Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện hiện đại trong dạy học vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.36 KB, 10 trang )

Sử dụng thí nghiệm và các
phương tiện hiện đại trong
dạy học vật lí

VL là mơn khoa học thực nghiệm, do đó việc khai thác các TN nhằm tạo ra

tình huống có vấn đề là một thế mạnh rất cần được phát huy. Sử dụng TN mở đầu

để tạo ra tình huống có vấn đề tạo ra sự hứng thú, thu hút sự chú ý đối với HS, đặt

HSvào những tình huống có vấn đề và làm cho HStích cực, chủ động trong việc tìm

hiểu giải quyết vấn đề. Khi sử dụng TN trong giai đoạn này, GV cần chú ý phải làm

thế nào để thông qua TN, gây được cho HSsự ngạc nhiên, tạo ra được những sự

khó khăn nhất định về mặt nhận thức đối với vấn đề đặt ra, HSchưa biết cách giải

thích hiện tượng, sự vật, quá trình của thực tế, chưa thể đạt tới mục đích bằng cách
thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích HStìm tịi cách giải thích

hay hành động mới. Thơng qua TN, HSphải thấy được tại sao những gì các em

quan sát được có vẻ khác với những dự đốn trong suy luận của chính các em, từ
đó dần đưa HSvào những bài tốn nhận thức để HStích cực hoạt động hơn, coi

việc giải quyết vấn đề tiếp theo như một nhiệm vụ mà chính các em tự đặt ra, đồng
thời tạo cho các em một niềm vui nhận thức mới.


1.3.2. Sử dụng thí nghiệm đúng lúc để giải quyết vấn đề cụ thể


Ngoài việc sử dụng TN để tạo ra tình huống có vấn đề, TN cịn được sử dụng

ngay trong q trình giải quyết vấn đề.

Thơng qua TN, bằng cách quan sát diễn biến của hiện tượng xảy ra, ghi chép

số liệu từ TN, HScó thể thu nhận được một số thông tin nhất định từ những vấn đề
đang học. Dựa trên những thơng tin thu được HScó thể sơ bộ dự đốn về tính chất

của các sự vật, về nguyên nhân của hiện tượng …Việc đưa TN ra đúng lúc khơng

những có tác dụng kiểm tra dự đoán của HStrước một vấn đề đã được nêu ra, mà
cịn khuyến khích được HSmạnh dạn đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Khi

những dự đốn suy luận của HSđược TN xác nhận là đúng một cách kịp thời thì HS

sẽ rất phấn khởi, tin tưởng hơn vào bản thân, dần khắc phục tâm lí thường gặp ở
HSlà sự thiếu tự tin vào bản thân.

1.3.3. Kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh
đểkích thích hứng thú và rèn luyện kĩ năng chohọc sinh
Cả lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy, đối với HSphổ thông, bản thân HS

không thể tự sử dụng thành thạo các TN, lắp ráp tiến hành các TN một cách có hiệu
quả nếu khơng có sự hỗ trợ, hướng dẫn của GV. Khi làm TN không thành công, HS
thường tỏ ra chán nản và mất đi lòng tự tin vào bản thân. Chính vì vậy mà GV cần

phải kiên trì, có kế hoạch tỉ mỉ và vận dụng kết hợp TN của GV và TN của HSđể rèn

luyện dần những khả năng tối thiểu mà một HScần phải đạt được. Điều này đặc

biệt quan trọng với HS, làm cho các em có điều kiện tiếp xúc với các dụng cụ đo
lường, thiết bị kĩ thuật thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Việc kết hợp TN biểu diễn của GV và TN của HScòn tạo ra ở các em một tinh

thần say mê học tập, ham hiểu biết khoa học, tìm tịi nghiên cứu và trên cơ sở đó

mới có thể nảy sinh ra những vấn đề hay, những vấn đề lí thú và bổ ích cho các giờ

học VL.

Để việc kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh

đạt hiệu quả, nhằm kích thích tính tích cực của HS, GV khơng nên chỉ cho HSquan

sát kết quả cuối cùng, trước khi đi đến những kết luận, cần biểu diễn TN sao cho

HSthấy được quá trình vận động của hiện tượng, cần giới thiệu thí nghiệm dưới


dạng phân tích, so sánh, trình bày thí nghiệm như một quá trình nghiên cứu và tổ
chức cho HStham gia vào q trình nghiên cứu đó qua một hệ thống các câu hỏi

theo hai dạng cơ bản là dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra và giải thích các hiện tượng

đã quan sát được.

1.3.4. Chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập thí

nghiệm

Bài tập TN là loại bài tập đòi hỏi phải làm TN để kiểm chứng lời giải lý thuyết

hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập.

Bài tập TN có tác dụng tốt về cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kĩ

thuật tổng hợp, đặc biệt nó giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực

tiễn. Thơng qua các bài tập TN, có thể rèn luyện tư duy cho HS, nâng cao khả năng
độc lập suy nghĩ, tuy nhiên, để làm được điều này thì kĩ năng TN của HSphải đạt

được trình độ nhất định nào đó.

Cũng cần chú ý rằng, trong các bài tập TN thì TN chỉ cho các số liệu để giải

bài tập, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế, cho nên phần vận
dụng các định luật VL để lí giải các hiện tượng mới là nội dung chính của bài tập
TN.

1.3.5. Thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và tiến hành
các thí nghiệm đơn giản nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh
Có thể nói rằng, việc thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và

tiến hành các TN đơn giản là cơng việc cực kì khó khăn và rất khó thực hiện ở các

trường phổ thơng trong điều kiện hiện nay. Ngồi những ngun nhân chủ quan từ

phía GV và HS, thì một nguyên nhân khác rất kho khắc phục là thời gian dành cho
việc thảo luận là khá dài, trong khi đó thời gian của một giờ học VL là có hạn. Tuy
nhiên, nếu thực hiện được thì đây quả là một biện pháp hữu hiệu nhất, phát huy

được tổng lực của tất cả các biện pháp nêu trên. Việc trao đổi thảo luận sẽ rèn

luyện cho HSkhả năng diễn đạt tư tưởng rõ ràng, lập luận chính xác, học tập được

kinh nghiệm của các bạn, đồng thời phát triển được tư duy sáng tạo về mặt kĩ

thuật. Khi các TN được hình thành từ chính ý tưởng sáng tạo của các em, được làm

từ chính bàn tay của các em thì các em sẽ có niềm vui lớn lao, sự tự tin về khả năng


của bản thân được nâng cao, từ đó tính chủ động, sáng tạo khoa học của HSđược
phát triển hơn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌCTRONG DẠY HỌCVẬT LÍ
2.1. Các phương tiện trực quan trong dạy học
2.1.1. Chức năng của phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan bao gồm mọi thiết bị và thiết bị kĩ thuật từ đơn giản

đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để hỗ trợ cho quá trình dạy và

học của GV và HS. Phương tiện trực quan có tác động trực tiếp đến giác quan của
người học, qua đó những thơng tin được HStiếp thu và xử lí.

Tuỳ theo quan điểm lí luận nhận thức hay quan điểm về lí luận dạy học mà

phương tiện trực quan có những chức năng khác nhau.

– Theo quan điểm của lí luận nhận thức, phương tiện trực quan góp phần hỗ


trợ cho q trình nhận thức của HS, định hướng hoạt động nhận thức của HStrong
quá trình dạy học và kích thích hứng thú hoạt động nhận thức của HS. Ngồi ra,

phương tiện trực quan cịn góp phần phát triển năng lực làm việc độc lập, sáng tạo

của HS, qua đó góp phần rèn luyện phẩm chất của người lao động mới.

– Theo quan điểm của lí luận dạy học, trước hết phương tiện trực quan là

một phương tiện để hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, góp phần nâng cao

chất lượng kiến thức. Sử dụng phương tiện trực quan góp phần đơn giản hố các

hiện tượng, q trình VL và kích thích hứng thú học tập của HS. Ngoài ra, việc sử

dụng phương tiện trực quan cịn có tác dụng nâng cao cường độ lao động, học tập

của HS.

2.4.2. Các loại phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan trong dạy học có thể phân thành 2 nhóm gồm: các
phương tiện dạy học truyền thống và các phương tiện nghe nhìn.
– Các phương tiện trực quan truyền thống thường được dùng phổ biến trong

nhà trường có thể kể đến là: Các vật thật trong đời sống và kĩ thuật; các thiết bị TN
được dùng để tiến hành TN hoặc TN HS, các mơ hình vật chất, như: mơ hình máy
biến thế; mơ hình động cơ điện, mơ hình máy phát điện ...; bảng; tranh ảnh, biểu


bảng và các bản vẽ sẵn; các tài liệu in như sách giáo khoa, sách bài tập, các tranh

ảnh in sẵn và các tài liệu tham khảo.

– Phương triện nghe nhìn bao gồm hai khối, đó là: khối mang thơng tin và

khối chuyển tải thông tin.

Khối mang thông tin, chẳng hạn: Phim học tập: phim đèn chiếu; phim nhựa;

phim truyền hình, Các băng hình, đĩa CD, đĩa DVD, đĩa VCD, Băng Casette, Các phần
mềm dạy học, Giấy bóng trong đã có nội dung; Folie màu...

Khối chuyển tải thơng tin, như: Máy vi tính, Máy chiếu qua đầu, Máy chiếu đa

chức năng, Đèn chiếu, Ti vi, Đầu Video, đầu đĩa: CD, VCD, DVD, Máy Cassette. Máy

chiếu phim, Camera, Đèn chiếu Slide....

2.2. Cách sử dụng một số phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí
2.2.1. Sử dụng phim học tập trong dạy học vật lí

Trong dạy học VL, phim học tập được sử dụng bao gồm: Phim đèn chiếu,

phim chiếu bóng (bao gồm phim quay các cảnh thật và phim hoạt hình), phim vơ
tuyến truyền hình, phim trên băng video.
Các phim học tập nói trên thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Khi nghiên cứu các đề tài khơng thể làm được thí nghiệm, mặc dù các thí

nghiệm đó là những thí nghiệm rất cơ bản, do thiết bị thí nghiệm cần sử dụng cồng
kềnh, phức tạp, đắt tiền, hoặc khơng an tồn đối với GV và HS. Chẳng hạn như thí


nghiệm Cavendisơ để xác định hằng số hấp dẫn, thí nghiệm Miliken xác định điện

tích nguyên tố hoặc các thí nghiệm về tia X, về phản ứng hạt nhân …

– Khi nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng VL không thể quan sát, đo đạc

trực tiếp được do chúng quá nhỏ hoặc quá to,. Chẳng hạn khi nghiên cứu về cấu

trúc vật chất, các đối tượng vi mô trong trong cơ chế dẫn điện ở các môi trường

khác nhau, người ta thường sử dụng phim đèn chiếu, phim chiếu bóng để cung cấp
cho HSnhững biểu tượng có tính chất mơ hình về các đối tượng và các quá trình

VL này.

– Khi nghiên cứu các quá trình VL diễn ra quá nhanh (như sự biến dạng của
hai quả cầu khi va chạm đàn hồi với nhau) hoặc quá chậm (như hiện tượng khuếch


tán diễn ra trong chất rắn). Trong những trường hợp này, việc sử dụng phim chiếu
bóng, phim vơ tuyến truyền hình hoặc băng video đã quay với tốc độ mong muốn

là hợp lí nhất, vì như thế, HSsẽ quan sát được tồn bộ q trình trong một khoảng
thời gian quan sát thích hợp.

– Khi nghiên cứu những hiện tượng diễn ra ở những nơi hoặc những thời

điểm không thể đến quan sát trực tiếp được, chẳng hạn như nghiên cứu về sự hình

thành dải plasma, động đất, …người ta có thể sử dụng các phim đèn chiếu về các


nội dung này.

– Khi nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của VL như nguyên tắc hoạt động,

cấu tạo của các máy đo, các máy phức tạp, dây chuyền sản xuất, …) ta cũng có thể

sử dụng phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim vơ tuyến truyền hình, bằng cách

đưa thêm dần các chi tiết vào hình vẽ, sẽ chỉ ra được trên phim đèn chiếu, phim

chiếu bóng sự chuyển từ sơ đồ nguyên lí sang thiết kế cụ thể các máy móc tương
ứng.

– Các loại phim học tập cũng cịn được sử dụng khi trình bày lịch sử phát

triển của một vấn đề VL, một phát minh khoa học …Qua việc xem phim, HSthấy

được con đường thu nhận các kiến thức trong các bối cảnh xã hội cụ thể và vị trí

của các nhà khoa học trong sự phát triển của VL học.

Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng phim học tập trong dạy học VL có

nhiều lợi ích thiết thức. Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học,
xoá bỏ những hạn hẹp về mặt không gian của lớp học và thời gian của giờ học. Nhờ
các cuốn phim được quay trước mà HSquan sát được với tốc độ mong muốn, thậm
chí có thể dừng lại các hình ảnh để quan sát kĩ hơn. Nhờ vào khả năng đồ hoạ (như

đánh dấu, đóng khung, tơ màu …) kết hợp hài hồ với tín hiệu âm thanh và sự


thuyết minh phim, không những tạo được ở HSnhững biểu tượng tốt hơn về đối

tượng nghiên cứu mà cịn làm tăng tính trực quan và hiệu quả xúc cảm của

phương tiện dạy học. Ngoài ra, phim học tập có thể sử dụng được ở tất cả các giai

đoạn của q trình dạy học, ở trong và ngồi lớp học, ở trong và ngồi các giờ học

chính khố.

Để việc sử dụng phim học tập đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý những điểm sau:


Thứ nhất,GV cần căn cứ vào mục đích sử dụng, nội dung cuốn phim để định

ra những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm làm tăng hiệu quả của cuốn phim đối
với quá trình nhận thực của HS.

Thứ hai, GV cần xác định rõ các giai đoạn làm việc chủ yếu đối với phim học

tập. Đặt kế hoạch sử dụng phim (sử dụng vào lúc nào, nhằm đạt được mục đích gì

trong lí luận dạy học …) trong kế hoạch dạy học tổng thể một chương, một phần cụ
thể. Trước khi sử dụng phim, cần giao cho HSnhiệm vụ ôn tập ở nhà những kiến

thức cần thiết để có thể hiểu được nội dung cuốn phim; nêu rõ mục đích sử dụng

phim nhằm đặt HSở tâm thế chờ đợi tích cực, khêu gợi tính tị mị nhận thức.


Trước khi chiếu phim, để định hướng sự chú ý cho HSvào những nội dung cơ bản

của cuốn phim, GV cần giao cho HScác nhiệm vụ cần hoàn thành sau khi xem phim.
Trong khi HSxem phim, GV cần quan sát, có thể đưa ra những gợi ý nhỏ để hướng

sự chú ý của HSvào những cái cơ bản, cái đặc biệt có trong đoạn phim để HSkhơng

bị bỏ sót những điểm cần thiết. Sau khi xem xong cuốn phim, GV có thể đánh giá

hiệu quả của việc sử dụng phim thông qua sự trả lời của HSvề các câu hỏi đã đặt ra

ban đầu. Trong những trường hợp cần thiết, cũng có thể tiến hành những TN của
GV hoặc TN của HStrước hoặc ngay sau khi chiếu phim.

2.2.1. Sử dụng dao động kí điện tử trong dạy học vật lí
Dao động kí điện tử là một thiết bị đo lường đa chức năng, hiển thị kết quả

đo dưới dạng đồ thị trên màn hình và có thể quan sát bằng mắt được. Dao động kí
điện tử có thể hỗ trợ nhiều trong các TN nghiên cứu về các dao động điện, dòng

điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ. Ở một số trường phổ thơng hiện nay,

hai loại dao động kí được sử dụng phổ biến là loại dao động kí một chùm tia và dao

động kí hai chùm tia.

Hiện nay, dao động kí điện tử được sử dụng khá phổ biến trong dạy học VL.

Nhờ có dao động kí điện tử mà ta có thể đo được nhiều đại lượng VL khác nhau


như điện trở, điện dung, độ tự cảm, hiệu điện thế, độ lệch pha, tần số, hệ số khuếch
đại của một tầng khuếch đại hay một máy khuếch đại …Kết quả đo từ dao động kí

điện tử có tính chính xác cao, có thể đo được các đại lượng VL có độ lớn khá nhỏ.
Việc ứng dụng dao động kí điện tử trong dạy học VL khơng những cho phép ta


quan sát được các dao động điều hoà, dao động tắt dần, đường đặc trưng vôn-

ampe của đèn điện tử, tranzitor …mà còn giúp ta nghiên cứu được các quá trình

điện có tần số từ vài Hz đến hàng triệu Hz.

Ngồi ra, dao động kí điện tử cịn có thể được sử dụng để nghiên cứu các loại

dao động khác, không phải là dao động điện như dao động âm, hiện tượng giao

thoa, nhiễu xạ …bằng cách biến đổi chúng thành các dao động điện rồi đưa các tín
hiệu dao động điện này vào đầu vào của dao động kí điện tử.
2.2.1. Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí

MVT với tư cách là một PTDH hiện đại, sử dụng nó một cách hợp lý trong

dạy học có nhiều ưu điểm. Nhờ các chương trình mơ phỏng và minh họa được cài

đặt sẵn, MVT có thể xây dựng nên các mơ hình tĩnh hoặc động với chất lượng cao,

thể hiện ở độ trung thực của màu sắc, các vận động tuân theo các quy luật khách

quan của hiện tượng mà người lập trình đã đưa vào làm tăng tính trực quan trong


dạy học, tăng hứng thú học tập và tạo sự chú ý học tập của HSở mức độ cao. MVT

có khả năng lặp lại nhiều lần, thậm chí là vơ hạn lần ở cùng một vấn đề, giúp GV và

HScó thể nghe lại, xem lại những tình huống, những hiện tượng hoặc những thông
tin mà họ chưa kịp nhận biết ở lần quan sát đầu tiên. Điều này rất khó thực hiện ở
người GV.

Việc sử dụng MVT trong dạy học tạo cơ hội để chương trình hố không chỉ

nội dung tri thức mà cả những con đường nắm vững kiến thức, hoạt động trí tuệ

của HS, vì thế có thể điều khiển được q trình dạy học. GV có thể xây dựng bài
giảng bằng cách lắp ráp các mơđun có sẵn.

Một trong những ưu điểm khơng thể phủ nhận là việc sử dụng MVT trong

dạy học có tác dụng giảm thiểu thời gian cho việc biểu diễn, thể hiện thông tin của
GV trong giờ lên lớp. MVT còn cho phép củng cố ngay tức thời và thường xuyên
hơn so với dạy học truyền thống, đồng thời việc kế thừa, rút kinh nghiệm, chỉnh

sửa, bổ sung bài giảng …từ kết quả của các hoạt động dạy học trước đó là rất

thuận lợi và khơng mất q nhiều thời gian. Việc sử dụng MVT trong dạy học cịn

có tác dụng rất tốt đối với HS, trong đó cá thể học tập của học sinh ở mức độ cao.

Với những chương trình đã được cài đặt sẵn (trắc nghiệm, đố vui …) MVT có thể



đưa ra lời khen ngợi mỗi khi HSthực hiện tốt một nội dung học tập, và cũng có thể

phê phán một cách nhẹ nhàng mỗi khi các em làm không tốt nhiệm vụ của mình. Vì
thế HSthấy mình được tơn trọng, được cư xử công bằng và khách quan, giúp các

em tự tin hơn vào chính bản thân mình. Thơng qua đó cũng rèn luyện cho HStính

độc lập, tự chủ và sáng tạo. Học tập thơng qua MVT địi hỏi HSphải kiên trì, nhẫn

nại, cần cù và chăm chỉ, đó cũng là những nét nhân cách cần thiết phải hình thành
ở HS.

Một ưu điểm khác của việc sử dụng MVT trong dạy học là khả năng đánh giá

kết quả học tập một cách cơng bằng, khách quan, điều đó giúp HSđánh giá đúng

khả năng học tập của mình. Nhờ có MVT mà kết quả học tập của HSđược lưu lại

trong các tệp số liệu, giúp GV có thể so sánh, đánh giá, nhận xét quá trình học tập
của HSmột cách nhanh chóng, chính xác.

Trong q trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng, các thí nghiệm
tự động hố có sự trợ giúp của MVT được thực hiện một cách nhanh chóng với độ

chính xác cao; các số liệu thực nghiệm được xử lý, đánh giá và trình bày dưới dạng
bảng biểu, đồ thị hay các tệp số liệu, có thể lưu trữ trên các thiết bị nhớ ngồi của

MVT, điều đó giúp GV và HSdễ dàng trong việc khảo sát và xử lý thông tin. Việc sử
dụng MVT trong dạy học cũng làm thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy,


các hình thức dạy học cũng từ đó mà được cải tiến, các phương pháp dạy học tích

cực cũng có thể được hồn thiện, bổ sung và sử dụng rộng rãi hơn, nhất là phương

pháp dạy học chương trình hố; mơ hình hố.

MVT có một ưu điểm nổi trội khác là khi kết nối vào mạng máy tính, nó tạo

điều kiện để tiến hành dạy học từ xa một cách thuận tiện và hiệu quả. Ngồi ra,

thơng qua mạng internet, GV có thể cập nhật được những thông tin mới nhất liên

quan đến nội dung dạy học để bổ sung, hoàn thiện bài giảng một cách có chất
lượng.

Như đã phân tích trên, việc sử dụng MVT trong dạy học có nhiều ưu điểm,

tuy vậy nó cũng có những nhược điểm đáng lưu ý.

– Thứ nhất, về mặt kích thước, màn hình MVT là khá nhỏ có thể gây khó

khăn cho việc quan sát của HS, nhất là đối với các lớp đông HS.


Để khắc phục nhược điểm này, GV có thể thực hiện việc học tập với mạng

máy tính, học theo từng nhóm nhỏ để các em dễ quan sát. Một trong những biện
pháp khắc phục thường được áp dụng ở nhiều trường học hiện nay là sử dụng


thiết bị khuếch đại nối với MVT (Projector), chiếu dữ liệu trên màn hình của MVT

lên màn ảnh rộng, nhờ đó những hạn chế về kích thước nhỏ của màn hình sẽ được
khắc phục.

– Thứ hai, việc học tập với MVT trong thời gian dài có thể làm hạn chế năng
lực giao tiếp xã hội của HS, vì HSchỉ im lặng trước MVT mà khơng có nhiều điều
kiện để trao đổi thơng tin bằng lời.

Để khắc phục nhược điểm này, biện pháp tốt nhất là nên tổ chức cho HShọc

tập theo nhóm, thơng qua nhóm học tập để HScó thể trao đổi, thảo luận. GV cũng
thường xuyên theo sát các nhóm HSđể hướng dẫn, trao đổi vối HS.

– Thứ ba, để sử dụng MVT trong dạy học có hiệu quả, địi hỏi người GV phải

có kiến thức nhất định về tin học. Đây là một trong những khó khăn thuộc về lĩnh

vực con người nên không thể giải quyết nhanh một sớm một chiều mà cần phải có
thời gian và có những quyết sách từ phía các nhà quản lý giáo dục và sự năng động,
tâm huyết của người GV. Để giải quyết vấn đề này, nên tổ chức các lớp bồi dưỡng

kiến thức tin học định kỳ cho GV phổ thông. Trong các trường sư phạm, cần phải

đưa vào nội dung chương trình đào tạo những chương trình về tin học ứng dụng,
nhất là các chương trình ứng dụng tin học vào phương pháp giảng dạy bộ môn.




×