Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 134 trang )

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GỖ
1. Quy mô, năng lực sản xuất
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng
tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc
(Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên
đến gần 200 tỉ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ,
kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã
thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như
Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… đã phát triển vô cùng nhanh chóng
cả về số lượng và chất lượng.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những
năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu
hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng
2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối
gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công
ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất).
Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà
nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu
tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy
Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại
Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty
sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam
(T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty
sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực
đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…
Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp
vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản
xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết


bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh
nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng
được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.
2. Thị trường
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ cảu các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000
cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ
USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ
trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như
Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến
nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các
sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà,
hàng ngoài trời… đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục
tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền
công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD và ước lên tới 1 tỷ USD năm
2004.
Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền
thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để
thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận
nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh
một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định
và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ
thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng
hòa Liên bang Nga.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà
nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu
thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên

nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu
cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp.
Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường
của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu
nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho
công tác tiếp thị.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
2001 2002 2003
Nhật Bản
Đài Loan
Anh
Pháp
Hàn Quốc
Các nước khác
75.377
47.368
33.964
27.476
17.112
97.696
93.394
45.82
50.971
26.187
24.542
119.260
137.913
45.553

50.986
25.238
24.361
145.886
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nước/
Khu vực
3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ
xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy,
trang trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia
tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuât khẩu của Việt
Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế,
vườn, ghế băng, df che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp
với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa…
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế,
giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp
với các vật liệu khác như da, vải…
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế,
tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.
Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ
keo, gỗ bạch đàn…
Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế
ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu
là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.
4. Gỗ mỹ nghệ Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ chế biến, nghề gỗ mỹ nghệ
Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có
342 làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh

Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng),
La Xuyên (Nam Định) Kim Bồng (Quảng Nam)… Các cơ sở sản xuất, các
doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thành
phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay ngay tại các làng nghề. Các
sản phẩ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất lượng mà còn vô cùng
phong phú về mẫu mã phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ trang trí
nội thất như bàn, ghế, tủ, đèn… đến các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà
bếp…, đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các
thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại
kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ mỹ nghệ
Đơn vị tính: Triệu USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thị trường xuất khẩu của hàng gỗ mỹ nghệ Việt Nam
5. Nguyên liệu gỗ
Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự
nhiên là chính đã chuyển sang dẹa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự
nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để
bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn
khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000m3 mối
năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, củ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng,
sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu
(50.000 m3). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai
chương trình trồng mới 5 triệu rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm
2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất.
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Viêt
Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và
tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu.
Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia,

Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này
luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New
Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phàn Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại
cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Nhằm chủ động chuẩn bị nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng
đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò
quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai
công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản
phẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy
Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An)
15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi
đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày càng
cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm nưang của ngành chế biến
gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức
chú ý đến xu hướng “môi trường hóa” thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng
nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu
chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại
đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai
thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ
chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý, khai thác gỗ và cấp giấy
chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí
quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được
một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.
6. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ của nhà nước
Với xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày
31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính
phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ

rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng,
gỗ nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế
suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự
nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên
có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%
Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo
nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức
thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%).
Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ
phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các
mặt hàng gỗ của Việt Nam.
Chương 2
CHỨNG CHỈ RỪNG
I. Sự cần thiết của chứng chỉ rừng
Do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bất
hợp pháp), chuyển đổi đất lâm sàng trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa
v.v… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính
của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu
ha song đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích
đất không có rừng khoảng 8 triệu ha. Môi trường sống của nhiều loài động vật,
thực vật rừng cũng không biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường
luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự
nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các
nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả
cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các
giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và
chứng chỉ rừng.

Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber
Organisation): “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố
định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách
rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà
không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng
và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã
hội”. Trong khi đó theo Tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản
lý và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh
học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của
rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của
chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối
với các hệ sinh thái khác”.
Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự
bền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội.
Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấy
chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất
trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh
thái của rừng và môi trườn xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh
học.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của
các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại
Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn
gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu
Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có
mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới) từ
cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng
lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và
buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác
nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu
sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở

Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu
và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có GSC.
Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác
cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng
chỉ.
Ví dụ về các công ty cam kết ưu tiên lâm sản đã chứng chỉ như Home
Depot (thu nhập 30 tỉ USD, công ty nâng cấp nhà cửa lớn nhất thế giới); Lowe’s
Companies, Inc. (nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn thứ 2 trên thế giới); B&Q
(một trong những nhà bán lẻ nâng cấp nhà cửa lớn ở Anh). Có thể nêu ở đây
mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, là
đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khu
rừng đã được xác định là quản lý tốt. Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu
này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu
sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về
hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khu
rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu rừng đó đã được chứng chỉ
theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự. Bước thứ 2
để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấp
lâm sản khác. Để kiểm tra các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các bước
trên, IKEA sẽ thiết lập một hệ cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩm
tạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể.
II. Các thông tin liên quan đến việc cấp chứng chỉ rừng
1. Cơ quan cấp chứng chỉ rừng
Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và có
trình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội
công nhận, được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm.
Hiện nay, các tổ chức cấp chứng chỉ rừng chính trên phạm vi toàn cầu là:
- Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên Châu Âu (Pan-European Forest
Certification-PEFC): hoạt động chủ yếu trên địa bàn châu Âu.
- Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC).

- Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaisia và Kerhout: hoạt động
chủ yếu trong khu vực nhiệt đới.
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 140001.
- Sáng kiến bền vững rừng Mỹ (American Sustainable Forestry
Intiative)
Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC),
hiện nay đã ủy quyền cho 10 cơ quan được cấp chứng chỉ rừng là:
- Anh quốc: SGS – Chương trình QUALIOR
- Anh quốc: Hiệp hội đất – Chương trình Woodmark
- Anh quốc: BM TRADA Certification
- Mỹ: Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng
- Mỹ: Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood
- Hà Lan: SKAL
- Canada: Silva Forest Foundation
- Đức: GFA Terra System
- Nam phi: South African Bureau for Standards (SABS)
- Thụy Sĩ: Institute for Martokologic (LMO)
Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliance
(http:// www.smartwood.com) và SGS Forestry (http:// www.sgsqualifor ) đã
thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC). Đây cũng chính
là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam.
2. Nhiệm vụ của FSC
Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một
cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế.
a. Lợi ích về môi trường:
Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các
đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và
cuộc sống thông qua các hoạt động.
- Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất…
- Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhát của rừng.

- Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của
chúng.
b. Lợi ích về xã hội:
Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có
sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc
gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động laâ nghiệp phải
được sự đồng thuận cảu các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương.
Ví dụ: các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi,
vật liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống của
họ.
c. Lợi ích về kinh tế:
Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến
tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến
môi trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêu
chuẩn cho quản lý rừng bền vững. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này phù hợp
với tất cả các loại rừng: ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng trồng.
Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào
tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêu
chuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình.
Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử
dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó.
3. Phạm vi áp dụng và lợi ích khi được cấp chứng chỉ rừng
Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các
quy mô lớn nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình
hoàn toàn tự nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp chứng chỉ rừng
chỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động
quản lý kinh doanh.
Các lợi ích khi một đon vị lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng bao gồm:
- Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loại
không được cấp nhãn (thông thường giá cao hơn khoảng 30%).

- Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới.
- Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra các
điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng
Theo chương trình Smartwood, quy trình đánh giá cấp chứng chỉ rừng
gồm 10 bước cơ bản như sau:
- Đơn vị quản lý rừng làm đơn yêu cầu cho cơ quan đánh giá;
- Cơ quan đánh giá xây dựng dự toán, chi phí và đàm phán với khách
hàng (đơn vị quản lý rừng);
- Khách hàng ký thỏa thuận với cơ quan đánh giá. Cơ quan đánh giá sẽ
yêu cầu khách hàng ứng trước 60% chi phí cho dự toán để triển khai công tác
đánh giá. Khi nhận được tiền, quá trình thực hiện bắt đầu;
- Cơ quan đánh giá cử chuyên gia lãnh đạo đoàn đánh giá. Chuyên gia
này sẽ được cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng và bộ tiêu chuẩn đánh giá đã được chấp nhận;
- Đoàn chuyên gia triển khai các hoạt động đánh giá tại hiện trường;
- Thảo luận và thông báo kết quả đánh giá sơ bộ với khách hàng;
- Gửi báo cáo sơ bộ cho cơ quan đánh giá;
- Cơ quan đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo và sẽ gửi cho khách
hàng để tham gia ý kiến (thời gian tối đa là 2 tuần), đồng thời cũng gửi cho các
chuyên gia độc lập đánh giá và cho ý kiến;
- Chuyên gia chính sẽ tổng hợp, xây dựng báo cáo cuối cùng từ ý kiến
của khách hàng và chuyên gia độc lập;
- Trình bày báo cáo cho Giám đốc cơ quan chứng chỉ ra quyết định cấp
chứng chỉ.
Thời gian từ lúc bắt đầu đánh giá đến lúc kết thúc được cấp chứng chỉ
thường mất khoảng 90 ngày. Chứng chỉ có giá trị trong 5 năm. Tuy nhiên, hàng
năm cơ quan đánh giá thường tổ chức một đợt kiểm tra xem đơn vị quản lý rừng
có tuân thủ liên tục các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững hay
không. Trong trường hợp khách hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định,

chứng chỉ có thể bị thu hồi.
Chi phí trực tiếp của việc đánh giá rừng bao gồm phí đánh giá lần đầu và
phí đánh giá hàng năm. Chi phí đánh giá gián tiếp có thể bao gồm chi phí gia
tăng cho nhân viên, chi phí gia tăng cho việc kiểm soát rừng, việc lập kế hoạch
quản lý phụ thêm, chi phí kiểm kê gia tăng và những thay đổi trong các phương
pháp khai thác.
5. Chuỗi hành trình sản phẩm (Chain ò Custody – CoC)
Từ một cây gỗ, để có thể trở thành một thành phẩm gỗ, cần phải trải qua
nhiều bước, bao gồm từ khai thác, chế biến và sản xuất sơ cấp và thứ cấp, phân
phối và tiêu thu. Quá trình này được gọi là chuỗi-hành-trình-sản-phẩm. Bằng
cách kiểm định từng bước trong quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sản
phẩm (CoC) đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà
họ mua thực sự có nguồn gốc từ một khu rừng đã được chứng chỉ. Sản phẩm của
các công ty đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm có thể được mang
nhãn FSC.
Bước đầu tiên cho một công ty muốn thực hiện chững chỉ chuỗi hành
trình sản phẩm là phải xác định tất cả điểm kiểm soát gỗ tập kết (CCP’s). Điểm
kiểm soát gỗ tập kết là điểm mà gỗ nguyên liệu đã được chứng chỉ và chưa được
chứng chỉ có khả năng bị trộn lẫn với nhau. Ở mỗi điểm đã xác định sẽ cần sự
kiểm soát để đảm bảo rằng gỗ sẽ không bị trộn lẫn. Trong hầu hết các trường
hợp, CCP’s sẽ bao gồm:
- Việc thu mua nguyên liệu gỗ
- Đầu vào tốt
- Kiểm tra trong sản xuất
- Hàng hóa thành phẩm và lưu kho
- Việc bán hàng
Cách thức mà CCp’s có thể ngăn cản được việc trộn lẫn gỗ đã được chứng
chỉ và chưa được chứng chỉ là thông qua việc kết hợp xác nhận và xác minh gỗ,
phân loại gỗ và chứng từ phù hợp, cùng với việc đào tạo chuyên môn đầy đủ.
Hướng dẫn chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm thay đổi tùy theo các cơ quan

cấp chứng chỉ khác nhau và các chi tiết cần dẫn chiếu đến các cơ quan cấp
chứng chỉ có liên quan. Do đó, mục tiêu của việc chứng chỉ chuỗi hành trình sản
phẩm là cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm được chứng chỉ có nguồn gốc từ
các khu rừng đã được cấp chứng chỉ và quản lý tốt và xác minh rằng các sản
phẩm đó không lẫn lộn với các sản phẩm từ các khu rừng chưa được chứng chỉ ở
bất kỳ điểm nào của chuỗi cung cấp, trừ phi dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của
cơ chế nhãn sinh thái tỷ lệ (%) mà sản phẩm đang được áp dụng. Nhãn sinh thái
dựa trên tỷ lệ là một cơ chế mà lâm sản chỉ chừa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu gỗ
được chứng chỉ vẫn có thể được dán nhãn nêu lên rằng chúng có nguồn gốc từ
các khu rừng được quản lý tốt. Cơ quan chứng chỉ được ủy nhiệm đang tiến
hành hoặc quản lý chương trình chứng chỉ này sẽ đưa ra hướng dẫn và giới hạn
về các tuyên bố này trên nhãn sinh thái.
Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm
(CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp có thể
bao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng và đào
tạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm.
III. Tình hình thực hiện chứng chỉ rừng Tại Việt Nam
Hiện nay, khoảng 27 triệu ha rừng (gồm trên 200 khu rừng thuộc 32 quốc
gia) trên thế giới đã được cấp chứng chỉ của FSC và trên 600 chứng chỉ nhãn
sinh thái đã được cấp cho các nhà sản xuất lâm sản.
Tại Việt Nam, từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World
Wide Fund for Nature – WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ
quan trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý
rừng bền vững. Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu
về tài chính và kỹ thuật cho Tổ công tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng
bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc và
tiêu chuẩn của FSC.
Đến nay, Tổ công tác quốc gia đã hoàn thành dự thảo (lần thứ 6) bộ tiêu
chuẩn quốc gia, bao gồm 10 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí và 113 chỉ số cụ thể. Tuy

nhiên, FSC cũng chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn quốc gia kể cả khi đã được
FSC công nhận và áp dụng vẫn cần được xem xét sửa đổi bổ sung thường xuyên
cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và trạng thái rừng.
Bản dự thảo này nhằm giúp cho các đơn vị và cá nhân quan tâm đến quản lý
rừng có được các nhận thức cơ bản thế nào là một đơn vị quản lý rừng đạt đến
mức quản lý bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, WWF cũng tích cực phối hợp với Tổ công tác quốc gia Việt
Nam và các nhà tài trợ khác tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm về quản lý
rừng bền vững tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho một số địa phương như:
- Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hành
tiền khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường,. Chuyên gia FSC đã đưa ra một số
khuyến nghị đối với tỉnh, lâm trường nhằm thực hiện à đáp ứng được các tiêu
chuẩn về quản lý rừng bền vững.
- Tỉnh Kon Tum: WWF và TFT/Scancom thực hiện dự án về bảo tồn đa
dạng sinh học và quản lý rừng bền vững tại huyện Kon Plong.
- Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây
dựng mô hình về quản lý rừng bền vững tại một số Lâm trường; tiến hành đánh
giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 lâm trường Sơ Pai và hà nừng. Sắp
tới, WWF sẽ mời chuyên gia của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá lại các
lâm trường nói trên.
- Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyến
khảo sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường.
- Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam đã xây dựng và tìm kiếm nguồn tài
trợ kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp,
xây dựng các mô hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọng
điểm.
Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình FSC tại Việt Nam, xin liên hệ đến
các địa chỉ sau:
WWF Chương trình Đông Dương
53 Trần Phú, IPO Box 151, Hanoi, Vietnam

Tel: + 844 7338387
Fax: + 844 7338388
Email:
Website: wwfindochina.org.vn
Quỹ rừng nhiệt đới
Rue Mauverney 28, 1196 Gland, Swizerland
Tel: + 41 22 999 00 00
Fax: + 41 22 999 00 02
Email:
Website: www.tropicalforesttrust.com
Để biết thêm thông tin về bộ tiêu chuẩn chứng chỉ rừng xin liên hệ:
Dr. Nguyễn Ngọc Lung - Chủ tịch
114 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội - Việt Nam
Tel: + 844 7541311
Fax: + 844 7560233
Email:
Các cơ quan cấp chứng chỉ:
Smartwood (Asia-Pacific)
Jeff Hayward, Regional Manager
JI. Astrajingga No. 7, Bogor, 16153 – Indonesia
Tel: 62-251-337417
Cell: 62-812-1101-402
Fax: 62-251-337417
Email:
Website: www.smartwood.org
SGS Qualifor
141 đường Lý Chính Thắng, Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giám đốc: Nguyễn Ngọc Khoa
Email:

Website: www.sgsqualifor.com
Chương 3. THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ VÀ NỘI THẤT EU
I. Quy mô thị trường
Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rất hấp dẫn. Đây là một thị
trường thống nhất, cho phép hàng hóa, vốn, dịch vụ và con người có thể di
chuyển một cách tự do giữa các nước thàh viên. EU còn là một thị trường rộng
lớn của 25 quốc gia thành viên với dân số khoảng 456,4 triệu người.
Với sự gia nhập của 10 quốc gia mới từ 1 tháng 5 năm 2004, đến nay các
nước thuộc EU bao gồm: Đức, Italia, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, hà Lan, Bỉ, Lux-
xăm-bua, Áo, Thụy Điển, Hi Lạp, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ai-len,
Ba Lan, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Slovakia, Slovania, Estonia, Latvia, Lithuania,
Malta và đảo Sip.
Từ 1 tháng 1 năm 1999, đồng EUR đã trở thành đồng tiền hợp pháp của
12 quốc gia thuộc Châu Âu, chỉ có 3 nước là Anh, Đan Mạch và Thụy Điện
không tham gia vào đồng tiền chung EUR mà sử dụng đồng tiền riêng của quốc
gia mình.
Năm 2003, EU tiêu thụ đồ nội thất (HS 94) lớn nhất thế giới, đồng thời
tiêu thụ gỗ và các mặt hàng gỗ (HS 44) đứng thứ 2 (sau Mỹ). Nhu cầu nhập
khẩu của EU ngày càng có xu hướng tăng lên, không chỉ phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng trong nội bộ mà còn được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu
1. Quy mô thị trường đồ nội thất (HS 94)
EU là nhà nhập khẩu đồ nội thất hàng đầu trên thế giới, năm 2002 tổng
kim ngạch nhập khẩu của 25 quốc gia thành viên EU là 24,731 tỷ EUR, chiếm
trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới. Đức là nước nhập
khẩu lớn nhất trong khối EU (6,149 tỷ EUR), tiếp đến là Anh (4,163 tỷ), Pháp
(3,49 tỷ EUR)…
Nhập khẩu đồ nội thất của các nước thuộc EU, 2000-2002
Đ ơn vị tính: 1 triệu EUR/1.000tấn
Tên nước
2000 2001 2002

Giá trị
Sản
lượng
Giá
trị
Sản
lượng
Giá
trị
Sản
lượn
g
Đức
Anh
Pháp
Bỉ
Hà Lan
Áo
Thụy Điển
Italia
6454
3106
3264
1699
1693
1369
864
848
2141
1082

1108
481
521
343
276
339
6494
3401
3387
1766
1688
1526
860
877
2068
1500
1122
482
547
339
273
345
6149
4163
3490
1682
1637
1399
970
893

1986
1385
1133
474
537
327
324
Tây Ban Nha
Đan Mạch
Bồ Đào Nha
Ai len
Phần Lan
Hi Lạp
Lux-ăm-bua
836
622
291
224
239
230
119
340
227
77
57
59
61
20
896
616

305
233
243
218
127
265
238
78
58
67
61
18
809
659
282
266
253
249
116
373
247
250
79
69
76
77
16
Tổng cộng 21.865 7.140 22.64
4
7.516 23.0

25
7.36
0
Nguồn: Eurostat (2004)
Nhóm các sản phẩm nội thất nhập khẩu chủ yếu gồm đồ nội thất phòng ăn và
phòng khách đã nhồi đệm hoặc không nhồi đệm, chiếm 37% tổng trị giá nhập
khẩu, nhập khẩu phụ tùng đạt 7,198 tỷ chiếm 31%.
Nhập khẩu đồ nội thất của EU theo nhóm sản phẩm (chỉ tính 15
quốc gia trước đây) từ 2000-2002
Đ ơn vị tính: 1 triệu EUR/1.000tấn
Nhóm sản phầm
2000 2001 2002
Giá
trị
Sản
lượng
Giá
trị
Sản
lượng
Giá
trị
Sản
lượng
Ghế đá nhồi đệm
Nội thất phòng ăn và
phòng khách
Ghế chưa nhồi đệm
Nội thất phòng ngủ
Nội thất nhà bếp

Nội thất mây
Các loại nội thất khác
Phụ tùng
3074
3219
2002
1847
874
516
3771
6560
633
1328
671
851
309
139
1572
1633
3341
3138
2003
1812
893
496
3872
7085
667
1254
660

842
321
134
1950
1685
3470
3107
2002
1826
918
474
4027
7198
714
1261
652
892
319
139
1659
1721
Tổng cộng 21865 7140 22644 7516 23025 7360
Giữa các nước EU
Ngoài EU
Các nước đang phát triển
Vietnam
12456
9409
3653
209

3664
3476
1228
80
12579
10064
3682
212
3932
3584
1243
80
21284
10841
4052
240
3438
3922
1487
97
Nguồn: Eurostat (2004)
Nhập khẩu đồ nội thất từ Việt Nam theo nhóm sản phẩm
Đ ơn vị tính: 1000 EUR/tấn
Tên nước
2000 2001 2002
Giá trị Sản
lượng
Giá trị Sản
lượng
Giá trị Sản

lượng
Nội thất phòng ăn và
phòng khách
Ghế chưa nhồi đệm
Nội thất phòng ngủ
Nội thất mây
Các loại nội thất
khác
Phụ kiện
24868
86840
5457
24700
55352
6624
8994
33352
2104
8659
22662
2617
29888
72364
7550
34169
59175
3586
11035
27244
3087

11515
23390
1873
37113
77619
8875
29857
75856
3560
14207
29836
3591
10548
33372
2501
Tổng cộng 203.841 78.388 206.732 78.144 232.880 94.055
Nguồn: Eurostat (2004)
Như vậy, nếu tính số liệu năm 2002 thì mặt hàng nội thất phòng ăn và
phòng khách của việt nam chiếm 1,2% so với toàn bộ giá trị hàng phòng ăn và
phòng khách của 15 nước EU đã nhập khẩu. Tương tự, mặt hàng ghế chưa nhồi
đệm chiếm 3,9%, nội thất phòng ngủ chiếm 0,5% là những con số còn rất bé
so với tiềm năng nhập khẩu của thị trường Châu Âu.
Các quốc gia mới gia nhập EU cũng đóng một vai trò đáng kể trong kim
ngạch nhập khẩu các mặt hàng nội thất, với tổng giá trị nh là 1.526 triệu EUR
năm 2002, trong đó khoẳng 50% là phụ tùng nội thất. Kim ngạch đồ nội thất
chưa nhồi đệm trị giá 95 triệu EUR, trong đó Ba Lan là quốc gia nhập khẩu lớn
nhất (25 triệu EUR), tiếp theo là Tiệp Khắc (17 triệu EUR), Hungari (16 triệu
EUR)… Nguồn cung cấp chủ yếu của nội thất chưa nồi đệm cho các quốc gia
này là Italia, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của
nội thất phòng ăn và phòng khách cùng các loại đồ nội thất khác cũng lên đến

313 triệu EUR năm 2002, trong đó các nước nhập khẩu lớn là Tiệp Khắc (65
triệu EUR), Hungari (64 triệu EUR), Ba Lan (62 triệu EUR)… Nguồn cung cấp
chính là Italia, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Áo.
Nhập khẩu đồ nội thất của 10 quốc gia mới gia nhập EU năm 2002
Đơn vị tính: Triệu EUR
Các nước Đông Âu Vùng Baltic
Si
p
Ma
-lta
Ba
La
n
Tiệp
Khắ
c
Hun
-
gary
Slov
-
akia
Slov
-
enia
Latvi
a
Est
-
oni

a
Lith-
uani
a
Tổng
Nguồn EU
Ngoài EU
Hàng không
nhồi đệm
Nội thất phòng
ăn và phòng
khách
Phòng ngủ
Hàng mây
Phụ tùng
382
297
85
25
62
48
6
206
363
204
159
17
65
34
5

184
288
189
99
16
64
38
4
137
162
51
111
6
26
21
2
95
139
101
38
9
23
14
1
72
44
20
24
5
24

11
1
5
41
29
12
5
10
8
1
11
36
19
17
3
9
7
0.5
10
56
43
13
8
25
8
1
3
15
14
1

1
5
5
0.5
2
Nguồn: Eurostat (2004)
Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của 10 quốc gia mới gia nhập EU
từ các nước đang phát triển là 46 triệu EUR, chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch nhập
khẩu. Nguồn cung cấp từ các nước đang phát triển chủ yếu là Trung Quốc,
Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Brazil và Ấn Độ.
2. Quy mô thị trường gỗ và đồ gỗ (HS44)
Trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2003, kim ngạch nhập khẩu và các
sản phẩm gỗ của các nước EU (chỉ tính 15 quốc gia trước đây) có sự giảm nhẹ
(2,2%) đạt giá trị 22,2 tỷ EUR năm 2003, tương đương 79,9 triệu tấn sản phẩm.
Anh là quốc gia nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn nhất của EU (chiếm
16,7%), tiếp đến là Italia (14,2%), Đức (14,2%), Pháp (9,3%), Tây Ban Nha
(8%) và Hà Lan (3,8%).
Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các nước EU từ 2001-2003
Đơn vị tính: Triệu EUR/1.000 tấn
Tên nước/khu vực
2001 2002 2003
Giá trị
Sản
lượng
Giá trị
Sản
lượng
Giá trị
Sản
lượng

Tổng nhập
Từ các nước ngoài EU
Từ các nước đang phát
triển
Anh
Italia
Đức
Pháp
Tây Ban Nha
hà lan
Bỉ
Áo
Đan Mạch
Thụy Điển
Phần Lan
Ai Len
Bồ Đào Nha
Hi Lạp
Lux-xăm-bua
22733
11162
4223
3638
3231
3566
2104
1810
1687
1468
1294

1026
923
662
476
481
277
91
80932
46385
7842
7119
10555
8578
4728
6196
3441
5514
8324
2435
9402
11397
643
1361
785
455
22594
10786
3919
3880
3275

3352
2004
1770
1612
1397
1259
1049
902
697
469
458
386
82
79735
45796
7218
7728
10511
7686
4532
5556
3402
4669
8070
2459
9741
12025
736
1187
802

631
22230
10757
3789
3722
3161
3152
2070
1784
1519
1428
1313
1078
904
735
534
371
367
93
79931
45697
7015
8034
9956
7375
4940
5335
3259
5078
8314

2688
9159
12330
871
770
975
846
Đức, Thụy Điển và Phần Lan là các quốc gia cung cấp gỗ và các sản
phẩm gỗ hàng đầu. Sản lượng cung cấp của cả 3 quốc gia này chiếm 25% tổng
lượng gỗ nhập khẩu của các nước EU năm 2003, trong đó kim ngạch cảu Đức là
2.298 triệu EUR, Thụy Điển là 1,677 triệu EUR (50%), các nước đang phát triển
chiếm thị phần khoảng 17% tại thị trường gỗ và đồ gỗ cảu Châu Âu.
Các quốc gia mới gia nhập EU có lượng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
không nhiều, tập trung vào một số quốc gia chính như Ba Lan (408.000 EUR),
Hungary (406.000 EUR) và Tiệp Khắc (344.000 EUR).
Đứng trên góc độ nhóm sản phẩm, gỗ xẻ chiếm vị trí hàng đầu với 38,3%
trong tổng lượng nhập khẩu gỗ của EU, tiếp đến là đồ gỗ cho các công trình xây
dựng (03,8%), gỗ thô (13,1%), ván sợi (7,9%), ván dăm (6%) và gỗ dán bề mặt
(5,1%).
Nế xét nguồn hàng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của EU từ các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thì kim ngạch nhập khẩu chiếm 17%
năm 2003, với các quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Hà Lan (26%), Italia (24%),
Pháp (23%)… Các quốc gia đang phát triển xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cho thị
trường EU được khái quát ở bảng 6.
Nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ từ các quốc gia
đang phát triển cho thị trường EU, 2003
Nhóm
sản phẩm
Nguồn cung cấp gỗ từ các nước đang phát triển Tỷ lệ so với
toàn bộ

nhóm sản
phẩm HS44
Gỗ xẻ Malaysia (18,7%), Cameroon (18,6%), Brazil
(16,8%), Bờ biển ngà (9,2%), Ghana (4,4%),
Indonesia (3,6%)
37%
Gỗ dán Brazil (42,8%), Indonesia (29,9%), Trung Quốc
(8,2%), Malaysia 96,6%), Chile (3%), Gabon (2,2%)
17,6%
Gỗ xây
dựng
Indonesia (33%), Trung Quốc (17%), malaysia (13%),
Nam Phi (10%), Brazil (10%), Thái Lan (4%)
12,6%
Gỗ thô Gabon (27,9%), Cameroon (14,5%), Công-gô
(13,3%), Uruguay (8,7%), Liberia (8,2%), Croatia
(5,1%)
12,5%
Gỗ định
hình
Indonesia ( 36,1%), Trung Quốc (14,5%), Brazil
(10,5%), Malaysia (9,3%), Croatia (4,6%), Bờ biển
ngà (4,5%)
9,3%
Gỗ dán bề
mặt
Gabon (18,9%), Bờ biển ngà (16,4%), Ghana
(13,3%), Cameroon (10,7%), Croatia (8,3%), Brazil
(3,8%), Nam Phi (3,3%)
7,5%

Cửa Indonesia (30,4%), Nam Phi (24,4%), Brazil (15,7%),
Malaysia (11,6%), Trung Quốc (10,1%)
5,2%
Sàn gỗ Trung Quốc (21,7%), Indonesia (24,9%), Malaysia
(19,4%), Thái Lan (12,2%), Croatia 96%)
4%
Khung
cửa
Trung Quốc (77%), Thái Lan (8,4%), Ấn Độ (3,4%),
Indonesia (2,7%), Ma-rốc (1,9%), Tunisia (1,2%0,
Nam Phi (1,2%), Malaysia (1,1%)
2,4%
Ván sợi Trung Quốc (22,3%), Indonesia (12,9%), Malaysia
(11,9%0, Nam Phi (9,4%), Brazil (5,6%), Chi Lê
(4,5%), Việt Nam (3,6%), Ấn Độ (1,4%)
0,9%
Cửa sổ Indonesia (22,6%), Trung Quốc (20,9%), Croatia
(17,5%), Malaysia (7,9%), Brazil (5,6%), Thổ Nhĩ Kỳ
(5,2%), Philipin (4,7%), Tunisia (3,9%)
0,2%
Ván ép Brazil (58,7%), Indonesia (12%), Chi Lê (7,4%),
Croatia (5,8%), Sri Lanka (5,7%), Trung Quốc (2,1%)
0,2%
Ván dăm Thổ Nhĩ Kỳ (28,4%), Croatia (18,5%), Brazil
(16,2%), Trung Quốc (14,3%), Malaysia (5,2%),
Cuba (3,8%)
0,1%
Tổng sản
phẩm gỗ
Brazil (16,8%), Indonesia (14,4%), Malaysia

(10,8%), Cameroon (9,8%), Bờ biển ngà (5,4%),
Croatia (4,8%)
17%
Nguồn: ITC Trademap (2004)
II. Những định chế và đòi hỏi của thị trường
1. Các quy định thâm nhập thị trường Liên minh Châu Âu với các mặt hàng
nội thât (HS94)
1.1. Quy định thuế quan và hạn ngạch
Thuế nhập khẩu cho các hàng nội thất từ 0-5,6%. Việc buôn bán hàng nội
thất trên toàn cầu nói chung tự do nên hầu hết các mặt hàng đều miễn thuế. Thuế
nhập khẩu chỉ được áp dụng trong trường hợp phụ kiện, ghế/đồ nội thất làm từ
song mây, liễu gai, tre và các đồ nội thất dùng trong nhà bếp. nếu như không có
thỏa thuận thương mại đặc biết giữa các quốc gia thì phải áp dụng biểu thuế
chung. Đối với các nước đang phát triển, một số thỏa thuận thương mại ưu đãi
được thiết lập GSP (hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập). Tuyb nhiên, GSP
không áp dụng cho các nước sản xuất đồ nội thất với số lượng lớn như Trung
Quốc và Indonesia. Hiện tại, khi trình diện giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A
(form A) có thể được giảm thuế nhập khẩu.
EU không áp dụng hạn ngạch về nhập khẩu đồ nội thất. Hiện tại các thông
tin cập nhật về thuế nhập khẩu có thể truy cập vào trang web: http://
www.douane.nl. Ngoài ra, có thể tham khảo các nguồn thông tin khác từ ủy ban
Châu Âu, Hiệp hội Thương mại và trực tiếp từ các nhà nhập khẩu.
1.2. Quy định đối với hàng rào phi thuế quan
Có rất nhiều yêu cầu đối với hàng rào phi thuế quan và được phân thành
ba loại chính: các tiêu chuẩn về chất lượng; các vấn đề về xã hội, môi trường,
sức khỏe và an toàn; quy cách đóng gói nhãn mác.
Các tiêu chuẩn về chất lượng
- Tiêu chuẩn Châu Âu: Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu Âu, chính
thức cho hàng nội thất. Tuy nhiên. Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu
CEN/TC2007 đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998 và những

tiêu chuẩn này có thể sớm trở thành tiêu chuẩn Châu Âu.
- Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hàng
hóa đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC.
- Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vào
các tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất
lượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tùy theo mỗi nước.
- Nhã mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng cao
thường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc gia.
Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng và dịch
vụ tin cậy.
- Tiêu chuẩn an toàn: Tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm nói chung
được quy định bởi tiêu chuẩn Châu Âu (Directive 92/59/EC). Đối với các sản
phẩm nội thất, an toàn là yêu cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối với thị trường
Liên minh Châu Âu và thị trường từng quốc gia nói riêng để đảm bảo không có
bắt cứ sản phẩm không an toàn nào được bán cho khách hàng.
- Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội thất: Mặc dù chưa có tiêu
chuẩn Châu Âu chính thức nhưng đã có tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt hàng.
Ví dụ như đối với hàng nội thất kiểu hiện đại và kiểu thuộc địa, người mua yêu
cầu chất lượng gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu mọt, không nứt vỡ, được
sản xuất từ một súc gỗ nguyên và xuấtg xứ từ rừng được quản lý bền vững.
- Kích cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội thất ở mỗi nước Châu Âu đều
khác nhau. Nói chung, kích cỡ hàng nội thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ vì
nhà cửa ở Châu Âu dường như nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ. Người Bắc Âu thường to
lớn hơn người dân phía Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ lớn hơn. Hãy luôn
kiểm tra các yêu cầu thị trường chính xác từ phía nhà nhập khẩu.
Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn:
Các vấn đề liên quan đến môi trường: Nhận biết các vấn đề môi trường ngày
càng tăng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề quan trọng trong
việc buôn bán hàng nội thất quốc tế.
- Một số nhãn mác sinh thái cho đồ nội thất và nhãn mác quốc tế về

nguyên liệu ngày càng phát triển, ví dụ như sự bền vững của nguyên liệu gỗ,
nguyên liệu tái chế và chứa các chất độc hại. Ben cạnh đó, nhà thiết kế và nhà
sản xuất đang cố gắng phát triển hàng nội thất giảm thiểu ảnh hưởng đến môi
trường nhất, được coi là kiểu dáng sinh thái. Mặc du một số quy định về môi
trường chưa bắt buộc nhưng đây là cơ hội cho các nhà sản xuất đáp ứng các yêu
cầu này tối đa trong khả năng của họ mà chắc chắn điều này sẽ đưa lại cho họ
lợi thế cạnh tranh rất tốt.
- Công cụ cho sự bền vững: Ngoài các yêu cầu bắt buộc còn có một số
chính sách về môi trường mà có thể hỗ trợ cho nhà xuất khẩu ở các nước đang
phát triển, ví dụ: nhãn mác FSC và nhãn mác sinh thái môi trường quốc gia; hệ
thống GSP trong đó thuế nhập khẩu của Châu Âu có thể giảm cho các sản phẩm
nội thất “tốt với môi trường” hay chính sách quản lý chất thải.
Nhãn mác FSC: Hiện tại một vấn đề hết sức quan trọng đói với buốn bán
đồ nội thất và gỗ quốc tế là nguồn gốc gỗ. Những sản phẩm có nguồn gốc không
bền vững ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trường Châu Âu. Việc nhập
khẩu các mặt hàng này không bị pháp luật cấm nhưng lại gặp sự phản đối của
khách hàng nên có ảnh hưởng tương tự như là tẩy chay. Hội đồng quản lý rừng
FSC đã ban hành chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và càng ngày càng được
người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn ở hầu hết thị trường Châu Âu. Biểu tượng
FSC không chỉ đảm bảo rằng gỗ từ rừng được quản lý tốt mà con bảo đảm rằng
trong toàn bộ các khâu chế biến từ rừng đến sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bị
trộn lẫn với các sản phẩm “không bền vững khác”. Bằng cách tránh khai thác gỗ
một cách lãng phí có thể hạn chế đwocj việc khai thác rừng quá mức.
Nhãn mác sinh thái quốc gia: Mỗi nước Châu Âu đều có một số nhãn mác
sinh thái cho các mặt hàng nội thất khác nhau được bán trên thị trường.
Các vấn đề xã hội: Sử dụng lao động trẻ em để sản xuất đồ nội thất và các
mặt hàng khác là một trong những mối quan tâm lớn đối với nhiều nước Châu
Âu. Những nhà xuất khẩu có thể chứng minh và đảm bảo rằng sản phẩm của họ
không sử dụng lao động trẻ em không chỉ có lợi thế cạnh tranh mà còn có cơ hội
hợp tác lâu dài tốt hơn.

Các vấn đề sức khỏe và an toàn: Sản xuất đồ nội thất phải tuân thủ một số
quy định về sức khỏe và an toàn ví dụ như an toàn lao động, an toàn hóa chất,
độ ồn và độ rung giữ ở mức thấp, điều kiện nhà xưởng…
Đóng gói và nhãn mác
Vận chuyển từ các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu
Âu thường mất một quãng đường dài trước khi đến được đích, do vậy nên đóng
gói đảm bảo chắc chắn và an toàn khi vận chuyển bằng đường biển. Hàng nội
thất rất dễ bị hỏng hóc nên cần phải được đóng gói cẩn thận và chắc chắn.
Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu: Châu Âu đã ban hành chỉ thị 94/62/EC
quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về đóng gói và chất thải đóng gói và được
thực hiện hầu hết các nước Châu Âu từ năm 1996. Mỗi nước đều có quyền thêm
các tiêu chuẩn của riêng của họ vào tiêu chuẩn chung này. Các nhà xuất khẩu
nên lưu ý những vấn đề sau:
- Chú ý đến việc đóng gói (đóng gói vận chuyển) vừa hạn chế vừa bảo
đảm và nếu có thể, nguyên liệu nên dụng loại có thể tái chế được.
- Cố gắng kết hợp các sản phẩm để gửi hàng thành một chuyến lớn sẽ
tốt hơn là vận chuyển liên tục những lô hàng nhỏ.
- Cố gắng phát triển các giấy gói đa chức năng, ví dụ một giấy gói có
thể sử dụng lại cho việc đóng gói để bán trong nước.
- Cố gắng giảm thiểu các chất độc hại.
- Ngành công nghiệp này cần tránh đóng gói quá nhiều và cố gắng thay
thế các nguyên liệu không thể tái sử dụng bằng những nguyên liệu có thể tái sử
dụng. Cách đóng gói xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm khỏi hỏng hóc trong quá
trình lưu kho vận chuyển và phân phối. Một số lời khuyên sau dành cho các nhà
xuất khẩu nội thất.
- Lựa chọn cách vận chuyển và phân phối mà ít phải chuyển tải và bị
bốc dỡ nhiều lần.
- Sử dụng hãng vận chuyển quốc tế để có thể dỡ hàng tại địa điểm cuối
cùng để giảm các lần bốc dỡ.
- Các kiện hàng cần được phù hợp với kích cỡ của container và sử dụng

các tấm nâng hàng kích cỡ tiêu chuẩn, đặc biệt là những đồ nội thất làm từ gỗ
khối nặng cần đóng gói sao cho việc bốc dỡ được dễ dàng.
- Có các thiết bị nâng đỡ thích hợp và đào tạo nhân sự.
Ký hiệu và nhãn mác:
Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng về tên, địa chỉ của người xuất khẩu và
nhập khẩu, nước xuất xứ, cảng quá cảnh và thông tin về nội dung hàng để người
nhập khẩu có thể biết chính xác những lô nào của sản phẩm đã đến. Người nhập
khẩu cũng thường được yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có thể phân phối
mà không cần phải mở thùng. Việc sử dụng mã vạch ngày càng phổ biến ở các
kênh phân phối bán buôn và bán lẻ ở Châu Âu.
2. Các yêu cầu để thâm nhập thị trường Châu Âu đối với gỗ và các mặt hàng
gỗ (HS44)
2.1. Các quy định thuế quan và hạn ngạch
Nói chung, toàn bộ hàng đồ gỗ bao gồm gỗ nguyên liệu và sản phẩm từ
gỗ đều phải chịu thuế nhập khẩu vào thị trường Châu Âu tùy thuộc vào sản
phẩm và nước xuất xứ. Nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển,
Liên minh Châu Âu vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các
nước đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển. Ngoài ra, thuê
sgiá trị gia tăng (VAT) cho hàng gỗ khá cao, phổ biến khoảng từ 15-25% tùy
theo từng nước.
2.2. Các quy định áp dụng cho hàng rào phi thuế quan
Các tiêu chuẩn về chất lượng: Việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị
trường Liên minh Châu Âu đều phải chịu một số quy định cấm các chất nguy
hiểm độc hại ví dụ như các chất Creosote và Asecmic dùng để xử lý gỗ bị cấm ở
toàn Châu Âu, đồng thời đưa Borax vào danh mục chất gây nguy hiểm cho
người sử dụng (Thụy Điển), riêng Đức và Hà Lan cấm cả chất formaldehyde.
Quy định cho các sản phẩm xây dựng vào Châu Âu: Các sản phẩm gỗ
phục vụ xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về.
- Độ bền sản phẩm
- Khả năng chịu lửa

- Bảo vệ môi trường, sức khỏe và vệ sinh
- An toàn khi sử dụng
- Chống ồn
- Tiết kiệm năng lượng
- Giữ nhiệt
Các tiêu chuẩn cụ thể:
- Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn hóa (CEN) đang phát triển các tiêu
chuẩn Châu Âu được sử dụng trong ngành xây dựng. Một trong những vấn đề
đối với ván sàn là nhãn CE chứng nhận chất lượng được bắt đầu từ tháng
10/2003 ở Châu Âu. Kể từ tháng 4/2004, toàn bộ ván sàn giao thương ở Châu
Âu bắt buộc phải được dán nhãn CE.
Ban chỉ đạo sản phẩm xây dựng đã buộc các sản phẩm ván sàn phải đáp
ứng các tiêu chuẩn Châu Âu, bao gồm độ bền, an toàn, chịu lửa và chống ồn. Để
đạt được các tiêu chuẩn này các nhà sản xuất buộc phải chứng minh quy cách
sản phẩm của họ đạt đụơc tiêu chuẩn này. Sau khi được một bên thứ ba kiểm tra
và xác nhận thì nhà sản xuất mới được dùng nhãn CE.
Ngoài ra, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cũng phát triển tiêu chuẩn
ISO 9000, ISO 9001 và ISO 9004 áp dụng cho việc quản lý chất lượng trong qúa
trình sản xuất. Các nhà nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu chuẩn chất lượng
này.
- Hiệp định về buôn bán giao dịch quốc tế các loại gỗ có nguy cơ tuyệt
chủng. Đối với các nhà xuất khẩu ở nước đang phát triển cần biết về luật lệ này
vì nó quy định rõ các biện pháp cứng rắn để bảo vệ một số hệ thức vật và động
vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm từ
website: http://cites. org.
Các vấn đề về an toàn sức khỏe, xã hội và môi trường: Bên cạnh các quy
định pháp lý, các nàh sản xuất gỗ phải đối đầu với các quy định khác. Người
mua ở Châu Âu muốn thêm thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất, ví dụ như về
các điều kiện về môi trường và xã hội tại khu vực này không phải là quy định
pháp lý nhưng các nhà xuất khẩu nên cân nhắc những vấn đề này để tạo lợi thế

cạnh tranh. Về môi trường, một hệ thống chứng nhận quản lý môi trường nổi
tiếng là ISO 14000, ISO 14001. Các nhà xuất khẩu có thể dùng các chứng nhận
này như là một công cụ xúc tiến thị trường rất tốt tại Châu Âu.
Đối với các vấn đề về an toàn và sức khỏe, các nhà hóa chất có thể gây
ung thư như dầu creosote bị cấm, riêng ở Đức và Hà Lan còn cấm thêm cả chất
formaldehide trong bảo quản gỗ.
Nhãn mác và đóng gói: ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải
là sản phẩm thân thiện với môi trường. Nói chung, người mua sẽ đòi hỏi yêu cầu
đóng gói cho các sản phẩm bán hoàn thiện. Cách đóng gói không chỉ để nhận
diện trong quá trình vận chuyển mà còn phải xác dịnh rõ số lượng, cân nặng,
loại gỗ và loại hàng. Ngoài ra, người xuất khẩu cần biết rằng người nhập khẩu sẽ
phải chịu chi phí rất lớn để xử lý rác thải đóng gói, điều này làm giảm khả năng
cạnh tranh cho người xuất khẩu. Nhà xuất khẩu nên đóng gói bằng các chất liệu
có thể tái chế hoặc tốt nhất là người nhập khẩu có thể dùng lại để bao gói hàng
tại thị trường của nước họ. Vì các quy định về moi trường ở Châu Âu có thể
thay đổi nên người xuất khẩu nên tham khảo ý kiện người nhập khẩu về các yêu
cầu và các quy định mới nhất liên quan đến việc đóng gói.
III. Xu hướng tiêu dùng hàng gỗ
1. Xu hướng và kiểu mẫu tiêu dùng đồ nội thất (HS94)
Như chúng ta đã biết, dân số Châu Âu gồm nhiều ngưòi cao tuổi. Ước
tính đến cuối năm 2001, dân số sẽ giảm nhưng nhóm người trên 45 tuổi sẽ tăng
lên. Nhóm người cao tuổi là một mảng thị trường được các nhà xuất khẩu rất
quan tâm. Sau khi con cái của họ chuyển ra ở riêng, họ thường thích trang trí lại
nội thất trong nhà. Họ là những người có nhiều thời gian và tiền bạc để chi tieê
hơn là những nhóm tuổi khác.
Một xu hướng nữa là sự gia tăng các hộ độc thân vì ly hôn nhiều hơn, các
nữ/nam công chức độc thân và các người già độc thân nhiều hơn. Điều này
khiên diện tích nhà cửa, căn hộ và các phòng có xu hướng thu nhỏ lại và xu
hướng gia tang đồ nội thất đa chức năng với kích cỡ nhỏ hơn. Ở Anh, Đức,
Pháp, Hà Lan, các hộ gia đình độc thân và hộ gia đình chỉ có hai người chiếm

×