Cổng thông tin điện tử Đoàn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
1
XÃ HỘI HỌC
QUẢN LÝ
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
2
Chương I:
QUẢN LÝ VÀ XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ
I.KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ
1. Quản lý
Quản lý là một loại hoạt động cơ bản của đời sống xã hội bên cạnh
các hoạt động như sản xuất vật chất, tái sản sinh xã hội, sản xuất của cải
tinh thần, giao tiếp.
Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu không hẳn giống
nhau.
Có ý kiến cho rằng quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt
động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.
Có người cho quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự
hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.
Cũng có tác giả quan niệm quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo
đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của
nhóm v.V…
Từ các quan niệm đó ta có thể rút ra một đònh nghóa về quản lý như
sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các
cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện tác động
của môi trường.
Như vậy quản lý được hiểu là một loại hoạt động và nó phải có các
yếu tố đặc trưng đó là: phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đã đặt ra cho
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
3
cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác
động; Chủ thể phải thực hành việc tác động.
Chủ thể quản lý có thể là một người hay nhiều người, một thiết bò.
Còn đối tượng quản lý là con người hoặc giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
2. Quản lý và lãnh đạo
Hai thuật ngữ này thường dùng cho các hệ thống có các con người ở
trong, chúng không đồng nhất về nghóa. Chúng giống nhau là đều bao
hàm nghóa tác động và điều khiển nhưng khác nhau về mức độ và
phương thức tiến hành. Lãnh đạo là quá trình đònh hướng dài hạn cho
chuỗi các tác động của chủ thể quản lý; còn quản lý là quá trình chủ thể
tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bò quản lý để thực hiện các
đònh hướng tác động dài hạn. Lãnh đạo là quản lý nhưng mục tiêu rộng
hơn, xa hơn, khái quát cụ thể hơn. Còn quản lý là lãnh đạo trong trường
hợp mục tiêu cụ thể hơn, chuẩn xác hơn. Có lúc người quản lý phải làm
người lãnh đạo và ngược lại. Việc lãnh đạo và quản lý do chủ thể quản
lý tiến hành, chủ thể có thể là duy nhất, cũng có thể là không duy nhất,
tức có thể có từ hai lực lượng, hai phân hệ trở lên nhưng nói chung để
cho quá trình quản lý có hiệu quả cao thì lãnh đạo và quản lý phải thống
nhất với nhau.
Trong tài liệu này chúng ta dùng thuật ngữ quản lý với nghóa bao hàm
cả lãnh đạo.
3. Các dạng quản lý
Người ta có thể chia ra các dạng quản lý dựa vào đặc điểm quản lý
đối tượng quản lý như sau:
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
4
- Quản lý giới vô sinh( nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, thiết bò máy
móc, sản phẩm…)
- Quản lý giới sinh vật( vật nuôi, cây trồng)
- Quản lý xã hội con người( Đảng, Đoàn thể, nhà nước, kinh tế).
Tuy nhiên, việc quản lý giới vô sinh hoặc giới sinh vật suy cho cùng
cũng để phục vụ cho con người, cho nên tất cả các dạng quản lý đó cũng
sẽ bò cuốn hút vào quản lý xã hội. Vì vậy khi chúng ta nói quản lý trong
tài liệu này là thực chất nói đến quản lý xã hội.
4. Tại sao phải quản lý
- Thực tiễn đã cho thấy những thất bại trong sản xuất, kinh doanh
cũng như trong các lónh vực phi kinh doanh đều chủ yếu do quản lý tồi,
do thiếu kinh nghiệm quản lý. Ngân hàng Châu Mỹ “báo cáo về kinh
doanh nhỏ” cho rằng phân tích cuối cùng thì 90% thất bại trong kinh
doanh là do thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý.
- Đặc biệt ở các nước đang phát triển thì sự yếu kém về khả năng
quản lý là một nguyên nhân chủ yếu. Các chuyên gia phát triển kinh tế
đã cho thấy rằng sự cung cấp tiền bạc công nghệ không đem lại sự phát
triển. Vì ở đây đang thiếu thốn chất lượng và sức mạnh các nhà quản lý.
- Thời đại ngày nay cũng cho thấy rõ các thành tựu khoa học kỹ
thuật phát triển nhanh trong khi đó những thành tựu khoa học xã hội
chậm phát triển nên không có được sự hướng dẫn của những chính sách
xã hội và hoạt động xã hội của chúng và do đó đã rất lãng phí.
-Quản lý là một yêu cầu tất yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức cũng
như mọi cấp độ của tổ chức trong một cơ sở, một hệ thống. Vậy mà chúng
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
5
ta biết xã hội hiện đại là xã hội của tổ chức cho nên quản lý là điều càng
không thể thiếu.
5. Mục tiêu của quản lý
Mục tiêu của quản lý là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi
người có thể hoàn thành được các mục tiêu theo nhóm( với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự không thỏa mãn cá nhân ít nhất) hoặc ở đó họ có thể
đạt được mục tiêu mong muốn tới mức có thể được với các nguồn lực sẵn
có. Những yêu cầu cơ bản đặt ra cho quản lý ngày nay đó là:
- Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, sử dụng nhân lực có hiệu
quả nhất.
- Bảo đảm mức thỏa mãn cao nhất có thể được đối với những yêu
cầu của qui luật phát triển xã hội.
- Bảo đảm sự phù hợp của quan hệ xã hội với sự phát triển của cơ
sở vật chất kỹ thuật.
- Phải tính đến những hậu quả của cách mạng khoa học kỹ thuật,
công nghệ.
6. Chức năng của quản lý
A. Lập kế hoạch: Là quá trình vạch ra các mục tiêu và quyết đònh
phương thức đạt được mục tiêu. Đó là sự xác đònh trước xem phải làm cái
gì, làm thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Lập kế hoạch là bắc một nhòp
cầu từ trạng thái hiện tại đến điều mong muốn trong tương lai.
Chính lập kế hoạch là làm cho mọi thành viên trong hệ thống của
mình xác đònh được mục đích, mục tiêu, biết được nhiệm vụ để thực hiện
một cách có hiệu quả.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
6
B. Tổ chức: Là quá trình phân công và phối hợp các nhiệm vụ và
nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã được vạch ra. Nó bao gồm việc
xây dựng một cơ cấu đònh trước về các vai trò cho con người đảm đương
trong một cơ sở( một tổ chức). Nó giúp các cá nhân biết được công việc
mỗi người có một mục tiêu nhất đònh và họ biết được công việc của họ
sẽ ăn khớp với công việc những người khác để tạo ra sự nỗ lực chung của
nhóm. Con người hành động trong một trật tự tổ chức phân công bao giờ
cũng có hiệu quả cao hơn sự thiếu phân công. Nó tránh được tình trạng
“cha chung không ai khóc”.
C. Hướng dẫn, lãnh đạo: Là sự tác động đến con người sao cho họ sẽ
sẵn sàng cố gắng hăng hái hướng tới sự đạt được mục tiêu của nhóm và
của tổ chức. Đây là quá trình người quản lý phải đối phó với những vấn
đề phát sinh từ con người, từ những ham muốn và thái độ của họ, từ
những hành vi của họ. Vì vậy cũng có nghóa là thực hiện những giao tiếp
của mình một cách hữu hiệu, hợp qui luật tâm lý xã hội.
C. Kiểm tra: Là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích
hợp để bảo đảm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nó đo lường sự thực
hiện nhiệm vụ so với những mục tiêu và so với kế hoạch; nó vạch ra
những chỗ lệch lạc tiêu cực và đưa ra những tác động để điều chỉnh
những sai lệch đó giúp hoàn thành kế hoạch. Từ việc kiểm tra mà người
ta qui trách nhiệm cho những con người cụ thể và từ đó chấn chỉnh công
việc của từng người cụ thể. Bởi lẽ mọi công việc suy cho cùng đều do
từng người cụ thể thực hiện, chứ tự kế hoạch không thể đi đến thành
công được.
7. Các nguyên tắc phương pháp luận của quản lý
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
7
A. Nguyên tắc tính khách quan của quản lý: có nghóa là bảo đảm tính
khách quan của bản thân sự quản lý. Ở đây nó đòi hỏi nhà quản lý không
những phải biết đến những qui luật phát triển khách quan của xã hội và
dựa vào đó để đưa ra các quyết đònh quản lý phù hợp tiến trình phát triển
khách quan mà còn phải biết dựa vào những sự kiện đáng tin cậy trong
khi thực hiện quản lý. Tính khách quan còn có ý nghóa quan trọng trong
việc kiểm tra sự thực hiện một quyết đònh đã được đưa ra, nó đòi hỏi phải
phân tích vô tư quá trình và kết quả của việc thực hiện quyết đònh ấy.
B. Nguyên tắc tính cụ thể của quản lý: có nghóa là chia các nhiệm vụ
thành những nhiệm vụ chủ yếu và thứ yếu để hướng một cách đúng đắn
những cố gắng của các thành viên của tập thể vào những mục đích quản
lý. Tính cụ thể cũng có nghóa là qui hoạch thông qua những biện pháp
tiến hành cụ thể trong quản lý gắn với những con người, thời gian, điều
kiện tài chính cho phép.
C. Nguyên tắc tính kế thừa: Là một yêu cầu khách quan của việc
quản lý các quá trình xã hội một cách khoa học. Tính kế thừa ở đây có
nghóa là nắm lấy những kinh nghiệm tiên tiến, hoàn thiện đổi mới nhân
viên quản lý, chuyển công tác quản lý cho người trẻ tuổi. Nguyên tắc kế
thừa không cho phép cải tổ quản lý khi chưa có đủ cơ sở khoa học cho
phép tiếp nhận phương pháp quản lý mới.
D. Nguyên tắc tính phương hướng: có nghóa là phát triển công tác
quản lý bằng cách thay thế những hình thức cũ bằng những hình thức
mới, đưa hoạt động của hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn, áp
dụng những phương tiện kỹ thuật ngày càng nhiều để thay thế đến mức
cao nhất lao động con người. Tính phương hướng trong quản lý là để
ngăn ngừa tình trạng tự phát.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
8
E. Nguyên tắc tính khoa học: Là đòi hỏi phải đặt công tác quản lý
trên những cơ sở khoa học. Những cơ sở này được tạo nên bởi sự hiểu
biết của cán bộ quản lý về những qui luật phát triển của xã hội, về lý
luận quản lý, về những thông tin do khoa học mang lại từ các tổ xã hội
học trong các công ty xí nghiệp chẳng hạn.
Các nguyên tắc trên đây có quan hệ biện chứng với nhau.
8. Các nguyên tắc tổ chức của quản lý.
A.Những nguyên tắc về phân công lao động và quyền lực xã hội:
- Nguyên tắc phân công lao động xã hội: Là phân công lao động theo
nghề nghiệp, xí nghiệp, ngành, đơn vò, lãnh thổ; là chuyên môn hóa lao
động nghề nghiệp gắn với quyền hạn nhất đònh.
- Nguyên tắc hệ thống quyền lực: Là hệ thống quản lý được xây
dựng thành một hệ thống hình tháp nhiều tầng trong đó khâu trên có
quyền quản lý khâu dưới. Đó là hệ thống cấp bậc về quyền lực bảo đảm
hoạt động có hiệu quả của tổ chức.
- Nguyên tắc chế độ tập trung-dân chủ: Sự tập trung biểu hiện tổ
chức phải có một bộ chỉ huy lãnh đạo; có lề lối làm việc hợp lý; thực hiện
chế độ một thủ trưởng; giữ bí mật cho tổ chức, nhất là khi còn khó khăn.
Sự dân chủ thể hiện ở việc xác đònh rõ nhiệm vụ, quyền hạn các cấp; tự
chòu trách nhiệm; sự chấp nhận đấu tranh liên kết. Nguyên tắc tập trung
dân chủ còn biểu hiện ở nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
- Nguyên tắc quyền hạn và nghóa vụ phải tương xứng nhau: Thừa
hoặc thiếu quyền hạn đều không tốt. Thừa quyền hạn ở người này thì sẽ
thiếu quyền hạn ở người khác. Vì vậy phải phân tích để phân chia quyền
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
9
lực và dự liệu sự kết hợp quyền hạn, nghóa vụ một cách hợp lý. Sự kết
hợp ấy phải được qui đònh rõ ràng cho mỗi người.
B. Nhóm nguyên tắc về hiệu quả của những quyết đònh quản lý và về
Tổ chức công tác quản lý.
- Nguyên tắc đưa ra quyết đònh có căn cứ: Nghóa là quyết đònh đưa ra
có tính khách quan, tính cụ thể phù hợp mục đích chính trò của nhà nước
và những luật lệ hiện hành và có căn cứ về kinh tế.
- Nguyên tắc tính kế hoạch: Là phải đặt mục đích và vạch chương
trình hành động nhằm đạt mục đích tức phải qui hoạch.
- Nguyên tắc lựa chọn và phân bổ cán bộ một cách đúng đắn: Là
phải xác đònh xem người cán bộ phải biết những gì và phải có những
phẩm chất như thế nào. Phải xuất phát từ việc để sắp xếp bố trí người.
Chọn người qua hồ sơ tài liệu và qua thực tiễn thử việc, tập sự, thay thế
tạm thời.
- Nguyên tắc chú trọng những lợi ích cá nhân và kích thích cán bộ
về vật chất và tinh thần: Là quan tâm lợi ích kinh tế cũng như sự thăng
tiến, phát triển nhân cách cá nhân.
- Nguyên tắc công tác nhòp nhàng: Là đòi hỏi tính đồng bộ, sự phối
hợp ăn khớp giữa các bộ phận của tổ chức.
- Nguyên tắc kiểm tra xã hội: Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi
như không lãnh đạo.
9.Phương pháp quản lý.
A.Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống.
-Các phương pháp tác động lên con người: hành chính, lợi ích, giáo
dục, gây áp lực về mặt tâm lý, hiện thực hóa ước mơ …
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
10
-Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của hệ thống: các
phương pháp có tính nghiệp vụ chuyên sâu như tài chính, lao động, công
nghệ, thông tin, pháp chế vật tư, …(dùng công cụ toán học kinh tế để quản
lý).
B.Các phương pháp tác động lên các hệ thống khác.
Tùy thuộc vào mối tương quan lệ thuộc cụ thể mà có cách sử dụng
phương pháp thích hợp như các phương pháp kinh tế, các tác động tâm lý,
các phương pháp quan hệ pháp lý, các phương pháp cạnh tranh tiêu diệt
lẫn nhau, các phương pháp marketing, các phương pháp truyền thông …
II. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ
1. Hướng tiếp cận của xã hội học đối với quản lý
Xã hội học tiếp cận phân tích quản lý từ góc độ coi quản lý là gắn với
những kiểu mẫu hành vi theo nhóm, hay còn gọi là những kiểu hành vi
theo tổ chức. Và một tổ chức có thể có nghóa là một hệ thống, hoặc một
kiểu mẫu của một tập hợp những quan hệ theo nhóm nào đó trong một
công ty, trong một cơ quan nhà nước, trong một bệnh viện, hoặc trong bất
kỳ một loại hình hoạt động khác.
Xã hội học quan niệm mỗi tổ chức khi được hình thành nên, bên trong
nó luôn tồn tại những thành phần, những bộ phận như là một cơ cấu xã
hội, với một tập hợp phức tạp của những mâu thuẫn, những áp lực, những
thái độ tác động qua lại, phát sinh từ những nền tảng văn hóa của con
người. Và rất nhiều vấn đề của chúng ta trong quản lý đã phát sinh ra từ
những thái độ, những mong muốn và những kiểu mẫu hành vi theo nhóm.
Chẳng hạn vấn đề tôn giáo, dân tộc, học vấn.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
11
Các hành vi theo nhóm này bao giờ cũng gắn một cách chặt chẽ với
một kiểu cơ cấu tổ chức với việc lập kế hoạch và kiểm tra.
Như vậy xã hội học vẫn phải sử dụng những kỹ thuật và lý thuyết cơ
sở về quản lý để tiếp cận vấn đề.
Khác với các khoa học khác, xã hội học nghiện cứu hoạt động quản
lý trong tính chỉnh thể của nó.
2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học quản lý
Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội để tìm ra cái logic xã hội
của các hiện tượng đời sống xã hội. Nghóa là nó tập trung nghiên cứu mặt
xã hội của thực tại xã hội. Vì vậy khi áp dụng vào nghiên cứu hiện tượng
quản lý, xã hội học cũng tập trung tìm hiểu mặt xã hội của nó. Xã hội
học tập trung nghiên cứu cách thức phối hợp của các thành viên giữ
những vò thế xã hội khác nhau trong nhóm với mục đích bảo đảm hiệu
quả tối đa do nhóm đặt ra từ trước. Như vậy xã hội học quản lý được hiểu
là một khoa học nghiên cứu cách thức phối hợp hoạt động của các thành
viên chiếm giữ những vò thế xã hội khác nhau trong tổ chức xã hội nhằm
đạt tới mục tiêu chung của tổ chức đó.
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học quản lý là cách thức phối hợp
hoạt động của các thành viên được sắp xếp một cách trật tự trong một cơ
cấu xã hội. Chính cách thức phối hợp hoạt động của nhiều con người
trong một hoạt động chung nhằm đạt tới mục đích chung có những đặc
thù xã hội của nó. Khi con người phối hợp với nhau trong một hoạt động
nào đó thì tất cả những đặc tính xã hội về cơ cấu, lối sống, văn hóa… đều
được biểu lộ. Tuy nhiên, do tính chất của một tổ chức xã hội, các yếu tố
xã hội sẽ qui đònh hành vi của con người trong một hoạt động tập đoàn(
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
12
hành vi theo nhóm). Xã hội học quản lý nghiên cứu cách thức mà con
người phối hợp với nhau, cách thức đó chỉ xuất hiện khi chỉ có một hoạt động
chung. Nghóa là nó xuất hiện một nhu cầu xã hội mới. Đó là một đòi hỏi khách
quan của xã hội. Hoạt động chung không phải là tổng hoạt động đơn lẻ của
từng cá nhân cộng lại mà đó là hoạt động có tính chất xã hội, là sản phẩm của
sự tương tác giữa nhiều cá nhân như hợp kim là sản phẩm mới của sự kết hợp
nhiều kim loại.
Vì đối tượng của xã hội học quản lý là tập trung nghiên cứu cách thức hay
mô hình hoạt động tập đoàn tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành viên
trong một tổ chức xã hội, do đó cần xác đònh khách thể và đối tượng nghiên
cứu một cách rõ ràng hơn.
Khách thể của xã hội học quản lý là nghiên cứu trên các tổ chức xã hội và
một tổ chức xã hội lại được hình thành do sự sắp xếp có tính trật tự của các vò
thế xã hội. Các vò thế xã hội này gắn liền với những con người cụ thể.
Nói một cách chung nhất, đối tượng của xã hội học quản lý chính là cách
thức hoạt động của một tổ chức xã hội, trong đó chủ yếu nghiên cứu mối quan
hệ giữa các vò thế xã hội mà cụ thể là vò thế quản lý và vò thế bò quản lý. Một
cách đơn giản nhất, người ta cũng có thể nói đối tượng xã hội học quản lý là
nghiên cứu hoạt động của các nhà quản lý và nghiên cứu hoạt động của các
nhân viên trong một tổ chức xã hội nhất đònh.
3. Ý nghóa của việc nghiên cứu xã hội học quản lý
Xã hội học về quản lý giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của yếu tố
quyền lực, của hệ thống tổ chức, của cán bộ quản lý, của thông tin trong quản
lý cũng như những xu hướng biến đổi và những phát sinh về mặt xã hội trong
mối quan hệ giữa vò thế quản lý và vò thế bò quản lý có ảnh hưởng đến hiệu
quả công tác để trên cơ sở đó có chính sách đúng tác dụng vào quản lý đem
lại sự ổn đònh phát triển vì lợi ích chung của xã hội.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
13
Chương II :
QUAN NIỆM QUẢN LÝ CỔ VÀ TRUNG ĐẠI
I. QUAN NIỆM QUẢN LÝ CỦA PHƯƠNG TÂY
Hai đại biểu cho tư tưởng quản lý phương Tây nổi bật đáng chú ý
đó là Platon (Hy lạp) như hiện thân của “Vương đạo” gần với Nho gia và
Machievel (Ý) với chủ trương “Bá đạo” gần với Pháp gia.
1.Platon với quan niệm đạo đức trong quản lý xã hội.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
14
A.Với Platon(427-347TCN), tổ chức xã hội và giáo dục con người
là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý. Platon chú trọng đến giáo
dục chiến binh, giới lãnh đạo được chọn lựa trong hàng ngũ chiến binh.
Theo Platon sức mạnh xã hội là đoàn kết, hợp nhất giữa những phần tử
trong xã hội; vì vậy thực hiện sự đoàn kết là việc thiết yếu. ng cho rằng
nguyên nhân chia rẽ trong xã hội, làm xã hội suy yếu là do lòng ghen
tuông, ganh tò mà ra vì người này không có cái mà người khác có. Để
tránh điều đó ông đề nghò một chế độ cộng sản hoàn toàn, không có sở
hữu riêng kể cả con cái và phụ nữ. ng đã nhận đònh rằng chỉ có các bậc
hiền triết mới lãnh đạo được xã hội, bởi họ mới hiểu rõ chân lý gốc
thiện. Chân dung nhà quản lý, nhà hiền triết là : Ham chuộng hiểu biết;
thành thật để được người khác tin tưởng; điều độ để tự chủ, không thái
quá; không có tham vọng cá nhân; có nhiều kinh nghiệm.
B.Platon không những quan tâm đến con người và đạo đức của
người lãnh đạo quản lý mà còn nghiên cứu về chính thể. Theo ông có hai
hình thức nhà nước : Hình thức quân chủ và hình thức q tộc và chỉ có sự
dung hòa giữa hai chế độ đó mới hy vọng đạt được kết quả tốt đẹp.
Platon qui trách nhiệm nặng nề về sự xuống cấp xã hội, sự yếu
kém của nhà nước là do năng lực nhu nhược của giới lãnh đạo quản lý.
Vì vậy ông lưu ý cần phải đào tạo những nhà lãnh đạo một cách kỹ lưỡng
để họ có đủ năng lực chuyên môn, có đủ đức độ cần thiết để bảo đảm
cho sự ổn đònh phát triển xã hội.
C. Platon là người đầu tiên đưa ra qui luật sự đa dạng hóa một cách
cân đối trong lao động trên cơ sở của 3 yếu tố :
- Sự đa dạng nhu cầu của con người.
- Sự đa dạng về năng lực lao động.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
15
- Sự đa dạng của các loại hình lao động.
Sự khác biệt về nhu cầu của các khu vực (nông thôn, thành thò)
cũng như lối sống của họ đòi hỏi phải có sự quản lý cho phù hợp. Từ lý
do đó, các nhà cầm quyền trong xã hội đã tổ chức lao động theo kiểu
chuyên môn hóa nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động, đáp
ứng những nhu cầu phát triển mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần của
xã hội.
Platon cũng là người đầu tiên đưa ra lý luận về tổ chức nô dòch theo
nghề nghiệp. Vệc quản lý xã hội sẽ qui về việc thiết chế hóa nghề
nghiệp (chủ nô-nô lệ, lao động trí óc, lao động chân tay)
2. Machiavel với quan niệm phi đạo đức trong quản lý xã hội .
A. Machiavel (1469-1527) cho rằng quân vương có thể chinh phục
được các vương quốc bằng 2 yếu tố : sức mạnh và mưu mô. ng cho rằng
người ta tìm cách giữ ngai vàng, quyền hành bằng luật pháp hoặc vũ lực.
Lối trên là lối của con người, lối sau là lối của loài cầm thú nhưng vì lối
thứ nhất trong nhiều trường hợp tỏ ra kém hiệu quả nên buộc lòng phải
dùng lối thứ hai.
B. Machiavel cho rằng một quân vương lý tưởng phải hội đủ tất cả
những tính tốt (rộng lượng, giúp người, thương người, trung tín, cứng rắn,
can đảm, vui vẻ, dễ chòu, trong sạch, thành thật…). Nhưng trong thực tế
và hoàn cảnh của con người không cho phép một quân vương phải có đầy
đủ đức tính tốt trên, cho nên tốt xấu tùy lúc. Xét cho cùng quân vương chỉ
cần biết tránh tật xấu có thể không làm mất nước.
C.Về đối ngoại, quân vương không bao giờ nên giúp một quân
vương khác mạnh vì làm như vậy là tự đào huyệt chôn mình. Đối với cố
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
16
vấn và cộng sự, quân vương phải nghe lời khuyên của họ nếu ông ta
muốn nhưng không được để họ lèo lái mình. Đồng thời quân vương cũng
phải nghó tới cộng sự, làm cho họ giàu sang, được trọng vọng để họ ngại
sự thay đổi nếu không có quân vương. Về lựa chọn bề tôi, quân vương
phải chọn người lỗi lạc, những thượng thư tốt chỉ là những người thừa
hành giỏi, làm theo ý muốn nhà vua chứ không theo ý mình, họ chỉ là
hạng nô lệ đặc biệt thụ hưởng lộc tước và phụng sự nhà vua. Đối với
quân đội, cần nâng đỡ họ, giữa quân đội và nhân dân, theo ông, nhà vua
nên đứng về phía quân đội vì họ có khí giới. Đối với nhân dân,
Machiavel khuyên vua cần phải làm cho họ sợ nhưng đừng để họ ghét.
Vì nếu để họ oán ghét thì họ sẽ nổi dậy và lúc đó sẽ có ngoại bang can
thiệp. Mâu thuẫn giữa được lòng dân và làm cho dân sợ là một bãi lầy
thảm trạng của những nhà độc tài. Mặt khác nhà vua phải biết khuyến
khích người tải, ủng hộ lãnh đạo phường hội. Nếu có thời cơ, vua nên tổ
chức lễ hội linh đình để dân giải trí. Thỉnh thoảng nhà vua xuất hiện
trước dân chúng, tỏ sự nhân ái và hào phóng của mình.
Những phép thuật trò nước của Machiavel dần dần biến thành chủ
nghóa Machiavel .
Như vậy, nếu Platon đề cao phẩm chất đạo đức của người quản lý
thì trái lại Machiavel không ảo tưởng, không thành kiến mà tỏ ra thực tế
hơn. Những quan điểm của Machiavel xuất hiện trong giai đoạn lòch sử
phức tạp nên trong đó có nhiều nội dung được đánh giá trái ngược nhau.
II. QUAN NIỆM QUẢN LÝ CỦA PHƯƠNG ĐÔNG
1.Khổng Tử với quan niệm thiên trò, nhân trò.
A.Quan niệm về người lãnh đạo.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
17
Khổng Tử (551-479 TCN) phân biệt thành 4 hạng người đó là :
Những kẻ sinh ra mà biết là hạng cao hơn hết. Kế đó là hạng học mà
biết. Sau nữa là hạng tối trí mà cố học. Tối trí mà không học là hạng thấp
hơn hết.
Thánh nhân là bậc toàn thiện và cao nhất, sinh ra đã biết. Thánh
nhân noi gương trời mà hành sự.
Thiên tử là bậc thánh nhân lónh mệnh trời trò dân, thiên tử là người
trời, làm gạch nối giữa trời và người .
Khổng Tử không đặt quan trọng trên luật mà trên người (nhân) nên
gọi là nhân trò. Đó là sự cai trò dựa vào nhân luân, tức đạo lý con người.
Thuyết nhân trò chủ trương : con người là yếu tố quyết đònh của mọi nền
cai trò tốt hay xấu. Cho dù có pháp luật tốt mà không có con người tốt để
thi hành thì cũng không đem lại được nền hưng thònh cho xã hội (người
thi hành ở đây là bao gồm cả người cầm quyền lẫn người dân). Tư tưởng
nhân trò chủ trương dùng đạo đức để làm nền tảng cho xã hội, hơn là hình
pháp. Khổng Tử cho rằng : Dùng biện pháp hành chính mà dẫn dắt,
dùng hình phạt khiến đồng đều (tức khiến mọi người đều hướng về điều
thiện), thì dân cố giữ sao cho khỏi tội, nhưng không có lòng hổ thẹn.
Dùng đức mà dắt dẫn, dùng lễ khiến đồng đều, dân có lòng hổ thẹn và
trở thành tốt. (Luận ngữ). Trong thực tế phải hiểu nhân trò là dân kiểm
soát. Quyền của người cai trò gắn với đức của người đó : đức cao thì được
quyền, đức kém thì quyền suy, đức hết thì quyền mất. Cứu cánh của
chính quyền là phải lo cho dân được hạnh phúc. Không lo nổi thì mất
quyền tức mất thiên mệnh. Người cai trò phải tu thân sửa mình, nhận biết
và coi trọng hiền tài để sử dụng.
Khổng Tử cũng đề cập đến người quân tử như là loại người lãnh
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
18
đạo xã hội nói chung, chiếm đòa vò cao, có đức độ…là mẫu người thiện,
mỹ thuộc tầng lớp q tộc và được hiểu theo nhiều nghóa khác nhau.
Quân tử là người hội đủ trí, nhân, dũng.
- Trí là trí tuệ, tức là bậc biết cao nhất, cái giúp con người phân
biệt sự vật, sự phải, trái, thiện, ác.
- Nhân là đức độ, là thương người. Đức nhân là phẩm chất cao
nhất trong mọi đức của đạo làm người.
-Dũng là tính “không sợ”, là cố gắng thực hiện đến cùng cực, là
chòu nhục hơn người, là hiển đạt không kiêu, gặp tai ương không biến đổi.
Đó là nghóa dũng chứ không phải khí dũng (dũng mãnh nhà võ), nghóa
dũng khó hơn khí dũng.
B. Quan niệm về đào tạo giáo dục cán bộ quản lý.
Thời cổ đại, ở Trung Quốc việc giáo dục do nhà nước đảm trách
và chỉ có con nhà q tộc mới được đi học. Khổng Tử đã làm một cuộc
cải cách, ông lập ra trường tư và nhận học trò không phân biệt thành
phần, thân thế trong xã hội. Tu thân là đỉnh tối cao trong học tập rèn
luyện của học trò. Từ vua đến người thường ai ai cũng phải lấy tu thân
làm gốc. Tu thân để có đủ đức độ và khả năng cai trò thiên hạ.
Về việc đào tạo cán bộ quản lý chuyên nghiệp, theo Khổng Tử
việc tuyển chọn các nhà quản lý không phải chú ý quá nhiều đến cơ chế,
đến chính sách quản lý mà tập trung chủ yếu vào vấn đề con người quản
lý, đó là con người nào. Do vậy ông cho rằng quản lý không phải là năng
lực bẩm sinh mà là một năng lực có thể học tập để chiếm lónh được.
Chính vì thế, quan điểm của ông trong vấn đề đào tạo cán bộ quản lý
phải thông qua các giai đoạn như : tu thân, tề gia, trò quốc, bình thiên hạ.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
19
Tu thân tề gia phải được học tập ngay từ khi ở chương trình phổ cập tu
thân tề gia đối với mọi người, mọi tầng lớp. Những người học hết chương
trình phổ cập này, nếu học giỏi sẽ được học thêm lục nghệ( sáu nghề:
Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số), chỉ sau khóa nâng cao này ,mới được làm
quản lý. Những con người như thế gọi là kẻ só. Theo Khổng Tử có 2 cách
làm quan:
- Con cái của các tầng lớp q tộc quan lại được làm quan theo
phong tục “truyền tử” – Theo cách này thì họ làm quan rồi sau đó mới
học lễ, học nghóa.
- Là những người bình dân được học tập trước khi làm quan, họ thi cử
đỗ đạt và được làm quan.
Khổng Tử đánh giá loại quan thứ hai cao hơn vì họ có khả năng
thực tiễn và khả năng tự vận động cao hơn so với loại quan thứ nhất.
Khổng Tử lưu ý rằng nhà quản lý là người có quyền lực, có của cải
nên thường dẫn người ta tới xu hướng tham vọng về mặt quyền lợi coi
thường về mặt đạo lý. Do vậy con đường tốt nhất để loại trừ những yếu
điểm đó là nhà quản lý cần phải được học để biết mình ở vò trí nào trong
quan hệ xã hội, lúc đó cần phải giữ một trạng thái trung dung, đó là một
phương pháp xử thế hướng ngoại của cán bộ quản lý. Nghóa là cần biết
rõ vò trí trong quan hệ xã hội của nhà quản lý và người bò quản lý để xử
lý cho khách quan.
C. Về chính sách cán bộ
Theo Khổng Tử chọn người và đề bạt là theo năng lực, theo đức chứ
không theo giai cấp, không theo huyết thống, đó là một tư tưởng tiến bộ.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
20
Cũng không được quá cấu toàn trong chính sách cán bộ trên cơ sở phải
phân biệt được các vò trí và vai trò của từng loại cán bộ từ cao xuống
thấp để giao quyền. Đồng thời đòi hỏi ở họ những trách nhiệm và nghóa
vụ tương đương. Đối xử với cán bộ cần phải sáng suốt, đại lượng có thể
bỏ qua những sai phạm nhỏ cho cán bộ cấp dưới, nhưng kiên quyết
không bỏ qua những lỗi lớn có tính chất nghiêm trọng, không được làm
ngơ với những sai phạm của cấp dưới. Cán bộ cấp trên biết cán bộ cấp
dưới có đức, có tài mà không đề bạt, cất nhắc thì đó là loại cán bộ tiếm
quyền. Cần quan tâm đời sống cán bộ quản lý, đến chi1những sách khen
thưởng công bằng, kòp thời. Trong chính sách cán bộ phải trọng người
hiền và phải nghiêm khắc tiêu diệt kẻ ác, việc tiêu diệt kẻ ác chính là
trọng người hiền. Việc xử lý trừng phạt phải đối chiếu với vò trí nhiệm vụ
và quyền hạn của họ.
D.Về mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với nhân dân.
Khổng Tử quan niệm người quản lý là cha mẹ nhân dân, do đó trách
nhiệm của người quản lý đối với nhân dân là: phải biết dưỡng dân, làm
cho dân dư ăn, dư mặc; việc đánh thuế đối với dân phải nhẹ nhàng, đúng
mực, thực hiện nguyên tắc tiết kiệm; điều khiển huy động sức dân phải
phù hợp, kòp thời; việc phân phối sản phẩm xã hội phải coi trọng sự công
bằng và theo chế độ bình quân. Sự công bằng sẽ giúp xã hội hòa thuận,
trật tự, kỷ cương, do đó bảo vệ được chính quyền vững chắc hơn.
Bên cạnh dưỡng dân( nuôi dân, tổ chức đời sống cho dân), người
cầm quyền phải thực hiện giáo dân(giáo dục, dạy dỗ đối với dân). Việc
này phải thực hiện theo nguyên tắc người trên phải làm gương cho người
dưới. Đối với dân, phải dạy cho người ta hiểu tiên học lễ, hậu học văn,
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
21
thông qua những kỷ cương mà nhà nước đặt ra. Phương pháp chính hình
trong quan hệ giữa người quản lý và nhân dân cũng được Khổng Tử đề
cập tới, đó chính là biện pháp dùng mệnh lệnh, hình ở đây có nghóa là
hình pháp. Khổng Tử vốn rất đề cao phương pháp giáo dân coi đó là
chính để thực hiện mọi chính sách. Tuy nhiên ông không phủ nhận vai
trò chính hình trong việc cần thiết dùng nó để quản lý người dân, để diệt
trừ những hành vi sai lệch làm rối loạn xã hội.
Sử dụng thuyết chính danh, Khổng Tử đòi hỏi người quản lý phải
đặt đúng tên sự vật và gọi các tên của sự vật đúng bằng các tên của nó
vốn có, khiến danh của nó đúng thực chất của sự vật. Chính danh tức là
phải làm việc đúng với chức vụ, với danh hiệu mà xã hội trao cho mình.
Là phải ngay thẳng, sửa đổi uốn nắn mọi việc cho đúng đắn. Theo cách
này, nhà quản lý cũng như mọi thành viên xã hội sẽ làm việc đúng danh
phận của mình do đó mọi việc sẽ trôi chảy, có trật tự.
2.Mạnh Tử với quan niệm vương đạo, bá đạo
A.Quan niệm về người lãnh đạo
Theo Mạnh Tử (372-289 TCN) có 6 loại người:
-Thiện nhân: là người mà được ta cho là đáng hâm mộ. Lòng ham mê
có thể có thứ tốt có thứ xấu, biết ham mê điếu tốt là bậc thiện.
-Tín nhân: là người có điều thiện, thành thực trong lòng mà không dối
trá. Những ham mê chốc có chốc không, chưa phải là đức, phải tập luyện
nhiều lần cho trở thành tập quán, trở nên một bản tính tự nhiên thứ hai
của bản thân có thể tin được như vậy gọi là tín.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
22
-Mỹ nhân: là súc tích điều thiện đầy đủ. Bao giờ những điều thiện và
tín tích lũy đầy đủ khắp trong ngoài, nghóa là không chỉ thực bên trong
mà còn toát ra cả văn vẻ phong thái bên ngoài nữa thì gọi là mỹ.
-Đại nhân( quân tử): là điều thiện đầy đủ và rạng rỡ thì gọi là đại. Cứ
cái đà đó mà phát triển mãi cho đến lúc rực rỡ, huy hoàng chiếu rọi ảnh
hưởng ra xung quanh thì khi đó gọi là đại nhân quân tử.
-Thánh nhân: là hạng người vó đại, biến hóa vô cùng. Khi đó có sức
gây ảnh hưởng mãnh liệt, có sức cảm hóa lớn đối với chúng dân.
-Thần nhân: là bậc thánh mà người thường không thể lường biết được
gọi là thần.
Theo Mạnh Tử, thánh nhân và thường nhân đều giống nhau ở chỗ,
cũng có một bản tâm, bản tính, chỉ khác nhau ở chỗ giữ được và đánh
mất nó mà thôi.
Thiên tử là bậc thánh nhân, nhân đức toàn thiện, toàn mỹ, yêu
thương dân và bảo vệ dân. Lòng nhân đạo hay bất nhân của vua giúp cho
vua được hay mất thiên hạ. “Ba đời Hạ, Thương, Chu được thiên hạ nhờ
đức nhân và mất thiên hạ cũng vì bất nhân”.
Mạnh Tử cũng đề cập đến mẫu người quân tử nhưng cứng cỏi, sắc
sảo hơn của Khổng Tử. Theo Mạnh Tử, người quân tử trước tiên phải sửa
mình cho hoàn mỹ chứ không phải lo cho việc thỏa mãn ham muốn vật
chất hay tìm cách để cho người khác biết đến mình, phô trương cá
nhân.“Người quân tử xấu hổ khi thanh danh cao hơn sự thật”.
B. Việc đào tạo giáo dục người lãnh đạo.
Mạnh Tử chia loài người thành hai dạng: lao tâm và lao lực.” Kẻ
lao tâm cai trò người, kẻ lao lực bò người cai trò. Kẻ bò cai trò nuôi dưỡng
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
23
người, kẻ cai trò được người nuôi dưỡng. Đó là các nghóa thông thường
của thiên hạ”.
Mạnh Tử đi đến sự phân công trong xã hội, mỗi người đảm trách
một nhiệm vụ khác nhau, hoặc lao tâm hoặc lao lực. Ông đã phân biệt
lao động trí óc và lao động chân tay. Lao động trí óc trở thành một nghề
chuyên môn cần thiết không thể thiếu trong xã hội văn minh. Ông nhận
đònh nếu không có người quân tử thì lấy ai mà cai trò người dân thôn dã.
Nếu người quân tử mà được sử dụng tốt thì nước giàu, xã hội thái bình,
dân chúng được giáo hóa.
Cai trò theo quan niệm Mạnh Tử là phải được đào tạo, học tập.
Nghóa là từ thời đó người ta coi quản lý là một khoa học và nghệ thuật.
Việc cần học trước tiên là học đạo ( đức hạnh và tri thức). Phải học rộng
và phải biết phát triển sáng tạo các tri thức đã trau dồi được. Ông nói:
Đọc sách mà tin sách cả thì thà không đọc còn hơn. Ông cũng chỉ cho
môn đệ dưỡng các khí “hạo nhiên” trong người mình bằng cách làm
nhiều việc nghóa.
Trong việc tồn tâm dưỡng tính để đào tạo nhà lãnh đạo, Mạnh Tử
rất đề cao đời sống khắc khổ, hoàn cảnh khắc nghiệt. Theo ông những
điều đó sẽ có tác dụng giáo dục ý chí con người, sẽ giúp con người thành
công sau này. Ông cho rằng: Trong việc dưỡng tâm, không gì bằng bớt
lòng ham muốn đi; Và ông cũng quan niệm rằng: trời sắp giao cho ai một
nhiệm vụ to, trước hết phải làm cho tâm trí người ấy khổ, gân xương
người ấy mệt mỏi, thể phu người ấy đói khát, thân hình người ấy thiếu
thốn, làm hư hỏng hết cả những việc người ấy làm. Như thế để cho lòng
người ấy đụng, tính người ấy nhẫn, năng lực người ấy cao thâm.
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
24
Triết lý của Mạnh Tử là để trở thành người có tài cao, đức rộng
phải được thử thách, tôi luyện gian khổ. Ông cho rằng một nước mà bên
trong không có người tuân theo pháp luật, thiếu vắng kẻ só, bên ngoài
không có nước thù chẳng có mối lo thì thường hay mất, do đó ta mới thấy
“Cái sống ở trong sự lo âu, mà cái chết ở trong sự an lạc vậy”.
C. Thuật trò nước, trò dân.
-Vương đạo: Minh quân dùng đức để cai trò. Kẻ cầm quyền là phải
quan tâm trước hết điều nghóa chứ không phải điều lợi. Nghóa ở đây là
nói đến bổn phận, là sự tiết chế cho lòng. Bổn phận của bậc quân vương
là phải chăm lo đời sống cho chúng dân được sung túc, có phú q mới
sinh lễ nghóa. Có “hằng sản”( của cải đủ sống) rồi mới phát “hằng tâm”,
không có hằng tâm thì sinh ra phóng đãng, gian tà, trộm cắp, không có
việc gì là không làm, không lo cho dân có của cải, để dân lâm vào tội lỗi
rồi lại lấy hình phạt ra mà trò, như vậy phải chăng là chăng lưới để bẫy
dân.
Để dân có hằng sản, nhà vua phải phân chia ruộng đất công bằng,
tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng làm ăn, khoan dân, lấy thuế có
chừng mực.
Giáo dục dân cũng là một biện pháp mà Mạnh Tử quan tâm. Vì
theo Mạnh Tử, trong sự chinh phục lòng dân, nền chính trò tốt không
bằng nền giáo dục tốt. Giáo hóa dân là việc tối quan trọng thực hiện
chiến lược tầm xa đối với sự phát triển đất nước. Biện pháp giáo hóa
dân tốt nhất là nêu gương tốt từ nhà vua.
Về việc sử dụng người hiền, Mạnh Tử nêu: Thiên tử phải có hiền
nhân quân tử giúp sức để giữ đạo và sửa mình. Minh quân phải biết sử
Cổng thơng tin điện tử Đồn – Hội Học viện Hành chính cơ sở HCM
25
dụng người hiền, vì không có những hiền giúp cai trò thì nước mất, nhà
vua không tin người hiền thì đất nước trống không. Nghệ thuật cầm
quyền, theo Mạnh Tử, là cốt ở chỗ nuôi dưỡng và giáo hóa dân chúng,
trọng kẻ hiền, đãi kẻ só. Nhà cầm quyền lý tưởng là nhà đạo đức – chính
trò.
-Bá đạo: Hôn quân dùng bạo lực để cai trò.
- Mạnh Tử đònh ra hai đường lối chính trò để lãnh đạo. Dùng đức trò
dân và bảo vệ dân gọi là vương đạo, ngược lại dùng bạo lực mà trò dân
thì gọi là bá đạo. Vương đạo và bá đạo là hai thái cực, tuy vậy chúng
không thể thuần khiết được. Vương đạo cũng phải có luật hình, bá đạo
cũng phải có giáo dục, dạy dỗ.
-Mạnh Tử là người có tư tưởng dân chủ lớn khi ông cho rằng cần thiết
phải phế truất hôn quân vì ông là người dám coi dân là vốn q, xã tắc là
thứ sau còn vua thì không phải là trọng.
3.Tuân Tử với quan niệm vương đạo, bá đạo, vong quốc chỉ đạo.
A.Quan niệm về người lãnh đạo.
Tuân Tử (298-238 TCN) cho rằng vua là người giỏi hợp quần và làm
khuôn phép cho thiên hạ. Vì vậy phải trọng vua, ông cho rằng trời sinh ra
dân không phải vì vua mà trời lập vua lên là vì dân.
Tuân Tử chủ trương quân chủ, nhưng vua cần có đạo đức, làm
gương cho dân, dân phải trọng vua, nhưng vua phải vì dân. Ông xem vua
“bá” là tốt vì họ trọng luật pháp và thương dân khác với Mạnh Tử xem
“bá” là vua xấu.
Về người quân tử, Tuân Tử quan niệm đó là người biết tu thân,
hướng đến sự hoàn thiện về tinh thần và không chú ý đến quyền lợi vật