Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI 3: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MƠN KẾ TOÁN
KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI 3:

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI
BỘ TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 10
Lớp: Cao học 17A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Quốc Thịnh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016


DANH SÁCH NHĨM VÀ BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ

STT

Họ và tên

Mã số học viên

1

Đào Xuân Bích



020117150014

2

Hồ Thị Trà Mi

020117150106

3

Châu Thị Phương Linh

020117150089

4

Nguyễn Thị Tú Ny

020117150131

5

Trần Duy Dũng

020117150031

6

Trương Nguyễn Anh Vũ


020117150228

Phân công nhiệm vụ


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1:

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI

BỘ TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM.............................................................2
1.1

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán

nội bộ tại các TCTD, NHTM Việt Nam.................................................................2
1.1.1

Quá trình hình thành và phát triển..........................................................2

1.1.2

Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ...........................2

1.2

Hệ thống Kiểm soát nội bộ.........................................................................2


1.2.1

Khái niệm................................................................................................2

1.2.2

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2

1.2.3

Mục tiêu..................................................................................................2

1.2.4

Nguyên tắc..............................................................................................2

1.2.5

Nội dung..................................................................................................2

1.3

Kiểm toán nội bộ.........................................................................................2

1.3.1

Khái niệm................................................................................................2

1.3.2


Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2

1.3.3

Mục tiêu..................................................................................................2

1.3.4

Nguyên tắc..............................................................................................2

1.3.5

Nội dung..................................................................................................3

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM

TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM........................................3
2.1

Thực trạng triển khai...................................................................................3

2.2

Những kết quả đạt được..............................................................................3

2.3


Những hạn chế, bất cập...............................................................................3

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM............3
3.1

Kinh nghiệm từ một số nước......................................................................3

3.2

Định hướng phát triển.................................................................................3


KẾT LUẬN................................................................................................................3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTNB

Kiểm toán nội bộ


NHNN

Ngân hàng nhà nước


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa, thực hiện nền kinh tế thị
trường, kiểm toán độc lập đã trở nên quen thuộc đối với hầu hết các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ vẫn chỉ là một khái niệm mới ở Việt Nam mặc dù vẫn
tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước lớn. Thực tế rất
nhiều nhà quản lý chưa quen thuộc với khái niệm kiểm toán nội bộ và chưa nhận
thức được tầm quan trọng của bộ phận này. Rất nhiều bộ phận kiểm toán nội bộ ở
các Tổng cơng ty, Tập đồn nhà nước đóng vai trị như một chức năng kiểm tra của
bộ phận kế tốn. Ngạc nhiên hơn, các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước có xu
hướng loại bỏ chức năng kiểm toán nội bộ và sử dụng kiểm toán độc lập như là một
sự đảm bảo góp phần cải thiện hoạt động của họ. Chính vì vậy nhận thức về kiểm
tốn nội bộ đang trở nên cần thiết khơng chỉ cho ban giám đốc, nhà quản lý mà cịn
chính cho bộ phận kiểm toán nội bộ và các bộ phận khác có liên quan.
Thực tế cho thấy Việt Nam đang thiếu một cấu trúc, cơ cấu kiểm toán nội bộ
hiệu quả. Ngồi ra hoạt động kiểm tốn nội bộ cịn thiếu và yếu về nguồn lực, kiến
thức. Do đó việc xây dựng cấu trúc hiệu quả cũng như tăng cường vai trị của kiểm
tốn nội bộ và kiến thức của họ sẽ góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh của đơn
vị.
Thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ trong các đơn vị bắt đầu từ việc xây
dựng Điều lệ kiểm toán nội bộ, xây dựng cơ cấu tổ chức, xây dựng kế hoạch kiểm
toán (dựa trên định hướng rủi ro) và thiết lập các kỹ năng, kiến thức và trình độ
nghiệp vụ cho kiểm tốn viên nội bộ.

1



CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TỐN NỘI BỘ
TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM
1.1

Q trình hình thành và phát triển hệ thống Kiểm soát nội bộ, Kiểm tốn
nội bộ tại các TCTD, NHTM Việt Nam
1.1.1

Q trình hình thành và phát triển

Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có một cấp Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phương
phân bố theo địa giới hành chính, vừa đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước về
các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chức
năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại (NHTM). Hoạt động của hệ thống
này mang nặng tính hành chính bao cấp và hoạt động kiểm tra, kiểm soát do Ban
thanh tra ở Ngân hàng trung ương, các chi nhánh tỉnh, khu vực thực hiện và cũng
khơng quy định rõ ràng cụ thể. Có thể nói giai đoạn này vấn đề kiểm sốt nội bộ
trong ngân hàng chưa được đề cập đến phòng ngừa rủi ro.
Pháp lệnh Ngân hàng ra đời năm 1990 đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diện
hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam: hình thành hệ thống ngân hàng hai
cấp, gồm ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó NHNN
làm chức năng ngân hàng trung ương, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng, ngân hàng; các tổ chức tín dụng là những NHTM, ngân hàng đầu tư và phát
triển, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ trên cơ sở
nêu cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hệ thống ngân hàng theo kiểu này gần
giống hệ thống ngân hàng có nền kinh tế thị trường, đã xố bỏ được tính chất độc
quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng bằng cách cho phép thành lập ngân

hàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Trong đó có sự hiện diện
và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngồi góp
phần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như truyền bá công nghệ
ngân hàng hiện đại vào Việt Nam. Hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội
bộ lúc này rất mới mẻ do chưa có tiền lệ, thời kỳ đầu chủ yếu là làm cơng việc kiểm
sốt các chứng từ kế toán phát sinh trong ngày giao dịch, chưa phải là sự độc lập

2


của kiểm sốt nội bộ đúng nghĩa. Nhìn chung, thời kỳ này, các quy định về hoạt
động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có những đặc điểm sau:
- Mới chỉ dừng lại ở chủ trương, việc triển khai kém hiệu quả (do KSNB,
KTNB chưa được quan tâm thực hiện);
- Mô hình tổ chức khơng rõ ràng, cịn lúng túng trong tên gọi, bố trí các
phịng chức năng, thẩm quyền tiếp nhận, mối quan hệ nội bộ;
- Chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt nhiệm vụ kiểm soát tn
thủ, kiểm sốt quy trình tác nghiệp, kiểm sốt hệ thống vận hành chưa được coi
trọng, chưa đề cao đánh giá rủi ro trong kinh doanh;
- Chưa quy định về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động
KSNB, KTNB.
Nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ ngân hàng chính là Luật các TCTD số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997, có
hiệu lực thi hành từ 01/10/1998 (sửa đổi bổ sung vào năm 2004) và Quyết định
03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức
và hoạt động kiểm tra, KTNB trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam, có hiệu lực
thi hành từ 18/01/1998.
Điều 41, 42, 43 luật các TCTD năm 1997 quy định về hệ thống kiểm tra,
kiểm toán nội bộ của NHTM như sau:
- Các NHTM phải lập hệ thống kiểm tra, KTNB thuộc bộ máy điều hành,

giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật
mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD.
- Các NHTM phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các
quy định nội bộ, trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực
tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phịng đại diện và các cơng ty trực thuộc.
- Các NHTM phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh
vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính
của mình.
Đồng thời Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN3 cũng yêu cầu các TCTD phải
thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc có chức

3


năng kiểm tra thường xuyên hoạt động ngân hàngvà kiểm toán các mặt nghiệp vụ
kinh doanh theo định kỳ, đảm bảo chế độ phối hợp công tác, chế độ thông tin và các
quy định về quyền và nghĩa vụ, chế độ đãi ngộ cho nhân viên làm công tác kiểm tra
nội bộ.
Trong thời kỳ này, hầu hết các NHTM đã thiết lập một bộ phận chuyên trách
với tên gọi khác nhau (Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phịng kiểm tra,
kiểm sốt nội bộ) chịu sự quản lý, điều hành của Tổng giám đốc (Giám đốc) theo hệ
thống ngành dọc từ trụ sở chính (Phịng, Ban) tới các chi nhánh (Phịng, tổ kiểm tra,
kiểm sốt hoặc bố trí một cán bộ chun trách làm cơng tác kiểm tra, KTNB). Về
thực chất, bộ phận này làm chức năng kiểm toán và chịu sự quản lý, điều hành của
Tổng giám đốc (Giám đốc), do vậy các kết quả kiểm tra, kiểm tốn khơng mang
tính độc lập, khách quan. Bên cạnh đó, chức năng kiểm sốt nội bộ chưa được phân
định rõ với chức năng kiểm toán nội bộ và mới chỉ dừng lại ở cơng tác hậu kiểm
dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, một loạt các quyết
định, sửa đổi luật ra đời đáp ứng khuôn khổ hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ,

kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng như:
- Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc ban hành quy
chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN
ngày 01/08/2006 về việc ban hành quy chế KTNB của TCTD;
- Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, có hiệu lực từ
01/01/2011;
- Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 Quy định về kiểm soát
nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ ngày
01/10/2011;
- Thơng tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống
KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, có hiệu
lực từ 12/02/2012 (thay thế Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số
37/2006/QĐ-NHNN).

4


Luật các TCTD năm 2010 và Thông tư 44/2011/TT-NHNN ra đời đã đánh
dấu bước tiến rõ rệt với sự tách bạch, phân định rõ ràng giữa chức năng kiểm soát
nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ của TCTD, thể hiện xu hướng hội nhập với
thông lệ quốc tế về hệ thống KSNB.
1.1.2

Sự cần thiết của hệ thống kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ

Ngày nay, khi mơi trường kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ biến động
phức tạp và sự cạnh tranh của thị trường ngày càng cao, kèm theo những rủi ro ngày
càng tăng dần. Vấn đề rủi ro dần được quan tâm và chú trọng trên tồn thế giới. Để
có thể nhận diện, định lượng, phòng ngừa và khắc phục rủi ro đòi hỏi phải có chiến
lược quản trị phù hợp. Mà trong đó, việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội

bộ được xem như những tuyến phòng thủ cơ bản và quan trọng nhất đối với mỗi
đơn vị. Do đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một nhu cầu tất yếu, khách quan,
giúp các nhà lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt việc lãnh đạo, điều hành đơn vị theo
đúng hành lang pháp lý, tơn chỉ, mục đích và chiến lược phát triển của đơn vị, góp
phần làm cho hoạt động của đơn vị tốt hơn, hiệu quả hơn.
Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động tổng hợp, liên quan trực
tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, tiềm ẩn
nhiều rủi ro mà các sai phạm của nhân viên ngân hàng có thể gây thiệt hại cho tài
sản của nhà nước, nhân dân và gây ảnh hưởng mang tính dây chuyền lên toàn bộ hệ
thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Để đảm bảo cho mỗi hoạt động và việc làm
được đúng đắn, đều cần có sự kiểm tra, kiểm sốt lại. Do đó bên cạnh việc quản lý
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểm
toán nội bộ của chính các ngân hàng càng có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong
việc bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lành mạnh của từng ngân hàng và cả hệ
thống.

Kiểm tốn nội bộ có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Đây là
cơng cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của
doanh nghiệp. Thông qua công cụ này, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể
5


kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục
tiêu kinh doanh. Một doanh nghiệp có kiểm tốn nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của
các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây.
Các thống kê trên thế giới cho thấy các cơng ty có phịng kiểm tốn nội bộ thường
có báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả
năng gian lận thấp và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các
cơng ty khơng có phịng kiểm tốn nội bộ.
Tuy nhiên, có một thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết các

lợi ích trên và có biện pháp để hiện thực hóa các lợi ích đó. Nhiều doanh nghiệp
theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nóng và đã khơng cân bằng được ba mục tiêu bắt
buộc của phát triển bền vững. Đó là tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Kết quả là
tam giác ba mục tiêu này không thực sự mở rộng ở cả ba góc trong q trình tăng
trưởng một cách đồng bộ. Thay vào đó là bị co méo ở hai góc kia, tăng trưởng tuy
có đạt, nhưng hiệu quả và kiểm sốt lại giảm sút hoặc khơng ngang tầm với sự tăng
trưởng.
Để phát triển bền vững, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cân bằng cả ba
mục tiêu trên. Đây là bài toán thực sự của quản trị. Doanh nghiệp nào xem nhẹ một
trong ba mục tiêu trên thì sớm muộn cũng phải trả giá.
1.2

Hệ thống Kiểm soát nội bộ
1.2.1

Khái niệm

Theo thơng tư 44/2011/TT-NHNN: Hệ thống kiểm sốt nội bộ là tập hợp các
cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi được xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư
này và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời
rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
1.2.2

Đối tượng nghiên cứu

1.2.3

Mục tiêu


Theo thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011của NHNN “Quy định
về hộ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, Chi nhánh
6


ngân hàng nước ngồi”: Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của tổ chức tín dụng
được thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, chính sách lớn của tổ chức tín
dụng, thơng qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau đây:
- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và
các nguồn lực một cách kinh tế, an tồn, có hiệu quả.
- Bảo đảm hệ thống thơng tin tài chính và thơng tin quản lý trung thực, hợp
lý, đầy đủ và kịp thời;
- Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
1.2.4

Nguyên tắc

Theo Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà
nước ban hành “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”: Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt
động của hệ thống kiểm sốt nội bộ:
- Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải được nhận dạng, đo
lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện
pháp quản lý rủi ro thích hợp. Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm,
dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi phải rà sốt, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy
trình, quy định kiểm sốt nội bộ phù hợp.
- Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các
hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Kiểm

sốt nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp
vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi dưới nhiều hình thức như:
+ Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền
hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài;
+ Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc
thực hiện giao dịch;

7


+ Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo
đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người
thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, khơng có cá nhân nào
có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao
dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép phù hợp với quy định của pháp
luật.
- Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng,
tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những
cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau;
đảm bảo mọi cán bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng
có điều kiện để thao túng hoạt động, khơng minh bạch thơng tin phục vụ cho mục
đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội
bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
- Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ
thống thơng tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tn thủ trong tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và tình hình kinh tế, thị trường bên
ngồi hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu

quả.
- Hệ thống thông tin, cơng nghệ thơng tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an tồn và phải có cơ chế
quản lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm
cả thiên tai, cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về an
tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt
động kinh doanh thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
- Bảo đảm cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm sốt nội bộ; vai
trị của từng cá nhân trong q trình kiểm sốt nội bộ có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm
sốt nội bộ liên quan.
8


- Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phải
thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thời
với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ
rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị,
Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.
- Cá nhân, bộ phận ở các cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các
quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực
hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi và trước pháp luật.
- Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm sốt nội bộ tại đơn vị
mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo

cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản
lý trực tiếp.
1.2.5

Nội dung

- Ban hành và thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung kịp
thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của
từng cán bộ trong điều hành và xử lý công việc. Duy trì cơng tác kiểm sốt nội bộ
trong từng phịng, ban, nhằm kiểm sốt tồn diện hoạt động của đơn vị.
- Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước
liên quan đến hoạt động ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của
Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
- Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán kế toán và đảm bảo hệ thống thơng
tin nội bộ về tài chính, tình hình tn thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục
vụ cho cơng tác quản trị, điều hành có hiệu quả.
- Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một
cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phịng độc lập (back-up) nhằm xử
lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ.... để đảm bảo hoạt động
thường xuyên, liên tục của đơn vị.
9


-

Tất cả các cá nhân, các bộ phận của đơn vị phải thường xuyên, liên tục

kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có
liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của
mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật.

1.3

Kiểm toán nội bộ
1.3.1

Khái niệm

Theo Thơng tư số 44/2011/TT-NHNN: “Kiểm tốn nội bộ là việc rà soát,
đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về
tính thích hợp và tuân thủ quy định chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được
thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ
chức tín dụng hoạt động an tồn, hiệu quả, đúng pháp luật”.
1.3.2

Đối tượng nghiên cứu

1.3.3

Mục tiêu

Trước hết, hoạt động kiểm tốn nội bộ ra đời vì mục tiêu đảm bảo sự an toàn,
hiệu quả của ngân hàng. Trên cơ sở đó, hoạt động kiểm tốn nội bộ đánh giá độc lập
về tính thích hợp, tính tuân thủ pháp luật và các cơ chế, chính sách của ngành đối
với đơn vị được kiểm toán. Đồng thời, kiểm toán nội bộ rà soát, đánh giá độc lập,
khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống
kiểm sốt nội bộ nhằm cải tiến, hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Để thực hiện
mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt
động tư vấn, tham gia vào q trình xây dựng, cải tiến và hồn thiện hệ thống kiểm
sốt nội bộ với điều kiện khơng vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan.

Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm toán nội bộ cũng giúp tổ chức phát hiện
kịp thời và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý,
điều hành và hoạt động của ngân hàng; đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạt
động liên tục của hệ thống thông tin hoạt động nghiệp vụ.

10


Cuối cùng, dựa trên những kết quả kiểm toán nội bộ, đây sẽ là cơ sở để đưa
ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp
phần bảo đảm cho các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
1.3.4

Nguyên tắc

Kiểm tốn nội bộ là một bộ phận có chức năng đánh giá độc lập được doanh
nghiệp thiết lập để đánh giá và kiểm tra các chức năng, hoạt động khác của doanh
nghiệp nhằm mục đích giảm hiểu rủi ro. Do đó, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
một cách hữu hiệu và đạt được mục tiêu đề ra, hoạt động kiểm toán nội bộ cần phải
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tính độc lập: Tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ độc lập
với đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của ngân hàng, cán bộ làm cơng tác kiểm
tốn nội bộ khơng được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của
kiểm toán nội bộ; các ngân hàng phải đảm bảo rằng kiểm tốn nội bộ khơng chịu
bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện việc báo cáo và đánh giá.
Thứ hai, tính khách quan: Bộ phận kiểm tốn nội bộ, kiểm tốn viên nội bộ
phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến.
Thứ ba, tính chun nghiệp: Kiểm tốn viên nội bộ phải là người có kiến
thức, trình độ và kỹ năng kiểm tốn nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương
vị, các cơng việc chun mơn khác của ngân hàng; có đủ kiến thức để xác định

được các dấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các
biện pháp kiểm sốt cơng nghệ thơng tin để thực hiện cơng việc được giao. Bộ phận
kiểm tốn nội bộ phải có ít nhất một kiểm tốn viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng
thực hiện kiểm sốt công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm tốn cơng nghệ
cao.
Ngồi ra, các ngân hàng phải đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm tốn nội
bộ. Điều này có nghĩa là các ngân hàng phải có quy trình theo dõi và đánh giá chất
lượng của cơng tác kiểm tốn nội bộ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm
bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ. Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm
toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm
toán và việc tự đánh giá lại hằng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do
11


chính bộ phận kiểm tốn nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động
kiểm toán nội bộ. Kết quả đánh giá nội bộ hằng năm phải được báo cáo cho Ban
kiểm soát và được ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ thường niên.
Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ
phận của tổ chức tín dụng;
-

Kiểm tốn đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội

đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
1.3.5

Nội dung


Nội dung chính của hoạt động kiểm tốn nội bộ là đánh giá tính đầy đủ, hiệu
lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, mức độ
rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng ngân hàng, kiểm toán nội bộ rà soát, đánh
giá những nội dung sau:
- Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai các chính sách và
quy trình quản lý rủi ro của các ngân hàng bao gồm cả các quy trình được thực hiện
bằng hệ thống cơng nghệ thơng tin;
- Tính đầy đủ, chính xác và an tồn của hệ thống thơng tin quản lý và hệ
thống thơng tin tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân
hàng điện tử;
- Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, hợp lý và mức độ chính xác của hệ
thống hạch tốn kế tốn và các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của ngân hàng, quy định nội bộ, quy trình, quy tắc tác nghiệp,
quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
- Các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của
ngân hàng;
- Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm ngân hàng
hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật;

12


- Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động, của việc sử dụng các
nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và
mục tiêu hoạt động đề ra;
- Thực hiện các nội dung khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của
kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của Ban kiểm soát và của Hội đồng quản trị, Hội

đồng thành viên;
Ngoài ra, đối với chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện kiểm tốn nội
bộ phải tn theo quy định của ngân hàng mẹ và đảm bảo phù hợp với quy định của
Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể thấy kiểm tốn nội bộ thực hiện nhiệm vụ đánh giá
hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng, kiểm tốn nội bộ sẽ khơng thực
hiện một số cơng việc can thiệp đến phịng kiểm sốt nội bộ như: rà soát, đánh giá
lại phương pháp, chương trình kiểm tra của phịng kiểm sốt nội bộ, chọn mẫu kiểm
tốn lại cơng việc của phịng kiểm sốt nội bộ. Kiểm toán nội bộ phải được tách biệt
với kiểm soát nội bộ. Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan
đối với hệ thống kiểm sốt nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ
quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong ngân hàng;
đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp
phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an tồn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Kiểm toán nội bộ tiến hành cả 03 loại hình kiểm tốn: Kiểm tốn hoạt động,
kiểm tốn tn thủ, và kiểm tốn Báo cáo tài chính. Như vậy phạm vi cơng việc của
kiểm tốn nội bộ khơng chỉ bao hàm chức năng của kiểm toán tuân thủ mà cịn đánh
giá tồn hệ thống thơng qua kiểm tốn hoạt động và kiểm tốn báo cáo tài chính.
Việc đầu tư vào phát triển một bộ phận kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp là
theo đúng xu thế quốc tế về xây dựng mơ hình quản trị ngân hàng hiện đại. Với các
chức năng, phạm vi hoạt động, cộng với tính chuyên nghiệp và độc lập cao, kiểm
toán nội bộ sẽ giúp đánh giá tồn bộ hệ thống kiểm sốt nội bộ của ngân hàng,
nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của tồn hệ thống. Cơng tác kiểm toán
nợi bợ thực sự là công cụ hữu hiệu giúp Hội đồng quản trị và ban điều hành đảm
bảo thực hiện cân đối 3 mục tiêu: tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Nhận thức

13


được tầm quan trọng của vấn đề này, các ngân hàng đã và đang xây dựng cho mình

một hệ thống kiểm toán nội bộ một cách tối ưu nhất.

14


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM

TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TCTD, NHTM VIỆT NAM
2.1

Thực trạng triển khai
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ tại

các ngân hàng, vai trị của kiểm tốn nội bộ thể hiện cụ thể trong quy trình và hệ
thống quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng. Ngày nay, một trong những hệ thống quản
trị rủi ro được áp dụng thành công tại các NHTM hiện đại và được các chuyên gia
khuyến nghị Việt Nam nên vận dụng là mơ hình 3 lớp phịng vệ. Trong đó, tuyến
phịng vệ thứ nhất là các bộ phận kinh doanh, tuyến phòng vệ thứ hai là Bộ phận
quản lý rủi ro, tuyến phòng vệ thứ 3 là Bộ phận kiểm toán nội bộ. Đặc trưng của mơ
hình này nhấn mạnh tính độc lập của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các
ngân hàng thương mai. Nhìn chung, một số NHTM Việt Nam như: Vietinbank,
BIDV, ACB… đã và đang áp dụng mơ hình trên khá bài bản và chun nghiệp, có
thể cụ thể hóa mơ hình cơ cấu tổ chức tổng quát của các NHTM Việt Nam như sau:

Trong mơ hình trên, vai trị và chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ được
tách bạch độc lập hoàn toàn với hoạt động điều hành và kinh doanh của ngân hàng,
từ đó giúp kiểm tốn nội bộ có những đánh giá khách quan trong việc phát hiện rủi


15


ro có thể xảy ra trong các quy trình hoạt động của ngân hàng và góp phần nâng cao
hiệu quả của cơng tác kiểm tốn nội bộ.
2.2

Những kết quả đạt được
Sự phát triển nhanh của hệ thống các TCTD, NHTM tại Việt Nam đặt ra

nhiều thách thức cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát rủi ro hoạt động ngân
hàng. Vì vậy, xây dựng một hệ thống KSNB, KTNB chặt chẽ và hiệu quả được
HĐQT, BGĐ ngân hàng rất chú ý và quan tâm. Một số đánh giá tích cực về hoạt
động KSNB, KTNB của các TCTD, NHTM hiện nay theo hướng dẫn của Thông tư
44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 như sau:
Thứ nhất, HĐQT và BGĐ các NHTM chú trọng nhiều tới vấn đề xây dựng
một mơi trường kiểm sốt lành mạnh, hướng tới các chuẩn mực đạo đức cho nhân
viên.
Ban lãnh đạo ngân hàng khuyến khích, định hướng cho tất cả nhân viên ở
các cấp có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiểu
được vai trị nhiệm vụ của mình trong cơ chế kiểm tra nội bộ. Thông thường, để đề
cao các giá trị đạo đức, HĐQT và BGĐ sẽ đề ra các chính sách và thiết lập các quy
trình phù hợp, chặt chẽ, nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa các hành vi khơng được
phép. Ví dụ như các hành vi chạy theo thành tích, chỉ tiêu ngắn hạn mà bỏ qua chất
lượng tín dụng, dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó địi.
Thứ hai, tăng cường rà sốt thường xun các hoạt động để kịp thời phát
hiện những điểm yếu trong quy trình.
Cùng với sự chỉ đạo của NHNN, HĐQT và BGĐ các NHTM thường xuyên
rà soát cơ chế nghiệp vụ của những lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là nghiệp vụ tín
dụng, thanh tốn quốc tế (mở L/C thành toán hàng nhập), kinh doanh ngoại tệ,... để

phát hiện những điểm yếu của quy trình hoặc những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro kiểm soát
để kịp thời đưa ra các biện pháp phịng ngừa. Bên cạnh đó, việc giám sát thường
xuyên giúp các NHTM nhận biết được những thay đổi trong điều kiện kinh doanh,
trên cơ sở đó bổ sung, xây dựng quy trình hồn thiện hơn.
Thứ ba, các NHTM cũng nhận biết được sự cần thiết của việc KSNB, KTNB
nên luôn tạo điều kiện để bộ phận này hoạt động tốt hơn.

16



×