Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tài liệu tập huấn kỹ thuật gieo ươm giống cây lâm nghiệp bản địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.18 KB, 38 trang )

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG VÀ
TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN
TẠI TRUNG TRƯỜNG SƠN

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

KỸ THUẬT GIEO ƯƠM GIÔNG CÂY
LÂM NGHIỆP BẢN ĐỊA

Tài liệu lưu hành nội bộ
Huế, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC __________________________________________________________ 2
Giới thiệu ______________________________________________________________________ 4
1.

Các khái niệm liên quan ______________________________________________________ 5
1.1.
1.2.

2.

3.

Chuẩn bị vật liệu gieo ươm ____________________________________________________ 5

2.1. Kỹ thuật làm hỗn hợp đất ruột bầu __________________________________________________
2.1.1.
Tiêu chuẩn và chất luợng đất làm ruột bầu __________________________________________


2.1.2.
Kỹ thuật làm đất ruột bầu _______________________________________________________
Ví dụ: tỷ lệ hỗn hợp ruột bấu một số loài cây bản địa __________________________________________
2.2. Chuẩn bị túi bầu_________________________________________________________________
2.3. Vật liệu che sáng ________________________________________________________________
2.4. Chuẩn bị hạt giống_______________________________________________________________

5
5
6
7
7
7
7

Kỹ thuật tạo cây con và chăm sóc ______________________________________________ 8
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.4.1.
3.4.2.
3.4.3.
3.4.4.
3.4.5.
3.4.6.
3.5.
3.6.
3.6.1.
3.6.2.


4.

Cây bản địa ____________________________________________________________________ 5
Vườn ươm cây bản địa quy mơ nhỏ khơng tập trung ____________________________________ 5

Đóng và xếp bầu ________________________________________________________________ 8
Xử lý hạt giống _________________________________________________________________ 8
Gieo ủ nảy mầm hạt và cấy cây bầu _________________________________________________ 9
Chăm sóc cây bầu ______________________________________________________________ 10
Làm giàn che ánh sáng ________________________________________________________ 10
Tưới nước __________________________________________________________________ 10
Làm cỏ và phá váng đất ________________________________________________________ 11
Bón thúc phân _______________________________________________________________ 11
Đảo bầu, cắt rễ và tỉa cành ______________________________________________________ 11
Hãm cây trước khi xuất vườn ___________________________________________________ 12
Những sâu bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ tổng hợp ____________________________ 12
Phân loại và vận chuyển cây giống đi trồng rừng ______________________________________ 14
Phân loại cây con xuất vườn ____________________________________________________ 14
Vận chuyển cây con đến hiện trường trồng rừng_____________________________________ 14

Kỹ thuật gieo ươm một số loại cây bản địa ______________________________________ 15
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.

4.2.3.
4.2.4.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.
4.4.4.
4.5.
4.5.1.
4.5.2.
4.5.3.
4.5.4.

Kỹ thuật sản xuất cây con Ươi bay _________________________________________________
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
Tạo bầu cây _________________________________________________________________
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
Kỹ thuật sản xuất cây con Lát hoa __________________________________________________
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
Tạo bầu cây _________________________________________________________________
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
Kỹ thuật sản xuất cây con Xoan ta _________________________________________________
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________

Tạo bầu cây _________________________________________________________________
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
Kỹ thuật sản xuất cây con Kiền kiền ________________________________________________
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
Tạo bầu cây _________________________________________________________________
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
Kỹ thuật sản xuất cây con Lim xanh ________________________________________________
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
Chuẩn bị bầu cây _____________________________________________________________
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________

15
15
16
16
17
17
17
17
18
18
19
19
19
20
20
20

20
20
21
21
21
21
22
23
23

2


4.6. Kỹ thuật sản xuất cây con Bời lời đỏ ________________________________________________
4.6.1.
Xử lý và gieo hạt: ____________________________________________________________
4.6.2.
Tạo bầu cây _________________________________________________________________
4.6.3.
Chăm sóc cây con: ____________________________________________________________
4.6.4.
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: __________________________________________________
4.7. Kỹ thuật sản xuất cây con Giổi xanh ________________________________________________
4.7.1.
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.7.2.
Chuẩn bị bầu cây _____________________________________________________________
4.7.3.
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.7.4.

Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
4.8. Kỹ thuật sản xuất cây con Sến trung ________________________________________________
4.8.1.
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.8.2.
Chuẩn bị bầu cây _____________________________________________________________
4.8.3.
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.8.4.
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
4.9. Kỹ thuật sản xuất cây con Huỷnh __________________________________________________
4.9.1.
Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.9.2.
Chuẩn bị bầu cây _____________________________________________________________
4.9.3.
Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.9.4.
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
4.10.
Kỹ thuật sản xuất cây Sưa đỏ____________________________________________________
4.10.1. Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.10.2. Tạo bầu, đóng và xếp bầu ______________________________________________________
4.10.3. Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.10.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng ___________________________________________________
4.11.
Kỹ thuật sản xuất cây con Dó bầu ________________________________________________
4.11.1. Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.11.2. Tạo bầu cây _________________________________________________________________
4.11.3. Chăm sóc cây con ____________________________________________________________

4.11.4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
4.12.
Kỹ thuật sản xuất cây con Re hương ______________________________________________
4.12.1. Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.12.2. Tạo bầu cây bầu ______________________________________________________________
4.12.3. Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.12.4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
4.13.
Kỹ thuật sản xuất cây con Dầu rái ________________________________________________
4.13.1. Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.13.2. Tạo bầu cây _________________________________________________________________
4.13.3. Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.13.4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ___________________________________________________
4.14.
Kỹ thuật sản xuất cây con Sao đen _______________________________________________
4.14.1. Xử lý và gieo hạt _____________________________________________________________
4.14.2. Tạo bầu, đóng và xếp bầu ______________________________________________________
4.14.3. Chăm sóc cây con ____________________________________________________________
4.14.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng ___________________________________________________

23
23
24
24
25
25
25
26
26
27

27
27
27
28
28
29
29
29
29
30
30
30
30
31
31
32
32
32
32
33
33
33
33
34
34
34
34
35
35
35

36
36
36
37
37

Tài liệu tham khảo ___________________________________________________ 38

3


GIỚI THIỆU
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật này cung cấp kiến thức về nhân giống và gieo ươm một số
loài cây gỗ bản địa phục vụ mục tiêu trồng mới và phục hồi rừng do cộng đồng thực
hiện trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường vai trò cộng đồng và các tổ chức xã hội
trong công tác bảo tồn tại Trung Trường Sơn” tại tỉnh Thừa Thiên Huế, do Tổ chức
Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) tài trợ.
Hướng dẫn kỹ thuật vườn ươm cây bản địa của Dự án bao gồm phổ biến kiến thức và
hướng dẫn kỹ năng thực hành về xây dựng, vận hành và quản lý vườn ươm cây bản địa
nói chung và kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt cụ thể cho một số loài cây lâm nghiệp
bản địa chủ yếu của Dự án.
Tài liệu “Kỹ thuật gieo ươm giống cây lâm nghiệp bản địa” là nội dung tiếp theo tài
liệu “Kỹ thuật xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp” đã thực hiện.
Trong tài liệu này các nội dung chính gồm: (i) – Các khái niệm; (ii) – Chuẩn bị vật liệu
gieo ươm; (iii) – Kỹ thuật tạo cây con và chăm sóc; và (iv) – Kỹ thuật gieo ươm một
số lồi cây gỗ bản địa.
Để phù hợp với đối tượng người học là nông dân thuộc các cộng đồng vùng cao nên
tài liệu được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tra cứu và vận dụng vào thực tiễn sản
xuất của địa phương. Phần thực hành với thời lượng chiếm trên 50% sẽ được tổ chức
tại hiện trường trên cơ sở lồng ghép với tiến trình sản xuất hoặc các tình huống giả

định sát với thực tế do tư vấn thiết kế và hướng dẫn thực hiện.
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ có hiệu quả của nhà tài trợ - Tổ chức Hợp tác
Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida), và các tổ chức WWF, CRD trong quá trình biên
soạn các tài liệu và tổ chức tập huấn.
Nhóm biên soạn tài liệu

4


1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Cây bản địa
Cây bản địa là những lồi cây có phân bố tự nhiên tại địa phương hoặc là loài cây di
thực hoặc nhập nội, nhưng đã sống lâu đời, đã thích nghi và hòa nhập vào các hệ sinh
thái tự nhiên và đặc biệt quan trọng là có khả năng tái sinh tự nhiên bằng sinh sản hữu
tính (hoa, quả, hạt).
1.2. Vườn ươm cây bản địa quy mô nhỏ không tập trung
Vườn ươm cây bản địa quy mô nhỏ không tập trung là:
-

Vườn ươm có quy mơ sản xuất dưới 70.000 cây con/năm để cung cấp cho các hoạt
động trồng rừng, phục hồi rừng. Có sự khác biệt về khái niệm quy mơ giữa vườn
ươm cây bản địa với các vườn ươm cây nhập nội, sinh trưởng nhanh (Keo, Bạch
đàn, …), bởi các loài cây này cần một thời gian ngắn trong vườn ươm, trong khi
đó, hầu hết các cây bản địa cần thời gian vườn ươm dài hơn,

-

Địa điểm vườn ươm gần các hiện trường trồng rừng (chẳng hạn trong vịng bán
kính <10 km).


-

Các vườn ươm được xây dựng, vận hành và quản lý bởi cán bộ và người dân địa
phương (có năng lực, được tập huấn), dưới sự giám sát hỗ trợ của Dự án nhằm đảm
bảo tính chuyển giao, phổ biến kiến thức của dự án tới cộng đồng, đồng thời huy
động được các nguồn lực con người, kiến thức bản địa và nguồn nguyên liệu sẵn có
của địa phương.

Hướng dẫn kỹ thuật vườn ươm cây bản địa của Dự án bao gồm kỹ năng và hướng
dẫn thực hành về xây dựng, vận hành và quản lý vườn ươm cây bản địa nói chung và
kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt cụ thể cho một số loài cây lâm nghiệp bản địa chủ yếu
của Dự án.
2. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU GIEO ƯƠM
2.1. Kỹ thuật làm hỗn hợp đất ruột bầu
2.1.1. Tiêu chuẩn và chất luợng đất làm ruột bầu
Đất ruột bầu là thành phần chủ yếu để làm hỗn hợp ruột bầu tạo ra cây con có bầu.
Thường thì đất ruột bầu chiếm tới 80-90% trọng lượng ruột bầu, thậm chí cao hơn nếu
đất tốt.
Hỗn hợp ruột bầu là giá thể cho bộ rễ cây con, chứa đựng đầy đủ các chất dinh dưỡng
cung cấp cho cây con phát triển thơng qua bộ rễ.
Đất làm ruột bầu nói chung và cho cây bản địa nói riêng phải đảm bảo các tiêu chuẩn
sau:
1) Đất phải tơi xốp, thấm và giữ nước tốt, thống khí cho rễ phát triển thuận lợi,
nhưngphải có độ kết dính để khơng bị vỡ bầu khi di chuyển; đặc điểm là có

5


thành phần cơ giới trung bình, thuộc loại đất thịt hay thịt pha, có từ 40-50%
thành phần hạt đất mịn và hạt sét,

2) Đất có pH đất từ 5- 6, thuộc loại ít chua,
3) Có hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng cần thiết.
Loại đất làm ruột bầu tốt thường được lấy đất tầng mặt (tầng A) dày 20-30cm dưới
tán rừng hoặc thảm cây bụi, .... Trường hợp không thể có loại đất tiêu chuẩn này, phải
dùng loại đất nhiều cát, rời rạc hay đất sét nặng, bí chặt thì phải tăng thêm 10-15%
phân chuồng hoai và thêm 10-20% đất sét cho đất cát, hoặc 10-20% đất cát cho đất sét
nặng, bí chặt.
Để tạo mơi trường sinh trưởng tốt cho bộ rễ và đảm bảo sinh trưởng, chất lượng cây
con, hỗn hợp ruột bầu cần thiết phải bổ sung các thành phần dinh dưỡng khoáng đa
lượng (NPK), vi lượng (dưới dạng phân bón) và các vi sinh vật hữu ích cho cây và đất
như nấm rễ cộng sinh, vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân, vv… dưới dạng đất mùn
rừng thông, hoặc mùn dưới thảm cây tế guột… (dạng thơ) hoặc các loại phân sinh học,
phân bón hữu cơ vi sinh
2.1.2. Kỹ thuật làm đất ruột bầu


Lấy đất bầu

Khảo sát chọn địa điểm lấy đất đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đất làm ruột bầu
cho cây bản địa như đã nêu ở trên; Lấy đất vào ngày khô ráo, buối sáng hoặc chiều,
Lấy đất tầng mặt sẫm màu (tầng A) như nêu ở phần trên: trước hết gạt bỏ toàn bộ lớp
thảm mục trên cùng, rồi lấy tầng mặt khoảng 15-20 cm; loại bỏ rễ cây, đá và các vật
thể cứng khác. Sử dụng dụng cụ thông thường là cuốc, xẻng … đề lấy đất bầu. Lấy
xong chuyển ngay về nơi tập kết để sử dụng.


Phơi khơ và chuẩn bị đất bầu

Vì đất bầu được chọn lấy tại các địa điểm sạch, tầng mặt đảm bảo do vậy cần phơi đất
vừa phải trong nền có mái che (rải đều 5-7 cm, phơi khoảng 3-5 ngày), không phơi

nắng để không bị mất dinh dưỡng, và đặc biệt giữ lại được tồn bộ các vi sinh vật có
lợi cho cây và đất trong đó như đã nêu ở trên.
Khi đã khô, vun lại thành đống và sàng đất qua kích thước lỗ phù hợp để loại bỏ đất
cục, đá lẫn và mảnh rễ thực vật …; đất sàng tơi, mịn thu được sẽ được sử dụng để làm
hỗn hợp ruột bầu.


Trộn hỗn hợp ruột bầu

Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu theo đúng tỷ lệ quy định cho hỗn hợp ruột
bầu, thông thường gồm đất bầu đã chuẩn bị, phân chuồng hoai (hoặc hữu cơ vi sinh),
phân lân (hoặc NPK), đất mùn rừng (hoặc chế phẩm nấm rễ Mycorrhiza).
Tập trung nguyên liệu tạo thành đống và trộn, đảo thật đều các thành phần để tạo hỗn
hợp ruột bầu tốt.

6




Bảo quản hỗn hợp ruột bầu

Hỗn hợp ruột bầu sau khi trộn nếu chưa dùng ngay (hoặc dùng chưa hết) thì cần được
bảo quản để trên nền khơ ráo có mái che; phủ bằng vải nhựa để tránh bị khô và mất
dinh dưỡng.
Ví dụ: tỷ lệ hỗn hợp ruột bấu một số loài cây bản địa
Hỗn hợp ruột bầu cho cây bản địa lá rộng như: Lim, Gõ, Kiền kiền, Ươi, Sao, Dầu rái:
-

83-88% đất tầng mặt

10-15% phân chuồng hoai mục
2% supe lân.

Để tạo được 1 vạn (10.000) bầu gieo ươm cây Ươi giống thì cách tính tốn lượng
thành phần nguyên liệu cần để phối trộn hỗn hợp ruột bầu như sau:




Trọng lượng thực của một bầu đất kích cỡ 15 cm x 20 cm là khoảng 500g;
Trọng lượng 1 vạn bầu: 10.000 bầu x 500g = 5.000.000g = 5.000kg (5 tấn);
Phân hữu cơ (15%) = 5.000 kg x 15% = 750 kg (bảy tạ rưỡi);
Supe lân (2%) = 5.000kg x 2% = 100 kg (một tạ);
Đất tầng mặt (dưới tán rừng hoặc dưới tán cây bụi, 88%) = 5.000kg x 88% =
4.400 kg (khoảng gần 2 mét khối đất tinh/đã sàng).

(Ghi chú: do tỷ lệ hao hụt của các loài cây gỗ bản địa khi xuất vườn là khoảng 20%, do vậy,
để tạo được 1 vạn cây tiêu chuẩn theo kế hoạch thì số lượng bầu và nguyên liệu tạo hỗn hợp
ruột bầu thực tế cần tăng thêm tương ứng là 20%; ở ví dụ trên, lượng nguyên liệu cần có sẽ là:
2,4 mét khối đất, 900 kg phân hữu cơ và 120 kg Supe lân).

2.2. Chuẩn bị túi bầu
Yêu cầu chung của túi bầu là làm khuôn giữ cho ruột bầu được định hình, ổn địnhtrong
quá trình gieo ươm và sinh trưởng của cây con, đảm bảo việc trao đổi nước và khơng
khí đối vớimơi trường xung quanh, thuận tiện cho quá trình vận chuyển cây đi trồng.
Túi bầu bằng nhựa (Pơltylen) mềm, màu đen, có lỗ xung quanh và khơng có đáy;
kích thước thì tùy theo lồi cây mà sử dụng kích cỡ túi bầu hợp lý (Bảng 2).
2.3. Vật liệu che sáng
Hầu hết các cây bản địa lá rộng đều cần phải che sáng hợp lý giai đoạn vườn ươm, dự
án khuyến cáo sử dụng các vật liệu địa phương, tại chỗ để làm giàn che sáng vườn

ươm (tre, nứa, lá, …. Ngồi ra, có thể sử dụng lưới giàn che màu xanh hoặc màu đen
để che sáng vườn ươm cây bản địa.
2.4. Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống cho gieo ươm cần phải được cung cấp từ các cơ quan chuyên về giống
(nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh); hạt giống cung cấp phải đảm bảo chất lượng, độ
thuần, có nguồn gốc rõ ràng và phải được kiểm định bởi cơ quan chun mơn có thẩm
quyền.

7


Những chỉ tiêu quan trọng của hạt giống cung cấp bao gồm: xuất xứ hạt, độ thuần, tỷ
lệ nảy mầm, độ ẩm hạt và trọng lượng 1000 hạt.
Tính tốn lượng hạt cần thiết:

X: Lượng hạt gieo trên 1m2.
N*P*10 N: Số cây con cần tạo trên 1m2
X = --------- P: Trọng lượng 1.000 hạt
E:R
E: Tỷ lệ nảy mầm kiểm tra.
R: Độ thuần của hạt.

-

Hạt giống lấy về chưa sử dụng ngay cần được bảo quản hợp lý:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)


Bảo quản khô, mát: áp dụng cho loại hạt có tuổi thọ cao, thời gian cần bảo
quảnngắn, dưới một năm như các loại hạt Muồng, Lát, Lim, Gõ…;
Bảo quản khô, lạnh (0-5oc), áp dụng cho các loại hạt nhỏ, có dầu, tuổi thọ trung
bình nhưThơng nhựa, Sến trung, Hông;
Bảo quản ẩm, mát: áp dụng cho các loại hạt có tuổi thọ ngắn như Quế, Re
hương, Đào, Sơn huyết, Trâm: để nơi ẩm mát, thơng thống, xáo trộn định kỳ;
Bảo quản ẩm, lạnh: áp dụng cho các loại hạt có tuổi thọ ngắn, khó bảo quản như
hạt cây họ Dầu (Sao đen, Dầu nước, Chò chỉ, Chò nâu, vv…)
3. KỸ THUẬT TẠO CÂY CON VÀ CHĂM SĨC

3.1. Đóng và xếp bầu
Cho đất ruột bầu vào 1/3 túi, ấn nhẹ cho đất hơi chặt ở đáy bầu, tiếp tục cho đất vào
gần đầy miệng túi, vỗ nhẹ cho đất nén đầy và cho thành bầu phẳng.
Xếp bầu lên luống đã chuẩn bị sẵn, đặt bầu sát nhau 2 hàng cách một khoảng trống,
cho đất đầy các khe giữa các bầu và phủ đất kín 2/3 chiều cao bầu ngoài mép luống để
tạo má luống giữ cho bầu đứng thẳng. Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi gieo cấy 1
ngày và cho thêm đất vào các bầu cịn vơi do đất bị dồn xuống
Kích cỡ bầu và mật độ xếp bầu tuy theo từng loài cây.
3.2. Xử lý hạt giống
Mục đích: hạt giống cần phải được xử lý hợp lý để đạt được độ nảy mầm đồng đều,
chất lượng cao. Tùy từng loại hạt giống mà chúng ta tiến hành các biện pháp xử lý hạt
giống khác nhau như ngâm nước nóng, đạp vỡ vỏ cứng, hóa chất, vv…, cách phổ biến
và an toàn nhất cho sản xuất là xử lý hạt bằng nước nóng, được thực hiện như sau:
-

-

Đối với loại hat có vỏ rất dày, cứng (Trám, Xoan, Ràng ràng, Lim, Gụ lau ... ) thì
có thể ngâm trong NƯỚC SƠI (khoảng 90 - 95oc) 5-10 phút,
Loại hạt có vỏ tương đối dày, cứng (Muồng đen, Keo dậu, …) ngâm trong nước

ấm 50 - 55 oc (3 SÔI: 2 LẠNH) trong 4-5 giờ hoặc xử lý nhanh bằng ngâm 30 giây
trong nước nóng, sau đó chuyển ngay ra nước lã bình thường.
Các loại hạt có vỏ mỏng, có dầu thì ngâm trong nước ấm 35-40oC (2 SÔI 3
LẠNH) 6-8 giờ.

8


-

Các loại hạt có vỏ rất mỏng (Hơng, vv…) chỉ cần ngâm nước thường 20-25oC và
ngâm 1-2 giờ.

3.3. Gieo ủ hạt nảy mầm và cấy cây vào bầu
Hạt xử lý xong, vớt ra rửa sạch bằng nước ấm, để ráo nước và có thể tiến hành gieo ủ
nảy mầm ngay trên khay ủ vải bông ẩm hoặc gieo trên khay cát ẩm. Khi hạt nứt nanh
có thể tiến hành gieo cấy tiếp theo 2 cách sau đây:
CÁCH 1: gieo cấy thẳng hạt đã nảy mầm vào các bầu đất ẩm đã chuẩn bị sẵn để ươm
tạo cây con có bầu. Cách này áp dụng cho các loại hạt dễ nảy mầm, dễ ươm tạo cây
con, và cây mầm/ cây mạ/ cây con có sức sống tốt, sinh trưởng nhanh.
CÁCH 2: hạt nẩy mầm được gieo lên luống giá thể cát hoặc cát pha để cây mầm phát
triển thành cây mạ cao khoảng 2-3 cm, có đủ thân, rễ và lá thì có thể chuyển sang cấy
vào bầu đất để tiếp tục chăm sóc tạo cây con có bầu.
Cách cấy chuyển cây sang bầu đất được thực hiện theo 5 bước như sau (hình 2):
Dùng que nhọn tạo một hố giữa bầu theokích thước của bộ rễ, đặt cây ngay ngắn vào
giữa hố sao cho cổ rễ hơi thấp hơn miệng hố rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị quằn, và
một tay vẫn giữ cây, tay kia dùng que cắm sâu vào bên ngoài hố rồi bẩy nhẹ để ép đất
ơm sít rễ và gốc cây.
Bước 1


Dùng que nhọn tạo lỗ giữa bầu
với độ sâu lớn hơn chiều dài bộ
rễ từ 0.5 - 1cm.

Bước 2

Cấy chuyển cây vào lỗ cấy sao
cho bộ rễ ngập trong lỗ cấy, cổ
rễ ngang mặt bầu, cây cấy phải
thẳng.

Bước 3

Dùng que xiên ép chéo sao cho
bộ rễ được áp chặt đất, bề mặt
bầu được san phẳng tránh đọng
nước.

9


Bước 4

Tưới nước ngay sau khi cấy.
Lượng nước tưới: 2-3 lít/m2.

Bước 5

Làm giàn che sáng ngay để giảm
cường độ sáng trực tiếp, mức độ

che 50-80% tùy lồi cây

Hình 1. Kỹ thuật cấy cây vào bầu
3.4. Chăm sóc cây bầu
3.4.1. Làm giàn che ánh sáng
Đa số cây bản địa lá rộng đều cần phải che sáng hợp lý trong giai đoạn vườn ươm.
Cường độ che sáng khác nhau tùy thuộc vào từng loài cây, và từng giai đoạn phát triển
của cây con. Thơng thường thì giai đoạn đầu mới cấy cây vào bầu, cây con cần phải
che sáng nhiều hơn, che 70% ánh sáng trực tiếp (ánh nắng), sau đó, mức độ che sáng
giảm dần trong quá trình phát triển lớn lên của cây con bầu từ 70% xuống còn 50%,
rồi 30% và cuối cùng là mở sáng hoàn toàn để huấn luyện cây con vào giai đoạn cuối
của cây bầu tại vườn ươm.
Giàn che có thể làm bằng vật liệu tại chỗ như tre, nứa, lá, vv… hoặc làm giàn che sáng
bằng lưới nhựa che sáng màu xanh lục hoặc màu đen. Điều tiết mức độ che sáng của
giàn che bằng độ mau thưa của các nan tre, nứa trong phên, hoặc độ dày, mỏng khác
nhau của lưới che sáng.
3.4.2. Tưới nước
Tùy thuộc vào tuổi cây và thời tiết mà có chế độ tưới nước phù hợp:
-

Trong tháng đầu sau khi cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, dùng ô doa hoa sen hoặc hệ
thống tưới tương tự, tưới đẫm (2-3 lít/ m2),
Từ tháng thứ 2 sau khi cấy trở đi cho tới trước khi xuất vườn 1-2 tháng, 2 ngày tưới
1 lần (4-5 lít/m2). Cần tăng cường độ tưới nước vào những ngày thời tiết khơ nóng.

+ Luống nền mềm tưới phun bằng thùng tưới có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa để
nước ngấm đều từ từ khắp mặt luống, không để chảy tràn ra rãnh luống.
+ Luống nền cứng hay bể ươm cây tưới thấm bằng cách dẫn hay đổ hoặc tháo nước
ngập 1/3 thành bầu, sau 8 giờ tháo hết nước thừa còn lại.


10


3.4.3. Làm cỏ và phá váng đất
Cỏ cạnh tranh với cây con về không gian, nguồn nước và dinh dưỡng và là điều kiện
để nấm bệnh phát triển. Do đó, bề mặt bầu và rãnh luống phải được dọn sạch cỏ.
▪ Dùng tay nhổ cỏ trên mặt bầu: Nhổ sạch không để đứt rễ và không làm bung gốc
cây con. Định kỳ có thể khoảng 2 tuần làm cỏ phá váng 1 lần (tuỳ theo loại đất và
loại cỏ).
▪ Dùng xiên tre vót dẹt, nhọn để phá váng mặt bầu sâu 0,5 cm, làm cho đất tơi đều,
tăng dưỡng khí cho đất tạo điều kiện bộ rễ phát triển. Tránh phá váng vào những
lúc nắng gắt có thể làm khơ rễ cây.
▪ Dùng cuốc dẫy cỏ trên rãnh và xung quanh vườn.

Hình 2. Phá váng cho cây con
3.4.4. Bón thúc phân
Bón thêm phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây con phát triển, đặc biệt với các loại cây
con bản địa dài ngày. Không nhầm lẫn sự thiếu dinh dưỡng với ảnh hưởng của chế độ
che sáng và chế độ nước không phù hợp.
-

Loại phân thường dùng là NPK (5:10:3)

-

Phương pháp bón thúc bằng cách hịa phân trong nước để tưới phun,

-

Liều lượng: 50g - 100g/10 lít nước (nồng độ 0,5 - 1%) cho 5 m2,


-

Dùng thùng có hoa sen và tưới như tưới nước vào lúc râm mát,

-

Sau khi tưới phân, rửa lá bằng cách tưới lại 2 lít nước lã cho 1m2 mặt luống,

-

Số lần bón thường là 2-3 lần, khoảng cách giữa hai lần bón ít nhất là 1 tuần,

Khi cây con có lá màu tím là biểu hiện thiếu Lân có thể bón thúc supe lân Lâm Thao
nồng độ 1%.
3.4.5. Đảo bầu, cắt rễ và tỉa cành
Kết hợp giữa đảo bầu và xén rễ nhằm mục đích phân loại cây theo các nhóm sinh
trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây
ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn cuối.
-

Chuẩn bị những luống ươm mới để xếp bầu sau khi đảo và xén rễ.

11


-

Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống, dùng kéo sắc cắt hết phần rễ nhô ra
khỏi bầu; cắt lần lượt từng bầu một, cắt sát đáy và thành bầu.


Hình 3. Kỹ thuật đảo bầu cây con
-

Phân loại cây con theo kích thước và chất lượng để xếp vào những luống hay khối
riêng trong luống mới chuẩn bị;

-

Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từ
luống khác nếu cần; loại bỏ những bầu khơng có cây hay những cây kém chất
lượng.

-

Tưới nước cho cây sau khi đảo bầu; có biện pháp hãm đối với nhóm cây tốt và thúc
đẩy sinh trưởng đối với cây xấu thông qua chế độ bón phân và tưới nước.

-

Lồi cây có bộ rễ phát triển mạnh, đặc biệt là rễ cọc, cứ khoảng 3-4 tuần phải đảo
bầu và cắt rễ một lần, những cây mọc quá tốt cần kết hợp cắt bớt phần lá già và tỉa
cành.

-

Trước khi xuất vườn 1-2 tuần phải xén tỉa rễ và phân loại cây lần cuối trước khi
đem trồng, kết hợp kiểm kê số lượng cây đạt tiêu chuẩn.

3.4.6. Hãm cây trước khi xuất vườn

Mục đích của việc hãm cây là huấn luyện để cây con làm quen với điều kiện khắc
nghiệt ngoài thực địa, như thiếu nước, dinh dưỡng, nhiệt độ cao, nắng, gió vv.... Tỷ lệ
cây sống sau khi trồng sẽ cao nếu cây được hãm trong tháng cuối ở vườn ươm. Tưới
đủ nước vài ngày cho cây trước khi xuất vườn. Việc này sẽ giảm tỷ lệ cây héo do mất
nước trong quá trình vận chuyển đến hiện trường trồng rừng.
Kỹ thuật hãm cây con:
1) Trước khi xuất vườn 1 tháng không được bón thúc, hạn chế tưới nước. Trường
hợp nắng nóng thì tưới nước 1 lần/tuần.
2) Duy trì chế độ phun phịng bệnh.
3) Dãn cây theo quy định và xếp cây cùng mật độ để dễ kiểm đếm.
3.5. Những sâu bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ tổng hợp
Biện pháp phòng trừ tổng hợp không loại trừ việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng
khuyến khích việc sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả và kết quả là sẽ giảm sử dụng
đáng kể.

12


Nấm bệnh: Mơi trường ẩm ướt có thể kích thích nấm bệnh phát triển nhanh chóng, lây
nhiễm và có thể dẫn đến việc sản xuất cây con bị thất bại. Bệnh thối cổ rễ (do nấm)
thường xuất hiện ở cổ rễ cây con (phần gốc của thân cây). Hậu quả của nhiễm nấm
bệnh là cây bị thối ở phía trên cổ rễ, héo rũ và chết. Mặc dù một số hóa chất có thể diệt
trừ được nấm bệnh này, nhưng biện pháp tốt nhất là phòng bệnh, vệ sinh vườn ươm và
tránh quá ẩm ướt. Cây con nhiễm nấm bệnh cần loại bỏ và đốt ngay.
Bảng 1. Các loại nấm bệnh phổ biến, triệu chứng và biện pháp phịng trừ
Bệnh

Lồi cây
dễ nhiễm


Loại Nấm gây
bệnh

Triệu chứng
- Thối nhũn
mầm
- Cổ rễ thối teo,
cây đổ hàng loạt
- Khô đầu lá non

Muồng
Thối cổ đen, Trám,
Fusariumspp.
rễ
Keo
Pythiumspp.
Lát, Mỡ,
Lim

Xuất hiện các
vết mầu trắng
trên lá. Sau lan
rộng hết mặt
trên phủ một lớp
bột mầu trắng

Các biện pháp phòng trừ
Chọn giống không bị nhiễm
bệnh,
Vệ sinh vườn ươm, không để

úng ngập nước,
Dùng thuốc: Zinep, Viben C
50BTN, Benlat để trừ nấm.
V/Ư khô ráo tránh ngập úng,
Vườn luôn dại nắng,
Dùng các loại: Lưu huỳnh vơi,
Zinep, Benlat để trừ nấm.

Phấn
trắng

Các lồi
Keo

Đốm
lá, đốm
thân

Collectotrichium
Xếp cây thưa đúng quy định.
Khơ đầu lá, đốm
Trám, Lát spp.
Dùng: Bc đơ 1,0– 1,5%
lá với nhiều mầu
hoa, Hồi
Phomopsis spp.
Lưu huỳnh vôi. Zinep, Bavistin
sắc khác nhau.
Phyllosticta spp.
để trừ nấm.

Chú ý: Chỉ sử dụng những hóa chất trong danh mục cho phép

Oidium spp.

Bảng 2. Một số sâu hại thường gặp trong vườn ươm
LoạI sâu *
Sâu xám nhỏ
(Agrotis ypsilon)

Dế mèn
(Brachyrupes
portentosus)
Bọ cánh cứng
(Holotricha
trichophora)

Biện pháp phòng trừ
-

Thường xuyên xới xáo đất.
Vệ sinh vườn ươm
Bắt sâu hoặc bẫy đèn bắt sâu trưởng thành
Dùng bả
Xử lí đất trước khi gieo ươm bằng Dipterex 1%.

-

Thường xuyên vệ sinh vườn ươm.
Đổ nước bắt dế
Dùng bả, Dipterex hoặc Vibasu 10H để bẫy.


-

Thường xuyên vệ sinh vườn ươm.
Đào đất bắt bọ hung, cánh cứng
Dùng bả, Dipterex hoặc Vibasu 10H

Cách pha chế và sử dụng thuốc Bc đơ để phịng bệnh cho cây con
Ngun liệu: Để pha chế thuốc nước Bc đơ nồng độ 1% cần có các chất sau:
13


-

Phèn xanh (Sun phát đồng - CuSO4.5H2O): 1 phần, tính theo trọng lượng.
Vôi sống (CaO): 1 phần.
Nước sạch (H2O): 100 phần.

Cách pha chế:
-

Hòa tan phèn xanh trong 80 phần nước và vơi sống trong 20 phần nước cịn lại.
Rót từ từ đồng thời cả 2 dung dịch trên vào vật chứa thứ 3 và khấy đều.
Lọc bỏ cặn và đem dùng ngay sau khi pha.

Cơng dụng: Thuốc có tác dụng bảo vệ cây trồng đối với nhiều loại nấm bệnh khác
nhau như bệnh đốm lá, lở cổ rễ, mốc sương, thán thư, bồ hóng... Thời gian hiệu lực
của thuốc từ 10-15 ngày tùy theo điều kiện thời tiết.
3.6. Phân loại và vận chuyển cây giống đi trồng rừng
3.6.1. Phân loại cây con xuất vườn

Cây con có kích cỡ đủ tiêu chuẩn được phân
loại trước nhất. Mục đích của việc kiểm tra và
phân loại cây con trước khi xuất vườn là để
tuyển chọn được những cây đủ tiêu chuẩn đem
trồng và loại bỏ những cây kém chất lượng.
Cây con sản xuất trong vườn ươm được đánh
giá phân thành 3 loại:
Loại 1 bao gồm những cây đủ tiêu chuẩn đem
trồng ngay.
Loại 2 là những cây cần tiếp tục chăm sóc để
xuất vườn đi trồng vào cuối vụ hoặc trồng dặm.
Loại 3 là những cây không đủ tiêu chuẩn phải
thải loại (sâu bệnh, cong queo, nhiều thân …).

Hình 4. Phân loại cây con

Sau khi tưới nước đầy đủ, cây con được xuất vườn. Khi bứng và vận chuyển cây con
thì tránh làm vỡ bầu, làm hư hại và làm héo cây.
3.6.2. Vận chuyển cây con đến hiện trường trồng rừng
Việc vận chuyển cây con từ vườn ươm đến hiện trường trồng rừng là rất quan trọng.
Để đảm bảo chất lượng cây con đem đi trồng được tồn vẹn, góp phần tăng tỷ lệ sống
và chất lượng sinh trưởng cây con sau trồngngoài hiện trường, cây con cần phải được
vận chuyển đúng kỹ thuật, tránh hư hỏng, hao hụt và giảm chất lượng.
Vận chuyển cây con bầu: Cần trải một lớp cỏ dày hoặc vật mềm và ẩm khác ở đáy xe
chở trước khi bứng cây để tránh va đập khi vận chuyển. Khi bứng, nên xếp cẩn thận
từng cây một lên xe theo thứ tự. Nên xếp cây sát vào nhau để giảm rung lắc trong vận
chuyển, hạn chế làm lỏng, vỡ bầu đất. Phải che mát cây con khi vận chuyển trong trời
nắng.

14



4. KỸ THUẬT GIEO ƯƠM MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ BẢN ĐỊA
Bảng 3. Một số lồi cây bản địa có thể gieo ươm
Các hoạt động/phương thức trồng phục hồi rừng
STT

Loài cây

Trồng rừng
phòng hộ

Phục hồi RTN
(bằng trồng làm
giàu rừng)

Trồng rừng
sản xuất

x

x

1.

Ươi bay

2.

Lát hoa


3.

Xoan ta

4.

Kiền kiền

x

x

x

5.

Lim xanh

x

x

x

6.

Bời lời đỏ

7.


Giổi xanh

x

8.

Sến trung

x

9.

Sưa đỏ

x

x

x

10.

Huỷnh

x

x

x


11.

Dó bầu

12.

Re hương

x

13.

Dầu rái

x

x

14.

Sao đen

x

x

x

x


x

x
x

x
x

x
x

x

4.1. Kỹ thuật sản xuất cây con loài Ươi bay
a. Xử lý và gieo hạt
Hạt giống được thu từ những cây trội tuyển chọn có phẩm chất tốt tại các lâm phần tự
nhiên. Hạt được phơi khô tự nhiên trong phịng hoặc dưới nắng nhẹ sau đó đem gieo
ngay hoặc bảo quản lạnh. Hạt Ươi mất sức nảy mầm nhanh sau khi thu hái.


Xử lý hạt

Quả Ươi cịn ngun cả thịt quả được rửa sạch, sau đó ngâm trong nước sạch 1 giờ
đồng hồ, loại bỏ thịt quả đãi lấy hạt ra và gieo ủ trên cát ẩm, theo dõi nảy mầm, khi hạt
nứt nanh thì gieo trên luống đất. Chú ý phòng chống Kiến tha hạt, hại mầm khi gieo.


Gieo hạt


Làm đất kỹ, lên luống cao 10-15 cm, rộng 0,8-1 m, rãnh 35-40 cm. Hạt gieo cự ly
10x15 cm, sâu 2-3 cm, phủ kín đất. Dùng rơm rạ đã khử trùng che mặt luống, tưới
nước hàng ngày đủ ẩm. Sau 5-7 ngày hạt nẩy mầm dỡ bỏ rơm rạ.

15


b. Tạo bầu cây
Sử dụng túi bầu có kích thước 15 x 20cm, có đục lỗ xung quanh và thủng đáy.
Thành phần ruột bầu gồm: 83% đất mùn dưới tán rừng hoặc thảm cây bụi, 15% phân
chuồng hoai và 2% supe lân tính theo trọng lượng bầu.


Đóng bầu

Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ nói trên. Nếu đất q khơ thì tưới nước vừa đủ để
dễ trộn. Cho đất vào đáy bầu khoảng 5-7 cm lèn chặt để định hình bầu và giữ đất trong
bầu khơng bị rơi vãi ra ngồi, sau đó cho đất đầy tới miệng bầu.


Xếp bầu

Dẫy sạch cỏ, san phẳng nền vườn. Trước khi đóng bầu 7-10 ngày phun dung dịch Benlát 0,05% trên tồn bộ diện tích để trừ sâu bệnh.
Bầu được xếp sát nhau thành luống rộng 0,9-1 m, các luống bầu cách nhau 40-60 cm
để thuận lợi cho việc đi lại và chăm sóc. Xung quanh luống đắp gờ cao 8-10 cm để giữ
ẩm và giữ cho bầu không bị đổ nghiêng.


Cấy chuyển cây bầu


Khi cây mầm từ 10-15 ngày tuổi được cấy chuyển vào bầu vào ngày râm mát, tránh
nắng gắt, gió mùa Đơng Bắc. Tưới nước ướt đều luống bầu trước khi cấy một ngày.
Dùng que nhọn tạo lỗ sâu phù hợp với rễ mầm giữa mặt đất bầu, đặt cây mầm có cổ rễ
ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất bao kín rễ mầm.
c. Chăm sóc cây con


Làm giàn che sáng

Làm giàn che sáng từ 50-60 % ngay sau khi cấy cây bầu, cho đến khi 3 tháng tuổi thì
mở sáng 30-40 % và duy trì đến trước khi đem đi trồng 1 tháng thì mở giàn che sáng
20-30 %.


Tưới nước

Sau gieo cấy trong 3 tháng đầu, mỗi ngày 1 -2 lần, mỗi lần 2-3 lít/ m2. Từ tháng thứ 4
trở đi, 2-3 ngày tưới 1 lần, lượng tưới 4-6 lít/ m2.


Làm cỏ phá váng

Định kỳ từ 20-30 ngày phải tiến hành làm cỏ và phá váng cho cây, đảm bảo đất tơi
xốp và thốt nước.


Đảo bầu, giãn bầu và phân loại cây bầu

Tối thiểu 2 lần, lần 1 khi cây được 6-7 tháng tuổi và lần 2 trước khi xuất vườn đi trồng
2 tháng.



Hãm cây trước khi xuất vườn:

Ngừng chăm sóc cây trước khi đem trồng 1 tháng, chú ý phòng chống sâu bệnh hại.

16


d. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
Cây đạt từ 18-24 tháng tuổi, chiều cao cây từ 60-80 cm, đường kính cổ rễ trên 1 cm,
sinh trưởng tốt, cân đối, không bị cụt ngọn và sâu bệnh.

4.2. Kỹ thuật sản xuất cây con loài Lát hoa
a. Xử lý và gieo hạt
Hạt Lát hoa được thu từ các cây trội ở các lâm phần 10 tuổi trở lên, thời điểm thu hạt
tốt nhất là khi lâm phần có 5-10% số cây có quả nứt. Thu về phải ủ 2-3 ngày ở nơi
thông gió, mỗi ngày đảo 1 lần, đợi khi quả chín hồn tồn có hiện tượng tự tách hạt thì
đem phơi nắng để tách hạt. Hạt được phơi 2-3 nắng, sàng sảy xong có thể gieo ngay
hay bảo quản để gieo sau. Số lượng hạt 50.000 - 55.000 hạt/ kg.


Xử lý và ủ nảy mầm

Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím khoảng 30 phút. Vớt ra tiếp tục ngâm nước ấm từ
4-5 giờ. Rửa sạch bằng nước lã, sau đó tiến hành ủ. Để hạt trong túi vải, ủ ấm và giữ
ẩm thường xuyên. Mỗi ngày rửa hạt một lần. Sau 3-5 ngày hạt nứt nanh, đem gieo trên
luống hay vào bầu đã chuẩn bị.



Gieo hạt vào bầu

Dùng que nhọn tạo một lỗ giữa bầu sâu 0,5-1cm, sau đó tra một hạt đã nứt nanh rồi lấp
đất phủ kín hạt. Dùng rơm rạ đã khử trùng phủ lên trên để giữ độ ẩm. Tưới nước đủ
ẩm sau khi gieo, mỗi ngày 1 lần, tưới 3-4 lít/m2.


Gieo trên luống

Chuẩn bị luống gieo, làm đất kỹ, mặt luống rộng 0,8-1m, có thể dải cát sạch lên mặt
luống dày 3-5cm. Phun xử lý bằng Viben C 0,3% hoặc Benlat trước khi gieo hạt 5-7
ngày. Tưới đủ ẩm trước khi gieo 1 ngày. Hạt được gieo vãi đều trên luống (30-40 m2/
1 kg hạt), sau đó phủ một lớp đất mịn dày 0,5-1,0 cm. Sau đó phủ rơm rạ đã khử trùng
lên mặt luống. Tưới nước hàng ngày sau khi gieo, tưới khoảng 4 lít/m 2 mỗi lần. Làm
giàn che sáng 50-75% cho luống gieo.
b. Tạo bầu cây
Sử dụng túi bầu có kích thước bầu: 12 x 18cm hoặc 13 x 19, bầu không đáy có đục lỗ
xung quanh.
Hỗn hợp ruột bầu: 84% đất mùn dưới tán rừng + 14% phân chuồng hoai + 2% supe
lân.


Đóng bầu

Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ nói trên. Nếu đất q khơ thì tưới nước vừa đủ để
dễ trộn. Cho đất vào đáy bầu khoảng 5-7cm lèn chặt để định hình bầu và giữ đất trong
bầu khơng bị rơi vãi ra ngồi, sau đó cho đất đầy tới miệng bầu.


Xếp bầu


17


Dãy sạch cỏ, san phẳng nền vườn. Trước khi đóng bầu 7-10 ngày phun 1 trong các
dung dịch Benlát 0,05% trên tồn bộ diện tích để trừ sâu bệnh.
Bầu được xếp sát nhau thành luống rộng 0,9-1 m, các luống bầu cách nhau 40-60 cm
để thuận lợi cho việc đi lại và chăm sóc. Xung quanh luống đắp gờ cao 8-10 cm để giữ
ẩm và giữ cho bầu không bị đổ nghiêng.


Cấy cây vào bầu

Cây mầm dài 1-1,5cm được cấy vào bầu đã chuẩn bị vào ngày râm mát, tránh nắng
gắt, gió mùa Đơng Bắc, gió Tây Nam. Tưới nước ướt đều luống bầu trước khi cấy một
ngày. Dùng que nhọn tạo lỗ sâu phù hợp với rễ mầm giữa mặt đất bầu, đặt cây mầm có
cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất bao kín rễ mầm.
c. Chăm sóc cây con


Làm giàn che sáng

Che sáng từ 50-75% ngay sau khi cấy cây, 1 tháng sau mở sáng để lại 30% và sau 4
tháng thì mở sáng hồn tồn.


Tưới nước

Trong 15 ngày đầu tưới mỗi ngày 1 lần, nếu thời tiết nắng nóng, khơ hạn tưới 2
lần/ngày, sau đó 2-3 ngày tưới 1 lần. Lượng nước tưới đảm bảo cho bầu ln đủ ẩm

(3-4 lít/m2), tránh q đẫm gây úng, dễ phát sinh nấm bệnh.


Làm cỏ phá váng

Định kỳ từ 15- 20 ngày/lần tiến hành làm cỏ và phá váng cho cây.


Đảo bầu và phân loại cây bầu

Sau khi cây được 2 tháng tuổi thì tiến hành đảo bầu và phân loại cây, đảo bầu lần cuối
trước khi xuất vườn 3-4 tuần.


Bón phân thúc

Nên bón thúc khi cây sinh trưởng kém. Trong 3 tháng đầu có thể bón thúc mỗi tháng 1
lần bằng phân NPK (5:10:3) nồng độ 1% (0,1kg/10 lít nước), tưới 3 lít/m2. Tưới bằng
ơ doa vào sáng sớm hay chiều tối, sau đó tưới rửa lá cho cây con bằng nước sạch (2,5
lít/m2) để phịng táp lá.


Phịng trừ sâu bệnh

Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi cây con hay bị bệnh lở cổ rễ và các lồi cơn trùng như sâu
xám, bọ xít, bọ cánh cứng và các loài dế gây hại.
d. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
Cây đạt 8-10 tháng tuổi, xanh tốt, phát triển cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn,
không nhiều thân. Chiều cao cây từ 70-80cm, đường kính cổ rễ từ 0,8cm trở lên.


18


4.3. Kỹ thuật sản xuất cây con loài Xoan ta
a. Xử lý và gieo hạt
Hạt giống thu hái từ những cây mẹ từ 10 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình
dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh,
cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng tốt chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết
quả đã chín: Vỏ quả thường chuyển từ màu xanh sang vàng, thịt quả mềm, nhân màu
trắng. Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay: ngâm trong nước lã, chà hết lớp
vỏ hạt, đãi lấy hạt sạch, rửa lại trong nước sạch, rải đều phơi khô và bảo quản. Nếu bảo
quản nhiệt độ 5 – 10 0C, sau 1 năm tỷ lệ nảy mầm suy giảm không đáng kể. 1kg có
khoảng 2000 hạt.


Xử lý hạt và gieo hạt

Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (nồng độ 0,05%) trong 10 phút,
sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt vào nước ấm 45oC trong 8 giờ. Sau đó cho hạt
xuống hố, phủ đất lên trên một lớp dày 10 cm rồi chất rơm hoặc cỏ khô lên trên và đốt
sau đó tưới nước giữ ẩm, khi hạt nứt nanh đem gieo.
(i)

(ii)

Gieo hạt trực tiếp vào bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, gieo vào mỗi bầu 1 hạt,
sau đó lấp một lớp đất mịn vừa kín hạt. Mỗi hạt sau này có thể mọc lên 3 – 4
cây do vậy phải tỉa bớt, mỗi bầu chỉ để lại 1 cây tốt nhất, có thể chọn những
cấy tốt cấy vào những bầu hạt không mọc, chỉ cấy cây khi còn nhỏ (khoảng
2 tháng tuổi), cây cao dưới 15 cm.

Gieo hạt trên luống, khi cây mạ đạt chiều cao từ 10 – 15 cm thì nhổ cấy vào
bầu.

b. Tạo bầu cây
Sử dụng túi bầu có kích thước 10 x 15 cm, có đục lỗ xung quanh và thủng đáy.
Hỗn hợp ruột bầu gồm: 88 % đất mùn dưới tán rừng, 10% phân chuồng hoai và 2%
supe lân tính theo trọng lượng bầu.


Đóng bầu

Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ nói trên. Nếu đất q khơ thì tưới nước vừa đủ để
dễ trộn. Cho đất vào đáy bầu khoảng 5-7cm lèn chặt để định hình bầu và giữ đất trong
bầu khơng bị rơi vãi ra ngồi, sau đó cho đất đầy tới miệng bầu.


Xếp bầu

Dãy sạch cỏ, san phẳng nền vườn. Trước khi đóng bầu 7-10 ngày phun 1 trong các
dung dịch Benlát 0,05% trên toàn bộ diện tích để trừ sâu bệnh.
Bầu được xếp sát nhau thành luống rộng 0,9-1m, các luống bầu cách nhau 40-60cm để
thuận lợi cho việc đi lại và chăm sóc. Xung quanh luống đắp gờ cao 8-10cm để giữ ẩm
và giữ cho bầu không bị đổ nghiêng.

19


c. Chăm sóc cây con
Ln đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 3 – 4 lít/m2/1 lần, 15
ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha lỗng

1%. Nếu cây bị vàng cịi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây,
pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần, sau khi tưới nước phân
phải tưới rửa sạch bằng nước lã.


Phịng trừ sâu bệnh

Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để
tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc-đô nồng độ 1% phun đều
lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.
Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25
gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15
ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số cơn trùng khác có
thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600. Nên phun thuốc vào buổi chiều, sau khi phun
thuốc 2 – 3 giờ thì tưới lại bằng nước sạch.
d. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
Khi cây đạt từ 4-6 tháng tuổi, đường kính cổ rễ: 0,3- 0,4 cm, chiều cao từ 0,4 m trở
lên, thân cây thẳng, không bị nhiễm sâu bệnh, không cụt ngọn.

4.4. Kỹ thuật sản xuất cây con Kiền kiền
a. Xử lý và gieo hạt
Hạt Kiền kiền được thu từ các cây trội, cây mẹ tuyển chọn tại các lâm phần vào tháng
5 và 6. Hạt mất khả năng nảy mầm nhanh sau thu hái, nên cần phải gieo ngay hoặc bảo
quản trong lạnh, ẩm.


Xử lý và gieo hạt

Ngâm hạt trong nước lã 2-3 giờ rồi đem gieo, cũng có thể ủ hạt trong 1-2 ngày cho nứt
nanh rồi gieo trực tiếp vào bầu. Nếu tạo cây mầm để cấy thì gieo lên luống cát ẩm đã

khử trùng, luống cao 10-15cm. Gieo hạt trên rạch ngang luống cách nhau 15cm, gốc
cánh quay lên trên rồi phủ 1 lớp đất vừa phủ kín đỉnh hạt. Tưới nước đủ ẩm, sau 3-4
ngày thì hạt nẩy mầm, sau 10 -15 ngày là có thể chọn những cây cứng cáp để cấy vào
bầu. Gieo hạt vào tháng 5-6.
b. Tạo bầu cây
Túi bầu có kích thước 15 x 20 cm, thủng đáy, đục lỗ xung quanh.
Hỗn hợp ruột bầu: 85% đất mùn dưới tán rừng, 14% phân chuồng hoai và 1% supe lân.


Đóng bầu

Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ nói trên. Nếu đất q khơ thì tưới nước vừa đủ để
dễ trộn. Cho đất vào đáy bầu khoảng 5-7 cm lèn chặt để định hình bầu và giữ đất trong
bầu không bị rơi vãi ra ngồi, sau đó cho đất đầy tới miệng bầu.
20



×