Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Giới thiệu về lâm nghiệp cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.75 KB, 44 trang )



Hợp tác kỹ thuật Việt Nam- Đức
Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà (SFDP)
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) - GTZ -GFA




Giới thiệu về
lâm nghiệp cộng đồng

đặc biệt trong mối quan hệ với
chiến lược quản lý lâm nghiệp cộng đồng
của dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội
Sông Đà ở vùng Tây Bắc Việt nam

Tái bản có chỉnh sửa
Tháng 7, 1999
























Người biên soạn: ULRICH APEL




Mục lục



0.
Giới thiệu về tài liệu chỉnh sửa 0

1. Định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng 1

1.1 Các yếu tố cấu thành của lâm nghiệp cộng đồng 1
1.2 Định nghĩa các thuật ngữ 1
1.3 Lâm nghiệp cộng đồng là một giải pháp có thể lựa chọn trong quản lý rừng 3
1.4 Các chức năng của rừng và những mục tiêu quản lý rừng 4
1.5 Tại sao quản lý lâm nghiệp cộng đồ

ng lại quan trọng ở vùng Tây bắc? 5

2. Chúng ta cần biết gì về các cộng đồng? 7

2.1 Thế nào là một cộng đồng? 7
2.2 Sự khác biệt trong các cộng đồng 8
2.3 Hưởng dụng đất ở cấp xã 10
2.4 Những nhu cầu cơ bản của cộng đồng 12

3. Hiện đã có phương thức truyền thống nào tồn tại? 13

4. áp lực đối với tài nguyên rừng 15

5. Giới thiệu về những đổi mới trong lâm nghiệp cộng đồng: 16

5.1 Các mục tiêu 16
5.2 Dự án LNXHSông Đà thực hiện các chiến lược của mình như thế nào ? 17
5.3 Khái quát về các phương án quản lý theo các loại đất khác nhau 19
5.4 Tóm tắt các phương án quản lý rừng 20
5.5 Các hoạt động liên quan tớ
i rừng 24

6. Làm việc với người dân địa phương 25

6.1 Giao tiếp với nông dân 25
6.2 Tiếp cận bằng cách sử dụng: PRA và RRA 27
6.3. Vai trò của khuyến nông - lâm 31

7. Lập kế hoạch và thiết kế hoạt động lâm nghiệp cộng đồng 32


7.1. Mục tiêu chính của sự can thiệp vào quản lý lâm nghiệp cộng đồng 32
7.2. Những ví dụ về các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng 34
7.3 Những yếu tố quyết định sự thành công 37

8.
Tài liệu tham khảo 1




0. Giới thiệu về tài liệu chỉnh sửa

Tài liệu đào tạo này được chỉnh sửa dựa trên những kinh nghiệm và thông tin phản hồi thu
được từ một số khoá đào tạo về lâm nghiệp cộng đồng. Tài liệu đã được đơn giản hoá để thực
sự đáp ứng nhu cầu của học viên. Trọng tâm là sự hiểu biết về những vấn đề chủ chốt trong
lâm nghiệp cộng đồng và các phương pháp quả
n lý lâm nghiệp cộng đồng thực tiễn bao gồm
cả những kinh nghiệm mà Dự án phát triển xã hội Sông Đà thu được trong quá trình làm việc
tại vùng đầu nguồn Sông Đà.

Đây là một tài liệu hỗ trợ cho các hoạt động học tập trong khoá đào tạo "Giới thiệu về Lâm
nghiệp cộng đồng" và cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo sau khoá học.


1. Định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng

1.1 Các yếu tố cấu thành của lâm nghiệp cộng đồng

Lâm nghiệp cộng đồng là rất nhiều các hoạt động khác nhau gắn kết con người với cây và
rừng. Các hoạt động trong lâm nghiệp cộng đồng có rất nhiều yếu tố có thể được tập hợp như

sau:




Người dân địa phương trồng cây
Thu gom củi đun

Sử dụng gỗ làm nhà
Du canh

Thu nhập phụ cho nông dân
Xác định nhu cầu địa phương

Bảo vệ rừng và môi trường

Sự
tham gia của người dân

Thu gom sản phẩm ngoài rừng

Tăng cường tự quản lý
Cải thiện mức sống của người dân

1.2 Định nghĩa các thuật ngữ
Lâm nghiệp cộng đồng không chỉ giới hạn trong việc trồng cây trong trang trại, khu nhà ở hay
ven đường mà còn bao gồm cả tập quán du canh, việc sử dụng, quản lý rừng tự nhiên và việc
cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiều nguồn khác nhau. LNCĐ cũng đề cập tới sự xác
định các nhu cầu địa phương cũng như việc tăng cường tự quản lý và sử dụng cây cối để c
ải

thiện mức sống của người dân địa phương theo một phương thức bền vững, đặc biệt là cho
người nghèo, với việc sử dụng các phương pháp có người dân tham gia, đưa chính những

1

người hưởng lợi vào thiết kế và thực thi dự án.

Đây là một định nghĩa tổng quát do Arnold đưa ra (1992):
- Hiểu theo một cách chính xác và thiết thực nhất thì lâm nghiệp cộng đồng là một thuật
ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người dân nông thôn với cây và rừng cũng
như các sản phẩm và lợi ích thu được từ cây và rừng. Điều quan trọng hơn cả là phạm vi
và tính đa d
ạng của những mối liên hệ này cũng như sự tham gia của rất nhiều ngành khác
nhau vào các lĩnh vực của lâm nghiệp cộng đồng. Chính vì vậy, đây không phải là một
ngành hay một chương trình tách biệt mà là một khía cạnh của lâm nghiệp, lâm nghiệp,
năng lượng nông thôn và các thành tố khác của phát triển nông thôn.

Nếu cho rằng đây không phải là một ngành hay một chương trình tách biệt mà là một khía
cạnh đặc biệt của lâm nghiệ
p hoặc nông nghiệp thì có thể kết luận rằng hướng đi của lâm
nghiệp cộng đồng phải là đa ngành. Cần kết hợp việc nghiên cứu con người, cây cối, mùa
màng và vật nuôi cũng như sự tác động qua lại của các yếu tố này với các hệ thống rừng.
Đồng thời cũng cần tập trung vào tính ổn định, bền vững và hiệu quả của hệ thống sử d
ụng
đất. Các khía cạnh văn hoá, xã hội cần được coi trọng như các yếu tố sinh thái vào kinh tế.

Lâm nghiệp cộng đồng thường được gọi là lâm nghiệp xã hội, một số người sử dụng hai
thuật ngữ này với nghĩa như nhau, mộ số khác lại dùng lâm nghiệp xã hội để mô tả một phạm
vi hoạt động hẹp hơn hặc rộng hơn của lâm nghiệ
p cộng đồng.


Thuật ngữ quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một cách nói lâm nghiệp cộng đồng có tính chất
giới hạn. Thuật ngữ này được sử dụng để đề cập tới việc quản lý những tập hợp cây cối của
các nhóm người. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một phương pháp chỉ áp dụng cho đất lâm
nghiệp và không có sự tham gia trực tiếp của kỹ
thuật nông nghiệp cũng như khuyến nông.
Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận rằng cả đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp đều là
những bộ phận cấu thành của một hệ thống sử dụng đất đơn nhất nhưng có tính chất bao trùm.
Việc xác định quản lý lâm nghiệp cộng đồng không bao gồm cây cối trên đất nông nghiệp cho
thấy các loại hình tổ chức hưởng dụng, các ch
ế độ quản lý cũng như các vấn đề thể chế và tổ
chức khác nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp.

Thuật ngữ lâm nghiệp trang trại hay nông lâm nghiệp - là một từ chung cho các hệ thống
sử dụng đất và các kỹ thuật trong đó các cây lâu năm (cây lớn, cây bụi, cọ, tre vv ) được áp
dụng trên cùng những đơn vị quản lý đất đai cho cây nông nghiệp và /hoặc gia súc dưới một
hình thứ
c thu xếp về không gian hoặc chuỗi thời gian nhất định. Trong các hệ thống nông lâm
đều có sự tác động qua lại cả về sinh thái và kinh tế giữa các bộ phận khác nhau - (Nair
1993). Mặc dù không phải lúc nào cũng như thế, lâm nghiệp cộng đồng thường bao gồm các
kỹ thuật nông lâm và nông lâm nghiệp lại thường phát triển trong một bối cảnh lâm nghiệp
cộng đồng (chẳng hạn vườn nhà).




2

Lâm nghiệp cộng đồng (Lâm nghiệp xã hội)
= một thuật ngữ bao trùm cho hàng loạt các hoạt động gắn kết

người dân với địa phương với cây và rừng cũng như các sản phẩm
và lợi ích thu được từ cây và rừng.

Các ngành khác nhau như lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển
nông thôn đều tham gia vào các khía cạnh của lâm nghiệp cộng
đồng.

Lâm nghiệp cộng đồng đề cập tới việc xác định các nhu cầu địa
phương, tới việc cải thiện mức sống của người dân địa phương và
việc tăng cường tự quản lý, thường sử dụng các phương pháp có
người dân tham gia, đưa người dân địa phương vào quá trình lập kế
hoạch và thực thi các hoạt động.

Lâm nghiệp cộng đồng có thể thực hiện cả trên đất lâm nghiệp và
đất nông nghiệp.

⇓ ⇓

Quản lý lâm nghiệp cộng đồng
= việc đưa các cộng đồng địa phương
và/hoặc các nhóm dân địa phương vào quản
lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp

Thuật ngữ này cũng có thể bao gồm cả sự
tham gia của lâm nghiệp tư nhân nhỏ (chẳng
hạn việc trồng rừng của các hộ gia đình trên
đất lâm nghiệp có sổ đỏ.)
Lâm nghiệp trang trại
= các hoạt động nông lâm của người dân địa
phương trong đó các cây lâu năm (cây lớn,

cây bụi, tre, cọ, vv ) được trồng trên đất
nông nghiệp cùng với các cây nông nghiệp
và/hoặc gia súc.

Lâm nghiệp trang trại bao gồm vườn nhà,
chăn nuôi, ao cá và nuôi ong.





Sự khác nhau:
- quyền hưởng dụng khác nhau;
- công nghệ áp dụng khác nhau;
- các cơ quan khác nhau tham gia vào hỗ trợ khuyến nông
lâm và quản lý;
- các luật lệ và quy chế khác nhau;
- chính sách khác nhau (ví dụ chính sách về giao đất).





1.3 Lâm nghiệp cộng đồng là một giải pháp có thể lựa chọn trong quản lý rừng


3

Chủ yếu có ba loại hình quản lý lâm nghiệp: lâm nghiệp nhà nước, quản lý lâm nghiệp cộng
đồng và lâm nghiệp tư nhân. ở nhiều nước, cả ba loại hình này đều tồn tại. Cả ba đều có

những ưu điểm và những bất lợi. Đây là các giải pháp có thể lựa chọn trong quản lý lâm
nghiệp. Còn tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể ở từng địa phương để xác
định giải
pháp nào là thích hợp hơn cả.

A. Lâm nghiệp nhà nước
Nhà nước là chủ sở hữu rừng và chịu trách nhiệm quản lý rừng. Việc quản lý này có thể do
các Sở lâm nghiệp hoặc các lâm trường quốc doanh đảm nhiệm. Trọng tâm của hình thức
quản lý này chủ yếu là sản xuất gỗ. Lợi ích thu được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên
rừng được nhà nước sử dụng vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thường được chuyển
về các trung tâm đô thị. Trong lâm nghiệp quốc doanh thường sử dụng một phương pháp
quản lý rừng có tính chất khoa học.

B. Quản lý lâm nghiệp cộng đồng
Các cộng đồng địa phương (thôn bản, nhóm hộ, vv ) có quyền sử dụng lâu dài các nguồn tài
nguyên rừng được công nhận trên thực tế hoặc về mặt pháp lý. Những cộng đồng này chịu
trách nhiệm quản lý các nguồn tài nguyên rừng (trong khuôn khổ luật định). Trọng tâm không
chỉ là gỗ mà còn là các sản phẩm ngoài gỗ. Lợi ích thu được thuộc về người dân địa phương
và được sử dụng cho phát triển nông thôn. Cách quản lý rừ
ng ở đây ít tính chất khoa học hơn
mà được hình thành trên cơ sở kiến thức bản địa của người dân địa phương.

Nếu cộng đồng tham gia vào quản lý rừng quốc doanh nhưng lại có một số quyền, một phần
trách nhiệm nhất định và chỉ được hưởng một phần những lợi ích thu được từ sử dụng rừng,
thì đấy là một sự pha trộn gi
ữa lâm nghiệp quốc doanh và quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Nếu
có những quy chế rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm, chúng ta có thể nói tới một hình thức
Quản lý lâm nghiệp phối hợp.

C. Lâm nghiệp tư nhân

Các công ty và tổ chức tư nhân hoặc các cá nhân là chủ sở hữu rừng và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về quản lý và sử dụng rừng (trong khuôn khổ luật định). Tất cả các lợi ích thu được từ
sử dụng rừng thuộc về chủ tư nhân. Lâm nghiệp tư nhân thường gắn với các hoạt động trồng
rừng trên quy mô lớn vì các mục đích công nghiệp.

Trong trường hợp các hộ gia đình sở
hữu một diện tích rừng nhỏ (vd. 1-2 ha rừng trồng),
chúng ta có thể nói đến Lâm nghiệp tư nhân nhỏ. Hình thức lâm nghiệp này có quan hệ chặt
chẽ với quản lý lâm nghiệp cộng đồng bởi vì các hộ gia đình thường tập hợp thành các nhóm
hộ (vd. hội nông dân trồng rừng) để cùng quản lý các ô rừng nhỏ của mình.

1.4 Các chức năng của rừng và những mục tiêu quản lý rừng
A. Rừng phòng hộ
Các mục tiêu quản lý:
- phòng hộ vùng đầu nguồn
- bảo vệ đất, bao gồm cả kiểm soát xói mòn đất
- hạn chế tác hại của các thiên tai
- điều hoà khí hậu
- bảo vệ môi trường (băng cây chắn gió, băng bảo vệ chống cát di chuyển, phòng hộ ven biển)

Các kế hoạch quản lý và việc sử dụng rừng cần phải tuân theo mục tiêu quản lý cụ thể, nhưng
không có nghĩa là không th
ể sử dụng rừng phòng hộ, đôi khi cũng cần tác động vào rừng
phòng hộ để đảm bảo chức năng phòng hộ của nó (vd bảo vệ đường).

Các cộng đồng có thể tham gia vào quản lý rừng phòng hộ đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Mục đích quản lý rừng phòng hộ cũng cần được kết hợp với lợi ích cho người dân thông qua

4


việc sử dụng rừng bền vững.


B. Rừng đặc dụng
Mục tiêu quản lý:
- bảo tồn thiên nhiên và các hệ sinh thái rừng điển hình
- bảo vệ đa dạng sinh thái động, thực vật và các nguồn gen
- cung cấp địa bàn để nghiên cứu khoa học
- bảo tồn các di sản văn hoá, lịch sử và những cảnh quan nổi tiếng phục vụ du lịch và nghỉ
ngơi.

Các kế hoạch quản lý cần được xây dựng theo những mục tiêu nói trên. Thông thường tất cả

các hoạt động gây hại tới hệ sinh thái rừng đều bị cấm. Chính vì vậy mà việc sử dụng loại
rừng này rất hạn chế.

Các cộng đồng cũng có thể tham gia vào việc bảo vệ và quản lý rừng đặc dụng. Thông
thường, người dân địa phương sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Họ cần được tham gia
để việc bảo vệ được thực hiện tốt hơn và không nên coi h
ọ là mối đe doạ đối với công tác bảo
vệ rừng. Hiện nay đã có một số trường hợp thành công với hướng đi này.


C. Rừng sản xuất
Mục tiêu quản lý:
- sản xuất gỗ
- sản xuất các lâm sản ngoài gỗ
- các sản phẩm tự nhiên khác

Quản lý rừng sản xuất cần kết hợp với bảo vệ môi trường. Thường các sản phẩm được sản

xuất để kinh doanh và chế biến, phục vụ các yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Việc tạo ra
nhiều sản phẩm được ưa chuộ
ng hơn so với việc tạo ra một sản phẩm đơn nhất.

Quản lý lâm nghiệp cộng đồng cũng như lâm nghiệp tư nhân có thể đóng góp sản phẩm từ
rừng sản xuất cho ngành lâm nghiệp quốc gia. Thông thường có thể quản lý rừng sản xuất
một cách hữu hiệu nếu taọ ra được thu nhập đáng kể thông qua sản xuất lâm sản.

1.5 Tại sao quản lý lâm nghiệp cộng đồng lại quan trọng ở vùng Tây bắc?
Có thể phân tích tình hình vùng đầu nguồn Sông Đà:

Điều kiện cơ bản:
- tổng diện tích: 2,600,000 ha
- dân số: 1,200,000 người
- Số thôn bản: > 2000
- rừng hiện có (1990): 300,000 ha
- độ che phủ rừng: (1990) 12 %
- diện tích được phân loại là đất rừng: 2,000,000 ha = 75 %
- độ dốc: chủ yếu 25 - 35°

Các mục tiêu phát triển lâm nghiệp:
Phòng hộ vùng đầu nguồn thông qua độ che phủ:
- độ che phủ 40% ở vùng đầu nguồn ít xung yếu
- độ che phủ 50% ở vùng đầu nguồn xung yếu
- độ che phủ 60% ở vùng đầu nguồn rất xung yếu

Những phương án sử dụng đất dốc:

5


a) bảo vệ rừng: 50,000 VND/ha/năm
b) trồng rừng: gần 2,000,000 VND/ha/3năm
c) trồng cây hàng hoá (e.g. ngô): 4,000,000 VND/ha/năm

So sánh giữa vùng trung du và vùng núi:

Vùng trung du












Vùng núi Tây Bắc
- Rừng do hộ quản lý - Rừng cộng đồng
- Nông dân có sổ đỏ cho từng khu rừng - Quyền sở hữu đất rừng không rõ ràng (không
có sổ đỏ cho cộng đồng)
- Đất rừng gần khu dân cư - Đất rừng xa khu dân cư
- Chủ yếu là rừng sản xuất có thị trường tốt - Chủ yếu là rừng phòng hộ, thị trường hạn
chế
- Diện tích trồ
ng lúa đủ đảm bảo an ninh
lương thực
- An ninh lương thực vẫn còn là một vấn đề do

diện tích lúa nước ít
- Không có cạnh tranh giữa sản xuất nông
nghiệp với các mục đích lâm nghiệp trên đất
rừng
- Sản xuất nông nghiệp cạnh tranh với mục
đích lâm nghiệp trên đất rừng




Tóm lại:

• Nên coi lâm nghiệp cộng đồng là một trong những giải pháp quản lý lâm nghiệp.
Không phả
i là một giải pháp ưu việt mà một giải pháp thích hợp cho một số vùng
nhất định:
− ở các vùng sâu như vùng đầu nguồn Sông Đà nơi nền kinh tế tự cung cấp
tự cấp còn chiếm ưu thế, nông dân còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên
rừng để sinh sống;
− ở các vùng núi, nơi quản lý rừng linh hoạt và phi tập trung thích hợp hơn
so với quản lý nhà nước và có thể dễ dàng đi
ều chỉnh cho thích ứng với
nhu cầu và tình hình địa phương;
− ở các vùng sâu nơi nhà nước không thể kiểm soát và quản lý toàn bộ và
khả năng thi hành các quy chế cũng như thực thi các chương trình nhà
nước là rất yếu.
• Phần lớn các cộng đồng đã sống qua nhiều thế hệ trong vùng này và có khả năng vẫn
duy trì được những thể chế và các kiến thức bản địa có thể hỗ tr
ợ cho lâm nghiệp
cộng đồng.

• Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và bảo vệ rừng có thể làm ổn định lại các hệ
sinh thái rừng đã thoái hoá và tạo điều kiện cho tái sinh tự nhiên. Những cánh rừng do
cộng đồng quản lý có thể là những yếu tố cấu thành của các hệ thống sử dụng đất cân

6

bằng về mặt sinh thái, góp phần cải thiện cân bằng nước và khí hậu cho khững khu
vực rộng lớn hơn.

• Quản lý lâm nghiệp cộng đồng hiện đang chứng tỏ là một phương pháp quản lý rừng
ít tốn kém, được xã hội chấp nhận và có lợi cho môi trường.

• Quản lý lâm nghiệp cộng đồng đem lại những lợi ích trước mắt và lâu dài cho cả nông
dân và nhà nước. Có thể
kết hợp các mục tiêu phòng hộ đầu nguồn với việc sử dụng
rừng hợp lý trên một phần lớn của vùng đầu nguồn Sông Đà.



2. Chúng ta cần biết gì về các cộng đồng?

2.1 Thế nào là một cộng đồng?

Trước hết chúng ta cần phân biệt các loại hình cộng đồng khác nhau. Có thể là một cộng đồng
được xác định theo địa phương, chẳng hạn một thành phố, một thôn bản, một xóm, nhưng
cũng có thể được xác định dựa trên một cơ sở chung nào đó, chẳng hạn các cộng đồng tôn
giáo hoặc thiểu số.

Trong lâm nghiệp cộng đồng chủ yếu chúng ta làm việc với các cộng đồng đượ
c định nghĩa

theo địa phương, tức là các thôn bản. Sẽ rất thuận lợi nếu cộng đồng đã phát triển trong môi
trường hiện tại mà vẫn giữ được một cơ cấu văn hoá-xã hội của riêng mình.

Các cộng đồng rất đa dạng, được xác định bởi dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán văn hoá.
Chính vì có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cộng đồng như thế, ngay c
ả hai thôn bản ở kề nhau
và cùng thuộc một nhóm thiểu số cũng có thể khác nhau.


Dân tộc

Thuật ngữ dân tộc đề cập tới những tập quán và dạng thái văn hoá đặc trưng cho một cộng
đồng người nhất định. Thành viên của các nhóm thiểu số thường nhìn nhận họ là khác biệt về
mặt văn hoá so với các nhóm khác trong một xã hội và những nhóm khác cũng nhìn nhận họ
như th
ế. Có rất nhiều đặc điểm phân biệt các nhóm thiểu số với nhau, nhưng những đặc điểm
thông thường nhất là ngôn ngữ, lịch sử hay tổ tiên (có thể là thật hoặc tưởng tượng), tôn giáo
và phong cách ăn mặc hay trang điểm. Những khác biệt về dân tộc hoàn toàn là do quan niệm,
điều này thể hiện rõ khi ta thấy một số nhóm bị coi là "lạc hậu", hoặc "kém thông minh",
"lười", vv

Hầu hế
t các xã hội hiện đại đều có nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Đôi khi các nhóm dân tộc
này được gọi là các nhóm thiểu số. Theo xã hội học, một nhóm thiểu số có những đặc điểm
sau:

1. Một nhóm thiểu số thường tách biệt khỏi cộng đồng lớn cả về mặt vật chất và xã hội trong
một chừng mực nào đó. Người thuộc các nhóm này thường tập trung ở một khu vực,
thành ph
ố hoặc vùng nhất định của một nước nơi có đa s


họ sinh s


ng. Thường ít có những cuộc hôn nhân giữa những thành viên của các nhóm thiểu số với
thành viên của cộng đồng lớn.

7

2. Thành viên của nhóm thiểu số thường có một ý thức đoàn kết, gắn bó nhất định trong
cộng đồng của họ. Họ thường nhìn nhận mình như một dân tộc nằm ngoài cộng đồng lớn.
3. Thành viên của nhóm thiểu số đôi khi bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử này tồn tại
khi một nhóm không được hưởng những quyền và cơ hội mà mộ
t nhóm khác có.

Điều quan trọng đối với lâm nghiệp cộng đồng là dân tộc xác định rất nhiều các đặc điểm văn
hoá xã hội và kinh tế xã hội của một cộng đồng. Hệ thống hưởng dụng, hệ thống sử dụng đất,
các luật lệ truyền thống, quan niệm và tín ngưỡng, cách sống, tất cả đều chịu sự ảnh hưởng
của dân tộc. Đ
iều nổi bật và quan trọng nhất là mỗi nhóm dân tộc đều phát triển hệ thống sử
dụng đất riêng biệt của mình trong các môi trường khác nhau nên có những quan niệm và kiến
thức về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng khác nhau. Các hệ thống sử dụng đất có
những nền tảng văn hoá-xã hội khác nhau và cùng tiến hoá theo thời gian với các đặc điểm
văn hoá-xã hội.

Tôn giáo, nhận thức và giá trị dân tộc
Tôn giáo là một yếu tố văn hoá-xã hội quan trọng của một cộng đồng và xác định quan niêm
đạo đức của dân tộc đó. Bên cạnh những tôn giáo lớn như Đạo Phật, vẫn tồn tại những tín
ngưỡng dân gian hoặc vạn vật, thường đan xen với tôn giáo và đem lại cho tôn giáo một sắc
thái bản địa. Các vấn đề tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo tồn tài

nguyên. Đạ
o Phật có một sự tôn kính đặc biệt đối với thiên nhiên. Những điều cấm kỵ về tôn
giáo giúp bảo vệ cây thiêng và rừng thiêng. Truyền thống trồng cây trước tiên là do các nhà
sư khởi xướng xung quanh các đình chùa. Việc thờ cây và các lễ hội tưới cây, nếu nhìn dưới
góc độ sinh thái có thể coi như một hoạt động cộng đồng trong việc bảo tồn môi trường tự
nhiên.

Việc này dẫn đến hai hệ qu
ả cho lâm nghiệp cộng đồng: trước hết, cần phải có sự tôn trọng
đối với tôn giáo, các giá trị và hành vi văn hóa của nhân dân; thứ hai rừng và cây cần được
khai thác và phục hồi trong bối cảnh thực tại. Truyền thống và những điều răn tôn giáo có thể
tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường tự nhiên và các nhà lãnh đạo tôn giáo có
thể trở thành những đối tác quan trọng.

Có một số
quan niệm và giá trị khác nhau phân biệt các cộng đồng có liên quan tới việc quản
lý lâm nghiệp cộng đồng. Đặc biệt quan trọng là những quan niệm liên quan tới việc sử dụng
tài nguyên, đặc biệt là cây và rừng, ví dụ cách sinh hoạt của các cộng đồng, truyền thống
dựng nhà, các thời kỳ lễ hội, vv


2.2 Sự khác biệt trong cộng đồng

Sự khác nhau không chỉ tồn tại giữa các cộng đồng mà cả trong các cộng đồng. Khi làm việc
với lâm nghiệp cộng đồng, chúng ta phải nhìn xa hơn thuật ngữ "cộng đồng" và đặt câu hỏi:
chính xác thì ai là người được hưởng lợi. Một cộng đồng thường bao gồm rất nhiều người và
các nhóm người khác nhau với những nhu cầu và lợi ích khác nhau. Có một số nhân tố kinh
tế-xã hội và văn hóa-xã hội có thể
phân biệt các thành viên trong một thôn bản, chẳng hạn
tuổi, giới, của cải, địa vị xã hội hoặc sự phân loại hộ thông qua các quyết định thị trường.


Phân biệt hộ
Trong các cộng đồng truyền thống, hoàn cảnh của các hộ gia đình nói chung tương đối giống
nhau. Mỗi hộ đều có thể có một mảnh đất có diện tích và năng suất bằng các hộ khác và một
số v
ật nuôi nhất định. Với định hướng thị trường, các hộ bắt đầu đi theo các hướng khác nhau.
Có hộ chuyên sản xuất cây giá trị kinh tế cao, có hộ chuyên về chăn nuôi, các hộ khác lại tập

8

trung vào thủ công mỹ nghệ. Dần dần, những hộ có khả năng đầu tư có thể thuê đất hoặc thuê
nhân công. Sự phân hóa hộ có thể tạo ra tính bất đồng nhất trong cộng đồng.

Điều này có thể ảnh hưởng tới các nhu cầu và lĩnh vực quan tâm. Kết quả là các hoạt động
lâm nghiệp cộng đồng có thể chỉ gây hứng thú đối với một bộ phận của cộng
đồng, hoặc một
số hộ có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ các hoạt động này so với các hộ khác. Một số hộ có
thể không có khả năng tham gia vào chương trình lâm nghiệp cộng đồng do thiếu đất hoặc vì
những lý do khác. Chính vì vậy, các bộ lâm nghiệp cộng đồng cần tính đến tất cả các khía
cạnh đó để có thể phân chia công bằng các lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm và khuyế
n khích liên
quan tới các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng.
Lao động và thu nhập
Thu nhập là một vấn đề quan trọng trong các quyết định của người dân nông thôn. Thu nhập
bình quân đầu người là một đặc điểm của cộng đồng và các mức thu nhập cũng như tài sản
khác nhau của các hộ tạo nên cơ cấu của cộng đồng đó. Năng lực và sự phân công lao động,
quỹ lao động trong nh
ững thời kỳ nhất định đặc biệt có lưu ý tới sự khác biệt giới tính cũng là
những khía cạnh quan trọng. Bằng cách đánh giá những khía cạnh này, chúng ta có thể tìm ra
cơ hội cộng tác, những khả năng và hạn chế của các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng.


Giới
Giới cũng là một khía cạnh giúp chúng ta nhìn xa hơn thuật ngữ "cộng đồng" và hiểu được
mộ
t cách chính xác ai sẽ là người hưởng lợi (hoặc chịu thiệt thòi) từ một số hoạt động. Có rất
nhiều cách hiểu sai lệch về nghĩa đích thực của từ "giới". Từ này thường được liên hệ tới "phụ
nữ" và "phụ nữ với lâm nghiệp cộng đồng". Thực ra, "giới" đề cập tới cả nam giới và phụ nữ
và nói lên sự khác biệt về mặ
t xã hội mà họ đã tiếp thu chứ không phải sự khác biệt sinh học.
Ví dụ, việc phụ nữ thường nấu ăn không có nghĩa là đàn ông không thể làm được việc này (sự
khác biệt tiếp thu được), còn việc cho con bú thì chỉ phụ nữ mới có thể làm được (sự khác biệt
sinh học)

Nếu nói "giới" đề cập tới sự khác biệt về mặt xã hội tiếp thu được giữa nam và n
ữ trong một
cộng đồng, cũng có nghĩa là những khác biệt này thay đổi theo địa phương, có thể thay đổi
được bởi vì không dựa trên những đặc điểm sinh học khác biệt của nam và nữ.

Muốn biết về vai trò và nhiệm vụ giới, chúng ta cần biết công việc cả nam và nữ đang làm,
những quyền lợi mà họ có, năng lực và ảnh hưởng của họ tới quá trình đưa ra quyết
định.
Điều này có nghĩa là việc xem xét vấn đề giới không coi nam và nữ là hai nhóm tách biệt hẳn
với nhau mà tính đến những nhu cầu và lợi ích cho cả hai.

Trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng, có thể thấy nhiều ví dụ liên quan tới tầm quan trọng của
việc tính đến vấn đề giới. Sau đây là một ví dụ đơn giản: ở một bản X nọ, phụ nữ thường đảm
nhiệm việ
c lấy củi còn đàn ông lo lấy gỗ làm nhà. Người ta tổ chức một cuộc họp bản nhưng
chỉ có đàn ông tham gia. Cuộc họp quyết định bảo vệ nghiêm ngặt khu rừng tái sinh kề bản,
chấm dứt việc chặt cây lấy củi để cây mọc thành thân gỗ lớn có thể làm nhà. Kết quả là khối

lượng công việc của phụ nữ tăng lên vì họ phải đi lấ
y củi ở xa hơn và mất nhiều thời gian hơn
vào việc này. Ví dụ này cho thấy chỉ cần mời phụ nữ đến tham dự cuộc họp thôi thì lợi ích
của cả nam và nữ đã được tính đến để đưa ra quyết định hợp lý hơn.

Dân số học
Các vấn đề dân số học cũng đóng vai trò quan trọng trong các cộng đồng. Thế hệ trẻ thường
có nh
ững mối quan tâm khác với thế hệ lớn hơn. Đôi khi thế hệ trẻ thường có khuynh hướng
rời bỏ các vùng nông thôn vì điều kiện sống và làm việc kém đi. Như vậy, việc phân chia lợi

9

ích giữa các thế hệ một cách hợp lý cần phải là một mục tiêu của hoạt động lâm nghiệp cộng
đồng. Điều này bao gồm sự ổn định tài sản của người dân, việc duy trì tư bản xã hội, các hệ
thống thừa kế công bằng, an toàn hưởng dụng, các giá trị của thế hệ trẻ và những cơ hội mà
họ có.


2.3 Hưởng dụng đất và cây rừng ở cấp cộng đồng

Trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng, hưởng dụng là một nhân tố quan trọng vì nó điều tiết sự
kiểm soát và sự tiếp cận với tài nguyên rừng. Hưởng dụng là một tập hợp các quyền mà một
người hoặc một đơn vị tư nhân hoặc nhà nước nắm giữ đối với đất đai hoặc cây cối. Như vậy,
hưởng dụng là một tập h
ợp các quyền. Cần phân biệt giữa hưởng dụng trên thực tế và hưởng
dụng theo quy định. Quyền sử dụng một tài nguyên được địa phương công nhận là cơ sở cho
hưởng dụng trên thực tế. Nếu quyền sử dụng một tài nguyên được pháp luật công nhận và nhà
nước ủng hộ thì được gọi là hưởng dụng theo quy định. Một nguồ
n tài nguyên nào đó có thể

thuộc về hưởng dụng theo quy định của nhà nước, có thể các nhóm sử dụng địa phương vẫn
coi đó là tài nguyên của mình và đòi quyền cũng như trách nhiệm trong việc quản lý tài
nguyên đó.

Một hệ thống hưởng dụng là một tập hợp các dạng thức hưởng dụng trong một xã hội nhất
định. Thường có một số dạng hưởng dụng khác nhau trong m
ỗi hệ thống hưởng dụng cho các
mục đích sử dụng khác nhau và những đối tượng sử dụng khác nhau nhưng tất các dạng
hưởng dụng này phải là một hệ thống liên hoàn, bổ xung cho nhau.

Có rất nhiều hình thức hưởng dụng. Nhiều nông dân canh tác trong các hệ thống hưởng dụng
bản địa. Những hệ thống này đã phát triển để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các dân tộ
c trong
các môi trường khác nhau và sử dụng các kỹ thuật nhất định. Các hình thức hưởng dụng này
rất đa dạng và khó có thể khái quát được. ở nhiều nước, luật pháp quốc gia thường tìm cách
đồng nhất các dạng hưởng dụng, hợp nhất các hệ thống hưởng dụng đặc biệt của địa phương
nhưng không phải lúc nào cũng thành công.

Sự tiếp cận với rừng thường do các quyền sử d
ụng được địa phương công nhận quy định (các
quyền này khác hẳn với bất cứ dạng hưởng dụng theo luật nào). Nhóm người có chung sự tiếp
cận và quyền sử dụng như vậy có thể được mô tả như là một nhóm sử dụng. Những quyền sử
dụng này thường được những người xung quanh năm ngoài nhóm công nhận. Đôi khi, cả một
thôn bản cũng có thể là mộ
t nhóm sử dụng. Những biện pháp quản lý lâm nghiệp cộng đồng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến các nhóm sử dụng và để quản lý hữu hiệu thì cần có sự
cộng tác của các nhóm này. Điều này cho thấy nhóm sử dụng là một đơn vị thực thi quản lý
lâm nghiệp cộng đồng thích hợp.



Các loại hình hưởng dụng đất
Sở hữu đất nông nghiệp Quyền sở hữu đất nông nghiệp là một tài sản cá nhân. Phần lớn các
đơn vị nông nghiệp ở các nước thực hiện các hoạt động canh tác hộ gia đình hoặc cá nhân.
Việc trồng trọt trên diện tích đất nông nghiệp mà họ sở hữu diễn ra dưới nhiều dạng: vườn
nhà, độc canh, trồng cây theo hàng, băng chắn gió vv ở đây, vấn đề hưởng d
ụng chủ yếu là
mức độ an toàn hưởng dụng của người nông dân khi đâu tư vào cây cối. Do trưởng thành
chậm, cây cối là một khoản đầu tư lâu dài. Phải mất mấy năm mới có thể bắt đầu thu hồi lại
chi phí đầu tư vào cây và rất lâu mới hoàn vốn được. Thông thường, an toàn hưởng dụng trên
đất nông nghiệp là khá cao, điều này có thể thấy ở mức độ đầu tư lâu dài c
ủa người nông dân
trên những mảnh đất mà họ sở hữu.

Sở hữu đất lâm nghiệp. Một khu đất rừng nơi người chủ có thể không cho phép những người
khác sử dụng (ví dụ nếu người này có sổ đỏ) là một dạng sở hữu đất lâm nghiệp. Bởi vì diện

10

tích của những khu rừng này thường là rất nhỏ, người chủ hay được gọi là smallholder (chủ
sở hữu nhỏ). Cũng như với quyền sở hữu đất nông nghiệp, người chủ sẽ chỉ quan tâm đến
việc đầu tư lâu dài nếu có an toàn hưởng dụng cao, đảm bảo cho họ được hưởng những lợi ích
thu được từ khoản đầu tư mình bỏ ra. Nếu nhà nước đầ
u tư vào việc trồng cây (chẳng hạn như
trong chương trình 327, 661), việc có những hợp đồng chia lợi nhuận rõ ràng là hết sức quan
trọng. Việc người nông dân có quan tâm hay không đến chăm sóc và bảo vệ rừng trồng có
liên quan trực tiếp tới những lợi ích mà họ có thể mong đợi.

Sở hữu chung. Một khu rừng cộng đồng hay thôn bản là một "tài sản thuộc sở hữu
chung". Quyền hưởng d
ụng và quản lý thuộc về riêng một cộng đồng hay một nhóm sử dụng

nhất định và vấn đề thiết yếu là tính hữu hiệu trong quản lý tài nguyên cộng đồng. Trong các
dạng sở hữu chung truyền thống, các thành viên cộng đồng có quyền cùng sử dụng hoặc thay
nhau sử dụng cây và đất. Nhưng khác với sở hữu cá nhân, không người sử dụng nào có quyền
hạn chế người khác. Tuy nhiên, cộng đồng có quyề
n không cho phép những người không
phải là thành viên của cộng đồng sử dụng tài nguyên đó. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà cộng
đồng có thể có những quyền khác nhau và mức độ thực hiện các quyền đó cũng khác nhau.

Rừng thuộc sở hữu nhà nước Các đơn vị nhà nước (cấp quốc gia, vùng hoặc địa
phương) có thể sở hữu rừng và tìm cách bảo vệ các tài nguyên rừng. Rừng có thể là rừng t

nhiên, là nguồn tài nguyên sinh học hoặc rừng đầu nguồn xung yếu hay rất xung yếu. Cũng
có thể là rừng được quản lý vì mục đích thương mại trong đó các diện tích được thu hoạch và
trồng lại theo định kỳ. Mối quan ngại chủ yếu là tính hữu hiệu trong sự kiểm soát của nhà
nước. Sự kiểm soát kém hữu hiệu có thể dẫn tới tình trạng sử dụng bừa bãi. Trong trườ
ng hợp
này, cần có những cơ chế lôi kéo người dân tham gia vào bảo vệ rừng nhà nước (ví dụ khoán
bảo vệ rừng).

Một hộ gia đình nông dân có thể tham gia vào cả bốn loại hình hưởng dụng trên. Quyền sở
hữu tư nhân vẫn là loại hình hưởng dụng sâu và bao trùm nhất nhưng hộ cũng có thể có quyền
sử dụng trong rừng cộng đồng với tư cách là thành viên của cộng đồng hoặ
c có quyền thu hái
lâm sản từ rừng của nhà nước thông qua hợp đồng bảo vệ rừng với nhà nước. Để đưa ra một
biện pháp lâm nghiệp cộng đồng thì việc làm chính yếu là phải hiểu được, và làm rõ nếu cần
thiết, tình hình hưởng dụng ở cấp cộng đồng.


Hưởng dụng cây
Quyền hưởng dụng cây thường khác quyền hưởng dụng đất. Hưởng dụng cây bao gồm một

tập hợp các quyền đối với cây cối và các sản phẩm cây, có thể do những người khác nhau ở
những thời điểm khác nhau nắm giữ. Những quyền này bao gồm quyền sở hữu hoặc thừa kế
cây, quyền được trồng cây, quyền sử dụng cây và các sản phẩm cây, quyền lo
ại bỏ cây và
quyền hạn chế người khác sử dụng cây cũng như các sản phẩm cây. Các nhân tố ảnh hưởng
tới việc ai được hưởng quyền nào bao gồm loại cây, mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng
(có thể là người hoặc nhóm người).

Fortmann (1985) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hưởng dụng cây trong các hoạt động nông
lâm. Đây cũng là một vấn
đề trong các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Hưởng dụng cây cần
được xem xét kỹ lưỡng để tránh xảy ra các trường hợp sau.

Một hoạt động nào đó có thể gây nên sự mất quyền bởi một số yếu tố:
− Hoạt động đó có thể xâm phạm hoặc huỷ bỏ các mục đích sử dụng khác đối với đất đai
hoặc cây cối trên đấ
t đai đó.
− Một số tập quán canh tác và bảo vệ cây cối có thể dẫn đến việc mất quyền thu hái.
− Khi giá trị của cây cối tăng lên, hưởng dụng đất và cây thường có xu hướng chuyển từ sở
hữu cộng đồng sang sở hữu cá nhân.

Việc bảo vệ cây cối cũng có thể là một vấn đề. Việc có quyền không cho người khác sử dụng

11

cây và sản phẩm cây là hết sức quan trọng nếu người trồng chắc chắn được hưởng những lợi
ích từ khoản đầu tư mình bỏ ra. Một người nào đó có thể có quyền về mặt pháp lý ngăn chặn
người khác sử dụng các tài nguyên kể cả cây song ở những cộng đồng dựa trên hệ thống
quyền lợi và nghĩa vụ có tính chất tương hỗ thì rất khó thự
c hiện. Năng lực thực thi quyền này

của cả cá nhân và luật pháp có thể rất yếu.

Một số đối tượng sử dụng có thể không có khả năng tham gia vào hoạt động vì họ không có
quyền trồng hoặc sở hữu cây. Điều này có thể đúng với những người không có đất, những
người chỉ có đất tạm và phụ nữ. Như vậy, nếu một biện pháp nào
đó không tính đến điều này
có thể dẫn đến hậu quả là chỉ một bộ phận dân có lợi thế hơn được hưởng lợi hoặc biện pháp
sẽ bị những người bị loại trừ làm cho mất hiệu quả.

Bởi vì cây cối có thể được sử dụng để thiết lập các quyền đối với đất đai, rất cần phải theo dõi
ai là ngườ
i trồng cây và trồng ở đâu. Cá nhân có thể sử dụng các chương trình nông lâm để
đòi quyền sở hữu đối với đất công. Tương tự, cũng cần đảm bảo là cộng đồng chấp nhận việc
trồng cây trên đất công của những đối tượng khó khăn.

2.4 Những nhu cầu cơ bản của cộng đồng

Lâm nghiệp cộng đồng ngay từ đầu đã được xác định là hướng tới những nhu cầu cơ bản của
địa phương, đặc biệt là nhu cầu của người nghèo nông thôn, cả nam và nữ (xem Arnold
1992). Nhu cầu cơ bản của một địa phương thường khác với những quan tâm của tỉnh hoặc
quốc gia. Chẳng hạn, đối với chính phủ thì rừng ở vùng đầu nguồn Sông Đà có vai trò thiế
t
yếu trong phòng hộ đầu nguồn, duy trì nguồn nước cho đập Hoà Bình để cấp điện cho các
khu đô thị. Rừng sản xuất lại có một vai trò kinh tế với việc khai thác gỗ tấm và gỗ nguyên
liệu giấy, đóng góp cho thu nhập quốc dân.

Nhu cầu của người dân địa phương lại hoàn toàn khác. Bởi vì không nhận được điện từ đập
Hoà Bình, họ quan tâm nhiều hơn đến gỗ củ
i, nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất.
Khoảng 50 % lượng gỗ khai thác được sử dụng làm củi. Còn có một nhu cầu cơ bản khác nữa

của người dân nông thôn là gỗ và cột làm nhà.

Ngoài ra, rất nhiều thực phẩm cho người cũng được lấy từ rừng, một số đặc biệt quan trọng
trong cân bằng dinh dưỡng và góp phần vào an ninh lương thực (ví dụ măng tre). Một số th
ực
phẩm quan trọng khác bao gồm các loại lá, củ, quả, hạt, mật, nấm và thú rừng.

Rất nhiều cộng đồng nhờ vào cây để lấy sợi làm dây thừng, chiếu, rổ rá, liếp che, vv
Tananh và thuốc nhuộm cũng được lấy từ vỏ cây. Dầu của một số loại hạt hoặc nhựa cây có
thể dùng thắp đèn. Cây cối còn cung cấp thuốc chữa bệnh và gia vị. Điề
u đó có nghĩa là đối
với người dân địa phương thì các sản phẩm "phụ" hoặc "ngoài gỗ" thường quan trọng hơn rất
nhiều so với gỗ.

Các khu rừng còn là nơi chăn thả gia súc và cung cấp thức ăn gia súc. Rừng cũng là nơi săn
bắn và đặc biệt ở những vùng du canh, rừng là đất dự trữ cho sản xuất nông nghiệp. Cần có
những hướng đi linh hoạt, cụ
thể để đáp ứng nhu cầu địa phương đối với rừng và lâm sản, tạo
điều kiện cho người dân địa phương tự do quyết định về những chi tiết trong các chương trình
quản lý bởi lý do người ngoài khó có thể xác định chính xác đâu là những nhu cầu quan trọng
nhất. Việc người dân nói lên những nhu cầu của mình là hết sức quan trọng và các biện pháp
đưa ra cần tính đến tất cả nh
ững khác biệt giữa các đối tượng sử dụng. Bởi vì người dân địa
phương cần rất nhiều loại lâm sản khác nhau như vậy, quản lý lâm nghiệp cộng đồng không
bao giờ nên chỉ tập trung vào một khía cạnh. Hiện nay, ngày càng có nhận thức cao hơn về
tầm quan trọng của thu nhập trong những quyết định liên quan tới sử dụng tài nguyên. Tạo
thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp xư
a nay vẫn là một nhu cầu cơ bản của các cộng đồng
địa phương.


12




2.5 Khả năng quản lý của cộng đồng

Trọng tâm lớn nhất của lâm nghiệp cộng đồng là lôi kéo người dân tham gia vào bảo vệ, quản
lý và sử dụng rừng. Việc chuyển đổi từ quản lý rừng nhà nước sang các hình thức quản lý
rừng có người dân tham gia và tiến dần tới quản lý lâm nghiệp cộng đồng với trách nhiệm
hoàn toàn thuộc về cộng đồng có rất nhiều ý nghĩa.

Đặt cộng đồng ở vị trí trung tâm tức là tính đến n
ăng lực và kỹ năng của cộng đồng trong
đánh giá tài nguyên rừng, lập kế hoạch và thực thi công tác quản lý rừng. Những cải tiến
trong các chế độ quản lý và các biện pháp lâm sinh cần được xây dựng dựa trên kiến thức bản
địa và những kỹ năng sẵn có.

Cần chú ý tới khả năng tự tổ chức, phân bổ công việc và lợi ích của cộng đồng một cách hữu
hi
ệu cũng như khả năng theo dõi và thực thi các quy chế liên quan tới sử dụng rừng.

Thiết bị kỹ thuật, khả năng tiếp cận với rừng cũng như quỹ lao động dành cho các hoạt động
lâm nghiệp thường là những nhân tố cản trở khi thiết kế các chương trình quản lý rừng. Việc
theo dõi và đánh giá cần thật đơn giản, sử dụng những công cụ và chỉ s
ố đã quen với cộng
đồng.

Có thể thấy rõ là các phương pháp quản lý lâm nghiệp cộng đồng có tính chất "khoa học"
thông thường không quan tâm nhiều lắm đến năng lực và kỹ năng của cộng đồng khó có thể

thành công được. Các kỹ thuật lâm sinh trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng cần thể hiện
được năng lực của người dân địa phương như là các điều kiện địa bàn và các thông số lâm
sinh. Về lâu dài, đào tạo và khuyến nông - lâm có thể tăng cường năng lực của cộng đồng
trong quản lý rừng và dần dần có thể hướng tới những biện pháp quản lý rừng phức tạp hơn.

Cuối cùng, việc giới thiệu lâm nghiệp cộng đồng cần được hậu thuẫn bởi các biện pháp tổ
chức trong quản lý của người dân địa phương. Quản lý lâm nghiệp cộ
ng đồng trước hết là một
vấn đề quản lý rồi sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật. Kỹ năng quản lý của người dân địa
phương, đặc biệt trong lập kế hoạch, theo dõi và thực thi các quy chế quản lý rừng, sẽ dần dần
được cải thiện với việc áp dụng quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Chính vì vậy, việc giới thiệu
lâm nghiệ
p cộng đồng cần bắt đầu thật đơn giản và dần dần chuyển sang những cách thức
phức tạp hơn.



3. Hiện đã có phương thức truyền thống nào tồn tại?

Gần đây ở Việt Nam, người dân địa phương không còn bị nhìn nhận như là một mối hiểm hoạ
đối với tài nguyên rừng nữa. Những kinh nghiệm tích cực thu được từ việc đưa các hộ gia
đình, nhóm hộ và thôn bản vào công tác bảo vệ rừng đã góp phần tạo ra mối quan hệ tốt hơn
giữa các cơ quan nhà nước liên quan tới quản lý rừng và người dân địa phương. Một bi
ểu hiện
của sự chuyển biến này là nguyên tắc cơ bản của chương trình "5 triệu ha rừng" nói rõ người
dân địa phương là nguồn động lực chính trong việc thực thi chương trình và được coi như
những người hưởng lợi chủ yếu từ các hoạt động lâm nghiệp.

Ngày nay, ngày càng có xu hướng cho rằng người dân nông thôn từ lâu đã tham gia vào việc
bảo tồn và canh tác cây cối trên đất nông và lâm nghiệp. Trong suốt một thời k

ỳ dài, người
dân địa phương đã phát triển nhiều hệ thống sử dụng đất khác nhau, phần lớn được quản lý
khá bền vững. Với những chính sách lâm nghiệp không rõ ràng trước đây và áp lực dân số
ngày càng tăng lên đối với tài nguyên, quản lý theo kiểu truyền thống đã phần nào trở nên

13

kém bền vững hơn, tuy nhiên những phương thức quản lý truyền thống và kiến thức bản địa
của người dân nông thôn có thể là cơ sở để phát triển một hệ thống quản lý bền vững được
hồi phục.

Quản lý lâm nghiệp cộng đồng không phải là một phương pháp mới. Đã từ lâu phương pháp
này được thực hiện dưới một số dạng quản lý truy
ền thống ở nhiều địa phương. Việc giới
thiệu hay củng cố quản lý lâm nghiệp cộng đồng cần dựa trên những gì đã được thực hiện và
những bài học thu được từ trước. Không may là có rất ít tài liệu lưu giữ thông tin về các
phương thức quản lý rừng truyền thống ở Việt Nam.

Các hệ thống quản lý rừng bản địa của dân tộc Thái

Các cộng đồng người Thái vẫn có khả năng bảo tồn các khu rừng quan trọng đối với phòng
hộ đầu nguồn ở địa phương họ. Cư dân trồng lúa nước thường chia rừng theo chức năng thành
rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng để sử dụng.

Người Thái thường khai thác rừng một cách có lựa chọn. Các cây gỗ thường được khai thác
chọn, chủ yếu dựa vào khả
năng vận chuyển và đường vào cũng như chất lượng gỗ. Người
Thái đã thu được những kiến thức bản địa về thuộc tính gỗ của các loài cây khác nhau và dựa
trên đó để khai thác. Điều này có thể dẫn tới sự cạn kiệt các loài cây quý hiếm trong vùng. Gỗ
chủ yếu phục vụ mục đích làm nhà. Để dựng một ngôi nhà, cần có khoảng 20-30 m

3
cột, gỗ
tấm, tức là khoảng 40-60 m
3
gỗ chưa thành khí. Một khối lượng lớn gỗ củi được thu gom từ
rừng, chủ yếu là cành khô và cây chết. Bên cạnh gỗ và củi, rừng còn cung cấp một số sản
phẩm ngoài gỗ như tre với rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau, mây, hoa quả, nấm, cây
thuốc. Ngoài tre ra, việc khai thác các lâm sản khác là rất hạn chế vì các khu rừng bị khai thác
thái quá không còn có khả năng cung cấp nhiều. Vẫn tồn t
ại quyền sử dụng cá nhân đối với
tre và cây được trồng.

Theo truyền thống, rừng được coi như một nguồn tài sản chung và quyền sử dụng là giống
nhau đối với mọi cá nhân. Các khu rừng được coi là quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn
vẫn được duy trì với những chức năng sinh thái còn nguyên vẹn. ở địa phương, nơi các nguồn
tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm, đã hình thành các hệ thống bảo vệ và s
ử dụng rừng
bản địa, ví dụ hệ thống Nyom Pa ở xã Chiềng Hặc trong đó những chỏm đồi rừng còn lại
được bảo vệ bởi các nhóm. ở một số ít bản Thái còn những di tích của rừng thiêng vẫn được
duy trì. Nguồn gốc của những khu rừng này xuất phát từ những tín ngưỡng và truyền thống
mang tính vật linh của dân tộc Thái. Vẫn thấy những mảnh rừng thiêng g
ần các thôn bản
trong đó có các cây cối mọc tự nhiên và những cây tre che chở cho các linh hồn có ảnh hưởng
tới thôn bản. Tách biệt hẳn với rừng thiêng là rừng ma của người Thái, cũng là những khoảnh
rừng tự nhiên nhỏ. Người dân địa phương thường có một nguồn kiến thức bản địa phong phú
về cây cối và các sản phẩm cây, bao gồm các thuộc tính gỗ, điều kiện đất đai cho các loài cây
và vi
ệc quản lý chúng cũng như rất nhiều các sản phẩm ngoài gỗ khác.



Các hệ thống quản lý rừng bản địa của dân tộc H'mông

Người H'mông chủ yếu sống theo lối du canh, các cây trồng chính là lúa nương và ngô
nương. Bởi vì du canh thực chất là một hệ thống nông-lâm, rừng và các mảnh nương thường
kề cận nhau và có rất nhiều loại cây hữu ích được kết hợp trồng trong hệ thống canh tác.
Nh
ững cây lẻ này là tài nguyên mà các hộ thường coi là họ có quyền sở hữu, thường trồng
trên ranh giới của các mảnh nương. Hưởng dụng cây cũng có thể tách biệt với hưởng dụng
đất, đặc biệt trong trường hợp cây để nuôi cánh kiến.

Dưới áp lực của tài nguyên đất ngày càng suy giảm, tỉ lệ tăng dân số cao cũng như các
chương trình của chính phủ, ở rất nhiều nơi, người H'mông đã chuy
ển từ du canh sang một
hình thức canh tác cố định hơn. ở một số nơi, họ đã phát triển được những hệ thống canh tác

14

đất dốc phức tạp, cho thấy kiến thức lâu đời trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chăn nuôi
gia súc đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống canh tác. Nuôi ong thường được tiến hành
với các phương pháp truyền thống.

Các diện tích rừng còn sót lại từ du canh thường là ở trên các sườn núi dốc và núi đá vôi.
Những khu rừng này cung cấp gỗ làm nhà và củi đun cũng như một số lâm sản ngoài gỗ khác
như tre, nấm, mây, hoa quả và các loại thuốc. Xưa nay, ng
ười H'mông vẫn cho rằng rừng là
một tài nguyên cho mọi người tự do sử dụng.

Cần nhấn mạnh rằng du canh là một hệ thống sử dụng đất thích ứng rất tốt với điều kiện tự
nhiên ở miền núi nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hệ thống này trước đây khá ổn định và có lợi về
sinh thái. Tuy nhiên, dưới áp lực của dân số ngày càng tăng, các thờ

i kỳ bỏ hoá bị rút ngắn
đáng kể và hệ thống này bị suy thoái, dẫn đến việc xói mòn đất nghiêm trọng và giảm độ phì
của đất ở một số nơi.

Tóm lại, việc người dân nông thôn trước đây có khả năng quản lý tài nguyên cây cối của họ
một cách hữu hiệu không có nghĩa là họ có thể tiếp tục làm như thế. Những áp lực kinh tế,
dân số và xã hội
đã góp phần phá vỡ những phương thức quản lý cây truyền thống ở nhiều
nơi. Nhưng như đã đề cập ở trên, sự hiểu biết về các phương thức quản lý truyền thống và
kiến thức bản địa sẽ là cơ sở để thực hiện thành công các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng.




4. áp lực đối với tài nguyên rừng

áp lực lên các hệ thống sử dụng đất truyền thống và vấn đề phá rừng đã tiến tới mức độ trở
nên phức tạp. Thường có quan niệm rằng tăng trưởng kinh tế là động cơ chính dẫn đến phá
rừng, nhưng rõ ràng đây không phải là nhân tố duy nhất. Cần nhìn nhận nó trong mối quan hệ
với phát triển nông nghiệp, thị trường, các chính sách nhà nước, các hình thức cư trú, thay đổi
về công nghệ, các phương thức khai thác cây cối và tài nguyên trước đây và sự thay đổi trong
cơ cấu kinh tế- xã hội của xã hội nông thôn.

Việc khai thác cây thái quá và sự khan hiếm cây bao giờ cũng là một triệu chứng của những
vấn đề lớn hơn nảy sinh trong quá trình phát triển và thường những vấn đề này không được
hiểu một cách thấu đáo và hay bị đơn giản hoá. Cần có sự hiểu biết về nh
ững lý do dẫn đến sự
đổ vỡ của các phương thức sử dụng đất và bảo tồn cây cối truyền thống thì mới có thể thực
hiện hữu hiệu các biện pháp giải quyết.



Việc thu gom củi và nạn phá rừng
Việc lấy củi đôi khi bị coi là nguyên nhân chính của việc suy giảm tài nguyên gỗ. Điều này
hiếm khi đúng; còn có những động cơ khác có tính chất phá hoại h
ơn nhiều. Tuy nhiên, nhu
cầu củi là một yếu tố góp phần đáng kể vào nạn phá rừng ở nhiều khu vực. ở những nơi nhu
cầu củi vượt quá mức độ tái sinh tự nhiên, việc khai thác quá mức rất có thể xảy ra. Trường
hợp này thường xảy ra ở những khu đô thị gần các thành phố và những khu vực khác tập
trung nhiều nhu cầu củi.



Nhu cầu đất nông nghiệ
p

Việc phát rừng để canh tác nông nghiệp cố định hoặc du canh và làm đất chăn thả thường
được công nhận lý do chủ yếu tại sao người dân chặt cây. Trong nền kinh tế nông nghiệp,
việc mở rộng diện tích canh tác có thể là phương pháp phát triển sản xuất rẻ và dễ nhất. Phát

15

rừng để phục vụ các mục đích sử dụng đất khác không giới hạn trong canh tác nông nghiệp .
Những diện tích đất rừng lớn đã bị thoái hoá do chăn thả gia súc và thường xuyên đốt cho cỏ
mọc. Các chính sách khuyến khích chăn nuôi gia súc cũng đã góp phần vào sự thay đổi này.

Chăn thả quá mức là một trong những nhân tố chủ yếu gây nên thiệt hại cây cối. áp lực do
chăn thả đã tăng lên
đáng kể trong những thập kỷ qua. Những người nông dân sống dựa vào
đồng cỏ, với trâu bò và các gia súc khác của mình, ngày nay đã định cư ở những khu vực nơi
trước đây những người du mục hoặc dân du canh vẫn chăn thả đàn gia súc của họ. Trong

những điều kiện như vậy, các chiến lược chăn thả và thu gom thức ăn gia súc trước đây là bền
vững thì nay đã b
ị nhanh chóng phá vỡ- điều này gây tác động tiêu cực tới cả rừng và những
người phụ thuộc vào rừng để sinh sống.


Các hình thái sở hữu đất đang thay đổi

Với áp lực ngày càng tăng, rất nhiều cách tổ chức hưởng dụng truyền thống và những phương
thức cũ quy định quyền sử dụng đất đã bị suy yếu đi nhiều. ở nhữ
ng nơi nông dân không
được đảm bảo lâu dài về quyền sử dụng hay kiểm soát đất đai, có rất ít động lực thúc đẩy họ
đầu tư lâu dài vào những khoản như bảo vệ rừng hay trồng rừng.

Các chính sách của nhà nước cũng góp phần làm giảm tỉ lệ che phủ rừng. Việc thành lập các
lâm trường quốc doanh ở những nơi cộng đồng địa phương đã đòi quyền s
ở hữu đã làm tăng
áp lực lên tài nguyên rừng. Tình hình sở hữu không rõ ràng đã dẫn đến tình trạng xâm phạm
bừa bãi trong đó mỗi người tìm mọi cách lấy được phần của mình trong nguồn tài nguyên
rừng trước những người khác.

Các nhân tố xã hội và văn hoá

Sự đổ vỡ của các cơ cấu xã hội thường dẫn tới sự đổ vỡ trong các quy ước bảo vệ cây truyền
thống. Đây là trường hợp mà rừng và cây không còn được duy trì nữa bởi những thể chế bảo
vệ cây và rừng không còn có quyền hạn để kiểm soát và thi hành những quy ước đó. Những
quy chế từ trên xuống do nhà nước đưa ra không thể giải quyết được tình huống này vì một số
lý do. Các quy chế này thường không được điều chỉnh cho thích ứng với điều kiện địa
phương và không có cơ ch
ế kiểm soát ở những vùng sâu, vùng xa.



5. Giới thiệu về những đổi mới trong lâm nghiệp cộng đồng:
Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà
5.1 Các mục tiêu
Quan điểm của Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà là công nhận mối quan hệ tất yếu
giữa sử dụng đất bền vững và việc cải thiện điều kiện kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp cho người dân địa phương. Mục tiêu tổng thể của dự án Sông Đà là "Nâng cao điều
kiện sống của dân cư ở vùng đầ
u nguồn sông Đà bằng các phương thức sử dụng đất bền vững
về mặt kinh tế và môi trường". Với quan điểm như vậy, việc quản lý rừng do các cộng đồng
địa phương thực hiện là một yếu tố quan trọng trong phương pháp luận và kế hoạch hành
động của dự án.
Mục tiêu chính của các hoạt động Dự án là:
◊ Kết hợp hài hoà giữa l
ợi ích của nhà nước trong việc bảo hộ vùng đầu nguồn với các nhu
cầu của người dân địa phương về lâm sản và đất nông nghiệp. Dự án luôn luôn tin tưởng
rằng việc quản lý rừng bền vững dựa trên cơ sở cộng đồng sẽ đạt được cả mục tiêu bảo vệ

16

rừng đầu nguồn cũng như nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương.
◊ Phát triển quản lý lâm nghiệp cộng đồng như một phương án thích hợp cho quản lý rừng
ở vùng đầu nguồn Sông Đà. Phần lớn các cộng đồng đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ
và có khả năng vẫn duy trì được những thể chế và kiến thức bản
địa có khả năng hỗ trợ
cho quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Trong khi đó, khả năng của Nhà nước trong việc thực
hiện các chương trình Quốc gia và hiệu lực hoá các quy chế lâm nghiệp ở vùng sâu vùng
xa còn chưa có hiệu quả.
◊ Tạo ra những lợi ích trước mắt và lâu dài cho người dân địa phương, kể cả tạo ra thu nhập

bằng việc thu hoạch lâm sản, việc này có khả năng khiến ng
ười dân địa phương thực hiện
những cam kết lâu dài trong việc trồng và bảo vệ rừng hơn là trợ cấp trực tiếp.
5.2 Dự án Lâm nghiệp Sông Đà thực hiện các chiến lược của mình như thế nào
?
Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà xây dựng chiến lược quản lý lâm nghiệp cộng
đồng theo các loại đất rừng khác nhau được phân loại trong quá trình quy hoạch sử dụng đất
và giao đất giao rừng. Các phương án quản lý liên quan đến các hình thức hưởng dụng đất
xuất hiện sau giao đất giao rừng, liên quan đến loại rừng và đến hoàn cảnh kinh tế-xã hội của
địa phương. Chương tiếp theo sẽ giải thích rõ hơn v
ề vấn đề này.
Việc xác định các mức độ can thiệp thích hợp trong quản lý lâm nghiệp cộng đồng là một vấn
đề rất quan trọng. Hoạt động của Dự án chú trọng tới những nhóm người dân sử dụng rừng ở
địa phương hơn là các đơn vị quản lý của địa phương.Tuy nhiên, sự hợp tác chặt chẽ với hạt
kiểm lâm địa phương vẫn là mộ
t điều kiện tiên quyết hết sức quan trọng trong mọi hoạt động
quản lý lâm nghiệp. Trong một chừng mực nào đó, các nhóm Bảo vệ rừng thành lập trong quá
trình giao đất giao rừng là đại diện cho nhóm sử dụng rừng địa phương. ở những vùng có
đông người H'mông sinh sống, các nhóm bảo vệ rừng cũng là các nhóm sử dụng rừng, đây
cũng chính là cấp mà dự án muốn tập trung hoạt độ
ng của mình. ở vùng đông người Thái sinh
sống, nơi mà các nhóm bảo vệ rừng chưa đại diện được cho nhóm người sử dụng rừng, sự can
thiệp của Dự án chủ yếu là ở cấp bản và bắt đầu bằng các hoạt động lâm nghiệp có giao kèo
với dân bản.

Các biện pháp tổ chức:

Quá trình thực hiện bắt đầu với quy hoạch sử dụng đất và giao đấ
t giao rừng có người dân
tham gia, thành lập các nhóm bảo vệ rừng và hỗ trợ cho việc thành lập các quy chế quản lý và

bảo vệ rừng thôn bản. Các quy chế này là cơ sở cho các hoạt động quản lý lâm nghiệp cộng
đồng, bảo đảm cho việc bảo vệ rừng, gia tăng sự kiểm soát của địa phương đối với tài nguyên
rừng bằng cách ngăn chặn người từ nơi khác tới sử dụ
ng (phần lớn là từ các bản bên).

Củng cố tổ chức cấp xã và bản là một bước quan trọng tiếp theo. Ban quản lý thôn bản, trong
đó có ít nhất một người chịu trách nhiệm về lâm nghiệp, được thành lập và được Dự án hỗ trợ.
ở cấp xã, Ban Quản lý nông lâm xã cũng được thành lập và hỗ trợ. Nhiệm vụ của các Ban
quản lý này bao gồm cả lĩnh vực quản lý và bảo vệ r
ừng. Ban Quản lý Nông lâm xã đóng vai
trò chính trong việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong bảo vệ rừng và có
chức năng như một tổ chức kiểm lâm hoạt động hiệu quả tại cấp bản và cấp xã.


Các biện pháp kỹ thuật:

Dự án Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà thực hiện các ô thử nghiệm và trình diễn về quản
lý lâm nghiệp tại nhiều bản c
ủa Dự án. Trên những ô thử nghiệm này, Dự án giới thiệu các
phương án quản lý trên thử nghiệm cơ bản để thử nghiệm và trình diễn khả năng quản lý lâm

17

nghiệp cộng đồng. Trong khi đó, các cơ quan nghiên cứu quốc gia, cán bộ của dự án hay
chính người dân bản tiến hành các hoạt động nghiên cứu về lâm sinh. Dự án Sông Đà, dựa
trên những ô thử nghiệm này, cung cấp cho dân bản các phương án kỹ thuật để nâng cao năng
lực quản lý lâm nghiệp ở địa phương. Các ô thử nghiệm này giúp xác định các phương án
quản lý thích hợp để đư vào việc lập kế hoạch qu
ản lý lâm nghiệp cộng đồng. Ngoài ra,
những thử nghiệm như thế chính là nhiệm vụ của Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà. Chính

các trình diễn thành công của thử nghiệm cơ bản sẽ tạo ra những ảnh hưởng để thay đổi chính
sách và nếu chính sách thực sự thay đổi thì đó sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho việc mở rộng
phạm vi áp dụng.


Hướng tới các kế
hoạch quản lý lâm nghiệp cộng đồng:

Dự án đã phát triển một phương pháp luận cho lập kế hoạch phát triển thôn bản trong đó có cả
lập kế hoạch cho các hoạt động lâm nghiệp. Các kế hoạch này hướng tới việc phát triển một
phương pháp luận phù hợp để đưa người dân địa phương tham gia vào xác định, lập kế hoạch,
theo dõi và đánh giá các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên. SFDP c
ũng tìm cách đưa
cả chính quyền tỉnh, huyện và các cơ quan vào quá trình thực hiện các kế hoạch thôn bản.

Do lâm nghiệp còn chưa được chú trọng trong suy nghĩ của người dân nên các hoạt động lâm
nghiệp vẫn còn thiếu trong kế hoạch phát triển thôn bản. Trong năm 1999, kế hoạch quản lý
lâm nghiệp cộng đồng trung hạn sẽ được xây dựng kỹ lưỡng cho và riêng biệt ở một số bản
thí điểm tr
ước khi lập kế hoạch thôn bản. Các hoạt động lâm nghiệp đã được lên kế hoạch đòi
hỏi phải có trợ giúp bên ngoài sẽ được đưa vào kế hoạch phát triển thôn bản hàng năm. Đây
cũng là cơ sở lập kế hoạch hàng năm của các cơ quan cấp huyện.

Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý lâm nghiệp cộng đồng bao gồm 5 bước:

Bước 1: Chọn bả
n và chuẩn bị ở văn phòng

Bước 2: Quá trình lập kế hoạch tại bản (2 ngày)


A: Làm việc với một nhóm lập kế hoạch từ 10-15 dân bản:
• Phân tích tài nguyên rừng của bản, trong đó có việc phân loại
chức năng rừng
• Đi thực địa
• Soạn thảo cụ thể kế hoạch phát triển rừng trong 5 năm
• Soạn thảo cụ thể k
ế hoạch hoạt động lâm nghiệp hàng năm.

B: Với tất cả dân bản:
• Họp bản và thảo luận tại bản

Bước 3: Chuẩn bị báo cáo và bản đồ tại văn phòng

Bước 4: Hạt kiểm lâm phê duyệt kế hoạch hoạt động lâm nghiệp hàng năm

Bước 5: Theo dõi và đánh giá việc thực thi kế hoạch.

Các kế hoạch quản lý lâm nghiệp cộng đồng được xây tạ
i các bản nơi dự án đã thực hiện các
biện pháp về tổ chức (như quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng, thiết lập các nhóm
bảo vệ rừng và xây dựng các quy chế bảo vệ và quản lý rừng). Các phương án lâm sinh được
đề xuất cho các phương án kỹ thuật đất rừng là cơ sở thảo luận và lập kế hoạch. Phương thức
quản lý cuối cùng đượ
c áp dụng chính là kết quả của quá trình học hỏi hai chiều được xây
dựng dựa trên sự hợp tác giữa cán bộ từ bên ngoài và người dân địa phương.


18



5.3 Khái quát về các phương án quản lý theo các loại đất khác nhau

Chiến lược quản lý lâm nghiệp cộng đồng của Dự án SFDP dựa trên các kết quả của quy
hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng (được nêu trong bảng 1). Các phương án quản lý
được xây dựng phân loại sử dụng đất của Việt nam phân chia đất rừng như sau:

Nhóm I: Đất trống

Ia: Đất cỏ
Ib: Đất cây bụi
Ic: Tái sinh tự nhiên phân tán (hơn 1000 cây/ha, cây cao trên 1m)

Nhóm II: Rừng phục hồi

IIa: Rừng phục hồi sau nương rẫy (DBH trung bình > 8cm)
IIb: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt (DHB trung bình < 20cm, thiết diện ngang từ 5-
10m
2
)



Nhóm III: Rừng tự nhiên đã bị khai thác

IIIa1: Rừng nghèo kiệt (trữ lượng rừng từ 30-80m
3
, thiết diện ngang từ 6-10m
2
)
IIIa2: Rừng trung bình (trữ lượng rừng từ 80-150m

3
, thiết diện ngang từ 11-15m
2
)
IIIa3: Rừng giàu (trữ lượng rừng > 150m
3
, đường kính trung bình > 35cm)
IIIb: Rừng tự nhiên khai thác có chọn lọc.

Nhóm IV: Rừng nguyên sinh

IV: Rừng tự nhiên, chưa khai thác, trữ lượng lớn.

Thêm vào đó là đất tre rừng, hiện nay đang được coi như là một loại rừng. Mô tả tình trạng sử
dụng đất rừng hiện tại có thể còn được sử dụng như là bản kiểm kê rừng cơ bản cung cấp
những thông tin hiệu quả để xây dựng nên kế hoạch quản lý lâm nghiệp.




Bảng 1: Phân loại sử d
ụng đất rừng và các phương án quản lý rừng

Sử dụng đất rừng
hiện tại
Tiêu chuẩn/Hướng dẫn Các phương án quản
lý rừng
1.1 Đất cỏ/đất cây bụi (Ia, Ib)
Độ dốc > 35°
Phòng hộ đầu nguồn

Τ)

1/3 chỏm đồi
ΤΤ)
(khu vực
phòng hộ xung yếu và rất xung
yếu )
Tái sinh tự nhiên
1.2 Đất cỏ/đất cây bụi (1a/1b) không như 1.1
(khu vực phòng hộ ít xung yếu)
- Trồng cây đa mục
đích
- Trồng rừng
- Tái sinh tự nhiên
1.3 Khu tái sinh tự nhiên thưa
(Ic)
< 800 cây chủ yếu***)/ha và
khu vực phòng hộ ít xung yếu
- Tái sinh tự nhiên kết
hợp trồng dặm

19

1.4 Khu tái sinh tự nhiên thưa
(Ic)
> 800 cây chủ yếu/ha (mọi khu
vực)
- Chuyển đổi dần
- Hệ thống rừng chồi
tiêu chuẩn

2.1 Rừng phục hồi (IIa, IIb) (mọi khu vực) - Chuyển đổi dần
- Khái niệm phòng hộ
2.2 Rừng tre (T) (mọi khu vực) - Quản lý rừng tre
3.1 Rừng tự nhiên nghèo kiệt
(IIIa1)
(mọi khu vực) - Phục hồi rừng
- Khái niệm phòng hộ
3.2 Rừng tự nhiên trung bình và
giàu (IIIa2, IIIa3, IIIb)
khu vực phòng hộ xung yếu và
rất xung yếu
- Khái niệm phòng hộ
3.3 Rừng tự nhiên trung bình và
giàu (IIIa2, IIIa3, IIIb)
khu vực phòng hộ ít xung yếu
− Khai thác có điều
tiết
*) 20m trên hai bờ suối, 50 m trên hai bờ sông
**) mọi tiêu chuẩn được sử dụng như hướng dẫn chung
***) các cây chủ chốt chuyển sang cây có lợi ích kinh tế được liệt kê trong danh sách đã có ở
Việt nam.

Trong phân loại chức năng rừng Việt nam, rừng được chia thành rừng sản xuất, rừng phòng
hộ và rừng đặc dụng (khu bảo tồn tự nhiên). Các tiêu chuẩn để phân biệt giữa sản xuất và bảo
vệ r
ừng vẫn còn chưa được chọn lọc.Tỉnh Sơn la áp dụng những tiêu chuẩn sau:

− Dải đất khoảng 80m (đất dốc) và 50m (đất bằng, gồm cả ruộng lúa) ở hai bên đường
quốc lộ và đường tỉnh lỵ.
− Rừng hiện còn trên đồi và vùng đất nhô có đá (cũng như vùng đất nhô toàn đá).

− Khu vực 1/3 chỏm đồi
− Khu vực dành cho phòng hộ rừng, tái sinh tự
nhiên và trồng rừng.

Ngoài ra, Việt nam còn có bảng phân loại vùng phòng hộ đầu nguồn, được chia thành các
vùng phòng hộ rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Tiêu chí đánh giá là một yếu tố được
tính toán căn cứ vào độ dốc, hình dạng quả đồi, đặc tính đất và lượng mưa phân bố hàng năm.
Do tính chất phức tạp nên nhìn chung tiêu chí này khó hiểu và khó áp dụng trên thực địa.

Cần lưu ý rằng đất rừng được phân loại là đất trả
ng cỏ và cây bụi (Ia và Ib) vẫn có thể giao và
cấp Sổ đỏ cho các hộ gia đình độc lập nếu như mảnh đất đó không được phân loại là đất
phòng hộ rất xung yếu hay xung yếu. Tất cả các loại đất lâm nghiệp khác do nhà nước quản lý
và chỉ có thể khoán cho nông dân để bảo vệ.

5.4 Tóm tắt các phương án quản lý rừng

Tái sinh tự nhiên

Trong chiến lược quản lý lâm nghiệp, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà luôn xác
định rằng vùng đầu nguồn Sông Đà có tiềm năng to lớn cho việc phục hồi rừng. So với trồng
rừng thì tái sinh tự nhiên có rất nhiều ưu điểm, như chủng loại có tính đa dạng cao bao gồm
các loại gỗ có giá trị cao, đất hữu dụng và chức năng phòng hộ đầu nguồn, chi phí h
ợp lý, thu
được lợi nhuận nhanh cho người dân địa phương .v.v. Đây chính là những điều thu được dựa
trên kinh nghiệm rút ra từ trồng rừng và tái sinh tự nhiên tại vùng dự án trong suốt 4 năm.

ở những bước khởi đầu, tái sinh rừng tự nhiên cần rất nhiều lao động trong quản lý. Công cụ
quản lý ở đây chính là sự hợp tác và nhất trí giữa tất cả những người sử dụng, bảo vệ
rừng

khỏi cháy rừng và sự lấn át của cỏ bụi. Cấu thành loài có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các điều
kiện của địa phương cũng như cách áp dụng các biện pháp lâm sinh đơn giản như chặt tỉa
thưa, tỉa cành, tỉa chồi và thu hoạch.

20


Đến các giai đoạn sau của tái sinh tự nhiên thì Dự án cùng với nhân dân địa phương đã áp
dụng hai phương pháp quản lý, một là chuyển đổi dần thành rừng cao và hai là giới thiệu về
hệ thống rừng chồi theo tiêu chuẩn.

Để phục hồi rừng phòng hộ trên các vùng xung yếu, tái sinh tự nhiên là phương án thích hợp
hơn cả.


Tái sinh tự nhiên kết hợp trồng dặm

ở những vùng phòng hộ đầu nguồn ít xung y
ếu nơi rừng trong tương lai có thể trở thành rừng
sản xuất, Dự án hỗ trợ trồng dặm ở những nơi có ít hơn 800 cây mục đích/ha (cây mục đích là
các cây có giá trị kinh tế theo phân loại của Việt nam). Trồng dặm trong những khu rừng tái
sinh tự nhiên này sẽ nâng cao giá trị và sau này có thể mang lại thu nhập cho nông dân từ việc
thu hoạch gỗ. Những khu rừng được bổ sung 200cây/ha thường được trồng theo hàng vớ
i
khoảng cách 10m. Các loại cây thường trồng là: lát. keo ở Yên Châu, sa mộc và một số loài
cây khác ở Tủa Chùa.

Trồng dặm giống như một sự thỏa hiệp giữa việc ưu tiên trồng rừng của nhà nước và phương
án tăng cường tái sinh tự nhiên của Dự án. Trồng dặm đảm bảo giữ được diện tích bao phủ
thực vật lớn, vi khí hậu và đất được phần nào bảo vệ

bởi thảm thực vật tron giai đoạn đầu
phát triển. Đây là một bước tiến bộ đáng kể vì trước đây, những khu vực như thế thường bị
chặt bỏ hoàn toàn phục vụ cho mục đích trồng rừng. Hoạt động trên được thực hiện bởi dự án
Đảo nợ cùng hoạt động trong khu vực dự án với sự hỗ trợ kỹ thu
ật của Dự án Sông Đà.


Trồng cây phân tán đa mục đích (MPT's)

Cây đa mục đích là cây được trồng và quản lý cho nhiều mục đích khác nhau, cung cấp sản
phẩm và/hay làm dịch vụ. Cây đa mục đích là một thành phần quan trọng trong hệ thống nông
lâm nghiệp kết hợp chẳng hạn như trong các vườn hộ hay trồng kết hợp nhiều loài. Dự án
Sông Đà cũng khuyến khích việc tr
ồng cây đa mục đích trên đất được phân lọai là đất lâm
nghiệp nhưng không có rừng che phủ ở các thôn bản đã có đủ rừng, trên diện tích đất chăn thả
hoặc trồng dặm trong các khu rừng tái sinh tự nhiên có mật độ cây thưa thớt (< 1000 cây/ha).
Trồng cây đa mục đích ở đây thường là vì mục đích kinh tế nhưng đôi khi nó cũng mang cả ý
nghĩa về sinh thái.

Mục đích tr
ồng loại cây này chủ yếu là để lấy quả, củi, thức ăn gia súc và cải tạo đất. Các
chủng loại được trồng là: Keo tai tượng, cây chi li mú, trám trắng, trám đen, muồng đen, quế,
sưa bác thảo, cây sấu, hồ đào, keo đậu.


Trồng rừng

Trồng rừng đóng vai trò ít quan trọng trong chiến lược quản lý lâm nghiệp cộng đồng bởi
những lý do sau:
− Tái sinh tự nhiên thích hợp h

ơn cho những nơi cần phục hồi rừng cho mục đích phòng
hộ.
− Một số chương trình quốc gia đã hỗ trợ trồng rừng
− Trồng rừng cần nhiều lao động, đầu tư và cơ sở hạ tầng vườn ươm
− Có ít đất thích hợp cho trồng rừng mà cộng đồng hay các nhóm hộ có quyền sử dụng
− Trồng rừng khó do thi
ếu kiến thức về các loại cây và tổ hợp cây phù hợp ở đầu nguồn
Sông Đà, do vậy nguy cơ thất bại cao.


21

ở địa phương nào có nhu cầu bức bách về củi thì dự án khuyến khích trồng các loại cây mọc
nhanh.


Phục hồi những khu rừng thoái hoá bằng tỉa thưa và tái sinh tự nhiên

Những khu rừng nghèo kiệt có trữ lượng cây đứng thấp hơn 80m
3
/ha rất phổ biến trong khu
vực của dự án. Thường là các rừng thông bị khai thác quá mức. Trong giai đoạn đầu, phương
án quản lý thích hợp nhất là phục hồi những khu rừng này bằng phương pháp tỉa thưa và tái
sinh tự nhiên. Có những công cụ quản lý như sau:
• Hợp tác và thoả thuận giữa tất cả các đối tượng sử dụng (các nhóm bảo vệ rừng).
• Phòng chống cháy rừng. Có phươ
ng án chăn thả gia súc và khai thác.
• Xử lý lâm sinh như tỉa thưa, tỉa chọn, tỉa cành và khai thác.
• Khuyến khích và bảo vệ thường xuyên rừng tái sinh tự nhiên.


Trong điều kiện chính sách hiện nay, trồng dặm không phải là phương án quản lý thích hợp
bởi vì người dân không chắc chắn thu được lợi nhuận trong việc đầu tư vào rừng nhà nước.
Đó cũng là lý do tại sao dự án SFDP chủ yếu tăng cường phương án qu
ản lý để có thể mang
lại lợi ích nhanh chóng như lấy gỗ và củi đun hay tạo công ăn việc làm.

Mục đích chính của công tác quản lý là tạo ra các khu rừng được phục hồi, có nhiều tầng, tán
rừng dày, lớp che phủ mặt đất tốt để phòng hộ đầu nguồn. Khu rừng phục hồi sẽ cho các sản
phẩm có chất lượng và năng suất cao hơn, đặc biệt là gỗ và củ
i. Rừng phục hồi nên có những
cây con của các loài cây được ưa chuộng mọc tự nhiên.


Chuyển đổi dần từ rừng tái sinh tự nhiên sang rừng cao

Sự chuyển đổi dần nói chung có nghĩa là tác động đến cấu thành loài cây và/hay cấu trúc
rừng. ở đây, thuật ngữ này được dùng để đề cập đến các kỹ thuật lâm sinh trong đó tái sinh là
một giai đoạn của quá trình tạo ra các khu rừng phần nào do con ng
ười thiết lập.

Sự chuyển dần từ rừng tái sinh tự nhiên thành rừng cao là phương án thích hợp nơi mà rừng
địa phương còn dồi dào tài nguyên và không thiếu gỗ hay chất đốt. Các kỹ thuật lâm sinh như
tiả thưa, tỉa cành và tỉa chọn để đáp ứng nhu cầu địa phương được áp dụng để điều chỉnh cấu
thành loài và cấu trúc của các khu vực tái sinh theo nhu cầu địa phương. Người dân
địa
phương quyết định loại cây nào được ưu tiên và tổ hợp loài nào. Các loài cây ngay từ giai
đoạn đầu cần được đảm bảo đáp ứng nhu cầu lâu dài sau này.

Mục đích chính của phương án quản lý này là chuyển các loài cây tái sinh ít nhiều cùng tuổi
thành những lâm phần có cấu trúc phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhiều mục đích.



Hệ thống rừng chồi tiêu chuẩn

Phương án quản lý này đượ
c áp dụng tại các thôn bản thiếu củi đun. Việc xử lý lâm sinh cơ
bản các khu rừng tái sinh tự nhiên đều tuổi sẽ cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm gỗ củi
và lá cây (thức ăn gia súc). Giải pháp này khuyến khích sự tham gia của người dân vì họ có
thể mau chóng thu được lợi nhuận ngay từ khi bắt đầu tham gia vào việc quản lý lâm nghiệp
cộng đồng. Cũng cần lưu ý rằng nh
ững khu rừng tái sinh tự nhiên này thường là rừng bỏ hóa
và chỉ có thể duy trì được nếu việc quản lý mang lại lợi ích đáng kể cho những người du canh.

Sau một thời gian ngắn, kết quả của việc xử lý đơn giản rừng tái sinh tự nhiên là một hệ thống
lâm sinh đơn giản, một hệ thống tái sinh chồi tiêu chuẩn cung cấp cả chất đốt và gỗ cho mục
đích xây dựng. Miễn là các loài cây b
ản địa có khả năng tái sinh chồi tốt thì có thể thiết lập hệ

22

thống khai thác luân kỳ từ 3 đến 4 năm. Hệ thống này có thể dễ dàng điều chỉnh cho thích
ứng với nhu cầu địa phương (nhu cầu chất đốt và gỗ) và thị hiếu địa phương (lựa chọn loài).

Mục đích chính của phương án quản lý này là đảm bảo phòng hộ đầu nguồn có hiệu quả
thông qua sự che phủ rừng và đồng thời khuyến khích người dân địa phương tham gia công
tác bả
o vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.


Khai thác rừng tự nhiên có điều tiết trên các địa bàn không xung yếu


Khai thác có điều tiết tức là việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ khác từ rừng theo
kế hoạch hoạt động. Hiện tại việc khai thác gỗ chủ yếu chỉ được phép phục vụ mục đích cá
nhân chẳng hạn như dựng nhà nếu có giấy phép của kiểm lâm huy
ện. Nông dân phải đóng
thuế sử dụng gỗ tuỳ theo thuộc tính của loài cây.

Theo cách dựng nhà truyền thống của người Thái và người H'mông, có thể xác định đường
kính ngang ngực của cây được thu hoạch là 30cm. Đối với những khu rừng cây hiếm có cây
đường kính ngang ngực lớn hơn 30cm, có thể xác định đường kính ngang ngực của cây được
thu hoạch phải là 60cm. Do cách sử dụng gỗ truyền thống thường dựa vào thuộc tính củ
a gỗ,
cần áp dụng một hệ thống khai thác chọn. Các diện tích rừng sẽ được chia thành những khu
riêng để quản lý, đảm bảo toàn bộ diện tích rừng được thống nhất quản lý, tránh trường hợp
để những khu vực dễ vào bị khai thác thái quá làm cho mức tăng trưởng rừng suy giảm. Cần
tỉa thưa thường kỳ để kích thích tái sinh và sự tăng trưởng của các loài cây được ưa chuộng.

Việc khai thác củi từ các khu rừng tự nhiên ít quan trọng hơn. Những thôn bản vẫn còn diện
tích rừng tự nhiên có thể thu được đủ củi đun từ tỉa thưa, gỗ khô và từ các nguồn khác, chẳng
hạn nương hoặc vườn nhà.


Quản lý rừng tre

Lâm sản ngoài gỗ quan trọng nhất là tre. ở một số khu vực thuộc huyện Yên Châu, rừng tự
nhiên chủ yếu là rừng tre. Việ
c khai thác cây và măng tre có điều tiết sẽ là hoạt động chủ yếu
đối với những khu rừng này. Sở dĩ có thể đưa ra hoạt động này là vì các dân tộc thiểu số
thường có vốn kiến thức bản địa về sử dụng và quản lý tre một cách bền vững. Một số thôn
bản có những quy ước không chính thức về việc sử dụng tài nguyên tre của mình. Nhiệm vụ

củ
a SFDP là củng cố các hệ thống cổ truyền và tăng cường tính hữu hiệu của các hệ thống
này.

Tại xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu, tài nguyên tre rất phong phú và có đủ để cho phép khai
thác bền vững cây tre cũng như măng để bán ra thị trường. Điều này đã bị cản trở bởi những
quy định nghiêm ngặt của các đơn vị kiểm lâm không cho phép sử dụng và bán các sản phẩm
này. Hiện t
ại, một nhà máy giấy ở Mai Sơn đang được xây dựng. Điều này tạo điều kiện để có
thể có đầu ra cho tre. Tuy nhiên, cần luôn chú trọng tới việc sử dụng bền vững các khu rừng
tre.

Dự án Sông Đà đã thử nghiệm việc quản lý rừng tre trong một ô thử nghiệm trình diễn.
Những ví dụ về quản lý rừng tre thành công trên cơ sở thử ngiệm sẽ là bước kh
ởi đầu tốt đẹp
cho việc áp dụng trên một quy mô lớn hơn. Kết quả của ô thử nghiệm và trình diễn cũng cung
cấp một nguồn dữ liệu để xác định mức độ khai thác cho phép mỗi năm ở các khu rừng tre.
Trong tương lai, việc lập kế hoạch quản lý rừng tre sẽ là một yếu tố quan trọng trong các kế
hoạch quản lý rừng cộng đồng.


Khái ni
ệm phòng hộ ở những địa bàn xung yếu

23

×