Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn hình học 9 bằng việc sử dụng phần mềm activinspire 1 8 thông qua bài 4 chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.72 KB, 12 trang )

Chuyên đề: "Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn hình học 9 bằng việc sử dụng
phần mềm ActivInspire 1.8 thông qua bài 4 chương 1
ở trường THCS Mỹ Tú”.
******
I. Lí do chọn chuyên đề:
Trong những năm trở lại đây, phong trào thi đua soạn giáo án điện tử
(GAĐT) đã được nhiều giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được coi là con đường
ngắn nhất để đi đến đích của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực trong nhà trường. Tuy nhiên việc lựa chọn những phần mềm hỗ trợ nào để
soạn GAĐT lại là vấn đề đáng quan tâm hơn cả khi mà có quá nhiều loại phần
mềm hỗ trợ cho việc dạy học và soạn GAĐT.
Hiện nay, đối với môn hình học việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
đã phần nào giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng sinh động
và thu hút được sự chú ý của học sinh. Giáo viên thường sử dụng phần mềm
Powerpoint, Violet để thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, phần mềm này có một
nhược điểm đó là không có được sự tương tác tốt giữa học sinh, giáo viên với nội
dung bài giảng nhất là đối với phân môn Hình Học.
Từ thực tiễn trên, là một giáo viên dạy môn Toán 9, tôi nhận thấy cần phải
sử dụng một số phần mềm mang tính ưu việt hơn để phục vụ tốt cho việc đổi mới
PPDH nhất là khi dạy Hình học 9. Phần mềm ACTIVINSPIRE-STUDIO kết hợp
với bảng tương tác ACTIVBOARD là một trong những giải pháp tốt cho một tiết
dạy có ứng dụng CNTT và khắc phục được những hạn chế khi soạn GAĐT như đã
nêu ở trên, bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: "Nâng cao hiệu quả
giảng dạy môn hình học 9 bằng việc sử dụng phần mềm ActivInspire 1.8 thông qua
bài 4 chương 1 ở trường THCS Mỹ Tú”.
II. Thực trạng vấn đề:
-Phần lớn giáo viên hiện nay thường sử dụng các phần mềm như
Powerpoint, Violet, Flash,… để soạn GAĐT; Trong s các ph n m m trên không ố ầ ề
có sự h tr t ng tác gi a giáo viên v i h c sinh trong quá trình d y h c, b ng ỗ ợ ươ ữ ớ ọ ạ ọ ằ
ph n m m ầ ề ActivInspire.
-Tính năng của phần mềm ActivInspire-Studio vẫn còn mới với nhiều giáo


viên, do vậy gây khó khăn khi sử dụng phần mềm ActivInspire-Studio để soạn
GAĐT cũng như việc sử dụng bảng Activboard trong các tiết dạy hình học.
- Với những GAĐT được khai thác từ PM ActivInspire-Studio kết hợp với
bảng Activboard trong tiết dạy, giáo viên hoàn toàn chủ động với các thao tác khi
lên lớp, không còn quá phụ thuộc vào bàn phím, con chuột máy tính,… như trước
đây nữa; mặt khác giáo viên kết hợp được nhiều PPDH và kiểm tra đánh giá trong
tiết dạy.
- Học sinh và giáo viên có nhiều lựa chọn hơn trong cách thức thực hiện khi
lên bảng, chẳng hạn vừa có thể sử dụng phấn trắng bảng đen như truyền thống,
cũng vừa có thể sử dụng bút Activpen trên bảng Activboard để thực thi một loạt
1
các công cụ như pen (bút), highlighter (bút dạ quang), text(nhập và định dang văn
bản), shape (hình vẽ), fill (đổ màu),…
III. Các giải pháp đề ra:
1. Giới thiệu sơ lược về hệ thống bảng điện tử tương tác: Phiên bản
ActivInspire Professional 1.8 :

Hệ thống bảng điện tử tương tác gồm:
a/ ACTIVBOARD (Bảng trắng tương tác trong lớp học)
Được thiết kế dành cho lớp học, không như các loại bảng khác, hệ thống
lưới điện từ của bảng không bị ảnh hưởng bởi những tác động hư hại trên bề mặt
và cho phép bạn điều khiển với sự chính xác lạ thường.
Kết hợp MÁY CHIẾU với bảng điện tử Activboard tạo ra khả năng điều
chỉnh độ cao của bảng trắng, giảm hiệu ứng đổ bóng và tăng cường độ an toàn cho
máy chiếu.
b/ ACTIVINSPIRE (Phần mềm thiết kế bài giảng)
Bao gồm các giáo cụ điện tử, công cụ toán học ảo, ghi hình và âm thanh, và
trên 14.000 tài nguyên quốc tế để cung cấp một bộ công cụ giảng dạy hoàn chỉnh
dành cho mọi lứa tuổi, hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án một cách
nhanh chóng, dễ dàng, trình bày bài giảng sinh động, thực tế đến với các môn học,

lôi cuốn giúp nâng cao năng lực của trẻ và trình độ chuyên môn của giáo viên.
c/ ACTIVOTE (Hệ thống phản hồi của học sinh)
Không dây và dễ sử dụng với người dùng, thiết bị
Activote có hình quả trứng. Đó là phương pháp
2
hiệu quả, nhanh chóng để nhận các ý kiến phản
hồi từ toàn thể lớp học, thậm chí tạo động lực cho
cả những học sinh e ngại nhất. Giáo viên có thể ngay lập tức đánh giá năng lực
học sinh qua kết quả trả lời và biểu đồ kết quả.
d/ ACTIVPEN (Bút không pin đặc biệt được sử dụng cho mọi bảng điện tử
activboard)
Activpen dùng để viết như những cây bút thông thường, ngoài ra nó đóng
vai trò như một con chuột: có thể kích hoạt các đối tượng, kéo và thả, tô sáng, mở
các công cụ, các trang trình bày, đoạn phim. Con trỏ chuột cho giáo viên biết đang
ở chỗ nào, chính xác đến từng millimet. Activpen cho phép giáo viên và học sinh
có sự điều khiển và kiểm soát chính xác.
2. Sử dụng phần mềm Activinspire trong thiết kế bài giảng và dạy môn hình
học 9:
2.1. Thiết kế các câu hỏi/ bài tập trong phần kiểm tra bài cũ:
a. Dạng điền ghi chú vào chỗ trống (Điền khuyết).
Giáo viên có thể tự thiết kế những ô trống và yêu cầu học sinh lên bảng chọn
đáp án để điền vào ô chú thích. Nếu đáp án nào đúng lời chú thích sẽ được giữ lại,
nếu đáp án nào sai thì lời chú thích đó sẽ tự trở lại vị trí ban đầu.
Để thiết kế được dạng bài tập này, giáo viên cần vào mục Trình duyệt thuộc
tính (biểu tượng ) trên thanh công cụ
Sau đó trọn Thùng chứa trong mục này trọn
lựa hai chức năng Có thể chứa và Trở lại nếu không chứa.
b. Thiết lập các câu hỏi/ bài tập trắc nghiệm khách quan.
Giáo viên tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm và cho học sinh sử dụng Activote
để trả lời. Activote là một thiết bị được kết nối với bảng tương tác qua thiết bị

không dây Activhup. Trên Activote có các đáp án A, B, C, D, E, F, học sinh có thể
dùng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách lựa chọn một phương án phù hợp
hoặc trả lời các câu hỏi/bài tập dưới dạng sắp xếp các đáp án để trở thành một nội
dung phù hợp nhất.
Khi đăng kí mỗi thiết bị sẽ có một mã số riêng và đó cũng chính là mã số
của học sinh sử dụng thiết bị đó trong cả giờ học. Bảng tương tác sẽ nhận tín hiệu
trả lời của học sinh và sẽ thống kê kết quả của cả lớp ngay sau khi hết thời gian trả
lời: Phương án trả lời, thời điểm trả lời, tỉ lệ học sinh trả lời cho từng đáp án, kết
quả được lưu lại, có thể xuất ra dưới dạng bảng tính Excel và được thống kê sau
mỗi bài học.
3
Để học sinh sử dụng được Activote, giáo viên cần phải đăng kí thiết bị vào
Activhub. Cắm Activhub vào cổng USB, sau đó vào trình duyệt bỏ phiếu
và chọn biểu tượng Activote
c. Giải bài tập trực tiếp trên trang Flipchart thông qua bút activpen.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện giải một bài tập trên
trang flipchart thông qua các công cụ toán học sẵn có trên activinspire.
Để yêu cầu học sinh giải bài tập, giáo viên cần vào mục Trình duyệt trang (biểu
tượng ) trên thanh công cụ
2.2. Thiết kế nội dung bài giảng và dạy học bằng phần mềm activinspire 1.8:
Khi sử dụng phần mềm ActivInspire với nguồn tài nguyên rất phong phú của
nhiều nước trên thế giới và có các công cụ rất hữu ích sẽ giúp cho nội dung giảng
dạy thêm sinh động, phong phú hơn.
Với mục đích tạo sự tương tác giữa học sinh với nội dung bài giảng, trong
quá trình thiết kế, giáo viên có thể tạo được những tình huống có vấn đề khi để tự
học sinh lên bảng tương tác vào từng đối tượng. Có thể sử dụng công cụ Màn
che, che bớt một số hình ảnh để học sinh lên bảng tác động vào, khi đó sẽ tạo ra
những hình ảnh tiếp theo,
a. Hướng dẫn học sinh vẽ hình, đo góc trên trang lipchart:
GV có thể thiết kế các công cụ toán học bằng cách vào trình đơn chính/

Chèn

chọn phương trình

soạn nội dung liên quan đến công thức toán học.
GV cũng có thể hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng cách chọn hộp công chính
bên phải chọn mục hình dạng và chọn các đối tượng cần vẽ.
Hoặc giáo viên vào trình đơn chính/ Công cụ

Công cụ toán học (Thước, máy
tính, compa, )
Hoặc giáo viên cũng có thể vào trình đơn chính / Xem  Tuỳ chỉnh … (hoặc
nhấn phím Ctrl + U)
4
Chọn hình dạng
Khi có một bảng hiệu chỉnh hồ sơ hiện ra ta chọn lấy các công cụ toán học
như: phương trình, compa, thước, thước đo độ, thước đo góc, eke sau đó bấm
bổ sung và thực hiện các thao tác vẽ hình, đo góc, trên hộp công cụ chính bên
phải màn hình.
Bên cạnh đó giáo viên vào trình duyệt tài nguyên (Resource Browser) biểu tượng
và chọn thư mục tài nguyên dùng chung

chọn các chủ đề (có nhiều môn
học)

Chọn môn toán

chọn chủ đề hình học(chọn các hình ảnh/Hình vẽ phục vụ
cho quá trình dạy môn hình học).
b. Giải các ví dụ/ bài tập trên trang flipchart.

Giáo viên yêu cầu học sinh tương tác trực tiếp bài giải trên trang lipchart
thông qua bút activpen.
5
c. Dùng màn che trong thảo luận nhóm, đồng hồ quy định thời gian, máy
chiếu vật thể để trình chiếu kết quả thảo luận nhóm.
Giáo viên dùng công cụ màn che để che bớt nội dung hình ảnh hoặc đáp án
trong quá trình học sinh thảo luận nhóm và quy định thời gian hiện trên màn hình
activispire, kết quả thảo luận nhóm của học sinh trên giấy A4 sẽ được chiếu trên
trang lipchart thông qua máy chiếu vật thể kết nối với máy vi tính và bảng
activboard sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung đáp án thông qua bút activpen.
Giáo viên sử dụng công cụ đồng hồ trong bài giảng về thời gian hoặc để sử
dụng làm đồng hồ bấm giờ hoặc đếm ngược trong các hoạt động có tính giờ (hết
giờ có báo tính hiệu âm thanh), cách thức chọn đồng hồ đếm ngược, đếm xuôi hoặc
tuỳ thích.
Cách thức: Vào trình đơn chính/ Công cụ

công cụ bổ sung

đồng hồ
Hoặc có thể tuỳ chỉnh: Tệp tin (File)/Thiết lập (Settings…)/ Công cụ đồng hồ.
d. Tạo hiệu ứng ẩn/ hiện nội dung trong quá trình dạy.
Thao tác Ẩn/ hiện giúp ta thực hiện thao tác click vào một đối tượng nào đó
thì một đối tượng khác sẽ ẩn đi hoặc hiện ra. Trong quá trình ẩn/ hiện nội dụng
kiến thức giáo viên có thể nhấn mạnh trọng tâm để học sinh chú ý nhiều hơn.
Giáo viên vào “Trình duyệt thao tác”, chọn“ Các thao tác đối tượng”, Chọn
“Ẩn/ Hiện”, các nội dung trong quá trình dạy.
2.3. Thiết kế hoạt động củng cố kiến thức:
Trong hoạt động củng cố kiến thức, giáo viên có rất nhiều lựa chọn để phần
kết thúc bài học diễn ra hay và tạo sự hào hứng cho học sinh. Giáo viên có thể tiếp
tục sử dụng thiết bị Activote cho học sinh chọn câu hỏi trắc nghiệm

Hoặc giáo viên có thể tạo ra trò chơi ô chữ để học sinh lên bảng tự chọn câu
hỏi và tự viết câu trả lời, sau đó kiểm tra đáp án, từ đó tìm ra từ khóa của trò chơi,
hoặc hướng dẫn học sinh vẽ hình/giải bài tập trực tiếp trên bảng activboard
3. Dạy minh họa chuyên đề:
6
4. Kết quả
Năm học
2014-2015
TSHS Giỏi Khá TB Yếu
Kiểm tra 1 tiết
Chương I
92 13 35 37 7
5. Bài học kinh nghiệm
Tuy nhiên, do đây là một phần mềm dạy học mới, mặc dù được trang bị ngôn ngữ
Tiếng Việt nhưng số lượng giáo viên thường xuyên dạy học bằng phần mềm này
chưa thực sự nhiều. Phần lớn là giáo viên trẻ đã biết về tin học. Do đó, việc triển
khai ứng dụng phần mềm này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong bộ môn hình
học. Đây vẫn là một phần mềm rất mới mà bản thân tôi vẫn chưa khai thác được
hết các tính năng, trong phần trình bày ý tưởng của mình tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều ý
tưởng tốt hơn trong việc giảng dạy.
IV. K ết luận
* Kết luận: Việc ứng dụng CNTT vào quá trình thiết kế và giảng dạy đã tạo cho
bộ môn hình học ngày càng có được những hình ảnh, sự tương tác cao giữa giáo
viên, học sinh với nội dung bài giảng,…điều đó đã giúp cho giáo viên dễ dàng hơn
trong việc thiết kế bài giảng, dễ dàng hơn cho học sinh hiểu được những nội dung
trừu tượng trong Toán học. Trong quá trình ứng dụng phần mềm ActivInspire bản
thân tôi đã thu được nhiều hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy của mình. Trong quá
trình sử dụng phần mềm để thiết kế GAĐT và giảng dạy đã cho thấy kết quả thu
được rất tốt ở những lớp giáo viên thường xuyên sử dụng phần mềm này. Học sinh

sau mỗi buổi học đều rất hào hứng, khả năng tiếp thu bài học tăng lên, phần củng
cố bài học và kiểm tra bài cũ không còn mang tính chất căng thẳng như cách kiểm
tra trước đây. Nhiều giáo viên sử dụng phần mềm kết hợp với việc tổ chức cho học
sinh thảo luận nhóm, làm việc tập thể, tự hoàn thiện phiếu học tâp,… đã tạo cho
học sinh tích cực chủ động để tự tìm hiểu về nội dung bài giảng.
* Kiến nghị.
- Phòng giáo dục đào tạo và nhà trường cần tăng cường tập huấn cách thức
sử dụng phần mềm ở cả cấp độ cơ bản và chuyên sâu cho tất cả giáo viên để nhanh
chóng áp dụng một cách nghiêm túc vào thực tế dạy học.
- Cần có những buổi hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm giữa các giáo viên về
cách thức sử dụng, thực tế áp dụng,… của phần mềm ActivInspire-Studio để giáo
viên thấy được những tính năng vượt trội của phần mềm so với các ứng dụng khác.

7
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Hình học Lớp dạy: 9a1; 9a2; 9a3
Tên bài giảng: §4. Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông (Tiết 1)
Giáo án số: 1 Tiết PPCT: 11
Số tiết giảng: 4
Ngày dạy: ……./……./………
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Hiểu cách chứng minh các hệ thức giữa các cạnh và các góc của tam giác vuông.
-Hiểu được thuật ngữ “giải tam giác vuông” là gì ?
-Vận dụng các hệ thức trên vào giải các bài tập và giải quyết các bài toán thực tế.
-Thấy được việc sử dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài tập toán thực tế.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
-Kiến thức: Hiểu cách chứng minh các hệ thức giữa các cạnh và các góc của tam giác vuông.

-Kĩ năng: Vận dụng được các hệ thức trên vào giải các bài tập và giải quyết các bài toán thực tế.
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: GA, SGK; Thước thẳng.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke.
B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
a. Điểm danh lớp: Kiểm duyệt sỉ số HS
b. Nội dung cần phổ biến: Thầy cô đến dự giờ thăm lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
a. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp (Viết)
b. Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: (1HS)
c. Câu hỏi kiểm tra: 1
1) Nêu định nghĩa tỉ số lượng giác của một góc nhọn ?
2) Trong tam giác vuông có góc nhọn
α
. Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền

a. sin
α
b. cos
α
c. tan
α
d. cotg
α
3. Giảng bài mới: (30’)
a/. GTB: Một chiếc thang dài 3m. Cần đặt
chân thang cách chân tường một khoảng
bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất
một góc “an toàn” 65

0
(tức là đảm bảo thang
không bị đổ khi sử dụng)?
Hôm nay chúng ta học bài : “§4. Một số hệ thức
về cạnh và góc trong tam giác vuông ” (Tiết 1)
b/. Tiến trình giảng bài mới:
8
A
B
C
α
TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: 1. Các hệ thức
30’ 1. Các hệ thức
C
B
A
b
a
c
sinB =
b
a
= cosC ;
cosB =
c
a
= sinC
tgB =
b

c
= cotgC ;
cotgB =
c
b
= tgC
b = a.sinB = a.cosC
c = a.cosB = a.sinC
b = c.tgB = c.cotgC
c = b.cotgB = b.tgC
Định lí:
Trong tam giác vuông mỗi
cạnh góc vuông bằng:
a) Cạnh huyền nhân với sin
góc đối hoặc nhân với côsin
góc kề ;
b) Cạnh góc vuông kia nhân
với tang góc đối hoặc nhân với
Cho HS làm ?1
Vẽ một tam giác vuông có vuông tại
A; AB = c; AC = b; BC = a. Hãy
viết các tỉ số lượng giác của góc B
và C ? Từ đó hãy tính mỗi cạnh góc
vuông theo:
Gọi 2HS lên bảng trình bày
a) Cạnh huyền và các tỉ số lượng
giác của góc B và góc C ;
b) Cạnh góc vuông còn lại và các tỉ
số lượng giác của góc B và góc C
Cho HS thảo luận nhóm trong 4

phút
Nhóm 1, 2 câu a)
Nhóm 3, 4 câu b)
GV Nhận xét
Giới thiệu định lí
1. Các hệ thức
HS Đọc đề
HS Thực hiện
C
B
A
b
a
c
sinB =
b
a
= cosC ;
cosB =
c
a
= sinC
tgB =
b
c
= cotgC ;
cotgB =
c
b
= tgC

HS Thảo luận nhóm
Đáp án
a) b = a.sinB = a.cosC
c = a.cosB = a.sinC
b) b = c.tgB = c.cotgC
c = b.cotgB = b.tgC
HS Nhận xét
HS Phát biểu định lí trong SGK
HS Đọc và theo dõi
Định lí:
Trong tam giác vuông mỗi cạnh
góc vuông bằng:
a) Cạnh huyền nhân với sin góc
đối hoặc nhân với côsin góc kề ;
b) Cạnh góc vuông kia nhân với
tang góc đối hoặc nhân với
côtang góc kề
9
côtang góc kề
Vì 1,2 phút =
1
giôø
50
nên
AB =
500
10
50
=
(km)

Do đó: BH = AB.sinA =
10.sin30
0
= 10.
1
2
= 5 (km)
Vậy sau 1,2 phút máy bay lên
cao 5km
Áp dụng định lí ta có:
Chân chiếc thang cần phải đặt
cách chân tường một khoảng là :
3.cos65
0


1,27 m
Yêu cầu HS đọc nội dung ví dụ 1
trang 86 SGK.

GV Gọi HS giải thích cách làm.
Yêu cầu HS trả lời phần đầu bài
GV Nhận xét
HS Đọc ví dụ

Vì 1,2 phút =
1
giôø
50
nên

AB =
500
10
50
=
(km)
Do đó: BH = AB.sinA = 10.sin30
0
= 10.
1
2
= 5 (km)
Vậy sau 1,2 phút máy bay lên cao
5km
HS Giải thích
HS Trả lời
Áp dụng định lí ta có:
Chân chiếc thang cần phải đặt
cách chân tường một khoảng là :
3.cos65
0


1,27 m
HS Nhận xét
4./ Củng cố (7’)
-Phát biểu định lí về quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông ?
-Làm bài tập 26 trang 88 SGK
Bài 26/88: Bài giải:
Chiều cao tháp là : 86. tg34

0


58m
10
Hình 30
5./ Dặn dò (1’)
Học bài
Chuẩn bị bài tập tiết sau luyện tập.
Hướng dẫn HS làm bài tập 29, 30 trang 89 SGK
Ngày tháng năm Ngày 15/09/2014
BGH Giáo viên
Nguyễn Văn Tân
11
12

×