Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TẢO XOẮN SPIRULINA THỰC PHẨM BỔ SUNG HOÀN HẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.19 KB, 8 trang )

Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[31]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Spirulina, thực phẩm bổ
sung hoàn hảo
Spirulina chứa hơn 100 chất
dinh dưỡng, là một trong những
nguồn giàu nhất và đầy đủ nhất
các chất dinh dưỡng hữu cơ. Năm
1974 tại Rome, Hội nghị Thực
phẩm toàn cầu do Liên Hợp Quốc
tổ chức đã tuyên bố: "Spirulina là
thực phẩm tốt nhất cho nhân
loại”, sau đó Tổ chức Y tế Thế
giới cũng công nhận: "Tảo Spir-
ulina là thực phẩm bảo vệ sức
khỏe tốt nhất của loài người
trong thế kỷ 21”, Tổ chức Nông
lương Thế giới (FAO) cho rằng
"Spirulina là nguồn dinh dưỡng
và dược liệu đặc biệt quý giá" và
nó đã được phê duyệt như là một
thực phẩm bổ sung ở Mỹ, Châu
Âu, Nhật Bản, Anh, Australia, Ấn
Độ, Trung Quốc, New Zealand và
nhiều nước khác trên thế giới.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định
rằng thực phẩm này là một nguồn


protein, chứa nhiều vitamin,
khoáng chất khác nhau và do đó
có thể được sử dụng hợp pháp
trên thị trường như là một thực
phẩm bổ sung.
1.1. Hàm lượng protein
Theo Babadzhanov A.S. et al
(2004), protein trong Spirulina
thuộc vào loại cao nhất trong các
thực phẩm hiện nay với tỷ lệ 56-
77% khối lượng khô, cao hơn 3
lần thịt bò, cao hơn 2 lần đậu
tương, cao hơn so với bất kỳ thực
phẩm tự nhiên nào và hầu hết các
sản phẩm dinh dưỡng khác. Đây
là một protein hoàn chỉnh có
chứa tất cả các axit amin thiết
yếu, mặc dù với số lượng giảm
của methionine, cysteine và ly-
sine khi so sánh với các protein
của thịt, trứng và sữa. Tuy nhiên,
nó tốt hơn protein trong các thực
vật điển hình, chẳng hạn như từ
các cây họ đậu. Người ta tìm thấy
ở Spirulina khả năng tổng hợp
nhanh, sản xuất protein gấp 20
lần so với đậu nành cho mỗi mẫu
Anh (acre ≈ 0,4ha) và cung cấp
dinh dưỡng hơn bất kỳ thực phẩm
nào khác trên trái đất. Điều này

có ý nghĩa đặc biệt đối với sản
xuất lương thực hiệu quả và bền
vững hơn trong tương lai. Trong
protein Spirulina có đủ các acid
amin như: Alanine (5,82%) là
acid amin tăng cường tính linh
động của màng tế bào; Arginine
(5,98%) là axit amin quan trọng
đối với sức khỏe tình dục nam và
cũng giúp giải độc máu; Acid as-
partic (6,34%) hỗ trợ trong việc
chuyển đổi carbohydrate thành
năng lượng tế bào; Cystine
(0,67%) hỗ trợ sức khỏe tuyến
tụy, trong đó ổn định lượng
đường trong máu, chuyển hóa
carbohydrate và giảm bớt một số
triệu chứng của dị ứng thực
phẩm; Acid glutamic (8,94%)
tham gia vào cấu trúc thụ thể tiếp
nhận acetyl cholin trong dẫn
truyền thần kinh và là một trong
những hợp chất chuyển hóa tạo ra
năng lượng cho các tế bào, đồng
thời làm giảm sự thèm rượu và ổn
định sức khỏe tâm thần; Glycine
(3,5%) thúc đẩy quá trình chuyển
hóa năng lượng và sử dụng oxy
TẢO XOẮN SPIRULINA
THỰC PHẨM BỔ SUNG HOÀN HẢO

n
Nguyễn Dương Tuệ
S
pirulina là tảo đơn bào, có màu xanh lục, quan sát dưới kính hiển vi thấy hình sợi
xoắn do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành. Vào những năm 60 thế kỷ XX, tiến sĩ
Clement người Pháp khi đến hồ Tchad ở Trung Phi tình cờ phát hiện loại tảo này.
Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những
thổ dân ở đây rất cường tráng và khỏe mạnh. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ thì được
biết trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ
họ vớt lên từ hồ. Qua phân tích, bà phát hiện ra loại bánh có tên Dihe này chính là tảo Spirulina.
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[32]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trong các tế bào; Histidine
(1,08%) giúp tăng cường chuyển
tiếp thần kinh, đặc biệt là trong
các cơ quan thính giác; Proline
(2,97%) là một tiền chất của acid
glutamic; Serine (4,00%) giúp
hình thành các màng bọc bảo vệ
xung quanh các sợi thần kinh; Ty-
rosine (4,60%) đóng vai trò làm
chậm quá trình lão hóa của các tế
bào và ức chế trung tâm trong
vùng dưới đồi. Đáng chú ý là,
trong protein của Spirulina có
đầy đủ 8 acid amin thiết yếu cho
cơ thể. Đây là những acid amin

mà con người không thể tự tổng
hợp được mà phải lấy từ thịt cá,
trứng , đó là: Isoleucine (4,13%)
cần thiết cho sự tăng trưởng tối
ưu, phát triển trí thông minh, cân
bằng nitơ trong cơ thể và tổng
hợp acid amin thiết yếu khác;
Leucine (5,8001%) kích thích các
chức năng của não làm tăng mức
năng lượng cơ bắp; Lysine
(4,00%) xây dựng của các kháng
thể trong máu, tăng cường hệ
tuần hoàn và duy trì tăng trưởng
tế bào bình thường; Methionine
(2,17%) là amino acid duy trì sức
khỏe của gan, chống stress;
Phenylalanine (3,95%) cần cho
tuyến giáp sản xuất thyroxin, kích
thích quá trình trao đổi chất;
Threonine (4,17%) giúp cải thiện
khả năng đường ruột và giúp cho
đồng hóa, tiêu hóa; Tryptophane
(1,1301%) giúp tăng cường hấp
thụ vitamin B, cải thiện sức khỏe
thần kinh và sự ổn định của cảm
xúc; Valine (6,0001%) kích thích
năng lực tâm thần và phối hợp cơ.
1.2. Hàm lượng cacbon hy-
drat (glucid)
Cacbon hydrat trong Spirulina

chiếm khoảng 19%, chủ yếu là
các loại rhamnoza và glycogen.
Hai polysaccharides này có thể
dễ dàng được hấp thụ với sự can
thiệp tối thiểu của insulin. Do đó,
đường của Spirulina cung cấp
năng lượng nhanh chóng, mà
không bắt tuyến tụy “phải cố
gắng” hoặc gây hạ đường huyết.
Để có mỗi gam protein lấy được
từ Spirulina chỉ cần có khoảng
3,9 calo. Trong khi đó, để có
được 1 gam protein thịt bò sẽ
phải tiêu thụ khoảng 65 calo.
1.3. Chất béo (lipid)
Trong tảo Spirulina có khoảng
7% lipid tính theo khối lượng và
đặc biệt là rất giàu acid γ-
linolenic (GLA), và cũng cung
cấp nhiều acid α-linolenic
(ALA), acid linoleic (LA), acid
stearidonic (SDA), acid eicos-
apentaenoic (EPA), acid docosa-
hexaenoic (DHA) và acid
arachidonic (AA). Các acid béo
không no đáng kể trong đó có
acid linoleic 13.784mg/kg, γ-
linoleic 11.980mg/kg. Đây là
điều hiếm thấy trong các thực
phẩm tự nhiên khác. Hàm lượng

acid béo trong Spirulina như Acid
γ- linolenic (GLA) nhiều hơn bất
kỳ loại thực phẩm nào khác. Gly-
colipids, một cấu trúc được tạo
nên từ lipid và glucid cũng đã
được tìm thấy và có khả năng
chống lại virus HIV/AIDS (Boyd
và cộng sự 1989). Tuy Spirulina
chỉ có 7% chất béo nhưng là
những acid béo thiết yếu thúc đẩy
sự “bình thường hóa” cholesterol.
Các acid béo thiết yếu đôi khi
được gọi là vitamin F, bao gồm
acid linoic, acid linolenic và acid
arachidonic, được cơ thể sử dụng
để sản xuất prostaglandin, kiềm
chế nội tiết tố liên quan đến huyết
áp và khả năng phục hồi mao
Cấu tạo của tảo Spirulina
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[33]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
m
ạch. Các acid béo thiết yếu có
liên quan đến hô hấp của tất cả
các tế bào và đặc biệt quan trọng
để vận chuyển oxy. Chúng ảnh
hưởng đến sức khỏe của tóc, da,

móng tay và giúp phá vỡ choles-
terol trong máu. γ- linolenic
(GLA) cao (30mg) còn gọi là
acid béo omega-6 được tìm thấy
chủ yếu trong các loại dầu thực
vật như dầu ở hạt borrage, dầu
hoa anh thảo… Ngoài ra, còn có
acid linolenic (33mg) thuộc về
nhóm của axit béo omega-3 rất
cần thiết cho sự phát triển của trẻ
nhỏ, người trưởng thành; Dihomo
γ- linolenic (1,59mg), Acid di-
homo γ- linolenic ức chế hoại tử
khối u, sản xuất yếu tố alpha (α)
của bạch cầu ở người…
1.4. Các vitamin
Cứ 1kg tảo Spirulina chứa
113mg β-carotene (hơn cà rốt
sống 25 lần), 55mg Thiamin (vi-
tamin B1), 40mg Riboflavin (vit-
amin B2), 6,2mg Niacin (vitamin
B3), 11mg acid pantothenic (vit-
amin B5), 3mg pyridocin (vita-
min B6), 0,5mg acid folic
(vitamin B9), 2mg cyanocobal-
amin (vitamin B12), inosit có
khoảng 500-1.000mg. Sự có mặt
của các vitamin này rất cần cho
sự sống, chẳng hạn: Biotin là một
loại coenzym cần trong quá trình

phản ứng sinh hóa, tham gia vào
các phản ứng trao đổi cacbon hy-
drat, ngoài ra còn có vai trò trong
việc đồng hóa của vitamin nhóm
B khác; thiếu cyanocobalamin có
thể gây thiếu máu ác tính, thoái
hóa thần kinh, lão suy sớm, mệt
mỏi và tinh thần giống như bệnh
tâm thần phân liệt; Acid folic cần
thiết để hình thành hemoglobin
trong các tế bào máu, nếu thiếu
hụt sẽ gây kém tăng trưởng, rối
loạn sắc tố da và sớm già của tóc;
Inositol là vitamin, một chất dinh
d
ưỡng lipotropic quan trọng để
duy trì sức khỏe của gan và giúp
giải độc, đặc biệt là dư thừa kích
thích tố nữ, giúp bình thường hóa
lượng cholesterol trong máu;
Niacin (118mg/kg) còn được gọi
là acid nicotinic (vitamin PP) rất
cần thiết cho sức khỏe tâm thần;
Acid pantothenic giúp giảm các
triệu chứng dị ứng, nhiễm trùng
và các bệnh như viêm khớp và
thấp khớp, loét và hạ đường
huyết; Pyridoxine liên quan đến
sự đồng hóa protein, giúp bảo vệ
sức khỏe tim mạch, giảm phù nề

và ổn định hàm lượng hoóc môn
nữ; thiếu hụt riboflavin có thể
dẫn đến đục thủy tinh thể, chảy
nước mắt và bệnh chàm không
kiểm soát được. Một số chất
trong thức ăn thực vật không phải
là vitamin, nhưng cung cấp các
tiền chất mà từ đó cơ thể có thể
tổng hợp các vitamin thích hợp.
Các hợp chất carotenoid của Spir-
ulina có tính chất này, kể từ khi
chúng được sử dụng để sản xuất
vitamin A. Carotenoid được tìm
thấy trong các loại thực phẩm
thực vật được chuyển đổi thành
vitamin A chỉ vì nó là cần thiết,
do đó giảm thiểu sự nguy hiểm
của ngộ độc. Spirulina có chứa
4.000 mg/kg carotenoid bao gồm
α-carotene, β-carotene, xan-
thofine, cryptoxanthin, echi-
nenone, zeaxanthin, lutein…
1.5. Các chất khoáng
Chất khoáng trong Spirulina
chiếm khoảng 8% và có thể thay
đổi theo điều kiện nuôi trồng.
Hàm lượng canxi (1,315mg/kg)
cao hơn sữa 500%. Kali 45,6mg
là một khoáng chất rất quan trọng
trong điều chỉnh cân bằng điện

giải của cơ thể, thiếu hụt có thể
gây trở ngại hoạt động của tim,
tăng huyết áp, tuyến thượng thận
kiệt sức và suy sụp cơ bắp. Đối
v
ới natri, một số người lo ngại về
hàm lượng cao của natri trong
chế độ ăn uống của họ, do đó đã
tránh các loại thực phẩm rong
biển như nori, wakami và kombu,
dù đó là những thực phẩm tảo rất
bổ dưỡng. Spirulina chỉ có
0,206mg natri, rất thích hợp với
bệnh nhân tăng huyết áp được
giới hạn hàm lượng natri đến
2.000mg hoặc ít hơn mỗi ngày.
Photpho (8,942mg/kg) là khoáng
chất phong phú thứ hai trong cơ
thể con người, được tìm thấy
trong tất cả các tế bào, có tác
dụng cùng với canxi để tham gia
trong cấu trúc xương, giúp tiêu
hóa carbon hydrat và các vitamin
nhóm B-niacin và riboflavin để
thực hiện các quá trình trao đổi
chất. Spirulina còn chứa các
khoáng chất thiết yếu và nguyên
tố vi lượng rất cần cho các quá
trình sinh lý, hóa sinh để sinh
trưởng, phát triển như: sắt (Fe) có

580-646mg/kg (hơn 5.000% so
với rau chân vịt), mangan (Mn)
có 23-25mg/kg, selen (Se) có
0,4mg/kg, kẽm (Zn) có
36mcg/kg, đồng (Cu) có
3mcg/kg, iot (I) có 3,18mg/kg,
magiê (Mg) có14,4mg/kg.
1.6. Các enzyme
Spirulina chứa hơn 2.000 en-
zyme khác nhau cần cho sự tiêu
hoá và chuyển hoá các chất trong
tế bào. Đặc biệt có enzym super-
oxide dismutase tới 2.640 đơn vị,
đây là một enzyme sửa chữa tế
bào và làm giảm thiệt hại cho tế
bào do các gốc tự do phổ biến
nhất trong cơ thể gây ra và là en-
zyme cần thiết, rất quan trọng đối
với khả năng đồng hóa các acid
amin trong cơ thể. Cơ quan hàng
không vũ trụ Mỹ-NASA cho rằng
Spirulina là thực phẩm lý tưởng
cho việc thăm dò không gian và
du hành không gian lâu dài nhờ
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[34]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
c

ó cường độ quang hợp mạnh
cung cấp nhiều oxy và các chất
dinh dưỡng thiết yếu cho nên nó
được dự kiến sẽ là một trong
những thực phẩm đầu tiên được
phát triển và ăn trên Trạm vũ trụ
quốc tế được thực hiện từ năm
2011. Spirulina là sản vật tự
nhiên và các kết quả nghiên cứu
khoa học trên toàn thế giới đã tiếp
tục chứng tỏ lợi ích đáng kinh
ngạc đối với sức khỏe khi
thường xuyên ăn tảo Spirulina mà
không có bất kỳ tác dụng phụ tiêu
cực nào.
1.7. Sắc tố
Spirulina cũng là một nguồn
có nhiều sắc tố có thể mang lại
lợi ích và có vai trò sinh học
quan trọng: Chất diệp lục
(23,70mg/kg), Carotenoids tổng
số (14mg/kg), Phycocyanin
(333mg/kg) - một sắc tố màu
xanh tự nhiên ở Spirulina nhưng
không tìm thấy trong bất kỳ thực
phẩm nào khác trên hành tinh.
Các thí nghiệm tại Nhật Bản
đã chứng minh rằng Spirulina có
tác động tích cực đáng kể đối với
bệnh thiếu máu, có thể là do

chuyển đổi của chất diệp lục vào
hemoglobin. Vitamin B12, acid
folic và các acid amin, cũng rất
hữu ích trong điều trị các trường
hợp thiếu máu. Chlorophyll có
lợi ích tích cực khác cho cơ thể,
làm tăng nhu động trong tình
trạng táo bón, bình thường hóa
sự tiết acid tiêu hóa và giúp làm
giảm viêm, giảm sự tiết pepsin
dư thừa liên quan với loét dạ dày.
Ngoài ra, còn giúp làm dịu sưng
và thúc đẩy các quá trình tái tạo
tế bào mới trên vết thương.
Chlorophyll xuất hiện sẽ thúc
đẩy sự tái sinh của các tế bào gan
bị hư hỏng, cũng như tăng cường
lưu thông đến tất cả các cơ quan,
làm giãn nở các mạch máu.
C
hlorophyll còn hỗ trợ trong việc
truyền tải các xung thần kinh,
kiểm soát sự co khi nhịp tim
chậm. Tảo Spirulina còn có sắc
tố phụ đặc biệt được gọi là phy-
cocyanins và allophycocyanins
cho phép nó hấp thụ ánh sáng
màu đỏ và màu da cam nhiều hơn
so với cây xanh. Ánh sáng màu
đỏ và màu da cam sẽ hiệu quả

hơn cho sự tăng trưởng. Phyco-
cyanins có liên quan đến các sắc
tố bilirubin, giúp tăng cường
chức năng hoạt động của gan.
Một sắc tố quan trọng khác là
porphyrin, một hợp chất màu đỏ
tạo thành hạt nhân tích cực của
hemoglobin. Liên quan đến cấu
trúc này, là phân tử polypyrol
B12, đó là điều cần thiết cho sự
hình thành của các tế bào hồng
cầu khỏe mạnh. Thêm vào đó,
nhiều sắc tố như phycoerythrin,
tetrapyrrole, phytonadione và
carotenoid không chỉ để khoe sắc
của các sinh vật sống, mà được
sử dụng để thực hiện quá trình
trao đổi chất trong cơ thể; nếu
không có nó, phản ứng enzyme
s
ẽ giảm cho đến khi sự tan rã tế
bào xảy ra.
1.8. Spirulina cung cấp
nhiều hợp chất chống oxy hoá
quan trọng
Chống oxy hóa là một thuật
ngữ chung cho các chất dinh
dưỡng có khả năng “thu dọn” các
gốc tự do trong cơ thể và trung
hòa chúng. Trong quá trình trao

đổi chất, quá trình oxy hoá các
chất hữu cơ luôn xảy ra và đây là
quá trình vô cùng quan trọng bởi
nhờ đó mà tế bào, cơ thể có đủ
năng lượng cho tất cả mọi hoạt
động, đồng thời nó cung cấp
những sản phẩm có phân tử nhỏ
hơn để tổng hợp nên các chất đặc
trưng của cơ thể như protein,
gluxit, lipid và các hợp chất có
hoạt tính sinh học khác. Ở Spir-
ulina có nhiều chất chống oxy
hóa như vitamin E và vitamin C,
nhưng chống oxy hóa tốt nhất là
các carotenoid. Carotenoid là
những chất chống oxy hóa mạnh
nhất được biết đến. Trong đó,
mạnh mẽ nhất là astaxanthin, tiếp
theo là β-carotene. Spirulina là
Quá trình nuôi tảo cho đến khi thu hoạch
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[35]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nguồn β-carotene tự nhiên giàu
nhất. .
2. Spirulina, thực phẩm an
toàn
Từ cuối thập niên 80 và đầu

thập niên 90 của thế kỷ XX,
NASA và Cơ quan Vũ trụ châu
Âu (MELISSA) đã đề xuất Spir-
ulina là một trong các loại thực
phẩm chủ yếu được trồng để
phục vụ trong hoạt động không
gian lâu dài (Cornet J.F., Du-
bertret G 1990). Nhận thức
được tiềm năng của Spirulina,
trong Chương trình nghị sự phát
triển bền vững, một số quốc gia
thành viên của Liên Hiệp Quốc
hợp tác với nhau để tạo thành
một tổ chức liên chính phủ có
tên là Các tổ chức liên chính phủ
cho việc sử dụng của vi tảo Spir-
ulina chống suy dinh dưỡng
(IIMSAM). Kết quả nghiên cứu
về độc tính và các tác động của
Spirulina tiêu thụ trên người và
động vật đã cho thấy Spirulina
không có tác dụng độc hại. Đối
với khả năng sinh sản, gây quái
thai và các sự cố sau khi sinh,
kết quả nghiên cứu trên động vật
cũng đã cho thấy không có ảnh
hưởng bất lợi từ tiêu thụ Spir-
ulina. Theo Chamorro-Cevallos,
G.; B.L. Barron, J. Vasquez-
Sanchez (2008), lượng Spirulina

cũng đã được tìm thấy để ngăn
chặn thiệt hại gây ra bởi các độc
tố ảnh hưởng đến tim, gan, thận,
tế bào thần kinh, mắt, buồng
trứng, ADN và tinh hoàn. Trong
một nghiên cứu năm 2009, ở 550
trẻ em bị suy dinh dưỡng được
cho ăn lên đến 10g bột Spir-
ulina/ngày, đều không có tác
dụng phụ. Hàng chục các nghiên
cứu lâm sàng của con người
tương tự như vậy đã cho thấy
không có tác dụng có hại khi sử
dụng Spirulina bổ sung. Cục
Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa kỳ (FDA) cũng đã
trao chứng nhận an toàn sản xuất
(GRAS) cho các công ty Dược
phẩm Parry Ấn Độ.
Ở Việt Nam, từ năm 1970 đến
nay đã có nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về Spirulina như: GS.
TSKH. Nguyễn Hữu Thước (Viện
Khoa học Việt Nam), GS.TSKH.
Dương Đức Tiến (Đại học Tổng
hợp Hà Nội), GS.TS. Võ Hành,
PGS.TS. Nguyễn Đình San (Khoa
Sinh, Đại học Vinh)… và trên cơ
sở phân tích ADN nhằm tìm kiếm
những chủng tốt nhất, từ đó sản

xuất sinh khối và ứng dụng trong
thực tiễn sản xuất, đời sống và xử
lý môi trường. Spirulina thường
được nuôi cấy trong môi trường
nhân tạo và có sự kiểm soát
nghiêm ngặt nên sản phẩm tạo ra
đảm bảo tinh khiết và an toàn
tuyệt đối. Một số cơ sở như Bệnh
viện Nhi Trung ương, Viện Quân
y 108… đã khá thành công trong
việc sử dụng Spirulina làm thực
phẩm chức năng, làm thuốc để
điều trị cho các bệnh nhi bị suy
dinh dưỡng.
Ở Nghệ An, mới đây, sản
phẩm tảo xoắn Spirulina đã được
Công ty TNHH công nghệ sinh
học phục vụ đời sống - sản xuất -
thương mại - du lịch Thanh Mai
(Xóm 6 - Quỳnh Lương - Quỳnh
Lưu) nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ kỹ thuật để sản xuất và đưa
ra thị trường. Sản phẩm đã được
Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế
kiểm tra thẩm định và cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn
thực phẩm theo quy định cho sản
xuất sản phẩm chức năng tảo
Spirulina dạng viên nang. Hiện
sản phẩm đang được giới thiệu và

bán giới thiệu tại Sàn Giao dịch
Công nghệ và Thiết bị Nghệ An,
75A, Nguyễn Thị Minh Khai, TP
Vinh, Nghệ An./.
Tài liệu tham khảo
1. Babadzhanov A.S. et al 2004. "Chemical Composition of Spirulina Platensis Cultivated in Uzbekistan". Chemistry of Natural
Compounds 40 (3).
2. Belay, Amha (2008). "Spirulina (Arthrospira): Production and Quality Assurance". Spirulina in Human Nutrition and Health,
CRC Press: 1-25.
3. Cornet J.F., Dubertret G. ( October 24–26, 1990) "The cyanobacterium Spirulina in the photosynthetic compartment of the
MELISSA artificial ecosystem." Workshop on artificial ecological systems, DARA-CNES, Marseille, France.
4. Genene Tefera, PhD 2009, Spirulina: The Magic Food Microbial Genetic Resources Department, Institute of Biodiversity
Conservation Ethiopia.
5. Krishnakumari, M.K.; Ramesh, H.P., Venkataraman, L.V. (1981). "Food Safety Evaluation: acute oral and dermal effects of
the algae Scenedesmus acutus and Spirulina platensis on albino rats". J. Food Protect. 44 (934).
6. Dr. Leslie Brown (2009). Spirulina super food!
7. Takatomo Fujisawa1, et al.(2010). “Genomic Structure of an Economically Important Cyanobacterium, Arthrospira (Spirulina)
platensis NIES-39”.
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[36]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau đối
với bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng. Xu hướng chung là
dùng các thuốc chống gia tăng acid, thuốc băng và bảo vệ
niêm mạc, kết hợp với kháng sinh diệt HP đã đem lại kết
quả tốt. Tuy nhiên, một số thuốc kháng sinh diệt HP phải
nhập ngoại, có giá thành đắt đỏ và một số trường hợp có
xu hướng kháng thuốc. Trong y học cổ truyền có nhiều loại

thảo dược có tính kháng khuẩn mạnh, lại là những thảo
dược sẵn có, độc tính thấp và có thể sử dụng rộng rãi trong
nhân dân. Thời gian qua, Phòng Khám bệnh - Bệnh viện Y
học cổ truyền Nghệ An đã điều trị có hiệu quả tốt với phác
đồ điều trị Đông y theo từng thể bệnh cụ thể.
1. Thể can khí phạm vị
* Biểu hiện: đau bụng vùng thượng vị thành cơn đau dữ
dội, đau lan ra mạng sườn, có khi đau lan ra sau lưng, nóng
rát cồn cào ở thượng vị; người hay bực bội, dễ cáu gắt, giận
dữ làm cơn đau tăng lên; khi đau không thích xoa nắn (cự
án), kèm theo đau có ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, miệng đắng,
bụng đầy chướng, đại tiện táo, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng
hoặc trắng nhuận, mạch huyền.
- Pháp điều trị: sơ can hoà vị.
- Phương thuốc: Dùng bài Sài hồ sơ can thang (Sài hồ
12g, Xuyên khung 8g, Chỉ xác 8g, Hương phụ 8g, Bạch
thược 12g, Thanh bì 8g, Cam thảo 6g); hoặc bài Tiêu dao
CHỮA BỆNH VIÊM DẠ DÀY MÃN TÍNH (VỊ QUẢN THỐNG)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y
V
iêm dạ dày mãn tính (vị quản thống) là một bệnh
lý khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt là viêm dạ
dày mãn tính có nhiễm HP
(Helicobacter Pylory),
nếu không
được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy
hiểm như: làm teo niêm mạc dạ dày, phát triển dị sản ruột và
loạn sản, là tiền đề cho ung thư dạ dày. Vì vậy, việc điều trị
bệnh này luôn là mối quan tâm lớn của ngành y tế.

tán (Sài hồ 40g, Đương quy 40g, Bạch thược
40g, Bạch truật 40g, Bạch linh 40g, Chích
thảo 20g).
* Nếu có khí trệ: biểu hiện bụng đầy
chướng nhiều và đau, hay ợ chua, ợ hơi, khi
ợ hơi được thì đỡ đau.
- Pháp điều trị: sơ can lý khí.
- Phương thuốc: Dùng bài Trầm hương
giải khí tán gia giảm (Trầm hương 10g, Bạch
đậu khấu 10g, Nhục quế 10g, Đinh hương
10g, Hoàng liên 8g).
* Nếu có hoả uất: đau thượng vị nhiều,
đau nóng rát, ợ chua nhiều, miệng khô đắng,
chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
- Pháp điều trị: sơ can tiết nhiệt.
- Phương thuốc: Dùng bài Sài hồ sơ can
thang, gia thêm Xuyên luyện tử 12g, Mai
mực 12g.
* Nếu có huyết ứ: đau dữ dội ở một vị trí
nhất định vùng thượng vị, cự án, kèm theo
nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi đỏ lưỡi
đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực.
- Pháp điều trị: thông lạc hoạt huyết.
- Phương thuốc: Dùng bài Thất tiêu tán
(Ngũ linh chi, Bồ hoàng lượng bằng nhau).
* Nếu chảy máu nhiều kèm theo sắc mặt
và môi nhợt nhạt, người mệt mỏi, chân tay
lạnh, ra mồ hôi, chất lưỡi bệu, có ứ huyết,
rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sáp.
- Pháp điều trị: bổ huyết chỉ huyết.

- Phương thuốc: Dùng bài Hoàng thổ
thang (Đất lòng bếp 40g, Thục phụ tử 4-12g,
Hoàng cầm 12g, Cam thảo 6-8g, Bạch truật
12g, A giao 12g, Can địa hoàng 12g).
(Xem tiếp trang 38)
n
Nguyễn Thị Bích Hà
Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[37]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
người phản bác thì đấy là cách luyện cho bệnh
nhân tự kỷ thuần thục trong tư duy và hành
động. Một số bác sĩ điều trị sẽ tùy theo nhu
cầu của bệnh nhân để kết hợp các cách tập
luyện khác nhau. Thật khó mà biết được
những người tự kỷ cảm thấy những gì, nhưng
có thể gần gũi họ để phát hiện thế giới của họ.
Trường hợp sau đây là một ví dụ.
Một buổi tối, trong phòng ăn tại Serre-
Chevalier - một trung tâm thể thao mùa đông
(Pháp, miền Hauts-Alfres), có 6 thiếu niên
cùng 5 phụ trách đến từ Paris để tìm hiểu môn
trượt tuyết. Đó là Lisa, Ibrahima, Fabien,
Frédéric, Marcùs và Audrey. Họ đang bình
thản ăn tối với những phụ trách đã quen với
những hành vi lạ lùng của họ. Frédéric tươi
cười phát động cuộc nói chuyện: “Cậu biết

không, tớ đã đi đến Lisbonne…” nhưng cuộc
trao đổi dừng lại ở đó. Marcús hai tay che mặt,
trong khi Lisa rất căng thẳng đang cắn chiếc
ống áo sợi đan, vừa cắn vừa càu nhàu. Cô Ca-
role, người phụ trách, hai tay ôm chặt đầu em,
nói: “Như thế để em ấy dễ chịu, khi đang kinh
sợ, em cần phải cảm thấy an toàn…”.
Rõ ràng, sự thay đổi thường khó chịu đựng
đối với những người tự kỷ. Nhà nữ tâm lý học
Arielle giải thích: “Chúng có xu hướng theo
các nghi thức để làm dịu các nỗi sợ hãi.
Chúng lặp lại những động tác, những câu nói
như nhau để cho thế giới mất ổn định trở lại
an toàn. Tự kỷ mang nhiều hình thức đa dạng,
nhưng thường mang những đặc thù cảm giác
khiến cho thế giới bên ngoài khó nắm bắt, và
có thể dẫn người tự kỷ đến hành động phải bịt
tai hay nhắm mắt, cũng như đi tìm những kích
thích mạnh: đóng sập cửa, kêu lên, vỗ tay…
Bởi lẽ các âm thanh được tri giác như là rất
yếu hoặc trái lại rất chói tai. Và tiếng đập trái
TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ TRẺ TỰ KỶ
n
Hoan Châu dịch
T
heo phân loại quốc tế, tự kỷ thuộc các
chứng rối loạn lan tràn của sự phát triển.
Đây là một chứng rối loạn phát triển
thần kinh, nguyên nhân không rõ và các biểu hiện
cũng rất đa dạng. Chẩn đoán bệnh dựa vào bộ ba

tập tính: 1. Rối loạn về giao tiếp (chậm nói hoặc
không nói); 2. Rối loạn các tương tác xã hội (không
cười, vẻ thờ ơ); 3. Rối loạn tập tính (hoạt động
theo những mẫu lặp đi lặp lại, ít quan tâm đến xung
quanh…). Một số dạng tự kỷ có thể tăng cường
năng lực trí tuệ, một số khác thì dẫn đến thiểu
năng trí tuệ nhẹ hoặc nặng. Theo Viện INSERM
(Viện Quốc gia Y tế và Nghiên cứu y học), khoảng
60/10.000 trẻ bị tự kỷ và các chứng rối loạn lan
tràn của phát triển, bé trai bị nhiều hơn bé gái.
Trên thế giới hiện nay chưa có cách chữa lành chứng
tự kỷ, nhưng có nhiều phương pháp điều trị giúp các bệnh
nhân này có thể tiến bộ và tự chủ được để sống tốt hơn.
Cho đến nay, tại Pháp, các phương pháp được sử dụng
đều dựa theo phân tâm học: trò chơi, hình vẽ dạng chữ,
kể chuyện, hội họa, sân khấu Những phương pháp này
bị phản đối bởi các ý kiến cho rằng cách điều trị đó đã
xem tự kỷ là một chứng rối loạn cảm xúc mà những người
xung quanh cũng phải một phần chịu trách nhiệm. Hiện
nay, tại Pháp đang phát triển những phương pháp khác
nhằm vào tập tính, trên cơ sở để cho bệnh nhân tập thực
hiện các hành vi (tự ăn uống một mình, mặc quần áo, sắp
xếp đồ đạc, đáp lại các lời yêu cầu…) trong một môi
trường được cấu trúc (khu vực xác định cho các bữa ăn,
chơi, lao động, dùng các hình vẽ dạng chữ). Theo những
Thông tin
KH-CN Nghệ An
SỐ 7/2013
[38]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

đám trẻ xỏ giày trượt tuyết, thì Frédéric nói
chuyện về Lisbonne với huấn luyện viên…,
còn Lisa thì nhấm tuyết trên bao tay của
mình. Đám học sinh vụng về mang ván trượt
tuyết, tập bước đi, tập quay trước khi cảm
nhận các cảm giác trượt đầu tiên. Ibrahima
thốt lên một tiếng hét dài khi xuống dốc lần
đầu, còn Marcus thì cười phá lên với thiết bị
kéo người lên cao… trước khi bổ nhào cách
đó mấy mét. Cô Stephanie kéo em Fabien
theo dốc và phấn khởi nói: “Thật đúng như
đối với các trẻ mới học”. Cũng như học trò,
các huấn luyện viên càng lúc càng thoải mái
và tươi cười. Cuối cùng, các hình vẽ dạng chữ
chuẩn bị cho đám thiếu niên này không cần
thiết nữa cho bài học đầu tiên này. Thầy Syl-
rian, huấn luyện viên nhận xét: “Marcus
không nói chuyện với tôi, nhưng em đáp lại
các câu hỏi của tôi, và tôi trông thấy nụ cười
rộng mở của em”. Còn cô Isabelle thì giải
thích: “Lisa không nói gì cả nhưng cứ xem
thái độ của em thì tôi biết thế này có ổn hay
không?”. Để đỡ mệt hơn, buổi tập hôm sau
sẽ có đoạn tạm nghỉ, được báo trước trên
“đường thời gian”. Sau những lần trượt đầu
tiên, em gái Audrey thường ít nói, nay lại hát
lẩm nhẩm, Marcus thì thấy không che mắt
nữa, và Fabien cứ lặp đi lặp lại với nụ cười
rộng mở “Hay thật đấy, trượt tuyết hay
thật!”. Những chi tiết chẳng có gì đáng kể?

Có lẽ thế, nhưng chúng có dấu hiệu của
phương pháp điều trị thành công./.
Theo Tạp chí Phosphore 4/2013
tim hoặc hơi thở có khi cũng lẫn vào tiếng nói”. Như vậy,
sự tri giác các tiếng động xung quanh của người tự kỷ có
thể làm rắc rối thêm các hoạt động thể hiện ra ngoài. Thị
giác của người tự kỷ nhằm vào chi tiết (như mắt, miệng )
hơn là vào tổng thể (như cả gương mặt) thế nên khó nhận
dạng hoặc phân tích không chính xác các chuyển động
nhanh. Độ nhạy cảm có thể cực cao, ngược lại có thể
không có. Một số bệnh nhân không cảm nhận được màu
sắc, nhưng trong một lúc lên cơn thì không chịu đựng nổi
chiếc áo sơ mi dệt chạm vào da.
Do đó, việc tiến hành điều trị cả một tuần lễ tại vùng
trượt tuyết gần như là một thách thức đối với 6 trẻ tự kỷ
trên. Tại Viện Y học - Giáo dục Roland Bourrard (IME),
các em được làm quen với hoạt động, các nghệ thuật tạo
hình và có khi vào công viên Disney một ngày hoặc vào
rừng. Một tuần nơi trượt tuyết, đấy là lần đầu tiên. Arielle
nhận xét: “Vùng đất lạ gây sợ hãi, nhưng cần dấn thân
vào đất lạ để học hỏi”. Marie, người phụ trách bộ môn thể
thao nói thêm: “Chúng tôi có mặt tại đấy để trấn an các
em, giúp các em tiến lên. Mục đích là làm các em cảm thấy
sảng khoái tối đa”.
Khi thức dậy, niềm sảng khoái vẫn còn khó nhận thấy.
Lisa đang bồn chồn, Audrey vừa có một cơn khóc lóc
khiến cho Florian, người phụ trách phải ủ em trong một
cái chăn để dỗ cho nín đi. Cứ mỗi buổi sáng, cô Marie
trình bày cho đám trẻ hình “đường thời gian”, là một
chuỗi hình vẽ dạng chữ mô tả bằng hình ảnh sự diễn biến

của một ngày. “Điều nhìn thấy sẽ dễ hiểu hơn. Thời gian
một ngày được thể hiện bằng các giai đoạn có thể dự kiến
được cụ thể khiến các em an tâm”, cô giải thích.
Các huấn luyện viên trượt tuyết dù tự nguyện và đã
được đào tạo nhưng cũng là lần đầu tập luyện cho các trẻ
tự kỷ. Sau 2 ngày học lý thuyết là đến giờ thực hành và
“họ muốn thực hành ra trò!”. Trong khi các thầy cô giúp
2. Thể tỳ vị hư hàn
- Biểu hiện: đau thượng vị âm ỉ, liên miên, nôn
nhiều ra nước trong, gặp lạnh đau tăng, khi đau thích
xoa bóp, chườm nóng, kèm theo sợ lạnh, tay chân
lạnh, ăn kém, thích ăn đồ ấm nóng; bụng đầy thường
xuyên, đại tiện lỏng nát; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng,
mạch trầm nhược.
- Pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.
- Phương thuốc: Dùng bài Hoàng kỳ kiến trung
thang (Quế chi 3-4g, Sinh khương 3-4g, Đại táo 3-
4g, Thược dược 6g, Cam thảo 2-3g, Hoàng kỳ 3-4g,
A giao 20g); hoặc bài Hương sa lục quân tử thang
(Nhân sâm 3-4g, Truật 3-4g, Phục linh 3-4g, Bán hạ
3-4g, Trần bì 2,0g, Hương phụ tử 2,0g, Đại táo 1,5-
2g, Sinh khương 1,5-2g, Cam thảo 1,0g, Hoắc hương
1-2g).
Với phác đồ điều trị trên, trong năm 2012, Bệnh
viện Y học cổ truyền Nghệ An đã điều trị được 121
bệnh nhân, trong đó, 32 bệnh nhân được chữa khỏi
hoàn toàn (đạt 26%); 89 bệnh nhân thuyên giảm (đạt
74%). Kết quả này đã khẳng định phác đồ trên có tác
dụng tốt đối với bệnh viêm dạ dày mãn tính./.
CHỮA BỆNH VIÊM DẠ DÀY MÃN TÍNH (Tiếp theo trang 36)

×