Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng khi dạy phần thơ hiện đại Việt Nam (Từ sau 1975 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.47 KB, 12 trang )

PHỊNG GD&ĐT BÌNH XUN
TRƯỜNG THCS THIỆN KẾ

Chun đề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KHI DẠY PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
(TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY)

Bình Xuyên, tháng 11 năm 2021
-0-


Trường THCS Thiện Kế
GV: Tạ Thị Thúy Hằng
Tổ: KHXH
Chuyên đề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHI DẠY PHẦN
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY)
I. Thực trạng việc dạy - học môn Ngữ văn ở trường THCS Thiện Kế
1. Khái quát vài nét về môn Ngữ văn ở trường THCS
Môn Ngữ văn là một môn quan trọng nhất của lĩnh vực khoa học xã hội, môn
học tập cung cấp kiến thức và bồi dưỡng cho học sinh các giá trị đạo đức nhân
văn, tâm tư, tình cảm ý nguyện và quan niệm sống của con người.
Mục tiêu của môn học là nhằm giúp học sinh đạt được những kiến thức, kĩ
năng, thái độ để vừa hướng học sinh tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ, hồn thiện
nhân cách; vừa hình thành những kĩ năng sống cần thiết.
2. Thực trạng việc dạy- học môn ngữ văn ở trường THCS thiện kế năm học
2020-2021
a. Thực trạng
* Về phía giáo viên
Các giáo viên dạy Ngữ văn của các trường đều ở trình độ đạt chuẩn, hoặc


trên chuẩn. Các thầy, cơ giáo đều có ý thức trách nhiệm với học sinh, có tinh thần
tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, được dạy đúng chun
mơn của mình. Trong q trình đổi mới giáo dục của cả nước, các thầy cơ giáo đã
có rất nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá…Tuy nhiên, khả năng chuyên môn và phương pháp dạy học ở
một số thầy, cô giáo vẫn cịn hạn chế nhất định, chưa có sự tìm tịi, sáng tạo để
gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong
việc dạy học online cịn nhiều hạn chế.
* Về phía học sinh:
Phần lớn học sinh đã nhận thức đúng vị trí, vai trị của mơn Ngữ văn đối với
sự phát triển nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành những kĩ năng sống cần
thiết.
-1-


Đa số các em học sinh nắm được kiến thức cơ bản, có kỹ năng làm bài, có kĩ
năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh nhận thức chưa đúng, chưa đầy
đủ về vị trí, vai trị của mơn Ngữ văn nên các em coi nhẹ, không hứng thú học và
ngại học bộ môn. Các em chưa thực sự tự giác, tích cực trong giờ học ở lớp cũng
như học ở nhà nên có biểu hiện đối phó. Việc học online cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến kết quả học tập của học sinh.
b. Nguyên nhân
Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan,
trong đó tập trung chủ yếu từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, vị trí môn Ngữ văn không được xã hội coi trọng, đề cao và nhìn
nhận đúng mức (có q ít các trường Đại học, các chuyên ngành thi và học khối
C, chủ yếu là khối A). Khi học xong các trường khối C, sinh viên rất khó xin
được việc đúng chuyên ngành học. Chính yếu tố này là ngun nhân khơng nhỏ
tác động đến phụ huynh và học sinh.

Thứ hai, nhu cầu, động cơ học tập môn Ngữ văn của học sinh nói chung
chưa thật sự chủ động, tích cực, tự giác. Học sinh cịn coi việc học tập mơn
Ngữ văn nặng về trách nhiệm chứ chưa trở thành niềm đam mê, hứng khởi. Bậc
THCS các em học văn vì để thi lên THPT cịn bậc THPT các em học vì cịn
phải thi tốt nghiệp. Chính vì vậy, các em thiếu hứng thú say mê, thiếu sự nỗ
lực, độc lập, sáng tạo trong học văn.
Thứ ba, phương pháp giảng dạy môn dạy Ngữ văn của một số giáo viên chủ
yếu quan tâm đến chuẩn kiến thức, kĩ năng, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo
ra hứng thú cho người học. Giáo viên chủ yếu hướng vào thực hiện chức năng
truyền thụ, chưa chú ý đến việc thực hiện chức năng tổ chức, khuyến khích thái
độ học tập tích cực của học sinh. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
hướng vào phát triển năng lực chưa được vận dụng phổ biến và thường xuyên.
Hơn nữa, phương pháp kiểm tra, đánh giá của khơng ít giáo viên vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu đổi mới. Các tiêu chí đánh giá kết quả học tập chủ yếu vẫn dựa vào
mức độ tái hiện kiến thức, chưa chú ý đến khả năng sáng tạo, chưa khích lệ các
cách thức tư duy độc đáo, phong cách riêng của học sinh.
Thứ tư, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên việc học online đã ảnh hưởng
không nhỏ đến học tập cũng như kết quả thi vào THPT của học sinh.
-2-


c. Chất lượng giáo dục năm trước
Trước những đòi hỏi của môn học và thực tế của việc học Ngữ văn trong
trường THCS nhất là việc ôn thi cho học sinh thi vào THPT, chúng tôi luôn trăn
trở làm thế nào để nâng cao chất lượng thi vào 10 là môn Ngữ văn 9. Cụ thể theo
thống kê kết quả thi vào THPT của năm học 2020 - 2021 như sau:
0≤x≤1
Môn
TS
Lớp

học
DT SL
%
9A
40 0 0.00
9B
31 1 3.23
Ngữ
9C
32 0 0.00
văn
9D
28 0 0.00
TS
131 1 0.76

1SL
%
0 0.00
2 6.45
5 15.63
8 28.57
15 11.45

3.5≤x<5
5≤x<6.5
SL
%
SL

%
2 5.00 14 35.00
17 54.84 10 32.26
19 59.38 5 15.63
16 57.14 3 10.71
54 41.22 32 24.43

6.5≤x<8
≥8
≥5
SL
%
SL
%
SL
%
21 52.50 3 7.50 38 95.
1 3.23 0 0.00 11 35.5
3 9.38 0 0.00 8
25.
1 3.57 0 0.00 4 14.2
26 19.85 3 2.29 61 46.56

BQ
6.706
4.613
4.531
3.920
5.084


Xuất phát từ những nguyên nhân trên, qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi
đã tích lũy được một số kinh nghiệm, những giải pháp cơ bản sau đây nhằm nâng
cao chất lượng phụ đạo bồi dưỡng học sinh thi vào 10, cố gắng đạt tới mức điểm
sàn của tỉnh.
II. Đối tượng học sinh, dự kiến tiết dạy
- Đối tượng: Học sinh lớp 9 Trường THCS Thiện Kế- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc
- Dự kiến số tiết dạy: 15 tiết
III. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề
1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nắm thông tin.
- Phương pháp phát vấn trực tiếp để nắm thông tin.
- Đúc rút kinh nghiệm bản thân và học hỏi tìm tịi.
- Nghiên cứu qua tài liệu.
2. Các giải pháp chủ yếu
2.1 Giải pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức
2.2. Định dạng bài tập
2.3. Thực hiện linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học
2.4. Thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá.
Trong chuyên đề này hướng tới việc đưa ra các giải pháp để hình thành
các dạng bài tập phù hợp với từng dạng kiến thức, để học sinh kém có thể thực
hành giải quyết các cách dạng bài tập tương ứng. Đây chỉ là giải pháp bổ trợ
-3-


giúp cho các em có thể củng cố kiến thức một cách có hệ thống, chứ nó khơng
phải là phương pháp thay thế cho giảng dạy ở trên lớp.
3. Các giải pháp cụ thể
3.1. Giải pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức
Để học sinh ghi nhớ kiến thức một cách thuận lợi nhất, giáo viên cần hệ

thống các kiến thức theo từng phần, từng bài, từng mục. Giáo viên yêu cầu học
sinh học thuộc lòng các kiến thức đã được học trên chương trình chính khóa,
hướng dẫn các em hệ thống lại. Giáo viên phải kiểm tra liên tục, uốn nắn kịp thời
những sai sót giúp cho các em ghi nhớ kiến thức đã học.
Thao tác này giúp cho các em có thể khắc phục được những hạn chế cơ bản
của học sinh là mất tập trung, ghi nhớ hạn chế. Các em phải nghe, đọc, nhớ lại
kiến thức rồi hệ thống các kiến thức bằng cách ghi ra giấy. Từ đó dần dần khắc
phục được những hạn chế của các em.
Thao tác này nên áp dụng ngay từ những ngày đầu năm học, làm liên tục
trong giai đoạn đầu, tập cho học sinh khả năng tập trung, ghi nhớ kiến thức trong
học tập từ đó cịn rèn luyện thêm cho các em khả năng tổng hợp kiến thức.
Sau khi học xong phần thơ hiện đại Việt Nam từ 1975 đến nay, giáo viên
hướng dẫn cho học sinh hệ thống hóa kiến thức. Giáo viên thực hiện mẫu cho học
sinh một vài lần sau đó yêu cầu học sinh thực hiện và kiểm tra vào thời gian kiếm
tra miệng hoặc qua nhóm trưởng, tổ trưởng. Q trình tổng hợp nội dung buộc
các em phải tập trung để ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ: Phần thơ hiện đại Việt Nam từ 1975 đến nay HS cần nắm được các kiến
thức:
- Tác phẩm: Nội dung, nghệ thuật của các bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu,
Viếng lăng Bác, Nói với con
- Tác giả: Thanh Hải, Hữu Thỉnh, Viễn Phương, Y Phương
3.2. Định dạng bài tập
3.2.1. Dạng bài đọc hiểu
Bước 1: Đọc kĩ ngữ liệu và câu hỏi trong đề
Bước 2: Nhớ lại kiến thức cơ bản
- Nắm được các thông tin về đoạn ngữ liệu về:
+ Tác giả, tác phẩm
+ Thể loại, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.
-4-



+ Hồn cảnh sáng tác.
+ Nội dung chính của đoạn ngữ liệu
+ Ý nghĩa nhan đề tác phẩm chứa đoạn ngữ liệu.
+ Các tín hiệu nghệ thuật trong đoạn ngữ liệu: Biện pháp tu từ, cách dùng
từ, câu...
Bước 3: Vận dụng những kiến thức ghi nhớ để trả lời chính xác các câu hỏi của
đề bài.
3.2.2. Dạng bài nghị luận về 1 đoạn thơ bài thơ.
Trước khi làm tạo lập văn bản, các em cần hệ thống lại những ý có liên
quan đến bài thơ hoặc đoạn thơ như vị trí đoạn thơ, hồn cảnh ra đời bài thơ, ý
nghĩa của đoạn thơ trong toàn bộ chỉnh thể của cả bài thơ, đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ
*Bước 1: Tìm hiểu đề ,tìm ý.
- Tìm hiểu đề:
+ Kiểu bài: Nghị luận về 1 bài thơ đoạn thơ.
+ Nội dung nghị luận: Nội dung của đoạn thơ
+ Hình thức nghị luận: phân tích, cảm nhận.
+ Tư liệu chủ yếu: Đoạn thơ, bài thơ.
- Tìm ý: Tìm những ý chính (luận điểm) của đoạn thơ
* Bước 2: Lập dàn ý
a) Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (nêu
rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn
thơ).
b) Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ.
Ý1: Khái quát giá trị bài thơ
Ý2: Phân tích theo luận điểm đã xác định trong phần tìm ý
Ý3: Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.
c) Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ

*Bước 3: Viết bài
Dựa vào phần lập dàn ý HS viết bài văn theo bố cục 3 phần.
Chú ý tách đoạn, chuyển ý cho phù hợp
*Bước 4: Đọc và sửa lỗi.
Sau khi viết xong HS đọc lại bài và kiểm tra các lỗi chính tả, lỗi dùng từ,
đặt câu, lỗi diễn đạt.
IV. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề
Dạng thứ nhất: Dạng bài tập đọc hiểu.
Dạng thứ hai: Nghị luận về 1 đoạn thơ.
-5-


V. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề.
1. Dạng bài tập đọc hiểu.
Đề số 1:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến
(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ vừa tìm?
c. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác
dụng của biện pháp tu từ đó?
Đáp án:

a. Đoạn thơ trích từ bài “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải
b. Nhan đề bài thơ:
Nhan đề có kết cấu đặc biệt: Danh từ mùa xn được cụ thể hóa bằng tính từ nho
nhỏ gợi nhiều lớp nghĩa:
+ Nghĩa thực: Chỉ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+ Nghĩa biểu tượng: Ẩn dụ cho một cuộc đời đẹp, một khát vọng đẹp, một lý
tưởng sống cao đẹp. Nhà thơ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ là muốn sống
đẹp, sống cống hiến nhưng cũng rất khiêm tốn để hiến dâng cho cuộc đời.

-6-


 Như vậy nhan đề bộc lộ vẻ đẹp của một tâm hồn khiêm nhường, trong sáng,
thiết tha, gắn bó với cuộc đời.
c. Khổ thơ thứ hai sử dụng phép điệp từ ta, ta làm thể hiện ước vọng cống hiến
tha thiết, chân thành, mãnh liệt của nhà thơ – muốn dâng hiến cho đời những gì
tinh túy nhất.
Đề số 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Bài thơ được viết theo
thể thơ gì?
Câu 2: Nhân vật trữ tình của đoạn thơ trên là ai? Nêu nội dung chính của đoạn
thơ này.
Câu 3: Em hiểu “Người đồng mình” là gì? Cách gọi “Người đồng mình” của tác
giả có gì sâu sắc?
Đáp án:
Câu 1:
- Đoạn thơ được trích trong bài thơ Nói với con của Y Phương
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Nhân vật trữ tình được nhắc đến trong đoạn thơ trên là người cha.
- Nội dung chính của đoạn thơ này là: con lớn lên trong tình yêu thương của cha
mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương.
Câu 3:
- Em hiểu “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người dân
quê mình gần gũi, thân thương.
- Cách gọi “Người đồng mình” của tác giả khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến.
Cách gọi ấy rất đỗi thân thương, đầy tình cảm tha thiết. “Người đồng mình” là
những con người đáng yêu, đáng quý.
2. Dạng bài tập nghị luận về 1 đoạn thơ.
-7-


Đề số 1: Cảm nhận 2 khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
a) Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của
lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) khơng chỉ là nén hương thơm thành kính dâng

lên Bác Hồ kính u mà cịn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt
đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.
- Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi
nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng
lăng.
b) Thân bài
Luận điểm 1: Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được
vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày
đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.
- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lịng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà
thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ
nhàng.
+ Cách xưng hơ “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của
người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
+ “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ
đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc
động lớn lao.
+ Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói
giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.
=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim
nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.
- Cảnh quang quanh lăng Bác:
"...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."
Hình ảnh hàng tre:
+ Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.

+ Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vơ cùng của
nó.
-8-


+ Phép nhân hóa trong dịng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình
ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vơ cùng.
=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê,
đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt
Nam kiên trung bất khuất.
+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử
dân tộc tộc.
+ Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng,
không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.
=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm
xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính
yêu.
Luận điểm 3: Cảm xúc của nhà thơ trước dịng người vào lăng
- Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.
+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang
vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển
hình.
+ Hình ảnh "mặt trời"
+) “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực: mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng
của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống
và ánh sáng.

+) “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo: hình ảnh của Bác Hồ
vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh
của dân tộc ta.
- Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:
+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự,
trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên
Bác kính u.
=> Sự tơn kính, lịng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối
với Bác.
Luận điểm 4: Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2
- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết
- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu
tượng.
-9-


- Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa
sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc
trong lòng người đọc.
c) Kết bài
Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ
Đề số 2: Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
- Nêu vị trí đoạn trích, khái quát nội dung đoạn thơ.
Thân bài
Luận điểm 1: Khái quát về giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường
bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng

cuộc sống mới nhưng cịn vơ vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được
dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
Luận điểm 2: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
- Không gian quen thuộc của miền quê Việt Nam n bình qua vài ba nét chấm
phá: Một dịng sơng xanh, một bơng hoa tím, vài chú chim nhỏ
- Hình ảnh nổi bật trong bức tranh đó: Dịng sơng xanh biếc đang miệt mài chảy
trơi, giữa dịng điểm xuyết "bơng hoa tím biếc"
- Động từ "mọc": Tạo ấn tượng mạnh về sức sống của bơng hoa…
- Màu tím: Màu sắc được người dân xứ Huế sử dụng nhiều nhất nhưng ở đây là
"tím biếc" - màu của đóa hoa lục bình đang dập dềnh trơi giữa dịng nước
- "Ơi con chim chiền chiện":
+ Tiếng gọi đầy tha thiết, thân thương, như tiếng gọi một con người
+ Chim chiền chiện: Lồi chim quen thuộc của nơng thơn Việt Nam, giọng hót
cao vút
=> Tiếng hót của chúng báo hiệu mùa xuân về
- "Hót chi mà vang trời": Tiếng trách yêu của tác giả
- "Từng giọt long lanh rơi": Giọt mưa mùa xuân hay tiếng chim hót, là từng giọt
mật của mùa xuân đang dần rơi xuống?
+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: Từ thính giác sang xúc giác, chính mùa xuân
đã khiến cho mọi giác quan trong cơ thể người bừng tỉnh.
=> Bức tranh quê hương thôn dã rộn ràng, chân thực, đặc trưng vùng miền.
Luận điểm 3: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh người lính cầm súng với quanh mình là lá ngụy trang: Mùa xuân là
những cành lộc non giắt trên lưng để che mắt kẻ thù
- "Lộc" đối với những người ở hậu phương: Là những mầm ngô, cây sắn, cây lúa
mới đang trải ra khắp ruộng đồng, nương rẫy
=> Cả Tổ quốc đang "hối hả", sục sôi bước những bước chân đầu tiên đầy gian
khổ trong quá trình xây dựng đất nước
-10-



+ Điệp từ "tất cả": Lời khẳng định của nhà thơ cả đất nước đang rộn ràng, tươi
vui, phấn đấu xây dựng
Luận điểm 4: Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2
Nghệ thuật: So sánh, hệ thống từ láy gợi hình gợi cảm => Miêu tả khơng khí rạo
rực, rộn ràng của cả dân tộc đang phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc bài thơ.
PHẦN III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
Sau khi thực hiện thử nghiệm chuyên đề, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát
phần thơ hiện đại Việt Nam từ 1975 đến nay, kết quả cho thấy học sinh có tiến bộ
đáng kể. Cụ thể so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện chuyên đề đối với 2
văn bản thơ khác nhau, thu được kết quả như sau:
Trước khi thực hiện thử nghiệm chuyên đề:
Lớp
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9C
39
0
5 12,8% 32 82,1% 2 5,1% 0
9D
38
0

5 13,2% 30 79,0% 3 7,8% 0
Sau khi thực hiện thử nghiệm chuyên đề tôi thấy đạt được kết quả như sau:
Lớp
9C
9D

TS
39
38

Giỏi
0
0

Khá
10 25,6%
7
18,4%

TB
28 71,7%
29 76,3%

Yếu
1 2,6%
2 5,2%

Kém
0
0


Do thời gian có hạn, song với mong muốn cùng trao đổi chia sẻ với các bạn
đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng học sinh ôn thi vào THPT nhằm mang lại
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bộ môn nên trong q trình viết chun
đề cịn nhiều hạn chế đồng thời khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
sự đóng góp nhiệt tình từ phía đồng nghiệp để chun đề được hồn thiệt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thiện Kế, ngày 16 tháng 11 năm 2021
Tác giả chuyên đề

Tạ Thị Thúy Hằng
-11-



×