Đề 4:
Đề bài :
Câu 1 : Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các nước tư bản sau
khủng hoảng 2008 đến nay.
Câu 2 : Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Trung Quốc từ năm
2008 đến nay.
Câu 3 : Trình bày thành tựu và hạn chế của đổi mới kinh tế Việt Nam từ
1986 đến nay.
Câu 1 : Phân tích thực trạng kinh tế các nước tư bản sau khủng
hoảng 2008 đến nay
1
Khủng hoảng tài chính 2008 là một cuộc khủng hoảng bùng phát vào năm 2008, bao
gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá
chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mơ lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc
từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
a. Nguyên nhân
- Chứng khốn hóa
Các sản phẩm chứng khốn hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh
trong mơi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001.
Chứng khốn hóa và việc ra đời các sản phẩm của q trình này như chứng khốn đảm
bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương
tự là một phát minh lớn về cơng cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể
kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống),
vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khốn hóa như hợp đồng hốn đổi
tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc
biệt (SPV) và những cơng cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn
tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mơ
hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng khơng đủ năng lực giám sát các
rủi ro này.
Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị
trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên
quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín
dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân
hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi cịn làm
cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.hkh
Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm
và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ
thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi
mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà
trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng
hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 năm 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp
đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính tồn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ
chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.
- Bong bóng thị trường nhà ở
Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện
11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền
kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng . Chỉ
trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân
hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống cịn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo.
2
Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động
lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong mơi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính
đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay.
Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở.
Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để
khơng. Năm này, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ. Từ quý IV
năm 2005 đến quý I năm 2006, giá trị trung vị của giá nhà giảm 3,3%. Thời điểm đó,
tổng giá trị lũy tích các khoản tín dụng nhà ở thứ cấp lên đến 600 tỷ dollar.
Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức
tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì khơng thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm
nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết tắt của collateralized
debt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS - viết tắt của
mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng.
Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ
bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Nguyên Chủ tịch Fed Alan Greenspan sau này thừa nhận rằng ông đã không nhận thức
hết quy mô của thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp.
b. Diễn biến của khủng hoảng
Tình hình phá sản 2007-2008
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial
Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ
phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi
tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút
3
tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín
dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị
chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng địi rút tiền gửi của mình ra.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng
mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị
trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu
cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên
bang cịn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ
5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã bơm 205
tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo
kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự
tính và quy mơ của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên
rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng
12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng khơng có hiệu quả như mong đợi.
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng
không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ
phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất
trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu khơng nổi
Bear Sterns và buộc lịng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại
về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp
đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.
Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất
và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác. Tháng 9
năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008
cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chính của nước
này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán
đảm bảo bằng bất động sản.
c. Tác động
4
- Đối với Hoa Kỳ
Chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007.
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy
thoái từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở
Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng
9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị
phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói
tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng
tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh
nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá
sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford
Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội
Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải
tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm,
hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa
Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh
toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng
cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu
của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
5
- Đối với thế giới
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thế
giới xấu đi.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái,
xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông
Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào
suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về
tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng
hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là
Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng.
Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành
lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị
ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm
mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất
và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu
dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ
lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm
2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộckhủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị
trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các
nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar
Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị
tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn
tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi
vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.
d. Phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ
6
- Cục Dự trữ Liên bang
Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007.
Sự thay đổi trong bảng cân đối tài sản của Fed phản ánh sự hoạt động của cơ quan này
nhằm đối phó với khủng hoảng.
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ
lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ
tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện
pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất
cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ
trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó cịn tiếp tục
giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ cịn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.
7
Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà
các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm
2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương
trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày
theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm
2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED cịn tiến
hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn
tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
- Chính phủ
Tổng thống George W. Bush trong một buổi làm việc tại Nhà Trắng với một số thành
viên của Quốc hội. Hai ứng viên Tổng thống John McCain và Barack Obama cũng có
mặt.
Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act
of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ
dollar chủ yếu dưới hình thức hồn thuế thu nhập cá nhân.
Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc
hội thơng qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ
Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng khơng thể phí tiền để cứu khơng được q nhiều
tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều
chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đơng đảo người dân nhằm kích
thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo
và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã
được Thượng viện thơng qua. Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã
ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700
tỷ dollar này.
8
- Kế hoạch của Barack Obama
Barack Obama - khi đó hãy còn là ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ - phát biểu trước
Thượng viện về cuộc khủng hoảng 2007.
Barack Obama, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, sau khi trúng cử đã nêu ra một chương
trình kích thích kinh tế trong đó Hoa Kỳ sẽ tiến hành kích cầu bằng:
Những dự án phát triển cơ sở hạ tầng chưa từng có kể từ thập niên 1950
Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phịng cơ quan chính phủ Hoa Kỳ
theo hướng tiết kiệm năng lượng; Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhất là thông
tin y tế điện tử, hệ thống máy tính cho các trường phổ thông và phát triển mạng
Internet băng thông rộng;
Cấp thêm ngân sách cho Chương trình bảo hiểm y tế (Medicaid).
Cấp thêm 50 tỷ dollar ngoài khoản 20 tỷ dollar đã được đồng ý cho ngành công
nghiệp ô tô với điều kiện là ngành này phải cải tổ đáng kể.
- The Obama-Biden Plan
Obama ký American Recovery and Reinvestment Act
Chương trình nghị sự phục hồi kinh tế của Tổng thống và Phó Tổng thống mới có nội
dung:
Hành động khẩn cấp để tạo việc làm cho người Mỹ;
Trợ giúp khẩn cấp cho các hộ gia đình gặp khó khăn;
Trợ giúp trực tiếp và khẩn cấp cho người sở hữu nhà, thay vì cứu trợ các tổ chức tài
chính cho vay nhà ở thế chấp vơ trách nhiệm;
Phản ứng nhanh, mạnh với khủng hoảng tài chính bằng tất cả các cơng cụ mà nước
Mỹ có.
9
Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment
Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng
hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ dollar.
e. Phản ứng của các nước khác
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính - kinh tế, hầu hết các nước đều thực hiện đồng
bộ 2 cơng cụ chính sách tài khố và tiền tệ. Một mặt, kích thích tiêu dùng chính phủ và
kích thích tiêu dùng trong dân cư; mặt khác, giảm bớt khó khăn, giảm chi phí và giá
thành cho các doanh nghiệp để có sản phẩm cạnh tranh hơn, giá rẻ hơn theo hướng tăng
tổng cầu có khả năng thanh toán trên đơn vị hàng hoá. Đồng thời, trên thị trường tài
chính, tập trung vào hỗ trợ và củng cố lại các định chế tài chính đã bị tổn thất do khủng
hoảng tài chính gây ra như phối hợp giảm lãi suất, bơm mạnh cung tiền, cứu trợ trực tiếp
các ngân hàng và tổ chức tài chính….
Cho đến nay, hàng loạt gói kích cầu khẩn cấp có giá trị lớn được chính phủ các nước
thơng qua nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế. Ngày 17-2-2009, Tổng thống Mỹ đã
ký Luật tái đầu tư và phục hồi Mỹ (ARRA) với tổng trị giá 787 tỉ USD, bằng 6% GDP
của nước Mỹ. Mục tiêu của gói kích thích kinh tế thứ 2 này là nhằm tạo 3,5 triệu việc
làm, giảm nhẹ tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đối với người thu nhập thấp; kích
thích đầu tư và tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng kinh tế trong 2 năm tới. 65% giá trị
của gói kích thích này là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và 35% là giảm thuế. Như vậy,
cho đến nay, tổng trị giá gói kích thích kinh tế của Mỹ qua các đợt đã lên đến 2.250 tỉ
USD.
Các nước EU cũng triển khai các gói kích thích kinh tế lớn để đối phó với khủng hoảng.
EU khuyến nghị các nước thành viên cam kết khơng giảm ngân sách, thực hiện sớm
kích cầu thông qua giảm thuế, tăng cho vay ngắn hạn, cải thiện mơi trường đầu tư, giảm
chi phí hành chính và tăng cường đổi mới công nghệ. Là một trong những nền kinh tế
đầu tàu của EU, tháng 12-2008, Đức chi các gói cứu trợ kinh tế đầu tiên với 31 tỉ USD,
gói thứ hai 50 tỉ USD được Hạ viện thông qua ngày 13-2-2009, tập trung vào xây dựng
trường học, đầu tư đường bộ, đường sắt, internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác
các nguồn năng lượng sạch.
Ngay từ đầu khủng hoảng, Chính phủ Pháp liên tiếp đã đưa ra những biện pháp đối nội
và đối ngoại để để đối phó với khủng hoảng. Dành 26 tỉ ơ-rơ để đầu tư vào 1.000 dự án
ưu tiên trong các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng đường bộ và đường sắt; xây dựng nhà ở xã
hội; quốc phòng và an sinh; giáo dục bậc cao và nghiên cứu; bảo tồn bảo tàng. Ngồi
biện pháp hỗ trợ bán ơ tơ thơng qua việc thưởng 1.000 euro cho những người mua ô tô
sạch, chính phủ dành 7,8 tỉ ơ-rơ để hỗ trợ hai doanh nghiệp sản xuất ô tô PSA (Peugeot)
và Renault. Tây Ban Nha cũng nhanh chóng thành lập Quỹ đặc biệt kích thích kinh tế và
tạo cơng ăn việc làm của nhà nước với nguồn vốn 11 tỉ ơ-rô nhằm mục tiêu tạo ra
300.000 việc làm mới trong năm 2009.
Trong các nền kinh tế châu Âu, Anh là nền kinh tế khơng sử dụng đồng ơ-rơ (eurozone),
và có cấu trúc, cách thức phát triển tương đối giống Mỹ, nên chịu tác động của khủng
10
hoảng mạnh nhất trong nhóm các nước G20. Ngay từ tháng 9-2008, nước này đã đưa ra
kế hoạch giải cứu tổng thể đầu tiên với 400 tỉ bảng nhằm cung cấp tín dụng, tiếp quản
một số ngân hàng lớn có nguy cơ đổ vỡ… Tiếp đến, tháng 11-2008, đưa ra gói giải pháp
kích cầu trị giá 20 tỉ bảng nhằm giảm thuế VAT; tăng chi của chính phủ, điều chỉnh một
số chính sách thuế với doanh nghiệp; an sinh xã hội.
Mặc dù hệ thống ngân hàng của Nhật Bản hiện nay không bị nguy cơ đổ vỡ như của Mỹ
và EU, nhưng các ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế bị đình trệ do xuất khẩu sụt
giảm mạnh. Đến nay, Nhật Bản đã cơng bố gói kích thích kinh tế 117 tỉ USD trong quý
4/2008 với mục tiêu tạo 1,5 triệu việc làm trong 3 năm, hỗ trợ tiêu dùng các doanh
nghiệp vừa và nhỏ; giảm thuế, đầu tư phát triển giao thông, trợ giá nhiên liệu, lương
thực….
Để đối phó với khủng hoảng, chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng thực hiện “chính
sách kinh tế - xã hội mới” với chi phí 38 tỉ USD, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng để tăng
việc làm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng cũng như kinh tế địa phương phát triển.
Ngồi ra chính phủ nước này đã tun bố kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xanh để tạo
96 ngàn việc làm cho đến năm 2012. Hàn Quốc muốn thông qua những kế hoạch này
trước mắt là tạo việc làm, song về lâu dài để nhằm củng cổ các nền tảng cho sự phát
triển sau khủng hoảng.
Trung Quốc gây ngạc nhiên cho tồn thế giới khi cơng bố gói kích thích tài chính trị giá
4000 tỉ NDT (tương đương 586 tỉ USD) đến năm 2010 với 10 giải pháp và các hạng
mục đầu tư khá rạch ròi, bao gồm: xây dựng các cơng trình đảm bảo đảm đời sống, xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đường sắt, đường bộ, sân bay; tăng chi cho phát triển y
tế, giáo dục, môi trường sinh thái; phục hồi khu vực động đất; điều chỉnh cơ cấu; cải
cách chính sách thuế giá trị gia tăng; cải tạo kỹ thuật, giảm thuế cho các doanh nghiệp,
tăng mức hỗ trợ tài chính - tiền tệ. Chính sách kích cầu của Trung Quốc nhìn chung khá
linh hoạt và tỏ ra có hiệu quả bước đầu. Có sự phân biệt đối tượng hưởng thụ chính
sách, khơng tràn lan, hướng nhiều đến cải cách hành chính, điều chỉnh cơ cấu nền kinh
tế, khu vực nông thôn, lao động, việc làm và y tế, giáo dục.
Các nước ASEAN chưa chịu tác động trực tiếp, nhưng khủng hoảng tài chính đã làm
bộc lộ điểm yếu của các nước này là lệ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu (Mỹ, châu
Âu) và chưa thực sự chú trọng thị trường trong nước. Vì vậy, các biện pháp kích thích
của các nước đều hướng vào kích thích nhu cầu trong nước; giải quyết việc làm, tăng
cường đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.Cụ thể là: Xin-ga-po đã đưa kế hoạch
phục hồi kinh tế trị giá 13,7 tỉ USD chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao năng
lực cạnh tranh; Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh tế 8,7 tỉ USD với trọng tâm nhằm
tăng sức tiêu thụ trong nước, hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ
cơng, tạo cơng ăn việc làm; In-đơ-nê-xi-a đang triển khai chương trình kích thích kinh tế
6,3 tỉ USD nhằm miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ưu tiên, tạo việc làm và hỗ trợ doanh
nghiệp tư nhân. Phi-li-pin kích thích kinh tế với 6,3 tỉ USD, tập trung đầu tư công cho
phát triển hạ tầng và nông nghiệp, tăng cường an sinh xã hội, y tế, giáo dục…
11
Câu 2 : Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Trung Quốc từ 2008
đến nay
a. Nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn khủng hoảng
Năm 2008, đánh dấu 30 năm Trung Quốc cải cách, mở cửa nền kinh tế, cũng là năm có
nhiều sự kiện tác động cả thuận lợi và không thuận lợi đến tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc. Động đất ở Tứ Xuyên tháng 5/2008 đã gây tổn hại lớn cho nền kinh tế; Olimpic
thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh liên quan đến việc Trung Quốc đưa ra kế hoạch lấy
năm 2008 là năm khẳng định vị thế cường quốc của mình thơng qua thể hiện bản sắc
văn hóa độc đáo, và thể hiện sức mạnh kinh tế với ước muốn vươn lên thành nền kinh tế
lớn thứ 3 thế giới. Cũng trong năm 2008, Trung Quốc chịu ảnh hưởng khá mạnh của
khủng hoảng tài chính tồn cầu. Theo đánh giá đưa ra vào cuối quý 3, mức tăng GDP cả
năm của Trung Quốc chỉ đạt 9%, thấp hơn 2,4% so với năm 2007. Do tác động của
khủng hoảng toàn cầu làm ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, mức tăng
trưởng của Trung Quốc giảm dần theo quý. Trong nửa đầu năm, tăng trưởng 10,4%, đến
hết quý 3 chỉ tăng trưởng 9%. Theo đánh giá của chúng tôi, trong cả năm, kinh tế Trung
Quốc tăng khoảng 8,5%. Bên cạnh đó sự chậm lại này một phần cũng là hậu quả của
chính sách thắt chặt tiền tệ mà Trung Quốc đã thực hiện trong năm 2007 nhằm kiềm chế
lạm phát và ngăn chặn mức tăng quá nóng. Sản lượng lương thực cả năm 2008 của
Trung Quốc đạt 511,5 triệu tấn.
Giữa tháng 12/2008, Trung Quốc kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa. Từ năm 1978 đến
năm 2007, GDP của Trung Quốc tăng gần 20 lần, với mức tăng trung bình 9,6% mỗi
năm, từ 216,5 tỷ USD lên 3,6 ngàn tỷ USD. Thu nhập công khố cũng tăng hơn 44 lần, từ
113,2 tỷ NDT lên 5130 tỷ TDT. Các chính sách hợp lịng dân, hợp thời đã giúp tạo ra
một nguồn lực lớn hơn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Điều này đã giúp Trung
Quốc nuôi sống hơn 1,3 tỷ dân, nâng sản lượng ngũ cốc từ mức gần 300 triệu tấn lên
hơn 510 triệu tấn năm 2008. Trong lúc cả thế giới thiếu lương thực và giá giá lương
thực đắt đỏ nhất thì cung ứng và giá cả lương thực của Trung Quốc vẫn ổn định. Theo
đánh giá của WB, 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc đã tạo nên một chiến dịch
xố đói giảm nghèo có quy mơ lớn nhất, thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Số
người rất nghèo khi bắt đầu cải cách ở Trung Quốc là 250 triệu (tương đương 31% dân
số nông thôn) đã giảm chỉ cịn 15 triệu, tương đương 1,6% năm 2007. Khơng những thế,
hiện Trung Quốc (cùng với Ấn Độ, Nga...) còn là một trong những nước có đóng góp
nhiều nhất cho tăng trưởng của thế giới. Năm 2007, Trung Quốc đóng góp 17% vào tăng
trưởng GDP thế giới (cao hơn nhiều so với mức của các nước đứng sau liền kề là Ấn
Độ, Nga với 3-4%). Theo dự báo, trong năm 2009, trong bối cảnh các nước phát triển
chỉ tăng trưởng từ 0 đến 1% thì Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng khoảng 8 10%.
Những nét chính về Trung Quốc trong năm 2008 được thấy qua hai nhóm vấn đề: các
vấn đề tác động thuận lợi và các vấn đề tác động không thuận lợi đến sự phát triển, ổn
định của nền kinh tế.
12
- Nhóm các vấn đề tác động thuận lợi đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế
Thứ nhất, Quốc Vụ Viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ
Quảng Tây - xem đây là một cực tăng trưởng mới của Trung Quốc.
Ngày 6/1/2008, Quốc Vụ Viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn “Kế hoạch phát triển
khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây”. Đây được xem là chiến lược quốc gia trong hợp
tác khu vực và quốc tế. Đây là cơ sở để triển khai hợp tác phát triển khu kinh tế Vịnh
Bắc Bộ mở rộng, bao gồm hợp tác giữa 7 nước: Trung Quốc, Việt Nam và các nước
Đông Nam Á qua Biển Đơng khác như: Malaysia, Singapore, Indonnesia, Philipine,
Bruney. Phía Trung Quốc có sự tham gia của các tỉnh: Quảng Tây, Vân Nam, Quảng
Đông, Hải Nam. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Trung Quốc, hợp tác phát triển khu
kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng thực hiện mục đích phát huy vai trị thơng lộ trên biển
giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy thương mại và đầu tư, thúc đẩy phát triển các
cảng biển, phát triển ngành nghề và các thành phố trong khu vực.
Đây là khu vực được xem như cực tăng trưởng mới thứ 6 của Trung Quốc (sau các khu
phố Đông Thượng Hải, phê chuẩn tháng 2/2005; Khu Thiên Tân tháng 5/ 2006; Khu
vực đồng bằng Chu Giang (Trùng Khánh - Thành Đô phê chuẩn năm 2007; Khu đồng
bằng Trường Giang (Vũ Hán, Tư đàm - Hồ Nam) cuối năm 2007 và Khu Bột Hải). Kinh
tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây là khu duy nhất trong 6 khu kể trên có nội dung hợp tác
quốc tế.
Khu Kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây có 2 tầng lớp. Thứ nhất là về hành chính, chia làm
6 khu vực: Nam Ninh, Bắc Hải, Khâm Châu, Sùng Tả, Phịng Thành. Phía đơng giáp
Quảng Đơng, phía tây là TP. Sùng Tả, giáp Việt Nam. Thứ hai, về bố cục, bốn bên xoay
quanh Vịnh Bắc Bộ chia 3 khu vực: gồm khu vực Thành thị, chiếm 9% tổng diện tích,
khu vực nơng thơn, chiếm 56% tổng diện tích) và khu vực bảo tồn sinh thái, chiếm 35%
tổng diện tích). Tuyến ven biển sẽ chia thành các cụm cảng, cụm công nghiệp, khu du
lịch - khu nghỉ ngơi, khu nuôi trồng, khu bảo vệ sinh thái và một khu gồm các nhóm
ngành nghề khác. Về định vị công năng, đây là khu kinh tế mang tính quốc tế lớn, có
tính kết nối vùng, sẽ phát triển “3 cơ sở, một trung tâm” gồm các cơ sở: kho vận, thương
mại, gia công và một trung tâm là trung tâm thông tin giữa Trung Quốc và các nước
ASEAN. Mục tiêu đưa ra là sẽ hình thành một cực tăng trưởng mới, đi trước Miền Tây
với kinh tế phồn vinh, xã hội hài hoà, khá giả toàn diện trong vịng 10 đến 15 năm. Về
chính sách, Trung ương Trung Quốc sẽ hỗ trợ Quảng Tây trên 5 mặt: 1/ Cải cách tổng
hợp, bao gồm cải cách quản lý hành chính, cải cách chế độ quản lý đất đai, xây dựng hệ
thống thị trường. Cho phép Quảng Tây mạnh dạn tiến hành thí điểm trong q trình cải
cách. 2/ Các hạng mục lớn như xây dựng, phê chuẩn dự án. 3/ Miễn thuế và kho vận, có
thể cho phép xây dựng khu miễn thuế và khu kho vận (ở khu vực nối Sùng Tả với Cao
Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam). 4/ Trong chính sách tiền tệ, nhà nước cho phép thành
lập ngân hàng địa phương, thành lập quỹ ngành nghề. 5/ Trong hợp tác mở cửa, khuyến
khích vai trò đi đầu của Quảng Tây trong hợp tác với khu vực trên các phương diện
năng lượng, du lịch xuyên quốc gia, bảo vệ sinh thái. Về quy hoạch giao thơng: có
đường hàng không, đường bộ, đường thuỷ. Về hàng không, Quảng Tây có 7 sân bay,
13
trong đó sân bay dân dụng là Sân bay Nam Ninh (đứng thứ 31 ở Trung Quốc), sân bay
Quế Lâm (đủ tiêu chuẩn sân bay quốc tế, đứng thứ 17 ở Trung Quốc), sân bay Bắc Hải
(đứng thứ 47 ở Trung Quốc). Các sân bay quân sự như sân bay Liễu Châu, sân bay Ngô
Châu. Về đường sắt, trong 5 năm tới, Quốc vụ Viện Trung Quốc sẽ đầu tư 15 tỷ USD
cho xây dựng hệ thống đường sắt ở Quảng Tây (tương đương tổng đầu tư của nhà nước
cho đến nay vào Quảng Tây). Một trong các mục tiêu của khoản đầu tư này là để giải
quyết 3 nút thắt: 1/ Quế Châu - Nam Ninh. 2/ Đường sắt cao tốc nối Nam Ninh với
Quảng Đông, và 3/ Tuyến nối Hồ Nam (ở phía Bắc) với Nam Ninh và Việt Nam (ở phía
nam Quảng Tây). Trong khu kinh tế vịnh Bắc Bộ sẽ xây dựng các tuyến cao tốc: 1/
Sùng Tả - Khâm Châu; 2/ Ngọc Lâm - Thiết Sơn. Sẽ xây dựng để nâng công suất bốc
xếp các cảng ven biển lên 100 triệu tấn so với mức 70 triệu tấn hiện năm 2007.
Thứ hai, Olimpic Bắc Kinh 2008. Theo Huang Wei, cố vấn kinh tế của Uỷ ban phát
triển và cải cách Thành phố Bắc Kinh cho biết, trong thời gian 2001-2008, Trung Quốc
đã đầu tư cho Olimpic ước tính lên đến 520 tỷ NDT (tương đương 76,11 tỷ USD). Như
vậy tính từ 13/7/2001 - khi Trung Quốc giành được quyền đăng cai Olipic đến ngày khai
mạc 8/8/2008, mỗi ngày đầu tư khoảng 29 triệu USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ Olimpic. Các công trình lớn phục vụ Olimpic phải kể đến là: sân vận động quốc gia
tổ chim (gần 500 triệu USD), 12 sàn nhà thi đấu mới, cung thi đấu dưới nước, khu liên
hợp 42 toà nhà của Làng thế vận hội Olimpic... phục vụ sự tham gia thi đấu của 10.708
vận động viên đến từ 205 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 302 nội dung của 28 môn thi
đấu. Cùng với số vận động viên này cịn có sự tham gia chứng kiến của lãnh đạo 80
quốc gia, 21.600 nhà báo đăng ký hoạt động và khoảng nửa triệu khách quốc tế và 1
triệu khách nội địa tham gia cổ vũ. Trong năm 2008, ước tính có khoảng 4,5 triệu lượt
du khách nước ngoài đến Bắc Kinh. Tổng mức chi tiêu đạt khoảng 5 tỷ USD. Theo đánh
giá, Olimpic Bắc Kinh 2008 đóng góp tăng 30% GDP của ngành dịch vụ Trung Quốc.
Cần nhắc lại là Trung Quốc đưa ra kế hoạch lấy năm 2008, là năm khẳng định vị thế
cường quốc của mình thơng qua thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo được thấy một phần
qua Lễ khai mạc Olimpic Bắc Kinh 8/8/2008, và thể hiện sức mạnh kinh tế với ước
muốn vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Như vậy ngoài gia tăng đầu tư, doanh thu từ các loại dịch vụ cũng góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2008.
Thứ ba, Trung Quốc với vấn đề cải cách nông thôn. Một sự kiện chính trị quan trọng
trong năm 2008 là từ 9 đến ngày 12/10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị
Trung ương 3 khóa 17, với trọng điểm là cải cách nông thôn. nhằm vào các vấn đề như:
thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn; giải quyết tình trạng quyền lợi đất đai của
nơng dân thiếu sự bảo hộ hữu hiệu; tình trạng thu hồi đất của nông dân với giá thấp, đền
bù không tương xứng… khiến cho tranh chấp thường xuyên diễn ra…Đặc biệt, diễn
biến thị trường quốc tế tác động khiến giá tư liệu sản xuất nông nghiệp tăng mạnh làm
giá thành sản xuất tăng, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động tập trung rất khó khăn để
tồn tại. Sau khi phiên họp lần thứ 4 kết thúc, nhiều ý kiến cho rằng có thể tới đây Trung
Quốc sẽ cho phép nông dân mua bán thế chấp ruộng đất mà trên giấy tờ họ chỉ được
quyền sử dụng. Một ngày sau khi Hội nghị Trung ương 3 khóa 17 kết thúc, ngày
14
13/10/2008, ở TP Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (q hương ơng Đặng Tiểu Bình)
đã thí điểm mở cửa một thị trường mua bán quyền sử dụng đất. Thị trường này gần
giống như thị trường chứng khoán Thượng Hải, cái khác là người ta không mua bán các
cổ phiếu mà mua bán các giấy tờ chứng thực quyền sử dụng đất. Theo ông Tần Thế
Khôi, người đứng đầu Thị trường này, nông dân rất hồ hởi với việc thành lập sàn trao
đổi này, họ gọi điện thoại nhiều hỏi về các luật lệ thủ tục trước khi tham gia thị trường.
Theo đánh giá, đây có thể là bước đầu quan trọng trong việc phát triển tư hữu hóa ruộng
đất, một biện pháp mang tính cởi trói để kinh tế nơng thơn Trung Quốc có thể phát triển
nhanh hơn.
-
Nhóm các vấn đề tác động không thuận lợi đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế
Thứ nhất, động đất ở Tứ Xuyên tháng 5.2008 làm khoảng 80.000 người thiệt mạng,
trong đó có 19000 học sinh.
Ngày 12/5/2008 một trận động đất mạnh 7,8 độ rich te xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên. Đây là
một thảm hoạ thiên nhiên lớn nhất ở Trung Quốc trong 30 năm qua. Đặc biệt, trong
khoảng 15 ngày sau đó đã có thêm gần 200 dư chấn khác với cường độ khác nhau, với 5
dư trấn mạnh từ 6 độ rích te trở lên làm cho số nhà đổ, số người chết gia tăng nhanh.
Tính đến ngày 28/5, con số người chết thống kê được đã lên đến gần 80 ngàn, số người
mất tích là hơn 20 ngàn, số người bị thương là hơn 350 ngàn. Số người bị mất nhà cửa
đang phải sống trong các lều bạt tạm bợ lên đến 4-5 triệu người. Có đến 5000 trẻ em mồ
cơi vì mất cả cha lẫn mẹ... Trận động đất đã gây tổn thất về kinh tế ước tính lên đến 122
tỷ USD, làm nhiều triệu nơng dân lâm vào cảnh khốn khó. Để khắc phục hậu quả, Trung
Quốc dự tính sẽ đầu tư khoảng 147 tỷ USD cho việc tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề bởi trận động đất . Động đất cũng làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản
xuất và kinh doanh, đặc biệt là với các ngành dầu khí, than... Được biết Tứ Xuyên hiện
chiếm khoảng 4% tổng sản lượng than sản xuất ở Trung Quốc. Sau trận động đất kinh
hoàng này, báo chí Trung Quốc đã nêu một số điểm nóng trong dư luận bàn về vấn đề
này.
Một là, có hay không chuyện gian lận trong xây dựng trường lớp cho học sinh. Tại sao
chỉ có các ngơi trường học bị đổ do dư trấn trong khi nhiều ngôi nhà lân cận vẫn đứng
vững. Hai là, công tác cảnh báo động đất đã làm tốt hay chưa. Trước khi xảy ra động
đất, được biết có rất nhiều hiện tượng lạ ở nhiều địa phương lân cận. Chẳng hạn, ba tuần
trước khi xảy ra động đất, một lượng nước lớn trong một hồ ở tỉnh Hồ Bắc - cách tâm
trấn động đất khoảng 550 km, đã biến mất trong vài giờ. Ba ngày trước động đất, hàng
ngàn con cóc nhảy ra một đường phố ở Miên Dương, nơi chịu ảnh hưởng nặng của động
đất. Ở Vũ Hán, cách phía đơng tâm chấn gần 1000 km, tờ Vũ Hán buổi tối cho biết, vào
đúng ngày động đất xảy ra, có hiện tượng nhiều con ngựa vằn tự nhiên lao đầu vào cửa
vườn thú... Tờ China Daily và rất nhiều báo địa phương Trung Quốc đã nêu vấn đề để
các nhà khoa học xem xét rút kinh nghiệm có thể đưa ra cơ chế cảnh báo sớm, ngăn
chặn thiết hại. Sau trận động đất, Trung Quốc đã nhận được nhiều tỷ USD cứu trợ từ
hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cũng cho thấy tình cảm và sự nhiệt tình của
cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc.
15
Liên quan đến ảnh hưởng thiên nhiên, nhớ lại là hồi tháng 1 đầu năm, do thời tiết giá
lạnh, băng tuyết nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời cản trở giao
thông, làm nhiều người không về quê ăn tết được, bị kẹt trong các nhà ga. Ước tính có
khoảng 16 triệu người bị ảnh hưởng. Thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ USD. Đến ngày
10/2 về cơ bản mới khơi phục được tình hình.
Thứ hai, liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường phục vụ Olimpic Bắc Kinh
2008. Trước khi diễn ra Olimpic Bắc Kinh 2008, dư luận quốc tế cho rằng mơi trường ơ
nhiễm (sương mù, khói bụi...) ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu của một số mơn trong
chương trình Đại Hội. Để hạn chế ơ nhiễm, trước và trong thời gian diễn ra Olimpic,
Bắc Kinh thực hiện cắt giảm một nửa số xe lưu thông trên đường phố và đóng cửa nhiều
nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Từ 20/7 đến 20/9/2008, Trung Quốc quyết
định cứ 1 ngày cho xe có biển số lẻ chạy, lại 1 ngày cho xe có biển số chẵn chạy. Như
vậy mỗi ngày khoảng 3,3 triệu xe không được tham gia lưu thơng ở Bắc Kinh. Đã có
300.000 xe tải gây ô nhiễm nặng đã bị cấm lưu hành kể từ ngày 1/7/2008. Các tài xế vi
phạm sẽ bị phạt số tiền tương đương 14 USD. Việc đóng cửa tạm thời nhiều nhá máy,
việc hạn chế lưu lượng xe cộ lưu thông cũng là một nhân tố kiềm chế tăng trưởng ở
Trung Quốc.
Đến giữa năm 2008, Theo Cục Lâm nghiệp Trung Quốc, tỷ lệ phủ xanh của các thành
phố Trung Quốc đạt 36%. Riêng tỷ lệ phủ xanh của các khu vực trung tâm thành phố
Bắc Kinh đạt 43%, đứng đầu các thành phố ở Trung Quốc. Trong hàng loạt các mục tiêu
xây dựng môi trường sinh thái tốt cũng như để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu
tồn cầu, Trung Quốc đưa ra mục tiêu nâng tỷ lệ thảm rừng lên 20% vào năm 2010,
nâng tỷ lệ phủ rừng lên trên 26% trong cả nước vào năm 2050.
Về việc tấn công khủng bố liên quan đến Olimpic. Sau nhiều năm tiến hành các hoạt
động khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới, năm 2008 cũng đánh dấu sự hiện diện rõ ràng
của chủ nghĩa khủng bố ở Trung Quốc. Theo các tài liệu được Trung Quốc công bố, các
thế lực khủng bố ở nước này bao gồm: chủ nghĩa phân biệt, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan
đã và đang thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn kể cả dùng bạo lực để ngăn chặn, phá hoại
và chia cắt, làm suy yếu Trung Quốc về kinh tế, làm suy giảm ảnh hưởng quốc tế của
Trung Quốc về chính trị.
Tháng1/2008, cơng an Tân Cương đã phá vụ tập kích khủng bố với âm mưu gây vụ nổ,
bắt 10 phần tử khủng bố thuộc tổ chức “Phong trào hồi giáo Đơng Turkestan” hoạt động
ở nước ngồi. Lực lượng này vốn đã có kế hoạch tấn cơng khủng bố ở Trung Quốc từ
cuối năm 2007. Ngày 21/7/2008 đã liên tiếp xảy ra 2 vụ đánh bom xe khách ở Côn Minh
- Vân Nam làm 2 người chết và 14 người bị thương. Ngay sau đó là vụ tấn cơng nhằm
vào lực lượng biên phòng ở Thành phố Kashi thuộc Khu tự trị Duy Ngơ Nhĩ (Tân
Cương) làm 16 lính biên phòng Trung Quốc chết và 16 binh sỹ khác bị thương. Sáng
ngày 10/8, cũng tại Tân Cương, nhiều vụ nổ làm rung chuyển khu tự trị Duy Ngô Nhĩ
làm 8 người chết và 4 người bị thương. Tại thị trấn Cuca, cách thủ phủ Urumqi của Tân
Cương 740 km, nơi có khoảng 400.000 dân mà đa số là người theo đạo Hồi, có vụ thủ
phạm lao xe tắc xi vào tồ nhà văn phịng của chính quyền địa phương, cho nổ vật nổ tự
16
tạo, phá huỷ nhiều nhà và xe cảnh sát. Sau khi điều tra, cảnh sát còn phát hiện 12 quả
bom khác ở thị trấn này. Đối phó với tình trạng trên, Trung Quốc đã tiến hành nhiều
hoạt động chống khủng bố. đó là các cuộc diễn tập chống khủng bố “Đột kích 2007” và
“Đột kích 2008” vào cuối tháng 7/2007 và tháng 8/2008, trong sự phối hợp với Thái Lan
tại Quảng Châu (2007) và tại Chiềng Mai - Thái Lan (2008).
Thứ ba, Về vụ sữa bẩn do bị nhiễm Melamine. Năm 2008, Trung Quốc được nhiều nước
biết đến vì đã đưa ra thị trường (nội địa và quốc tế) sữa bẩn do bị nhiễm Melamine. Bắt
đầu từ tháng 12/2007, Tập đoàn Tam Lộc (đóng tại TP Thạch Gia Trang) nhận đuợc
nhiều than phiền của người tiêu dùng về việc nhiều trẻ em bị ốm sau khi uống sữa của
tập đoàn này, đến giữa tháng 9/2008 khi Trung Quốc công bố kết quả kiểm tra sữa do 3
công ty sữa hàng đầu Trung Quốc sản xuất có nhiễm độc, thì vấn đề đã trở nên trầm
trọng.
Đến cuối tháng 9.2008, đã có gần 53.000 trẻ em Trung Quốc bị ốm ở các mức độ khác
nhau do dùng các sản phẩm sữa bẩn. Trong số này đã có nhiều trẻ em tử vong, hàng
trăm em ở trong tình trạng nguy kịch. Cần lưú ý rằng đây không phải là lần đầu tiên điều
này diễn ra ở Trung Quốc. Năm 2004, tập trung tại TP Phúc Dương tỉnh An Huy Trung
Quốc, có hơn 10 trẻ em bị chết vì suy dinh dưỡng do uống phải sữa bột giả, gần 200 em
bị mắc chứng bệnh đầu to.
Vụ việc dẫn đến làn sóng mạnh mẽ về thu hồi sữa Trung Quốc ở nước ngoài (Singapore,
Hàn Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan...), một số nước cịn tiến hành tịch thu, hoặc kêu gọi
tẩy chay hàng Trung Quốc (Myanma). Sự việc đã một lần nữa cảnh báo về những yếu
kém trong quản lý chất lượng thực phẩm ở Trung Quốc. Đồng thời, điều này một mặt
làm khó khăn cho ngành chăn ni lấy sữa, mặt khác làm giảm uy tín hàng Trung Quốc
trên thị trường thế giới.
Thứ tư, Trung Quốc trước tác động của Khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Kinh tế Trung Quốc chịu tác động của Khủng hoảng toàn cầu chủ yếu thông qua ảnh
hưởng của xuất khẩu, do đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc suy giảm và do thị trường
địa ốc suy yếu. Xuất khẩu giảm làm cho sản xuất cơng nghiệp giảm. Nhu cầu xây dựng
nói chung giảm do thị trường địa ốc trầm lắng. Thứ nhất, về xuất khẩu. Mỹ là một thị
trường xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc. Từ năm 1999 đến năm 2001, xuất khẩu
sang Mỹ trung bình chiếm 8-9% GDP của Trung Quốc. Tuy nhiên từ năm 2003 trở đi tỷ
lệ này là trên 10%. Trong các năm 2004, 2005, tỷ lệ này lên gần 11% (Tính theo số liệu
của phía Mỹ. Cịn theo số liệu của Trung Quốc thì con số thấp hơn. Xem thêm bảng
dưới đây).
Bảng 1: Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
và tỷ lệ so với GDP của Trung Quốc 1998-2007.
(Số liệu của phía Mỹ, Tỷ USD)
17
Năm
Xuất khẩu của TQ sang Mỹ
% GDP của TQ
2007
321,442.9
9,5
2006
287,774.4
10,6
2005
243,470.1
10,8
2004
196,682.0
10,7
2003
152,436.1
10,78
2002
125,192.6
9,8
2001
102,278.4
8,8
2000
81,788.2
1999
81,788.2
8,19
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm đến 22% tổng xuất khẩu của Trung Quốc.
Tỷ lệ này với nhật Bản và EU là 38%. Như vậy tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang
các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản lên đến 60% tổng xuất khẩu của Trung Quốc. Chính
vì vậy, kinh tế Mỹ suy giảm kéo theo sự suy giảm của EU, Nhật Bản khiến nhu cầu
nhập khẩu giảm làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Theo ước tính của Bộ Thương
mại Trung Quốc, số tiền mà các doanh nghiệp Mỹ khơng thanh tốn được cho các doanh
nghiệp Trung Quốc theo đơn hàng đã đặt trong nửa đầu năm 2008 lên đến 100 tỷ USD.
Thiệt hại liên quan đến nhiều ngành, từ quần áo, đồ gia dụng đến xây dựng. Chính vì
vậy mà trong nửa sau của năm, nếu các đơn đặt hàng cao hơn mức 14.000 thì các doanh
nghiệp Trung Quốc phải tìm hiểu rất kỹ về lịch sử công ty và thị trường họ sẽ xuất hàng
sang. Sau nhiều năm tăng trưởng xuất khẩu liên tục duy trì mức trên 20% thì trong năm
2008, mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc có thể chỉ ở mức 10%. Và theo dự báo, mức
tăng xuất khẩu của Trung Quốc năm 2009 có thể thấp hơn, khơng loại trừ khả năng tăng
trưởng âm.
Về đầu tư nước ngồi, trong vịng 15 năm trở lại đây, Trung Quốc được liệt vào danh
sách các thị trường thu hút FDI hấp dẫn nhất thế giới. Từ năm 2002 đến năm 2004, các
nhà đầu tư thế giới liên tục coi Trung Quốc là địa điểm đầu tư số 1 của họ - xét về tiêu
chí thị trường hấp dẫn nhất. Cho đến nay, đầu tư nước ngoài vẫn được xem là một động
lực quan trọng cho tăng trưởng ở Trung Quốc. Từ năm 2001 đến nay, các nhà đầu tư
nước ngoài lớn nhất vào Trung Quốc là: Hồng Kông, Đảo Virgin, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ,
18
Singapore, Đài Loan và CHLB Đức. Năm 2005, các nền kinh tế này chiếm đến hơn 77%
tổng FDI vào Trung Quốc. Đặc biệt từ năm 2004, đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc tăng
rất nhanh (xem bảng dưới). Khủng hoảng toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến kinh tế cũng
như khả năng cung ứng FDI nói chung của các nền kinh tế kể trên, do vậy FDI vào
Trung Quốc cũng suy giảm.
Bảng 2: Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc 1997-2006
Đơn vị: tỷ USD
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
5,15
0
6,35
0
9,40
1
11,14
0
11,38
7
10,29
4
11,87
7
15,43
0
17,03
3
22,22
8
Nguồn: U.S. Department of Commerce
Vậy khả năng của Trung Quốc trước cơn bão khủng hoảng toàn cầu là như thế nào? Có
hai loại ý kiến.
Thứ nhất, là khả năng ứng phó với khủng hoảng tồn cầu của Trung Quốc khơng cao.
Theo quan nhóm điểm này, tính đến tháng 10.2008 tuy Trung Quốc có gần 2000 tỷ USD
dự trữ ngoại tệ nhưng khoảng 1000 tỷ USD đã được dùng để mua các khoản nợ chính
phủ của các nước phương Tây, trong đó hơn 500 tỷ USD mua các khoản nợ chính phủ
và các cơ quan chính phủ Mỹ, Trung Quốc chỉ có 600 tấn vàng dự trữ (tương đương 17
tỷ USD - bằng gần 10% số của Mỹ). Trung Quốc cũng có đến 22 ngàn tỷ NDT tiền gửi
tiết kiệm của cư dân (tương đuơng gần 3200 tỷ USD), tuy nhiên, tính theo đầu người
con số còn khiêm tốn, chỉ đạt 17000 NDT/ người (tương đương 2460 USD). Mặt khác,
cuối năm 2007, vẫn còn 14,8 triệu người Trung Quốc sống trong điều kiện bần cùng
tuyệt đối với thu nhập 785 NDT/năm (113 USD), số người có có thu nhập thấp (1067
NDT/năm) là 28,4 triệu người.
Thứ hai, các giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nước này hồn tồn đủ khả năng ứng
phó với tác động từ bên ngoài và nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng
cao trong năm 2008. Theo ông Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, nền
kinh tế Trung Quốc đủ mạnh để vượt lên con bão khủng hoàng toàn cầu. Rằng tiêu dùng
trong nước sẽ giúp Trung Quốc bù đắp nhu cầu sụp giảm ở nước ngồi về hàng hóa của
nước này. Ngân hàng trung ương Trung Quốc (POC) đã và sẽ tiếp tục duy trì chính sách
tiền tệ thận trọng và linh hoạt để khắc phục những khó khăn trước mắt. Đó là tình trạng
rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu đã sản xuất cầm chừng hoặc
19
ngừng sản xuất. Trong khi mức tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn và vừa sụp
giảm mạnh.
Ở Trung Quốc 80% việc làm phụ thuộc vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành phố
Ôn Châu (tỉnh Triết Giang), nơi kinh tế tư nhân phát triển nhất, là hình mẫu cho các nơi
khác ở Trung Quốc, một điển hình phát triển thủ công nghiệp ở vùng duyên hải Đông
Nam Trung Quốc. Vậy mà trong 6 tháng đầu năm 2008, gần 10% các nhà máy sản xuất
giày ở đây đã phải đóng cửa - một điều chưa từng thấy. Từ đầu năm đến tháng 10.2008,
các doanh nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động trong các lĩnh vực sản xuất giày, bật
lửa, kính, quần áo… đều đang trong tình trạng rầu rĩ, thoi thóp, sống dở chết dở. Cuối
tháng 3.2008, Giám đốc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ôn Châu Zhou Dewen,
trong trả lời phỏng vấn truyền hình Trung ương cho biết, gần 20% các doanh nghiệp Ôn
Châu đã ngừng hoặc giảm 50% hoạt động. Cho đến tháng 10.2008, các doanh nghiệp
trước đây chưa bao giờ thiếu tiền mặt thì bây giờ cũng lâm vào khó khăn. Lợi dụng tình
trạng này, một số chủ đầu tư phát lên nhờ hoạt động tín dụng lén lút, cho vay nặng lãi
với mức từ 1,5 đến 3% tháng. Cuối tháng 10.2008, có từ 9000 đến 45000 xí nghiệp, nhà
máy trong vùng Quảng Châu, Đơng Quản, Thâm Quyến ở phía nam Trung Quốc lâm
vào cảnh khó khăn, phải đóng cửa và ít nhất hơn 2 triệu người mất việc làm. Ở phía
Nam Thượng Hải, có 6 vụ phá sản lớn, trong đó có các tập đồn như: Tập đoàn chế tạo
máy khâu, tập đoàn Jianglong, Feiyue Group tập đoàn Zhejiang Yixin Phamarceutical
Co. - một trong những tập đoàn dược phẩm lớn nhất Trung Quốc. Bốn trong 6 chủ
doanh nghiệp/ tập đoàn này bỏ trốn, một người tự sát và một người bị bắt. Theo đánh
giá, các công ty sản xuất đồ chơi, may mặc... bị thiệt hại nhiều nhất. Đến tháng 11.2008,
có hơn 3600 nhà máy sản xuất đồ chơi, hầu hết là các nhà máy nhỏ, tương đương một
nửa số doanh nghiệp sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc đã bị đóng cửa. Một tháng trước
đó, đã có 3 nhà máy thuộc tập đồn Smart Union Group phải ngừng hoạt động khiến cho
gần 9000 công nhân bị mất việc. Theo tờ Los Angeles Times 3/11/2008, trong nửa đầu
năm 2008 có 67000 nhà máy các loại ở Trung Quốc bị đóng cửa, con số ước tính trong
cả năm 2008 có thể lên đến 100.000. Hiện tượng nhiều nhà máy bị đóng cửa, các khoản
nợ chồng chất, nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn đã để lại một số lượng không nhỏ công
nhân không được trả lương là nguy cơ gây bất ổn định. Được biết, trước khi nổ ra
Khủng hoảng, các nhà máy, doanh nghiệp Trung Quốc đã phải chịu sức ép lớn về chi
phí lao động tăng, giá nguyên vật liệu cao do đồng NDT tăng giá.
Vậy Chính phủ Trung Quốc hành động gì? Khủng hoảng tồn cầu tác động tiêu cực đến
kinh tế Trung Quốc nhưng giải pháp của Chính phủ lại có tác động tích cực đến tăng
trưởng ở nước này. Ở Trung Quốc từ nhiều năm nay, đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu vẫn
là 3 động lực chính thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Khác với các nền kinh tế quy mô
nhỏ khác, Trung Quốc có thị trường nội địa khổng lồ và họ cho rằng đây là phao cứu
sinh quan trọng mỗi khi thị trường thế giới có biến động, bị trì trệ. Chính vì vậy, như
Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên đã nói, thúc đẩy tiêu
dùng trong nước là cách tốt nhất để Trung Quốc tự cứu mình và giúp cho nền kinh tế thế
giới giảm bớt nguy cơ lâm vào đợt suy thoái kéo dài.
20