Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại vườn quốc gia Yok Don

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 46 trang )

D
D




á
á
n
n


P
P
A
A
R
R
C
C





C
ỤC KIỂM LÂM,
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Đánh giá
Các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm


nghiệp của Dự án PARC tại vườn quốc gia Yok Don

Khu vực rừng xung quanh đầm Na Xo ở xã Ea Wer.




Dự án PARC VIE/95/G31&031
Xây dựng Các Khu bảo tồn nhằm
Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên trên
Cơ sở Sinh thái Cảnh quan



Hà Nội, Tháng 4 Năm 2002

Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Báo cáo này trình Chính Phủ Việt Nam trong khuôn khổ dự án tài trợ bởi GEF và UNDP VIE/95/G31&031
“Xây dựng Các Khu bảo tồn nhằm Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên trên Cơ sở Sinh thái Cảnh quan”
(PARC). Báo cáo được viêt bởi Đại học Tổng hợp Tây Nguyên, Khoa Nông nghiệp và Lâm nghiệp.
Tên công trình: Tiến sĩ Bảo Huy, Ông võ Hùng, Bà Cao Thị Lý và ông Nguyễn Đức Chính,
2002, Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của
Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don, Dự án PARC Project
VIE/95/G31&031, Chính Phủ Việt Nam (Cụ
c Kiểm Lâm)
/UNOPS/UNDP/IUCN, Ha Noi
Dự án tài trợ bởi: Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Cơ quan thực hiện: Cục Kiểm Lâm và Văn Phòng Dịch Vụ Dự án Liên Hợp Quốc
Cơ quan thi hành: Văn Phòng Dịch Vụ Dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS)

IUCN - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
Bản quyền: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quố
c (UNDP)
Lưu trữ tại:
www.undp.org.vn/projects/parc












Các quan điểm đưa ra trong báo cáo này là quan điểm của cá nhân tác giả chứ không nhất thiết là
quan điểm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Cục Kiểm lâm hay cơ quan chủ quản của tác
giả.
Bản tiếng Việt này được dịch từ nguyên bản tiếng Anh. Do số lượng báo cáo của dự án quá lớn, công
tác biên dịch có thể còn thiếu chính xác hoặc sai xót. Nếu có nghi ngờ, xin tham khảo bản gốc tiếng
Anh.
Đ
ây là báo cáo nội bộ của dự án PARC, được xây dựng để phục vụ các mục tiêu của dự án. Báo cáo
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thành phần của phương pháp tiếp cận hệ sinh thái mà
dự án sử dung. Trong quá trình thực hiện dự án, một số nội dung của báo cáo có thể đã được thay
đổi so với thời điểm phiên bản này được xuất bản.
Ấn phẩm này được phép tái xuất bản cho mụ
c đích giáo dục hoặc các mục đích phi thương mại khác

không cần xin phép bản quyền với điều kiện phảI đảm bảo trích dẫn nguồn đầy đủ. Nghiêm cấm tái
xuất bản ấn phẩm này cho các mục đích thương mại khác mà không được sự cho phép bằng văn bản
của cơ quan giữ bản quyền.


NGUỒN ẢNH
Các bức ảnh được sử dụng trong báo cáo này do Tiến sĩ Bảo Huy chụp.

1
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Môc lôc
LỜI NÓI ĐẦU 4
1. GIỚI THIỆU 5
2. TỔNG QUAN VỀ THỰC TIỄN HIỆN NAY 7
2.1. Xác định địa điểm mục tiêu 7
3. THỰC TIỄN HIỆN NAY Ở CÁC XÃ VÙNG ĐỆM 9
3.1. Các kết quả ban đầu 12
3.2. Cây lâu năm 13
3.3. Đất rừng dư thừa 13
3.4. Đánh giá các hoạt động trước đây của PARC tại ba xã 14
3.5. Các đề xuất để Dự án PARC hỗ trợ ba xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Yok
Don 15
4. THỰC TIỄN LÂM NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP RỪNG NHÀ NƯỚC 20
4.1. Đánh giá phê bình về các Doanh nghiệp Rừng Nhà nước 21
4.2. Tầm quan trọng của Khu vực rừng Dak Wil 21
4.3. Phác thảo chiến lược phát triển lâm nghiệp ở 3 SFE và triển vọng hỗ trợ của Dự
án PARC ở vùng đệm
22
5. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA YOK DON 26
5.1. Đánh giá các hoạt động trước đây trong Giai đoạn I của Dự án PARC 28

5.2. Phác thảo chiến lược cho Dự án PARC ở Vườn quốc gia Yok Don 31
6. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CHO 12 THÁNG TỚI 35
7. KẾT LUẬN 37
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 1: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU: ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU CỦA PARC VỀ LÂM
NGHIỆP.
39
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG TÁC THỰC ĐỊA
41
PHỤ LỤC 3: LỊCH TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÓM LÂM NGHIỆP TỪ 19 ĐẾN 23 THÁNG 3
NĂM 2002
42
PHỤ LỤC 4: TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHUNG Ở BA XÃ VÙNG ĐỆM 43


2
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BZ Vùng đệm
D&D Dự báo và Thiết kế
CFM Quản lý Rừng dựa vào Cộng đồng
CIPP Bối cảnh, Đóng góp, Quá trình và Sản phẩm
ERZ Vùng Tái sinh Sinh thái (thuật ngữ về khoanh vùng của Chính phủ Việt Nam)
FIPI Viện Quy hoạch và Kiểm kê Rừng (cấp quốc gia)
FPD Cục Kiểm lâm (Chính phủ Việt Nam)
FUPZ Vùng Bảo vệ của Đơn vị Kiểm lâm (thuật ngữ của Chính phủ Việt Nam: địa bàn hoạt
động của Trạm Bả
o vệ)
GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu

GOV Chính phủ Việt Nam
GTZ Hợp tác Kỹ thuật của Đức
HCE Trưởng Ban Khuyến lâm Cộng đồng- Quốc gia (PARC)
HQ Trụ sở
HRD Phát triển Nguồn Nhân lực
IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế: một tổ chức quốc tế với các văn phòng tại Hà Nội
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Chính phủ Việt Nam)
M&E Quan trắc và đánh giá
NEX Thực hiện ở cấp quốc gia thể hiện hỗ trợ trực tiếp của UNDP cho Chính phủ Việt Nam
NP Vuờn quốc gia
NPO Văn phòng Dự án Quốc gia (PARC)
NTFP (Các) Lâm sản không phải là gỗ
NUNV Tình nguyện viên Quốc gia của LHQ
PA Khu bảo vệ
PARC “Hình thành các khu bảo vệ để bảo tồn tài nguyên sử dụng sinh thái cảnh quan’: một dự
án liên kết giữa GOV và UNOPS
PC Uỷ ban Nhân dân (cơ quan cấp địa phương của Chính phủ Vi
ệt Nam)
PTD Phát triển Công nghệ với sự tham gia của cộng đồng
RIL Reduced Impact Logging
RUP Quy hoạch Sử dụng Tài nguyên
SAZ Vùng Hành chính Sự nghiệp (thuật ngữ khoanh vùng của Chính phủ Việt Nam)
SFE Doanh nghiệp Rừng Nhà nước
STC Công ty Kinh doanh Nhà nước
SPZ Vùng Bảo vệ Nghiêm ngặt (thuật ngữ khoanh vùng của Chính phủ Việt Nam)
STM Giám đốc Hiện trường (PARC)
SWAP Scott Wilson Asia-Pacific, Environment and Development Group and Forest Renewable
Resources Ltd
SWOT Điểm mạnh, Điểm yếu, Triển vọng và Mối đe doạ

TOR Đ
iều khoản Tham chiếu
UNDP Chương trình Phát triển của LHQ
UNOPS Văn phòng Hỗ trợ Dự án của LHQ
UNV Tình nguyện viên của LHQ
WWF Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên: một tổ chức phi chính phủ quốc tế có các
vănphòng ở Hà Nội
YDNP Vườn Quốc gia Yok Don


3
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
LỜI NÓI ĐẦU
Hình thành các Khu bảo vệ để Bảo tồn Tài nguyên sử dụng Sinh thái Cảnh quan (PARC) là
một nỗ lực kết hợp của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn -MARD) và Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP). Văn phòng Hỗ trợ Dự án
của LHQ (UNOPS), thực hiện dự án này cùng với sự cộng tác của Cục Bảo vệ Rừng (FPD)
thuộc MARD. Việc thực hiện trên thực địa được ti
ến hành bởi một công-xoóc-xium nhà thầu
phụ là Scott Wilson Asia-Pacific Ltd., The Environment and Development Group, và Forest
Renewable Resources Limited, với sự hợp tác của các quan chức chính phủ ở các xã,
huyện và tỉnh, của nhân viên các khu bảo vệ và của cộng đồng dân cư các địa phương. Dự
án PARC do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và UNDP/TRAC đồng tài trợ và đây là dự án
nằm trong khuôn khổ chiến lược hoạt động của GEF nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.

Dự án PARC tìm cách phá triển một mô hình thể hiện có hiệu quả để bảo tồn vệ di sản da
dạng sinh học đáng kể của Việt Nam thông qua bảo vệ nơi ở. Bằng cách sử dụng phương
pháp tiếp cận sinh thái cảnh quan – là phương pháp liên kết sự đang dạng trong việc, dự án
sẽ giúp xoá bỏ các mối đe doạ đối với đa dạng sinh học bằng cách gắn bả
o tồn với các mục

tiêu phát triển. Hai địa điểm đã được chọn để thử nghiệm mô hình này của Dự án PARC.
Địa điểm thứ nhất bao gồm Vườn quốc gia Ba Bể (Tỉnh Bắc Kạn) và Khu Bảo tòn Thiên
nhiên Na Hang (Tỉnh Tuyên Quang) ở miền Bắc Việt Nam. Địa điểm thứ hai nằm ở Vườn
quốc gia Yok Don, ở khu vực miền trung và thuộc Tỉnh Dak Lak.

Dự án PARC tập trung thực hiện việc bảo tồn và các chương trình phát triển có định lượng
với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cũng như các quan chức hữu quan. Vì
thế, việc thực hiện các hoạt động của chương trình được sử dụng như một công cụ để xây
dựng năng lực ở địa phương. Căn cứ vào nhu cầu củng cố
tổ chức của Vườn quốc gia Yok
Don, dự án đã nhấn mạnh việc xây dựng năng trong các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý và hoạt
động trên thực địa của đội ngũ nhân viên khu bảo vệ. Dự án cũng đặc biệt chú ý tới mặt quy
hoạch và thực hiện của các hoạt động quan trắc sinh thái, các hoạt động bảo tồn và các dịch
vụ khuyến lâm cho cộng đồng, kể
cả phương án tạo ra thu nhập. Cộn đồng dân cư địa
phương đóng một vai trò sống còn trong toàn bộ các hoạt động của dự án. Vì thế, toàn bộ
các chương trình của dự án đều được tiến hành theo phương pháp có tính tham gia có
nghĩa là khuyến khích người dân địa phương bày tỏ những nhu cầu, mong đợi và mối quan
tâm của mình về các hoạt động của dự án, và bằng cách đó có thể tham gia vào việc quy
hoạch và phát triể
n dự án.
Tài liệu này
Đây là báo cáo về các triển vọng hiện tại và trong tương lai của ngành lâm nghiệp, nó đã
được soạn thảo cho Dự án PARC Yok Don. Tài liệu này tương ứng với Báo cáo Giai đoạn II
của Chuyên gia Quốc gia của PARC về Nông lâmTtái trồng rừng. Các đề xuất được tình
bày trong báo cáo này chỉ là những hướng dẫn chung để làm cho việc Phát triển Lâm nghiệp
là một phần của Dự án PARC tại địa điểm mục tiêu là V
ườn quốc gia Yok Don. Chỉ nên coi
các kế hoạch làm việc, các kiến nghị và đề xuất trong báo cáo này là các hướng dẫn chung
để thực hiện trong phạm vi khuôn khổ của Mảng Lâm nghiệp của Dự án PARC. Tuy nhiên,

có một điều chắc chắn rằng một số vấn đề trình bày và đưa ra trong báo cáo này có thể sẽ
thay đổi về quy mô, thời hạn cũng như chiến lược thực hiện. Sở dĩ có thể phải có nh
ững
sửa đổi đó là vì đòi hỏi phải sử dụng phương pháp mang tính tổng hợp liên kết bảo tồn với
phát triển kinh tế xã hội của Dự án PARC, yếu tố bền vững trong mọi hoạt động của Dự án
PARC, và bất cứ thay đổi nào có thể xảy ra trong môi trường kinh tế xã hội và môi trường lý
sinh ở địa phương do việc thực hiện các hoạt động của Dự
án PARC gây ra.
Giám đốc Hiện trường
PARC Yok Don

4
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
1. GIỚI THIỆU
Dự án PARC Yok Don được đề xướng năm 1999 dưới sự quản lý của GTZ/WWF. Giai
đoạn này của dự án đã đạt được một số thành tựu song nói chung kết quả của nó vẫn được
coi là không thỏa đáng. Tháng 2 năm 2001 hợp đồng thầu phụ về quản lý với GTZ/WWF kết
thúc. Cuối năm 2001, Dự án được đấu thầu lại. Hợp đồng quản lý mới được trao cho một
liên doanh giữ
a Scott Wilson-Asia Pacific, The Environment and Development Group (EDG)
và FRR Limited (cũng là đơn vị quản lý dự án PARC Ba Bể – Na Hang). Dự án PARC Yok
Don lại bắt đầu lại theo một hợp đồng thầu phụ mới vào ngày 22 tháng 11 năm 2001.
Tài liệu này là một báo cáo kết hợp của một nhóm các chuyên gia lâm nghiệp địa phương
của Trường đại học Tổng hợp Tây Nguyên. Nhóm chuyên gia này được thành lập và lựa
chọn theo ý kiến đề xuất của địa phương sau khi có ý kiến của Ông Reudi Felber – là điều
ph
ối viên của dự án Lâm nghiệp xã hội Helvetas Khu vực, đóng tại Trường đại học Nông
nghiệp và Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chính Minh. Nhiệm vụ được tiến hành bởi 4 thành viên
của nhóm do Tiến Sĩ Bảo Huy đứng đầu, và bao gồm ông Võ Hùng, bà Cao Thị Lý và Ông
Nguyễn Đức Đính trong khoảng thời gian từ 19 tháng 3 đến 23 tháng 3 năm 2002 (tổng số

ngày làm việc là 20 ngày). Các Điều khoản Tham chiếu (TOR’s) của nhóm này được trình
bày trong Phụ Lục I.
Phươ
ng pháp luậ n
Mục tiêu chính trong việc thu thập dữ kiện của nhóm lâm nghiệp là đánh giá kết quả thực
hiện của giai đoạn trước và dựa vào đó lên kế hoạch cho các hoạt động lâm nghiệp thích
hợp để dự án xem xét trong tương lai. Quá trình này bao gồm việc xem xét các tài liệu trên
bàn giấy, quan sát các hoạt động trên thực địa và tiến hành phân tích cùng các cơ quan hữu
quan địa phương. Việc xem xét giữa trên việc phát triển lâm nghiệp và các thực tiễ
n nông
lâm trong và ngoài khu vực YDNP. Nghiên cứu này không chỉ nhằm mục tiêu xác định các
bài học cần thiết sau giai đoạn I mà còn xác định các cơ hội cho công việc trong tương lai,
và vì thế có thể đưa ra các dữ liệu nhằm xây dựng một chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn
diện cho PARC Yok Don.
Có nhiều người liên quan ở địa phương đã tham gia vào quá trình đánh giá và đưa ra các đề
xuất cho việc phát triển trong tương lai (xem Phụ lục 2 – danh sách những người tham gia).
Phươ
ng pháp luận được sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này là áp dụng cách
tiếp cận theo nhóm để có thể đưa ra một nhận xét rộng rãi trong một khoảng thời gian hạn
chế. Vì thế nhóm chuyên gia đã chỉ định như sau;
Tiến sĩ Bảo Huy Lâm nghiệp Xã hội
Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên Bền vững
Quản lý Rừng
Ông Võ Hùng Nông lâm kết hợp
Mở rộng Rừng
Bà Cao Thị Lý Bảo tồn Đa dạng Sinh học
Quản lý Rừng và Giới
Lâm nghiệp Xã hội
Ông Nguyễn Đức Định Lâm sản không phải là gỗ
Lâm sản Bổ trợ

Khi làm việc với nhau các thành viên trong nhóm có thể trình bày hàng loạt các vấn đề khác
nhau trong một khoảng thời gian khá ngắn và khi mỗi thành viên trong nhóm làm việc riêng
lẻ họ có thể đánh giá sâu các vấn đề đã được xác định đó. Cach tiếp cận theo nhóm cũng

5
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
có thể làm cho đối tượng nhóm người được phỏng vấn rộng rãi hơn có cả nam cả nữ và các
vấn đề tiềm năng về giới cũng có thể được đặt ra hiệu quả hơn. Nhóm đã sử dụng hàng
loạt các phương tiện tham gia bao gồm phân tích theo SWOT và CIPP để xác định quy mô
chung của các vấn đề liên quan, bám cơ cấu các cuộc phỏng vấn để thu thập và phân loại
các quan điểm khác nhau được
đưa ra và cũng bằng cách sử dụng một ma trận quy hoạch
dựa trên yếu tố mục đích, nhóm đã xác định được việc thảo luận và đánh giá các khả năng
phát triển chiến lược và các hoạt động nhằm hỗ trợ dự án trong tương lai. (Lịch trình thực
hiện nhiệm vụ này được nêu trong Phụ Lục 3

6
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
2. TỔNG QUAN VỀ THỰC TIỄN HIỆN NAY
2.1. Xác định địa điểm mục tiêu
Để có được đánh giá ban đầu này, địa điểm mục tiêu được xác định là một địa điểm chủ yếu
phù hợp với vị trí của các hoạt động đã được dự kiến và thực hiện trong giai đoạn I, đó là xã
Krong Na ở huyện Buon Don. Tuy nhiên sau khi đến và thực hiện các hoạt động tại Yok
Don theo giai đoạn II, thực tế cho thấy để phát triển một vùng đệm có hiệu qu
ả, khu vực này
phải được mở động tới cả các xã Ea Huar và Ea Wer cũng ở huyện Buon Don và phải mở
rộng điều tra tới cả các xã Ea Po và Dak Wil thuộc huyện Cu Jut ở phía nam và các xã Chu
M’Lanh và Ea Bung ở huyện Ea Sup ở phía bắc. Việc mở rộng điều tra tới các huyện này ở
phía bắc và phía nam là điều đặc biệt quan trọng vì gần đây các đề xuất mở rộng vườn quốc
gia sang các vùng lân cận c

ủa hai huyện này đã được thông qua.
Tóm tắt vùng đệm và vườn quốc gia được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1: Dữ liệu về YDNP và vùng đệm đi kèm
1
Diện tích (ha)
Tổng diện tích 249,435
Vườn Quốc gia Yok Don 115,545
Vườn Quốc gia Yok Don bao gồm các vùng sau:
+ Vùng được bảo vệ Nghiêm ngặt (SPZ)
+ Vùng bảo tồn sinh thái (ERZ)
+ Vùng Hành chính Sự nghiệp (SAZ)

80,947
30,426
4,182
Các diện tích do Chính phủ giao cho các đối tượng sử dụng đất khác
nhau:
+ Rừng giàu tài nguyên
+ Rừng vừa tài nguyên
+ Rừng ít tài nguyên
+ Rừng mới trồng
+ Đất trống
+ Đất nông nghiệp
+ Đất khác

662.7
25,700.8
80,941.3
3,991
3,573.9

369,2
306.1
Diện tích phân theo Kiểu Rừng:
+ Rừng thường xanh
+ Rừng Rụng lá Khô

4,610
106,685.5
Vùng đệm 133,890
Vùng đệm bao gồm các huyện sau:
Huyện Ea Sup
+ Xã Ea Bung


28,832

1
Dữ liệu của Viện Quy hoạch và Kiểm kê Rừng (FIPI) đề xuất mở rộng vườn quốc gia Yok Don, 1998
sửa đổi 2001
2
Bảng bỏ qua xã Dak Wil cũng nằm trong huyện Cu Jut và sẽ thuộc về Vườn quốc gia.

7
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Diện tích (ha)
+ Xã Ch- Ma Lanh
Huyện Buon Don
+ Xã Krong Na
+ Xã Ea Huar
+ Xã Ea Wer

Huyện Cu Jut
2
+ Xã Ea Po
29,982

14,913
4,400
7,700

48,063

8
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
3. THỰC TIỄN HIỆN NAY Ở CÁC XÃ VÙNG ĐỆM
Nhóm lâm nghiệp đã thăm 3 xã ở
huyện Buon Don và phỏng vấn
những người làm nghề nông ở đó để
năm chắc về tình hình sản lượng
nông nghiệp ở mỗi xã. Cả trưởng
phòng nông nghiệp huyện, các cán
bộ khuyến nông lâm địa phương và
những cán bộ khuyến nồng lâm ở
huyện cũng đã được phỏng vấn.

Ảnh 1: Nữ nông dân ở xã Ea Wer đang trình bày thành
công của gia đình bà trong chương trình thử nghiệm
với cây điều mà gia đình bà đã tham gia. Dịc vụ khuyến
nông của Huyện Buon Don đã hỗ trợ cho hoạt động
này bằng cách cung cấp Hạt điều giống.
Ngoài ra, huyện cũng đã cung cấp

các dữ li
ệu chung về sản xuất nông
nghiệp ở ba huyện đó và các số liệu
về tài nguyên thiên nhiên và kinh tế
xã hội này được trình bày trong Phụ
Lục 4. Nhìn chung các số liệu mô tả
chi tiết diện tích từng kiểu sử dụng
đất và diện tích các cây trồng chính
ở từng xã.
Sau các cuộc phỏng vấn chung, các
nhân viên khuyến nông ở địa
phương đã được phỏng vấn theo nhóm để khảo sát các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở
cấp xã. Các nhân viên khuyến lâm ở cấp huyện đã được bố trí thành các nhóm theo xã và
từng nhóm đã được yêu cầu liệt kê các phương pháp nông nghiệp khác nhau đang được
nông dân sử dụng ở các xã của họ. Sau khi đã xác định được các thực tiễn nông nghiệp
khác nhau, từng thực tiễn đã được phân tích để xác định các vấn đề hiện tại và các giải
pháp có thể cho các vấn đề đó. Các phát hiện chính đượ
c trình bày trong Bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Tình hình trồng trọt ở các xã thuộc huyện Buon Don ở vùng đệm YDNP3
Xã Thành phần sản xuất Vấn đề Giải pháp
Vật nuôi: trâu, gà, lợn,

Thiếu thực tiễn về thú y ở địa
phương
Đào tạo về thú y ở địa
phương
Thiếu công nghệ các giống lúa
mới
Giới thiệu các giống có năng
suất cao

Thiếu vốn đầu tư sản xuất Có các cơ hội phát triển thuỷ
lợi
Việc phát triển thị trường địa
phương còn nghèo nàn
Việc phát triển và nâng cấp
đường xá hiện nay có thể
dẫn tới các thị trường mới











Krong Na
Cây trồng: lúa gạo,
ngô, đậu phộng, hoa
quả.
Đất đai kém màu mỡ vì người
dân tộc thiểu số chủ yếu bán
phân hữu cơ chứ không dùng
phân trên đồng ruộng của mình
Giáo dục và trình bày lợi ích
của việc dùng phân hữu cơ
và các thực tiễn tự nhiên
khác


3
Cần nhớ rằng phần lớn các đối tượng này rất ít học.

9
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Xã Thành phần sản xuất Vấn đề Giải pháp
Cây lâu năm; hạt
điều, hoa quả
Không có khả năng tiếp cận
các giống hạt điều có năng
suất cao

Việc nhân giống có thể
thực hiện ở địa phương
trên các cây mẹ có năng
suất cao đã được xác
định
Lao động Nhân lực thấp Nhân công trong địa
phương rất sẵn có và giá
công nhật thấp
Các hợp đồng bảo
vệ rừng
Cộng đồng chủ yếu phụ
thuộc vào rừng trong thời
gian khốn khó
Độ che phủ của rừng khá
cao
Vật nuôi: trâu, gà,
lợn, bò

Thiếu thực tiễn về thú y ở
địa phương
Đào tạo về thú y ở địa
phương
Giới thiệu các giống có
năng suất cao
Thiếu công nghệ các giống
lúa mới
Việc áp dụng cây bông
vừa qua tỏ ra có hiệu quả
Thiếu vốn đầu tư sản xuất
Khu vực trồng lúa thiếu
nước tưới tiêu
Có các cơ hội phát triển
thuỷ lợi

Việc phát triển thị trường địa
phương còn nghèo nàn
Việc phát triển và nâng
cấp đường xá hiện nay có
thể dẫn tới các thị trường
mới
Cây trồng: lúa gạo,
ngô, đậu phộng,
Đất đai kém màu mỡ vì
người dân tộc thiểu số chủ
yếu bán phân hữu cơ chứ
không dùng phân trên đồng
ruộng của mình
Giáo dục và trình bày lợi

ích của việc dùng phân
hữu cơ và các thực tiễn tự
nhiên khác
Cây lâu năm; hạt
điều, hoa quả
Không có khả năng tiếp cận
các giống hạt điều có năng
suất cao

Việc nhân giống có thể
thực hiện ở địa phương
trên các cây mẹ có năng
suất cao đã được xác
định
Lao động Nhân lực thấp Nhân công trong địa
phương rất sẵn có và giá
công nhật thấp











Ea Huar
Các hợp đồng bảo

vệ rừng
Cộng đồng chủ yếu phụ
thuộc vào rừng trong thời
gian khốn khó
Độ che phủ của rừng khá
cao ở các khu ngoài Vừon
quốc gia (thuộc về Ea Tul
& Buon Don SFE)
Đào tạo về thú y ở địa
phương



Vật nuôi: trâu, gà, lợn,

Thiếu thực tiễn về thú y ở địa
phương
Năng suất vật nuôi đã có kết
quả với sự tham gia của
nhiều hộ gia đình

10
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Xã Thành phần sản xuất Vấn đề Giải pháp
Giới thiệu các giống có năng
suất cao
Thiếu công nghệ các giống lúa
mới
Việc áp dụng cây bông vừa
qua tỏ ra có hiệu quả

Thiếu vốn đầu tư sản xuất
Khu vực trồng lúa thiếu nước
tưới tiêu
Có các cơ hội phát triển thuỷ
lợi

Việc phát triển thị trường địa
phương còn nghèo nàn
Việc phát triển và nâng cấp
đường xá hiện nay có thể
dẫn tới các thị trường mới
Cây hàng năm: lúa
gạo, ngô, đậu phộng
Đất đai kém màu mỡ vì người
dân tộc thiểu số chủ yếu bán
phân hữu cơ chứ không dùng
phân trên đồng ruộng của mình
Giáo dục và trình bày lợi ích
của việc dùng phân hữu cơ
và các thực tiễn tự nhiên
khác
Không có khả năng tiếp cận
các giống hạt điều có năng
suất cao

Việc nhân giống có thể
thực hiện ở địa phương
trên các cây mẹ có năng
suất cao đã được xác định
Vấn đề liên quan tới sự phụ

thuộc vào năng xuất kinh tế
của cây trồng một vụ
Một số loại cây trồng có
hiệu quả như bông, hạt
điều, nhãn, soài
Cây lâu năm;
hạt điều, hoa quả
Phụ thuộc vào cây cà phê
Lao động Nguồn nhân lực thấp Nhân công trong địa
phương rất sẵn có và giá
công nhật thấp








Ea Wer
Các hợp đồng bảo
vệ rừng
Cộng đồng chủ yếu phụ
thuộc vào rừng trong thời
gian khốn khó
Độ che phủ của rừng khá
cao

Căn cứ vào bảng trên đây và theo hàng loạt các phỏng vấn trên diện rộng,có thể thấy rằng
nạn đối vẫn đang là vấn đề tồn tại của nhiều hộ gia đình ở ba xã mục tiêu trên. Cũng cần

lưu ý rằng, các nông dân là người dân tộc thiểu số không được tiếp cận nhiều với các giống
cây trồng mới nên vì thế các công nghệ và thực tiễn mới được gi
ới thiệu vào các xã này
đang bị mai một. Nhiều cán bộ xã cũng nói rằng chính những gia đình này là những gia đình
phụ thuộc nhiều nhất với nguồn thu nhập bổ sung lấy từ các tài nguyên rừng ở các khu vực
xung quanh. Về vấn đề này, một số Lâm sản không phải là Gỗ (NTFP’s) có vẻ như được
thu lượm từ vườn quốc gia và từ cả những khu vực rừng đã bị thoái hoá ở vùng
đệm.
Ví dụ, sau khi nói chuyện với dân làng Buon Tri, xã Krong Na, nhiều người đã được ghi nhận
là thường xuyên thu lượm lâm sản. Sau các cuộc chuyện trò không chính thức với các
nhóm nông dân, có thể ước tính được khoảng 40% số hộ ở làng này phải vào rừng thu nhặt
lâm sản để hỗ trợ cho sinh hoạt của mình. Theo báo cáo phổ biến nhất thì các loài thường
được thu lượm là rùa (Testudinidae sp.), Thằn lằn (Varanidae sp.), và một số loài rắn. Việc
thu gom nh
ựa của cây Dipterocarp sp. là hoạt động có tính truyền thống mà nhiều họ gia
đình trong vườn quốc gia vẫn làm. Ngoài ra, theo báo cáo nhiều gia đình trong khi thu gom
nhựa cây hay bẫy thú rừng họ sẽ thu lượm bất cứ lâm sản nào mà họ gặp trên đường. Vì
vậy, số lâm sản thực sự được thu gom trong mỗi chuyến đi rừng thường rất đa dạng và khá
phong phú.



11
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
3.1. Các kết quả ban đầu
Sau khi được phỏng vấn, các xã và huyện đều đề cập đến việc là mặc dù các mo hình cây
trồng ở ba xã này là khá giống nhau, nhưng xã Krong Na lại thường đạt năng suất thấp nhất
do sự kém mầu mỡ của đất trồng ở đây.
Các giống cây trồng chủ yếu ở đây vẫn là lúa gạo, hạt điều, hoa quả (chủ yếu là nhãn và
soài), bông, đậu mung, mía, và hầu hết các hộ nông dân trong xã đều có m

ột số vật nuôi.
Độ che phủ của rừng ở ba xã này đều rất cao những nói chung chất lượng rừng rất nghèo
nàn vì thói quen du canh và sự khai thác quá đà củi đun và các nguyên vật liệu xây dựng từ
những cánh rừng còn non trẻ này vốn rất phổ biến hiện nay.
Nhìn chung hệ thống sản xuất chủ yếu ở ba xã này đều giống nhau và thể hiện một nền tảng
sản xuất khá thống nhấ
t của nền kinh tế nông nghiệp địa phương nói riêng và của cả nền
kinh tế cá thể nói chung. Các nguồn lực sản xuất này có thể khái quát hoá thành ba loại chủ
yếu sau,
• Sản xuất để tồn tại hay cây trồng chủ yếu để tiêu thụ trong gia đình
• Cây trồng có tính kinh tế
dùng để bán ở chợ
• Phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương
Từ phần tóm tắt trên, và trên cơ sở các cuộc phỏng vấn cũng như việc quan sát tại địa
phương, có thể thấy rõ ràng rằng dân làng ở đây sống chủ yếu dựa vào các cây trồng kinh
tế làm nguồn thu nhập chủ yếu của mình và điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng sinh
ho
ạt của họ. Hạt tiêu, cà phê, hạt điều và bông là các cây trồng chi phối các cây trồng khác
và chiếm lĩnh chủ yếu ở địa phương và huyện đang có kế hoạch giới thiệu việc trồng ngô và
mía thống trị, điều này khẳng định việc sự phụ thuộc vào một nền kinh tế có định hướng thị
trường trong tương lai sẽ tăng.
Tình hình chung ở ba xã trên cho thấy phấn lớ
n các bộ phận cấu thành của nền sản xuất
đều
phù hợp với đặc điểm địa phương, bao gồm lúa gạo, hạt điều, soài và bông. Các cây trồng
này cần được tiếp tục và các phương pháp tăng sản lượng của những loại cây trồng này
cần được giới thiệu áp dụng trên cơ sở phương pháp thể hiện/thử nghiệm. Cần lưu ý rằng
công ngh
ệ trồng lúa ở đây hiện nay còn lạc hậu vì thế việc giới thiệu các công nghệ mới và
các giống lúa lai mới là rất có cơ hội thành công. Nhiều nông dân trước đây đã từng được

tiếp nhận hạt giống của các loại lúa lai mới nhưng lại không thể giữ lại đủ số hạt giống để
gieo trồng vào mùa sau. Vì thế liệu nên cung cấp hạt giống trên cơ sở bao c
ấp hay dùng
phương pháp cất trữ (Ngân hàng Lúa) là một vấn đề cần điều tra.
Theo Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân Huyện Krong Na, Ông Kham Thung, thì mức sống ở xã
Krong Na là thấp nhất ở Huyện Buon Don. Đây là kết quả của việc đất đai kém màu mỡ và
sự hạn chế về diện tích đất trồng lúa. Vì thế hầu hết các hộ gia đình mới phải phụ thuộc vào
việc thu gom lâm sản để h
ỗ trợ cho sinh hoạt hàng ngày của mình. Bên cạnh đó họ còn có
nhu cầu mở rộng diện tích canh tác của mình và những yếu tố này là áp lực rất lớn đối với
việc bảo tồn tài nguyên ở YDNP.
Theo ý kiến của những người tham gia sống ở xã Ea Huar, xã này hiện thiếu đất trồng.
Nguợc lại, hai xã Ea Wer và Krong Na lại có diện tích đất trống rất lớn có thể chuyển thành
đất canh tác khi cần. Tuy nhiên, ở Ea Huar tỷ lệ
đất trên hộ dân tháp hơn rất nhiều còn diện
tích đất “mới” có sẵn để chuyển thành đất nông nghiệp thì lại vô cùng khan hiếm. Vì thế cần
thăm dò các phương pháp thúc đẩy sản xuất trên những diện tích đất có sẵn và đặc biệt là
cần điều tra các phương pháp mở rộng diện tích đất trồng lúa hai vụ cần thông qua việc mở
rộng sơ đồ thuỷ lợi hiện nay.



12
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
3.2. Cây lâu năm
Nông dân ở xã đã đưa ra ý kiến về một số giống cây lâu năm có thể phát triển theo môt hình
nông lâm phố hợp ở địa phương. Có ba cây trồng tỏ ra là khả quan nhất về mặt kinh tế ở
thời điểm hiện tại đó là hạt điều, bông và soài.
Nhiều cán bộ khuyến nông lâm ở xã lại cho rằng cây soài là cây trồng nông lâm có khả năng
phát triển tiếp. Ví dụ, ông Lê Việt Giá đã chứng t

ỏ rằng chỉ sau 4 năm ông đã có thể thu
hoạch được 13-15 kilogram từ một cây với giá ở chợ địa phương là 4,000 đồng 1 cân. Hiện
nay cây trồng này đang được mở rộng sang các trang trại xung quanh và trên toàn xã.
Hạt điều là cây trồng phổ biến thứ hai được trồng, sau đó là giống cây ngoại nhập – Cà phê,
ở cả ba xã và chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất trồng của ba loại cây (xem Phụ lục 4).
Khí hậ
u vùng Yok Don cực kỳ phù hợp cho việc trồng hạt điều. Tuy nhiên loại cây này ban
đầu được đưa vào áp dụng ở khu vực này theo chương trình tái trồng rừng của chính phủ
gọi chung là chương trình 327. Tuy nhiên số hạt điều giống tiếp nhận theo chương trình
327 rất kém chất lượng và hầu như không có xây nào cho sản lượng cao. Hiện nay, người
nông dân cho rằng việc trồng điều đã hoàn toàn khác và không thể duy trì được từ nă
m này
qua năm khác. Sản lượng của loại cây này ở địa phương dao động từ 0.6 – 0.8 tấn trên một
héc ta. Tuy nhiên nhiều nông dân ghi nhận là mình đã chặt các cây trồng cũ này để thay thế
bằng các cây trồng khác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu thích hợp và với
kiến thức hiện tại về việc trồng điều và với một thị trường hạt điều
đã được thiết lập (tuy
nghèo nàn) trên địa bàn, cần phải điều tra thêm về khả năng phát triển các đồn điền điều
mới với sản lượng cao.
Nhãn cũng là loại cây khác mà một vài người dân địa phương giới thiệu. Sản lượng khoảng
30 kg một cây, và các đồn điền trồng nhãn có ở các xã Ea Wer và Ea Huar. Bên cạnh đó,
nhãn đòi hỏi nhiều nước vào mùa khô nên vì thế chỉ hững ng
ười nông dân nào có sẵn
nguồn nước mới dám trồng nhãn và vì thế loài cây này chỉ được trồng phổ biến ở vùng đất
gần sông Serepok. Tuy nhiên việc trồng nhãn quá gần với Vườn quốc gia cũng gây ra một
số vấn đề đáng quan tâm. Ví dụ, dân làng kể rằng thú rừng thường xuyên ăn quả trên cây.
Đây quả là một vấn đề khó giải quyết vì Dơi là loài thường xuyên tấn công cây nhãn ngay
trước vụ thu hoạch. Những ngườ
i nông dân vẫn kiên trì trồng nhãn phải đầu tư tới tận
30,000 đồng một cây để mua lưới bảo vệ cây khỏi động vật trong rừng.

Một vấn đề khác phát sinh từ tình hình đói kém ở các xã mục tiêu là việc thiếu vốn đầu tư
vào việc trồng các cây trồng mới. Điều này đặc biệt khó giải quyết khi cây trồng được xúc
tiến là một loại cây lâu năm vì người nông dân phải đợi hàng n
ăm trước khi có vụ thu hoạch
đầu tiên.

3.3. Đất rừng dư thừa
Khu vực mục tiêu của Dự án PARC là khu vực có khá nhiều rừng so với các khu vực khác ở
Việt Nam. Tuy nhiên với tỷ lệ bòn rút như hiện nay, vấn đề đặt ra là liệu còn bao nhiêu phần
diện tích rừng đó sống sót trừ những khu vực trong Vườn quốc gia được bảo vệ bởi các quy
định của Chính phủ và nhân viên của Cục Kiểm lâm.
Truyền thống du canh có vẻ không còn nữa trong bối cảnh sử dụng đấ
t hiện nay, tuy nhiên
cách đây chưa lâu thói du canh vẫn còn rất phổ biến ở khu vực này. Tuy nhiên, trái lại, chỉ
mới vài năm gần đây rất nhiều trong số diện tích rừng ở khu vực mục tiêu này đã biến mất.
Mãi tới năm 1999 phần lớn diện tích của các khu vực mục tiêu này mới được quản lý bởi
doanh nghiệp rừng nhà nước Ea Tul và diện tích đó được khai thác theo hạn ngạch như
nhữ
ng cánh rừng sản xuất.
Từ khi đóng cửa doang nghiệp lâm nghiệp nhà nước Ea Tul, phần lớn diện tích đã được
chuyển thành đất nông nghiệp với sự xuất hiện của nhiều hộ dân và định cơ tại đây. Tuy
nhiên việc khai thác theo kiểu truyền thống vẫn tiếp tục xảy ra đối với những khu vực rừng
còn lại. Một quang cảnh thường gặp vào mỗi buổi sang trên con
đường từ Buôn Ma Thuột
tới Vườn quốc gia đó là những chiếc xe goòng chất đầy gỗ súc và gỗ kém chất lượng vừa

13
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
được khai thác từ những khu vực rừng còn sót lại. Việc tiếp tục khai thác gỗ như vậy đang
ngăn cản việc phục hồi các khu vực còn lại với diện tích rừng nhỏ nhoi này mà việc phục hồi

đó, theo các chế độ quản lý hiện tại, có thể sẽ đem lại các dịch vụ và các sản phẩm quý giá
cho người dân địa phương. Tuy vậy, trong khi các khu vực này vẫn chưa được giao cho ai
qu
ản lý thì nên chăng người dân địa phương hoặc các quan chức cấp xã cấp huyện nên
thực hiện các kế hoạch quản lý rừng cho những khu vực này.
Những khu vực rừng này rất kém chất lượng và không có một hệ thống hữu hiệu nào có thế
giúp người dân địa phương thu lợi được từ những khu vực này. Vì thế xảy ra tình trạng khai
thác thương mại theo kiểu “tự do khai thác cho tất cả mợi ng
ười”. Có thể tiến hành hành một
giải pháp cho những khu vực này đó là xúc tiến nông lâm ở đây bằng cách trồng hạt điều và
dứa xen canh với những cây trồng khác kết hợp với việc phục hồi hệ sinh thái rừng. Với các
hạn chế hiện tại của mảnh đất phù hợp cho người nông dân ở xã Ea Huar đây có thể là một
hoạt động đặc biệt có lợi cho xã này.

3.4. Đánh giá các hoạt động trước đây của PARC tại ba xã
Say đâu là tóm tắt về các hoạt
động thực hiện trong giai đoạn
I do dự án PARC hỗ trợ, tóm
lược này dựa trên cơ sở
phỏng vấn những người đứng
đầu uỷ ban nhân dân của ba
xã nói trên và trao đổi với các
nhân viên xã.
Trong giai đoạn I các hoạt
động chính được tiến hành là
các hoạt động can thiệp với
mục đích phát triển và tổ chức
một số khoá đào tạo vớ
i mục
đích là nâng cao năng lực sản

xuất của nông dân trong quá
trình cày cấy. Thông qua việc
khởi xướng một số mô hình
thử nghiệm phương pháp mở
rộng này chủ yếu chỉ nhằm
chứng minh cho những hoạt
động mà dự án hỗ trợ.
Thực hiện:
Việc đánh giá các thử nghiệm
có tính kết quả của PARC chỉ được thực hiện ở các làng Jeng Lang và Buon Tri A & B, cụ
thể là:

Ảnh 2: Việc thử nghiệm trồng nhãn và soài trong vườn nhà do PARC
hỗ trợ ở làng Tri B bắt đầu từ tháng 7 năm 2000. Đây là một thử
nghiệm thành công của một hộ gia đình thiểu sô. Tuy nhiên, xin lưu
ý việc sử dụng quá nhiều gỗ để bảo vệ cho mỗi cây trồng bởi 4 khói
gỗ/4 mặt xung quanh. Đó có phải là bảo tồn không?

• Nông lâm nghiệp kết hợp với trồng cây ăn quả
• Vườn nhà với 4 hộ gia đình ở làng Jeng Lang,
• Tín dụng nông thôn ở Xã Krong Na trong việc hỗ trợ mua hạt giống lúa lai
• Ổn định bờ sông với các giống cây bản địa
Các thử nghiệm và hoạt động trên chỉ được tiến hành ở xã Krong Na.
Việc kết hợp nông lâm nghiệp với trồng cây ăn quả xuất hiện trong 4 tháng năm 2000, trong
th
ời gian này gần 7 héc ta nhãn và soài đã được trồng. Quan sát trên thực địa cho thấy cách
làm này phù hợp với điều kiện đất trồng, thời tiết và nguồn lực của các nông dân dân tộc
thiểu số ở đây. Cả hai giống cây này phát triển tốt và có khả nanưg ra quả sau một năm.
Tuy nhiên các ý tưởng được thể hiện trong kế hoạch này có vẻ chưa được phổ biến rộng rãi


14
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
cho các nông dân khác trong làng. Theo đánh giá của đoàn lâm nghiệp về hoạt động này
trên thực địa, đây là một hoạt động phù hợp cho toàn bộ vùng đệm mặc dù cũng cần phải
ghi nhớ rằng việc trồng nhãn khá tốn diện tích và nó cần được tưới nước vào mùa khô vì thế
chỉ nên trồng nhãn ở những nơi gần nguồn nước cố định.
Còn soài lại là loại cây trồng khá đa năng và không nên chỉ giới h
ạn trong các khu vườn nhà
như quan điểm của giai đoạn I của Dự án PARC. Việc trồng soài nên được coi là một phần
của các hệ thống nông lâm nghiệp kết hợp với cây trồng hàng năm. Đặc biệt về mặt bảo
tồn, soài có thể là một trong những loại cây có thể làm phong phú thêm (kể cả về mặt kinh tế
và môi trường) cho các khu rừng non trẻ/rừng dipterocarp nghèo.
Đào tạo:
Bên cạnh các hoạt
động trên, hai khoá đào tạo sau đã được tổ chức;
• Chuyển giao công nghệ trồng cà phê
• Trồng lúa lai
Hai khoá đào tạo này được thiết kế để giúp nông dân áp dụng công nghệ mới trên đồng
ruộng. Tuy nhiên quá trình lựa chọn địa điểm để tổc hức các khoá học này lại phát sinh một
số vấn đề đáng quan tâm. Ví dụ, đối với địa điểm gần Vườn quốc gia thì cần xúc ti
ến việc
trồng cây cà phê. Còn trong khí đó việc trồng cà phê ở khu vực Yok Don lại cần rất nhiều
nước tưới, đất đai lại không phù hợp và khí hậu lại quá nóng và khô nên cây cà phê khó có
thể phát triển tốt. Ngoài ra, cây cà phê là một cây ngoại nhập được trồng chủ yếu ở những
đồn điền có định hướng kinh doanh với những bụi nhỏ, những đồn điền này đang có năng
suất rấ
t cao và thị trường của loại cây này lại thấp.
Khoá đào tạo về trồng lúa lai có vẻ phù hợp hơn đối với những khu vực mà người dân cần
được đào tạo về công nghệ canh tác mới và giống lúa có chất lượng được nâng cao. Tuy
nhiên điều quan tâm lớn đặt ra là mới chỉ chưa đến một năm hoạt động này đã không còn

tiếp tục nữa. Việc trồng giống lúa do mộ
t quỹ xoay vòng hỗ trợ vì thế khi nông dân biết về
việc quy xoay vòng đó đã bị dùng hết thì họ quay trở lại trồng các giống lúa truyền thống vì
không có khả năng mua giống lúa lai.
3.5. Các đề xuất để Dự án PARC hỗ trợ ba xã vùng đệm của Vườn
Quốc gia Yok Don

Sau khi quan sát thực địa và trao đổi với các nông dân, các cán bộ khuyến nông lâm chủ
chốt và các chủ tịch xã, một vài ý tưởng và đề xuất có thể được thực hiện. Nhóm lâm
nghiệp đã đưa ra các khả năng cụ thể sau:
• Về nguyên tắc, các cơ hội phát triển ở vùng đệm Yok Don là rất cao tuy nhiên cần
ngay lập tức thu thập thông tin bổ sung để giúp việc xác định các cơ hội mới. Những
ý tưởng này sau đó c
ần phải được phát triển thông qua quá trình thể hiện thực tế và
cần được xúc tiến trong toàn bộ khu vực vùng đệm bắt đầu từ các làng mục tiêu và
từ những nông dân chủ chốt đã được xác định.
• Mặc dù lượng thông tin trong vùng vẫn vô cùng dồi dào song những thông tin đó cần
được phân tích và xem xét thêm để kiểm tra chất lượng và tính xác thực của những
thông tin có trong vùng, những số liệu đã quá date và không chính xác cần được xác
định, va fngoài ra việc l
ưu giữ thông tin và những thông tin cần hiệu đính lại để đảm
bảo cơ sở thích hợp cho việc theo dõi kết quả dự án.
• Cần thăm dò các cơ hội nâng cao năng suất cây trồng hiện nay đặc biệt là gạo bằng
cách giới thiệu áp dụng các thực tiễn canh tác mới hoặc tiến bộ được hỗ trợ bởi các
giống lúa lai có năng suất cao. Hỗ trợ này có thể
được thực hiện thông qua phương
pháp thử nghiệm /thể hiện như đã nêu.
• Các phương án tín dụng nông thôn cũng cần được đánh giá để hỗ trợ hàng loạt các
hoạt động can thiệp của Dự án PARC bao gồm các cơ cấu xúc tiến nhằm tăng


15
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
cường hiểu biết về cây trồng lâu năm của người dân trong vùng theo các hệ thống
kiểu nông lâm nghiệp lâu năm kết hợp.
• Cần lập bản đồ cho vùng đệm một cách cẩn thận sử dụng cả các hình ảnh vệ tinh
hiện tại mới nhất và cả bản đồ làng do địa phương cung cấp để xác định tình trạng
sử dụng đất hiện tại ở đ
ây và xác định những khu vực rừng thoái hoá, đất dư thừa và
đất trống. Điều này có thể rất cần thiết cho việc chuyển đổi và tái phân như là các
phần đất nông lâm kết hợp và/hoặc rừng cộng đồng và/hoặc rừng tái sinh.
Một diện tích rừng tự nhiên rất lớn
ở vùng đệm là rừng thứ sinh chủ
yếu bao gồm các loài cây
dipterocarp. Đó là cánh rừng
tre/nghèo nàn với tiềm năng kinh
tế không cao và các chức năng
môi trường hạn chế, vì thế dự án
càn xem xét các cơ hội có thể để
tăng cường chất lượng của hệ
thống hiện tại. Có thể đạt được
điều này thông qua việc áp dụng
các mô hình nông lâm nghiệp kết
hợp phù hợp ví dụ như làm giàu
thêm các khu vực rừng này bằng
cách trồng các loại cây như điều,
soài hay dứa. Hoạt động này có
th
ể thực hiện bằng cách kết hợp
với các phương pháp chăn nuôi
động vật như là gia súc và dê

dưới các vòm cây của rừng tái
sinh. Tuy nhiên cần phải có một

Ảnh 3: Đây là cánh rừng dipterocarp non bị thoái hoá ở vùng
đệm, ở đây người nông dân đề xuất việc giao rừng kết hợp với
việc làm giàu rừng thông qua sử dụng các kỹ thuật nông lâm
kết hợp kể cả việc trồng điều, soài và nhãn
cơ chế quản lý phù hợp để đảm bảo phòng cháy cho những khu vực đó vào mùa khô nhằm
tăng cường tính thành công của những hoạt động đó.
• Cũng cần xem xét thêm các phương án quản lý rừng khác để có thể giúp giao những
vùng đất trống dư
thừa cho nông dân địa phương tất nhiên cũng phải quy định rằng đất
vẫn thuộc độ che phủ của rừng. Kiểu hệ thống như vậy có thể đem lại những lợi ích to
lớn trong tương lai, vì nó không chỉ tạo ra nguồn cung ứng gỗ bổ sung có thể khai thác
bền vững mà nó còn giúp bảo tồn đất đai theo chiều hướng khả quan nhất để trong
tương lai, nếu cần,
đất có thể chuyển đổi được thành đất nông nghiệp. Hiện tại, những
diện tích đất chưa được giao cho ai đã bị phát quang với quy mô lớn và sự xói mòn đất
sau đó đã làm cho đất bị thoái hoá và đất đó sẽ không thể dùng cho mục đích nông
nghiệp nếu không tiến hành các hoạt động khôi phục đáng kể để tái sinh các tầng đất và
độ mầu mỡ của đất.
• Các phương pháp kỹ thu
ật nông lâm nghiệp kết hợp mới sẽ được xúc tiến cho dân làng
phải đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Và những phương pháp đó cần phải
được kiểm nghiêm trên thực địa bởi chính những người nông dân và phải bao gồm các
hệ thống kết hợp được nông nghiệp với lâm nghiệp đặc biệt là các hệ thống có kết hợp
cả việc chăn nuôi gia súc ở địa phương.
• Tăng cường năng lực của người dân địa phưong trong việc theo dõi và đánh giá các
hoạt động của mình và nhờ đó khuyến khích họ thử nghiệm với chính quy trình sản xuất
của mình. Hỗ trợ việc khuyến nông lâm từ người nông dân này dến người nông dân

khác để mở rộng các bài học tới những người nông dân mới nhờ đó có thể tăng cường
được ảnh hưởng của th
ử nghiệm. Theo cách đó, hỗ trợ phương pháp Phát triển Công
nghệ có sự tham gia của cộng đồng (PTD) ở một số làng để tăng cường hệ thống nông
trại dựa trên năng lực hiện có của cộng đồng và dựa trên kiến thức về sinh thái bản địa.

16
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don

17
• Ngiên cứu để thăm dò các hệ thống quản lý xung đột nhằm giảm bớt xung đột giữa việc
bảo tồn tài nguyên với lối sinh hoạt phụ thuộc chính vào nguồn tài nguyên truyền thống
của người dân tộc thiểu số địa phương. Vì vậy cần phải xem xét tình hình sử dụng đất
và xúc tiến một quy trình giao rừng phù hợp với cả cộng đồng và hộ gia đình.
• Tiếp t
ục nghiên cứu vai trò của các Lâm sản không phải là gỗ (NTFP’s) trong nền kinh tế
địa phương để ghi lại bản chất của mói quan hệ này và qua đó xác định được các cây
trồng hay các sản phẩm sáng tạo mới có thể được PARC hỗ trợ phát triển.
• NTFP là các lâm sản có giá trị mặc dù việc quản lý các sản phẩm còn rất kém cỏi. Ở
vùng đệm, các sản phẩm này có thể giúp tăng thu nhập của cộng đồng ngườ
i thiểu số -
vốn là những người có kiến thức khong nhiều về việc quản lý và sử dụng chúng. Việc
phát triển các hệ thống quản lý tài nguyên NTFP dựa vào cộng đồng sẽ giúp bảo vệ rừng
và đem lại lợi ích trực tiếp cho những người sử dụng NTFP.
• Cần nỗ lực bảo tồn các kỹ năng truyền thống của địa phương và hỗ trợ nhữ
ng kỹ năng
được coi là cần thiết cho sự phát triển kinh tế để giúp xúc tiến các ngành nghề dựa trên
kiến thức bản địa như dệt, đan tre, trạm khắc v.v…. Đặc biệt quan trọng là phải tập
trung nguồn lực vào việc giáo dục những phương pháp kỹ thuật truyền thống này cho
những đối tượng thanh niên có quan tâm.

• Xác định các cơ chế xúc tiến sự phối hợp giữ
a những người có liên quan ở địa phương
bao gồm nhân viên thực địa, các cán bộ khuyến nông lâm, nhân viên YDNP, quan chức
địa phương và dân làng trong các hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển
cộng đồng. Sự phối hợp này sẽ tăng cường mối liên hệ giữa hai loại hoạt động đó và
chứng minh rằng các cơ quan bảo tồn không chỉ quan tâm tới bảo tồn mà còn tích cực
thể hiện cam kết của mình trong việc phát tri
ển nông thôn bền vững cho người dân địa
phương sống ở vùng đệm.
Từ các ý tưởng trình bày ở trên, một khuôn khổ hướng dẫn hợp lý cho chiến lược hỗ trợ 3
xã cùng đệm của PARC đã được hình thành và được trình bày trong Bảng 3.

Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Bảng 3: Chiến lược hỗ trợ 3
xã vùng đệm của PARC
Mục đích Chỉ thị Phương pháp quan trắc
1. Thực hàng việc sử dụng đất bền vững Sử dụng đất ở làng xã theo kế hoạch Đánh giá có sự tham gia của cộng đồng
2. Phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng Một số làng (như Drang Phok trong Vườn quốc gia)
diện tích rừng do cộng đồng quản lý
Quy định về quản lý rừng

Hoạt động Việc làm Đầu ra Kết quả Ảnh hưởng Chỉ thị
1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất
ở cấp ở làng/xã có sự tham gia
của cộng đồng
Kế hoạch sử dụng đất ở xã/làng Quan trắc có sự tham gia của
cộng đồng
1.1.2. Khởi xướng phát triển
công nghệ nông lâm nghiệp kết
hợp có sự tham gia của cộng

đồng (PTD)
Toàn bộ những người có liên quan
như cán bộ khuyến nông lâm, các
nhà nghiên cứu và các nông dân
chủ chốt tham gia vào quá trình
này.
Các ý tưởng/ thử nghiệm do nông
dân/dân làng khởi xướng và quản

03 đối tác (Nông dân/các cán bộ
khuyến nông lâm/ các nhà
nghiên cứu) tham gia vào quá
trình quan trắc/đánh giá
1.1.3. Thực hành các thử
nghiệm nông lâm kết hợp trên
đất hoang và rừng non
Việc thực hành nông lâm kết hợp
được tiến hành ở những cánh
rừng Dipterocarp mới mọc, và
trên đất hoang
D&D có sự tham gia của cộng
đồng
Đánh giá các mô hình hiệu quả
về 3 khía cạnh môi trường, kinh
tế và xã hội







1.1.Hệ thống
canh tác bền
vững ở vùng
đệm





Cac sloại giống
đã
được xác định
và phát triển





Quy hoạch sử dụng
đất
Quan trắc với sự
tham gia của các
cơ quan hữu quan
1.2.1. Xúc tiến việc giao rừng
tự nhiên cho hộ gia đình/cộng
đồng
Rừng ở gần làng sẽ được giao
cho hộ gia đình và cộng đồng
quản lý

Giao cuốn sách đỏ về quản lý
rừng cho chủ nhân của nó
Quan trắc có sự tham gia của
cộng đồng









18
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
19
1.2.2. Đào tào về kỹ thuật canh
tác các giống mới
Một số công nghệ canh tác mới
đã được bắt đầu thực hiện ở các
làng
Báo cáo đào tạo
Quan sát trên thực địa
1.2.3. Hỗ trợ phát triển mô hình
quản lý rừng dựa vào cộng
đồng tại Làng Drang Phok
Rừng ở gần làng sẽ được giao
cho cộng đồng
Rừng sẽ do làng quản lý
Tự quản

Quan trắc có sự tham gia của
cộng đồng
1.2.4. Điều tra NTFP và hỗ trợ
cộng đồng trong quản lý.
Báo cáo của NTFP trong rừng
Kế hoạch quản lý của NTFP
Đánh giá/quản lý NTFP dựa trên
kiến thức bản địa

2.1. Nâng cao
khả năng của
cộng đồng và
rừng do cộng
đồng quản lý

Rừng do cộng
đồng tự quản


Đã có thể tự quan
trắc
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
4. THỰC TIỄN LÂM NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
RỪNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ vào các dữ kiện thứ yếu của 3 trong số 4 Doanh nghiệp Rừng Nhà Nước (SFE’s) ở
vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don là các SFE Drang Phok, Buon Don và Dak Wil, các
chỉ số cho thấy mỗi trong số các doanh nghiệp này đều chịu trách nhiệm quản lý một diện
tích đất rừng lớn. Trong nhiều trường hợp đất rừng này được duy trì cùng với những cánh
rừng trong Vườn quốc gia mặc dù rừng do các SFE đó quản lý chủ yếu là r
ừng thứ sinh và

kém chất lượng. Mỗi trong số ba doanh nghiệp này quản lý tương ứng 78%, 58.5% và 55%
diện tích rừng.
Toàn bộ các SFE đều có tên trong danh sách quản lý ba loại rừng là rừng phòng hộ (khối
nước và thông số độ dốc), rừng sản xuất (bất cứ rừng nào khác) và rừng đặc dụng (thông
số sinh thái). Ngoài ra toàn bộ các doanh nghiệp rừng nhà nước đều nằm cạnh biên giới với
Campuchia và có vùng quân sự do quân đội kiểm soát. Bảng 4 thể
hiện các tài nguyên rừng
của những doanh nghiệp này.
Bảng 4: Tình trạng tài nguyên của 3 SFE
Diện tích (ha)
SFE Drang Phok SFE Buon Don STC Dak Wil
Đất rừng:
Rừng giầu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng trẻ
Đồn điền
32,478.9
207.6
6,114.0
26,157.3

0
14,963.0
1,999.7
3,715.4
6,482.6
2,478.9
0
35. 239,2


15. 494,9
4
9. 538,6
10. 206
0
Tổng diện tích đất không phải là
rừng
Đất trống
Đất canh tác
Đất khác
991.1
900.0
53.1
38.0
368.0
71.8

297.2
348.3


309.4
Tổng diện tích 33,470.0 15,332.0 35,897.2
Loại rừng
Rừng bảo vệ
Rừng sản xuất
Rừng đặc dụng (quân
đội)
Rừng không phân loại


8.378,5
24,490.0
0.0
601.5

3,634.0
11,329.0
0.0
369.0

3,141.0
28,407.2
4,349.0
0.0

Các Doanh nghiệp Rừng Nhà nước ở Tỉnh Dak Lak có các trách nhiệm sau:
• Bảo vệ và Quản lý Rừng. Mỗi SFE đều được chính phủ rót vốn với ngân sách hiện
tại khoảng 5,000 – 7,000 đồng per ha. Ngân sách này dùng cho các chi p hí quản lý


4
Ở Dak Wil các khu vực rừng giầu và vừa của các SFE được kết hợp lại, vì cả hai loại rừng này đều
có thể khai thác gỗ.

20
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
và bảo vệ rừng và dùng để trả lương cho nhân viên của các SFE đó. Dựa trên các
con số đó, có thể ước tính được rằng trong ba doanh nghiệp đó thì hàng năm doanh
nghiệp Drang Phok nhận khoảng 200,820,000 đồng tương đương với 13,388 USD,

Buon Don nhận khoảng 91,992,000 đồng tương đương với 6,132 USD và Dak Wil
nhận khoảng 215,382,000 đồng tương đương với 14,358 USD từ ngân sách nhà
nước. Căn cứ vào các trách nhiệm quản lý rừng của mình thì các SFE chỉ chịu trách
nhi
ệm phòng cháy cho rừng.
• Khai thác gỗ. Mỗi SFE đều được phân hạn ngạch khai thác gỗ và mỗi doanh nghiệp
khai thác khoảng 2,000 – 3,000 mét khối gỗ hàng năm.
• Các hợp đồng Bảo vệ Rừng theo chương trình 661 của chính phủ. Các doanh
nghiệp rừng Nhà nước chịu trách nhiệm giao đất không phù hợp để khai thác gỗ theo
các Hợp đồng Bảo vệ Rừng. Các hợp đồng này được ký kết giữa SFE và nông dân
trong vùng, là những người được trợ cấ
p hàng năm để đổi cho việc được giao việc
bảo vệ và quản lý diện tích được giao. SFE chịu trách nhiệm giám sát hợp đồng và
đảm bảo thanh toán đúng theo quy định của hợp đồng đã thỏa thuận. Những hợp
đồng này thông thường chỉ được phép thực hiện ở những khu vực rừng được giao
như rừng bảo hộ. Tuy nhiên doanh nghiệp Drang Phok được giao rừng sản xuất cho
nông dân người dân tộ
c thiểu số, theo chính sấch của chính phủ đối với vùng sâu
vùng xa.
4.1. Đánh giá phê bình về các Doanh nghiệp Rừng Nhà nước
Theo báo cáo của các Doanh nghiệp Rừng Nhà nước, họ đang gặp phải một số khó khăn
trong việc đạt được mục tiêu đề ra của mình. Các khó khăn chính như sau:
• Phụ thuộc vào phương pháp quản lý kế hoạch từ trên xuống dưới
• Ngân sách cấp cho các SFE thấp vì vậy lương của cán bọ nhân viên rất thấp. Điều
này ảnh hưởng tới tinh thần và động lực làm việc.
• Cơ s
ở hạ tầng của các SFE nghèo nàn và tất cả các SFE đều khong đủ năng lực
thực hiện nhiệm vụ của mình. Số lượng nhân viên phụ thuộc vào ngân sách do nhà
nước cáp trong khi ngân sách đó lại không đủ để tuyển dụng đủ số người quản lý
SFE. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà muốn kiểm soát tình hình chặt gỗ trái

phép. Các SFE khong đủ nhân viên để đi tuần trong khu vực và cộng với việc không
đủ độ
ng lực làm việc, điều này đã làm suy giảm năng lực của các SFE trong việc
quản lý chính khu vực mà họ được phân công.
• Vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng hơn trước áp lực thu gom các NTFP ở khu vực
này bởi thói quen của cộng đồng địa phương; Các hoạt động này chủ yếu dưới hình
thức đi lấy gỗ về xây nhà và săn bắt và thu nhạt lâm sản để tăng thu nhập.
4.2. Tầm quan trọng của Khu vực rừng Dak Wil
Theo chương trình 187 mới đây của chính phủ, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, các
Doanh nghiệp Rừng Nhà nước vì được đánh giá là vẫn có khả năng tồn tại về mặt tài chính
nên sẽ được xem xét lại và chỉ định là những Công ty Thương mại Nhà nước (STC). Trong
số các SFE ở Vừon Quốc gia Yok Don chỉ có SFE Dak Wil là quản lý một diện tích rừng có
đủ gỗ và được xem là có khả năng tồn tại về mặt kinh tế theo vă
n bản quy định này. Tuy
STC Dak Wil chỉ là một pháp nhân sản xuất gỗ những nó đã xúc tiến các hoạt động thương
mại bổ sung sau đây:
• Thu hoạch tre thương mại
• Chế biến gỗ
• Sản xuất thức ăm gia súc

21
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Tuy nhiên, ranh giới giữa Cong ty Thương mại Dak Wil và Vườn quốc gia Yok Don lại đặc
biệt quan trọng cả về mặt lâm nghiệp và đa dạng sinh học. Ranh giới này bao gồm gần như
20% tổng ranh giới của Vườn quốc gia Yok Don và đặc biệt nằm ở khu vực bao gồm những
diện tích rất lớn rừng nói từ vườn quốc gia tới SFE trước đây. Khu vực này hình thành một
khu vực chuyển tiếp t
ự nhiên giữa những cánh rừng rụng lá khô của vườn quốc gia và các
cánh rừng thường xanh của doanh nghiệp rừng. Vì thế đây là khu vực cực kỳ quan trọng,
nó như một lối đi cho thú rừng di cư mỗi khi mùa khô và mùa mưa xảy ra hàng năm ở vùng

này.
Vấn đề lo ngại ở đây là mặc dù Dak Wil và Yok Don có vai trò quan trọng tương hỗ lẫn nhau
trong quá trình hỗ trợ những loài động vật hoang dã quý giá của Vườn quốc gia Yok Don,
nhưng lại khong có sự giàn xếp chính thức nào dể đảm bảo sự cộng tác giữa hai đơn vị này
trong quá trình bảo tồn sự đa dạng sinh vật quan trọng này. Ngạc nhiên hơn nữa là cả hai
đơn vị này lại cùng thuộc đơn vị chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phá triển Nông thôn
(MARD).
4.3. Phác thảo chiến lược phát triển lâm nghiệp ở 3 SFE và triển
vọng hỗ trợ của Dự án PARC ở vùng đệm
Sau khi đánh giá tình hình ở các Doanh nghiệp Rừng Nhà nước ở vùng đệm và sau khi
quan sát trên thực địa cũng như trao đổi với chủ tịch hội đồng quản trị và nhân viên của các
SFE, sau đây là các chiến lược phát triển các SFE này:
• Cần tiến hành ưu tiên đến thăm thực địa và phỏng vấn bốn SFE xung quanh Vườn
quốc gia Yok Don để xác định các triển vọng hợp tác nhằm đạt được các mục tiêu
của dự án PARC. Vi
ệc đánh giá này cần điều tra hai vấn đề riêng biệt; thứ nhất là
khả năng kết hợp các SFE Drang Phok và Buon Don vào trong YDNP và thứ hai là
đánh giá 2 diện tích rừng ở phía nam của SFE Cu Jut và STC Dak Wil là các khu
rừng có một số lượng động vật hoang dã đáng kể di cư vào mùa khô. Cần tiếp tục
khảo sát việc mở rộng và kết hợp các hoạt động của PARC nhằm hỗ trợ quản lý bảo
tồn của toàn bộ
cảnh quan xung quanh YDNP.
• Trong một vài khảo sát về động vật hoang dã, STC Dak Wil đã được coi là một địa
điểm quan trngj cho việc di chuỷen theo mùa của bộ móng guốc lớn gắn liền với
YDNP, ví dụ xem Canh et al 1997. Các khả năng kết hợp mục tiêu bảo tồn đa dạng
sinh học của PARC với mục tiêu quản lý của STC Dak Wil cần phải được khảo sát,
điều này có thể đảm bảo rằng không chỉ có th
ể bảo tồn một cách có hiệu quả cả hai
vùng mà lợi ích kinh tế lâu dài của STC cũng được bảo đảm. Từ lâu mọi người đã
thừa nhận rằng để bảo tồn các loài thú có vú lớn gắn liền với Yok Don như Bò rừng

(Bos javanicus), Bò xám (Bos gaurus) và có thể là cả Trâu Nước (Bubalus bubalis),
và làm sao để việc chặt gỗ không nhất thiết bị coi là hành động tiêu cực
5,
thì các kế
hoạch khai thác gỗ cần cân nhắc tới việc bảo tồn các loài vật đó.
• Khảo sát các hoạt động xúc tiến quản lý rừng bền vững và góp phần phát triển các
hoạt động lâm nghiệp xã hội trong các SFE ở vùng đệm. Các SFE cần thăm dò cơ
hội thông qua chương tình 661 hoặc thông qua một cơ chế mới có tính sáng tạo để
phân chia trách nhiệm bảo vệ và quyền lợi khai thác đối với các diện tích r
ừng. Qua
đó tăng cường sự tham gia của người dân địa phương vào việc quản lý các cánh
rừng thương mại của SFE trong vùng đệm.
• Phát triển kế hoạch đào tạo kỹ thuật lâm nghiệp, đánh giá đa dạng sinh học và
phương pháp tham gia hiện đại cho đội ngũ nhân viên các SFE. Sự thiếu hụt về kiến
thức, kỹ năng và thái độ ý thức cần phải được khắc phục
đối với đội ngũ nhân viên
này. Việc đào tạo như vậy sẽ rất có ích trong việc xúc tiến quá trình bảo vệ rừng bền


5
Ví dụ, trình bày của R. Timmins. “Đừng coi nhẹ những môi trường sống bị thoái hoá”, tại hội nghị
khu vực của WCPA lần thứ hai, Pakse Laos PDR, 6-11 tháng 12 năm 1999.

22
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don

23
vững và thay đổi thực tiễn lâm nghiệp truyền thống nhằm khuyến khích ngành lâm
nghiệp mang tính xã hội/cộng đồng phát triển để đáp ứng được nhu cầu xã hội ở
vùng đệm.

• Hình thành một cơ chế quan sát và đánh giá có sự tham gia của những người có liên
quan. Việc làm này sẽ giúp SFE tăng cường kỹ năng và năng lực quản lý của mình.
• Giao rừng và chuyển giao việc bảo vệ rừng là nhữ
ng việc làm rất cần thiết đối với
quá trình bảo vệ rừng có sự tham gia của nông dân và cộng đồng địa phương. Ở
vùng đẹm có những diện tích rừng tự nhiên rất lớn chưa có chủ. Vì thế, nếu không
được quản lý một cách thích hợp những diện tích này sẽ bị khai thác và làm cho
rừng bị suy thoái và huỷ diệt. Giải pháp có thể áp dụng ở đây là khuyến khích hoạt
động tự quả
n của cộng đồng và chuyển giao/giao rừng cho dân địa phương những
người sống trong hay gần rừng quản lý.
• STC Dak Wil đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu bảo tồn lâu dài
Vườn quốc gia Yok Don, nó có thể xác định được nhu cầu hỗ trợ đặc biệt từ phía dự
án PARC vì mục tiêu phát triển bền vững các kế hoạch kinh doanh được định hướng
bảo tồn. Công ty này nằm ở phía nam YDNP với các di
ện tích rừng nằm sát với
những cánh rừng của Vườn quốc gia.
• Cần cộng tác với YDNP trong việc bảo tồn và quản lý rừng ở những nơi rừng giao
nhau. Cần tăng cường đào tạo ngay nguồn nhân lực cho STC đặc biệt phải nâng
cao nhận thức của họ về tầm quan tọng của phần diện tích rừng mà họ quản lý đối
với quá tình bảo tồ
n lâu dài sự đa dạng sinh học quan trọng của Vườn quốc gia Yok
Don. Dự án cũng cần hỗ trợ việc xác định ranh giới giữa hai diện tích rừng này theo
thỏa thuận giữa hai bên.
Từ những ý tưởng trên đây, một khuôn khổ hợp lý hướng dẫn chiến lược hỗ trợ của PARC
cho ba Doanh nghiệp Rừng Nhà nước đã được trình bày trong bảng 5.
Đánh giá các hoạt động trước đây và các triển vọng lâm nghiệp của Dự án PARC tại Vườn Quốc gia Yok Don
Bảng 5: Phác thảo chiến lược phát triển lâm nghiệp ở ba doanh nghiệp vùng đệm
Mục đích Chỉ số Quan trắc
1. Xúc tiến quá trình quản lý rừng bền vững SFE không đủ năng lực quản lý rừng

Mọi cơ quan hữu quan phải giám sát và đánh giá kế hoạch quản
lý rừng
Báo cáo
Giám sát và đánh giá có sự tham gia của
cộng đồng
2. Đóng góp phát triển các hoạt động lầm nghiệp
xã hội
SFE đóng góp vào việc xúc tiến phát triển lâm nghiệp xã hội.
Có sự cộng tác giữa SFE và các làng trong việc quản lý rừng và
phát triển các hoạt động lâm nghiệp và canh tác.
Giám sát có sự tham gia của cộng đồng
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội

Hoạt động Hành động Đầu ra Kết quả Ảnh hưởng Chỉ số

1.1.1. Đào tạo về lâm nghiệp
và đa dạng sinh học cho nhân
viên thực địa
Các nhân viên thực địa sẽ được
đào tạo để có thể áp dụng các
bài học vào việc quản lý và bảo
tồn rừng
Báo cáo đào tạo

1.1.2. Đào tạo về quy hoạch
có sự tham gia của cộng
đồng.
Các nhà quản lý có thể áp dụng
các phương pháp quy hoạch
hàng năm có sự tham gia của

cộng đồng

Việc giám sát/đánh giá sẽ
được tiến hành hàng năm


1.1. Nguồn nhân lực
phát triển
Các nhân viên thực
địa được đào tạo và
tái đào tạo
Đủ nhân lực để đảm
đưong trách nhiệm


Báo cáo HRD
Các kế hoạch riêng
bi
ệt
1.2.1. Quy hoạch các thực
tiễn lâm nghiệp
Plan of SFE will be planed by
the participatory way
Kê hoạch đã được thông
qua và sẽ thông báo cho
toàn công nhân
1.2.2. Thiết kế và thực hiện
một cơ chế siám sát/đánh giá
Sẽ có một cơ chế được thiết kế
để giám sát quýa trình quản lý

rừng tập trung vào việc tăng
cường các nguòn tài nguyên
bền vững
Giám sát với sự tham gia
của các những người có
liên quan
1.2.Quy hoạch/quản
lý rừng được thực
hiện rất tốt
Kế hoạch lâm
nghiệp hàng năm
đã được thiế
t kế và
giám sát cùng công
nhân.
Báo cáo
Quan trắc trong
rừng
2.1.1. Tư vấn cho các SFE về
giao rừng
Áp dụng các biện pháp có sự
tham gia của cộng đồng trong
việc giao rừng
Báo cáo về quy trình và kết
quả giao rừng

2.1. Khuyến khích
các hộ tham gia bảo
vệ rừng
SFE cộng tác với

xã/làng/hộ gia đình
trong việc bảo vệ
Các báo cáo
Thiết lập một cơ
chế quan trắc
24

×