Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá khả năng cấp chứng chỉ rừng của Dự án lâm ngihệp xã hội sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 54 trang )



i
Hợp tác kỹ thuật Việt Nam – CHLB Đức
D Ự ÁN PHÁT TRIỂ N LÂM NGHIỆ P XÃ HỘ I SÔNG Đ À
Bộ NN&PTNT - Tổ chức hợp tác Kỹ thuật Đức GTZ

Đánh giá khả năng cấp chứng chỉ
trong chiến lược quản lý rừng cộng đồng
của dự án phát triển LNXH Sông Đà

Báo cáo tư vấn quốc tế số 29
Eleonore Schmidt


























Tháng 1/2003


ii
Nội dung


Tóm tắt sơ lược 1
Sự công nhận 3
1 Giới thiệu dự án và chuyến tư vấn ngắn hạn 4
2 Giới thiệu về việc cấp chứng chỉ rừng 5
3 Phương pháp 7
4 Kết quả đạt được 7
4.1 Những lợi ích tiềm năng đối với các chủ quản lý rừng đơn lẻ 7
4.2 Vai trò và trách nhiệm của các bên đương lợi trong quá trình cấp
chứng chỉ 8
4.3 Đánh giá các kế hoạch quản lý rừng hiện tại với khả năng phù hợp cho
việc cấp giấy chứng nhận 10
4.4 Những điểm mạnh và điểm yếu của mô hình quy hoạch quản lý rừng
SFDP theo nguyên tắc FSC 14
4.5 Các điều khoản hỗ trợ việc cấp chứng chỉ rừng trong tương lai 18
4.6 Các hoạt động được đề xuất thêm đối với việc cấp chứng chỉ rừng 19
4.7 Những cân nhắc, xem xét chung đối với Việt Nam 20

5 Kết luận 21
5.1 Nhìn chung 21
5.2 Lợi ích của việc cấp chứng chỉ 21
5.3 Khả năng có thể cấp chứng chỉ cho việc thiết kế dự án lâm nghiệp cộng
đồng 21
5.4 Các kế hoạch quản lý 22
6 Kiến nghị 23
7 Tài liệu (được lựa chọn) 24


Phụ lục 1 Đề cương công việc
Phụ lục 2 Lịch trình làm việc
Phụ lục 3 Kế hoạch quản lý
Phụ lục 4 Tiêu chuẩn chứng chỉ theo nhóm



1
Tóm tắt sơ lược
Bản báo cáo này thảo luận về những khả năng có thể để áp dụng chứng chỉ rừng trong mô
hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng được đề xuất bởi Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội
(SFDP) Sông Đà. Chuyên gia tư vấn đã đánh giá những chi phí và lợi ích của chứng chỉ
rừng cũng như các yêu cầu kỹ thuật và đặc biệt là cho các kế hoạch trong công tác quản lý.
Công tác tư vấn được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 11 đến ngày 02
tháng 12 năm 2002.

Mục tiêu phát triển của Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà là cải thiện
điều kiện sống của cư dân địa phương trong khu vực Sông Đà cùng với sự ổn định sinh
thái. Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà đã xây dựng và thử nghiệm một
số phương pháp luận phát triển lâm nghiệp cộng đồ

ng tại 02 tỉnh Sơn La và Lai Châu từ
năm 1993. Cho đến nay, các phương pháp luận đã được thử nghiệm riêng rẽ ở những khu
vực khác nhau và phù hợp với những điều kiện kinh tế và xã hội khác nhau.

Kể từ năm 2002, SFDP Sông Đà đã lựa chọn 02 xã làm khu vực mô hình thực hiện khái
niệm quản lý rừng cộng đồng SFDP Sông Đà tại cấp hành chính xã. Các xã mô hình được
lựa chọn bao gồm khu vực xã Chiề
ng Hạc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và xã Mường
Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Hiện tại, dự án đang trong pha 04 cũng là pha cuối
(01/2002 – 12/2004).

Việc cấp chứng chỉ rừng đã chứng tỏ là công cụ hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà quản lý
rừng đạt được quản lý rừng bền vững. Hiểu biết về các yêu cầu tiêu chuẩn cấp giấy chứng
nhận, nhà quản lý rừng có khả năng đánh giá việc quản lý của mình và đạt được những
định hướng cũng như những hướng dẫn rõ ràng về các khía cạnh quản lý rừng mà nhất
thiết cần có sự cải thiện. Việc cấp giấy chứng nhận cũng mang đến cho các nhà chức trách
một công cụ theo dõi có giá trị nhằm đảm bảo rằng cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên
được quản lý bền vững và trong lúc đó cũng đảm bảo được rằng sức sản xuất ngày càng
cao hơn của rừng.

Đánh giá của dự án cho thấy rằng, đối với các hộ quản lý rừng đơn lẻ, đánh giá bên ngoài
do các nhà cấp chứng chỉ rừng đã được công nhận chính thức tiến hành thì các lợi ích có
được không đủ bù đắp các chi phí. Các chi phí trả thêm chỉ được chi trả cho lâm sản trong
thị trường quốc tế và các sản phẩm cũng như các khối lượng được sản xuất chỉ dành cho
những mục đích sử dụng không đáng kể, việc sử dụng tự cung tự cấp hay chỉ cho thị
trường địa phương. Tình thế này không thể thay đổi chỉ trong một vài năm. Ngoài ra, các
khu vực được quản lý là quá nhỏ (<10.000 ha) và do đó các chi phí đánh giá trên một đơn
vị sản xuất là tương đối cao.

Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận mang đến một công cụ cho việc theo dõi và cải thiện

việc quản lý rừng và được dùng là một hướng dẫn để đạt được việc quản lý rừng bền vững.
Điều này mang lại cho các bên liên quan sự đảm bảo chắc chắn rằng việc đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về tiêu chuẩn mang lại lợi ích bền vững và đạt kết quả tối ưu nhất. Và dường
như vậy, quá trình cấp giấy chứng nhận có thể được sử dụng để:
a) chứng minh và theo dõi khả năng bền vững việc quản lý rừng của các chủ rừng cỡ
nhỏ.


2
b) đưa ra một khuôn khổ làm việc để quyết định và theo dõi tính bền vững của các can
thiệp.

Trong điều kiện của Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà, cụ thể là việc cấp chứng
chỉ rừng cho phép chứng minh rằng các đơn vị quản lý rừng đơn lẻ có khả năng quản lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, và điều này sẽ mở đường hơn nữa
cho công tác giao đất và các nguồn tài nguyên. Ngoài ra, cũng được nhận thấy rằng ở
những vùng nằm trong diện quản lý các đơn vị quản lý rừng đơn lẻ cũng vẫn cần có thêm
sự trợ giúp.

Một đánh giá bên ngoài theo hình thức dựa theo việc cấp chứng chỉ sẽ cho phép dự án
chứng minh rằng “mô hình quản lý quản lý rừng cấp xã” đáp ứng được việc quản lý rừng
bền vững của các đơn vị quản rừng đơn lẻ. Bằng chứng là những người dân thôn bản có
thể tiến hành việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững đã được giao cho chính
họ và điều đó đã có thể hình thành cơ sở cho việc giao đất ở cấp thôn bản.

Cơ cấu thiết kế dự án là đầy đủ và đưa ra việc hoàn thiện các yêu cầu cấp chứng chỉ giấy
theo hệ thống FSC (Hội đồng các thành viên quản lý rừng). Bây giờ khuôn khổ đã được
xác định và sẽ là cần thiết để chi tiết và thực hiện các quy trình của các khía cạnh còn lại
quá trình lập kế hoạch quản lý rừng của Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà.
Những điều đáng chú ý là kế hoạch quản lý rừng (phụ lục 3), điều tra lập địa rừng hay

đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên (bao gồm trữ lượng hiện trạng trên thực địa, đưa
ra những ước tính sản lượng, tỷ lệ tăng trưởng và các yếu tố vô sinh quyết định trạng thái
trong tương lai), những hướng dẫn về khai thác và các hoạt động lâm nghiệp khác (bao
gồm các kỹ thuật khai thác, tỉa thưa, và sức khoẻ và an toàn) và hệ thống theo dõi để quyết
định tác động của các hoạt động vào hiện trạng rừng).

Ngoài ra, biểu đồ tiến độ trách nhiệm như đã được thảo luận với đối tác địa phương cần
được các cơ quan chức năng thông qua đảm bảo sự hỗ trợ không ngừng cho những người
dân thôn bản theo thời gian hoạt động của dự án và cho phép các đối tác chuẩn bị tốt hơn
cho chính mình đối với nhiệm vụ của mình.

Theo như xem xét thì khuôn khổ thời gian sẵn có hiện tại để xây dựng các hệ thống kỹ
thuật để thực thi các hoạt động này là đầy đủ. Tuy nhiên, thao tác luận sẽ phụ thuộc vào
việc chấp thuận cũng như việc thể chế hoá các hệ thống đã được đề xuất bởi các bên khác
nhau. Tốc độ với những gì hệ thống được công nhận hoàn toàn có thể hoạt động được sẽ
quyết định liệu mô hình quản lý rừng cấp xã có thể hoàn toàn hoạt động được trước khi kết
thúc thời gian hoạt động của dự án. Các chuyên gia tư vấn cho rằng việc thể chế hoá ở cấp
địa phương là có thể thực hiện được trong giai đoạn hoạt động của dự án và được xem như
là sự mở cửa cũng như cống hiến của đối tác.

Việc rà soát hệ thống lập kế hoạch quản lý được đề xuất cho thấy rằng hệ thống này là rất
thích ứng với cho việc sử dụng của các đơn vị quản lý rừng đơn lẻ. Chuyên gia tư vấn nhận
thấy rằng kế hoạch quản lý không thể được xem xét một cách tách biệt với một hệ thống
theo dõi đầy đủ mà hệ thống này phản ánh rõ các dữ liệu trong việc xây dựng kế hoạch
quản lý. Bởi vậy, điều chủ chốt là một hệ thống theo dõi đầy đủ đang được xây dựng để
theo dõi các hoạt động lâm nghiệp và việc đánh giá các nguồn tài nguyên diễn ra trước khi
xây dựng kế hoạch quản lý.




3
Những điểm khác vẫn cần sự cải thiện trong kế hoạch quản lý là: việc miêu tả rõ hệ thống
lâm sinh cùng với những hướng dẫn dựa trên những xem xét về sinh thái cũng như cân
nhắc xem làm thế nào để các giá trị sinh thái của rừng vẫn có thể được giữ vững và cải
thiện tốt hơn.

Chuyên gia tư vấn khuyến nghị dự án nên tiến hành hình thức làm theo chứng chỉ cho đến
khi dự án kết thúc và như là một cách chứng minh các mục tiêu của dự án được đảm bảo
và cũng như làm một ví dụ để thấy làm thế nào việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng có
thể hoạt động ở Việt Nam. Mong đợi rằng sẽ có sự chấp thuận và do đó sự mô phỏng “mô
hình quản lý rừng cấp xã” sẽ được tăng cường cao nhất nếu dự án có thể chứng minh rằng
“mô hình quản lý rừng cấp xã” của dự án đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống chứng
chỉ rừng đã được quốc tế công nhận.

Những tiêu chuẩn sẵn có được quốc gia chấp thuận là yếu tố chủ chốt cho việc giới thiệu
nhanh chứng chỉ như một công cụ đối với việc quản lý rừng bền vững tại Việt Nam. Có
kiến nghị rằng để hỗ trợ cho việc tiếp cận trong tương lai vào thị trường quốc tế thì các tiêu
chuẩn được công nhận của Việt Nam cần phải phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn đã được
quốc tế công nhận, ví dụ như của FSC (Hội đồng các thành viên quản lý rừng).

Do đó, có một khuyến nghị mạnh mẽ là tất cả những người trong cuộc của ngành lâm
nghiệp Việt Nam cần có những đóng góp theo khả năng của mình (ví dụ như đưa ra những
đóng góp đầu vào cho những tiêu chuẩn dựa trên cơ sở kinh nghiệm của Dự án Phát triển
lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà) cho nhóm làm việc Việt Nam những thành viên đang
xây dựng một tiêu chuẩn đáp ứng theo những yêu cầu của FSC (Hội đồng các thành viên
quản lý rừng).

Đối với việc thực hiện hệ thống theo dõi cấp quốc gia/khu vực có hiệu quả dựa trên cơ sở
các yêu cầu tiêu chuẩn về chứng chỉ thì việc thiết lập cơ chế theo dõi nội bộ nhất là trong
khuôn khổ các cơ chế hiện tại là rất lý tưởng.


Chuyên gia tư vấn nhận thấy chứng chỉ theo nhóm là thích hợp nhất đối với đơn vị quản lý
rừng đơn lẻ nếu như trữ lượng thương mại trở nên có sẵn. Chứng chỉ thực tại của các đơn
vị quản lý rừng đơn lẻ là một hoạt động vượt quá lịch hoạt động của dự án. Có gợi ý rằng
nên đưa ra một vai trò chủ đạo cho nhóm làm việc Việt Nam để giúp đỡ xây dựng kế hoạch
sắp xếp chứng chỉ theo nhóm cho phù hợp đối vớ
i tỉnh trong vùng dự án, cũng như các đối
tác quan tâm khác tại Việt Nam.

Ghi nhận
Chuyên gia tư vấn chân thành gửi lời cám ơn tới toàn thể cán bộ và các đối tác của Dự án
phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà đã hết lòng giúp đỡ chuyên gia trong suốt
thời gian hoàn thành công tác, cũng như những giải đáp hết sức hữu ích và cởi mở đối với
những câu hỏi được đặt ra. Chuyên gia tư vấn rấ
t biết ơn sự hợp tác thiện chí của Ông
Bjorn Wode và Ông Nguyễn Mạnh Hà đã bố trí, sắp xếp mọi công tác hậu cần, ủng hộ và
phiên biên dịch trong chuyến công tác lần này.


4
1 Giới thiệu dự án và chuyến tư vấn ngắn hạn
Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà có mục tiêu là cải thiện điều kiện
sống của cư dân địa phương trong khu vực lưu vực Sông Đà phù hợp với sự ổn định về
sinh thái. SFDP đã xây dựng và thử nghiệm một số phương pháp luận để phát triển lâm
nghiệp cộng đồng tại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu kể từ năm 1993. Cho đến nay, các
phương pháp luận đã được thử nghiệm tách biệt tại những khu vực khác nhau và phù hợp
với những điều kiện kinh tế xã hội.

Kể từ năm 2002, SFDP đã lựa chọn hai xã làm khu vực thí điểm để thực thi khái niệm
quản lý rừng cộng đồng dự án ở cấp hành chính là cấp xã. Những xã mô hình được lựa

chọn bao gồm khu vực xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và xã Mường Pồn,
huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Dự án hiện tại đang trong pha 04 và cũng là pha cuối
cùng (1/2002 – 12/2004).

Chuyên gia đã được mời trợ giúp dự án đánh giá những yêu cầu kỹ thuật, chi phí và lợi ích
khi áp dụng chứng chỉ rừng trong bối cảnh quản lý rừng dựa vào cộng đồng như SFDP đã
đề xuất.

Là một phần của đề cương công việc chi tiết, có một số nhiệm vụ sau được xác định rõ:

1. Tìm ra những lợi ích tiềm năng của việc cấp chứng chỉ cho những đơn vị quản lý rừng
đơn lẻ.
2. Giới thiệu và thảo luận các tiêu chí cho việc cấp chứng chỉ đối với các cơ quan chính
quyền liên quan và các bên có quyền lợi liên quan, và xác định rõ vai trò và trách
nhiệm cần được hoàn thành trong khuôn khổ của toàn bộ quá trình.
3. Đánh giá các kế hoạch quản lý hiện tại đối với tình trạng thích hợp hiện tại của họ đối
với việc cấp chứng chỉ.
4. Đánh giá khuôn khổ chính sách hiện tại, các khía cạnh về kỹ thuật và tổ chức để thực
hiện việc kinh doanh thành công các sản phẩm đã được cấp chứng chỉ.
5. Đánh giá các chi phí liên quan, nhu cầu đào tạo và đầu vào nhân lực cho các hoạt động
bổ sung cần thiết đối với việc cấp chứng chỉ rừng.

Xem phần phụ lục 1, đề cương công việc chi tiết của chuyên gia.



5
2 Giới thiệu về việc cấp chứng chỉ rừng
Mặc dù việc cấp chứng chỉ rừng về bản chất không phải là một hiện tượng mới nhưng việc
cấp chứng chỉ cho việc quản lý rừng chỉ đã và đang tồn tại kể từ bắt đầu những năm 90.

Vào thời điểm đó, công chúng nói chung đã nhận thức được rằng thông qua việc tiêu thụ
sản phẩm gỗ của mình, họ đang làm cạn kiệt nguồn rừng. Do đó, càng ngày càng có nhiều
người bắt đầu yêu cầu những sản phẩm có nguồn gốc từ những khu rừng được quản lý tốt.
Đáp ứng theo nhu cầu này có nhiều nhãn mác xuất hiện trên các lâm sản và nhiều trong số
những yêu cầu đòi hỏi này đã trở nên không phù hợp hay lệch lạc.

Tiến trình ngăn chặn việc phá rừng phát triển chậm bởi các quy trình liên chính phủ khác
nhau, nên một nhóm những người sử dụng gỗ, các nhà buôn, và các đại diện của các tổ
chức môi trường và quyền con người quyết định cùng đưa ra những nỗ lực cũng như
những quan tâm để cải thiện việc bảo tồn rừng. Họ đã khẳng định nhu cầu về một hệ thống
trung thực và đáng tin cậy để xác định rõ những khu rừng được quản lý tốt như là những
nguồn lâm sản có thể chấp nhận được. Những cuộc họp được tổ chức đã đưa ra được nền
tảng hình thành FSC (Hội đồng các thành viên quản lý rừng) tại Mê-hi-cô vào năm 1993.
Vào năm 1994, một chuỗi các nguyên tắc có tính xác định và các tiêu chí cho việc quản lý
rừng đã được các thành viên thông qua.

Trong khoảng thời gian đầu tiên, ba yếu tố cần thiết cho việc cấp chứng chỉ là sự công
nhận, hệ thống đánh giá, và tiêu chuẩn đã được chuyển đổi thành hệ thống có thể hoạt
động được. Tiêu chuẩn đã chỉ rõ các yêu cầu của việc quản lý rừng, hay nói một cách khác
người quản lý rừng phải làm gì. Hệ thống đánh giá xác định việc đánh giá phải được tiến
hành như thế nào và quyết định các kết quả của việc đánh giá tiêu chuẩn phải được hiểu
như thế nào để quyết định rừng đã đạt được hay không đạt được trong lần kiểm tra. Việc
đánh giá được các nhà cấp chứng chỉ rừng tiến hành. Mức cao nhất là sự công nhận nơi
nào mà các quy luật và các thủ tục nào sẽ được các nhà cấp chứng chỉ rừng đưa ra những
quyết định. Việc cấp chứng chỉ này không chỉ trở thành một công cụ quyết định tính hữu
hiệu, tính bền vững của việc quản lý rừng mà nó còn bao gồm cả các khía cạnh về môi
trường, kinh tế và xã hội.

Ngày nay, một sự chấp nhận rộng rãi những nét đặc trưng chính của kế hoạch cấp chứng
chỉ là:

- Sự tự nguyện, độc lập hay có sự tham gia của bên thứ ba
- Tính kiên định về kỹ thuật và
- Không kỳ thị

Sự khởi xướng chính và áp lực định hướng phía sau việc cấp chứng chỉ rừng là việc sử
dụng nhãn mác giúp cho những chủ rừng đã được cấp chứng chỉ một lợi thế cạnh tranh
trong các thị trường quốc tế với giá hời tại Bắc Mỹ và Đông Âu.
Ở đây, những chỉ số cầu
về gỗ được cấp chứng chỉ cao hơn chỉ số cung và điều này mang lại giá bán cao hơn
và/hoặc những điều kiện hợp đồng tốt hơn. Tuy nhiên, còn có những lợi ích khác tương đối
hấp dẫn, có viễn cảnh tiếp cận với nguồn tài chính công hay tư và khả năng theo dõi nội
bộ.

Do đó, chuyên gia tư vấn mong muố
n phân biệt rõ giữa quan điểm nhìn nhận nội bộ và
quan điểm nhìn nhận bên ngoài. Quan điểm nhìn nhận nội bộ là một quan điểm về tiêu


6
chuẩn được mọi người hay một tổ chức đang thực hiện và quan tâm vào việc quản lý rừng
như là vấn đề con người trong doanh nghiệp lâm nghiệp, khách hàng của họ hay cơ quan
tài chính của họ.

Quan điểm nhìn nhận bên trong giúp việc quản lý rừng có thể đánh giá tình hình hiện tại
và quyết định những gì vẫn cần phải làm để đạt được việc quản lý rừng bền vững. Nó
giống như là “một danh sách các nhiệm vụ” với các hoạt động đã được làm thì được đánh
dấu. Quan điểm nhìn nhận bên trong dựa trên cơ sở một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận
cho phép doanh nghiệp rừng chuẩn bị cho một chứng chỉ rừng thương mại trong tương lai.
Do đó quan điểm nhìn nhận bên trong như vậy giống như một công cụ cải tiến và theo dõi
việc quản lý rừng và quyết định khả năng bền vững của việc thiết kế và phương pháp luận

của dự án.

Trong nhiều trường hợp nơi mà việc sản xuất nhằm vào việc tự cung hay các thị trường địa
phương hay tại nơi mà không có một mong đợi nào về những trữ lượng có ý nghĩa trong
một tương lai gần, một bên có thể tiết kiệm được chi phí theo quan điểm nhìn nhận bên
ngoài trong khi đồng thời có sự đảm bảo rằng một bên là phù hợp với việc cấp chứng chỉ
nếu được mong đợi.

Mong đợi rằng điều này sẽ trở thành một khía cạnh quan trọng khi Việt Nam dần dần mở
cửa tới các thị trường của mình và tìm kiếm không ngừng nhiều sự tiếp cận hơn đối với thị
trường quốc tế. Gần đây, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán các nước thành viên của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) như là một bước đi đầu tiên để trở thành thành viên
của WTO. Trung Quốc đã trải qua những kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO và thấy rằng
tiếp cận với các thị trường quốc tế với giá cao không phải dễ dàng như người ta mong đợi.
Nhiều nước có những tiêu chuẩn sản xuất cho các sản phẩm nhưng không định rõ các tiêu
chuẩn này là dành cho sản phẩm được sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Trung Quốc
nhận thấy rằng các tiêu chuẩn sản xuất của họ trong nhiều trường hợp không đáp ứng được
những tiêu chuẩn quốc tế và do đó họ đang đối mặt với những khó khăn trong việc xuất
khẩu. Ngành sản xuất gỗ ở Việt Nam có thể thấy trước được những khó khăn vướng mắc
này và cần đảm bảo bằng cách đưa quản lý rừng đi theo đúng những tiêu chuẩn đã được
quốc tế chấp thuận.

Trong phương diện này, công việc của tổ công tác Việt nam đối với việc cấp chứng chỉ
rừng được cho là quan trọng. Tổ công tác này đang xây dựng một tiêu chuẩn qu
ốc gia dựa
trên cơ sở các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận của FSC. Tiêu chuẩn phác thảo mới nhất
được đưa ra từ tháng Giêng năm 2001 và gần đây tổ công tác đã tiếp tục công việc sau khi
nhận được tài trợ từ Quỹ Ford. Với Việt Nam, việc đảm bảo rằng tiêu chuẩn này được
hoàn thiện và được FSC chấp thuận càng sớm càng tốt là rất quan trọng để có thể trở thành
một tài liệu hướng dẫn cho việc quản lý rừng tại Việt Nam.






7
3 Phương pháp
Chuyên gia tư vấn đã tiến hành một cuộc rà soát xuyên suốt dự án bằng cách xem xét lại
tài liệu, tiến hành các cuộc phỏng vấn và các chuyến thăm quan thực địa để có được cái
nhìn cận cảnh trong tất cả các quy trình và hoạt động của dự án. Các hoạt động quản lý
được so sánh với các yêu cầu về tiêu chuẩn chung FSC của GFA và xác định mức độ đáp
ứng của dự án với những yêu cầu này. Kết quả thu được là danh sách liệt kê những điểm
mạnh và điểm yếu cũng với những khuyến nghị có thể được tìm thấy trong phần 4.4.

Để quyết định những cơ hội thị trường và giúp cho việc cơ cấu các tổ chức, chuyên gia tư
vấn đã tiến hành một số phỏng vấn, và xem xét sản phẩm cũng như trữ lượng tiềm năng tại
các vùng dự án.

Lịch trình làm việc đi lại của chuyên gia tư vấn được đưa vào phần phụ lục 2


4 Kết quả đạt được
Kết quả đạt được dưới đây được sắp xếp theo như những nhiệm vụ được quy định cụ thể
trong đề cương công việc chi tiết.
4.1 Những lợi ích tiềm năng đối với các chủ quản lý rừng đơn lẻ
Để rà soát từ bên ngoài hay tính được chi phí cấp chứng chỉ có hiệu quả thương mại, người
ta chấp nhận rằng phạm vi cấp chứng chỉ tối thiểu là 10.000 ha. Tất nhiên, điều này còn
phụ thuộc vào giá trị của loại giống được sản xuất và năng suất của rừng, nhưng điều này
cũng cho phép đưa ra một số vài phỏng đoán ban đầu về số lượng.


Các xã điểm của SFDP bao gồm tổng diện tích đất khoảng 10.000 ha/ xã. Tuy nhiên, rừng
hiện còn và đất được phân loại là đất lâm nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể
(19% trong trường hợp xã Mường Pồn). Hiện tại, các cộng đồng trong vùng dự án cố gắng
có được diện tích rừng lên đến một vài trăm ha với một cộng đồng. Phần lớn các rừng này
là rừng thứ cấp với mật độ thấp đến trung bình, với khối lượng có thể khai thác giới hạn và
là những cánh rừng đang được trông chờ trong tương lai gần. Mối quan tâm của bà con
thôn bản trong những khu vực rừng này là thu được những sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày của họ như là củi đun, cột xây nhà, vv Lượng sản phẩm dư thừa cuối cùng sẽ
được bán tại thị trường địa phương.

Những tình huống này khiến cho việc cấp chứng chỉ thương mại hiện tại chưa được quan
tâm đối với vùng dự án. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại SFDP vẫn đang trong quá trình
hoàn thiện quá trình quản lý rừng được thử nghiệm. Trong một giai đoạn của quá trình này
thì sẽ rất là giá trị khi SFDP nhận được những chỉ dẫn khía cạnh nào vẫn cần được đưa vào
trong hệ thống quản lý trong quy trình. Do đó, trong thời gian còn lại của chuyến tư vấn,
chuyên gia tư vấn đã tập trung công việc của mình vào việc sử dụng chứng chỉ như một
công cụ đạt được việc quản lý rừng bền vững và mô hình quản lý rừng bền vững.

Ngoài ra, tỉnh Sơn La là tỉnh đầu tiên tiến hành giao một số lượng lớn rừng tự nhiên hiện
còn (250.000 ha cho đến thời điểm hiện nay) cho cư dân địa phương. Do đó, tỉnh Sơn La là


8
một tỉnh tiên phong trong công tác giao nguồn tài nguyên thiên nhiên tới cấp địa phương
và tất cả mọi con mắt đều đang dồn về Sơn La. Một mô hình hoạt động sẵn có cho việc
quản lý rừng cộng đồng sẽ đưa ra một khuyến khích lớn cho việc giao thêm nhiều đất hơn
tại tỉnh Sơn La, và cũng như tại các tỉnh khác của Việt Nam. Điều này cho phép các chủ
quản lý rừng đơn lẻ được tiếp cận và có được lợi ích từ các nguồn rừng sẵn có. Đối với
SFDP, thực tế để có thể nói rằng mô hình rừng cộng đồng của Dự án là có thể chứng nhận
được và bởi vậy là bền vững. Mong đợi sẽ có một tác động lớn vào việc mô phỏng và chấp

thuận “mô hình quản lý rừng cấp xã” thậm chí ở cấp quốc gia. Cuối cùng nhưng không có
nghĩa là chấm dứt, việc này sẽ giúp cho bà con thôn bản được cấp chứng chỉ trong tương
lai khi sẵn có những khối lượng lớn hơn nữa.
4.2 Vai trò và trách nhiệm của các bên đươợliên quan trong quá trình cấp chứng
chỉ
Một trong những yêu cầu cơ bản được đặt ra trong tiêu chuẩn FSC là vai trò và trách nhiệm
của những bên liên quan cần được xác định rõ ràng. Đối với một số phần trong quá trình
lập kế hoạch quản lý rừng của SFDP thì đây cũng là một trường hợp như là quá trình Quy
hoạch sử dụng đất và giao đất rừng (LUPLA). Tuy nhiên, các phần khác vẫn chưa được
phát triển và sự phân chia nhiệm vụ vẫn chưa đạt được sự thống nhất.

Bởi vậy, chuyên gia tư vấn cùng với cán bộ dự án và các đối tác đã thảo luận về nhiệm vụ
của các bên liên quan đươợ trong các bước khác nhau của quá trình lập kế hoạch quản lý
rừng đã được đề xuất. Những vấn đề cần được xem xét cơ bản trong các cuộc thảo luận là:
sự kế tiếp các hoạt động sau khi dự án không còn hoạt động nữa, các nguồn tài nguyên sẵn
có và khả năng chuyên môn của các bên cũng như trách nhiệm hiện tại của các bên đối tác.
Một vai trò quan trọng cũng được đưa ra cho các chủ rừng (người dân địa phương) ở các
giai đoạn khác nhau trong quá trình quản lý rừng. Các chủ rừng không chỉ tham gia vào
các giai đoạn khác nhau của quá trình quản lý, bao gồm điều tra lập địa và việc thực hiện,
mà còn có thể được xem như là những nhân vật chính do các bên đối tác hỗ trợ trong suốt
các giai đoạn khác nhau của quá trình quản lý rừng.

Các cuộc thảo luận đã giúp đưa ra một biểu đồ (xem biểu đồ 1) và biểu đồ này còn thay đổi
tuỳ
thuộc vào kết quả các cuộc thảo luận khác nữa và sự thông qua chính thức.

Hỗ trợ về kỹ thuật cho người dân là mấu chốt trong quá trình này và cần được đảm bảo
ngay cả khi dự án không còn hoạt động nữa. Theo như lần thảo luận vào ngày 27 tháng 11
năm 2002 thì đây cũng chính là vai trò của Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn sẽ ủng hộ hoàn toàn Chi cục phát triển nông nghiệp. Cũng sẽ là cần thiết khi có

được trách nhiệm của các cơ quan ban ngành đã được nhất trí áà càng sớm càng tốt.

SFDP sẽ đưa ra những đóng góp trong công tác hỗ trợ và ìđộhiểu biết chuyên môn kỹ thuật
giúp cho hệ thống đã được xây dựng có thể thực hiện.


9
Biểu đồ 1


10
4.3 Đánh giá các kế hoạch quản lý rừng hiện tại với khả năng phù hợp cho
việc cấp giấy chứng nhận
Chuyên gia tư vấn xác ế định điều trước tiên phần nào trong quá trình lập kế hoạch quản lý
rừng SFDP với những yêu cầu nào trong tiêu chuẩn FSC nên được áp dụng. Biểu đồ 2 thể
hiện yếu tố này (xem phụ lục trang bên) và điều này đã chứng tỏ rằng quá trình lập kế
hoạch quản lý rừng SFDP đưa vào trong cấu trúc này tất cả các nguyên tắc liên quan của
tiêu chuẩn FSC. Hay nói một cách khác, quá trình lập kế hoạch quản lý rừng đã một cấu
trúc đầy đủ cho một mô hình quản lý rừng bền vững. Trong phần trình bầy là phần tổng
quan những điểm mạnh chính và những điểm yếu trong quá trình lập kế hoạch quản lý
rừng SFDP theo nguyên tắc cho phép cán bộ dự án làm việc theo mục tiêu có định hướng
phù hợp với tất cả các yêu cầu cấp chứng chỉ.

Trong hệ thống FSC, các yêu cầu của nguyên tắc 7 tập trung vào các kế hoạch quản lý.
Tuy nhiên, các dữ liệu đạt được thông qua các đánh giá nguồn tài nguyên và mẫu theo dõi
hình thành cơ sở cho kế hoạch quản lý. Những yêu cầu này được chỉ rõ trong nguyên tắc 8
trong hệ thống cấp chứng chỉ FSC. Cho lý do này, việc đánh giá các kế hoạch quản lý bản
chất vẫn được khớp nối với hệ thống theo dõi.

Có bốn điểm chính được đưa ra từ những tổng quan này là:

M ự iêu tả chi tiế t hệ thố ng lâm sinh cùng vớ i nhữ ng
h ướng dẫ n dự a trên cơ sở nhữ ng cân nhắ c về mặ t sinh
thái
Mục tiêu quản lý đang được quyết định bởi chính người dân. Hệ thống quản lý đang được
xác định dựa trên cơ sở (một phạm vi) các sản phẩm mà họ mong muốn đạt được từ rừng.
Hệ thống quản lý hiện tại quyết định rất nhiều lượng dự trữ rừng và những chủng loại cây
được ưa chuộng hơn. Sự miêu tả tình hình hiện tại cho biết trước được dữ liệu trữ lượng
đối với các cấp sản xuất khác nhau (gỗ củi, gỗ xây dựng, vv ). Kế hoạch hoạt động hàng
năm cho biết bao nhiêu m
3
mỗi cấp sản xuất có thể được khai thác.

Tổng số lượng được khai thác là dựa trên cơ sở những hướng dẫn chung từ Bộ quyết định
hàng năm có thể khai thác bao nhiêu phần trăm trữ lượng đối với mỗi cấp mật độ. Tuy
nhiên, những hướng dẫn này không nêu lên những nguồn tài nguyên hiện trạng sẵn có,
mục tiêu quản lý lâu dài cũng như những cân nhắc xem xét cuối cùng về sinh thái. Mặc dù
các chuyến thăm thực địa đã cho thấy những người dân thôn bản tuyệt đối đã đưa vào
những cân nhắc này khi quyết định việc thu nhập hàng năm của họ (ví dụ: bản Thèn Luông
đã quyết định khai thác chỉ một phần nhỏ số lượng m
3
được cho phép của mình cho năm
nay, bởi vì họ cảm thấy rằng trái lại thì họ đã “đang khai thác quá mức”), hiện tại không
hợp lý hoặc những hướng dẫn đã được soạn thảo đang tồn tại đi ngược với những quyết
định dường như vậy.


11
Biểu đồ 2




12
Vào tháng Giêng năm 2001, Tiến sỹ Bjorn Wode và Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Lung đã tiến
hành đánh giá một số ô trình diễn và các hướng dẫn lâm sinh được trích dẫn đối với các
kiểu quản lý khác nhau. Những điều này sau đó Ông Bjorn chuyển thành những bảng biểu
sự kiện kỹ thuật. Những bảng biểu sự kiện kỹ thuật này hình thành một cơ sở tốt cho hệ
thống lập kế hoạch quản lý lâm sinh, bởi vì chúng miêu tả rất rõ ràng những hoạt động nào
cần được yêu cầu trong mỗi giai đoạn phát triển của rừng đối với mục tiêu cuối cùng của
nó. Nếu như kế hoạch quản lý sẽ đưa vào sự kết nối với các bảng biểu sự kiện kỹ thuật và
miêu tả tình trạng hiện tại của rừng để có thể biết những hoạt động nào sẽ được tiến hành
theo bảng sự kiện, sau đó yêu cầu này sẽ được hoàn thiện.
H ệ thố ng theo dõi
Hiện tại không có một hệ thống theo dõi nào tồn tại để quyết định tác động của các hoạt
động về sự phát triển của các trạng thái. Cũng vậy, không có một dữ liệu tăng trưởng cho
các kiểu rừng khác nhau đang sẵn có ở Việt Nam, một trong những ưu tiên của SFDP trong
năm 2003 là để đề xuất, thử nghiệm và thương thuyết về hệ thống theo dõi và việc đánh giá
nguồn tài nguyên dựa trên cơ sở một vùng mà nơi đó tỉ lệ tăng trưởng, trữ lượng và ước
tính năng suất đang được quyết định trong một khuôn mẫu khác biệt. Trong trường hợp
không có dữ liệu này, thì không thể quyết định tình hình hiện tại của rừng và sau đó là việc
Khai thác có thể cho phép hàng năm (AAC). Khai thác có thể cho phép hàng năm (AAC)
là một trong những thước đo chính quyết định liệu hệ thống quản lý đảm bảo năng suất bền
vững của rừng. Việc theo dõi hơn nữa các giá trị sinh thái bao gồm cả việc đánh giá hệ
động vật và hệ thực vật thu hút sự chú ý trong hệ thống sẽ được thiết lập.
H ệ thố ng sử a đổi việ c lậ p kế hoạ ch quả n lý
Cuối giai đoạn lập kế hoạch, cần thiết bổ sung vào các dữ liệu về tình hình rừng (đã thay
đổi) do các hoạt động lâm nghiệp và sự tăng trưởng, và như là cơ sở cho việc lập kế hoạch
quản lý mới. Ngoài ra, sẽ là cần thiết để xem lại soạn thảo luật mới hoặc đã được thay đổi
và những hiểu biết kỹ thuật mới sẵn có và quyết định sự tác động đối với việc sửa đổi lại
kế hoạch quản lý.


Nhiệm vụ chính của SFDP sẽ là quyết định là làm thế nào và ai sẽ thu thập, đánh giá và
luôn cung cấp các thông tin này đối với những kết luận được đưa ra trong kế hoạch quản lý
mới.
S ự duy trì và khôi phụ c các giá trị sinh thái
Trong quá trình quản lý rừng bền vững, rừng được xem như là một hệ sinh thái mà ở đó
cây rừng chiếm phần chính nhưng không chỉ là các cấu thành của hệ thống. Các bộ phận
cấu thành khác của hệ thực vật và hệ động vật cũng như các yếu tố vô sinh như đất cũng
hình thành một bộ phận cấu thành của hệ thống rừng sinh thái. Do đó, chủ rừng được yêu
cầu trình bầy rõ những những bộ phận cấu thành khác này trong quá trình quản lý rừng của
họ. Trong khía cạnh này, ngoài cây rừng ra thì các giá trị sinh thái khác cũng cần được lưu
ý tới. ở đây bao gồm việc xác định rõ và việc bảo vệ các động vật quý hiếm, đang bị đe doạ
tuyệt chủng cũng như việc bảo tồn hay khôi phục các loài đại diện của hệ thống sinh thái
hiện tại trong trạ
ng thái tự nhiên của chúng. Trong rừng, các vùng được phân loại là rừng
phòng hộ hay rừng đặc dụng thì bất kỳ một sự can thiệp nào cũng được ngăn cấm theo luật
pháp và những chủng loại bị đe doạ được bảo vệ tuyệt đối. Tuy nhiên, không có một điều
khoản cụ thể nào được ban hành để thúc đẩy việc bảo vệ các chủng loại đang bị đe doạ
. Kế
hoạch quản lý nên bao gồm các quy định cho việc quản lý phù hợp toàn bộ giá trị sinh thái


13
những vùng này. Bước đầu tiên sẽ là đưa vào việc đánh giá để quyết định giá trị sinh thái
nào (đáng chú ý là các chủng loại quý hiếm và đang trong nguy cơ bị đe doạ) là thực tế
trong suốt quá trình đánh giá nguồn tài nguyên ban đầu. Các kết quả cùng với các hoạt
động kế tiếp sau đó có thể được đưa vào hoặc trong kế hoạch quản lý hoặc trong quy ước
bảo vệ rừng.
Nhữ ng cân nhắ c xem xét chung
Những điểm được đề cập ở trên đòi hỏi một thay đổi có tác động mạnh trong các lần thực
thi hiện tại và đòi hỏi quan trọng nhất một thay đổi từ việc quản lý rừng từ bị động sang

chủ động. Không giống như trước kia, cơ sở cho việc quản lý rừng sẽ không phải là việc
sử dụng ngắn hạn các nguồn tài nguyên sẵn có mà là sự quản lý chủ động để thu gặt cũng
như đảm bảo những sản phẩm mong đợi và các chức năng về mặt lậu dài. Điều này không
chỉ sẽ tận dụng tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên mà còn đỏi hỏi một đầu vào ở
phạm vi rộng hơn và trên tất cả sự quen thuộc dần ần với khái niệm này ở tất cả các cấp
trong ngành lâm nghiệp.

Nhiều tiến bộ đã được đưa ra trong phạm vi các vùng dự án cùng với những giới thiệu về
các kế hoạch quản lý do người dân xây dựng và sử dụng. Sau giai đoạn thử nghiệm, người
ta có thể cân nhắc khái niệm nào là sẵn sàng để áp dụng trên diện rộng, ngoài những thay
đổi nhỏ không đáng kể. Bây giờ, bước tiếp theo là giới thiệu những đánh giá các nguồn tài
nguyên có sự tham gia của người dan. Do đó, SFDP đã mời Ông Peter Branney, một
chuyên gia trong lĩnh vực này rà soát những khả năng có thể đối với những đánh giá các
nguồn tài nguyên có sự tham gia của người dân và xây dựng một hệ thống theo dõi cho
rừng sản xuất.

Cũng không dám mong đợi rằng các ô thử nghiệm và trình diễn sẽ cung cấp đầy đủ mọi
thông tin để đưa ra những tính toán đáng tin cậy việc khai thác có thể cho phép hàng năm
(AAC). Khởi đầu, sẽ là cần thiết đưa ra những ước tính rất sơ lược dựa trên cơ sở các dữ
liệu về năng suất từ các vùng khác, trong và ngoài nước Việt Nam. Việc thiết lập các ô thử
nghiệm và trình diễn được dự kiến trong kế hoạch hoạt động hàng năm đối với năm 2003
sẽ là một bước đi kế tiếp để đạt được các dữ liệu lâu dài về sự tăng trưởng và tác động của
cơ chế quản lý rừng đã được áp dụng.

Do đó, việc giới thiệu và khả năng thực hiện các điểm được đề cập trước đó: kế hoạch
quản lý, những đánh giá các nguồn tài nguyên, và việc xác định tỷ lệ tăng trưởng quyết
định việc Khai thác có thể cho phép hàng năm (AAC), thông qua mô hình quản lý rừng cấp
xã là rất cần thiết để đạt được những kinh nghiệm cùng với phương pháp mới này đối với
việc quản lý rừng và chứng tỏ khả năng phát triển của nó. Bởi như vậy, mô hình quản lý
rừng cấp xã không chỉ có lợi cho các xã dự án, mà còn là một trợ giúp quan trọng để hỗ trợ

cuộc thảo luận về lâm nghiệp dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. Việc thực thi và sự chấp
nhận phương pháp trên diện rộng sẽ cần một quá trình dàn xếp quan trọng với các bên
đương lợi. Đây cũng đang được coi như là một thách thức chính của SFDP.

Phần phụ lục 03 tóm tắt chi tiết các kết quả đánh giá.


14
4.4 Những điểm mạnh và điểm yếu của mô hình quy hoạch quản lý rừng SFDP
theo nguyên tắc FSC

Nguyên tắc 1: Sự phù hợp với luật và các nguyên tắc FSC
Việc quản lý rừng sẽ tôn trọng tất cả các luật có thể áp dụng được của quốc gia có sự
kiện đó, và các hiệp ước cũng như các thoả thuận quốc tế với quốc gia nào tham gia
ký kết, và tuân thủ theo tất cả các nguyên tắc và tiêu chí FSC.
Điểm mạnh chính:
- Dự án hợp tác chặt chẽ cới các cơ quan, tổ chức chính phủ mà những cơ quan này rất
quen thuộc với pháp luận hiện hành.
- Các hệ thống được thiết lập đã được các cơ quan chính quyền thông qua và/hoặc được
đưa vào trong pháp luật của tỉnh.
- Các chứng chỉ cấp đất đã cung cấp một cơ sở hợp pháp đối với quyền sử dụng đất lâu
dài và tạo ra sự cam kết từ người nông dân và do đó đảm bảo được công tác bảo vệ.

Các điểm yếu chính:
- Cán bộ đối tác cấp huyện không nhận thức đầy đủ tất cả các quy định liên quan đến
trách nhiệm của họ.

Nguyên tắc 2: Quyền sở hữu và sử dụng cũng như các trách nhiệm
Quyền sở hữu, sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dài hạn sẽ được xác
định rõ ràng, đưa vào văn kiện và được thiết lập theo đúng pháp luật.

Các điểm mạnh chính:
- Quyền sở hữu đất được đảm bảo thông qua các chứng nhận cấp sổ đỏ.
- Đất được sở hữu bởi cộng đồng địa phương. (Chú ý: đất có thể được giao cho các cộng
đồng, nhóm hộ gia đình và các cá nhân).
- Quá trình quy hoạch sử dụng đất toàn diện và có sự tham gia của người dân tránh
những xung đột về đất đai và đảm bảo rằng người dân thôn bản nhận thức được quyền
lợi và trách nhiệm của họ.

Các điểm yếu chính:

- Không có

Nguyên tắc 3: Quyền của người dân bản địa
Các quyền hợp pháp và theo phong tục của người dân bản địa trong việc sở hữu, sử
dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ, và các nguồn tài nguyên của họ sẽ được công nhận
và tôn trọng.
Các điểm mạnh chính:
- Người dân địa phương và dân bản địa là những nhóm đối tượng mục tiêu của dự án và
là những người đưa ra quyết định chính là người sở hữu và người sử dụng đất rừng của
mình.
- Người dân thôn bản đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của quá trình quản lý.
- Thông tin về chuyên môn đối với việc đưa ra quyết định độc lập và được thông báo sẽ
được đưa xuống tận cấp cơ sở.

Các điểm yếu chính:

- Không có


15


Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của những người lao động
Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hay tăng cường tình hình xã hội và kinh tế dài
hạn của những người công nhân và cộng đồng địa phương.
Các điểm mạnh chính:
- Những người dân tự đưa ra quyết định của riêng mình và quyết định về các lợi ích của
lâm sản giữa chính bản thân họ.

Các điểm yếu chính:
- Sức khoẻ và an toàn trong quá trình thực hiện các hoạt động lâm nghiệp vẫn chưa được
đảm bảo thông qua quá trình phát triển các hướng dẫn và công tác đào tạo.
- Đào tạo và hỗ trợ những người dân thôn bản cần được đảm bảo ngay cả sau khi dự án
không còn hoạt động nữa thông qua sự ban hành chính thức của đồ thị về trách nhiệm
đã được đề xuất.
- Giấy chứng nhận cấp sổ đỏ là các quyền của người sử dụng đất trong khoảng thời gian
50 năm. Vẫn chưa rõ ràng liệu có hay không và theo những điều kiện nào chứng chỉ
này có thể được rút lại, sẽ có hệ thống giải quyết tranh chấp để giải quyết những quyết
định như vậy.

Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng
Các hoạt động quản lý rừng sẽ khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các loại lâm sản
và các dịch vụ nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế và một phạm vi rộng các lợi ích
môi trường và xã hội.
Các điểm mạnh chính:
- Lâm sản sẽ được sử dụng trực tiếp bởi người dân địa phương. Các mô hình quản lý
nhằm đánh giá một cách lạc quan các lợi ích đối với cư dân địa phương.
Các điểm yếu chính:
- Không tồn tại các hướng dẫn để giảm thiểu sự lãng phí trong khi khai thác và để tránh
khỏi những thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên rừng khác (ví dụ như giảm những tác
động trong việc đốn gỗ).

- Không có những phương tiện chế biến địa phương nào, và còn nữa sự phụ thuộc vào
những người trung gian đối với việc buôn bán các sản phẩm của thị trường địa
phương.
- Việc khai thác có thể được chấp thuận hàng năm (AAC) sẽ được tính toán dựa trên cơ
sở tỷ lệ tăng trưởng, việc dự trữ, và các dữ liệu về năng suất dự tính.

Nguyên tắc 6: Tác động môi trường
Việc quản lý rừng sẽ bảo tồn sự đa dạng sinh học và các giá trị liên đới, các nguồn tài
nguyên nước, đất, và các hệ thống sinh thái độc nhất, mỏng manh cũ
ng như các danh
lam thắng cảnh, và bởi việc làm như vậy, sẽ duy trì các chức năng sinh thái và tính
nguyên trạng của rừng.
Các điểm mạnh chính:
- Không có chất hoá học nào đang được sử dụng trong quá trình quản lý rừng.
- Không có đại lý sinh vật học nào hay cơ quan biến đổi gen nào (GMO) đang được sử
dụng.
- Việc trồng lại rừng trên diện rộng được thực hiện chủ yếu thông qua việc khoanh nuôi
tái sinh tự nhiên.


16
- Việc trồng rừng nhấn mạnh chủ yếu vào việc sử dụng các loại cây bản địa và trồng hỗn
giao.

Các điểm yếu chính:
- Một hệ thống đánh giá các tác động môi trường cần được xây dựng.
- Những quan tâm nghiên cứu về môi trường liên quan đến việc thiết lập các khu bảo
tồn, khôi phục các chức năng sinh thái, vv… trong phạm vi rừng sản xuất mới chỉ dành
được sự quan tâm rất ít cho đến thời điểm hiện nay (không kể việc bảo vệ đầu nguồn).
- Một hệ thống tránh săn bắn, đặt bẫy không thích hợp cần được xây dựng. Cho đến nay,

điều này được đề cập đến trong các quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn bản như
một số việc đã được làm, nhưng các hoạt động cụ thể để đưa các quy ước đi vào hiệu
lực vẫn cần được quy định cụ thể hơn nữa.
- Các tài liệu hướng dẫn để chống xói mòn, bảo vệ các nguồn tài nguyên nước và giảm
thiểu những thiệt hại đến rừng trong suốt quá trình khai thác (ví dụ như việc đốn chặt
có chỉ đạo, vv….) cần được phát huy hơn nữa.

Nguyên tắc 7: Kế hoạch sử dụng và quản lý đất
Kế hoạch quản lý – thích hợp với quy mô và cường độ các hoạt động – sẽ được viết
ra, thực hiện, giữ vững theo thời gian. Các mục tiêu dài hạn về quản lý, và các biện
pháp đạt được mục tiêu đề ra, sẽ được chỉ ra rõ ràng. Kế hoạch quản lý rừng được
lồng ghép vào việc quy hoạch sử dụng đất tổng thể và được căn cứ trên các điều tra
lập địa theo định kỳ.
Các điểm mạnh chính:
- Kế hoạch quản lý được bà con thôn bản xây dựng, dựa trên cơ sở các nhu cầu của họ.

Các điểm yếu chính:
- Hiện tại, cuộc thảo luận về kiểu rừng dài hạn theo nguyện vọng, chức năng của nó và
yếu tố cấu thành các loại mong muốn diễn ra tách biệt với cuộc thảo luận về kế hoạch
quản lý rừng, và chưa có một mắt xích rõ ràng nào được thiết lập với kế hoạch quản lý
(Sổ tay đào tạo số III.1). Tuy nhiên, các hoạt động được lập kế hoạch phụ thuộc nhiều
vào các chức năng rừng phải đáp ứng được và yếu tố cấu thành loại mong muốn cần
thiết để đáp ứng các chức năng này.
- Sự mô tả hệ thống lâm sinh và các hoạt động liên đới nên được bao hàm cả trong kế
hoạch quản lý.
- Nhân tố căn bản cho việc khai thác hàng năm nên dựa trên cơ sở các dữ liệu từ việc
đánh giá các nguồn tài nguyên.
- Các tài liệu hướng dẫn đối với các kỹ thuật khai thác thích hợp (ví dụ như việc chặt
đốn có chỉ đạo) cần được xây dựng.
- Một hệ thống các sửa đổi thường lệ kế hoạch quản lý cần được xác định, bao gồm cả

việc làm thế nào các dữ liệu theo dõi vẫn được xem xét trong khi sửa đổi các kế hoạch
quản lý.



17
Nguyên tắc 8: Theo dõi và đánh giá
Theo dõi sẽ được tiến hành – thích hợp với quy mô và cường độ của việc quản lý rừng
để đánh giá điều kiện rừng, sản lượng lâm sản, chuỗi hoạt động chăm sóc, các hoạt
động quản lý và tác động xã hội và môi trường.
Những điểm mạnh chính:
- “Mô hình quản lý rừng cấp xã” dự kiến trước việc phát triển cơ sở dữ liệu đối với các
dữ liệu theo dõi. Các đối tác sẽ hỗ trợ người dân thôn bản giải thích và cập nhật các dữ
liệu theo dõi.

Các điểm yếu chính:
- Các hệ thống theo dõi phù hợp và có thể đáp ứng được cần được xây dựng, bao gồm cả
các dữ liệu về sản lượng lâm sản, những thay đổi trong hệ động vật và thực vật, tỷ lệ
tăng trưởng và sự tái sinh rừng, các tác động vể môi trường và xã hội cũng như các chi
phí và tính hiệu quả của việc quản lý rừng.
- Một hệ thống kết hợp các kết quả theo dõi với việc sửa đổi kế hoạch quản lý cần được
xác định.
- Đối với việc dán nhãn các lâm sản được cấp chứng chỉ thì cần xây dựng một hệ thống
cho phép lần theo nguồn gốc của sản phẩm rừng đã được cấp chứng chỉ (hiện tại không
bắt buộc, nhưng thích hợp trong tương lai).

Nguyên tắc 9: Duy trì những khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF)
Các hoạt động quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao sẽ duy trì hoặc tăng cường các
thuộc tính trong việc xác định những khu vực rừng như vậy. Các quyết định liên
quan đến những khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao sẽ luôn được xem xét phù hợp

với phương pháp phòng ngừa.
Những điểm yếu chính:
- Nhóm làm việc quốc gia hay một nhóm làm việc khác hoàn toàn chưa xác định được
hệ thống sinh thái rừng Việt Nam nào được xem là khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao.
Khi việc này đã được xác định thì nên có một cuộc điều tra lập địa sinh thái trong vùng
dự án để quyết định liệu bất kỳ khu vực rừng nào cũng có một số thuộc tính của khu
vực rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF).

Nguyên tắc 10: Việc trồng rừng
Việc trồng rừng sẽ được lập kế hoạch và quản phù hợp với các Nguyên tắc và Tiêu
chí 1 – 9, và Nguyên tắc 10 và Tiêu chí của nó. Trong khi việc trồng rừng có thể mang
lại một loạt những lợi ích kinh tế và xã hội và có thể góp phần thoả mãn các nhu cầu
thế giới về lâm sản thì công tác trồng rừng cũng nên có thêm sự quản lý, giảm áp lực,
và thúc đẩy sự phục hồi và bảo tồn các khu rừng tự nhiên.
- Chưa thể áp dụng trong khi dự án hầu như nhằm mục tiêu vào việc quản lý các khu
rừng tự nhiên.

Chú ý: Kể từ năm 2002, việc trồng rừng cũng là một phần trong chiến lược của Dự án Phát
triển lâm nghiệp (SFDP) Sông Đà nhưng điểm tập trung chính là về quản lý rừng tự nhiên.
Phần công việc này tập trung vào quá trình lập kế hoạch quản lý rừng đối với các khu rừng
tự nhiên như Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP) Sông Đà đã đề xuất.


18
4.5 Các điều khoản hỗ trợ việc cấp chứng chỉ rừng trong tương lai
Đề cương công việc chi tiết được đòi hỏi để đánh giá các yêu cầu cho việc buôn bán thành
công các sản phẩm đã được cấp chứng chỉ. Trong các phần đã được đề cập trước đã giải
thích rằng việc cấp chứng chỉ thương mại không làm quan tâm trong tình hình Dự án Phát
triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà vào thời điểm này. Các chi phí khác chỉ được trả cho các
lâm sản tại thị trường quốc tế, và các sản phẩm và khối lượng được sản xuất cũng chỉ cho

một phần rất nhỏ và việc sử dụng tự cung cũng như thị trường địa phương mà thôi. Việc
buôn bán các sản phẩm được cấp chứng chỉ bởi vậy mà không thích hợp trong giai đoạn
này. Tuy nhiên, các điều khoản trong “mô hình quản lý rừng cấp xã” đối với việc cấp
chứng chỉ rừng trong tương lai sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc cấp chứng chỉ hiện thời.
Những điều khoản này trước mắt được coi là hợp lệ với các khía cạnh tổ chức cho việc cấp
chứng chỉ lâm nghiệp cộng đồng trong bối cảnh dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội (SFDP)
Sông Đà.

Trong phạm vi FSC, một hệ thống riêng biệt cho các chủ rừng cỡ nhỏ đã được xây dựng và
được gọi là việc cấp chứng chỉ theo nhóm. Việc này cho phép một số các chủ rừng hợp
thành nhóm có một chứng chỉ đơn lẻ và dường như vậy việc cấp chứng chỉ đạt được chi
phí có hiệu quả hơn nhiều. Kiểu sở hữu đất là không quan trọng; tất cả các khu rừng nhỏ có
thể được đưa vào thành một nhóm. Trong lúc đó, việc cấp chứng chỉ theo nhóm đòi hỏi
một đối tượng là người để liên lạc và “người quản lý’ của cả nhóm. Yêu cầu này không
đưa ra những hạn chế thực sự ngoài thực tế “người quản lý” nhóm phải là một pháp nhân
hay một đối tượng hợp pháp.

Chính nhóm quyết định mức độ hợp tác của họ. Một vài nhóm bán gỗ của mình trên thị
trường một cách tập trung hay có một kế hoạch quản lý chung, những nhóm khác chỉ thực
hiện quy trình theo dõi nhằm đảm bảo rằng tất cả các thành viên tuân theo Các nguyên tắc
và Tiêu chí (P&C). Phần phụ lục 4 là miêu tả khái quát việc thực hiện chức năng của kế
hoạch tổ chức việc cấp chứng chỉ theo nhóm, bao gồm cả việc đưa ra những ra yêu cầu
việc c
ấp chứng chỉ theo nhóm.

Việc cấp chứng chỉ theo nhóm sẽ rất phù hợp trong tình hình các vùng dự án. Các nhóm có
thể được hình thành ở cấp xã hay cấp huyện và tuỳ thuộc vào việc sắp xếp hành chính
thuận lợi nhất. Có đề xuất mạnh mẽ là Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn hay Hạt
kiểm lâm nên đóng vai trò là một đối tượng nhóm, bởi vì họ đã thực sự tham gia và có lực
lượng nhân sự trong các khu rừng thôn bản. Mức

độ hợp tác của của các thành phần tham
gia cần được thảo luận cùng với chính những người dân thôn bản.

Vào thời điểm này, chuyên gia tư vấn vẫn chưa thấy được những trở ngại trong cấu trúc
hiện tại cho việc thành lập nhóm. Bởi vì, việc cấp chứng chỉ theo nhóm chỉ là một hoạt
động thích hợp về mặt trung hạn, và việc giúp cho mô hình lâm nghiệp cộng đồng có thể
hoạt động là ưu tiên cao hơn cả cho dự án vào thời điểm này, chuyên gia tư vấn không đề
xuất bất kỳ một hoạt động nào vào thời điểm này.



19
4.6 Các hoạt động được đề xuất thêm đối với việc cấp chứng chỉ rừng
Chuyến tư vấn này với mục đích giúp SFDP có được cái nhìn khái quát chung các hoạt
động được yêu cầu đảm bảo rằng khả năng có thể cấp chứng chỉ của “mô hình quản lý
rừng cấp xã”.

Như đã được nói rõ từ ban đầu, tình hình hiện tại chưa thuận lợi cho việc cân nhắc từ bên
ngoài bởi vì các chi phí bỏ ra sẽ nhiều hơn lợi ích đạt được.

Tuy nhiên, để đưa ra được sự đảm bảo đối với các nhà tài trợ, các nhà hoạch định chính
sách , vv… rằng “mô hình quản lý rừng cấp xã” thực sự có thể được cấp chứng chỉ, chuyên
gia tư vấn có gợi ý hình thức làm theo việc đánh giá chứng chỉ nên diễn ra cho đến hết giai
đoạn hoạt động của dự án. Nếu như việc này được tiến hành bởi một nhân viên đánh giá
không liên quan đến các hoạt động thực thi của dự án thì một kết quả đánh giá tích cực sẽ
mang đến những nhận định đáng tin cậy đối với “mô hình quản lý rừng cấp xã” và cho
phép cán bộ dự án chứng minh được rằng các mục tiêu của dự án đã đang được thực hiện
đủ. Một lợi ích khác đối với Việt Nam đó là dự án cùng thời điểm này trình diện được rõ
việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững bởi các cộng đồng địa phương có thể
thực thi được và kết quả này mở đường cho việc giao đất và các nguồn tài nguyên thiên

nhiên cho các cộng đồng địa phương tại Việt Nam. Được cấp chứng chỉ sẽ đồng nghĩa với
việc tăng cường cơ hội cho việc tái tạo “một mô hình quản lý rừng cấp xã” tại những khu
vực khác ở Việt Nam.

Những thông tin đầu vào sau đây là cần thiết cho hình thức làm theo như vậy:

Tư vấn cho các bên đương sự
Ngày làm
việc
chuyên gia
quốc tế
Ngày
làm việc
chuyên
gia
trong
nước
Chú thích
Chi phí cho kiểm toán viên quốc tế 1
Cung cấp bảng câu hỏi và
hướng dẫn cho kiểm toán viên
trong nước
Chi phí cho kiểm toán viên trong
nước
2
Sẽ được tiến hành trước
chuyến thăm thực địa
Sự phù hợp các tiêu chuẩn
Chi phí cho kiểm toán viên quốc tế 2
Sẽ được tiến hành trước

chuyến thăm thực địa
Việc kiểm toán chính
Chi phí cho kiểm toán viên quốc tế 7
Chi phí cho kiểm toán viên trong
nước
7
Ngày đi lại đối với kiểm toán viên
quốc tế
2
Ngày đi lại đối với kiểm toán viên
trong nước
1
Báo cáo việc cấp chứng chỉ


20
Chi phí cho kiểm toán viên quốc tế 2
Chi phí cho kiểm toán viên trong
nước
2
Tổng cộng 14 12
4.7 Những cân nhắc, xem xét chung đối với Việt Nam
Việc cấp chứng chỉ là một công cụ cải tiến công tác quản lý, việc theo dõi cũng như kiểm
soát bên trong. Theo đó, công tác quản lý tốt hơn sẽ mang lại hiệu suất rừng bền vững và
cao hơn.

Việt Nam đang phải đương đầu với nhu cầu lâm sản ngày càng tăng trong khi cùng thời
điểm này các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần dần suy giảm. Thông qua mục tiêu 5
triệu ha rừng trồng và việc sắp đặt hạng ngạch đốn gỗ, Việt Nam đang phấn đấu đảo ngược
khuynh hướng này.


Việc chấp thuận hệ thống cấp chứng chỉ sẽ mang đến cho Việt Nam một công cụ thích hợp
để giữ vững cũng như cải tiến các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Trong phạm vi
hệ thống cấp chứng chỉ FSC một điều cần được làm là tính toán Việc khai thác có thể cho
phép hàng năm (AAC) dựa trên cơ sở các mục tiêu quản lý và dữ liệu cụ thể như là trữ
lượng, tỷ lệ tăng trưởng, và ước tính sản lượng.

Việc đốn gỗ được kiểm soát dựa trên cơ sở các yêu cầu trong tiêu chuẩn cấp chứng chỉ sẽ
cho phép Việt Nam duy trì và cải tiến nển tảng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khi
đánh giá một cách lạc quan hiệu suất của nguồn tài nguyên này.

Việc chấp thuận một tiêu chuẩn tương ứng với hệ thống đã được quốc tế công nhận như
FSC, sẽ hỗ trợ đồng thời việc tiếp cận với các thị trường trong tương lai. Những người sử
dụng hệ thống này sẽ biết họ đảm bảo được các yêu cầu quốc tế và sẽ có khả năng đạt được
chứng chỉ một cách dễ dàng nếu được mong đợi. Đã có thể nhận thấy sự quan tâm không
ngừng của các nhà đầu tư nước ngoài và người mua gỗ. Nhu cầu hiện tại đối với sản phẩm
được cấp chứng chỉ cao hơn nhu cầu bán. Một số người mua gỗ hiện tại không có triển
vọng mua được những sản phẩm gỗ được cấp ch
ứng chỉ và do đó mà dẫn đến công tác
thực hiện việc cấp chứng chỉ lần đầu tiên này. Tình hình chính trị ổn định trong nước và
các chi phí sản xuất thấp khiến cho Việt Nam trở thành một nước đáng quan tâm cho việc
sản xuất các lâm sản gỗ cho các thị trường xuất khẩu. Khả năng sẵn có các vật tư được cấp
chứng sẽ chỉ làm tăng thêm những quan tâm đó.

Nhóm làm việc quốc gia về việc cấp chứng chỉ rừng đang xây dựng một tiêu chuẩn của
Việt Nam theo sau các quy trình FSC. Việc xây dựng tiêu chuẩn là một bước tiến bộ và
mong đợi rằng trong tương lai sẽ có được thử nghiệm trên thực địa tiêu chuẩn đưa ra.

Cuối cùng nhưng không có nghĩa là kết thúc, một tiêu chuẩn cấp chứng chỉ được quốc gia
công nhận sẽ vạch ra những yêu cầu trong nước cho các dự án lâm nghiệp tài trợ trong và

ngoài nước. Bởi lý do dường như vậy, tiêu chuẩn sẽ đưa ra hướng dẫn có giá trị cho bất kỳ
dự án lâm nghiệp nào được tiến hành trong nưóc. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp
(FSSP) có thể cung cấp một nền tảng lý tưởng để quyết định một tiêu chuẩn và việc thực
hịên một hệ thống như vậy.


21
5 Kết luận
5.1 Nhìn chung
Việc cấp chứng chỉ rừng chứng tỏ là một công cụ hữu ích hướng dẫn các nhà quản lý rừng
đạt được việc quản lý rừng bền vững. Biết được các yêu cầu cần có của một tiêu chuẩn,
nhà quản lý rừng có khả năng đánh giá việc quản lý của mình và đạt được những định
hướng và hướng dẫn rõ ràng về các khía cạnh quản lý rừng cần có sự cải tiến. Việc cấp
chứng chỉ rừng cũng giúp cho các chính quyền một công cụ theo dõi có giá trị đảm bảo cơ
sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên được quản lý bền vững đồng thời đảm bảo được hiệu
suất rừng cao hơn.
5.2 Lợi ích của việc cấp chứng chỉ
Rà soát của dự án cho thấy hiện tại thì các lợi ích của việc đánh giá bên ngoài do các nhà
cấp chứng chỉ được công nhận thực hiện không cao hơn các chi phí đối với các đơn vị
quản lý rừng đơn lẻ, bởi vì diện tích được quản lý quá nhỏ (<10.000 ha), và các sản phẩm
cũng như khối lượng được sản xuất nhỏ và cho việc sử dụng tự cung hay chỉ đơn thuần cho
các thị trường địa phương.

Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ cung cấp một công cụ cho việc theo dõi và cải thiện việc
quản lý rừng và điều này dường như là một hướng dẫn để đạt được việc quản lý rừng bền
vững. Ngoài ra còn có một điều chắc chắn cho tất cả các bên liên quan rằng việc họ hoàn
thiện các yêu cầu cho tiêu chuẩn được xây dựng sẽ đảm bảo lợi ích bền vững và tối ưu.

Một đánh giá bên ngoài trong việc xây dựng hình thức làm theo chững chỉ sẽ cho phép dự
án chứng minh được rằng mô hình quản lý rừng cấp xã đảm bảo việc quản lý rừng bền

vững bởi các chủ quản lý rừng đơn lẻ. Bằng chứng ở đây là người dân thôn bản có thể tiến
hành việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên được giao cho họ và đây
cũng là cơ sở cho việc giao thêm đất thêm rừng ở cấp thôn b
ản.
5.3 Khả năng có thể cấp chứng chỉ cho việc thiết kế dự án lâm nghiệp cộng đồng
Cơ cấu thiết kế “mô hình quản lý rừng cấp xã” là đầy đủ và giúp cho việc hoàn thiện tất cả
các yêu cấu cấp chứng chỉ theo hệ thống FSC. Hiện giờ, cơ cấu đã được định rõ, vì vậy sẽ
là cần thiết chi tiết và thực hiện quy trình của các khía cạ
nh còn lại của quá trình lập kế
hoạch quản lý rừng. Những điều đáng chú ý ở đây là kế hoạch quản lý rừng (xem phụ lục 3
kết quả hoàn chỉnh rà soát việc lập kế hoạch), điều tra lập địa rừng hay đánh giá các nguồn
tài nguyên (bao gồm việc đo đạc trữ lượng hiện trạng trên thực địa, định rõ ước tính hiệu
suất, tỷ lệ tăng trưởng, và các yếu tố vô sinh quyết định hiện trạng tương lai), những hướng
dẫn cho việc khai thác, và các hoạt động liên quan đến rừng khác (bao gồm các kỹ thuật
khai thác, việc tỉa thưa, và sức khoẻ và an toàn), cũng như hệ thống theo dõi nhằm xác định
rõ các tác động của các hoạt động về hiện trạng rừng.

Ngoài ra, biểu đồ tiến độ trách nhiệm như đã được thảo luận với các đối tác địa phương
cần được các nhà chức trách liên quan thông qua nhằm đảm bảo sự hỗ trợ liện tục cho


22
người dân thôn bản ngay khi cả dự án không còn hoạt động nữa và cho phép các đối tác tự
chuẩn bị tốt hơn nhiệm vụ của họ.

Khuôn khổ thời gian sẵn có hiện tại đối với việc phát triển các hệ thống kỹ thuật cho việc
thực thi các hoạt động này được xem là phù hợp. Tuy nhiên, thao tác luận hiện tại sẽ phụ
thuộc vào sự chấp thuận cũng như việc thể chế hoá các hệ thống được đề xuất bởi các bên
đương sự. Để đạt được điều này, SFDP chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ thông qua điều khoản
chuyên môn, nâng cao đào tạo và phát huy nhận thức ở các cấp khác nhau (cấp địa

phương, khu vực và quốc gia). Tốc độ những hệ thống được chấp thuận sẽ quyết định liệu
mô hình quản lý rừng cấp xã có thể hoạt động đầy đủ trước khi dự án kết thúc không. Tư
vấn cho rằng việc thể chế hoá ở cấp địa phương có khả thi trong phạm vi thời gian hoạt
động của dự án và cũng được xem như là sự rộng mở và đóng góp của đối tác.
5.4 Các kế hoạch quản lý
Việc rà soát hệ thống kế hoạch quảnlý được đề xuất cho thấy rằng hệ thống thích ứng cho
việc sử dụng bởi các đơn vị quản lý rừng đơn lẻ. Chuyên gia tư vấn cho thấy rằng kế hoạch
quản lý không thể được xem tách biệt với một hệ thống theo dõi đầy đủ mà các dữ liệu
phản ánh trong việc xây dựng kế hoạch phát triển. Bởi vậy, điều chủ yếu là một hệ thống
theo dõi đầy đủ xác định rõ tác động của các hoạt động đang được thiết lập để theo dõi các
hoạt động lâm nghiệp và việc đánh giá nguồn tài nguyên diễn ra trước khi xây dựng kế
hoạch quản lý. Hệ thống này theo dự đoán trước sẽ được phát triển hơn nữa trong phần
công việc ngắn hạn của Ông Peter Branney vào tháng 04 năm 2003.

Những điểm khác vẫn cần được cải thiện trong kế hoạch quản lý là: sự mô tả hệ thống lâm
sinh cùng với những hướng dẫn dựa trên cơ sở những xem xét sinh thái, cũng như những
xem xét làm thế nào để các giá trị sinh thái (sự đa dạng sinh học hệ thực vật và động vật)
của rừng có thể được duy trì và cải thiện.



23
6 Kiến nghị
Chuyên gia tư vấn kiến nghị dự án tiến hành hình thức làm theo chứng chỉ cho đến khi dự
án kết thúc, như là một cách chứng minh các mục tiêu của dự án đã được thực hiện và cũng
như là một ví dụ về việc quản lý rừng cộng đồng có thể hoạt động như thế nào tại Việt
Nam. Sự chấp thuận và cũng bởi vậy sự tái tạo “mô hình quản lý rừng cấp xã” theo mong
đợi sẽ được tăng cường mạnh nếu như dự án có thể chứng minh rằng “mô hình quản lý
rừng cấp xã của mình” có thể đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống cấp chứng chỉ
được quốc tế công nhận.


Tính sẵn có của tiêu chuẩn đã được quốc gia chấp thuận là yếu tố quan trọng chủ chốt cho
việc giới thiệu nhanh chóng việc cấp chứng chỉ như là một công cụ cho việc quản lý rừng
bền vững ở Việt Nam. Để hỗ trợ việc tiếp cận trong tương lai vào các thị trường quốc tế,
có kiến nghị rằng tiêu chuẩn Việt Nam được chấp thuận cần phù hợp với hệ thống đã được
quốc tế công nhận, như là FSC. Do đó, kiến nghị rất cao được đưa ra là tất cả các thành
phần liên quan trong ngành lâm nghiệp Việt Nam nên đóng góp, hỗ trợ theo khả năng của
mình (ví dụ: cung cấp đầu vào đối với các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở các kinh nghiệm dự án
SFDP) cho nhóm làm việc Việt Nam mà nhóm này đang xây dựng một tiêu chuẩn theo các
yêu cầu FSC.

Đối với việc thực thi hệ thống theo dõi khu vực/quốc gia đạt hiệu quả dựa trên cơ sở các
yêu cầu về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ, việc thiết lập một cơ chế theo dõi nội bộ phù hợp hơn
trong phạm vi các cơ chế hiện tại có đại diện ở các cấp địa phương là điều đáng được ao
ước.

Chuyên gia tư vấn suy nghĩ rằng việc cấp chứng chỉ theo nhóm là thích hợp nhất đối với
đơn vị quản lý rừng đơn lẻ nếu như các khối lượng thương mại đã có thể có sẵn. Việc cấp
chứng chỉ hiện thời của đơn vị quản lý rừng đơn lẻ là một hoạt động vượt quá lịch hoạt
động của dự án. Và có gợi ý nên đưa vai trò chủ đạo cho nhóm làm việc Việt Nam trợ giúp
việc thành lập một kế hoạch thực hiện việc cấp chứng chỉ theo nhóm phù hợp cho t
ỉnh nằm
trong vùng dự án, cũng như các bên quan tâm khác ở Việt Nam.

×