RD
Brunning cũng cho rằng bệnh nhân lơ xê mi cấp có biến đổi gen


22
CBFβ/MYH11 thường có các biểu hiện thâm nhiễm. Về SLTBTX và
SLBLT : RD Brunning cho rằng những bệnh nhân có biến đổi gen
CBFβ/MYH11 thường có tuỷ xương giàu tế bào trong khi Krzysztof
Mrozek quan niệm nhóm bệnh nhân này có tỷ lệ và số lượng blast
cao. Kết quả đưa ra hoàn toàn phù hợp với những nhận định này.
Điều này cũng lý giải tại sao tỷ lệ thâm nhiễm tăng cao ở nhóm bệnh
nhân này. Dù sao theo những quan điểm kinh điển thì mức độ
thâm
nhiễm có tương đồng với số lượng tế bào ác tính.
Lơ xê mi cấp có biến đổi gen CBFβ/MYH11 thuộc nhóm có
biến đổi di truyền thuận lợi, đáp ứng tốt với điều trị hoá chất và có tỷ
lệ lui bệnh cao thường trên 70%. So với các tác giả khác, tỷ lệ lui
bệnh hoàn toàn là tương đối tương đồng Các nghiên cứu khác không
chỉ quan tâm đến tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn mà chủ yếu
đánh giá thời
gian sống toàn bộ (OS) và thời gian sống không bệnh của nhóm bệnh
nhân này (DFS). Theo các nghiên cứu của David Grimwade (1998)
có 61 % bệnh nhân sống trên 5 năm, nghiên cứu của John C Byrd
(2002) có 57% sống trên 5 năm [41][72]. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của
Alessandro Pulsoni (2008) là 61%. Nghiên cứu của Guido Marcucci
(2005) có 65% số bệnh nhân sống trên 10 năm.










×