Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phân loại và thương mại gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 28 trang )

Processing, Trade and Marketing
of Forest Products in Vietnam



















Wood classification & trade

Report of consultancy


Phân loại & thương mại gỗ

Báo cáo tư vấn

















Programme for the Promotion of Sustainable
Utilisation and Management of Natural Forest
and Marketing of Important Forest Products

Component 2:
Processing, Trade and Marketing of
Forest Products in Vietnam

16 Thuy Khue Street, Hanoi, Vietnam
Phone: 84-4-7280771-3
Fax: 84-4-7280774
Email:
ptm.fp@gtz
-vietnam.com.vn
Website: www.ptm.org.vn







2


















Tháng 6/2008

Người thực hiện:
Lutz Kulenkampff, Tư vấn lâm nghiệp, phân loại và Tiếp thị gỗ tròn




3
Mục lục
0. Lời cảm ơn 4
1. Giới thiệu Chung 4
2. Điều khoản tham chiếu nhiệm vụ 4
3. Các hoạt động đã thực hiện 5
4. Phát hiện và kiến nghị 5
4.1. Phân loại gỗ và đấu giá gỗ tròn trong bối cảnh Quản lý rừng bền vững 5
4.2. Sử dụng gỗ tròn khai thác từ rừng tự nhiên 7
4.2.1. Phân loại gỗ tròn 7
4.2.2. Phân tích tỷ lệ thành khí 10
4.2.3. Đấu giá gỗ 12
4.2.4. Kế ho
ạch hành động về Phân loại và Đấu giá gỗ 16
4.3. Nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam 21
4.3.1. Những thông tin cơ bản về các quy định mua bán gỗ 21
4.3.2. Thương mại gỗ quốc tế theo quy định Châu Âu và Đức 24
5. Danh sách các Phụ lục 27
6. Ảnh tư liệu 27
7. Tài liệu tham khảo 27




4
0. Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp Chương trình Hỗ trợ quản lý và sử dụng rừng
bền vững, thương mại và tiếp thị các lâm sản chính, Hợp phần 2 Chế biến, thương mại và
tiếp thị lâm sản đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện công việc Việt Nam.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Phan Thiết, giảng viên trườ
ng
Đại học lâm nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ khâu dịch thuật và thực hiện khóa đào tạo tại trung
tâm đào và phát triển nghề chế biến gỗ Trường thành – GTZ cũng như phần chia sẻ tại hội
thảo tại tỉnh Kon Tum về kết quả khảo sát thực trạng ngành chế biến gỗ và kinh nghiệm
phân loại gỗ.
1. Giới thiệu Chung
Gỗ là nguyên liệu tự nhiên, do vậy chúng có những đặc điểm riêng về khả năng chịu lực, vẻ
đẹp cũng như các khuyết tật. Vì vậy để sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn
nguyên liệu này, chúng ta phải có nhận thức đầy đủ về cách thức phân loại chúng. Mặt khác
phân loại gỗ được xem là một phần của chiến lược Marketing, được thiết k
ế nhằm đảm bảo
rằng bên mua có thể mua được gỗ với chất lượng tốt và bên bán có thể bán được gỗ với giá
cao.
Ở Việt Nam hiện nay 90% các hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ được
thông qua một công ty thứ ba, phần lớn các công ty đó là các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài.
Sự thiếu hiểu biết trong việc xác định, đo đạc khuyết tật và các tiêu chí phân lo
ại gỗ cũng
như các vấn đề thương thảo hợp đồng trong kinh doanh gỗ đã khiến cho các doanh nghiệp
chế biến và kinh doanh gỗ ở Việt Nam gặp các rủi do khi có tranh chấp thương mại xảy ra,
đặc biệt là trong nhập khẩu gỗ tròn. Điều này không những gây tốn kém chi phí, thời gian mà
còn tạo ấn tượng không tốt với các đối tác nước ngoài.
Sự thiếu hiểu biết về những quy đị
nh chất lượng gỗ tròn cũng khiến cho các doanh nghiệp
Việt Nam gặp phải rủi ro là nhập khẩu gổ bị khuyết tật, không đáp ứng được yêu cầu về mặt
kỹ thuật, điều này làm giảm tỷ lệ thành khí trong quá trình cưa xẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam còn thiếu kiến thức và kinh
nghiệm về thương mại quốc t
ế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin thị

trường và liên hệ trực tiếp với khách hàng. Hệ thống phân phối trong nước còn chưa được
tốt và các doanh nghiệp hầu như không sử dụng các công cụ quảng bá thương hiệu và sản
phẩm
Kết quả nghiên cứu nguyên nhân của những tranh chấp thương mại quốc tế cho thấy cần
tập trung hỗ trợ thương m
ại và phân loại gỗ (phương pháp xác định, đo đạc khuyết tật và
các tiêu chí phân loại chất lượng gỗ). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng ứng
dụng và điều chỉnh phù hợp vào Việt Nam hệ thống phân loại gỗ từ các nước khác như Quy
định phân loại gỗ xẻ của Malaysia hay Hiệp hội quốc gia về quy định phân loại gỗ cứng Hoa
Kỳ.
Chươ
ng trình lâm nghiệp Việt Đức hỗ trợ các công ty lâm nghiệp Nhà nước thực hiện quản
lý rừng bền vững. Việc phân loại gỗ theo các tiêu chí chất lượng là một công cụ quan trọng
để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty và đạt được mức giá tốt hơn cho
các sản phẩm của họ. Để thực hiện thành công hoạt động này cần sự tham gia, phối hợp
chặt chẽ
giữa các hợp phần trong chương trình.
2. Điều khoản tham chiếu nhiệm vụ
Các điều khoản tham chiếu được đưa ra ở phụ lục 1. Có một số điều chỉnh về mặt thời gian
so với kế hoạch đặt ra do nhóm thực hiện gặp phải một số vấn đề kỹ thuật trong khâu chuẩn
bị cho chuyến tham quan học tập tới tỉnh Sabah, Malaysia. Tổng số ngày của cả chuyến
công tác vẫn được giữ nguyên.


5
Một nội dung trong điều khoản tham chiếu không được thực hiện, đó là phân loại gỗ rừng
trồng do không bố trí được thời gian làm việc với các đơn vị có gỗ khai thác từ rừng trồng tại
thời điểm công tác.
3. Các hoạt động đã thực hiện
Chương trình làm việc thực tế bao gồm các hoạt động, thành phần tham gia và thời gian

thực hiện được đề cập trong phụ lục 2.
Xem các tài liệu của khóa học, hội thảo và chuyến tham quan học tập tại Malaysia tại các
phụ lục sau:
Phụ lục 3: Tài liệu khóa đào tạo phân loại gỗ từ 9 – 11/06/2008
Phụ lục 4: Tài liệu Hội thảo chia sẻ kết quả điều tra ngành chế biế
n gỗ và kinh
nghiệm phân loại gỗ 14/06/2008 tại tỉnh Kon Tum
Phụ lục 5: Tài liệu chuyến tham quan học tập tại Malaysia từ 15-20/06/2008
Phụ lục 6: Tài liệu cuộc họp trao đổi với lãnh đạo Cục lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT
Phụ lục 7: Hội thảo Quy Định Và Kỹ Thuật Đo Đạc, Phân Loại Chất Lượng Gỗ
Quốc tế ngày 24/06/2008 tại tp Hồ Chí Minh
4. Phát hiện và kiến nghị
4.1. Phân loại gỗ và đấu giá gỗ tròn trong bối cảnh Quản lý rừng bền vững
Định nghĩa về thuật ngữ “Quản lý rừng bền vững” được phát triển trong Hội nghị các bộ
trưởng về vấn đề bảo vệ rừng ở Châu Âu (MCPFE). Định nghĩa này sau đó cũng được chấp
nhận và sử dụng bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO). Thuật ngữ “ Quản
lý rừng bền vững” được định nghĩa như sau:
Là cách thức quản lý, sử dụng rừng và đất rừng thông qua đó duy trì đa dạng sinh
học, sản lượng, khả năng tái sinh, khả năng tồn tại và tiềm năng rừng và đất rừng
nhằm thực hiện các chức năng về sinh thái, kinh tế, xã hội trên phạm vi địa phương,
quốc gia, và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Và cách thức quản
lý, s
ử dụng này không làm tổn hại đến các hệ sinh thái khác.
Đối với các chủ rừng, quản lý rừng một cách bên vững nghĩa là xác định cụ thể cách thức
sử dụng rừng trong giai đoạn hiện tại nhằm đảm bảo khu vực rừng được quản lý cũng đem
lại lợi nhuận, lợi ích sinh thái và sản lượng tương tự trong tương lai. Các chủ rừng cần phải
đ
ánh giá và lồng ghép các yếu tố đối lập nhau – đó là các giá trị thương mại và phi thương
mại, các vấn đề môi trường, nhu cầu của cộng đồng, thâm chí là tác động toàn cầu – để xây
dựng tốt kế hoạch quản lý rừng. Trong phần lớn các trường hợp, các chủ rừng xây dựng kế

hoạch quản lý rừng bền vững cùng với sự tư vấn của ngưới dân, doanh nghiệp
, các tổ
chức và các bên quan tâm khác ở xung quanh khu vực rừng được quản lý.
Do đó, việc phân loại gỗ và kinh doanh gỗ - cụ thể trong trường hợp của chúng ta sử dụng
phương thức đấu giá gỗ - là một phần tất yếu của việc quản lý rừng bền vững và là một
nhiệm vụ chính của các chủ rừng (Anjin H., Kleine M., 1996).
Với việc thừa nhận khái niệm lâm nghiệp đa mục đ
ích, quản lý rừng bền vững được mô tả là
một hệ thống quản lý ba cấp bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát kế hoạch. Ở
cấp vùng và cấp đơn vị quản lý, các công cụ được sử dụng để đảm bảo tính bền vững là kế
hoạch quản lý rừng và công cụ lập kế hoạch khai thác (toàn diện) để thực hiện kế hoạ
ch
quản lý rừng.
Kế hoạch quản lý rừng cung cấp cho các chủ rừng các số liệu điều tra rừng và các thông tin
phục vụ việc lập kế hoạch trung hạn cho tất cả các hoạt động lâm nghiệp (chẳng hạn như
trồng rừng, xây dựng hạ tầng cơ sở, các hoạt động liên quan đến lâm sản ngoài gỗ, quyền
sử dụng đất, du lịch sinh thái …), đặc biệ
t là các hoạt động khai thác gỗ. Các số liệu điều tra
rừng bao gồm các số liệu về tính đa dạng và sự phân bố của các loài cây nằm trong khu vực


6
lập kế hoạch quản lý rừng, trữ lượng rừng, phân bố theo cấp đường kính và cuối cùng là
lượng khai thác hàng năm. Thêm vào đó thông tin về chất lượng cây đứng được xác định
dựa trên các sự kiện gây tác động tiêu cực đã diễn ra trong quá khứ, chẳng hạn như cháy
rừng hoặc các ảnh hưởng sinh học hoặc phi sinh học khác. Đây là những thông tin đầu tiên
ảnh hưởng đến việc sử dụng r
ừng bền vững. Chủ rừng phải cái nhìn tổng quan khối lượng
có thể khai thác hàng năm, giá trị cây đứng và từ đó sẽ phác thảo ý tưởng tiếp cận thị
trường.

Một trong những nội dung của bản kế hoạch hoạt động năm là kế hoạch khai thác. Trong tất
cả các hoạt động lâm nghiệp, khai thác gỗ được xem là hoạt động gây hại nhất. Nếu không
kiểm soát, hoạt
động khai thác gỗ không những dẫn đến sói mòn đất mà còn ảnh hưởng xấu
đến các cây còn lại, cây mục đích và chính các cây đang được khai thác. Để tránh các tình
trạng này, cần xây dựng các tiêu chuẩn khai thác cũng như xác định các biện pháp giảm nhẹ
tác động. Các biện giảm nhẹ tác động như hướng cây đổ và khai thác tác động thấp cũng
như việc giảm chiều dài tối đa của các lóng gỗ sẽ đóng góp
đáng kể đối với việc giảm hư
hại cho các cây còn lại và đảm bảo chất lượng của các lóng gỗ được khai thác để chuẩn bị
cho đấu giá.
Vận xuất, cắt khúc, phân loại và vận chuyển là các hoạt động quan trọng trong hoạt động
quản lý của chủ rừng/công ty lâm nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng các lóng gỗ. Thêm vào
đó, thực hiện tốt việc sắp xế
p gỗ tại bãi trong khi chờ để đấu giá sẽ góp phần tăng giá trị của
gỗ.
Mục tiêu chính của hoạt động khai thác gỗ là nhằm trang trải các chi phí quản lý rừng bền
vững, do đó gỗ khai thác cần được bán với giá cao nhất có thể. Các kiến thức chuyên môn
về trình tự và kỹ thuật khai thác đã đề cập ở trên đảm bảo sự cung cấp bền vững và chất
lượng gỗ
. Do đó việc phân loại gỗ tròn và mua bán “gỗ” – trong trường hợp đề cập trong báo
cáo này là sử dụng phương thức đấu giá gỗ - cần bắt đầu với việc lập kế hoạch quản lý
rừng cũng như việc xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch khai thác!
Tương tự như vậy, việc cải tiến kỹ thuật khai thác nên được dựa trên các nguyên tắc của hệ
th
ống chứng nhận quản lý rừng có uy tín. Rất hiếm có gỗ khai thác từ rừng tự nhiên nhiệt
đới được cấp chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng (FSC), gỗ được cấp chứng chỉ có mức
giá bán cao hơn so với gỗ không có chứng chỉ hoặc không được đấu giá (Kollert W., Lagan
P. 2005). Chứng chỉ đóng góp đáng kể vào giá trị gỗ.
Về nội dung trên, chuyến tham quan học tập t

ại Sabah, Malaysia đã tạo cho nhóm tham
quan cơ hôi tốt để quan sát và thảo luận mối quan hệ chặt chẽ giữa các hoạt động lâm
nghiệp đã được mô tả tóm tắt ở phần trên. Cán bộ lâm nghiệp huyện Deramakot đã dẫn
nhóm tham quan đi thăm thực địa và các thành viên trong nhóm tham quan đã có những
cuộc thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên không có nhiều gỗ được khai
thác vào thời điểm c
ủa tham quan, nhưng cũng có một lượng gỗ tại bãi. Nhóm tham quan
cũng được đi thăm khu khai thác, quá trình khai thác và đánh dấu gỗ khai thác – để đáp ứng
các yêu cầu Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) FSC – đã được ghi chép lại (xem ảnh chụp
ngày 17/06/2008 tại Deramakot). Cán bộ lâm nghiệp của khu quản lý rừng Deramakot đã
trình bày về Quản lý rừng bền vững tập trung vào các thành tựu trong những năm vừa qua
từ khi bắt đầu với kế ho
ạch quản lý rừng cho đến các hoạt động đấu giá gỗ và các hoạt
động quan hệ công chúng cần thiết để thúc đẩy quản lý rừng bề vững (xem phụ lục 5)
Những loại gỗ trước đây bỏ lại rừng hiện nay cũng được tận dụng. Một xưởng cưa đã được
lắp đặt tại khu quản lý rừng Deramakot và xưởng cưa do một nhà thầu vận hành từ
năm
2002. Lượng gỗ tận dụng chiếm khoảng 10% lượng gỗ được phép khai thác hàng năm,
tương đương với khoảng 1.760 m
3
(Xem phụ lục 5, Gỗ tận dụng). Gỗ xẻ được bán và đóng
góp vào doanh thu của khu quản lý rừng Deramakot.







7














Cưa xẻ gỗ tận dụng


Một số điểm lưu ý về chuyến công tác

1. Khó kiếm gỗ tròn để thực hành phân loại gỗ trong khóa đào tạo. Nguyên nhân là do điều
kiện thời tiết .
2. Do khai thác không đúng kỹ thuật và thời gian lưu bãi lâu nên số lượng và chất lượng gỗ
tròn bị hao hụt. Nguyên nhân có thể là do chưa được hướng dẫn (?)
3. Không có cơ hội tham quan các hoạt động khai thác, do đó mối quan hệ giữa việc quản
lý rừng và việc chế biến gỗ không được quan sát
Khuyến nghị
1. Phối hợp chặt chẽ với Hợp phần 1 để khai thác và chế biến gỗ bền vững
2. Đào tạo và hướng dẫn các kỹ thuật khai thác. Ví dụ như hướng đổ của cây và khai thác
tác động thấp
3. Cải thiện chất lượng bãi gỗ
4. Chuẩn bị xin cấp chứng chỉ (giai đoạn tiền đánh giá) thông qua việc phối hợp chặt chẽ

với cơ quan cấp chứng chỉ để cải thiện kỹ thuật khai thác phù hợp với các tiêu chuẩn xác
định.
5. Tập trung hỗ trợ các hoạt động này tại 1 hoặc 2 công ty lâm nghiệp nhà nước
6. Chọn các đối tác địa phương tham gia vào các hoạt động nhằm đảm bảo tính bền vững
7. Liên hệ và tăng cường hợp tác với phòng Lâm nghiệp Sabah. Cùng với đối tác địa
phương được lựa chọn, tổ chức tham quan khu quản lý rừng Deramakot nhằm học hỏi
và trao đổi thêm kinh nghiệm trong việc thực hiện quản lý rừng bền vững.

4.2. Sử dụng gỗ tròn khai thác từ rừng tự nhiên
4.2.1. Phân loại gỗ tròn
Gỗ là một sản phẩm của tự nhiên và rất khó để phân loại. Mục đích của việc phân loại gỗ là
nhằm thống nhất và hệ thống hóa các kinh nghiệm và các thói quen trong thương mại gỗ.

• Để bán gỗ với giá cao nhất có thể tuỳ thuộc vào loài, cấp đường kính và cấp chất
lượng khác nhau
• Xây dựng các quy tắc để có thể tham khảo trong trường hợp tranh chấp
Phân loại gỗ đã đem lại lợi ích cho bên bán. Ví dụ về kết quả đấu thầu gỗ sồi chất lượng cao
(khoảng 8,600 m
3
) ở Đức (tháng 3 năm 2008) đã cho thấy thành công về phân loại gỗ theo 6
cấp đường kính và 5 cấp chất lượng.



8

























Biểu đồ chỉ rõ gỗ chất lượng tốt nhất là “veneer 1” có giá cao nhất (Thể hiện bằng Euro/ m
3
)
và gỗ chất lượng thấp nhất là gỗ hạng “C” có giá thấp nhất. Giá gỗ tròn được xác định dựa
vào cấp đường kính và cấp chất lượng. Hệ thống phân loại này đã được sử dụng tại Đức
trong nhiều thập kỷ qua và đã tạo ra doanh thu cho các chủ rừng không những trang trải các
chi phí quản lý rừng tự nhiên mà còn đem lại lợi nhuận, điều này tất nhiên cũng phụ thu
ộc
vào tình hình thị trường.
Nói chung, trình tự phân loại gỗ được thực hiện thông qua 3 hoặc 4 bước
1. Bước 1: Xác định loài gỗ

2. Bước 2: Đo đạc
3. Bước 3: Phân loại chất lượng
4. (Bước 4: Xác định mục đích sử dụng, chẳng hạn như giấy và bột giấy, tà vẹt tàu )

1. Bước 1: Xác định loài gỗ
Loài cây tại khu vực Đông Nam Á rất đa dạng, ví dụ như có hơn 4000 loài t
ại Indonexia;
3000 loài tại Malaysia và 3500 loài ở Philipine. Số lượng các loài cây đã tăng lên với việc
trồng thêm các loài cây công nghiệp. Tên thông dụng hoặc tên địa phương cũng rất đa dạng.
Nhiều loài gỗ phổ biến trong thương mại hiện nay được nhóm và phân thành “các nhóm
thương mại “cho nhiều mục đích sử dụng. Việc tiếp thị được thực hiện dựa trên nhóm loài,
hơn là loài (Schulte, A. & Schöne, D., 1996, page 494 ff.). Tài liệu về nhóm loài cây được Hội
đồng gỗ Malayssia xu
ất bản với tiêu đề “Đặc điểm các loài gỗ phổ biến ở Malaysia” (xem
phụ lục 3). Các loài gỗ được nhóm và phân loại theo khối lượng thể tích bao gồm gỗ cứng
có khối lượng thể tích thấp, gỗ cứng có khối lượng thể tích trung bình, gỗ cứng có khối
lượng thể tích cao và gỗ mềm (xem phụ lục 3 về một vài loài gỗ thương mại của Malaysia).
Các thông tin về các tính chất như
khả năng xử lý, tính chất gia công cũng như các tính chất
cơ, lý được liệt kê. Các thông tin này giúp cho bên mua biết được chính xác mục đích sử
dụng.
2. Bước 2: Đo đạc
Các quốc gia Đông Nam Á sử dụng hệ đo lường mét trong việc đo đạc gỗ tròn (cả gỗ cứng
và gỗ mềm) . Đường kính trung bình được đo bằng thước kẹp. Hai đường kính vuông góc
Sự phát triển giá theo cấp đường kính và cấp chất lượng


9
với nhau tại mỗi đầu của khúc gỗ được đo đạc. Kết quả phép đo được lấy trung bình và làm
tròn xuống đến giá trị gần nhất theo cm. Công thức xác định thể tích thông dụng là:

V = 0.7854 x D² x L / 10,000
V : Thể tích khúc gỗ (m
3
)
0.7854 = 0.25 của pi
D : Đường kính (cm)
L : Chiều dài khúc gỗ (m)

Cách tập hợp theo các cấp đường kính dưới đây sẽ giúp các chủ rừng nắm được thông tin
về gỗ tròn theo sự phân bố của đường kính.

Các cấp đường kính (đề xuất):

< 10 cm
10 – 19 cm
20 – 29 cm
30 – 39 cm
40 – 49 cm
50 – 59 cm
60 – 69 cm
70 – 79 cm
80 – 89 cm
90 – 99 cm
> 100 cm

Một ví dụ về bảng lý lịch gỗ tập hợp theo lô được đề cập trong phụ lục 3 (Phần xây dựng lý
lịch lô gỗ)
3. Phân loại chất lượng
Phân loại chất lượng là việc xem xét các đặc tính tự nhiên và các khuyết tật về hình dạng,
cấu trúc gỗ và hư hại trong quá trình khai thác, vận xuất, vận chuyển và lưu kho bãi (điều

kiện thời tiết ví dụ mưa, nắng,….). Các ch
ủ rừng phải giảm thiểu hư hại trong quá trình khai
thác để tránh những ảnh hưởng lớn đến giá trị của khúc gỗ.
Tại khoá đào tạo và các hội thảo diễn ra trong đợt công tác, tổng quan về các loại khuyết tật
khác nhau đã được trình bày. Theo đó, các hệ thống phân loại gỗ của các khu vực trên thế
giới cũng đã được giới thiệu (Xem phụ lục 3, 4 và 7 về các tiêu chuẩn A.T.I. B.T, tiêu chuẩ
n
SEAPAL và tiêu chuẩn châu Âu).
Trong khóa đào tạo thực hiện tại trung tâm đào tạo và phát triển nghề chế biến gỗ Trường
thành – GTZ, nhóm giảng viên đã giới thiệu tiêu chuẩn phân loại gỗ tròn Việt Nam (xem phụ
lục 3, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1074-86). Thông qua bài tập thực hành, các học viên đã
phân loại một số lóng gỗ theo 2 hệ thống phân loại khác nhau, đó là hệ thống phân loại
SEALPA và hệ thống phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam. Ý nghĩa c
ủa bài tập thực hành này
là:
• So sánh các kết quả phân loại
• Đánh giá về khả năng áp dụng của 2 hệ thống và
• Thu thập các đề xuất về hệ thống phân loại gỗ tròn tại Việt Nam
Bảng lý lịch gỗ được xây dựng dựa trên thông tin về các lóng gỗ khai thác. Bản lý lịch này
sau đó sẽ được xây dựng thành các lý lịch lô. Ý nghĩa của việc xây dựng lý lịch lô là sắp xếp
các lóng gỗ theo cấp đường kính và cấp chất lượng sao cho các chủ rừng có cái nhìn ban
đầu về giá trị của lô gỗ (xem phụ lục 3, phiếu lô LS)




10
Một số điểm lưu ý trong chuyến công tác

1. Bộ tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam phân loại chất lượng dựa vào khuyết tật, bao gồm 3

cấp chất lượng A, B, C và có 5 tiêu chí khuyết tật. Nhìn chung không trừ khuyết tật từ thể
tích gỗ ngoại trừ rỗng ruột/lỗ bọng. Bộ tiêu chuẩn này đơn giản so với các hệ thống phân
loại khác trên thế giới. Loài gỗ không được đề cập đến trong bộ tiêu chuẩn.
2. Kết quả đánh giá bài tập thực hành phân loại không tốt bởi vì trên thức tế bộ tiêu chuẩn
chất lượng Việt NamTCVN không được sử dụng và phổ biến một cách rộng rãi. Các
khuyết tật như mục, nứt và mắt được đánh giá khác nhau. Trên thực tế, thể tích khuyết
tật vẫn được trừ trong thể tích lóng gỗ chứ không phân loại chất lượng. Trong quá trình
thảo luận tại khóa đào tạo, không thể xác định được những thuận lợi và khó khăn của
các hệ thống. Cụ thể là việc xác định thuận lợi, khó khăn của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn
Việt Nam không thực hiện được do thiếu kinh nghiệm phân loại gỗ.
3. Cán bộ các công ty lâm nghiệp và chế biến tham gia khóa đào tạo chỉ áp dụng phân
loại theo
- Loài
- Cấp kính với từng nhóm loài xác định để phục vụ việc tính thuế
- Đo đạc chiều dài và đường kính gỗ
- Không sử dụng các tiêu chí về chất lượng

Khuyến nghị
1. Dụng cụ đo đạc phải được chăm sóc bảo dưỡng đúng cách. Các dụng cụ phải được
kiểm tra trước khi sử dụng và theo định kỳ. Thước kẹp sử dụng ở các công ty lâm
nghiệp nên được làm bằng hợp chất nhôm và thước đo nên được làm bằng kim loại.
Thước đo chu vi cũng nên được giới thiệu.
2. Bổ sung tiêu chí chất lượng vào bảng lý lịch gỗ. Tổng hợp các lý lịch gỗ theo sự đồng
nhất về cấp đường kính cho tất cả các loài.
3. Chỉnh sửa và xây dựng các qui định về phân loại gỗ tại Việt Nam theo 3 bước phân loại:
Xác định loài
- Sắp xếp lại nhóm loài theo mục đích sử dụng
- Bao gồm các tính chất cơ, lý và gia công
- Bao gồm tất cả các loài cây rừng trồng (quan trọng)
Xác định thể tích

- Xác định quy trình đo đạc và kiểm soát định kỳ việc thực hiện
- Quy định việc sử dụng chất liệu cho dụng cụ đo
Phân loại chất lượng
- Xác định các tiêu chí phân loại chất lượng
4. Áp dụng thử nghiệm bộ TCVN đã chỉnh sửa tại một công ty lâm nghịêp nhà nước trong
thời gian một năm. Khối lượng gỗ sử dụng để thử nghiệm phân loại ít nhất là 5000 m3
5. Đánh giá khả nằng ứng dụng
6. Sửa đổi TCVN nếu cần thiết.
7. Áp dụng TCVN cho tất cả các công ty lâm nghiệp nhà nước
8. Đề nghị các cơ quan liên quan và đại diện bên mua, bên bán và các tổ chức tham gia
các hoạt động mô tả ở trên.

4.2.2. Phân tích tỷ lệ thành khí
Lợi nhuận của một xưởng cưa phụ thuộc phần lớn vào tương quan so sánh giữa sản lượng
gỗ xẻ và sản lượng gỗ tròn sử dụng (hay còn gọi là tỷ lệ thành khí). Đây là một yếu tố ngày
càng quan trọng khi mà nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm.


11
Do đó, bên mua gỗ tròn cần rất chú ý trong việc xử lý gỗ ngay sau khi mua. Trong quá trình
vận chuyển, bốc dỡ gỗ tròn tại bãi, cần tránh làm hư hao chất lượng gỗ. Các ví dụ về cách
tổ chức/sắp xếp tốt bãi gỗ đã được trình bày và chia sẻ (phần tài liệu hóa bằng ảnh). Việc
vận chuyển gỗ từ bãi đấu giá cũng cần được thực hiện sớm. Trong khi vận chuyển gỗ v

xưởng cưa xẻ, cần rất chú ý đến chất lượng gỗ.
Nhìn chung, về việc tính tỷ lệ thành khí, có các cách như sau:
• Tính toán sản lượng
• So sánh kết quả kiểm kê cuối kỳ
• Xẻ thử để xác định sản lượng
• Lập bản đồ xẻ trên máy tính

• Biểu đồ
Tỷ lệ thành khí được xác định là tỷ lệ giữa sản lượng gỗ x
ẻ và lượng gỗ trọn sử dụng.
Công thức: Y (%) = (Thể tích (gỗ xẻ) / thể tích (gỗ tròn sử dụng)) * 100
Ví dụ phân tích tỷ lệ thành khí:


Phân tích tỷ lệ thành khí
Bước
1
Lô gỗ tròn
Loài m³

Selangan Batu 23,5

2
Sản lượng và tỷ lệ thành khí

Quy cách

Dài Rộng Dày
Thể
tích
trên
tấm
Số
lượng
Tổng thể
tích
Tỷ lệ


Phân loại sản
phầm
mm Mm mm m³ Tấm m³ %
Gỗ xẻ 2600 300 32 0,250 10 2,496 18%
Gỗ xẻ 3000 400 52 0,624 11 6,864 48%
Gỗ hộp 2600 100 100 0,260 12 3,12 22%
Gỗ hộp 3000 120 120 0,432 4 1,728 12%
Tổng 14,208 100%
3 Tính toán tỷ lệ thành khí
Từ gỗ tròn ra gỗ xẻ 60%

Trong khóa đào tạo tại Trung tâm Đào tạo và Phát triển nghề chế biến gỗ Trường Thành
GTZ, nhóm giảng viên đã cùng các học viên thực hiện một bài tập thực hành cưa xẻ. Tiến
trình, phương pháp xác định sản lượng, tỷ lệ thành khí đã được tài liệu hóa (xem phụ lục 3:
Bài tập thực hành xác định tỷ lệ thành khí).
Cách so sánh kết quả kiểm kê nhằm mục đích tính toán tỷ lệ thành khí trong cả m
ột giai
đoạn. Đây là cách tính toán của các xưởng cưa xẻ. Cách tính toán này không những phục
vụ mục đích thống kê mà còn giúp cho người chủ xưởng cưa xẻ, với thực tế về sản lượng,
chi phí sản xuất và giá thị trường trong một năm, có thể mua gỗ tròn một cách có hiệu quả.
Xẻ thử là phương pháp chính xác nhất để xác định tỷ lệ thành khí và được sử dụng để xác
đị
nh chi phí sản xuất sản phẩm mới hoặc chi phí máy móc.
Ngày nay, việc xẻ thử được hỗ trợ với công nghệ thông tin (IT) và các biểu đồ về sản
lượng được xây dựng thông qua lập bản đồ xẻ trên máy tính.
Việc tính toán chi phí là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả của một doanh
nghiệp/xưởng cưa xẻ. Do đó, việc tính toán chi phí rất cần thiết. Cũng trong khóa đào tạo tại
Trung tâm
đào tạo và Phát triển nghề chế biến gỗ Trường Thành GTZ, bảng tính toán chi

phí xưởng xẻ được giới thiệu. Bảng tính toán chi phí này bao gồm tất cả các chi phí từ khi


12
mua gỗ tròn cho đến khi vận chuyển gỗ xẻ đến địa điểm của bên mua (xem phụ lục 3, Bảng
tính toán chi phí xưởng xẻ xuất khẩu).

Một số lưu ý trong chuyến công tác

1. Các học viên trong khóa học tại trung tâm đào tạo và phát triển nghề chế biến gỗ Trường
Thành GTZ đều đã biết Phân tích tỷ lệ thành khí nhưng không sử dụng thường xuyên.
2. Trong chuyến công tác, một số công ty mà đoàn công tác đến thăm đã được hỏi về tỷ lệ
thành khí của xưởng xẻ cũng như việc phân tích tỷ lệ thành khí. Mặc dù vậy, nhóm công
tác không nhận được câu trả lời cụ thể. Cán bộ của các công ty này đểu chỉ cung cấp
những con số tương đối về tỷ lệ thành khí của xưởng xẻ. Có vẻ như những con số về
mặt kinh tế như thế này không được chú ý nhiều do giá cả lao động khá rẻ.

Khuyến nghị
3. Tập trung vào và coi khía cạnh kinh tế như là một trong những yếu tố của tính bền vững.
Giá cả lao động sẽ có những thay đổi và sẽ không rẻ như hiện tại.
4. Tập trung vào các chủ đề về phân tích tỷ lệ thành khí và tính toán chi phí xưởng cưa xẻ
trong các cuộc thảo luận với các nhà sản xuất và các Hiệp hội (VIFORES, HAWA).
5. Tổ chức các hội nghị và/hoặc các buổi hướng dẫn cho các doanh nghiệp liên quan về
chủ đề trên.
4.2.3. Đấu giá gỗ
“Có nhiều con đường dẫn tới thành công”. Câu nói này cũng có thể áp dụng đối với việc bán
gỗ. Tại khóa đào tạo diễn ra tại Trung tâm đào tạo và phát triển nghề chế biến gỗ Trường
Thành GTZ và hội thảo tại Kon Tum, các phương pháp mua bán gỗ khác nhau đã được chia
sẻ (xem Phụ lục 3, 4 – Đấu giá.ppt) Trong phần này, tác giả sẽ đề cập đến phương pháp
đấu giá gỗ.

Trước khi tiến hành đấu giá, cần ph
ải giải thích rõ và thực hiện các hoạt động chuẩn bị
Các hoạt động chuẩn bị cần được quan tâm, cân nhắc trước khi cuộc đấu giá bắt đầu. Nhìn
chung, một số hoạt động chuẩn bị không phụ thuộc vào phương thức mua bán và kinh
doanh gỗ. Các hoạt động chuẩn bị được thực hiện nhằm hướng tới đối tương là khách hàng
của thị trường tự do. Việ
c chuẩn bị nhằm bảo đảm rằng người mua sẽ bị thuyết phục và
mua gỗ trong cuộc đấu giá. . Ấn tượng đầu tiên đối với cách tổ chức các lô gỗ rất quan trọng
và ảnh hưởng đến vị thế đàm phán về giá cả của bên bán!



Lô gỗ
: sắp xếp không tốt “bắt mắt”





13
Các hoạt động chuẩn bị gồm:
• Dọn dẹp bãi gỗ
• Xây dựng lý lịch lóng gỗ
• Xác định các lô gỗ
• Sắp xếp các lóng gỗ theo lô đã xác định
• Xác định thời gian và địa điểm đấu giá
• Tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng và marketing
• Xác định giá khởi điểm cho mỗi lô
• Chỉ định thư ký cho phiên đấu giá
Dọn dẹp bãi gỗ


Trước khi tham gia đấu thầu, bên mua thường muốn khảo sát các lóng gỗ (theo quan điểm
“Khách hàng mua các mặt hàng mà họ mong đợi và họ được tận mắt kiểm tra”). Bãi gỗ cần
được đặt ở khu vực thuận lợi đối với khách hàng tiềm năng để họ có thể đi thăm.
Xây dựng lý lịch lóng gỗ

Lý lịch lóng gỗ dành cho khách hàng cần phải được xây dựng. Thông thường, khách hàng
muốn xem xét kiểm tra việc phân loại, đặc biệt là đo đạc gỗ.
Xác định các lô gỗ

Các lý lịch lóng gỗ chưa cung cấp đủ thông tin để tiến hành đấu giá. Các lóng gỗ cần phải
được tập hợp theo lô sao cho các lóng gỗ trong lô tương đồng về loài, cấp kính và chất
lượng. Các lô gỗ này là cơ sở đấu giá (xem Phụ lục 3, 4 Ví dụ xây dựng lô gỗ tại LS). Từng
lô sẽ được đấu giá riêng.
Ví dụ: Lý lịch lô gỗ


Phòng lâm nghiệp: Red Deer Lô số: 1
Phiếu
Ký hiệu lóng: 7040, 7041, 7200, 7202, 7203, 7205 - 7210, 1040 - 1042, 1045 - 1047
Tổng số lóng: 17
Màu gỗ Đỏ

Loài gỗ:
Sồi
(Oak)


Cấp kính (cm)
Chất lượng 20 - 29 30 - 34 35 – 39 40 - 49 50 - 59 > 60 Tổng m3


A 4,30 2,40 6,70

B 5,80 0,78 6,58

C 0,00

Thể tích (m3) 0,00 0,00 0,00 0,00 10,10 3,18 13,28

Sắp xếp các lóng gỗ theo lô đã xác định

Sau khi xác định các lô gỗ, các lóng gỗ sẽ được sắp xếp theo lô xác định tại bãi gỗ. Khách
hàng rất mong tìm hiểu tận nơi các lô gỗ.


14
Xác định thời gian và địa điểm đấu giá

Cần xác định thời gian và địa điểm diễn ra đấu giá sớm. Khách hàng/bên mua – đặc biệt các
khách hàng quốc tế - có thể sắp xếp thời gian để tham gia đấu giá.
Tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng và marketing

Thực hiện tốt các hoạt động marketing là một nhân tố dẫn tới thành công trong các hoạt
động kinh doanh. Thông tin về cuộc đấu giá cần được đưa lên các phương tiện thông tin đại
chúng và internet tại thời điểm phù hợp (3 đến 4 tuần trước khi diễn ra đấu giá). Nên gửi thư
mời đến cách khách hàng cụ thể. Các thông báo về đấu giá cần bao gồm thời gian, địa điểm
cũng như lượng gỗ bán. T
ại thời điểm này, danh mục lô (Phụ lục 3, ví dụ về phiếu lô.xls) cần
đưa lên trang web/mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc được gửi kèm
với thư mời đấu giá.

Điều kiện và quy trình đấu giá, quy định về phương thức thanh toán và/hoặc bất kỳ hướng
dẫn nào về thuế xuất khẩu, v.v… (Phụ lục 3, ví dụ về điều kiện và quy trình đấu giá gỗ.doc,
H
ướng dẫn về Xuất khẩu Gỗ tròn và các Sản phẩm gỗ.doc) cần phải thông báo.
Marketing là một hoạt động liên tục. Trước và sau khi đấu giá, các công ty lâm nghiệp cần
nghiên cứu rất kỹ về các xu hướng giá trên thị trường theo loài, bán thành phẩm và sản
phẩm hoàn thiện. Thông tin về việc sử dụng gỗ trong các doanh nghiệp bao gồm cả các
công nghệ mới cần được tập hợp. Các mối quan hệ kinh doanh quốc tế và t
ỷ giá hối đoái
cũng cần được xem xét kỹ.
Xác định giá khởi điểm cho mỗi lô

Tất cả các hoạt động marketing và thu thập thông tin đều góp phần xác định giá khởi điểm
của mỗi lô gỗ. Giá khởi điểm do chủ tọa quyết định trước khi cuộc đấu giá bắt đầu. Giá khởi
điểm phụ thuộc rất nhiều vào các tính toán liên quan đến thông tin thị trường thu thập được
và kết quả các lần đấu giá trước. Giá khởi điểm được xác định dướ
i mức giá mong đợi được
trả trong phiên đấu giá nhằm khuyến khích khách hàng tham gia đấu giá. Theo kinh nghiệm
có được qua các lần đầu giá các lô gỗ khác nhau, chủ tọa phiên đấu giá có thể thay đổi giá
khởi điểm của các lô tiếp theo. Điều này phụ thuộc vào không khí của buổi đấu giá. Chủ tọa
cũng có thể hủy các lô gỗ đấu giá nếu giá cả được trả không phù hợp hoặc có hành vi cấu
kết giữa khách hàng/người mua.
Ch
ỉ định thư ký cho phiên đấu giá
Cần có một thư ký hỗ trợ chủ tọa trong quá trình đấu giá. Cụ thể, người này kiểm tra các
khoản phí và các khoản bảo đảm, viết biên bản các cuộc đấu giá. Các biên bản này sẽ được
chủ tọa và thư ký xác nhận rồi ký tên. Để đảm bảo tính minh bạch, nên có thêm chữ ký của
đại diện khách hàng/người mua trên các biên bản này.
Quy trình đầu giá tại phòng lâm nghiệp Sabah
Cuộc đấu giá được tổ chức tại phòng họ

p của Phòng lâm nghiệp huyện và do trưởng Phòng
chủ trì. Để tham gia đấu giá, khách hàng/người mua phải ký gửi 10,000 Ringit Malaysia
(tương đương 2,632 US $). Khoản tiền ký gửi này sẽ được hoàn lại hoặc khấu trừ vào chi
phí mua gỗ. Sau khi công bố giá khởi điểm của môt lô xác định, khách hàng/người mua lần
lượt theo chiều kim đồng hồ trả giá lần thứ nhất. Trong vòng đầu tiên trả giá, khách
hàng/người mua cũng cần công bố mục đích sử dụ
ng gỗ mua là tiêu dùng nội địa hay xuất
khẩu. Sau vòng đầu tiên trả giá, phòng lâm nghiệp Sabah tăng giá với một tỷ lệ tương ứng
và tiếp tục đấu giá với giá mới. Sau khi phiên đấu giá kết thúc, người mua phải trả tiền và
vận chuyển gỗ ra khỏi bãi của phòng lâm nghiệp Sabah trong vòng hai tuần.
Đấu giá gỗ được bắt đầu vào tháng 12/1995 với khối lượng ít. Tại 10 cuộc đấu giá đầu tiên,
các lô gỗ đem bán đấu giá có nhi
ều loài khác nhau. Lúc đó, không có việc phân loại gỗ theo
nhóm sử dụng. Người mua chủ yếu là các nhà sản xuất gỗ dán và không quan tâm đến loài
gỗ. Khách hàng nước ngoài không tham gia do lúc đó lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn vẫn còn
có hiệu lực. Từ tháng 3/1998, với việc sử dụng chứng chỉ FSC và lệnh cấm xuất khẩu gỗ
tròn được dỡ bỏ. Phòng lâm nghiệp Sabah đã sử dụng cách thức marketing mới, họ đã


15
phân loại gỗ và chia gỗ ra theo các nhóm sử dụng. Cách thức này đã lôi cuốn khách hàng
nước ngoài. Đây là những khách hàng có những mục đích sản xuất cụ thể và chỉ lựa chọn lô
gỗ nhất định để đấu giá nhằm tránh được những lóng gỗ không mong đợi.


Trong 12 năm quá giá gỗ tròn trung bình tăng liên tục. Liệu việc được cấp chứng chỉ FSC
(ba lần từ năm 1997) và/hoặc do những thay đổi về quản lý như phân loại hoặc đấu giá vẫn
là vấn đề còn đang thảo luận. Cũng như vậy, tranh luận về lợi ích của việc cấp chứng chỉ đối
với các chủ rừng tập trung vào tranh luận giữa “giá trị thị trườ
ng” và “khả năng tiếp cận thị

trường”. Một số nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dung sẵn sàng trả thêm 2% đến 30%
cho các sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ và được sản xuất bền vững. Một số nghiên cứu
khác tỏ ra nghi ngờ hoặc bác bỏ kết luận đó.
Tham gia vào cuộc thảo luận này có Kollert, W. và Lagan, P., tại Đại hội XXII IFRU 2005,
Brisbane (Phụ lục 5). Sự thay đổi giá theo thờ
i gian của gỗ có chứng chỉ và gỗ không có
chứng chỉ (từ năm 2000 đến 2004) do ba Đơn vị quản lý rừng (FMU) của Sabah, Malaysia
cung cấp đã được kiểm nghiệm trong một phân tích so sánh về 6 nhóm loài. Kết quả cho
thấy rằng việc cấp chứng chỉ quản lý rừng mang đến giá trị thị trường cho gỗ có chứng chỉ.
Cụ thể là gỗ cứng xuất khẩu có chất lượng cao (ví dụ nh
ư Selangan Batu, Keruing) tăng đến
27-56% về giá. Gỗ có chất lượng thấp hơn (như Kapur, Seraya) cũng có giá cao hơn so với
gỗ không có chứng chỉ, tuy nhiên sự khác biệt giữa những sự thay đổi giá của các loài gỗ
này ít được công bố (từ 2% đến 30%). Tác giả của nghiên cứu này cho rằng cần xem xét
phân tích về giá một cách thận trọng. Ban quản lý rừng Deramakot (DFR), được đề cập
trong nghiên cứu này đã áp dụng phương thức bán hàng và marketing khác hẳn so v
ới
phương thức mà họ áp dụng trong giai đoạn gỗ chưa có chứng chỉ. Bên cạnh những ảnh
hưởng của việc cấp chứng chỉ, phương thức bán hàng và marketing cũng có tác động đối
với giá bán gỗ.
Các chủ rừng nên nỗ lực để gia tăng giá trị gỗ bán ra. Nhu cầu thị trường cao và giá cả phù
hợp cho gỗ được khai thác bền vững góp phần hướng tới các tiêu chuẩn qu
ản lý rừng bền
vững. Những yếu tố này đã trở thành động lực quan trọng trong quản lý rừng trên toàn thế
giới. Do đó, việc cấp chứng chỉ, kết hợp với phân loại gỗ tròn có hiệu quả (bao gồm tất các
các nội dung đã đề cập ở trên) cũng như những chiến lược bán hàng và marketing tốt chẳng
hạn như sử dụng phương thức đấ
u giá gỗ sẽ tạo ra cơ hội gia tăng đóng góp của ngành chế
biến gỗ đối với việc phát triển minh bạch và bền vững. Điều này sẽ góp phần trang trải
những chi phí quản lý rừng bền vững.



Giá gỗ tròn trung bình qua các năm – Ringgit (RM) / m3
1995 - 2007
270
227
258
396
697
331
468
539
554
614
705
815

0
150

300
450
600
750
900
1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
RM/m3

FSC-
Certificat

e



16
Những phát hiện chính

1. Đấu giá gỗ được bắt đầu tại Gia Lai từ năm 2003 nhằm tăng tính minh bạch và công
bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp buôn bán gỗ với mục đích tăng cường tính
chủ động của các chủ rừng. Phương thức đấu giá gỗ mới chỉ được áp dụng trong trường
hợp cây đứng trong rừng tự nhiên của các công ty lâm nghiệp Nhà nước. Các cơ quan
quản lý bao gồm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Gia Lai và Sở Tài chính tỉnh Gia Lai.
2. Đấu giá cũng được sử dụng đối với gỗ khai thác trái phép bị phát hiện. Giá cả và tính
minh bạch còn hạn chế.
3. Đấu giá gỗ tròn là một phương thức mua bán minh bạch trong thị trường mở. Phương
thức này nhằm mục đích tăng thu nhập cho các chủ rừng với việc giá gỗ được trả cao.
Đặc biệt, phương thức này cũng thu hút những khách hàng/người mua có những mục
đích sản xuất cụ thể và lựa chọn những lô gỗ nhất định để tham gia đấu thầu nhằm tránh
được số lượng lớn những lóng gỗ với loài, kích thước và chất lượng không như mong
đợi. Khác với đấu giá cây đứng, việc đấu giá gỗ tròn đã khai thác để thực hiện được tốt
cần phải tiến hành phân loại gỗ.
4. Phòng lâm nghiệp Sabah có kinh nghiệm nhiều năm về đấu giá gỗ tròn. Mặc dù các lô
không được phân loại theo cấp kính và chất lượng nhưng việc rừng được cấp chứng chỉ
FSC cùng với việc áp dụng phương thức bán hàng và marketing cụ thể đã làm tăng gấp
ba giá gỗ trung bình và có vẻ như xu hướng tăng giá vẫn còn tiếp tục. Do đó, doanh thu
đã được dùng để trang trải các chi phí quản lý rừng bền vững và đóng góp vào ngân
sách của chủ rừng.
5. Trong cuộc họp ngày 13.06.2008 tại tỉnh Đăk Lăk và hội thảo ngày 14.06.2008 tại tỉnh
Kon Tum, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk và Kon Tum (ông Trần Ngọc Thanh –

trưởng phòng chế biến và ông Phương, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum) đã
bày tỏ sự ủng hộ đối với việc giới thiệu hệ thống phân loại gỗ tròn và phương thức đấu
giá gỗ theo khuyến nghị đưa ra.

Khuyến nghị
1. Chọn một công ty lâm nghiệp Nhà nước để thử nghiệm phương thức đấu giá gỗ.
2. Đề cử cán bộ nguồn để được đào tạo trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đấu giá gỗ.
Người này sẽ trở thành chủ tọa của các cuộc đấu giá và nhân rộng phương thức đấu giá
sau khi đã thử nghiệm.
3. Xây dựng những lý lịch các lô gỗ theo ví dụ đưa ra, sau này bổ sung các tiêu chí về mặt
chất lượng.
4. Thực hiện các hoạt động về quảng bá và quan hệ công chúng để thu hút khách
hàng/người mua.
5. Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường.
6. Xây dựng và thực hiện hệ thống giám sát về những thay đổi giá và tình hình kinh doanh
của các khách hàng/người mua tiềm năng.
7. Không ngừng cải tiến quy trình đấu giá dựa trên các kinh nghiệm tích lũy dần.
4.2.4. Kế hoạch hành động về Phân loại và Đấu giá gỗ
Kế hoạch hành động đề xuất dưới đây được xây dựng với sự tham gia của ba bên liên quan:
• Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)
• Các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh (Sở NN&PTNT)
• Chương trình Thúc đẩy Sử dụng và Quản lý Bền vững Rừng tự nhiên và Tiếp
thị các lâm sản chính (Chương trình lâm nghiệp Việt Đức)



17
Các hoạt động được đề xuất và lập kế hoạch với ba giai đoạn như sau:
• Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng – các hoạt động ngắn hạn
• Giai đoạn từ 1 đến 3 năm – các hoạt động trung hạn

• Giai đoạn từ 3 đến 5 năm – các hoạt động dài hạn
Bản kế hoạch lập nên tương đối tham vọng, do đó nên lập kế ho
ạch chi tiết với các kết quả
mong đợi, chỉ báo và giám sát việc thực hiện kế hoạch. Nhằm đảm bảo tính sở hữu và minh
bạch, cần tổ chức một hội thảo lập kế hoạch.
Các nội dung kỹ thuật đã được mô tả trong báo cáo này và được thảo luận rất nhiều tại các
hội thảo.
Một điểm rất quan trong là cần có sự ủng h
ộ từ phía các cơ quan ra quyết định. Bộ
NN&PTNT không những chỉ đóng vai trò ra quyết định, cho phép thực hiện phân loại gỗ và
đấu giá gỗ mà còn thúc đầy và không ngừng hỗ trợ cho các Sở NN&PTNT và Chương trình
lâm nghiệp Việt Đức thực hiện các hoạt động này. Phương thức đấu giá gỗ và phân loại gỗ
trở thành điều kiện tiền đề giúp ngành chế biến và kinh doanh gỗ thích ứng với các qui luậ
t
của nền kinh tế thị trường, tăng thu nhập của công nhân và trang trải các chi phí quản lý
rừng bền vững.
Điều kiện cần thiết để đảm bảo tính bền vững đối với những kết quả dự án chính là đối tác
địa phương. Do đó, Sở NN&PTNT và các doanh nghiệp cần xác định đối tượng/cán bộ
nguồn dài hạn để nhân rộng kết quả dự án sau này.
Kế
hoạch hành động cũng tập trung vào một (1) công ty lâm nghiệp nhà nước. Công ty
lâm nghiệp này cần phải có tiềm năng cung cấp đủ gỗ tròn để tổ chức đấu giá thường xuyên
nhằm thu hút khách hàng.
Kế hoạch hành động về Phân loại và Đấu giá gỗ

Khung thời gian Bộ NN&PTNT Sở NN&PTNT Chương trình/Dự án
Ngắn hạn
(6 – 12 tháng)




































Điều kiện tiên quyết
- Cho phép thử nghiệm,
- Hỗ trợ, thúc đẩy và
- Hỗ trợ Sở NN&PTNT tạo
điều kiện cho dự án thực
hiện đấu giá và phân loại gỗ




























Đ
iều kiện tiên quyết
- Cử cơ quan/cán bộ địa phương
tham gia dự án để thúc đẩy việc
thực hiện các khuyến nghị đã nêu

- Chọn một (1) công ty lâm nghiệp
quốc doanh để thử nghiệm mô
hình phân loại và đấu giá gỗ song
song với việc xây dựng và thực
hiện quản lý rừng bền vững







(Hội thảo về kế hoạch hành độ
ng với các cấp và đơn
vị đối tác liên quan?)

(Hoàn thiện kế hoạch hành động với các kết quả mong
đợi, chỉ báo và điều chỉnh kế hoạch thời gian)


Điều kiện cần thiết
- Hướng dẫn về làm đường
- Hướng dẫn về sử dụng cưa xích
- Hướng dẫn hướng đổ của cây chặt hạ
- Hướng dẫn về khai thác tác động th
ấp
- Tập trung tiền đánh giá để cấp chứng chỉ nhằm có
được giá cao hơn cho gỗ bán đấu giá





Thu thập thông tin ở cấp tỉnh/các công ty lâm
nghiệp quốc doanh về

- loài, trữ lượng, mục đích sử dụng của gỗ khai thác từ
rừng tự nhiên và rừng trồng
- các cơ chế marketing hiện tại đang áp dụng
- các tổ chức, công ty, tổ chức phi chính phủ và cá
nhân tham gia vào khai thác và buôn bán gỗ








19

Khung thời gian Bộ NN&PTNT Sở NN&PTNT Chương trình/Dự án
Ngắn hạn
(6 – 12 tháng)

Đối thoại chính sách với
các cơ quan Nhà nước và
các tổ chức về phân loại
và đấu giá gỗ




















Đối thoại chính sách với các cơ
quan Nhà nước và các tổ chức,

doanh nghiệp về phân loại và
đấu giá gỗ
Phân loại gỗ

Chỉnh sửa và xây dựng các quy định của tiêu
chuẩn chất lượng Việt Nam TCVN về các nội dung:

- Xác định nhóm loài
- Rà soát nhóm loài theo mục đích sử dụng
- Bao gồm cả tính chất cơ, lý và tính chất gia
công
- Bao gồm cả các loài (quan trọng) đối với rừng
trồng

- Xác định thể tích
- Xác định trình tự đo đạc
- Qui định sử dụng dụng cụ đo đạc


Đấu giá gỗ

Xây dựng hệ thống đấu giá gỗ theo loài và cấp
kính giữa thân cây

Xây dựng các quy định về đấu giá gỗ

Xác định tỷ lệ thành khí

Tổ chức hội nghị và các buổi hướng dẫn về phân
tích tỷ lệ thành khí cho các công ty và hiệp hội


Áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chuẩn chất lượng Việt
Nam tại một (1) công ty lâm nghiệp Nhà nước
trong thời gian một (1) năm







20
Khung thời gian Bộ NN&PTNT Sở NN&PTNT Chương trình/Dự án
Trung hạn
(1 – 3 năm)










Tiếp tục đối thoại chính
sách với các cơ quan Nhà
nước và các tổ chức về
phân loại và đấu giá gỗ













Tiếp tục đối thoại chính sách
với các cơ quan Nhà nước và
các tổ chức, doanh nghiệp về
phân loại và đấu giá gỗ
Đấu giá gỗ

Bắt đầu tổ chức các cuộc đấu giá đầu tiên theo
quy định mới xây dựng
Bắt đầu xây dựng hệ thống marketing và giám sát
nhằm xác định kết quả đấu giá gỗ
Đánh giá tiến trình và kết quả của các cuộc đấu giá
đầu tiên này

Phân loại gỗ

Đánh giá tính thực tiễn của bộ tiêu chuẩn chất
lượng Việt Nam TCVN
- hoàn thiện danh mục loài với các tính chất và mục
đích sử dụng

Chỉnh sửa bộ tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam nếu
cần
- phân loại theo các tiêu chí chất lượng

Marketing

Cải tiến hệ thống marketing và giám sát
Xây dựng các điều khoản, quy định về kinh doanh
gỗ và phương thức thanh toán
Dài hạn
( 3 – 5 năm)







Đề xuất ban hành bộ tiêu
chuẩn chất lượng Việt
Nam chỉnh sửa




Đề xuất ra quyết định về đấu giá
gỗ cấp tỉnh. Áp dụng tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN tại tất cả các
công ty lâm nghiệp Nhà nước
- bao gồm các bước về phân loại

gỗ: loài, đường kính, chất lượng
Áp dụng phương thức đấu giá
g
ỗ tại tất cả các công ty lâm
nghiệp Nhà nước
Sử dụng phân loại chất lượng trong hệ thống đấu
giá gỗ



4.3. Nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam
Trong bảy năm vừa qua, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Doanh thu xuất khẩu sản phẩm gỗ đã tăng lên gần 10 lần và đạt gần 2.4 tỷ USD
trong năm 2007. Do thiếu nguồn nguyên liệu trong nước, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam
chủ yếu dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu. Vì vậy, những hiểu biết về việc tiếp cận thị tr
ường gỗ
thế giới và những quy định cơ bản về thương mại gỗ quốc tế nói chung là không thể thiếu
đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.





















Trên cơ sở hợp tác với HAWA (Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp. Hồ Chí Minh) và
Vifores (Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam), Hợp phần Chế biến, Th
ương mại & Tiếp thị lâm
sản chính (Hợp phần 2) đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra lợi
nhuận từ thị trường năng động đó. Điều này tạo ra mối liên kết giữa việc khai thác lâm sản
bền vững và nâng cao giá trị từ chế biến và tiếp thị. Cùng với HAWA, Hợp phần 2 đã tổ chức
một hội thảo vớ
i tiêu đề : “Quy Định Và Kỹ Thuật Đo Đạc, Phân Loại Chất Lượng Gỗ
Quốc tế” vào ngày 24.06.2008 tại Tp Hồ Chí Minh.
4.3.1. Những thông tin cơ bản về các quy định mua bán gỗ
Những quy định cơ bản về thương mại gỗ được giới thiệu tại Hội thảo Tp Hồ Chí Minh (xem
Phụ lục 7). Nhìn chung, Tất cả các công ty tham dự Hội thảo đều đã ít nhiều có kinh nghiệm
về thị trường gỗ quốc tế.
Một ví dụ về hợp đồng mua bán gỗ giữa một bên là doanh nghiệp Đức và một bên là doanh
nghiệp nước ngoài (xem Phụ lục 7) được
đưa ra thảo luận. Cuộc thảo luận tập trung vào
những phần chính trong hợp đồng đó nhằm giảm thiểu tranh chấp hoặc tranh cãi về sau
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Các ý kiến khác nhau của các đại biểu dẫn đến một kết luận cho rằng trong hợp đồng
thương mại cần phải nêu rõ loại hình hàng hoá, đặc điểm, chất lượng cũng như khối lượ
ng
và đơn giá. Những mục này cần phải được mô tả càng chính xác càng tốt nhằm tránh những

tranh chấp có thể xảy ra sau này.
Hiện nay, các bảng báo giá đều đề cập đến các điều khoản thương mại quốc tế (Inco terms)
do Phòng Thương mại quốc tế xây dựng và phát triển (xem tài liệu về các điều khoản
thương mại quốc tế tại Phụ lục 7). Dưới đây là bảng liệ
t kê ra các trách nhiệm thanh toán
của bên bán. Trong mỗi điều khoản đề cập trong bảng liệt kê, từ “Có” chỉ ra rằng bên bán có
trách nhiệm cung cấp các dịch vụ, chi phí các dịch vụ này đã tính vào giá bán; từ “Không” có
nghĩa là các dịch vụ đó là trách nhiệm của bên mua. Nếu các thông tin về bảo hiểm không
Khối lượng gỗ tròn (triệu m
3
)
Nhập khẩu
Xu
ất
kh
ẩu
Đồ gỗ
G

(Không bao gồm dăm và củi)
Năm
Nguồn: Corrtrade


22
được đề cập trong điều khoản thì việc bảo hiểm cho vận chuyển hàng hoá sẽ thuộc về trách
nhiệm của bên mua.




Bốc
hàng
lên
xe
Thuế
xuất
khẩu
Vận
chuyển
đến
cảng đi
Dỡ
hàng
từ xe
lên
tàu
tại
cảng
đi
Chi
phí
bốc
hàng
tại
cảng
đI
Vận
chuyển
tới
cảng

đến
Chi phí
dỡ
hàng
lên bờ
tại cảng
đến
Bốc
hàng
lên xe
tại cảng
đến
Vận
chuyển
tại nơi
đến
Bảo
hiểm
Thuế
nhập
khẩu
Thuế
EXW
Không Không Không Không Không Không Không Không
Không Không Không Không
FCA Có Có Có
Không Không Không Không Không
Không Không Không Không
FAS Có Có Có Có
Không Không Không Không

Không Không Không Không
FOB Có Có Có Có Có
Không Không Không
Không Không Không Không
CFR Có Có Có Có Có Có
Không Không
Không Không Không Không
CIF Có Có Có Có Có Có
Không Không
Không

Không Không
CPT Có Có Có Có Có Có
Không Không
Không
Không
Không Không
CIP Có Có Có Có Có Có
Không Không
Không

Không Không
DAF Có Có Có Có Có Có
Không Không
Không
Không
Không Không
DES Có Có Có Có Có Có
Không Không
Không


Không Không
DEQ Có Có Có Có Có Có Có
Không
Không

Không Không
DDU Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có
Không Không
DDP Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có Có

Bảng: Điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms)
Trong số những hình thức thanh toán khác nhau dưới đây:
• Tiền mặt dựa vào hoá đơn gốc
• Tài liệu có thoả thuận và được đồng ý
• Chuyển tiền
• Thư tín dụng thương mại
thì hình thức Thư tín dụng (L/C) (xem tài liệu về thư tín dụng tại Phụ lục 7) là hình thức thanh
toán phổ biến nhất được các công ty củ
a Đức sử dụng.


23
Biểu đồ: Quy trình Thư tín dụng

Thư tín dụng là một tài liệu ràng buộc mà bên mua yêu cầu ngân hàng cung cấp để bảo đảm
rằng bên bán chắc chắn sẽ nhận được khoản thanh toán mà họ đã chuyển; còn bên bán có
thể chắc chắn là họ sẽ nhận được khoản tiền mà bên mua thanh toán cho hàng hoá họ bán
ra. Để thực hiện thanh toán, bên bán phải gửi cho ngân hàng chứng từ vận tải xác nhận đã
giao hàng trong một khoảng th

ời gian nhất định.
Một phần khá quan trọng của hợp đồng thương mại, phần này cũng có thể coi là một điều
khoản trong hợp đồng có tên gọi “Trọng tài thương mại” (xem tài liệu về Trọng tài thương
mại trong Phụ lục 7). Trọng tài thương mại là một quá trình phân xử những tranh chấp thực
hiện bởi các trọng tài độc lập, quyết định của họ sẽ
trở thành quyết định cuối cùng và mang
tính ràng buộc. Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp có ràng buộc,
tương tự như một vụ kiện tại tòa án và hoàn toàn khác với những hình thức giải quyết tranh
chấp không ràng buộc như thỏa thuận, dàn xếp hoặc những quyết định không ràng buộc của
các chuyên gia. Hình thức phân xử trọng tài thương mại được áp dụng để giải quyết các
tranh chấp thương mại, đặc biệt là trong những giao dịch thương mại mang tính quốc tế.
Những người tham gia Hội thảo được hỏi họ sẽ giải quyết thế nào với những tranh chấp
trong hợp đồng xảy ra liên quan đến số lượng cũng như chất lượng không mong muốn của
hàng hoá. Nhìn chung các tranh chấp đều được tự giải quyết giữa các bên ký hợp đồng mà
không cần sự tham gia c
ủa luật sư hay trọng tài thương mại. Số lượng hoặc chất lượng
hàng hoá thường được đền bù vào lần chuyển hàng sau và đôi khi mối quan hệ đối tác
thương mại bị chấm dứt.
Giải quyết tranh chấp theo hình thức trọng tài thương mại thường nhanh hơn toà án và quá
trình phân xử cũng như những quyết định phân xử được giữ bí mật. Với Công ước New
York năm 1958, các quyết
định của trọng tài thương mại tại các quốc gia khác nhìn chung dễ
được thực thi hơn so với những quyết định tại tòa. Ở hầu hết các hệ thống pháp luật, khả
Letter of Credit
Credit cycle
1. Contract
Applicant
Buyer
Beneficiary
Seller

Advising Bank
Issuing Bank3. Documentary
Credit
2. Documentary
Credit Application
4. Advice of
Documentary Credit

Thư tín dụng
Q
u
y
trình th

c hi

n thư tín d

n
g
Bên mua
Bên phát hành
Bên bán
Bên thụ hưởng
Hợp đồng
Thư tín dụng
Ngân hàng phát
hành
Ngân hàng thông báo
Phát hành Thư

tín dụng
Xác nhận Thư
tín dụng


24
năng chống án rất hạn chế. Vì vậy, nên bổ sung vào nội dung của hợp đồng thương mại
điều khoản do Phòng thương mại quốc tế xây dựng như sau:
Gợi ý điều khoản về trọng tài thương mại

" Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hoặc có liên quan đến nó sẽ được giải quyết
dứt điểm theo Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế bởi một hoặc nhiều
trong tài viên được chỉ định theo đúng Quy tắc này
Những thông tin bổ sung lien quan khác:
(a) Số lượng trọng tài sẽ là … (1 hoặc 3);
(b) Luật định quyền/nhiệm vụ … sẽ được áp dụng;
(c) Ngôn ngữ dùng trong quá trình phân xử
sẽ là …
*) Trong trường hợp này, có thể xem xét việc áp dụng Công ước Liên hiệp quốc về hợp
đồng thương mại quốc tế năm 1980 (phụ lục 7).
4.3.2. Thương mại gỗ quốc tế theo quy định Châu Âu và Đức
Tại Hội thảo, tổng quan về thương mại gỗ tròn và gỗ xẻ quốc tế theo tiêu chuẩn Châu Âu và
Đức đã được trình bày và chia sẻ (xem tài liệu thương mại gỗ quốc tế tại phụ lục 7). Sự phụ
thuộc về nguyên liệu gỗ nhập khẩu ngày càng tăng, thị trường Châu Âu là một phần trong
tầm nhìn chiến lược mà các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam hướng tới; kh
ối lượng đồ
ngoại thất được hướng tới thị trường Châu Âu . Vì vậy, hiểu biết về các tiêu chí phân loại gỗ
tròn cũng như gỗ xẻ theo tiêu chuẩn Châu Âu là rất cần thiết nhằm tránh những thiệt hại có
thể xảy ra.
Khối lượng gỗ beech (tần bì) mà Đức xuất khẩu làhơn 700,000m3. Trung Quốc là nước

nhập khẩu khối lượng lớn nhất loại gỗ này (h
ơn 300,000m3 - 2007). Trong khi khối lượng gỗ
tròn xuất khẩu từ Đức sang các nước Châu Á khác (trừ Trung Quốc) đang có xu hướng
giảm thì khối lượng gỗ beech (Tần bì) thì lượng gỗ nhập khẩu từ Đức vào Việt Nam gần như
tăng lên gấp đôi trong năm 2007 và có chiều hướng tiếp tục tăng.






Gỗ beech (tần bì) của Đức hạng B/C Gỗ oak (sồi) của Đức hạng B/C
Trong chuyến thăm một doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ tần bị (beech) và sồi
(oak) từ Đức, một số lóng gỗ mới nhập về đã được quan sát. Chất lượng khối lượng gỗ nói
trên không phải là chất lượng gỗ tốt nhưng phù hợp với giá thành nhập khẩu. Trong khi đó,
gỗ nhập khẩu từ Mỹ có chất lượng nhìn chung tốt.





25
American White Oak (gỗ sồi trắng của Mỹ – oak)

Các tiêu chuẩn phân loại gỗ tròn và gỗ xẻ của Malaysia, Mỹ và Châu Âu đối với các loài
chính (sồi - oak, tần bì - beech, vân sam - spruce và thong - pine) bao gồm cả việc xác định
khuyết tật được giới thiệu (xem tài liệu phân loại gỗ châu Âu tại Phụ lục 7). Thông qua
những ý kiến thảo luận có thể thấy một điều: trái ngược với các tiêu chuẩn phân loại của
Malaysia và Mỹ, những hi
ểu biết về các quy định phân loại gỗ của Châu Âu là rất hạn chế.

Cụ thể là, để phục vụ cho tính chính xác của việc xác định thể tích gỗ, thể tích vỏ cây theo
những loài khác nhau là một con số rất quan trọng cần được quan tâm kỹ (xem nội dung về
tính thể tích trừ vỏ trong Phụ lục 7). Dưới đây là một ví dụ về độ lệch thể tích gỗ tuỳ theo
mức độ
giảm thể tích vỏ cây khác nhau:

Xác định thể tích gỗ trừ vỏ
Công thức: thể tích = (đường kính/2)² * pi * chiều dài cây gỗ
-1 cm -2 cm -3 cm -4 cm
đường kính
(m)
0,5 0,250 0,245 0,24 0,235 0,23
pi 3,1415 3,1415 3,1415 3,1415 3,1415
chiều dài cây
gỗ (m)
11,4 11,4 11,4 11,4 11,4

m³ 2,2383188 2,14968133 2,06283456 1,977778448 1,894513

độ lệch 96% 92% 88% 85%
Các nhà nhập khẩu gỗ Việt Nam nên yêu cầu nhà sản xuất hoặc chủ rừng cung cấp lí lịch gỗ
nhằm tránh được độ lệch về khối lượng. Trong Hội thảo, một ví dụ cụ thể về vấn đề này
cũng được đề cập (xem tài liệu về lý lịch gỗ, Phụ lục 7)
Với mỗi loài, đều có tiêu chuẩn phân loại chất lượng gỗ riêng (xem tài liệu tiêu chuẩ
n phân
loại chất lượng một số loài gỗ của châu Âu, phụ lục 7); tuy nhiên việc xác định chất lượng gỗ
theo các tiêu chuẩn đó không đơn giản, đòi hỏi người phân loại phải có kinh nghiệm. Tại thời
điểm này, luật về phân loại gỗ của Đức đang chuẩn bị hết hạn, tổ công tác về phân loại gỗ
bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm đang cố gắng hài hoà tiêu chuẩ
n phân loại gỗ sẵn

có của Châu Âu với yêu cầu của các nhà sản xuất và tiêu thụ gỗ. Công việc này cũng mất
khoảng một năm để hoàn thành. Vì thế, như đã đề cập trong phần trước, những đặc điểm cụ
thể về chất lượng cần phải được xem xét và đề cập kỹ lưỡng, chi tiết trong hợp đồng thương
mại.
Đối với g
ỗ xẻ, hiện đang có sự chuyển đổi về phân loại gỗ theo hướng sử dụng quy định
phân loại của Hội đồng gỗ cứng Hoa Kỳ (NHLA) trong phạm vi Châu Âu.
Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Châu Âu (EHEC) vừa mới được thành lập và Hội đồng này đã
đồng ý việc áp dụng các tiêu chuẩn phân loại theo chất lượng đối với gỗ beech hộp (sử dụng
tiêu chuẩn c
ủa Hội đồng gỗ cứng Hoa Kỳ), gỗ beech xẻ (tiêu chuẩn EOS) và gỗ sồi oak
Châu Âu. Mục tiêu nhằm:
– chuẩn hoá các chiến lược bán hàng
– phối hợp chặt chẽ với ngành lâm nghiệp về lĩnh vực tiếp thị gỗ cứng
– thành lập các trung tâm đào tạo về phân loại gỗ

×