Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa (Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.16 KB, 29 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU



Bùi Hồng Cường






NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN, THÀNH PHẦN
HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
PHỤ TỬ TỪ CÂY Ô ĐẦU TRỒNG Ở SA PA
(Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)

Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền
Mã số: 62 73 10 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC










Hà Nội - 2007








































Công trình được hoàn thành tại: Viện Dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội,
Trường đại học Y Hà Nội, Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Công ty cổ phần Traphaco.







Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Phùng Hoà Bình

2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông



Phản biện 1: GS.TS. Phạm Thanh Kỳ


Phản biện 2: GS.TSKH. Hoàng Tích Huyền

Phản biện 3: GS.TSKH. Đái Duy Ban


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Viện
Dược liệu
Vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 07 tháng 11 năm 2007







Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Viện Dược liệu
- Thư viện Công ty cổ phần Traphaco
- Thư viện Quốc gia Việt Nam



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Alc Alcaloid
Alc – CN Alcaloid chiết từ cao nước Phụ tử
AlcTP Alcaloid toàn phần
CĐ Cao đặc
CN Cao nước
CK Cao khô

CT Công thức
DĐTQ Dược điển Trung Quốc
DĐVN Dược điển Việt Nam
Diester alc Diester alcaloid
DL Dược liệu
g/kgTT Liều tính bằng g cho 1 kg thể trọng
gDL/kgTT Liều tính bằng g dược liệu cho 1 kg thể
trọng
HPP Hắc phụ phiến
PP Phương pháp
PT
Phụ tử (附 子): củ con (củ nhánh) của
cây Ô đầu
PTC Phụ tử chế
PTMg Phụ tử chế với dung dịch MgCl
2

PTMgNa Phụ tử chế với dung dịch MgCl
2
và NaCl
PTNa Phụ tử chế với dung dịch NaCl
PTP Phụ tử phiến
PTS Phụ tử sống

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ tử là củ nhánh của một số loài thuộc chi Aconitum L. (chi Ô đầu), là vị
thuốc quý trong y - dược học cổ truyền phương Đông, có tác dụng “hồi dương
cứu nghịch”, nhưng có độc tính rất cao. Trong y dược học cổ truyền, Phụ tử nhất

thiết phải được chế biến nhằm giảm độc tính, phương pháp chế biến khác nhau thì
tác dụng và độc tính khác nhau.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, cây Ô
đầu đã được nhập trồng tại một số vùng núi phía Bắc. Trong chiến tranh biên giới
phía Bắc (1979), cây thuốc này đã bị phá hủy nhiều. Từ năm 1990 trở lại đây, Ô
đầu đã được người dân ở xung quanh thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khôi phục và phát
triển trồng trở lại và chế biến Phụ tử để làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian,
không đảm bảo tính an toàn trong sử dụng. Song, phần lớn dược liệu Phụ tử được
sử dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn là do nhập khẩu không chính thức từ Trung
Quốc, không có tiêu chuẩn chất lượng nên không đảm bảo an toàn, gây tâm lý lo
ngại cho thầy thuốc và nhân dân. Để có cơ sở khoa học cho việc đưa vị thuốc này
vào sử dụng an toàn, hiệu quả từ nguồn nguyên liệu trong nước, nhằm ứng dụng
rộng rãi trong phòng và chữa bệnh, đề tài: “Nghiên cứu chế biến, thành phần
hoá học và tác dụng sinh học của Phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa
(Aconitum carmichaelii Debx. var. carmichaelii)” được tiến hành nghiên cứu
với 2 mục tiêu sau:
1. Xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử cho sản
phẩm có tác dụng cường tim và độc tính thấp.
2. Xác định một số thành phần hoá học của Phụ tử sống và các sản phẩm
góp phần tiêu chuẩn hoá phương pháp chế biến và bào chế.

2
2. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Lần đầu tiên, Phụ tử thu từ cây Ô đầu trồng ở Việt Nam được nghiên cứu tiêu
chuẩn hoá phương pháp chế biến, thành phần hoá học và một số tác dụng sinh
học, làm cơ sở cho việc phát triển và sử dụng một vị thuốc quý làm nguyên liệu
sản xuất thuốc ở Việt Nam.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Thực vật: Đã xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở Sa Pa là Aconitum
carmichaelii Debx. var. carmichaelii và mô tả các đặc điểm hình thái thực vật của

cây, các đặc điểm vi học của rễ củ, thân, lá cây Ô đầu, góp phần tiêu chuẩn hoá
dược liệu.
Chế biến Phụ tử chế và bào chế cao Phụ tử:
- Xác định thời điểm thu hoạch Phụ tử ở Sa Pa trong giai đoạn cây ra hoa đến
ra quả (cuối tháng 8 đến cuối tháng 10).
- Đã xây dựng được dự thảo quy trình chế biến Phụ tử chế từ Phụ tử khô theo
phương pháp ngâm với dung dịch muối NaCl. Phụ tử chế có hàm lượng alcaloid
toàn phần là 0,23%, diester alcaloid là 0,036%, aconitin là 0,0012%.
- Đã xây dựng được dự thảo quy trình bào chế cao đặc và cao khô Phụ tử từ
Phụ tử khô bằng phương pháp chiết nóng với nước. Cao đặc có hàm lượng
alcaloid toàn phần là 3,43%, diester alcaloid là 0,323%, không có aconitin. Cao
khô có hàm lượng alcaloid toàn phần là 2,42%, diester alcaloid là 0,198%, không
có aconitin.
Hoá học:
- Các bộ phận của cây đều có alcaloid, acid amin, đường tự do, acid hữu cơ.
Ngoài ra, rễ củ có chất béo, sterol; thân có carotenoid; lá và hoa có carotenoid,
sterol, flavonoid; hạt có chất béo, carotenoid.
- Đã xây dựng được phương pháp định lượng aconitin trong Phụ tử và các sản
phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao.


3
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất: karacolin, benzoylmesaconin, β-
sitosterol glucopyranosid từ Phụ tử sống; neolin và acid benzoic từ cao Phụ tử.
Tác dụng sinh học: Các mẫu chế biến, cao nước từ Phụ tử đã được chứng minh
có độc tính cấp thấp, có tác dụng tăng biên độ co bóp của tim thỏ cô lập, tăng lưu
lượng mạch vành và không gây loạn nhịp tim, giãn mạch tai thỏ cô lập và có tác
dụng giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 142 trang với 4 chương, 44 bảng, 41 hình, 186 tài liệu tham

khảo (tiếng Việt: 51, tiếng Anh: 116, tiếng Pháp: 1, tiếng Đức: 1, tiếng Trung
Quốc: 16, tiếng Nhật Bản: 1) và 17 phụ lục. Các phần chính bao gồm: đặt vấn đề
(2 trang), tổng quan (36 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (13 trang),
kết quả nghiên cứu (62 trang), bàn luận (26 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang).
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực vật học
Chi Ô đầu (Aconitum L.) là một chi cây thuốc nổi tiếng, trên thế giới có
khoảng 400 loài. Ở Việt Nam, cây Ô đầu được ghi nhận bởi 2 tên: A. fortunei
Hemsl. và A. carmichaelii Debx. Đề tài cần xác định tên khoa học chính thức của
cây Ô đầu ở Sa Pa.
1.2. Thành phần hoá học của chi Aconitum L. và một số phương pháp kiểm
định alcaloid của chi này
Thành phần chính trong chi Aconitum L. là alcaloid, flavonoid,
polysaccharid, ngoài ra còn có một số chất thuộc nhóm glycosid, sterol, acid hữu
cơ,… Trong đó, được quan tâm nhiều nhất là các diterpenoid alcaloid, đây là
nhóm chất có hoạt tính mạnh và độc tính cao.

4
Các phương pháp kiểm định alcaloid Aconit gồm: định tính bằng phản ứng
hoá học, sắc ký lớp mỏng, quang phổ tử ngoại và định lượng alcaloid toàn phần,
diester alcaloid, aconitin và các alcaloid khác.
1.3. Tác dụng sinh học và độc tính
Phụ tử sống rất độc nhưng sau khi chế biến thì độc tính giảm và được sử
dụng làm thuốc. Tác dụng cường tim, tăng lưu lượng tuần hoàn, chống loạn nhịp
tim được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số tác dụng khác: chống sốc, chống
hạ thân nhiệt, chống viêm, giảm đau, tăng miễn dịch, chống ung thư, chống động
kinh, hạ đường huyết,…
1.4. Tác dụng và công dụng theo y học cổ truyền
Phụ tử sống chỉ được dùng ngoài. Phụ tử chế được dùng trong, có tác dụng

hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, khứ hàn giảm đau, ấm thận hành thuỷ,
kiện tỳ vị,…
1.5. Một số phương pháp chế biến Phụ tử
Các phương pháp chế biến đều dùng nguyên liệu củ tươi ngay sau khi thu
hoạch như chế Diêm phụ, Hắc phụ phiến, Bạch phụ phiến.
Chưa có nghiên cứu về chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử từ Phụ tử khô,
cũng như thành phần hoá học, tác dụng sinh học của Phụ tử chế và cao Phụ tử từ
loài A. carmichaelii Debx. ở Việt Nam.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ tử (củ con) thu từ cây Ô đầu được trồng ổn định ở Sa Pa – Lào Cai, tiêu
bản thực vật được lưu trữ tại một số bảo tàng mẫu ở Hà Nội, các mẫu nghiên cứu
chế biến, bào chế từ Phụ tử.
2.2. Phương pháp (PP) nghiên cứu
- Xác định tên khoa học theo PP so sánh đặc điểm hình thái thực vật, đối
chiếu với khoá phân loại chi Aconitum L. Nghiên cứu đặc điểm vi học: làm tiêu
bản và bột củ, thân, lá cây Ô đầu.


5
- Thu hoạch Phụ tử ở các thời kỳ sinh trưởng của cây, xác định khối lượng và
số lượng củ Phụ tử / gốc và tỷ lệ dược liệu khô / tươi để xác định thời điểm thu
hoạch thích hợp cho năng suất cao.
- Chế biến Hắc phụ phiến theo PP cổ truyền.
- Chế biến PTMg, PTNa, PTMgNa từ Phụ tử khô theo PP ngâm với các dung
dịch muối NaCl và MgCl
2
.
- Bào chế cao đặc và cao khô chiết nước theo PP chiết nước nóng. Bào chế

cao đặc chiết cồn theo PP ngấm kiệt bằng cồn.
- Phân tích sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hoá học.
- Định tính alcaloid bằng các thuốc thử chung, quang phổ hấp thụ tử ngoại,
sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Định lượng alcaloid toàn phần: PP acid-baze (DĐTQ).
- Định lượng diester alcaloid: PP đo độ hấp thụ (DĐTQ).
- Định lượng aconitin: PP sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn Phụ tử chế và cao Phụ tử: căn cứ kết quả
nghiên cứu về chế biến và hóa học, tham khảo các tài liệu để đề nghị một số chỉ
tiêu định tính, định lượng.
- Phân lập các hợp chất bằng sắc ký cột và xác định cấu trúc dựa trên các
thông số vật lý và các PP phổ: điểm chảy, phổ khối lượng, phổ hồng ngoại, phổ
cộng hưởng từ hạt nhân proton và carbon.
- Thử độc tính cấp và xác định LD
50
theo PP Litchfield-Wilcoxon.
- Thử tác dụng trên tim thỏ cô lập theo PP Langendorff.
- Thử tác dụng trên cơ trơn mạch tai thỏ cô lập theo PP Kravkov.
- Thử tác dụng trên tim và huyết áp chó.
- Thử tác dụng giảm đau theo PP gây quặn đau bằng acid acetic (PP Koster)
và PP “mâm nóng”.
- Thử tác dụng chống viêm cấp tính theo PP Lewis, thử tác dụng chống viêm
mạn tính theo PP Ducrot, Julou và cộng sự.
- Xử lý số liệu bằng PP thống kê y sinh học.



6
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT CÂY Ô ĐẦU TRỒNG Ở SA PA

3.1.1. Xác định tên khoa học
Căn cứ kết quả phân tích đặc điểm hình thái thực vật, căn cứ khoá phân loại
của Thực vật chí Trung Quốc (2001) và một số tài liệu khác, tên khoa học của cây
Ô đầu ở Sa Pa đã được xác định là Aconitum carmichaelii Debx. var.
carmichaelii.
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học
Đã xác định các đặc điểm vi phẫu và bột rễ củ, thân, lá Ô đầu.
3.2. NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN PHỤ TỬ VÀ BÀO CHẾ CAO PHỤ TỬ
3.2.1. Thu hoạch Phụ tử
Thu hoạch Phụ tử ở 5 thời kỳ sinh trưởng của cây, từ khi chưa ra hoa đến khi
lụi trong 3 năm 2003-2005. Sơ chế thành Phụ tử khô. Số lượng và khối lượng củ
Phụ tử / gốc thấp nhất vào tháng 7; ổn định vào các tháng 8, 9, 10, 11. Tỷ lệ dược
liệu khô / tươi ổn định vào các tháng 7, 8, 9, 10; thấp nhất vào tháng 11. Kết hợp
kết quả nghiên cứu về hàm lượng alcaloid trong Phụ tử và thời tiết ở Sa Pa, thời
điểm thu hoạch được đề nghị là từ cuối tháng 8 (ra nụ) đến cuối tháng 10 (ra quả).
3.2.2. Chế biến Phụ tử
3.2.2.1. Chế biến Hắc phụ phiến (HPP) từ Phụ tử tươi
Ngâm Phụ tử tươi vào dung dịch MgCl
2
theo công thức:
Phụ tử tươi 1000g
MgCl
2
.6H
2
O 400g
Nước 200ml
Tiến hành chế biến theo DĐTQ thu được Hắc phụ phiến: vỏ ngoài nâu đen,
mặt cắt có màu vàng sẫm, nhuận bóng, đục mờ, thể chất cứng, chắc, mùi thơm
nhẹ, vị cay tê nhẹ, hiệu suất chế biến 42,8%.

7
3.2.2.2. Chế biến Phụ tử chế PTMg, PTNa, PTMgNa từ Phụ tử khô
Phụ tử khô được ngâm vào dung dịch muối theo các công thức (CT) nêu
trong Bảng 3.7, rửa sạch, nấu với nước, thái phiến, sấy khô.
Bảng 3.7. Công thức ngâm Phụ tử với dung dịch muối NaCl, MgCl
2

Số lượng
Nguyên liệu
Đơn
vị
CT 1
(PTMg)
CT 2
(PTNa)
CT 3 (PTMgNa)
Phụ tử khô g 400 400 400
MgCl
2
.6H
2
0 g 350 0 200
NaCl g 0 350 150
Nước ml 700 700 700
Kết quả: Phụ tử được chế biến theo 3 công thức trên đều có thể chất khô
cứng, giòn, màu trắng ngà, còn vết vỏ củ màu nâu đen ở phía ngoài phiến, độ ẩm
9-11%. Hiệu suất chế Phụ tử PTMg, PTNa, PTMgNa tương đương nhau (p >
0,05) (Bảng 3.8)
Bảng 3.8. Hiệu suất chế biến Phụ tử chế PTMg, PTNa, PTMgNa
TT

Mẫu nghiên
cứu
n Hiệu suất chế P
1 PTMg 9 79,6 ± 5,7
2 PTNa 9 80,5 ± 5,4
3 PTMgNa 9 80,8 ± 5

> 0,05

3.2.3. Bào chế cao Phụ tử
3.2.3.1. Phương pháp 1: Phụ tử khô, rửa sạch, đồ mềm, thái phiến, sấy khô thu
được Phụ tử phiến (PTP). Nấu PTP với nước, cô cao, loại tạp bằng cồn, cô đặc
thu được cao đặc (chiết nước).
3.2.3.2. Phương pháp 2: Tương tự như bào chế cao đặc (chiết nước), không loại
tạp, cô đặc, sấy khô thu được cao khô (chiết nước).
3.2.3.3. Phương pháp 3: Bột thô Phụ tử được chiết bằng cồn, cất thu hối cồn, cô
đặc thu được cao đặc (chiết cồn).




8
Kết quả: Cao đặc và cao khô Phụ tử đạt các chỉ tiêu chung DĐVN III về thể
chất, hình thức và độ ẩm. Hiệu suất bào chế cao khô Phụ tử cao hơn cao đặc có ý
nghĩa thống kê (P < 0,01). Hiệu suất bào chế 2 cao đặc chiết nước chiết cồn khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) (Bảng 3.9). Cao Phụ tử chiết nước sau
15 phút nấu còn tê không đáng kể, sau 30 phút thì không còn vị tê, cao đặc (chiết
nước) và cao khô Phụ tử không có vị tê, trong khi đó cao đặc Phụ tử (chiết cồn)
vẫn còn vị tê rõ, chứng tỏ vẫn còn độc.
Bảng 3.9. Hiệu suất bào chế cao Phụ tử

TT Mẫu nghiên cứu n Hiệu suất (%) Độ ẩm
1 Cao đặc (chiết nước) 5 11,8 ± 1,9 15,6 ± 2,6
2 Cao đặc (chiết cồn) 5 12,2 ± 1,0 17,3 ± 1,0
3 Cao khô 5 20,4 ± 5,0 4,5 ± 0,3
3.3 NGHIÊN CỨU VỀ HOÁ HỌC
3.3.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ
Tất cả các bộ phận của cây đều có alcaloid, acid hữu cơ, đường tự do, acid
amin. Ngoài ra, rễ củ có chất béo, sterol; thân có carotenoid; lá và hoa có
carotenoid, sterol, flavonoid; hạt có chất béo, carotenoid.
3.3.2. Nghiên cứu về alcaloid
3.3.2.1. Định tính
a. Định tính bằng phản ứng hoá học
Các mẫu nghiên cứu Phụ tử sống, Phụ tử chế, cao Phụ tử và các dịch ngâm
trong quá trình chế biến đều cho phản ứng dương tính với các thuốc thử chung
của alcaloid.
b. Định tính alcaloid bằng quang phổ hấp thụ tử ngoại
Phổ tử ngoại của aconitin và alcaloid Phụ tử sống cho hấp thụ cực đại ở bước
sóng 231 nm, alcaloid Phụ tử chế và cao Phụ tử đều cho hấp thụ cực đại ở 2 bước
sóng 231 nm và 274nm (Hình 3.17).






9


a b c d
Hình 3.17. Phổ UV của aconitin (a), alcaloid trong Phụ tử sống (b), Phụ tử

chế (c) và cao Phụ tử (d)

c. Định tính bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao:
Trên sắc ký đồ của Phụ tử sống và Phụ tử chế xuất hiện pic có thời gian lưu
trùng với thời gian lưu của pic aconitin chuẩn, trên sắc ký đồ của cao Phụ tử
không thấy pic aconitin (Hình 3.18).





a b c d
Hình 3.18. Sắc ký đồ của aconitin (a), alcaloid trong Phụ tử sống (b), Phụ
tử chế (c), cao Phụ tử (d)
3.3.2.2. Định lượng
a. Định lượng alcaloid toàn phần
* Định lượng alcaloid toàn phần trong Phụ tử sống
Hàm lượng alcaloid toàn phần trong Phụ tử sống thu hoạch ở 5 thời kỳ sinh
trưởng của cây trong từng năm và giữa các năm nghiên cứu dao động không
nhiều, từ 0,91% đến 1,11% (Bảng 3.11).



10
Bảng 3.11. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong các mẫu Phụ tử sống
Hàm lượng alcaloid toàn phần (%)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Thời kỳ
sinh trưởng
n

SDX ±
n
SDX ±
n
SDX ±

P
(3 năm)
Chưa ra hoa 9 1,05 ± 0,16 9 0,93 ± 0,02 6 1,02 ± 0,03 > 0,05
Ra nụ 12 1,07 ± 0,15 12 0,98 ± 0,03 6 1,05 ± 0,10 > 0,05
Hoa nở rộ 9 1,00 ± 0,10 9 0,92 ± 0,02 6 0,91 ± 0,02 < 0,05
Ra quả 9 1,11 ± 0,15 9 1,05 ± 0,03 6 1,02 ± 0,07 > 0,05
Lụi 9 1,11 ± 0,11 6 1,02 ± 0,02 6 1,07 ± 0,03 > 0,05
P (từng năm) > 0,05 < 0,001 < 0,01
* Định lượng alcaloid toàn phần trong các mẫu chế biến và bào chế:
Hàm lượng alc toàn phần trong các mẫu chế biến và bào chế tính theo dược
liệu đều thấp hơn trong PTS có ý nghĩa thống kê (P < 0,001), (Bảng 3.12).
Bảng 3.12. Hàm lượng alc toàn phần trong các mẫu chế biến và bào chế
Hàm lượng alc TP (%)
T
T
Mẫu n
Tính theo DL
Tính theo
cao
P (tính theo DL)
1 PTS 36 1,04 ± 0,13
2 PTP 21 0,82 ± 0,09
3 HPP 12 0,43 ± 0,02
4 PTMg 36 0,18 ± 0,04

5 PTNa 36 0,23 ± 0,05
6 PTMgNa 39 0,21 ± 0,06
7
CĐ (chiết
nước)
9 0,42 ± 0,06 3,43 ± 0,50
8
CK (chiết
nước)
9 0,45 ± 0,16 2,42 ± 0,14
9
CĐ (chiết
cồn)
9 0,69 ± 0,02 5,48 ± 0,14

P
1 – 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

< 0,001
P
3 – 4, 5, 6
< 0,001
P
4 – 5, 6
< 0,01
P
5 – 6
> 0,05
P
9 – 7, 8

< 0,001

b. Định lượng diester alcaloid (nhóm chất có độc tính cao)
* Định lượng diester alc trong PTS ở các thời kỳ sinh trưởng của cây:
Hàm lượng diester alcaloid trong PTS qua các thời kỳ sinh trưởng của cây dao
động nhiều, sự khác nhau trong từng năm có ý nghĩa thống kê (P < 0,01 – 0,001),
(Bảng 3.14).

11
Bảng 3.14. Hàm lượng diester alcaloid trong các mẫu Phụ tử sống
Hàm lượng diester alcaloid (%)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Thời kỳ
sinh trưởng
n
SDX ±
n
SDX ±
n
SDX ±

P
(3 năm)
Chưa ra hoa 12 0,21± 0,02 12 0,18 ± 0,01 6 0,25 ± 0,01 < 0,001
Ra nụ 12 0,27± 0,02 12 0,25 ± 0,01 6 0,22 ± 0,02 < 0,001
Hoa nở rộ 12 0,25 ± 0,03 12 0,25 ± 0,04 6 0,24 ± 0,01 > 0,05
Ra quả 12 0,31 ± 0,05 9 0,23 ± 0,03 6 0,23 ± 0,04 < 0,001
Lụi 12 0,26 ± 0,04 6 0,20 ± 0,01 6 0,27 ± 0,01 < 0,01
P (từng năm) < 0,001 < 0,001 < 0,01
* Định lượng diester alcaloid trong các mẫu chế biến và bào chế:

Hàm lượng diester alc trong các mẫu chế biến và bào chế tính theo dược liệu
đều thấp hơn trong PTS có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), (Bảng 3.15).
Bảng 3.15. Hàm lượng diester alcaloid trong các mẫu chế biến và bào
chế
Hàm lượng diester alc (%)
T
T
Mẫu n
Tính theo DL Tính theo cao
P (tính theo DL)
1 PTS 36 0,241 ± 0,032
2 PTP 15 0,126 ± 0,009
3 HPP 12 0,045 ± 0,003
4 PTMg 27 0,023 ± 0,007
5 PTNa 42 0,036 ± 0,012
6 PTMgNa 32 0,032 ± 0,010
7
CĐ (chiết
nước)
9 0,040 ± 0,012 0,323 ± 0,094
8
CK (chiết
nước)
9 0,046 ± 0,004 0,198 ± 0,025
9
CĐ (chiết
cồn)
9 0,119 ± 0,006 0,816 ± 0,025

P

1 – 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

< 0,001
P
3 – 4, 5, 6
< 0,001
P
4 – 5, 6
< 0,01
P
5 – 6
> 0,05
P
9 – 7, 8
< 0,001

c. Định lượng aconitin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
* Xây dựng phương pháp định lượng aconitin
- Xác định độ tương thích của hệ thống: các pic aconitin của dung dịch chuẩn
và thử đều cân xứng, có độ phân giải tốt. Độ lệch chuẩn .
12
tương đối của diện tích pic RSD
S
< 0,5%, của thời gian lưu RSD
T
< 0,5%. Như
vậy việc lựa chọn các điều kiện sắc ký là phù hợp.
- Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đuờng cong chuẩn: trong khoảng
nồng độ aconitin đã khảo sát (0,127 – 6,09 mg%) có sự tương quan tuyến tính
giữa nồng độ và diện tích pic, hệ số tương quan R

2
=0,9996 (Hình 3.20).
Đường cong chuẩn định lượng aconitin
y = 131825x - 2385
R
2
= 0.9996
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
01234567
Nồng độ aconitin (mg%)
Diện tích pic

Hình 3.20. Đường cong chuẩn aconitin

- Khảo sát độ chính xác của phương pháp: phương pháp có độ lặp lại cao, ổn
định (RSD = 2,61%).
- Khảo sát độ đúng: Xác định bằng phương pháp thêm chuẩn, kết quả cho thấy
phương pháp này có độ đúng cao, tỷ lệ thu hồi là 93,3%.
* Định lượng aconitin trong PTS ở các thời kỳ sinh trưởng của cây
Hàm lượng aconitin trong PTS qua các thời kỳ sinh trưởng của cây trong 3
năm dao động từ 5,3 – 12,7 mg% (Bảng 3.20).


Bảng 3.20. Hàm lượng aconitin trong các mẫu Phụ tử sống
Hàm lượng aconitin (mg%)
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Thời kỳ
sinh trưởng
n
SDX ±
n
SDX ±
n
SDX ±

P
(3 năm)
Chưa ra hoa 6 7,1 ± 1,1 12 5,3 ± 0,6 6 12,0 ± 0,6 < 0,001
Ra nụ 6 9,3 ± 1,2 12 12,5 ± 1,3 6 9,7 ± 1,8 < 0,001
Hoa nở rộ 6 7,1 ± 0,6 12 12,7 ± 1,9 6 7,4 ± 0,2 < 0,001
Ra quả 6 9,5 ± 0,2 9 10,8 ± 2,7 6 9,8 ± 2,1 > 0,05
Lụi 6 7,4 ± 0,5 6 11,5 ± 0,9 6 10,0 ± 3,5 < 0,01
P (từng năm) < 0,001 < 0,001 < 0,01


13
* Định lượng aconitin trong các mẫu chế biến và bào chế
Hàm lượng aconitin trong các mẫu nghiên cứu chế biến đều thấp hơn trong
Phụ tử sống có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong các mẫu cao Phụ tử không có
aconitin (Bảng 3.21).

Bảng 3.21. Hàm lượng aconitin trong các mẫu chế biến và bào

chế
TT Mẫu n
Hàm lượng
aconitin
(mg%)
P
1 PTS 36 8,8 ± 2,4
2 PTP 9 4,0 ± 2,5
3 HPP 12 2,3 ± 0,4
4 PTMg 12 1,2 ± 0,8
5 PTNa 15 1,4 ± 0,9
6 PTMgNa 15 1,4 ± 0,5
7 CĐ (chiết nước) 6 0
8 CK (chiết nước) 6 0
9 CĐ (chiết cồn) 6 0
P
1 – 2, 3, 4, 5, 6
< 0,001
P
3 – 4, 5, 6
< 0,01
P
4 , 5, 6
> 0,05

Căn cứ kết quả nghiên cứu định tính, định lượng alcaloid và tham khảo tài
liệu, một số chỉ tiêu đã được đề nghị để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật của
Phụ tử sống và các sản phẩm (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu đề nghị trong tiêu chuẩn kỹ thuật

Định tính
T
T
Sản phẩm
Phản
ứng hoá
học
Phổ UV

max
, nm)
Giới hạn
aconitin
(%)
Giới hạn
diester
alc (%)
Hàm lượng alc.
TP (%)
1 Phụ tử sống + 231 ≥ 0,6
2 Hắc phụ phiến + 231, 274 ≤ 0,01 ≤ 0,15 ≥ 0,2
3 Phụ tử chế + 231, 274 ≤ 0,005 ≤ 0,1 ≥ 0,15
4 Cao khô Phụ tử + 231, 274 ≤ 0,025 ≤ 0,4 ≥ 1,5
5 Cao đặc Phụ tử + 231, 274 ≤ 0,025 ≤ 0,6 ≥ 2,5




14
3.3.3. Phân lập một số hợp chất

3.3.3.1. Chiết xuất và phân lập
* Chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ Phụ tử sống:
Bột Phụ tử (5 kg) được chiết với methanol. Chiết xuất và phân lập các hợp
chất bằng sắc ký cột vài lần thu được các chất sạch 1 (35mg), 3 (50mg) và Ac-2
(4mg), trong đó, Ac-2 là sản phẩm acetyl hoá của 2.
* Chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ cao Phụ tử:
Bột cao khô Phụ tử 400g (tương đương 2kg Phụ tử sống) được chiết với
methanol. Chiết xuất và phân lập các hợp chất bằng phương pháp thăng hoa và
sắc ký cột vài lần thu được các chất sạch 4 (58mg) và 5 (21 mg).
3.3.3.2. Nhận dạng các hợp chất phân lập được
* Hợp chất 1:
Hợp chất 1 dạng bột màu trắng, cho phản ứng dương tính với thuốc thử
Dragendorff. Điểm chảy: 182
0
C. IR (KBr), ν

max
(cm
-1
) :

3376 (OH), 2924, 2852
(CH), 1094 (C-O-C). ESI-MS: m/z 378 [M + H]
+
: C
22
H
35
NO
4

, M = 377.
1
H-NMR (CDCl
3
, 500MHz), δ (ppm): 3,756 (1H, t, J=3,5Hz, H-1), 4,217
(1H, t, J=5,0Hz, H-14), 3,395 (1H, m, H-16), 2,875 (1H, s, H-17), 0,888 (3H, s,
H-18), 3,345 (3H, s, OMe-16), 1,149 (3H, t, J = 7,0Hz, -NCH
2
CH
3
).
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz), δ (ppm): 72,51 (C-1), 29,69 (C-2), 31,45 (C-
3), 33,11 (C-4), 46,61 (C-5), 25,11 (C-6), 45,22 (C-7), 74,22 (C-8), 46,56 (C-9),
39,84 (C-10), 48,83 (C-11), 29,69 (C-12), 44,09 (C-13), 75,72 (C-14), 41,96 (C-
15), 81,96 (C-16), 63,38 (C-17), 27,51 (C-18), 60,07 (C-19), 48,59 (N-CH
2
-CH
3
),
12,77 (N-CH
2
-CH
3
), 56,35 (16-OMe).




15
Hợp chất 1 được xác định là karacolin (Hình 3.23)dựa trên sự so sánh với
các dữ kiện của hợp chất karacolin đã được công bố.
N
H
OH
OH
OH
OMe
16
15
19
18
17
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
1: Karacolin


Hình 3.23. Cấu trúc hoá học của hợp chất 1
* Hợp chất 5:
Hợp chất 5 dạng bột, cho phản ứng dương tính với thuốc thử Dragendorff.
Điểm chảy 157-159
0
C. IR (KBr) ν

max
(cm
-1
): 3429 (O-H); 2922, 2851 (C-H);
1108 (C-O-C). ESI-MS: m/z 438 [M + H]
+
: C
24
H
39
NO
6
, M = 437.
1
H-NMR (CD
3
OD, 500MHz), δ (ppm): 3,758 (1H, m, H-1), 2,141 (1H, d, J =
6,5Hz, H-5), 4,215 (1H, d, J = 6,5Hz, H-6), 2,0 (1H, s tï, H-7), 4,169 (1H, t, J =
5,0Hz, H-14), 3,330 (1H, m, H-16), 2,756 (1H, s, H-17), 3,346, 3,681 (mçi tÝn
hiÖu 1H, d, J = 8,0Hz, H-18), 2,362, 2,769 (mçi tÝn hiÖu 1H, d, J = 10,5Hz, H-
19), 3,352, 3,376, 3,383 (mçi tÝn hiÖu 3H, s, OMe-16, OMe-6, OMe-18), 1,181
(3H, t, J = 7,0Hz, N-CH
2

CH
3
).
13
C-NMR (CDCl
3
, 125 MHz), δ (ppm): 72,26 (C-1), 29,35 (C-2), 29,90 (C-3),
38,16 (C-4), 44,89 (C-5), 83,16 (C-6), 52,20 (C-7), 74,27 (C-8), 48,33 (C-9),
44,15 (C-10), 49,51 (C-11), 29,40 (C-12), 40,39 (C-13), 76,03 (C-14), 42,83 (C-
15), 81,89 (C-16), 63,76 (C-17), 80,28 (C-18), 57,05 (C-19), 48,29 (N-CH
2
-CH
3
),
13,06 (N-CH
2
-CH
3
), 57,89 (6-OMe), 56,33 (16-OMe), 59,20 (18-OMe).




16
Hợp chất 5 được xác định là neolin dựa trên sự so sánh với các dữ kiện của
hợp chất neolin đã được công bố. Cấu trúc hoá học của karacolin được trình bày ở
Hình 3.24.
N
H
OH

OH
OH
OMe
OMe
MeO
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
17
18
19
15
16
5: Neolin

Hình 3.24. Cấu trúc hoá học của hợp chất 5
* Hợp chất Ac-2
Hợp chất Ac-2 là sản phẩm acetyl hóa. IR (KBr) ν


max
(cm
-1
): 3486 (O-H),
2936 (C-H), 1255 (COO), 1725, 1244 (CH
3
COO). ESI-MS: m/z 674 [M + H]
+
.
1
H-NMR (CDCl
3
, 500MHz), δ (ppm): 3,431 (1H, d, J=6,0Hz, H-1), 2,977
(1H, H
a
-2), 2,174 (1H, H
b
-2), 5,414 (1H, d, J=6,0Hz, H-3), 2,685 (1H, d,
J=7,0Hz, H-5), 4,174 (1H, d, J=7,0Hz, H-6), 2,103 (1H, H-7), 1,798 (1H, H-9),
2,091 (1H, H-10), 1,255 (1H, H
a
-12), 2,410 (1H, H
b
-12), 4,941 (1H, d, J=5,0Hz,
H-14), 4,907 (1H, m, H-15), 3,139 (1H, m, H-16), 2,877 (1H, s, H-17), 3,952 (1H,
d, J=9,0Hz, H
a
-18), 2,985 (1H, d, J=9,0Hz, H
b
-18), 2,652 (1H, d, J=11,0Hz, H

a
-
19), 2,383 (1H, d, J=11,0Hz, H
b
-19), 2,334 (3H, s, N-CH
3
), 3,559 (3H, s, 1-
OMe), 3,246 (3H, s, 6-OMe), 3,296 (3H, s, 16-OMe), 3,206 (3H, s, 18-OMe),
2,219 (3H, s, 3-CH
3
CO), 2,026 (3H, s, 15-CH
3
CO), 8,055 (2H, d, J= 7,5Hz, 2',
6'), 7,435 (2H, t, J=7,5Hz, 3', 5'), 7,537 (1H, t, J=7,5Hz, 4').
13
C-NMR (CDCl
3
, 125MHz), δ (ppm): 88,85 (C-1), 36,16 (C-2), 87,70 (C-3),
42,69 (C-4), 45,22 (C-5), 82,79 (C-6), 45,05 (C-7), 71,53


17
(C-8), 48,89 (C-9), 41,07 (C-10), 49,86 (C-11), 32,07 (C-12), 74,87 (C-13),
79,15(C-14), 71,53 (C-15), 82,13 (C-16), 62,18 (C-17), 71,82(C-18), 50,18 (C-
19), 42,53 (N-CH
3
), 61,43 (1-OMe), 57,94 (6-OMe), 56,70 (16-OMe), 58,89 (18-
OMe), 21,13 (3-CH
3
CO), 173,41 (3-CH

3
CO), 21,19 (15-CH
3
CO), 170,25 (15-
CH
3
CO), 166,32 (C
6
H
5
CO), 130,09 (C-1'), 129,88 (C-2', C-6'), 128,43 (C-3', C-
5'), 132,96 (C-4').
Hợp chất Ac-2 được xác định là benzoylmesaconin diacetat (Hình 3.25).
Cấu trúc này được kiểm chứng bằng các phổ HSQC, HMBC và
1
H-
1
H-COSY.
Ac-2 là sản phẩm acetyl hoá hai lần của benzoylmesaconin. Như vậy cấu trúc của
hợp chất gốc tạo ra sản phẩm diacetat có trong Phụ tử sống là benzoylmesaconin
(2) (Hình 3.26).
N
H
MeO
OH
OMe
HO
MeO
OMe
O

C
O
O
OC
Me
O
C
Me
O
6' 5'
4'
3'
1'
16
15
19
18
17
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3

2
1
Ac-2: Benzoylmesaconin diacetat
2'

Hình 3.25. Cấu trúc hoá học của hợp chất Ac-2

N
H
MeO
OH
OMe
HO
MeO
OMe
OH
O
C
O
HO
16
15
19
18
17
14
13
12
11
10

9
8
7
6
5
4
3
2
1
2: Benzoylmesaconin

Hình 3.26. Cấu trúc hoá học của hợp chất 2

18
* Hợp chất 3
Hợp chất 3 có điểm chảy 285
0
C. Sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn β-
sitosterol glucopyranosid cho thấy, hợp chất 3 và β-sitosterol glucopyranosid đều
có cùng Rf và cùng màu với chất chuẩn.
IR (KBr) ν

max
(cm
-1
): 3414 (O-H) ; 2967, 2936, 2879 ; 1640 (>C=C<) ;
1464, 1372, 1073 hoàn toàn phù hợp với phổ của chất chuẩn β-sitosterol
glucopyranosid. Kết hợp tham khảo tài liệu, hợp chất 3 được xác định là β-
sitosterol glucopyranosid. Cấu trúc hoá học của β-sitosterol glucopyranosid
được trình bày ở Hình 3.27

O
O
H
OH
H
HO
H
HO
H
OH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
H
3: -sitosterol glucopyranosid
β



Hình 3.27. Cấu trúc hoá học của hợp chất 3
* Hợp chất 4
Hợp chất 4, tinh thể không màu, điểm chảy 118 - 121
0
C. IR (KBr) ν

max
(cm
-
1
): 1687 (COOH liên hợp); 1610, 1582 (vòng thơm). EI-MS: m/z 122 [M]
+

(C
7

H
6
O
2
), 105 [M - OH]
+
, 77 [M - COOH]
+
;
1
H-NMR (CDCl
3
, 500MHz), δ (ppm): 8,13 (2H, d, J = 7,5Hz), 7,62 (1H, t, J
= 7,5Hz), 7,48 (2H, t, J = 7,5Hz).
13
C-NMR (CDCl
3
, 125MHz), δ (ppm): 172,3 (C=O), 133,8 (CH), 130,2 (2xCH),
129,4 (C), 128,5 (2xCH).

19
Căn cứ trên số liệu phổ, hợp chất 4 được xác định là acid benzoic. Acid
benzoic là sản phẩm thủy phân của các diterpenoid alcaloid benzoyl ester trong
quá trình đun nóng mẫu với nước. Cấu trúc hoá học được trình bày ở Hình 3.28.
OH
O
1'
6
5
4

3
2
1
4: Acid benzoic

Hình 3.28. Cấu trúc hoá học của hợp chất 4
3.4. NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG SINH HỌC
Mục tiêu: chọn mẫu có tác dụng cường tim mạnh, đồng thời có độc tính thấp
nhất. Căn cứ kết quả nghiên cứu sàng lọc, các mẫu: Hắc phụ phiến (HPP) Phụ tử
chế NaCl (PTNa), cao Phụ tử chiết nước (CN) và alcaloid toàn phần chiết xuất từ
CN (Alc – CN) được chọn để nghiên cứu độc tính cấp và một số tác dụng sinh
học.
3.4.1. Thử độc tính cấp
- Cho chuột uống mẫu thử độc tính cấp của PTNa, CN với các liều tăng dần
tương ứng từ 200 đến 360 gDL/kgTT, theo dõi trong 72 giờ, không có chuột chết
ở tất cả các lô, chuột ăn uống và hoạt động bình thường trong cả tuần.
- Cho chuột uống mẫu HPP và Alc – CN với liều tăng dần, cho thấy: sau khi
uống thuốc khoảng 5 – 10 phút, chuột bắt đầu có triệu chứng kích thích, sau đó
mệt mỏi, thở nhanh, nông, sau 15 – 20 phút bắt đầu xuất hiện chuột chết. Kết quả:
LD
50
của Hắc phụ phiến là 105,6 gDL/kgTT, LD
50
của alcaloid chiết xuất từ cao
nước (Alc-CN) là 1,97 g/kgTT, tính theo dược liệu khô là 562,2 gDL/kgTT.



20
3.4.2. Thử tác dụng trên tim, mạch và cơ trơn

3.4.2.1. Thử tác dụng trên tim và mạch vành thỏ cô lập
- Tần số tim: tất cả các mẫu chế biến và bào chế của Phụ tử được nghiên cứu
không làm thay đổi tần số tim thỏ cô lập so với trước khi dùng thuốc (P > 0,05),
(Bảng 3.28).
Bảng 3.28. Tác dụng của các mẫu chế biến và bào chế Phụ tử lên tần số
tim thỏ cô lập
Tần số
tim/phút
Mẫu nghiên cứu
Trước truyền
thuốc
Sau truyền
thuốc
Mức độ
thay đổi
(%)
P
t-s
HPP 0,5% (n = 9) 62,0 ± 9,2 57,1 ± 9,1 ↓7,9 > 0,05
PTNa 1% (n = 7) 57,4 ± 10,1 56,9 ± 11,1 ↓ 0,9 > 0,5
CN 1% (n = 7) 77,4 ± 16,7 68,6 ± 14,9 ↓ 11,4 > 0,1
Alc-CN 1% (n = 8) 41,9 ± 8,2 39,9 ± 6,8 ↓ 4,8 > 0,1

- Biên độ tim: HPP, PTNa, CN, Alc-CN gây tăng (↑) biên độ co bóp tim từ
21,2 % đến 41,9 % so với trước khi dùng thuốc (p < 0,001), trong đó, CN, PTNa
gây tăng biên độ tim cao nhất (Bảng 3.29).
Bảng 3.29. Tác dụng của các mẫu chế biến và bào chế Phụ tử lên biên độ
tim thỏ cô lập
Biên độ
(mm)


Mẫu nghiên cứu
Trước
truyền
thuốc
Sau truyền
thuốc
Mức độ
thay đổi (%)
P
t-s
HPP 0,5% (n = 9) 18,0 ± 3,6 22,9 ± 2,9 ↑ 21,2 < 0,001
PTNa 1% (n = 7) 16,0 ± 3,6 21,7 ± 5,2 ↑ 35,7 < 0,005
CN 1% (n = 7) 14,5 ± 1,8 20,6 ± 3,7 ↑ 41,9 < 0,001
Alc-CN 1% (n = 8) 16,8 ± 2,5 20,4 ± 3,3 ↑ 21,7 < 0,001
- Lưu lượng dịch chảy ra qua động mạch vành tim: HPP, PTNa, CN, Alc-CN,
gây tăng lưu lượng mạch vành từ 4,5-13 % so với trước khi truyền thuốc có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05 (Bảng 3.30).


21

Bảng 3.30. Tác dụng của các mẫu chế biến và bào chế Phụ tử lên lưu
lượng mạch vành tim thỏ cô lập
Lưu lượng
(ml/5ph)
Mẫu nghiên cứu
Trước truyền
thuốc
Sau truyền

thuốc
Mức độ thay
đổi (%)
P
t-s
HPP 0,5% (n = 9) 18,7 ± 2,6 19,5 ± 3,1 ↑ 4,5 < 0,05
PTNa 1% (n = 7) 22,0 ± 4,4 23,4 ± 4,6 ↑ 6,5 < 0,001
CN 1% (n = 7) 24,7 ± 2,4 27,2 ± 2,5 ↑ 13,0 < 0,005
Alc-CN 1% (n = 8) 18,5 ± 4,3 19,4 ± 4,3 ↑ 4,8 < 0,005

3.4.2.2. Thử tác dụng lên cơ trơn mạch tai thỏ cô lập
PTNa, CN, Alc – CN ở nồng độ 2 và 10gDL/l làm tăng số lượng dung dịch
chảy ra qua tĩnh mạch vành tai từ 19,5 – 66,3 % so với trước khi dùng thuốc (p <
0,05 – 0,001), (Bảng 3.31).
Bảng 3.31. Tác dụng của các mẫu chế biến và bào chế Phụ tử lên mạch tai thỏ
cô lập
Số giọt/phút (
SDX ±
)
T
T
Mẫu
nghiên cứu
n
Nồng độ
thử
Trước dùng
thuốc
Sau dùng
thuốc

% thay
đổi
P
t-s
1 PTNa 5 10 g/l 27,6 ± 3,5 43,2 ± 3,3 ↑ 56,5 < 0,001
2 PTNa 5 2 g/l 23,8 ± 1,5 39,6 ± 2,2 ↑ 66,3 < 0,001
3 CN 5 10 g/l 36,2 ± 2,3 47,8 ± 4,1 ↑ 32,0 < 0,005
4 CN 5 2 g/l 30,8 ± 3,6 36,8 ± 3,4 ↑ 19,5 < 0,05
5 Alc – CN 5 10 g/l 31,4 ± 1,3 44,4 ± 3,4 ↑ 41,4 < 0,001
6 Alc – CN 5 2 g/l 28,6 ± 2,5 41,8 ± 2,9 ↑ 46,2 < 0,001

3.4.3. Thử tác dụng trên huyết áp và tần số tim chó
PTNa, CN, Alc – CN, uống liều tương đương 2gDL/Kg thể trọng không làm
thay đổi huyết áp và tần số tim chó một cách có ý nghĩa thống kê trong suốt thời
gian theo dõi 5 giờ so với trước khi dùng thuốc và so với nhóm chứng.


22
3.4.4. Thử tác dụng giảm đau
3.4.4.1. Phương pháp dùng nhiệt (mâm nóng)
Thời gian phản ứng với nhiệt độ ở các lô chuột sau khi uống các mẫu nghiên
cứu PTNa, CN, Alc – CN với liều 10gDL/kg và lô chứng khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.4.4.2. Phương pháp gây đau quặn nội tạng bằng acid acetic
PTNa, CN và Alc – CN thử trên chuột nhắt trắng với liều uống tương đương
10gDL/kg có tác dụng giảm số cơn quặn đau rõ rệt so với chứng (p < 0,05).
3.4.5. Thử tác dụng chống viêm
3.4.5.1. Thử tác dụng chống viêm cấp tính
PTNa với liều uống 10g/kg có tác dụng làm giảm phù tương đương aspirin,
nhưng CN và Alc – CN cũng với liều trên không có tác dụng làm giảm phù do

carragenin gây ra trên chuột nhắt.
3.4.5.2. Thử tác dụng chống viêm mạn tính
PTNa, CN và Alc – CN thử trên chuột nhắt trắng với liều uống 10g/kg không
làm giảm trọng lượng u hạt so với lô chứng (p > 0,05).
C. KẾT LUẬN
1. Thực vật
- Xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở Sa Pa là Aconitum
carmichaelii Debx. var. carmichaelii.
- Xác định các đặc điểm vi phẫu và bột rễ củ, thân, lá cây Ô đầu, góp phần
tiêu chuẩn hoá dược liệu.
2. Chế biến Phụ tử và bào chế cao Phụ tử
- Xác định thời điểm thu hoạch Phụ tử Sa Pa thích hợp nhất trong giai đoạn
cây ra hoa đến khi cây ra quả (cuối tháng 8 đến cuối tháng 10)
- Chế biến Hắc phụ phiến từ Phụ tử tươi theo phương pháp cổ

×