Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.06 KB, 68 trang )

1
Mang thai
Cuốn sách nhỏ của NUK hướng
dẫn các vấn đề xung quanh việc
mang thai như: Phòng tránh
bệnh trong thời kỳ mang thai,
sinh nở và những tuần đầu ở cữ
với sự cộng tác của Bác sỹ sản
khoa: Giáo sư tiến sỹ
B Joachim Hackelưer.
Mang thai
2
3
Mang thai
Bạn đọc nữ thân mến,
Bạn đã có thai? Xin gửi đến bạn lời chúc
nồng nhiệt nhất ! Có thai là một điều gì
đó thật đẹp đẽ và cũng thật tự nhiên, bình
thường. Thế nhưng mỗi phụ nữ lại trải qua
thời kỳ mang thai của mình một cách khác
nhau: có những người cảm thấy dễ chòu
đến nỗi họ cảm thấy có thể luôn luôn mang
thai. Nhưng lại có những người thấy mỏi
mệt trong suốt cả thai kỳ. Khi vui mừng, sợ
hãi cũng như khi hoang mang bạn hãy nghó
một điều rằng: con người không ai giống ai
và cách sinh ra một con người cũng hoàn
toàn không giống nhau. Thiên nhiên không
biết thế nào là tốt hay xấu.
Những biện pháp phòng ngừa hiện đại cho
thai phụ có mục đích làm sao cho thai


kỳ diễn ra một cách tự nhiên, đồng thời
sẽ giúp đỡ thai phụ nhận ra những rủi ro
và các nguy cơ có thể xảy ra. Cuốn sách
nhỏ này nhằm giúp bạn cất đi những nỗi lo
sợ nếu có và giúp bạn một cách tốt nhất
nhận ra những thách thức dành cho bạn
khi mang thai. Nó có tác dụng thông tin
cho bạn một cách tổng hợp, giải thích và
luôn giúp đỡ bạn về mặt y học, trong khi
không hề bỏ qua những biện pháp tự nhiên
và các mẹo nhỏ cá nhân. Vì vậy, bạn hãy
dùng cuốn sách nhỏ này để chuẩn bò cho
giai đoạn quan trọng và đẹp đẽ trong cuộc
đời bạn.
Và điều cuối cùng: Hãy thưởng thức thời
kỳ mang thai, quá trình sinh nở cũng như
những tuần mới ở cữ, ngay cả khi bạn có
thể phải chòu những vất vả về thể xác cũng
như tinh thần. Đây là giai đoạn đặc biệt và
có ý nghóa cho cả bạn và em bé của bạn.
NUK và tôi xin chúc bạn nhiều niềm vui
khi đọc cuốn sách này.

Giáo sư tiến só B Joachim Hackelưer
Bác sỹ Trưởng khoa Trung tâm Phụ nữ, Bà mẹ và Trẻ em /
Bệnh viện Asklepios Barmbek, thành phố Hamburg.
Lời mở đầu
Lời mở đầu
Lời mở đầu
4

Phần thứ nhất
Phần khái quát
Độ dài thời gian của mỗi thai kỳ 9
Điều diễn ra trong cơ thể bạn 9
Chăm sóc y tế trong thời kỳ mang thai 10
Các kiểm tra thường kỳ nào được tiến hành trong suốt thai kỳ? 10
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai 11
Tăng cân trong thời kỳ mang thai 14
Tập thể thao trong thời kỳ mang thai 15
Đi du lòch trong thời kỳ mang thai 15
Các biểu hiện nghén khi mang thai 16
Thư giãn 20
Tình dục trong thời kỳ mang thai 21
Mang thai và đi làm 21
5
Mang thai
Sinh nở :
Mỗi ca sinh nở kéo dài bao lâu 23
Chuẩn bò sinh nở 23
Chọn nơi sinh nở 24
Nên chuẩn bò những gì khi đi đẻ 25
Bạn có thể sinh nở như thế nào ? 26

Sau khi sinh nở
Bonding 31
Thử nghiệm Apgar 31
Rooming-in 31
Tuần ở cữ 31
Tránh thai sau khi sinh 33
Cho bú 34

Mục lục
M
ục lục
Mục lục
6
Phần thứ hai
Phòng tránh và các khám nghiệm tiền sản
Sổ khám bệnh 37
Các khám nghiệm đònh kỳ 37
Các chẩn đoán tiền sản 42
Các khám nghiệm quan trọng trong trường hợp sinh đôi 44
Những rủi ro đối với mẹ và thai nhi 45
7
Mang thai
Phần thứ ba
Khái quát về 40 tuần thai kỳ 47
Phần cuối
Ai sẽ giúp và giúp khi nào? 57
Ghi chép dành cho các bà mẹ 58
Lòch ghi các buổi hẹn khám 62
Lời cuối 63
Bảng thông tin cần tra cứu 65
Dữ liệu xuất bản 66
Mục lục
M
ục lục
Mục lục
8
Mang thai
thật là một điều kỳ diệu: Từ hai tế

bào bé xíu là trứng và tinh trùng mà một
cuộc sống mới xuất hiện. Nhưng không “chỉ”
đem lại một cuộc sống mới, mang thai còn có ý
nghóa như một giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời
trong tất cả các lónh vực như quan hệ gia đình, quan
hệ lứa đôi, cách sống, ngân quỹ gia đình, phân chia
thời gian - rất nhiều thứ phải cân nhắc đắn đo. Quá
trình này phải kéo dài khoảng 3 tháng. Không chỉ em
bé của bạn cần khoảng thời gian đó để lớn mà bạn và
người bạn đời của bạn cũng cần khoảng thời gian đó
để chuẩn bò. Ở phần đầu của cuốn sách hướng dẫn
này chúng tôi sẽ thông báo cho bạn những dữ liệu
quan trọng và thực tiễn về việc mang thai, sinh
nở và việc ở cữ. Trong phần thứ hai chúng
tôi sẽ mô tả kỹ lưỡng về việc mang thai
dưới góc nhìn y học và sẽ giải thích về
các khám nghiệm đònh kỳ cũng như
về các chẩn đoán tiền sản. Phần
thứ ba sẽ giải thích về diễn
biến 40 tuần thai kỳ.
Phần thứ nhất
8
9
Mang thai
bác sỹ và các bà đỡ nhận đònh về nguy cơ
sinh non và có thể đánh giá đúng tình hình
khi thai phụ có vấn đề. Thí dụ như tuần 32
của thai kỳ cách tuần 28 của thai kỳ chỉ có
một tháng, nhưng độ hoàn thiện và nguy
cơ đứa trẻ bò sinh non ở 2 giai đoạn này lại

khác nhau hoàn toàn.
Điều diễn ra trong cơ thể bạn
Mỗi thai kỳ được chia làm 3 giai đoạn và
được gọi theo y học là Trimester hoặc
Trimenons. Việc chuyển biến nội tiết tố
được diễn ra mạnh mẽ nhất trong vòng 12
tuần đầu tiên của thai kỳ và là nguyên nhân
gây ra các khó chòu trong cơ thể. Ngực bạn
lúc nào cũng căng, mỗi buổi sáng có thể
bắt đầu bằng các cơn buồn nôn và suốt cả
ngày lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi. Điều
đó sẽ thay đổi trong giai đoạn 2 của thai
kỳ (tuần thứ 13 đến tuần thứ 24): Cơ thể
bạn đã vượt qua được những biến đổi, bạn
cảm thấy cơ thể cân bằng hơn trước đó
nhiều. Đó là thời kỳ bạn luôn cảm thấy
dễ chòu với em bé trong bụng. Trong giai
đoạn 3 của thai kỳ em bé lớn rất mau. Đó
là thời gian cơ thể trở nên nặng nề và phải
chòu đựng nhiều hơn.
Khái quát
Độ dài thời gian của mỗi thai kỳ
Khoảng thời gian từ khi thụ tinh đến khi
sinh nở kéo dài từ 273 đến 281 ngày. Vì
mỗi tháng có số ngày khác nhau nên các
bác sỹ và các bà đỡ thường tính theo ngày,
tuần hoặc tháng theo lòch Trăng. Một
tháng theo lòch Trăng sẽ có 28 ngày - như
vậy độ dài thời gian của mỗi thai kỳ sẽ là
280 ngày hoặc 40 tuần hoặc 10 tháng. Việc

tính toán độ dài của thai kỳ không dựa trên
ngày thụ tinh thật sự mà trên cơ sở ngày
đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, bởi ngày đó
được chò em dễ nhớ hơn. Với cái gọi là quy
tắc Naegele người ta có thể dự đoán được
ngày sinh một cách nhanh chóng.
Với ngày sinh được dự đoán trước này
không có nghóa là con bạn sẽ sinh ra vào
đúng ngày đó mà nó chỉ là cơ sở để tính
khi nào thì em bé trong bụng mẹ sẽ hoàn
thiện. Trên thực tế chỉ có 4% các em bé
được sinh ra vào đúng ngày sinh đã dự
đoán trước, trong khi 2 phần 3 là được
sinh ra trong vòng 14 ngày trước và sau
ngày dự sinh. Ngày dự sinh là cơ sở giúp đỡ
Cách tính ngày dự sinh theo phương pháp Naegele
Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cộng 1 năm trừ 3 tháng cộng 7 ngày = ngày dự sinh (trong
trường hợp vòng kinh đều đặn 28 ngày )
Thí dụ:
Kỳ kinh cuối cùng: 07.07.2004 ( vòng kinh đều đặn 28 ngày )
cộng 1 năm: 07.07.2005 trừ 3 tháng = 07.04.2005 cộng 7 ngày
Ngày dự sinh là 14.04.2005
Khái quát
Khái quát
Khái quát
1.
10
trọng, nhưng không phải mỗi bác sỹ đều
phải làm tất cả mọi việc. Bạn có thể nhận
thấy một bác sỹ tốt qua việc: Bạn sẽ được

ông ta giới thiệu đến kiểm tra đặc biệt ở
những bác sỹ được đào tạo và được trang
bò kỹ thuật tốt trong lónh vực đó.
Bà đỡ
Từ khi bắt đầu mang thai bạn có thể có
thêm một người chăm sóc và giải đáp các
thắc mắc cũng như khám thai, đó là các bà
đỡ. Cách làm việc của các bà đỡ hành nghề
tự do này rất khác nhau. Phần lớn các bà
đỡ đến thăm khám tại nhà. Có những bà
đỡ lại làm việc ở cùng phòng khám của bác
sỹ hoặc ở bệnh viện. Nhiều bà đỡ chuyên
tổ chức các khoá chuẩn bò sinh sản hoặc
chăm sóc bạn trong tuần đầu ở cữ.
Các kiểm tra thường kỳ nào được
tiến hành trong suốt thai kỳ?
Trong suốt quá trình mang thai các bà
mẹ phải đi kiểm tra rất nhiều. Ở các cuộc
kiểm tra thường kỳ này, bao gồm: Kiểm
tra máu, Siêu âm và Kiểm tra về cơ thể,
các bác sỹ sẽ kiểm tra diễn biến sức khoẻ
của cả bà mẹ và em bé. Thêm vào đó ở
những tuần đầu tiên khi bạn có thai, bác
sỹ hoặc bà đỡ sẽ phải nói chuyện với bạn
một cách tỉ mỉ vể tiểu sử bệnh trong gia
đình bạn hoặc về các biến chứng ở những
lần mang thai trước nếu có. Trong những
trường hợp như vậy ngoài các cuộc kiểm
tra đònh kỳ bạn còn cần phải được kiểm tra
đặc biệt. Trong phần 2 của cuốn sách này,

phần “Các chẩn đoán trước sinh„ chúng
tôi sẽ tập hợp cho bạn những thông tin chi
tiết về vấn đề này.
Chăm sóc y tế trong thời kỳ mang
thai
Bác sỹ sản phụ khoa
Bác sỹ của bạn cần phải dành thời gian để
trả lời các câu hỏi còn đang bỏ ngỏ và để
bạn nói chuyện về những lo sợ khi mang
thai, nhất là khi chồng bạn không có nhà.
Việc biết được điều gì đang thay đổi trong
cơ thể bạn cũng có ý nghóa rất quan trọng
đối với ông chồng bạn. Nước Đức có Bộ
luật bảo vệ các bà mẹ tương lai, trong đó
có các Điều khoản về đảm bảo điều kiện
làm việc cũng như các giúp đỡ về tài chính
cho các bà mẹ được đưa ra rõ ràng. Ngay
cả những điều như vậy bạn cũng phải nhận
được thông báo từ bác sỹ của bạn. Bạn sẽ
được hướng dẫn thêm về điều này trong
phần “Mang thai và đi làm”. Phòng khám
được trang bò kỹ thuật tốt là điều quan
10
11
Mang thai
đến điều tốt. Thế nhưng theo quan điểm
ngày nay thì cách nghó như vậy là sai lầm.
Điều quan trọng không phải là ăn nhiều
hơn mà phải ăn đủ dinh dưỡng và lành mạnh
hơn. Và cũng không có nghóa là phải ăn

thật cầu kỳ và tốn thời gian nấu nướng.
Việc thay đổi cách chọn lựa đồ ăn thức
uống (thí dụ như chọn chủng loại đồ ăn,
đồ uống) hoặc ăn như thế nào mỗi bữa
(thí dụ ăn thêm hoa quả hoặc bỏng ngũ
cốc trong những bữa phụ ) cũng đã là đủ
đối với thai phụ.
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang
thai:
Theo quan niệm trước đây về dinh dưỡng,
các thai phụ thường có ý nghó rằng: “Bây
giờ thì mình cần phải ăn cho 2 người”.
Chắc chắn khi nghó thế người ta chỉ nghó
Bảng dinh dưỡng cho thai phụ
Cho người Cho thai phụ
bình thường cần tăng thêm
Năng lượng (tính theo kcal mỗi ngày ) 2100 250
Cần ăn nhiều:
Uống nước (ml) 1500 250
Bánh mì, ngũ cốc (g) 260 50
Khoai tây, cơm, mì (g) 180 50
Rau củ (g) 250 50
Hoa quả (g) 250 50

Ăn vừa phải
Sữa và các sản phẩm sữa (g) 425 50
Thòt các loại (g) 60 100g/tuần
Cá (g/tuần) 200 100g/tuần
Trứng (quả /tuần) 2 đến 3 quả Không thêm


Cần ăn ít
Bơ, mỡ, dầu thực vật (g) 35 5
Đồ ăn béo ( sô cô la, bánh ga tô, khoai tây chiên)(g) 10 Không thêm

Nguồn: Viện nghiên cứu dinh dưỡng trẻ em
Hướng dẫn nhỏ
Danh sách các bà đỡ bạn có thể lấy ở các
bác sỹ sản khoa, ở sở y tế, ở các cơ quan
bảo hiểm y tế, các bệnh viện sản hoặc trên
mạng.
11
Mang thai
1.
12
Trong quá trình mang thai nhu cầu bổ
sung thêm các Vitamin và các khoáng chất
quan trọng cho sức khoẻ của thai phụ cao
hơn nhu cầu tăng nguồn năng lượng trong
dinh dưỡng. Không chỉ thai nhi cần các
chất dinh dưỡng để lớn mà ngay cả cơ thể
thai phụ cũng cần dinh dưỡng để sản sinh
các mô mới. Theo kinh nghiệm thì bắt đầu
từ sau tháng thứ 4 trở đi mỗi thai phụ cần
thêm 250 calo mỗi ngày. Bạn hãy chú ý
nhiều hơn đến việc ăn các loại thực phẩm
chứa ít calo nhưng lại nhiều các dưỡng
chất quan trọng. Những loại thực phẩm
như vậy trước tiên là các loại có nguồn
gốc thực vật như hoa quả, rau, khoai tây
và các sản phẩm ngũ cốc, sau đó mới đến

các thực phẩm có nguồn gốc động vật như
sữa ít béo, thòt nạc và cá. Những loại thức
ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo hoặc
nước ngọt chứa rất nhiều calo, trong khi
lại rất ít vitamin và chất khoáng là loại thức
ăn nên hạn chế dùng.
Ngoài một số ít những điểm đặc biệt ra thì
chế độ dinh dưỡng của thai phụ cũng giống
như những phụ nữ bình thường không
mang thai.
Hướng dẫn nhỏ
Ngay trong những tuần đầu tiên của thai kỳ
và cả ở những tuần tiếp theo, axít folic là
một khoáng chất rất quan trọng cho việc
phát triển tế bào, phát triển não và tuỷ ở
em bé của bạn. Thêm vào đó, em bé còn
rất cần iôt là khoáng chất giúp phát triển
tuyến giáp, não và phát triển xương. Các
thai phụ vì vậy nên uống thêm viên a-xít
folic và i-ốt, vì thức ăn hàng ngày không đủ
bảo đảm nhu cầu tăng cao ở thai phụ đối
với 2 loại khoáng chất này. Trong suốt quá
trình mang thai bạn không nên dùng sữa
tươi (chưa tiệt trùng ) và các loại phó –mát
mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng cũng như
vỏ của các loại phó mát. Ngược lại các loại
sữa đã tiệt trùng và các loại phó mát làm từ
sữa đã tiệt trùng bạn có thể dùng thoải mái
không phải nghó ngợi. Bạn cũng không được
ăn các loại thòt sống hoặc cá sống. Bạn hãy

chú ý đến hướng dẫn ghi ngoài bao bì đựng
thức ăn hoặc hỏi kỹ người bán hàng.
Những loại thực phẩm sau có thể có vi khuẩn

Thực phẩm Tên vi khuẩn
Sữa tươi chưa tiệt trùng Listerie
Pho mát mềm Listerie
Thòt sống Toxoplasma
Xúc xích thòt sống (thí dụ Salami) Toxoplasma
Trứng sống Salmonelle
Thức ăn từ trứng sống như Mayone Salmonelle
Trứng đánh kem Salmonelle
Cá sống Listerie
12
13
Mang thai
nghiêm trọng cho em bé trong bụng.
Nếu bạn hút thuốc thì việc hút thuốc sẽ
rất không tốt cho bạn, đặc biệt là cho con
bạn. Việc mẹ hút thuốc sẽ khiến cho em
bé bò giảm cân nặng, có thể dẫn đến sinh
non và thường gây ra các bệnh về hô hấp
và hen ở trẻ sau này. Có lẽ đây là thời gian
mà các bà mẹ hút thuốc nên chuyển từ
các ý đònh tốt (muốn cai thuốc) sang hành
động hiện thực. Con bạn sẽ cảm ơn bạn về
việc đó. Khi bạn hút thuốc và mang thai,
bạn cần phải nói chuyện với bác sỹ theo
dõi về điều đó, kể cả khi bạn có thể cai
thuốc được hay không.

Các chất bổ sung trong đồ uống
Ngay cả đối với đồ uống bạn cũng nên nghó
đến năng lượng có chứa trong đó (như nước
hoa quả ép) hoặc các chất có thể gây ra các
tác dụng phụ. Thí dụ như Caffein (có trong
Cà phê và Coca Cola), Tê-nin (có trong
chè đen và chè xanh ) và chi-nin ( có trong
các loại nước Tonic) có thể gây ra đau đẻ
sớm. Khi muốn uống chè, bạn có thể uống
thay thế bằng các loại chè hoa quả hoặc chè
thảo dược.
Các đồ uống có chất cồn là chất độc đối với
phát triển tế bào nên bạn không được uống
chúng trong suốt thời kỳ mang thai. Việc
uống chất cồn thường xuyên sẽ gây ra dò tật
1.
14
gam. Trọng lượng em bé chỉ tăng đáng kể
trong thời gian 1/3 cuối cùng của thai kỳ.
Việc tăng cân trong thời kỳ mang thai có
thể chỉ ra rằng, bạn có ăn uống đầy đủ -
có nghóa là không nhiều và cũng không ít
- trong thời kỳ mang thai hay không. Tăng
cân ít quá hay nhiều quá đều có thể là nguy
cơ đối với việc phát triển lành mạnh ở em
bé. Việc tăng cân lý tưởng hay không còn
phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể bạn trước
khi mang thai.
Tăng cân trong thời kỳ mang thai
Tăng cân khi mang thai là một điều cần

thiết. Chắc chắn trong thế giới ngày nay
khi cơ thể thanh mảnh đang là mốt thì thật
không dễ khi nghó rằng việc tăng cân là tích
cực. Thế nhưng: Bạn hãy thưởng thức nó.
Nếu như bạn tăng cân nhanh ngay từ đầu
thì một mặt là do việc tăng hàm lượng nước
trong cơ thể, mặt khác là do bạn luôn thèm
ăn. Em bé và các cơ quan cung cấp thức ăn
cho em bé chỉ chiếm một trọng lượng nhỏ
trong thời gian đầu của thai kỳ. Như ở tuần
thứ 20 em bé mới cân nặng khoảng 300
Từ chỉ số cân nặng chiều cao ( Body-Mass-Index BMI ) trước khi có thai mà
người ta có thể suy ra được độ tăng cân cần thiết trong thời kỳ có thai
Cân nặng tính theo Kilogam (kg)
= BMI
Chiều cao tính theo mét x Chiều cao tính theo mét
Chỉ số BMI của phụ nữ trước khi mang thai Tăng cân nên có khi mang thai
(tính theo kilogram)
BMI < 19,8 (thấp) 12,5 - 18,0
BMI từ 19,9 ÷ 26 (vừa phải) 11,5 - 16,0
BMI > 26,0 (cao) 7,0 - 11,5
Ở độ tăng cân trung bình 12 kg trong suốt thai kỳ thì số cân tăng thêm được chia như sau:
Trọng lượng của em bé 3.400 gam
Nhau thai 600 gam
Nước ối 1.000 gam
Tử cung 1.000 gam
Ngực 500 gam
Máu 1.500 gam
Mỡ 1.750 gam
Nước 2.250 gam

Cộng 12.000 gam
Nguồn: Cơ quan dinh dưỡng Đức
15
Mang thai
Hướng dẫn khái quát cho việc tập tành khi
mang thai: Ngồi và đứng là không tốt, nằm
và đi là tốt.
Đi du lòch trong thời kỳ mang
thai
Về cơ bản thì không có gì ngăn cản bạn đi
du lòch khi có bầu. Thời gian tốt nhất để đi
là trong khoảng giữa tháng thứ 5 và tháng
thứ 7. Ở những tháng đầu thì bạn còn
buồn nôn, mệt mỏi, còn ở những tháng
cuối khi bụng đã to và khả năng có thể đau
đẻ bất cứ lúc nào cũng khiến cho việc đi
lại trở nên khó khăn. Ngay cả khi sắp đến
ngày sinh bạn vẫn có thể bay được. Nhưng
ở những chuyến bay đường dài, các hãng
hàng không sẽ không nhận chuyên chở các
bà bầu gần đến ngày sinh do nguy cơ có
thể sinh bất cứ lúc nào.
Ngoài ra các thai phụ nên tránh bay đường
dài do tư thế ngồi gập lâu có thể gây ra rối
loại tuần hoàn máu (bệnh tắc tónh mạch).
Cả việc áp suất không khí không cân bằng
và thiếu dưỡng khí khi bay cũng gây ra các
hậu quả không mong muốn. Đối với các
cơ quan trong cơ thể bạn thì việc bay máy
bay cũng giống như việc bạn đang đứng

trên độ cao hơn 2.000 mét.
Tập thể thao trong thời kỳ mang
thai
Về cơ bản thì bạn đều có thể tập những
loại hình thể thao trước đây bạn thích khi
mang thai, nhưng ở mức độ giảm nhẹ. Bạn
nên tránh các môn thể thao đòi hỏi nhiều
sức quá bình thường. Ngay cả ở những
môn thể thao thông thường cũng không
được phép gây ra những rủi ro như đau đẻ
sớm, cổ tử cung mở sớm… Bạn có thể đạp
xe đạp tiếp tục, nhưng phải ý thức được
hậu quả có thể xảy ra khi ngã xe. Trên
nguyên tắc bạn cũng có thể trược tuyết
nhưng phải tránh từ độ cao 2.000 mét trở
lên, bởi ở độ cao như thế mạch máu có
thể thay đổi không có lợi cho em bé của
bạn. Mỗi môn thể thao đều có thể gây ra
một rủi ro nhất đònh mà bạn nên cân nhắc
kỹ càng như cưỡi ngựa có thể gây sức ép
cho hông, ngã khi tập các môn thể thao
mùa đông. Chỉ có bơi là rất được khuyến
khích cho các bà bầu bởi nó vừa là môn
thể thao thư giãn lại vừa là môn luyện tập,
thậm chí còn có những khoá bơi đặc biệt
dành cho phụ nữ mang thai.
Những môn thể thao nhiều bất lợi
Lặn, cưỡi ngựa, trượt sóng, lướt sóng.
Những môn thể thao có thể gây bất lợi
Chạy maratông, các môn đua, các môn

đồng đội như bóng đá, karatê, trượt tuyết,
chạy dài ở độ cao trên 2.000 mét, leo
trèo.
15
Mang thai
1.
16
Máu sẽ chảy chậm hơn, có thể sẽ bò đặc
lại và nếu kết hợp với việc ngồi lâu sẽ gây
nên tắc tónh mạch. Nhưng điều đó cũng
không có nghóa rằng bạn bò cấm bay đường
dài. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc thật kỹ
khi đònh bay đặc biệt khi bạn đã có thai ở
những tháng cuối cùng. Thời gian bay ngắn
là không có vấn đề gì. Việc tập thể dục
nhẹ trên những chuyến bay mà nhiều hãng
hàng không thường giới thiệu qua Video và
Radio là vô cùng cần thiết.
Nếu như bạn nhất đònh phải đi nghỉ ở miền
Nam thì nên chọn những vùng có khí hậu
tương đối thuận hoà, bởi cái nóng dữ dội
hoặc ánh nắng mặt trời quá gay gắt có thể
gây tác hại đối với da và hệ tuần hoàn.
Ngay cả em bé trong bụng cũng không thể
chòu được lâu khi bạn phơi bụng lâu dưới
nắng mà không có gì bảo vệ. Ngoài ra da
của các bà bầu cũng thường nhạy cảm hơn.
Bạn cần tránh đi du lòch ở các nước nhiệt
đới, bởi những tiêm chủng bắt buộc để
ngừa sốt rét hoặc vàng da là không được

phép trong thời kỳ mang thai, do nó có
thể gây nguy hại đến em bé. Bạn hãy cân
nhắc đến khả năng chăm sóc y tế cũng như
bệnh viện nơi bạn đònh đến và đến việc ký
bảo hiểm y tế khi đi du lòch nước ngoài.
Bạn hãy hỏi ở Quỹ bảo hiểm y tế của bạn
hoặc ở các Công ty du lòch nơi tổ chức
chuyến đi.
Các biểu hiện nghén khi mang
thai
Khi mang thai có rất nhiều thứ thay đổi
trong cơ thể của bạn. Nhiều phụ nữ bò
nghén trong thời kỳ mang thai. Có rất
nhiều biểu hiện khi bò thai nghén mà trước
đó bạn không biết. Bạn hãy hỏi bác sỹ
trong trường hợp bò thai nghén. Chỉ có họ
mới biết được các biểu hiện thai nghén của
bạn là bình thường hay nghiêm trọng và
cần được chữa trò.
17
Mang thai
Dễ bò mệt mỏi, khó thở
Sẽ là rất bình thường khi bạn hay bò mệt
mỏi, khó thở ở nửa thứ hai của thai kỳ.
Điều này là do em bé thúc vào cơ hoành
và làm cản trở quá trình di chuyển hô hấp
của phổi. Thường là bạn sẽ cảm thấy dễ
chòu hơn khi giơ hai tay lên cao và hít vào
thật sâu. Trong trường hợp bò khó thở
nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sỹ.

Ngực căng
Do ngực lớn lên và máu tuần hoàn nhiều
hơn. Bạn nên đeo áo ngực vừa vặn và làm
mát xa ngực bằng dầu chống rạn bụng. Bạn
cần chú ý là khi bôi dầu nên chừa phần
núm vú ra.
Các vết căng và rạn
Da sẽ căng đặc biệt ở bụng cũng như ở
ngực và đùi. Việc thai phụ có bò các vết rạn
tức là bò nứt ở các mô dưới da hay không
còn tuỳ thuộc ở mỗi cá nhân và mỗi loại
da. Bởi vì có những phụ nữ có làn da đàn
hồi tốt hơn những phụ nữ khác. Bạn có thể
bôi kem, bấu nhẹ hoặc chải nhẹ da bụng
vì điều đó sẽ làm cho bạn dễ chòu. Kem,
dầu và các chất dưỡng da giúp da mềm và
đàn hồi hơn.
Ba đến bốn ngày trước khi siêu âm bạn
nên dừng bôi kem, bởi kem sẽ làm cho
hình ảnh siêu âm không được rõ ràng.
Tró
Nguyên nhân chính của việc đi ngoài đau là
do các mô liên kết bò yếu do thay đổi nội
tiết mạnh mẽ trong suốt quá trình mang
thai. Thường là tró sẽ tự biến mất sau khi
sinh. Bạn hãy ăn thức ăn có nhiều chất xơ
và uống nhiều nước. Tránh rặn mạnh khi
đi ngoài. Bơi và đi xe đạp cũng có tác dụng
phòng tránh tró.
Nếu bạn bò đau quá do tró thì nên tìm kiếm

sự giúp đỡ ở bác sỹ.
Thường xuyên mót đi tiểu
Hầu hết các bà bầu đều cảm thấy mót
đi tiểu thường xuyên hơn ở một phần ba
thai kỳ đầu tiên. Nguyên nhân là do lượng
nội tiết tố progesteron tăng lên nhiều và
gây ra hiệu quả co giãn cho các cơ bàng
quang. Ngoài ra lượng máu tuần hoàn dồi
dào hơn cũng kích thích khả năng làm việc
của thận làm cho nước tiểu được sản sinh
ra nhiều hơn. Ở một phần ba thứ hai của
thai kỳ việc mót đi tiểu sẽ giảm xuống do
tử cung đã to ra và căng lên phía trên nên
bàng quang sẽ đỡ bò đè vào hơn. Ở một
phần ba cuối cùng của thai kỳ thì bạn lại
thường xuyên bò mót tiểu do đầu của em
bé quay xuống dưới và lại thúc vào bàng
quang. Nhưng thường xuyên mót tiểu
cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm
bàng quang. Một trong những dấu hiệu đi
kèm của bệnh này thường là cảm giác rát
khi đi tiểu. Trong trường hợp chưa rõ ràng
nhất đònh bạn phải đến bác sỹ để tìm ra
nguyên nhân.
1.
18
Ngứa
Trong thời kỳ mang thai có thể bạn sẽ bò
ngứa nhiều lên. Nguyên nhân là do da bạn
bò dãn ra, đặc biệt là ở nửa thứ hai của thai

kỳ. Hơn nữa việc tiết ra nhiều mồ hôi hơn
khi mang thai cũng khiến da, đặc biệt là da ở
những chỗ gấp rộng như ngực hoặc bẹn dễ
trở nên ngứa ngáy. Rửa ráy thường xuyên
hoặc tắm với dấm táo sẽ giúp da trở nên dễ
chòu hơn. Trên nguyên tắc thì ngứa khi có
bầu là hoàn toàn vô hại. Nhưng đó cũng có
thể là biểu hiện những rối loạn chức năng
của a-xít mật. Vì vậy bạn nên thông báo với
bác sỹ của bạn và xin kiểm tra.
Đau đầu
Cơ bò căng hoặc tư thế cơ thể sai có thể
sẽ dẫn tới đau đầu. Nhưng đau đầu cũng
có thể là biểu hiện của bệnh huyết áp cao.
Bạn cần phải được thăm khám điều trò khi
bò đau đầu kéo dài.
Bệnh sưng tónh mạch
Khi dây chằng của bạn bò yếu mà bạn lại
có thai thì rất có khả năng bạn sẽ bò bệnh
sưng tónh mạch. Bởi vì khi mang thai cơ thể
tiết ra những loại nội tiết giúp cho các mô
và cơ dễ đàn hồi hơn để cho việc sinh nở
sau này được dễ dàng nhưng lại làm giảm
đi độ đàn hồi của các ven có nhiệm vụ luân
chuyển thêm một phần tư lượng máu. Bạn
hãy tránh bò tăng cân quá nhiều khi mang
thai và nên gác chân lên cao bất cứ lúc nào
có thể. Bạn hãy đi giày có đế bằng, đi chân
không thật nhiều và không được đi tắm
hơi và phơi nắng. Bạn hãy nói chuyện và

tìm lời khuyên ở bác sỹ của bạn.
Chảy máu mũi
Chảy máu mũi, ngạt mũi hoặc viêm xoang
là những bệnh thường gặp khi mang thai.
Nguyên nhân là do việc thay đổi nội tiết tố
và việc lượng máu trong cơ thể tăng lên khi
mang thai làm cho các niêm mạc trong cơ
thể bò phồng lên. Khi bò chảy máu mũi, bạn
hãy đặt gạc lạnh hoặc đá ở gáy hoặc trên
mũi. Khi bò ngạt mũi, việc nằm trên gối kê
cao hơn sẽ giúp bạn dễ thở hơn. Có thể
dùng va-dơ-lin hoặc kem dưỡng da để giúp
niêm mạc mũi không bò khô và tổn thương.
Nếu như có thêm các triệu chứng khác
như đau đầu, đau bụng trên, tăng huyết áp,
hoa mắt thì có thể đó là nhiễm độc thai
nghén. Trong trường hợp không biết đó là
biểu hiện của bệnh gì bạn hãy đến gặp bác
sỹ để được giải thích.
19
Mang thai
Bệnh đau lưng
Khi bụng mỗi ngày một tròn lên thì lưng
là bộ phận đầu tiên phải đỡ thêm một vài
kilô nữa và bò bẻ gập. Khi đó thì các cơ
lưng thường bò chòu lực sai và gây nên căng
mỏi dẫn đến đau lưng. Việc luyện tập các
cơ lưng một cách có mục đích sẽ tránh
được bệnh đau lưng. Hãy nói chuyện với
bác sỹ hoặc bà đỡ của bạn về các phương

pháp có thể thực hiện.
Ngủ không ngon giấc
Ở một phần ba thai kỳ đầu tiên thường là
các thai phụ rất mệt mỏi nhưng lại không
ngủ được ngon. Khoảng gần cuối thai kỳ
thì bụng to trở thành nguyên nhân cản trở
việc ngủ ngon giấc. Giấc ngủ sẽ nông hơn
và thai phụ thường xuyên tỉnh giấc. Bằng
cách đó cơ thể sẽ tự chuẩn bò cho thời
kỳ sau khi sinh, khi mà em bé đã ra đời
và người mẹ phải thường xuyên dậy buổi
đêm. Trong trường hợp bạn rất buồn ngủ
thì cũng đừng tìm cách chống lại quy luật
này. Việc ngủ thêm buổi trưa và đi ngủ
sớm sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn. Khi bạn mất
ngủ thì hãy sử dụng các phương pháp như:
nghe nhạc nhẹ khi đi ngủ, uống sữa nóng
với mật ong. Không nên uống chè và cà
phê từ 4 giờ chiều. Bạn hãy ngủ nghiêng và
xếp thật nhiều gối xung quanh sao cho có
thể nằm một cách dễ chòu nhất. Thường
là chiếc gối cho bú ( gối dài quấn quanh
người) sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và bạn có
thể dùng khi cho em bé bú sau này.
hơi
Nguyên nhân thường là do vấn đề dạ con
bò thiếu chỗ: Dạ con ngày càng to lên thúc
từ phía dưới lên dạ dày khiến cho dạ dày
bò ép lại. Tử cung bò ép vào cơ thượng vò
đến nỗi dạ dày không thể đóng vào hoàn

toàn. Và như vậy hơi chua trong dạ dày sẽ
lọt vào ống thực quản và gây ra ợ chua. Ăn
hạt hạnh nhân hoặc hạt dẻ và nhai thật kỹ
sẽ chữa được ợ chua.
Buồn nôn
Khi bò buồn nôn vào buổi sáng hoặc bò
nôn bạn nên ăn một cái bánh bít cốt vào
khoảng nửa tiếng trước khi rời khỏi giường.
Khi bò nôn nhiều hoặc giảm cân bạn nên
đến khám bác sỹ. Đôi khi có những thai
phụ phải được tiêm để cơ thể không bò
quá kiệt quệ.
Táo bón
Bởi những di chuyển ở ruột bò chậm lại nên
thai phụ thường hay bò táo bón nhiều hơn.
Có thể khắc phục táo bón bằng cách uống
nhiều nước ( từ 2 đến 3 lít nước một ngày )
để hoạt động của ruột được cân bằng. Nên
tránh những thức ăn gây khó tiêu, đầy bụng
như các loại rau cải và nên ăn các thức ăn
nhuận tràng ( như vừng ).
Hướng dẫn nhỏ
Các bệnh thai nghén có thể được chữa rất
thành công bằng châm cứu.
19
Mang thai
1.
20
Co thắt dạ con
Ngay ở một phần ba cuối cùng của thai kỳ

các cơ ở dạ con đã có những cơn co thắt
(thay đổi kế tiếp giữa co thắt và thư giãn).
Những cơn co thắt này được coi là cơn co
thắt tiền đau đẻ. Đây là một hoạt động
luyện tập của dạ con chuẩn bò cho sinh nở.
Co thắt dạ con được coi là bình thường và
không gây đau đớn mặc dù trong một vài
trường hợp nó gây khó chòu. Co thắt khiến
cho bụng thai phụ cứng lên. Bạn nên chú
ý đến việc ngủ cho đủ và giữ yên tónh cho
bản thân cả về cơ thể lẫn nội tâm. Những
cơn co thắt này không được diễn ra quá 10
lần một ngày. Nếu không bạn phải lấy lời
khuyên của bác sỹ.
Chuột rút
Các thai phụ thường hay bò chuột rút ở
nửa thứ hai của thai kỳ. Nguyên nhân là do
thiếu ma-nhê. Nếu thiếu ma-nhê các tế
bào cơ sẽ bò co rút. Chuột rút là dấu hiệu
đầu tiên cho thấy thức ăn thường ngày
không cung cấp đủ ma-nhê bởi khi có thai,
nhu cầu về ma-nhê sẽ tăng cao hơn nhiều.
Khi bò chuột rút hãy chống chân vào tường
và duỗi căng chân hoặc kéo các ngón chân
về phía người. Việc uống thêm viên ma-
nhê cũng là cần thiết.
Phù
Khoảng 40% thai phụ bò các chứng nặng
chân, phù ở cổ chân, chân và tay. Phù
thường là do cơ thể thay đổi nội tiết do có

thai, nhưng đôi khi cũng là do thai phụ bò
cao huyết áp. Bạn hãy cố không đứng lâu
hoặc ngồi lâu ở một tư thế. Bạn hãy gác
chân cao thường xuyên và khi gác chân thì
nắn các ngón chân theo vòng tròn. Các
môn thể thao như bơi, đi bộ và đi xe đạp
nhẹ nhàng rất có ích khi bò phù. Bạn cũng
đỡ bò phù được bằng cách xoa bóp bàn
chân từ dưới lên trên. Nếu như trong vòng
một tuần bạn lên nhiều cân và bò phù nặng
thì nên đến khám bác sỹ.
Thư giãn
Các bà mẹ tương lai cần tránh sự lo lắng
vội vàng. Nói điều này thường dễ hơn là
thực hiện. Công việc, nhà cửa, nhất là khi
đã có con nhỏ - ai sẽ tìm ra thời gian để
nằm gác chân lên cao và xoa bụng thường
xuyên ? Nhưng điều đặc biệt quan trọng
đối với những người mẹ luôn ý thức về việc
mang thai của mình chính là mối liên hệ
liên tục đối với đứa trẻ trong bụng ngay
từ khi mới có thai và những bà mẹ đó sẽ
biết cách xử lý hơn khi có những vấn đề
to hoặc nhỏ. Bạn có thể tìm ra nhiều cách
để tự thư giãn và tách ra khỏi các công
21
Mang thai
việc như :
• Tập thở
• Tập Yoga và các luyện tập tự thân

• Tập khí công
• Mát xa, đặc biệt khi chồng bạn mát xa cho bạn
• Âm nhạc
• Liệu pháp hương thơm
• Tắm bồn với nước ấm
• Chơi đùa với con
Bạn hãy làm cho mình thật thoải mái và
lắng nghe em bé trong bụng. Bạn hãy
tưởng tượng xem em bé đang làm gì và em
bé trông sẽ như thế nào. Bạn hãy vừa nói
chuyện với đứa con trong bụng vừa xoa
vuốt bụng thật nhẹ nhàng. Khi con bạn đã
bắt đầu biết đạp thì mỗi khi con đạp bạn
hãy trả lời bé bằng cách vuốt tay lên chỗ
bé vừa đạp và có thể sẽ cảm nhận được
bàn chân của bé.
Tình dục trong thời kỳ mang thai
Đối với nhiều cặp vợ chồng thì chủ đề tình
dục trong thời kỳ mang thai là một chủ đề
khó nói. Có thể họ cảm thấy có những thay
đổi nhưng họ lại thấy rất khó nói ra thẳng
thắn về những biến đổi đó. Nhưng tại sao
tình dục lại không bò ảnh hưởng gì trong khi
có bao nhiêu cảm giác khác trong thời kỳ
mang thai luôn thay đổi? Ngoài ra ngay cả
việc tất cả mọi thứ luôn luôn không biến
đổi cũng là rất hiếm hoi. Thường là sự biến
đổi bắt nguồn từ thai phụ. Có những phụ
nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu gần
chồng cao hơn, nhưng trên nguyên tắc thì

nhu cầu ở thai phụ thường giảm hơn. Thường
là nhu cầu được ôm ấp vuốt ve, được xoa
bóp mạnh hơn. Lời khuyên quan trọng nhất
dành cho các ông bố tương lai là nên nói
chuyện một cách thật lòng và cởi mở về
các cảm giác, về những biến đổi và đối xử
với nhau một cách thông cảm và hiểu biết
nhất. Ngay cả khi bạn cảm thấy khó nói bạn
nên tìm cách tự vượt qua chính mình. Bởi vì
trong quan hệ giữa hai người, đặc biệt trong
thời kỳ phụ nữ mang thai thẳng thắn là điều
quan trọng nhất. Quan điểm y học không
có gì chống lại việc quan hệ tình dục trong
thời kỳ mang thai. Nỗi lo lắng rằng quan hệ
tình dục có thể gây thương tổn đến em bé
hoặc đến bọc nước ối là vô căn cứ.
Mang thai và đi làm
Ở Đức để tạo điều kiện và một khởi đầu
tốt đẹp cho cả mẹ và bé người ta đã có bộ
Luật bảo vệ bà mẹ. Luật này có giá trò cho
tất cả các phụ nữ đang đi làm từ khi mới
bắt đầu có thai cho đến sau khi đẻ và trong
thời kỳ cho con bú.
1.
22
Báo cáo với cơ quan về việc bạn có thai
Khi đã biết chắc chắn là có thai bạn có
nghóa vụ báo cáo với thủ trưởng của bạn
về tình hình cũng như về ngày sinh dự đoán
của mình để phía cơ quan có thể thực hiện

các nghóa vụ đối với bạn. Việc thông báo
bằng miệng là đủ.
Những công việc bò cấm làm
Bạn không được phép làm việc ở những
nơi ẩn giấu những mối nguy hiểm về sức
khoẻ cho bạn và con bạn. Sau đây là những
công việc mà các phụ nữ mang thai không
được phép làm:
• Các công việc lao động chân tay nặng
• Các công việc trong môi trường các chất
độc hại, môi trường quá nóng, quá lạnh
hoặc quá ầm ó
• Các công việc phải đứng thường xuyên
không được ngồi
• Các công việc có nguy cơ bò bệnh truyền
nhiễm cao
• Công việc ở dây chuyền
• Các việc làm thêm, các việc làm vào buổi
đêm cũng như vào ngày Chủ nhật và Ngày lễ.
Trong sáu tuần cuối cùng trước khi sinh
nở bạn không được phép làm việc, ngay
cả khi chính bạn muốn vậy. Sau khi sinh
trong trường hợp bình thường bạn được
phép nghỉ 8 tuần. Nếu sinh non hoặc sinh
đôi, sinh ba… thời gian nghỉ của bạn được
kéo dài thêm.Trong thời gian nghỉ theo luật
các bà mẹ không được đi làm.
Tiền phụ cấp khi sinh con
Bạn có được nhận tiền sinh con hay không
hoặc số tiền sinh con là bao nhiêu phụ

thuộc vào chế độ bảo hiểm cũng như vào
việc bạn bắt đầu đi làm vào thời điểm
nào.
Thời gian nuôi con
Quyền hạn được hưởng thời gian nuôi
con thuộc về các ông bố và bà mẹ đang đi
làm theo hợp đồng lao động, theo kiểu cả
ngày, nửa ngày, đang học nghề, làm việc ở
nhà hoặc đang được đào tạo tiếp.
23
Mang thai
Sinh nở
Một ca sinh nở kéo dài bao lâu
Cường độ đau đẻ và độ dài mỗi ca sinh
nở ở mỗi phụ nữ, thậm chí ở mỗi lần sinh
khác nhau của cùng một phụ nữ mỗi khác.
Độ dài thời gian của mỗi ca sinh nở phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, thí dụ như vào
việc người phụ nữ sinh con đầu lòng hay
sinh lần thứ hai, thứ ba. Nhìn chung người
ta có thể nói một ca sinh nở bình thường
ở phụ nữ sinh con lần đầu có thể kéo dài
từ hơn 12 đến 14 giờ, trong khi những lần
sinh nở tiếp theo sẽ ngắn hơn. Tất nhiên
không ai có thể dự đoán chính xác một ca
sinh nở sẽ kéo dài bao lâu.
Đau đẻ chính là những hoạt động chuyển
tiếp liên tục giữa căng lên và thư giãn của dạ
con được gây ra bởi các nội tiết tố. Người
ta chia đau đẻ ra làm 3 loại: Đau hạ thấp tử

cung, đau mở cổ tử cung và đau thúc dồn
dập. Đau hạ thấp tử cung làm cho tử cung
hạ thấp, đau mở cổ tử cung báo hiệu sinh
nở và đau thúc dồn dập để đẩy em bé ra.
Cơ cấu chính xác của việc bắt đầu cơn đau
đẻ cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu
hoàn tất. Việc cảm thấy cơn đau đẻ đau
đến mức nào phụ thuộc hoàn toàn vào độ
nhạy cảm của từng phụ nữ.
Chuẩn bò sinh nở
Các khoá chuẩn bò sinh nở cung cấp nguồn
thông tin cho việc chuẩn bò sinh. Ở Đức
các thai phụ có thể tham gia những khoá
này từ khi thai được 20 tuần tuổi. Khi tham
gia các khoá này thai phụ không phải được
huấn luyện đẻ mà là được chuẩn bò cả về
thể chất lẫn tinh thần cho việc sinh nở.
Một ca sinh nở được chia làm 3 giai đoạn
1.Giai đoạn mở:
Đây là giai đoạn bắt đầu, thường là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ phải mở
ra được từ 9 đến 10 cm. Các cơn đau đẻ thường được ngắt quãng kéo dài.
2.Giai đoạn đẩy em bé ra:
Giai đoạn 2 của ca sinh nở bắt đầu khi mà cổ tử cung đã mở ra hoàn toàn và kết thúc bằng sự
kiện mà bà mẹ mong đợi từ lâu: Em bé được sinh ra.
3.Giai đoạn sau sinh:
Giai đoạn ba của một ca sinh nở kéo dài từ lúc em bé ra đời cho đến khi cho ra nhau thai cùng
với dây rốn.
S
inh nở
Sinh nở

Sinh nở
1.
24
Các thai phụ học cách thở đúng khi đau
đẻ và các sự kiện khác chưa từng biết đến.
Với sự hướng dẫn và trò chuyện của các
bà đỡ cũng như các bác sỹ có kinh nghiệm
bạn sẽ loại bỏ được nỗi lo lắng, sợ hãi. Các
ông chồng cũng rất được hoan nghênh khi
cùng tham gia các khoá chuẩn bò sinh nở
này. Trọng tâm của các khoá này gồm:
• Luyện tập cách thở và cách thư giãn.
• Thông tin và giải thích các câu hỏi xung
quanh các chủ đề có thai, sinh nở, tuần
ở cữ và cho bú.
• Học cách quan hệ mật thiết với em bé
trong bụng. Vuốt ve em bé một cách ý thức.
• Chuẩn bò sinh cùng với chồng, học
cách mát xa.
• Chuẩn bò tinh thần cho cuộc sống có
em bé.
• Các phương pháp tự nhiên và châm cứu.
Lựa chọn nhà hộ sinh:
Sinh nở là một quá trình cá nhân và được
quyết đònh bởi nhiều yếu tố khác nhau,
chính vì vậy bạn cần có thời gian để chọn
nơi bạn sẽ sinh. Bạn hãy hỏi kinh nghiệm
ở bạn bè, người quen hoặc sử dụng các
thông tin ở các Bệnh viện phụ sản. Hỏi
thăm về các khả năng sinh nở có thể và về

các dụng cụ giúp bạn sinh nở dễ dàng hơn
như ghế sinh, sinh trong bồn hoặc sinh
dưới nước, về sinh theo kiểu mổ đẻ với
sự có mặt của chồng hoặc không, về tư
vấn khi cho bú cũng như về việc chăm sóc
trong những tuần đầu ở cữ do các y tá và
các bà đỡ thực hiện. Các khả năng sinh nở
sau đây có thể thực hiện được:
Sinh tại nhà
Kiểu sinh nở này được coi là bình thường ở
Đức cho đến những năm 60 và hiện tại chỉ
còn chiếm khoảng 15% trong tổng số các
ca sinh nở. Một vài phụ nữ cảm thấy không
khí trong bệnh viện là lạnh lẽo, không ấm
cúng và mong muốn một không gian ấm
cúng tin cậy như ở nhà trong khi sinh nở.
Các bà đỡ có trách nhiệm cao thường phải
khám cho các thai phụ có nhu cầu sinh ở
nhà và giải thích về các rủi ro không dự
đoán được, bởi vì những rủi ro không dự
đoán được có thể gặp ở 10 đến 20% thai
phụ và khi sinh ở nhà sẽ không có các biện
pháp an toàn để giải quyết những rủi ro
này. Các ông bố bà mẹ cũng cần phải rõ về
việc sẵn sàng nhận phần lớn trách nhiệm
đối với đứa trẻ khi bà mẹ muốn sinh ở
nhà.
Các rủi ro đưa ra làm thí dụ
Sinh nhiều con, em bé nằm ở ngôi không thuận, bánh rau nằm trên hoặc trùm lên cổ tử cung,
các bệnh đặc biệt khi mang thai như cơn đau đẻ sớm, doạ sinh non, các kiểu bất thường ở trẻ đã

được khẳng đònh qua siêu âm khi mang thai, bệnh không chòu đựng nhóm máu, các bệnh truyền
nhiễm như viêm gan và HIV (Aids), các bệnh như đái đường, các bệnh về thận.
25
Mang thai
Sinh ở nhà hộ sinh
Ở một vài thành phố ở Đức có các nhà hộ
sinh do các bà đỡ đảm nhiệm dành cho
những trường hợp các bà mẹ có thai kỳ
diễn ra bình thường, các thai nhi không có
dấu hiệu gì đặc biệt
Sinh ở bệnh viện
Các bà mẹ ở Đức thường quyết đònh sinh
con ở các các Bệnh viện lớn có khoa trẻ
sơ sinh. Bù lại họ muốn thời gian nằm viện
càng ngắn càng tốt. Ngay cả khi bạn muốn
bạn có thể sinh con xong rồi về nhà ngay.
Điều quan trọng là sau khi sinh bạn phải
được các bà đỡ giúp đỡ.
Bên cạnh các cân nhắc cá nhân thì các cân
nhắc về điều kiện y tế cũng đóng một vai
trò quan trọng trong việc chọn nơi sinh
nở. Trong trường hợp bạn bò những biến
chứng thai nghén cần phải được chữa trò
hoặc khi em bé có những biểu hiện đặc
biệt hoặc khi bạn có chửa nhiều con thì
nên quyết đònh đẻ ở bệnh viện lớn có
Khoa trẻ sơ sinh, tốt nhất là khi khoa trẻ
sơ sinh ở ngay cạnh phòng đẻ. Việc đăng
ký đẻ ở các bệnh viện này - tốt nhất là
nên vào tuần thứ 30 của thai kỳ - là rất

quan trọng.
Nên chuẩn bò những gì khi đi đẻ?
Việc chuẩn bò túi đồ trước thời hạn sinh
rất có ý nghóa. Bên cạnh những đồ dùng vệ
sinh cá nhân, những đồ sau bạn nên mang
theo khi đi đẻ:
• Hai cái áo ngủ hoặc áo T-shirt dài để
mặc lúc đau đẻ (dài trùm mông, đến
đầu gối).
• Một cái khăn mặt, phòng khi bạn bò ra
mồ hôi
• Áo choàng tắm hoặc một cái áo khoác dài
• Áo ngủ có thể mở ra đằng trước (để
dễ cho bú) hoặc áo T-shirt cho bú
• Quần lót có thể giặt ở nhiệt độ cao (95°)
Hướng dẫn nhỏ
Khi nào bạn nên đến bệnh viện hay nhà hộ
sinh hoặc gọi bà đỡ trong trường hợp bạn
muốn sinh ở nhà? Dấu hiệu bắt đầu sinh nở
là vỡ ối, ra huyết hoặc các cơn đau đẻ cách
nhau khoảng 5 đến 10 phút.
25
Mang thai
1.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×