Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty phân phối điện tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

---------------------------------

TRẦN TUỆ QUANG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà
2. TS. Nguyễn Việt Long

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY PHÂN PHỐI ĐIỆN

Phản biện 1:

Chuyên ngành: Quản lý công

Phản biện 3:

Phản biện 2:

Mã số: 9310110

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Vào hồi:

HÀ NỘI - 2023

ngày

tháng

Có thế tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân

năm 2023


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua ngành điện lực Việt Nam đã phát triển để đáp ứng nhu cầu
năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân với tốc độ tăng trưởng
nhu cầu điện năng bình quân hàng năm khoảng 10%. Ngành điện hiện tại ở Việt Nam vẫn
là ngành tích hợp dọc các khâu trong dây chuyền sản xuất gồm phát điện, truyền tải điện,
phân phối điện (PPĐ) và bán lẻ điện. Khâu PPĐ đóng vai trị quan trọng trong việc cung
ứng điện đến hộ tiêu thụ cuối cùng, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Với tốc độ tăng trưởng điện cao hàng năm, việc đảm bảo cung ứng
điện với giá bán lẻ điện ở mức chấp nhận được là một thách thức lớn.
Luật Điện lực (Quốc hội khóa XI, 2004) năm 2004 và sửa đổi vào năm 2012 (Quốc
hội khóa XIII, 2012) đặt nền tảng cơ sở cho việc cải tổ ngành điện theo hướng thị trường,
khuyến khích cho các bên tham gia trong lĩnh vực hoạt động điện lực.
Xu hướng cải cách ngành điện trong các năm qua đã làm thay đổi thể chế và cấu

trúc của ngành điện ở các quốc gia. Trong công cuộc cải cách ngành điện này, khâu PPĐ
được xem có tính độc quyền tự nhiên và cần được điều tiết bởi cơ quan quản lý ngành.
Điều tiết theo hiệu quả hoạt động (HQHĐ) là cơ chế điều tiết được áp dụng cho các CTPPĐ
do có các yếu tố khuyến khích hơn so với hình thức điều tiết trước khi cải cách ngành điện
ở các nước.
Cơ chế điều tiết theo HQHĐ (performance-based regulation, PBR) của các CTPPĐ
được thực hiện theo chu kỳ điều tiết nhiều năm với mơ hình Po*(1+RPI-X), trong đó Po là
giá PPĐ hoặc doanh thu đầu chu kỳ điều tiết, và X hệ số tăng trưởng năng suất nhân tố
tổng hợp của CTPPĐ. Từ góc độ quản lý nhà nước về ngành điện, xuất phát từ hình thức
điều tiết theo HQHĐ, có thể thấy nội dung HQHĐ trong cơ chế điều tiết bao gồm hai thành
phần là hiệu quả kỹ thuật và năng suất. Hai thành phần này quyết định mức giá PPĐ và
mức độ lợi ích của CTPPĐ cần chia sẻ với khách hàng sử dụng.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích HQHĐ, bao gồm HQKT và năng suất theo quan điểm quản lý ngành điện
và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các CTPPĐ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tổng quan nghiên cứu về HQHĐ của các CTPPĐ, về phương pháp phân tích đo
lường HQKT và năng suất của CTPPĐ, và về các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các
CTPPĐ, từ đó đề xuất được khoảng trống nghiên cứu.
- Phân tích cơ sở lý luận về HQHĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các
CTPPĐ.
- Lựa chọn mơ hình tính tốn điểm số HQKT và năng suất của các CTPPĐ, phân
tích các nhân tố quyết định chủ yếu đến HQKT của các CTPPĐ với số liệu điển hình từ
các CTPPĐ khu vực phía Nam.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới HQHĐ của các CTPPĐ nêu trên.
- Đề xuất hàm ý chính sách quản lý ngành đối với khâu PPĐ.
3. Đối tượng & phạm vi của nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là HQHĐ của các CTPPĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ
và cơ chế quản lý điều tiết đối với các CTPPĐ.
Phạm vi của đề tài nghiên cứu:
- Về nội dung: Từ góc độ điều tiết các CTPPĐ của cơ quan quản lý ngành, với nội
dung HQHĐ bao gồm hai thành phần là hiệu quả kỹ thuật và năng suất, luận án nghiên
cứu HQHĐ gồm hiệu quả kỹ thuật và năng suất của các CTPPĐ khu vực phía Nam. Luận
án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và yếu tố tiến bộ công nghệ tác
động đến năng suất của các CTPPĐ khu vực phía Nam.

Ý nghĩa của việc xác định mức hiệu quả kỹ thuật là để các CTPPĐ phấn đấu bắt
kịp các CTPPĐ ngang hàng. Năng suất và yếu tố tiến bộ công nghệ tác động tới năng suất
cũng cần phải được hiểu để đánh giá được mức độ chia sẻ lợi ích các CTPPĐ với khách
hàng sử dụng dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật có thể có tác động
đến tình trạng tài chính của các đơn vị. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu về mức độ hiệu
quả kỹ thuật, phân tích năng suất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các
CTPPĐ. Đây là các nội dung mới cần được quan tâm trong bối cảnh triển khai các bước
tiếp theo trong lộ trình phát triển ngành điện.

Luận án nghiên cứu ước lượng HQHĐ bao gồm HQKT và năng suất của các
CTPPĐ; tìm ra yếu tố quyết định tác động đến HQHĐ các CTPPĐ; phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến HQHĐ của các CTPPĐ, trong đó có thành phần tăng trưởng năng suất do
thay đổi cơng nghệ.

Vì lý do trên, tơi chọn đề tài luận án là: “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các cơng ty phân phối điện”.

Nghiên cứu sử dụng mơ hình phân tích hiệu quả theo phương pháp phân tích bao
dữ liệu DEA, lựa chọn biến số đầu vào và đầu ra cho mơ hình phân tích DEA và tiến

- Về khơng gian: 21 CTPPĐ khu vực phía Nam.

- Về thời gian: giai đoạn 2011-2020.
4. Cơ sở lý luận chính và tóm tắt phương pháp nghiên cứu


3

4

hành thu thập dữ liệu nghiên cứu từ 21 CTPPĐ của Tổng công ty Điện lực miền Nam
(TCTĐLMN) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2020.

Luận án cũng đưa ra kết luận cấu trúc khách hàng không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của công ty phân phối điện, phù hợp với kết quả nghiên cứu tương tự tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nghiên cứu sử dụng mơ hình Tobit để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến HQKT tính
tốn được từ kết quả của mơ hình DEA. Q trình phân tích này cũng cần xác định các
biến số môi trường trên cơ sở dữ liệu biến số đầu vào và đầu ra của mô hình DEA thu thập
được và các yếu tố bên ngồi khác.
Nghiên cứu sử dụng phân tích năng suất Malmquist để tách thành phần tăng trưởng
năng suất do tiến bộ công nghệ. Đây cũng là một yếu tố tác động đến HQHĐ của CTPPĐ.
5. Cấu trúc luận án
Nội dung chính của Luận án gồm các chương sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả
hoạt động của công ty phân phối điện
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Phân tích hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các công ty phân phối điện


- Hiệu quả kỹ thuật tổng thể của các công ty phân phối điện khu vực phía Nam chưa
đạt chủ yếu là do chưa hiệu quả về quy mô. Một số công ty phân phối điện khu vực phía
Nam chưa đạt hiệu quả tối đa do có quy mơ chưa tối ưu. Do kết quả phân tích nhân tố ảnh
hưởng cho thấy quy mơ có tác động cùng chiều tới hiệu quả kỹ thuật của công ty phân
phối điện, các cơng ty phân phối điện có thể được nghiên cứu sáp nhập để nâng cao hiệu
quả kỹ thuật.
- Luận án đề xuất một số hàm ý về chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực điều
tiết các công ty phân phối điện tại Việt Nam, gồm: (i) khẳng định sự cần thiết điều tiết
khâu phân phối điện, đề xuất bổ sung quy định về giá sử dụng dịch vụ lưới phân phối điện
và các chính sách liên quan; (ii) áp dụng cơ chế điều tiết theo hiệu quả hoạt động đối với
khâu phân phối điện với thiết kế so sánh chuẩn để giảm thiểu các điểm bất lợi do bất cân
xứng thông tin trong quá trình điều tiết; (iii) điều chỉnh đối với sự khác biệt về điều kiện
vận hành lưới điện, tính tốn loại bỏ ảnh hưởng các yếu tố môi trường khi thiết kế cơ chế
điều tiết và xây dựng các mục tiêu hiệu quả; và, (iv) hàm ý cho công ty phân phối điện về
việc phân tích tối ưu các thơng số hoạt động để có thể đưa ra lộ trình phấn đấu đạt mức
hoạt động hiệu quả. Đây là các hàm ý cần thiết trong việc phát triển của ngành điện và
khâu phân phối điện trong thời gian tới và trong dài hạn.

Chương 5. Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách
6. Đóng góp mới của nghiên cứu
- Luận án sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế gồm phân tích DEA và kỹ
thuật Malmquist để phân tích hiệu quả kỹ thuật và năng suất của các công ty phân phối
điện khu vực phía Nam, từ đó có thể áp dụng trong phân tích, xây dựng chính sách quản
lý ngành đối với khâu phân phối điện tại Việt Nam, trong bối cảnh đến nay chưa có các
nghiên cứu với nội dung tương tự đối với khâu phân phối điện tại Việt Nam.
- Do chưa có nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật của các công ty phân phối điện
tại Việt Nam, nên chưa có các nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng. Luận án sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy Tobit tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng
và hiệu quả kỹ thuật của các công ty phân phối điện tại khu vực phía Nam của Việt Nam.
- Luận án đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các công ty

phân phối điện với số liệu ở khu vực phía Nam và đã kiểm định được các nhân tố gồm mật
độ khách hàng theo chiều dài lưới điện, mật độ dân số, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện, quy mô
công ty phân phối điện và tỷ trọng cơng nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của
công ty phân phối điện đang được nghiên cứu. Tiến bộ cơng nghệ là thành phần chính
đóng góp vào tăng trưởng năng suất của các công ty phân phối điện khu vực phía Nam.

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về ngành điện và khâu phân phối điện
Newbery (2000), Von Hirschhausen và cộng sự (2006), RAP (2011), Mydland và
cộng sự (2018), Sưderberg (2011) đã mơ tả ngành điện và q trình tái cơ cấu ngành điện
tại các quốc gia điển hình gồm Anh, Đức, Hoa Kỳ, Na Uy và Thụy Điển.
Trước khi tái cơ cấu, ngành điện tại các quốc gia có đặc điểm chung là một ngành
tích hợp dọc gồm các khâu chủ yếu là phát điện, truyền tải điện, PPĐ để cung cấp cho hộ
sử dụng điện. Khâu PPĐ bao gồm cả bán lẻ điện là khâu sản xuất kinh doanh cuối cùng
của ngành điện cung cấp điện tới khách hàng sử dụng điện. Quá trình tái cơ cấu ngành
điện của các quốc gia được khởi đầu từ Vương quốc Anh sau đó lan rộng đến các quốc gia
khác trên thế giới. Việc ban hành các đạo luật cải cách ngành điện ở các quốc gia đã thúc
đẩy tái cơ cấu, tự do hóa ngành điện và phân tách các khâu của ngành điện tích hợp dọc.
Việc cải cách ngành điện ở các quốc gia đã thúc đẩy thành lập cơ quan điều tiết có trách
nhiệm điều tiết các khâu có tính độc quyền tự nhiên như truyền tải điện và phân phối điện,
thúc đẩy thiết lập thị trường điện ở các khâu phát điện và bán lẻ điện.


5

6

Điều tiết kinh tế được sử dụng để kiểm soát sức mạnh thị trường hiện có trong các
ngành cụ thể. Trước cải cách, khâu PPĐ ở các quốc gia thuộc cơng ty tích hợp dọc các

khâu của ngành điện hoặc bao gồm các CTPPĐ riêng tự điều tiết. Trong quá trình cải cách
ngành điện ở các quốc gia, do khâu PPĐ có tính độc quyền tự nhiên, việc điều tiết khâu
PPĐ là một hình thức quản lý ngành cần thiết của nhà nước để đảm bảo lợi ích cho người
tiêu dùng.

Jamasb và Pollitt (2001) đã khảo sát các nghiên cứu đánh giá HQHĐ của các
CTPPĐ áp dụng tại các nước OECD và một số nước chủ yếu áp dụng phương pháp DEA.
Các nghiên cứu điển hình sử dụng mơ hình DEA để đánh giá hiệu quả CTPPĐ gồm các
nghiên cứu của Edvardsen và Førsund (2003), Korhonen và Syrjänen (2003), Kinnunen
(2005), Giannakis và cộng sự (2005) và Von Hirschhausen và cộng sự (2006). Giannakis
và cộng sự (2005) xem xét HQHĐ của CTPPĐ trên ba khía cạnh chính là năng suất, hiệu
quả và chất lượng. Các nghiên cứu hiệu quả CTPPĐ trong các năm gần đây sử dụng phân
tích DEA gồm nghiên cứu của Pérez-Reyes và Tovar (2021) cho các CTPPĐ tại Peru,
Mirza và cộng sự (2021) khảo sát hiệu quả các CTPPĐ ở Pakistan, Medeiros và cộng sự
(2022) nghiên cứu khâu PPĐ của Brazil.

1.2. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các cơng ty phân phối điện
1.2.1. Nhóm các nghiên cứu về điều tiết theo hiệu quả hoạt động
Các thảo luận về điều tiết và điều tiết kinh tế được trình bày tại Johan den Hertog
(2010), Essential Services Commission - Victoria (n.d.). Ricketts (2006) thảo luận về độc
quyền tự nhiên. Coelli và cộng sự (2003) thảo luận về ngành công nghiệp lưới điện, trong
đó có CTPPĐ có đặc điểm độc quyền tự nhiên cần phải điều tiết.

* Nhóm các nghiên cứu năng suất của CTPPĐ

Khái niệm điều tiết theo HQHĐ (performance-based regulation) được thảo luận tại
Coglianese và cộng sự (2003) và OECD (2022): điều tiết theo HQHĐ là phương thức điều
tiết cụ thể hóa kết quả hoặc mục tiêu yêu cầu, thay vì quy định cụ thể phương tiện để đạt
được; cơng ty có thể chọn q trình hoặc quy trình sản xuất phù hợp với quy định.


Các nghiên cứu năng suất của các CTPPĐ chủ yếu sử dụng mô hình DEA và phân
tích chỉ số Malmquist. Điển hình là các nghiên cứu của Hjalmarsson và Veiderpass (1992),
Abbott (2006), Pombo và Taborda (2006), Miguéis và cộng sự (2012), Mirza và cộng sự
(2021) và Ajayi và cộng sự (2021).

Các thảo luận về cơ chế điều tiết theo HQHĐ của các CTPPĐ có thể được tìm thấy
tại Ontario Energy Board staff (1999), Weyman-Jones (2001), Wang và cộng sự (2007),
Newton Lowry và Woolf (2016) và EPA (2022). Thảo luận liên quan đến mô hình điều
tiết theo HQHĐ có cơng thức Po*(1+RPI-X) với các thông số giá hoặc doanh thu đầu chu
kỳ điều tiết Po và hệ số năng suất X được xác định thông qua việc đo lường điểm số hiệu
quả và phân tích năng suất của các CTPPĐ.

1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công
ty phân phối điện
Theo Jamasb và Pollitt (2001), Miguéis và cộng sự (2012), để cơ chế điều tiết các
CTPPĐ có hiệu quả hơn, các điều kiện hoạt động hay là các biến mơi trường nên được
tính đến khi đánh giá hiệu quả các CTPPĐ.

1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của công ty phân phối điện
* Nhóm các nghiên cứu về hiệu quả của CTPPĐ áp dụng các phương pháp đo
lường hiệu quả khác nhau
Jamasb và Pollitt (2001), Jamasb và Pollitt (2008) đã khảo sát các nghiên cứu sử
dụng các phương pháp khác nhau để đo lường hiệu quả các CTPPĐ. Các tác giả nhận thấy
rằng các phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh chuẩn giới hạn biên và phương
pháp áp dụng mơ hình đơn vị tham chiếu. Khảo sát của Jamasb và Pollitt (2001), AER và
RDB-ACCC (2012) cho thấy các nước và vùng lãnh thổ đã áp dụng các phương pháp so
sánh chuẩn giới hạn biên để phân tích hiệu quả CTPPĐ. Theo Jamasb và Pollitt (2001),
chỉ số hiệu quả theo phương pháp COLS dễ bị ảnh hưởng bởi vị trí so với biên hiệu quả
của công ty. Kuosmanen và cộng sự (2013) đã phân tích nhược điểm của SFA khi phân
tích hiệu quả CTPPĐ. Jamasb và Pollitt (2001) chỉ ra rằng trong thực tiễn, các phương

pháp phi tham số như DEA được ưu tiên sử dụng hơn. Cronin và Motluk (2007) đưa ra
các ưu điểm của phương pháp DEA so với các phương pháp khác.
* Nhóm các nghiên cứu về hiệu quả của CTPPĐ áp dụng phương pháp phân tích
bao dữ liệu DEA

Von Hirschhausen và cộng sự (2006), Çelen (2013), Pombo và Taborda (2006),
Kinnunen (2005), Filippini và cộng sự (2004), Cullmann và Hirschhausen (2008),
Kumbhakar và cộng sự (2015), Bobde và Tanaka (2018), Vanessa de Quadros và cộng sự
(2018), Pérez-Reyes và Tovar (2021) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khách hàng
theo chiều dài lưới điện, mật độ dân số, tỷ lệ chiều dài cáp ngầm, tỷ trọng công nghiệp,
quy mô doanh nghiệp tới hiệu quả kỹ thuật của CTPPĐ. Tác động của tiến bộ công nghệ
tới năng suất CTPPĐ được phân tích trong các nghiên cứu của Pérez-Reyes và Tovar
(2009), Çelen (2013).
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
1.4.1. Ngành điện và khâu phân phối điện tại Việt Nam
Việc hình thành cơ chế khuyến khích đối với khâu phân phối điện là cần thiết trong
thị trường bán lẻ điện để cung cấp dịch vụ phân phối điện một cách hiệu quả cho các đơn
vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, đồng
thời để tạo động lực, tính tự chủ trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của khâu
phân phối điện tại Việt Nam.
1.4.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam


7

8

Có rất ít các nghiên cứu về HQHĐ cũng như ảnh hưởng của các nhân tố đến HQHĐ
của các CTPPĐ tại Việt Nam. Nghiên cứu về HQHĐ là nghiên cứu đối với các CTPPĐ
khu vực phía Nam của Trần Tuệ Quang và cộng sự (2022), nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến HQHĐ của CTPPĐ là nghiên cứu đối với các cơng ty khu vực phía Nam của
Trần Tuệ Quang (2022), nghiên cứu tại Tran Tue Quang (2022) là nghiên cứu về năng
suất nhân tố tổng hợp của các CTPPĐ khu vực phía Nam.

tiêu thụ diễn ra đồng thời và tính kinh tế khi phối hợp giữa các hoạt động của các khâu đã
dẫn đến cấu trúc tích hợp các khâu theo chiều dọc trong ngành điện là cấu trúc phù hợp
trong lịch sử. Với đặc điểm đồng thời trong sản xuất và tiêu thụ, các hoạt động cạnh tranh
trong ngành điện gồm phát điện và bán lẻ điện phụ thuộc đáng kể vào hoạt động của các
khâu có tính độc quyền tự nhiên gồm PPĐ và truyền tải điện.

1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu ở các nước về HQHĐ của CTPPĐ và nhân tố ảnh hưởng
đến HQHĐ của CTPPĐ. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam mới có các nghiên cứu phân
tích hiệu quả đối với một số ngành và lĩnh vực khác, có rất ít các nghiên cứu về HQHĐ
của các CTPPĐ và nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các CTPPĐ. Luận án cần nghiên
cứu về HQHĐ và nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các CTPPĐ tại Việt Nam.
Dựa trên mẫu số liệu của các CTPPĐ ở các nước, phát hiện của các tác giả ở nước
ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các CTPPĐ vẫn cịn có sự khác biệt.
Nghiên cứu này được thực hiện để phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của
CTPPĐ trên mẫu số liệu các CTPPĐ tại khu vực phía Nam của Việt Nam.

2.1.2. Cải cách ngành điện
Trong công cuộc cải cách ngành điện ở các nước, các hoạt động phát điện và bán
lẻ điện thường là các hoạt động có tính cạnh tranh, các khâu lưới truyền tải điện và phân
phối điện là khâu có tính độc quyền tự nhiên được điều tiết bởi cơ quan điều tiết.
2.1.3. Công ty phân phối điện
* Đặc điểm công ty phân phối điện
Hoạt động của các CTPPĐ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ cung cấp điện
và có tác động đáng kể đến hình ảnh của ngành điện đối với xã hội. CTPPĐ có tính chất
độc quyền do khách hàng khơng thể tự lựa chọn nhà cung cấp điện. CTPPĐ ngoài việc

đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện còn phải vận hành hiệu quả.
* Sự cần thiết về điều tiết kinh tế các công ty phân phối điện

Tại các quốc gia khác, đã có các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp
dụng cơ chế điều tiết theo HQHĐ của các CTPPĐ để mang lại lợi ích cho KH sử dụng. Vì
vậy, chính sách quản lý nhà nước về điều tiết các CTPPĐ cần được tổng kết, đánh giá,
nghiên cứu cụ thể để khuyến nghị các hàm ý quản lý nhà nước trong lĩnh vực có tính độc
quyền tự nhiên như PPĐ tại Việt Nam.

Đối với các công ty có tính độc quyền tự nhiên, cơ chế điều tiết kinh tế được áp
dụng để thay thế cho cơ chế cạnh tranh của thị trường ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực
độc quyền của công ty nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Luận án này nghiên cứu về HQHĐ của các CTPPĐ khu vực phía Nam của Việt
Nam và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các CTPPĐ này với mục đích mong
muốn các phương pháp nghiên cứu về HQHĐ và các nhân tố ảnh hưởng được sử dụng ở
các ngành công nghiệp khác và ở các quốc gia được đưa vào áp dụng đối với ngành điện
Việt Nam, đặc biệt đối với lĩnh vực PPĐ. Đồng thời, Luận án cũng mong muốn các phương
pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế được ứng dụng vào việc phân tích, nghiên cứu
chính sách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực PPĐ tại Việt Nam.

Có nhiều cơ chế điều tiết đối với CTPPĐ để giảm quyền lực do độc quyền tự nhiên
đồng thời để giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa CTPPĐ và cơ quan điều tiết: cơ chế
điều tiết truyền thống về chi phí dịch vụ ở Hoa Kỳ và Châu Âu; cơ chế áp dụng các tiêu
chí rà sốt chi phí được sử dụng và hữu ích, có yêu cầu nghiên cứu chi tiết của các chuyên
gia tư vấn độc lập. Cơ chế chi phí cộng thêm làm cho CTPPĐ có ít động lực để hoạt động
hiệu quả (Bell, 2002).

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY PHÂN PHỐI ĐIỆN
2.1. Đặc điểm của ngành điện và công ty phân phối điện
2.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện
Do điện không lưu trữ được ở quy mô lớn, việc sản xuất cung ứng điện xảy ra đồng
thời với tiêu thụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành điện. Các đặc điểm sản xuất và

* Các cơ chế điều tiết công ty phân phối điện

* Cơ chế điều tiết theo hiệu quả hoạt động
Cơ chế điều tiết thường được áp dụng đối với CTPPĐ là điều tiết theo HQHĐ
(performance-based regulation). Joskow (2006) đã mơ tả tóm tắt cơ chế điều tiết khuyến
khích giá trần của các ngành bị điều tiết tại các nước như Anh, New Zealand, Úc, các nước
khu vực Mỹ Latinh và ngành viễn thông ở Hoa Kỳ. Giá trong kỳ định giá đầu tiên được
áp dụng theo công thức:
P = Po * (1 + RPI - X)


9

10

Ở các nước, các phương pháp đánh giá so sánh chuẩn được sử dụng để xác định
hiệu quả tương đối của chi phí dịch vụ của các cơng ty bị điều tiết so với các công ty cùng
ngành và kết quả đánh giá được sử dụng để tính tốn các giá trị Po và X (Jamasb và Pollitt,
2001; Jamasb và Pollitt, 2003). Cơ chế này tạo ra động lực cho những CTPPĐ ở xa đường
biên giới hạn hiệu quả phấn đấu giảm khoảng cách để tiến tới hiệu quả và thưởng cho các
công ty hiệu quả nhất để luôn duy trì ở trên đường biên giới hạn hiệu quả.

gồm giá hoặc doanh thu đầu chu kỳ điều tiết Po và hệ số tăng trưởng năng suất X. Các
thông số này được xác định theo mức độ đo lường HQKT và năng suất nhân tố tổng hợp

của các CTPPĐ.

2.2. Khái niệm và bản chất hiệu quả hoạt động
2.2.1. Hiệu quả hoạt động
* Xuất phát từ lý thuyết về tổ chức công nghiệp, khơng có một định nghĩa chính xác
về thuật ngữ HQHĐ của công ty; thuật ngữ HQHĐ được xác định thơng qua nhiều đặc
điểm của cơng ty trong đó có tiến bộ công nghệ và hiệu quả, và là thước đo của mức độ
thành công của công ty trong việc tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng
Lập luận trên được tổng hợp từ các phân tích về cách tiếp cận cấu trúc - hành vi hiệu quả hoạt động (SCP, structure-conduct-performance) và lý thuyết nhân quả về HQHĐ
của công ty từ các nghiên cứu của Koralun-Bereźnicka (2013), Carlton và Perloff (2015),
Lipczynski và cộng sự (2017).
* Thuật ngữ HQHĐ có tính đa chiều, tính khơng rõ ràng và khả năng cung cấp
thông tin theo mục tiêu; HQHĐ được nghiên cứu thông qua đo lường năng suất và hiệu
quả của doanh nghiệp
Tổng hợp các quan điểm của Koralun-Bereźnicka (2013), Taouab và Issor (2019),
Georgopoulos và Tannenbaum (1957), Porter (1998), Harrison và Freeman (1999), Zeitun
và Tian (2007), Hofer và Sandberg (1987), có thể thấy thuật ngữ HQHĐ mang tính đa
chiều và khơng rõ ràng, tùy thuộc vào khả năng cung cấp thông tin và theo mục tiêu của
các cơ chế quản lý của tổ chức hay mục tiêu nghiên cứu. Một số nghiên cứu cũng xem xét
năng suất và hiệu quả kỹ thuật như là các yếu tố thuộc về HQHĐ của doanh nghiệp
(Storey, 1990; Le và Harvie, 2010).
* Các lý luận về HQHĐ bao gồm hiệu quả kỹ thuật và năng suất của CTPPĐ xuất
phát từ việc áp dụng cơ chế điều tiết khuyến khích đối với các khâu độc quyền trong ngành
điện
Với mục tiêu làm tăng phúc lợi xã hội (social welfare), tạo ra lợi ích cho người tiêu
dùng, điều tiết theo HQHĐ là phương thức điều tiết yêu cầu kết quả hoặc mục tiêu cụ thể
cần phải đạt được, thay vì quy định cụ thể phương tiện; CTPPĐ có quyền quyết định các
phương thức hoạt động trong việc đạt được các mục tiêu. Công thức cơ chế điều tiết theo
HQHĐ như sau: P= Po * (1+CPI-X).
Theo quan điểm của cơ quan quản lý ngành, để tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng,

cần đo lường và đánh giá HQHĐ của CTPPĐ thông qua các thông số của công thức trên,

2.2.2. Hiệu quả kỹ thuật và năng suất
* Thảo luận về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
Phần này thảo luận về hiệu quả Pareto-Koopmans, hiệu quả Farrell và hiệu quả kỹ
thuật (HQKT) và hiệu quả phân bổ theo Farrell (1957). HQKT là khả năng của một công
ty sản xuất sản lượng đầu ra tối đa với một bộ các yếu tố đầu vào nhất định (đo lường theo
định hướng đầu ra); hoặc sử dụng một số số lượng đầu vào tối thiểu để sản xuất sản lượng
đầu ra nhất định (đo lường theo định hướng đầu vào). Hiệu quả phân bổ là khả năng của
một công ty sử dụng đầu vào theo tỷ lệ tối ưu tương ứng với giá cả các yếu tố đầu vào và
công nghệ sản xuất cho trước. Tổng hợp hai mức hiệu quả này cho ta hiệu quả kinh tế, là
tích số của HQKT và hiệu quả phân bổ.
Coelli và cộng sự (2003) cho rằng cơ quan điều tiết nên quan tâm đến việc đo lường
hiệu quả khi thực hiện các cơ chế điều tiết khuyến khích trong một lĩnh vực cơ sở hạ tầng
cụ thể. Các cơ chế điều tiết được thiết kế nhằm mục đích thúc đẩy các đơn vị khai thác
vận hành hoạt động hiệu quả.
* Thảo luận về năng suất
Năng suất là tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra thu được và số lượng yếu tố đầu vào được
sử dụng trong sản xuất. Các CTPPĐ sử dụng nhiều đầu vào để tạo ra được nhiều đầu ra,
do đó, đo lường năng suất phải sử dụng phép đo năng suất nhân tố tổng hợp (total factor
productivity - TFP). Các nghiên cứu có tính chỉ số năng suất Malmquist đã sử dụng mơ
hình DEA (Färe và cộng sự, 1998).
2.3. Mơ hình phân tích hiệu quả hoạt động và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của công ty phân phối điện
2.3.1. Mô hình phân tích hiệu quả kỹ thuật của cơng ty phân phối điện
* Mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA
Charnes và cộng sự (1978) đã đưa ra mơ hình DEA định hướng theo đầu vào và giả
thiết hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS), được gọi là mô hình DEA CCR. Coelli và
cộng sự (2005) mơ tả bài tốn DEA mơ hình CCR như sau:



12

11

* Hiệu quả biến đổi theo quy mơ
Phần này trình bày về HQKT tổng thể OTE, HQKT thuần túy PTE và điểm số hiệu
quả quy mơ SE.
2.3.2. Mơ hình phân tích năng suất của cơng ty phân phối điện
Sự thay đổi năng suất của CTPPĐ theo thời gian có thể được phân tách thành các
thành phần do thay đổi tiến bộ công nghệ chung và do những cải tiến của chính CTPPĐ
so với cơng nghệ hiện tại. Chỉ số Malmquist M phản ánh sự thay đổi năng suất giữa thời
kỳ t và thời kỳ t + 1 có thể được tính tốn theo cơng thức sau:

- Tạo ra các động lực khuyến khích mới để tăng hiệu quả của các ngành được điều
tiết, cụ thể tạo ra môi trường mô phỏng gần như cạnh tranh bằng phương pháp phân tích
so sánh chuẩn áp dụng trong điều tiết để đánh giá mức độ hiệu quả các CTPPĐ.
- Xây dựng các yếu tố khuyến khích cơng bằng trong cơ chế điều tiết giá PPĐ.
- Sắp xếp, sáp nhập các CTPPĐ.
2.4.2. Cấp độ cơng ty phân phối điện
- Nhóm giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện: các giải pháp này giúp tối ưu
khối lượng lắp đặt đường dây và máy biến áp, đồng thời giúp giảm số sự cố, giảm thời
gian gián đoạn cấp điện, làm tăng sản lượng điện cung cấp.
- Nhóm giải pháp về khách hàng và lao động: giúp tối ưu khách hàng, đồng thời
giúp làm giảm số lao động.
- Nhóm giải pháp nghiên cứu, áp dụng các biện pháp giảm TTĐN.
2.4.3. Bài học về kinh nghiệm quản lý ngành cho Việt Nam
Gợi ý một số bài học kinh nghiệm cho cơ quan quản lý ngành của Việt Nam.
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.3.3. Mơ hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của cơng ty
phân phối điện
Do hiệu quả của CTPPĐ có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1, để đánh giá nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của CTPPĐ cần sử dụng mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc bị chặn.
Mơ hình thường được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc bị kiểm duyệt là mơ hình
Tobit (Tobin, 1958). Mơ hình Tobit chuẩn có thể được trình bày như sau cho quan sát
CTPPĐ thứ i:

2.4. Kinh nghiệm quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động
2.4.1. Cấp độ quản lý ngành
- Có chính sách quy định liên quan đến giá PPĐ và điều tiết khâu PPĐ.

3.1. Bối cảnh hoạt động
Phần này mô tả đặc điểm phụ tải và khách hàng, hiện trạng, đặc điểm cung cấp điện
và vận hành lưới điện, đặc điểm về lao động của các CTPPĐ đang nghiên cứu.
3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật
3.2.1. Phương pháp phân tích
Với giả thiết HQKT của các CTPPĐ là khơng đổi theo quy mơ, mơ hình DEA CCR
được sử dụng để phân tích hiệu quả các CTPPĐ. Do CTPPĐ có trách nhiệm đảm bảo cung
cấp điện cho tất cả các KH sử dụng trên địa bàn nên các biến đầu ra được xem như là biến
ngoại sinh; việc phân tích hiệu quả đối với các CTPPĐ sử dụng mơ hình DEA CCR định
hướng đầu vào (Çelen, 2013). Cơng thức của mơ hình CCR như sau:


13

14

Hiện nay, chưa có sự hồn chỉnh trong các tài liệu nghiên cứu về việc xác định các

đầu vào và đầu ra khi phân tích hiệu quả của các CTPPĐ bằng phương pháp DEA.

vậy, có thể lập luận rằng tỷ lệ SLĐTP của KHSH càng cao thì điểm số HQKT của CTPPĐ
liên quan càng thấp. Các nghiên cứu trước đây cho kết quả mang tính chất trái ngược nhau.
Đề tài sẽ kiểm định ảnh hưởng này đối với số liệu của đề tài.

3.2.2. Lựa chọn biến số

Theo khảo sát của Jamasb và Pollitt (2001), các đầu ra thông dụng nhất cho mơ
hình DEA phân tích hiệu quả các CTPPĐ là SLĐTP và tổng số KH. Các đầu vào thông
dụng cho mơ hình DEA phân tích hiệu quả CTPPĐ là số lao động, tổng chiều dài lưới
PPĐ, tổng công suất lắp đặt máy biến áp, TTĐN.
Mơ hình đánh giá CTPPĐ có thể được xây dựng với các biến số tương ứng như
biến số của hàm sản xuất. Đầu vào số lao động của CTPPĐ tương ứng với biến số lao động
của hàm sản xuất. Tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng máy biến áp tương ứng
với biến số vốn của hàm sản xuất. Có thể xem CTPPĐ có nhiều đầu ra riêng biệt ứng với
mỗi khách hàng và mỗi sự kết hợp giữa SLĐTP và một khách hàng được phục vụ đại diện
cho một đầu ra. Để đơn giản hóa, có thể xem SLĐTP và tổng số khách hàng là các biến
đầu ra của CTPPĐ (Salvanes và Tjøtta, 1994).
3.2.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu các CTPPĐ được thu thập từ 21 CTPPĐ của TCTĐLMN thuộc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Đối với mỗi
CTPPĐ, dữ liệu được thu thập theo từng năm bao gồm SLĐTP, số khách hàng, số lao
động, chiều dài lưới điện, dung lượng máy biến áp, TTĐN của CTPPĐ.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty phân
phối điện
3.3.1. Mật độ khách hàng
Do mật độ khách hàng thấp làm tăng chi phí đầu tư và vận hành lưới PPĐ, mật độ
khách hàng có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của CTPPĐ.
3.3.2. Mật độ dân số trên địa bàn

Có thể xem mật độ dân số đại diện cho tính chất nơng thơn của một khu vực hay
một tỉnh. Các khu vực nông thôn thường gặp bất lợi về khả năng tiếp cận điện năng. Việc
đầu tư, quản lý vận hành lưới điện nơng thơn thường có chi phí cao hơn so với các lưới
điện khu vực thành thị (Torero, 2015). Việc cung cấp điện cho khu vực có mật độ dân số
thấp sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, quản lý vận hành của các CTPPĐ, vì vậy có thể ảnh
hưởng đến HQHĐ các CTPPĐ.

3.3.4. Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện
Trong mạng lưới PPĐ hạ thế ở các khu vực đô thị, hệ thống cáp ngầm thường được
dùng để khắc phục hạn chế trong khả năng không gian lắp đặt và giảm thiểu sự cố thường
xuyên so với đường dây trên không. Hệ thống cáp ngầm có chi phí lắp đặt cao hơn so với
đường dây trên khơng. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng, duy trì hệ thống cáp ngầm thấp hơn
nhiều so với đường dây trên khơng. Vì vậy, việc kiểm định tỷ lệ sử dụng cáp ngầm của
CTPPĐ có quan hệ như thế nào với hiệu quả CTPPĐ là cần thiết.
3.3.5. Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn
Khách hàng sản xuất cơng nghiệp có mức tiêu thụ điện cao nên số lượng khách
hàng sản xuất cơng nghiệp ít. Trung bình chi phí đầu tư, bảo dưỡng vận hành thiết bị PPĐ
cho mỗi khách hàng sản xuất công nghiệp cao hơn so với các nhóm khách hàng khác. Vì
vậy, dự kiến sẽ có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ trọng công nghiệp và hiệu quả của
CTPPĐ.
3.3.6. Quy mô của cơng ty phân phối điện
Có nhiều nghiên cứu cho thấy quan điểm quy mơ của cơng ty đóng một vai trị quan
trọng trong việc giải thích các thay đổi trong khả năng sinh lời và quy mơ có ảnh hưởng
đến HQHĐ của các CTPPĐ.
3.3.7. Tiến bộ công nghệ
Khi áp dụng cơ chế điều tiết theo HQHĐ để điều tiết khâu PPĐ, hệ số X phản ánh
mức giảm giá mà CTPPĐ phải thực hiện do tăng HQHĐ, có nghĩa là lợi ích trong việc
tăng HQHĐ của CTPPĐ cần phải được chia sẻ với khách hàng sử dụng.
Sự thay đổi năng suất của CTPPĐ theo thời gian có thể được phân tách thành các
thành phần do thay đổi tiến bộ công nghệ chung và do những cải tiến của chính CTPPĐ

so với cơng nghệ hiện tại bằng cách phân tích chỉ số Malmquist.
3.4. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
3.4.1. Mơ hình Tobit

3.3.3. Cấu trúc khách hàng
Cấu trúc khách hàng phản ánh tỷ lệ giữa SLĐTP của KHSH với tổng SLĐTP.
KHSH có hành vi sử dụng điện khác với khách hàng ngoài sinh hoạt. KHSH sử dụng điện
có biểu đồ phụ tải khơng thuận lợi cho quá trình hoạt động phân phối của các CTPPĐ. Do

3.4.2. Mô tả biến số môi trường và xử lý dữ liệu nghiên cứu


15
- Mật độ khách hàng theo chiều dài lưới điện (cusden)
cusden = Tổng số KH sử dụng điện/ Tổng chiều dài đường dây kể cả cáp ngầm
- Mật độ dân số trên địa bàn (popden)
Mật độ dân số trên địa bàn phục vụ các CTPPĐ được lấy từ số liệu mật độ dân số
các tỉnh khu vực phía Nam của Tổng cục Thống kê trong các năm từ 2011-2020.
- Cấu trúc khách hàng (cusstruc)
cusstruc = Điện thương phẩm sinh hoạt/Tổng sản lượng điện thương phẩm
- Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện (cabshare)
cabshare = Chiều dài cáp ngầm/Tổng chiều dài đường dây kể cả cáp ngầm
- Độ lớn tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn (ind_dummy)
ind_dummy bằng 0 nếu cơng ty thuộc nhóm có tỷ trọng cơng nghiệp trong tổng sản
phẩm trên địa bàn thấp hơn số trung vị; bằng 1 nếu cơng ty thuộc nhóm có tỷ trọng công
nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn cao hơn số trung vị.

16
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng phụ tải điện là tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh thành khu vực các tỉnh phía Nam bình qn các năm

2011-2020 khoảng 4,9%. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm công nghiệp trên địa bàn
khoảng 4,7% với dân số trung bình tăng 0,8% trong giai đoạn 2011-2020. Đây cũng là các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng phụ tải điện và KH trong khu vực.
4.1.3. Đặc điểm dữ liệu lưới phân phối điện các tỉnh thành
Phần này mô tả đặc điểm của sản lượng điện thương phẩm, tổng số khách hàng, số
lao động, chiều dài đường dây, dung lượng máy biến áp, tổn thất điện năng của các CTPPĐ
đang nghiên cứu.
4.1.4. Đặc điểm các biến môi trường
Phần này mô tả đặc điểm của mật độ khách hàng, mật độ dân số, cấu trúc khách
hàng, tỷ lệ ngầm hóa của các CTPPĐ đang nghiên cứu.
4.1.5. Đặc điểm thống kê các biến số
Phần này trình bày thống kê mơ tả các biến số của các mơ hình phân tích.
4.2. Kết quả mơ hình phân tích hiệu quả các cơng ty phân phối điện

- Quy mô công ty (cussize)
Tương tự Tovar và cộng sự (2011) khi nghiên cứu các CTPPĐ tại Brazil đã sử dụng
các biến số đầu ra để phản ánh quy mô của các công ty, ở đây dùng quy mô biến số đầu ra
tổng số khách hàng để phản ánh cho quy mơ của CTPPĐ khi phân tích. Biến cussize là
biến giả và bằng 1 khi CTPPĐ có tổng số khách hàng lớn hơn hoặc bằng trung vị của dãy
số tổng số khách hàng các CTPPĐ và có giá trị bằng 0 khi ngược lại.
CHƯƠNG 4.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY PHÂN PHỐI ĐIỆN
4.1. Mẫu số liệu
4.1.1. Giới thiệu các công ty phân phối điện khu vực phía Nam
Các CTPPĐ khu vực phía Nam thuộc TCTĐLMN quản lý, vận hành lưới PPĐ trên
địa bàn 21 tỉnh phía Nam bao gồm một số tỉnh ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng), các tỉnh Đơng Nam Bộ (trừ thành phố Hồ Chí Minh) và
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cứ mỗi tỉnh có một CTPPĐ có chức năng kinh doanh
bán lẻ điện và quản lý vận hành hệ thống PPĐ trên địa bàn.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội trên địa bàn các cơng ty phân phối điện khu vực
phía Nam

4.2.1. Kết quả tính tốn của mơ hình
Kết quả tính tốn cho thấy trung bình HQKT tổng thể của các CTPPĐ tăng trong
giai đoạn từ 2011-2020 (từ 0,904 lên 0,911). Hiệu quả các CTPPĐ được trình bày điển
hình cho năm 2020. Kết quả cho thấy rằng đặc điểm của khâu PPĐ khu vực phía Nam là
có sự biến động tương đối giữa các công ty về hiệu quả OTE (khoảng biến động từ 65,1%
đến 100%). Trung bình của điểm số hiệu quả là 0,911 cho 21 CTPPĐ (Bảng 4.2 trình bày
mơ tả thống kê về điểm số OTE). Tức là, đối với CTPPĐ trung bình, nếu dịch vụ đầu ra
của nó ở đường biên hiệu quả thay vì ở tình trạng hiện tại, công ty sẽ chỉ cần 91,1% mức
độ đầu vào hiện đang được sử dụng. Ý nghĩa của phát hiện này là mức độ chưa HQKT
tổng thể OTIE trong lĩnh vực PPĐ khu vực phía Nam là 8,9%. Như vậy, bằng cách áp
dụng thông lệ công nghệ thực tiễn tốt nhất, về trung bình các CTPPĐ có thể giảm một
cách tổng thể các đầu vào như số lao động, chiều dài lưới PPĐ, công suất lắp đặt các máy
biến áp và TTĐN thêm ít nhất 8,9%, cơng ty vẫn tạo ra được mức cung cấp dịch vụ đầu ra
tương đương.
Trong số 21 CTPPĐ, 7 công ty được cho là hiệu quả về mặt kỹ thuật vì có điểm số
OTE bằng 1. Các công ty này cùng xác định phương pháp thực hành tốt nhất hoặc đường
biên giới hạn hiệu quả và tạo thành tập hợp tham chiếu cho các công ty chưa hoặc ít hiệu
quả. Các CTPPĐ này gồm CTPPĐ Bình Thuận, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng Nai là các điển hình về thực tiễn hoạt động tốt cho


17

18

các công ty chưa hiệu quả làm mục tiêu phấn đấu bắt kịp. 14 cơng ty cịn lại có điểm số
OTE nhỏ hơn 1 có nghĩa là các cơng ty này chưa hiệu quả về mặt kỹ thuật.


trăm trong số khoảng 8,9 phần trăm của OTIE là do sự phù hợp với các thông lệ quản lý
và lựa chọn kết hợp các đầu vào. Phần còn lại của OTIE là do quy mô của các CTPPĐ
chưa phù hợp.

Điểm số OTE trong số các cơng ty ít hiệu quả là khoảng từ 0,651 đối với CTPPĐ
Cà Mau đến 0,997 đối với CTPPĐ Ninh Thuận. Điều này có ý nghĩa rằng CTPPĐ Cà Mau
và CTPPĐ Ninh Thuận có khả năng giảm mức đầu vào hiện tại lần lượt là 34,9% và 0,3%
trong khi vẫn giữ nguyên mức cung cấp dịch vụ đầu ra. Việc giải thích điểm số OTE này
có thể được mở rộng áp dụng cho các công ty chưa hiệu quả khác. Nhìn chung, chúng ta
thấy rằng mức OTIE của các cơng ty ít hoặc chưa hiệu quả có giá trị từ 0,3% đến 34,9%.
4.2.2. Đánh giá các công ty hiệu quả
Để đánh giá các cơng ty hiệu quả, có thể sử dụng số tần suất xuất hiện của CTPPĐ
trong tập tham chiếu làm tiêu chí đánh giá. Tần suất mà một công ty hiệu quả xuất hiện
trong tập hợp tham chiếu của các công ty chưa hiệu quả thể hiện mức độ mạnh về hiệu quả
của cơng ty đó so với các công ty hiệu quả khác (Kumar và Gulati, 2008; Chen và Yeh,
1998). Các công ty hiệu quả xuất hiện trong tập hợp tham chiếu của các công ty chưa hiệu
quả đưa ra các khả năng kết hợp đầu vào và đầu ra và làm ví dụ điển hình cho các cơng ty
chưa hiệu quả khác phấn đấu, bắt kịp. Các công ty hiệu quả hiếm khi xuất hiện trong tập
hợp tham chiếu về các công ty chưa hiệu quả có khả năng có tổ hợp thơng số đầu vào và
thông số đầu ra rất hiếm gặp và do đó, khơng phải là ví dụ phù hợp để làm điển hình phấn
đấu cho các cơng ty kém hiệu quả khác; các đơn vị hay cơng ty có tần suất xuất hiện trong
tập tham chiếu bằng không được gọi là hiệu quả theo mặc định vì nó khơng có các đặc
điểm mà các công ty chưa hiệu quả khác phải tn theo (Kumar và Gulati, 2008). Kết quả
tính tốn tại Bảng 4.4 cung cấp các tập hợp tham chiếu của các công ty chưa hiệu quả và
tần suất xuất hiện của từng công ty hiệu quả trong các tập tham chiếu đó.
Trên cơ sở tần suất xuất hiện của các công ty hiệu quả trong các tập hợp tham chiếu
(như trong Bảng 4.4), chúng ta có thể phân loại các công ty hiệu quả thành hai loại tại
Bảng 4.5, gồm công ty hiệu quả chắc chắn là CTPPĐ Tiền Giang (có tần suất xuất hiện
thuộc nhóm cao nhất trong các tập tham chiếu) và các công ty hiệu quả cận biên CTPPĐ

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Tháp, Bình Dương (có tần suất xuất hiện
thấp hơn trong các tập tham chiếu).
4.2.3. Phân tách hiệu quả kỹ thuật tổng thể
Chỉ số HQKT tổng thể OTE đo lường cả chỉ số HQKT thuần túy và hiệu quả do
quy mơ của cơng ty. Phương pháp tính OTE dùng mơ hình CCR với giả định CRS, phương
pháp tính PTE dùng mơ hình BCC với giả định VRS.
Kết quả cho thấy, điểm số PTE trung bình của 21 CTPPĐ đã được quan sát là 0,959
(Bảng 4.6 mô tả thống kê về điểm số OTE, PTE và SE). Điều này có nghĩa rằng 4,1 phần

4.2.4. Tiềm năng nâng cao hiệu quả
Bảng 4.7 cũng trình bày các khả năng bổ sung đầu ra và giảm đầu vào tiềm năng.
Sự cải thiện tiềm năng cho thấy những lĩnh vực cải thiện trong hoạt động đầu vào-đầu ra
cần thiết để đưa một công ty chưa hiệu quả lên đường biên giới hạn hiệu quả. Xét tổng thể
các CTPPĐ khu vực phía Nam, chúng ta cần giảm số lao động, giảm chiều dài lưới điện,
giảm công suất lắp đặt máy biến áp và TTĐN lần lượt là 23,6%, 13,3%, 13,3% và 33,2%
và tăng SLĐTP lên 24,4%, tăng tổng số KH lên 17,4% nếu chúng ta muốn đưa tất cả các
CTPPĐ lên tới ở vị trí đường biên giới hạn hiệu quả.
4.2.5. Đánh giá kết quả
Phần trên trình bày kết quả phân tích mức độ HQKT của khâu PPĐ khu vực phía
Nam với việc sử dụng số liệu của 21 CTPPĐ trong năm 2011-2020. Kết quả cụ thể năm
2020 cho thấy mức HQKT tổng thể trong lĩnh vực PPĐ khu vực phía Nam là khoảng
91,1%. Bảy CTPPĐ đạt được điểm số HQKT tổng thể OTE bằng 1 và do đó, 7 cơng ty
này thiết lập đường biên giới hạn hiệu quả. Trên cơ sở tần suất đếm được trong tập hợp
tham chiếu của các CTPPĐ có mức hiệu quả chưa phải là tốt nhất, CTPPĐ Tiền Giang
được xem là cơng ty có hiệu quả chắc chắn. Nghiên cứu cũng đánh giá hướng nâng cao
hiệu quả tổng hợp của các CTPPĐ chưa hiệu quả.
4.3. Kết quả mô hình Tobit đánh giá ảnh hưởng
4.3.1. Đặc điểm biến số hiệu quả các công ty phân phối điện
Ở phần trước đã mơ tả kết quả sử dụng mơ hình DEA để phân tích đánh giá điểm
số hiệu quả của các CTPPĐ. Ở đây trình bày kết quả của mơ hình hồi quy Tobit phân tích

ảnh hưởng của các biến mơi trường tác động đến điểm số hiệu quả là kết quả phân tích của
mơ hình DEA. Phân bố tần suất HQKT tổng thể OTE được trình bày tại Hình 4.27. Xu
hướng điểm số trung bình HQKT OTE của các CTPPĐ trong giai đoạn 2011-2020 được
trình bày tại Hình 4.28 cho thấy trung bình HQKT tổng thể của các CTPPĐ tăng trong các
năm 2011-2020 từ 0,904 lên 0,911.
4.3.2. Kết quả tính của mơ hình Tobit
Luận án dùng 5 mơ hình Tobit để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố với các biến
số khác nhau:
Mơ hình Tobit 1: các biến độc lập gồm cusden, popden, cusstruc, cabshare; biến
phụ thuộc là điểm số HQKT tổng thể OTE.


19

20

Mơ hình Tobit 2: các biến độc lập gồm cusden, popden, cusstruc, cabshare, year;
biến phụ thuộc là điểm số HQKT tổng thể OTE.

Với kết quả mơ hình 1, 2, 3 và 5, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện của CTPPĐ càng cao,
tức là tỷ lệ chiều dài cáp ngầm so với tổng chiều dài đường dây kể cả cáp ngầm càng cao
thì HQKT của cơng ty càng thấp.

Mơ hình Tobit 3: các biến độc lập gồm cusden, popden, cusstruc, cabshare, cussize,
ind_dummy, year; biến phụ thuộc là điểm số HQKT tổng thể OTE.

- Quy mơ cơng ty (cussize):

Mơ hình Tobit 4: các biến độc lập gồm cusden, popden, cusstruc, cabshare, cussize,
ind_dummy, region; biến phụ thuộc là điểm số HQKT tổng thể OTE.


Quy mơ CTPPĐ có tương quan thuận chiều với HQKT của CTPPĐ với mức ý
nghĩa thống kê 0,1% ở tất cả 3 mơ hình.

Mơ hình Tobit 5: các biến độc lập gồm cusden, popden, cusstruc, cabshare, cussize,
ind_dummy, year, region; biến phụ thuộc là điểm số HQKT tổng thể OTE.

Với kết quả các mơ hình 3, 4 và 5, quy mơ CTPPĐ càng cao thì HQKT của cơng
ty càng cao.

Các mơ hình có biến số year và region để phân tách các tác động của năm và của
vùng kinh tế - xã hội.
Kết quả chạy các mơ hình cụ thể được trình bày tại Phụ lục. Cụ thể:
- Mật độ khách hàng theo chiều dài lưới điện (cusden):
Mật độ khách hàng theo chiều dài lưới điện có tương quan thuận chiều với HQKT
của CTPPĐ với mức ý nghĩa thống kê 0,1% ở cả 5 mơ hình.
Kết quả cho thấy CTPPĐ có mật độ khách hàng theo chiều dài lưới điện càng cao
thì HQKT cơng ty càng cao.
- Mật độ dân số trên địa bàn (popden):
Mật độ dân số trên địa bàn có tương quan thuận chiều với HQKT của CTPPĐ với
mức ý nghĩa thống kê 0,1% ở cả 5 mơ hình.
Kết quả cho thấy CTPPĐ có mật độ dân số trên địa bàn càng cao thì HQKT cơng
ty càng cao.
- Cấu trúc khách hàng (cusstruc):
Cấu trúc khách hàng có tương quan ngược chiều với HQKT của CTPPĐ với mức
ý nghĩa thống kê 0,1% ở mơ hình 1 và và khơng có ý nghĩa thống kê ở các mơ hình cịn
lại.
Với kết quả mơ hình 1, cấu trúc khách hàng của CTPPĐ càng cao, tức là tỷ lệ
SLĐTP của KHSH so với tổng SLĐTP càng cao thì HQKT của cơng ty càng thấp.
Với kết quả các mơ hình cịn lại, cấu trúc khách hàng của CTPPĐ không ảnh hưởng

đến HQKT của công ty.
- Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện (cabshare):
Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện có tương quan ngược chiều với HQKT của CTPPĐ với
mức ý nghĩa thống kê 5% ở mô hình 1, 3 và 5 và với mức ý nghĩa thống kê 1% ở mơ hình
2; khơng có ý nghĩa thống kê ở mơ hình 4.

- Độ lớn tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn (ind_dummy):
Độ lớn tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn có tương quan ngược
chiều với HQKT của CTPPĐ với mức ý nghĩa thống kê 0,1% ở tất cả 3 mơ hình.
Tỷ trọng cơng nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn của CTPPĐ càng cao thì
HQKT của CTPPĐ càng thấp.
4.4. Kết quả phân tích năng suất các cơng ty phân phối điện
Bảng 4.8 trình bày tóm tắt chỉ số Malmquist theo trung bình hàng năm với năm
2011 là năm cơ sở để quan sát những thay đổi hàng năm (Tran Tue Quang, 2022).
Nhìn vào giá trị trung bình của giá trị trung bình hàng năm ở hàng cuối cùng của
Bảng 4.8, chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả không thay đổi đáng kể trong giai đoạn 20112020. Trong thời kỳ này, hiệu suất trung bình giữa các năm không thay đổi. Xem xét các
số liệu hàng năm riêng lẻ, chúng ta quan sát thấy rằng sự thay đổi về hiệu quả biến động
trong phạm vi giữa giảm 3,1% và tăng 4,5%. Khâu PPĐ đang được nghiên cứu cho thấy
năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tăng 1,7% mỗi năm trong suốt các năm 2011-2020. Tính
trung bình, sự thay đổi trong TFP chủ yếu được xác định bởi tiến bộ cơng nghệ (2,1%) vì
hiệu quả khơng thay đổi về trung bình. Khâu PPĐ đang được nghiên cứu có kết quả TFP
đặc biệt trong năm 2017. Trong năm 2017, TFP tăng đáng kể 37,2% nhờ tiến bộ công nghệ
(43,4%). Sự gia tăng mạnh mẽ của sự thay đổi công nghệ này chủ yếu là do sự gia tăng
khối lượng đường dây hạ áp trong năm 2017 khi các CTPPĐ tiếp nhận lưới điện hạ áp
nông thôn từ các tổ chức bán buôn điện nông thôn.
CHƯƠNG 5.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Thảo luận kết quả
Các mơ hình DEA, hồi quy Tobit, Malmquist đã được dùng để phân tích HQKT,
các nhân tố tác động đến HQKT, phân tích năng suất và tiến bộ cơng nghệ tác động đến

năng suất của 21 CTPPĐ khu vực phía Nam trong các năm 2011-2020.


21
5.1.1. Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật tổng thể
7 CTPPĐ đạt được điểm số HQKT tổng thể tối đa xác định đường biên giới hạn
hiệu quả và có thể được phân tích để làm điển hình thi đua cho các CTPPĐ khác.
Về trung bình, các CTPPĐ hoạt động chưa hiệu quả chủ yếu là do chưa hiệu quả
về quy mô hơn là chưa hiệu quả kỹ thuật thuần túy. 4 CTPPĐ Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh
Thuận, Vĩnh Long chưa hiệu quả nhưng được phát hiện là có hiệu quả theo giả định công
nghệ VRS là do quy mô hoạt động chưa phù hợp. CTPPĐ Lâm Đồng đang có quy mơ ở
mức tối ưu. Vì vậy, CTPPĐ Lâm Đồng cần thuần túy tập trung vào việc nâng cao hiệu quả
kỹ thuật.
CTPPĐ Tiền Giang được xem là CTPPĐ dẫn đầu về hiệu quả. Các CTPPĐ Tiền
Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Tháp, Bình Dương xuất hiện trong
các tập hợp tham chiếu sẽ là ví dụ phù hợp để mơ phỏng và làm điển hình thi đua cho các
CTPPĐ khác. CTPPĐ Đồng Nai có điểm số OTE tối đa, tuy nhiên không xuất hiện trong
tập tham chiếu của các CTPPĐ chưa hiệu quả do khơng có các đặc điểm sản xuất vận hành
mà các CTPPĐ chưa hiệu quả khác cần phải tham khảo.
Độ chùng trong mô hình DEA và đánh giá hướng cải thiện hoạt động của các
CTPPĐ chưa hiệu quả được phân tích và có thể áp dụng để xây dựng lộ trình phấn đấu cải
thiện các thông số của các CTPPĐ.
5.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
Kết quả cho thấy cấu trúc khách hàng hay tỷ lệ SLĐTP của KHSH được phát hiện
là không ảnh hưởng đến HQKT các CTPPĐ, phù hợp với kết quả của Çelen (2013).
Mật độ dân số có tác động cùng chiều đến HQKT tổng thể của CTPPĐ, phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Bobde và Tanaka (2018). Yếu tố bất lợi khu vực nông thôn
cần được tính đến khi đánh giá hiệu quả và rà sốt chu kỳ điều tiết giá.
Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện của CTPPĐ được phát hiện là có ảnh hưởng ngược chiều
với HQKT của CTPPĐ. Các CTPPĐ có đầu tư nhiều vào hệ thống cáp ngầm do điều kiện

không gian lưới điện chật hẹp sẽ bị ảnh hưởng bất lợi đối với hiệu quả. Yếu tố bất lợi này
cần được tính đến khi đánh giá hiệu quả và rà sốt chu kỳ điều tiết giá.
Mật độ khách hàng theo chiều dài lưới điện được phát hiện là có ảnh hưởng cùng
chiều tới HQKT của CTPPĐ. Lợi thế do yếu tố bên ngồi này đối với CTPPĐ cần được
tính đến khi đánh giá hiệu quả và rà soát chu kỳ điều tiết giá.
Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn của CTPPĐ được phát hiện
là có ảnh hưởng ngược chiều tới HQKT của CTPPĐ, tương đương với các kết quả nghiên
cứu của Mullarkey và cộng sự (2015) và của Pérez-Reyes và Tovar (2021). Cần tính đến

22
các yếu tố bất lợi trong việc xác định hiệu quả của các CTPPĐ đối với các tỉnh có tỷ trọng
cơng nghiệp cao, thu hút nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp.
Quy mơ CTPPĐ được phát hiện là có tác động cùng chiều tới HQKT của CTPPĐ.
Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật tổng thể cũng cho thấy tăng quy mô hoạt động của
phần lớn các CTPPĐ sẽ làm tăng hiệu quả. Cần tính đến yếu tố thuận lợi này trong việc
đánh giá so sánh chuẩn hiệu quả của các CTPPĐ, đồng thời có thể nghiên cứu sắp xếp, tái
cấu trúc các CTPPĐ để nâng cao hiệu quả.
5.1.3. Năng suất và tiến bộ công nghệ tác động đến năng suất
Tiến bộ cơng nghệ là thành phần chính làm tăng năng suất các CTPPĐ. Kết quả có
thể được áp dụng trong phân tích hệ số X khi áp dụng hình thức điều tiết theo HQHĐ cho
các CTPPĐ đang được nghiên cứu để lợi ích do tăng năng suất các CTPPĐ được chia sẻ
với khách hàng. Ngồi việc chia sẻ lợi ích của CTPPĐ đạt được từ tiến bộ cơng nghệ, lợi
ích của CTPPĐ từ gia tăng hiệu quả cũng cần được tính tốn để có cơ chế chia sẻ một phần
hoặc tồn bộ cho khách hàng sử dụng.
5.2. Hàm ý chính sách
5.2.1. Chính sách quản lý nhà nước về điều tiết khâu phân phối điện
Hàm ý 1: Nhà nước cần phải điều tiết khâu PPĐ; cần nghiên cứu bổ sung quy định
về giá sử dụng dịch vụ lưới PPĐ và các chính sách liên quan.
5.2.2. Áp dụng cơ chế điều tiết theo hiệu quả hoạt động
Hàm ý 2: Cần thiết kế cơ chế điều tiết theo hiệu quả hoạt động đối với khâu phân

phối điện với việc áp dụng so sánh chuẩn để giảm thiểu các điểm bất lợi do bất cân xứng
thơng tin trong q trình điều tiết và tạo động lực khuyến khích nâng cao HQHĐ của các
cơng ty.
5.2.3. Xây dựng cơ chế giá công bằng
Hàm ý 3: Cơ quan điều tiết khi thiết kế cơ chế và xây dựng các mục tiêu hiệu quả
trong việc điều tiết khuyến khích các CTPPĐ cần có các điều chỉnh đối với sự khác biệt
về điều kiện vận hành lưới điện khác nhau, tính tốn loại bỏ ảnh hưởng các yếu tố mơi
trường ngồi khả năng kiểm sốt của CTPPĐ.
5.2.4. Hàm ý cho các công ty phân phối điện
Hàm ý 4: Các thông số hoạt động của CTPPĐ cần được phân tích tối ưu để có thể
đưa ra lộ trình cho các CTPPĐ phấn đấu đạt mức vận hành hiệu quả.
5.2.5. Hàm ý về quy mơ
Hàm ý 5: Hình thức phân tách, sáp nhập CTPPĐ cần được nghiên cứu để tạo ra lợi
ích tổng thể cho khâu PPĐ và ngành điện.


23

24

KẾT LUẬN

thấy cấu trúc khách hàng không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của công ty phân phối
điện. Kết quả này phù hợp với phát hiện của Çelen (2013) đối với các công ty phân phối

Luận án đã tổng kết quan điểm điều tiết về hiệu quả hoạt động các công ty phân
phối điện bao gồm các thành phần hiệu quả kỹ thuật và năng suất. Với mục tiêu điều tiết

điện tại Thổ Nhĩ Kỳ.


để làm tăng phúc lợi xã hội, việc xây dựng cơ chế điều tiết khâu phân phối điện chủ yếu

Do các công ty phân phối điện không thể thay đổi sự không đồng nhất của các khu

là để nâng cao hiệu quả hoạt động, tức là cải thiện hiệu quả kỹ thuật và nâng cao năng suất
của các công ty phân phối điện. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty phân phối điện

vực do các yếu tố môi trường tác động, các đặc điểm này phải được tính đến khi thiết kế
các thơng số của cơ chế điều tiết. Vì vậy, cần thận trọng trong việc tính tốn thơng số để

mang lại lợi ích cho các bên sử dụng dịch vụ và cho sự phát triển dài hạn của các công ty.

phù hợp thực tế khi các thước đo hiệu quả được sử dụng để điều tiết các công ty theo hiệu

Luận án đã đánh giá mức độ hiệu quả về mặt kỹ thuật các công ty phân phối điện ở

quả hoạt động.

khu vực phía Nam bằng cách sử dụng số liệu của 21 công ty phân phối điện trong các năm
2011 đến 2020. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu này, phương pháp DEA hai giai

Luận án cũng đã phân tích năng suất công ty phân phối điện bằng kỹ thuật
Malmquist và do đó phân tách được thành phần tăng trưởng năng suất trong giai đoạn

đoạn đã được áp dụng trong đó các ước tính về hiệu quả kỹ thuật tổng thể có phân tách

nghiên cứu do tiến bộ cơng nghệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi kỹ thuật hay còn

thành hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô đối với các công ty phân phối điện


gọi là tiến bộ cơng nghệ là thành phần chính trong tăng trưởng năng suất của các cơng ty

được tính tốn bằng các mơ hình DEA CCR và BCC.

phân phối điện. Kết quả có thể được áp dụng trong phân tích hệ số X khi áp dụng hình
thức điều tiết theo hiệu quả hoạt động cho các công ty phân phối điện đang được nghiên

Luận án đã phân tích nguồn gốc chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tổng thể của các công
ty phân phối điện đang được nghiên cứu. Hiệu quả kỹ thuật tổng thể của các công ty phân
phối điện chưa đạt chủ yếu là do chưa hiệu quả về quy mô hơn là chưa hiệu quả kỹ thuật
thuần túy. Đối với một số công ty phân phối điện được phát hiện là có hiệu quả theo giả
định cơng nghệ hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS) nhưng được phát hiện là không hiệu
quả trong trường hợp giả định công nghệ hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS), sự chưa
đạt hiệu quả kỹ thuật tổng thể là do quy mô hoạt động của các công ty phân phối điện chưa
ở mức tối ưu.
Nghiên cứu cũng đã sử dụng tần suất xuất hiện trong tập tham chiếu để đánh giá
các công ty hiệu quả. Các công ty hiệu quả xuất hiện trong tập hợp tham chiếu của các
công ty chưa hiệu quả đưa ra các khả năng kết hợp đầu vào và đầu ra và làm ví dụ điển
hình cho các cơng ty chưa hiệu quả khác phấn đấu, bắt kịp. Nghiên cứu cũng đã đánh giá
hướng cải thiện hoạt động của các công ty phân phối điện chưa hiệu quả theo các khả năng
tiết giảm đầu vào và bổ sung đầu ra tiềm năng.
Nghiên cứu cũng phân tích giải thích tác động của các yếu tố mơi trường lên hiệu
quả kỹ thuật tổng thể của các công ty phân phối điện. Phân tích hồi quy Tobit đã được sử
dụng để tìm ra mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật tổng thể của các công ty phân phối điện
được nghiên cứu và các yếu tố môi trường. Luận án phát hiện các yếu tố môi trường như
mật độ khách hàng theo chiều dài lưới điện, mật độ dân số trên địa bàn, tỷ lệ ngầm hóa
lưới điện, quy mô công ty phân phối điện và tỷ trọng cơng nghiệp trong tổng sản phẩm
trên địa bàn có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của công ty phân phối điện. Luận án tìm

cứu để lợi ích do tăng năng suất của các công ty phân phối điện được chia sẻ với khách

hàng. Ngồi việc chia sẻ lợi ích của công ty phân phối điện đạt được từ tiến bộ cơng nghệ,
lợi ích của cơng ty phân phối điện từ gia tăng hiệu quả cũng cần được xem xét để có cơ
chế chia sẻ một phần hoặc tồn bộ cho khách hàng sử dụng.
Luận án đã đề xuất một số hàm ý về chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực
điều tiết các công ty phân phối điện. Luận án khẳng định sự cần thiết điều tiết khâu phân
phối điện, đề xuất nghiên cứu các chính sách về giá sử dụng dịch vụ phân phối điện để
khuyến khích cải thiện hiệu quả hoạt động. Luận án cũng đề xuất thiết kế cơ chế điều tiết
theo hiệu quả hoạt động đối với khâu phân phối điện với việc áp dụng so sánh chuẩn để
giảm thiểu các điểm bất lợi do bất cân xứng thơng tin trong q trình điều tiết và tạo động
lực khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Luận án đề xuất điều chỉnh
đối với sự khác biệt về điều kiện vận hành lưới điện, tính tốn loại bỏ ảnh hưởng các yếu
tố môi trường khi thiết kế cơ chế điều tiết và xây dựng các mục tiêu hiệu quả. Luận án
cũng đề xuất hàm ý cho công ty phân phối điện về việc phân tích tối ưu các thơng số hoạt
động để có thể đưa ra lộ trình phấn đấu đạt mức hoạt động hiệu quả. Luận án phát hiện
quy mô cơng ty phân phối điện có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kỹ thuật; vì vậy,
hàm ý về quy mô của các công ty phân phối điện cũng được thảo luận để có thể xem xét
việc tái cấu trúc, sáp nhập các công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khâu phân
phối điện. Đây là các hàm ý quan trọng trong việc phát triển của ngành điện và khâu phân
phối điện trong thời gian tới và trong dài hạn, đặc biệt là có ý nghĩa trong giai đoạn xây
dựng và đưa vào hoạt động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.


CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.

Trần Tuệ Quang, Đỗ Thị Hải Hà và Nguyễn Phước Đức (2022), ‘Hiệu
quả hoạt động của các cơng ty điện lực khu vực phía Nam Việt Nam’,
Tạp chí Cơng Thương, Số 1, Trang: 142-149.


2.

Trần Tuệ Quang (2022), ‘Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động các
công ty điện lực khu vực phía Nam’, Tạp chí Cơng Thương, Số 2,
Trang: 90-97.

3.

Tran Tue Quang (2022), ‘Productivity of Southern Vietnam Electricity
Distribution Companies’, Kỷ yếu hội thảo: Proceedings of Workshops
on Development of Logistics Activities in Response to Import-Export
Demand, Vietnam, Trang: 348-354.



×