Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Di Căn Hạch Và Kết Quả Điều Trị Ung Thư Hắc Tố Da Giai Đoạn Ii, Iii (Full Text).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THANH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ HẮC TỐ DA
GIAI ĐOẠN II, III

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội - Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THANH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ HẮC TỐ DA
GIAI ĐOẠN II, III

Chuyên ngành : Ung thư
Mã số



: 9720108

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐẠI BÌNH

Hà Nội - Năm 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABCDE
A

: Asymmetrical shape (không đối xứng)

B

: Border irigularity (đường viền không đều)

C

: Color variegation (màu sắc biến đổi)

D

: Diamter greater than 6mm (đường kính tổn thương > 6 mm)

E


: Evolution (sự tiến hóa)

AJCC

: American Joint Committee on Cancer (hội phòng chống ung thư Mỹ)

BN

: Bệnh nhân

CS

: Cộng sự



: Giai đoạn

GPB

: Giải phẫu bệnh

HE

: Hematoxylin - Eosin

HMMD

: Hóa mơ miễn dịch


MBH

: Mơ bệnh học

PT

: Phẫu thuật

STTT

: Sinh thiết tức thì

TB

: Tế bào

TBSST

: Tế bào sinh sắc tố

TNM

: Tumor - Nodes - Metastasis (khối u - hạch khu vực - di căn xa)

TPDC

: Tái phát di căn

UT


: Ung thư

UTHT

: Ung thư hắc tố

UTHTD

: Ung thư hắc tố da

UV

: Bức xạ tia cực tím

UV-A

: Bức xạ tia cực tím nhóm A

UV-B

: Bức xạ tia cực tím nhóm B

VEGF

: Vascular endothelial growth factor
(yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Cấu tạo mô học của da ......................................................................... 3
1.2. Chức năng sinh lý của tế bào sinh sắc tố ............................................ 3
1.3. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ ung thƣ hắc tố da ............................... 4
1.3.1. Dịch tễ học ung thư hắc tố da .......................................................... 4
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ ung thư hắc tố da ............................................. 6
1.4. Chẩn đoán ung thƣ hắc tố da ............................................................ 10
1.4.1. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý chẩn đoán .................................... 10
1.4.2. Các công cụ sử dụng để phát hiện sớm ung thư hắc tố da ............ 11
1.4.3. Chẩn đoán sớm ung thư hắc tố da ................................................. 12
1.4.4. Chẩn đoán xác định ung thư hắc tố da........................................... 13
1.4.5. Chẩn đoán giai đoạn ở mức vi thể, cho khối u nguyên phát ......... 15
1.4.6. Chẩn đoán giai đoạn bệnh TNM ung thư hắc tố da....................... 15
1.5. Các thể mô bệnh học của ung thƣ hắc tố da .................................... 19
1.6. Con đƣờng di căn của ung thƣ hắc tố da ......................................... 20
1.7. Đặc điểm di căn hạch khu vực của ung thƣ hắc tố da .................... 21
1.7.1. Cơ chế di căn hạch bạch huyết khu vực từ khối u nguyên phát .... 21
1.7.2. Di căn hạch bạch huyết cửa ngõ .................................................... 22
1.7.3. Di căn hạch bạch huyết trung gian ..................................................... 30
1.7.4. Tính chất di căn theo đường hạch bạch huyết ............................... 30
1.8. Điều trị ung thƣ hắc tố da hiện nay .................................................. 31
1.8.1. Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn 0 ........................................... 31
1.8.2. Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn I ............................................ 32
1.8.3. Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn II........................................... 32


1.8.5. Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn IV và tái phát di căn............. 34
1.9. Một số yếu tố tiên lƣợng của ung thƣ hắc tố da .............................. 35
1.9.1. Nhóm tuổi ...................................................................................... 35
1.9.2. Giới tính ......................................................................................... 36

1.9.3. Vị trí giải phẫu khối u .................................................................... 36
1.9.4. Bề dầy khối u nguyên phát ............................................................ 36
1.9.5. Xâm lấn vi thể Clark ...................................................................... 36
1.9.6. Thể mô bệnh học khối u ................................................................ 37
1.9.7. Số lượng hạch khu vực di căn ...................................................... 37
1.9.8. Giai đoạn bệnh ............................................................................... 37
1.9.9. Nhân vệ tinh quanh khối u vi thể................................................... 38
1.9.10. Loét bề mặt của u nguyên phát .................................................... 38
1.9.11. Giai đoạn phát triển ..................................................................... 38
1.9.12. Tỷ lệ nhân chia trên vi trường ..................................................... 39
1.9.13. Tế bào lympho xâm nhập khối u ................................................. 39
1.9.14. Khối u xâm nhập mạch máu ........................................................ 40
1.10. Một vài nghiên cứu ung thƣ hắc tố da ở Việt Nam và Thế giới ... 40
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 42
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 42
2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 43
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 43
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu .................................................. 43
2.3.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu ............................................. 44
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 47
2.3.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.......................................... 47
2.3.6. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá xếp loại ..................................... 51


2.3.7. Quản lý thơng tin và phân tích số liệu ........................................... 57
2.3.8. Sai số và khống chế sai số nghiên cứu .......................................... 57
2.3.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 58
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 60
3.1. Đặc điểm chung ung thƣ hắc tố da ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

..................................................................................................................... 60
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ..................... 60
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng ung thư hắc tố da ................................ 61
3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học ung thư hắc tố da ..................................... 63
3.1.4. Di căn hạch khu vực, xếp loại pTNM và giai đoạn bệnh .............. 65
3.2. Đặc điểm di căn hạch khu vực của ung thƣ hắc tố da ở nhóm bệnh
nhân nghiên cứu ........................................................................................ 66
3.2.1. Liên quan thời gian mắc bệnh với di căn hạch khu vực ................ 66
3.2.2. Liên quan vị trí khối u nguyên phát với di căn hạch khu vực ....... 67
3.2.3. Liên quan vị trí u gan bàn chân với di căn hạch khu vực .............. 67
3.2.4. Liên quan nền khối u trên lâm sàng với di căn hạch khu vực ....... 68
3.2.5. Liên quan hình thái lâm sàng khối u với di căn hạch khu vực ...... 69
3.2.6. Liên quan nhân vệ tinh vi thể quanh u với di căn hạch khu vực ... 69
3.2.7. Liên quan thể mô bệnh học với di căn hạch khu vực .................... 70
3.2.8. Liên quan khối u xâm nhập mạch với di căn hạch khu vực .......... 70
3.2.9. Liên quan mức độ lympho xâm nhập khối u với di căn hạch khu
vực............................................................................................................ 71
3.2.10. Liên quan tỷ lệ nhân chia khối u với di căn hạch khu vực .......... 72
3.2.11. Liên quan loét khối u vi thể với di căn hạch khu vực ................. 72
3.2.12. Liên quan độ dày khối u Breslow với di căn hạch khu vực ........ 73
3.2.13. Liên quan phân loại Clark khối u với di căn hạch khu vực ......... 73
3.2.14. Liên quan giai đoạn phát triển với di căn hạch khu vực ............. 74


3.2.15. Liên quan các yếu tố giới tính, nhóm tuổi và màu sắc khối u với
di căn hạch khu vực khơng có ý nghĩa .................................................... 75
3.2.16. Số lượng hạch khu vực di căn liên quan đến vị trí u khơng có ý nghĩa76
3.3. Kết quả sau phẫu thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian
sống thêm 5 năm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................................... 77
3.3.1. Kết quả sau phẫu thuật................................................................... 77

3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm 5 năm toàn bộ .... 82
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 93
4.1. Một số đặc điểm chung ung thƣ hắc tố da ở nhóm nghiên cứu .... 93
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ..................... 93
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của ung thư hắc tố da.......................... 95
4.1.3. Đặc điểm mô bệnh học của ung thư hắc tố da............................... 97
4.2. Đặc điểm di căn hạch khu vực của ung thƣ hắc tố da ở nhóm bệnh
nhân nghiên cứu ...................................................................................... 103
4.2.1. Liên quan thời gian mắc bệnh với di căn hạch khu vực .............. 104
4.2.2. Liên quan vị trí khối u nguyên phát với di căn hạch khu vực ..... 105
4.2.3. Liên quan nền khối u nguyên phát với di căn hạch khu vực ....... 106
4.2.4. Liên quan hình thái lâm sàng khối u với di căn hạch khu vực .... 107
4.2.5. Liên quan nhân vệ tinh vi thể quanh khối u với di căn hạch khu
vực.......................................................................................................... 107
4.2.6. Liên quan thể mô bệnh học khối u với di căn hạch khu vực ....... 108
4.2.7. Liên quan khối u xâm nhập mạch với di căn hạch khu vực ........ 109
4.2.8. Liên quan tế bào lympho xâm nhập khối u với di căn hạch khu vực
................................................................................................................ 110
4.2.9. Liên quan tỷ lệ nhân chia khối u với di căn hạch khu vực .......... 111
4.2.10. Liên quan loét khối u vi thể với di căn hạch khu vực ............... 112
4.2.11. Liên quan độ dày khối u Breslow với di căn hạch khu vực ...... 112


4.2.12. Liên quan mức độ xâm lấn Clark khối u với di căn hạch khu vực
................................................................................................................ 113
4.2.13. Liên quan giai đoạn phát triển khối u với di căn hạch khu vực 113
4.2.14. Liên quan các yếu tố giới tính, nhóm tuổi và màu sắc khối u với
di căn hạch khu vực khơng có ý nghĩa .................................................. 114
4.2.15. Số lượng hạch khu vực di căn liên quan với vị trí khối u ngun
phát khơng có ý nghĩa ............................................................................ 115

4.3. Kết quả sau phẫu thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian
sống thêm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................................ 115
4.3.1. Kết quả sau phẫu thuật................................................................. 116
4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm 5 năm toàn bộ .. 120
KẾT LUẬN .................................................................................................. 135
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 137
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân giai đoạn bệnh theo quy định của AJCC phiên bản thứ 8 năm
2017 của ung thư hắc tố da .......................................................... 18
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ...................... 60
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 61
Bảng 3.3. Đặc điểm vi thể khối u .................................................................... 63
Bảng 3.4. Di căn hạch khu vực, xếp loại pTNM và giai đoạn ........................ 65
Bảng 3.5. Liên quan vị trí u nguyên phát với di căn hạch .............................. 67
Bảng 3.6. Liên quan nền khối u với di căn hạch ............................................. 68
Bảng 3.7. Liên quan nhân vệ tinh quanh u với di căn hạch ............................ 69
Bảng 3.8. Liên quan u xâm nhập mạch với di căn hạch ................................. 70
Bảng 3.9. Liên quan tỷ lệ nhân chia khối u với di căn hạch ........................... 72
Bảng 3.10. Liên quan độ dày u vi thể với di căn hạch .................................... 73
Bảng 3.11. Liên quan giai đoạn phát triển với di căn hạch ............................ 74
Bảng 3.12. Liên quan các yếu tố giới tính, nhóm tuổi và màu sắc u với di căn
hạch khu vực khơng có ý nghĩa ................................................... 75
Bảng 3.13. Số hạch khu vực di căn liên quan với vị trí u khơng có ý nghĩa............. 76
Bảng 3.14. Phương pháp phẫu thuật ............................................................... 77

Bảng 3.15. Vá da che phủ khuyết hổng .......................................................... 78
Bảng 3.16. Liên quan vá da trong mổ với vị trí u ........................................... 78
Bảng 3.17. Tử vong và biến chứng sau mổ .................................................... 79
Bảng 3.18. Kết quả theo dõi 5 năm sau phẫu thuật......................................... 79
Bảng 3.19. Theo dõi di căn xa, vị trí di căn xa và thời gian trung bình xuất
hiện di căn xa sau mổ ................................................................... 80
Bảng 3.20. Điều trị lần 2 do tái phát, di căn xa............................................... 81
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm bằng hồi quy COX .... 92


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thanh hiển thị tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của UTHTD
trên thế giới ước tính theo độ tuổi vào năm 2020, cho cả hai giới,
mọi lứa tuổi. ................................................................................ 5
Bản đồ 1.2. Biểu đồ hiển thị tỷ lệ tử vong ước tính chuẩn hóa theo tuổi đối với
UTHTD trên tồn thế giới vào năm 2020, cả 2 giới và mọi lứa
tuổi. .............................................................................................. 6
Biểu đồ 3.1. Liên quan thời gian mắc bệnh với di căn hạch ........................... 66
Biểu đồ 3.2. Liên quan vị trí u gan bàn chân với di căn hạch......................... 67
Biểu đồ 3.3. Liên quan hình thái khối u với di căn hạch ................................ 69
Biểu đồ 3.4. Liên quan thể mô bệnh học với di căn hạch ............................... 70
Biểu đồ 3.5. Liên quan mức độ lympho xâm nhập u với di căn hạch .................. 71
Biểu đồ 3.6. Liên quan loét khối vi thể u với di căn hạch .............................. 72
Biểu đồ 3.7. Liên quan phân loại Clark u với di căn hạch .............................. 73
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm 5 năm toàn bộ ........................................... 81
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm 5 năm không tái phát di căn ..................... 82
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm theo nhóm tuổi........................................ 82
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm theo giới tính .......................................... 83
Biểu đồ 3.12. Thời gian sống thêm theo vị trí khối u ..................................... 84
Biểu đồ 3.13. Thời gian sống thêm theo giai đoạn bệnh ................................ 85

Biểu đồ 3.14. Thời gian sống thêm theo xếp loại T của u nguyên phát ......... 85
Biểu đồ 3.15. Thời gian sống thêm theo phân loại thể mô bệnh học ............. 86
Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm theo số hạch di căn ................................. 87
Biểu đồ 3.17. Thời gian sống thêm theo phân loại Clark ............................... 87
Biểu đồ 3.18. Thời gian sống thêm theo loét vi thể u ..................................... 88
Biểu đồ 3.19. Thời gian sống thêm theo tỷ lệ nhân chia khối u ..................... 89
Biểu đồ 3.20. Thời gian sống thêm theo giai đoạn phát triển ......................... 89
Biểu đồ 3.21. Thời gian sống thêm theo tế bào lympho xâm nhập u ............. 90
Biểu đồ 3.22. Thời gian sống thêm theo u xâm nhập mạch máu .................... 91
Biểu đồ 3.23. Thời gian sống thêm theo nhân vệ tinh quanh u ...................... 91


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu tạo vi thể của biểu bì da ............................................................. 3
Hình 1.2. Hình ảnh đại thể, vi thể của ung thư hắc tố da ................................ 20
Hình 1.3. Ranh giới giải phẫu các vùng da trong ung thư hắc tố da được
nghiên cứu ...................................................................................... 23
Hình 1.4. Hình minh họa về khơng gian cơ tam giác. .................................... 25
Hình 2.1. Đánh giá kích thước khối u nguyên phát ........................................ 48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư hắc tố da (UTHTD) là bệnh lý ác tính của tế bào hắc tố, thuộc
loại ung thư có độ ác tính cao, biểu hiện khối u tiến triển nhanh, màu đen, hay
di căn sớm theo đường bạch huyết vào hạch khu vực và đường tĩnh mạch

1,2


.

Tế bào (TB) hắc tố có chức năng sản sinh sắc tố melanin, sự biến đổi khối u
của các tế bào hắc tố có nguồn gốc từ mào thần kinh là nguyên nhân gây ra
ung thư hắc tố da 3,4. Trên cơ thể, tế bào hắc tố phân bố chủ yếu ở lớp đáy của
da khoảng 90%, số còn lại gặp ở hệ thống niêm mạc, màng não, võng mạc
mắt, niêm mạc đường sinh dục, đại trực tràng, ống hậu môn 4-9.
Tỷ lệ mắc ung thư hắc tố da trên toàn thế giới đang gia tăng đều đặn hàng
năm, từ 4-6%, trong vài thập kỷ qua, tốc độ khá nhanh so với nhiều loại ung
thư (UT) khác 10. Năm 2020, tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 325.000
trường hợp mắc mới và có khoảng 57.000 trường hợp tử vong do ung thư hắc
tố da

1,11

. Ung thư hắc tố da thường gặp ở người da trắng, có xu hướng phổ

biến ở các nước phát triển vùng Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand

12,13

.

Năm 2021, tại Mỹ, theo Hiệp hội phịng chống ung thư Mỹ (AJCC) ước tính
khoảng 106.110 trường hợp mắc mới và khoảng 7.180 trường hợp tử vong do
ung thư hắc tố da 1,14. Ở Việt Nam, số bệnh nhân (BN) đến khám bệnh và điều trị
tại Bệnh viện K tăng lên hàng năm. Do những hiểu biết về căn bệnh này còn hạn
chế nên phần lớn (82,8%) bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn II, III,
khơng có bệnh nhân nào ở giai đoạn I, số ít bệnh nhân ở giai đoạn IV chỉ điều trị

triệu chứng 15.
Đặc điểm di căn hạch của ung thư hắc tố da khá đặc biệt so với một số
loại ung thư khác. Bệnh hay di căn và di căn khá sớm theo đường bạch huyết
đến hạch khu vực, di căn theo đường máu đến phổi, gan, não, dưới da. Nhiều
trường hợp mặc dù khối u ngun phát có kích thước rất nhỏ, khó phát hiện
nhưng đã có di căn hạch khá lớn 2,16,17. Đa phần bệnh nhân đến khám bệnh do


2

có hạch to mà khơng biết mình có khối u, nốt ruồi, đặc biệt là u gan bàn chân.
Một số phẫu thuật viên đã mổ cắt bỏ khối hạch to với chẩn đốn là khối u mà
khơng phát hiện khối u nguyên phát ở gan bàn chân hoặc kín đáo ở da

15

.

Phẫu thuật (PT) là phương pháp điều trị chủ yếu khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ,
tại vùng. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị đã được đưa
ra trong nhiều nghiên cứu về ung thư hắc tố da ở nước ngoài, một số tác giả
cho rằng độ dày khối u nguyên phát là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất

18-24

.

Các yếu tố khác bao gồm vị trí khối u, giai đoạn bệnh, số hạch khu vực di
căn, típ mơ bệnh học, xâm lấn Clark, nhân vệ tinh, loét khối u, giai đoạn phát
triển, tỷ lệ nhân chia, lympho xâm nhập u và u xâm nhập bạch mạch cũng là

các yếu tố tiên lượng quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị 18,20-33.
Ở Việt Nam, cơng trình nghiên cứu về ung thư hắc tố da rất ít. Các
nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến khía cạnh dịch tễ học, lâm sàng, mơ bệnh
học của ung thư hắc tố da và niêm mạc. Nghiên cứu hồi cứu của Đào Tiến
Lục (2001) đã đánh giá được một số yếu tố tiên lượng lâm sàng như vị trí
khối u, loét khối u, giai đoạn bệnh ung thư hắc tố của da và niệm mạc

15

.

Nghiên cứu của Đào Thị Thúy Hằng (2017), đã chỉ ra được một số yếu tố mô
bệnh học liên quan đến di căn hạch khu vực của ung thư hắc tố da 28, nhưng
chưa đánh giá đầy đủ về bệnh học, kết quả điều trị sau phẫu thuật và một số
yếu tố tiên lượng, ảnh hưởng đến kết quả sống thêm sau mổ của ung thư hắc
tố da. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện
hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm di căn hạch của ung thư hắc tố da giai đoạn II, III
tại bệnh viện K.
2. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả sống thêm nhóm bệnh nhân nghiên cứu.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu tạo mô học của da
Biểu bì: là loại biểu mơ lát tầng sừng hóa, sản sinh ra hắc tố, gồm 5 lớp tế bào
gồm lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. UTHTD xuất phát từ tế

bào sắc tố ở lớp đáy của biểu bì da.

Hình 1.1. Cấu tạo vi thể của biểu bì da 34
Trung bì: là mơ liên kết xơ vững chắc, được phân 2 lớp, lớp nhú và lớp lưới.
Hạ bì: là phần sâu nhất của da được tạo thành bởi mơ liên kết thưa, nối chân
bì với các cơ quan bên dưới 34.
1.2. Chức năng sinh lý của tế bào sinh sắc tố
Tế bào sinh sắc tố (TBSST) là các tế bào có chức năng tổng hợp và
phân phối sắc tố melanin. Chúng có bào tương hình đa diện, các tua bào
tương dài xen kẽ vào khoảng gian bào của các tế bào tạo sừng, nhân hình đa
diện, nằm ở giữa hoặc nửa dưới của tế bào. Bào tương có chứa các hạt sắc tố,
đó là các melanosom, trong lịng chứa sắc tố melanin

35,36

. TBSST có hai

dạng, dạng hoạt động và dạng dự trữ. Dạng hoạt động có các tua bào tương
dài, trong lịng chứa nhiều melanosom ở các lứa tuổi khác nhau. Dạng dự trữ
có bào tương hẹp hơn, tua bào tương ngắn hoặc khơng có, trong bào tương


4

khơng có các melanosom

35,36

. Các TBSST phân bố chủ yếu ở lớp biểu bì da


chiếm khoảng 90%. Ở đó, chúng đứng rải rác, đơn độc và khơng có các thể
liên kết hoặc bán liên kết với các tế bào tạo sừng kế cận. Các TBSST phân bố
cân đối giữa hai bên cơ thể, tỷ lệ phân bố so với các tế bào tạo sừng khơng có
sự khác biệt theo giới cũng như chủng tộc, nhưng ở người trưởng thành cao
hơn so với trẻ em. Tỷ lệ này cao nhất ở da đầu và da mặt từ 1/5 đến 1/4, trung
bình ở da các vùng đùi, cẳng chân và cánh tay từ 1/12 đến 1/10, thấp nhất ở
da thân mình từ 1/35 đến 1/29 và trung bình có 1570 TBSST/m2 da. Ở người
già, các TBSST không phân chia, nhưng do các tế bào tạo sừng cũng bị thối
hóa teo dần đi, nên tỷ lệ phân bố của các TBSST vẫn không thay đổi. Các
TBSST cịn có ở võng mạc mắt, màng não, hệ thống niêm mạc, cấu trúc vỏ hạch,
đôi khi cả ở các tổ chức phần mềm 35. Đơn vị melanin của da là một hệ thống gồm
một TBSST và các tế bào tạo sừng được nó cung cấp sắc tố melanin. Đó vừa là
đơn vị hình thái học vừa là đơn vị chức năng. Melanosom là một bào quan đặc
biệt của các TBSST, ở đó xuất hiện q trình tổng hợp và tích lũy sắc tố melanin.
Sự hình thành sắc tố melanosom diễn ra theo bốn giai đoạn: giai đoạn I gồm có
tyrosin và một khung lưới protein. Giai đoạn II là giai đoạn tiền melanosom, trong
lịng có chứa sắc tố melanin. Giai đoạn III bắt đầu có sự lắng đọng sắc tố melanin
trên lưới protein nhưng chưa đầy đủ. Giai đoạn IV có sự lắng đọng đầy đủ sắc tố
melanin tạo thành một cấu trúc thuần nhất 36,37.
1.3. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ ung thƣ hắc tố da
1.3.1. Dịch tễ học ung thư hắc tố da
Tỷ lệ mắc bệnh
Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc UTHTD tiếp tục gia tăng mỗi năm, với tốc
độ nhanh nhất trong số các bệnh ung thư ở các nước phát triển. Ung thư hắc
tố da có tỷ lệ mắc là 3,8/100.000 dân đối với nam giới và 3,0/100.000 dân đối
với nữ giới, rủi ro tích lũy cả đời tương ứng là 0,42% đối với nam giới và


5


0,33% đối với nữ giới 11. Năm 2020, trên thế giới, bệnh UTHTD ước tính có
khoảng 325.000 trường hợp mắc mới, là loại ung thư được xếp thứ 15 trong
số các bệnh ung thư phổ biến nhất, UTHTD đặc biệt phổ biến ở người da
trắng, với tỷ lệ mắc bệnh 34,7/100.000 dân ở nam giới và 22,1/100.000 dân ở
nữ giới, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh của nam giới da đen là 1,0/100.000 dân
và nữ giới da đen là 0,9/100.000 dân 11. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa
các quốc gia được cho là do sự thay đổi trong tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
và sự khác biệt về kiểu hình của da 38. Năm 2021, tại Mỹ, UTHTD là loại ung
thư được xếp thứ 5 trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất, ước tính có
khoảng 106.000 trường hợp mắc mới 1.

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thanh hiển thị tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của UTHTD
trên thế giới ƣớc tính theo độ tuổi vào năm 2020, cho cả hai giới, mọi lứa
tuổi. Dữ liệu thu đƣợc từ Globocan 2020 11.
Tỷ lệ tử vong
Năm 2020, trên thế giới ước tính có khoảng 57.000 trường hợp tử vong
do UTHTD, tỷ lệ tử vong 0,7/100.000 dân đối với nam giới và 0,4/100.000
dân đối với nữ giới 11. UTHTD chỉ chiếm khoảng 3% tổng số các trường hợp
ung thư da, nhưng gây ra tỷ lệ tử vong hơn 65% tổng số các trường hợp


6

này. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân UTHTD giai đoạn đầu, việc phát hiện
sớm và điều trị phẫu thuật cắt bỏ rộng khối u sẽ cho tỷ lệ chữa khỏi trên 90%
38,39

. Năm 2021, ở Mỹ, ước tính có khoảng 7.180 trường hợp tử vong do

UTHTD, tỷ lệ tử vong đã giảm từ 2,8/100.000 dân năm 2009 xuống còn

2,0/100.000 dân năm 2018 1.

Bản đồ 1.2. Biểu đồ hiển thị tỷ lệ tử vong ƣớc tính chuẩn hóa theo tuổi
đối với UTHTD trên toàn thế giới vào năm 2020, cả 2 giới và mọi lứa
tuổi. Dữ liệu thu đƣợc từ Globocan 2020 11.
Trong số những người da trắng ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do UTHTD tăng
7,5% từ năm 1986 đến năm 2013. Tuy nhiên, với khoảng 10 liệu pháp điều trị
đích và miễn dịch mới kể từ năm 2011, tỷ lệ tử vong nói chung đã giảm
17,9% từ năm 2013 đến năm 2020 40.
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ ung thư hắc tố da
 Ánh nắng mặt trời
Bức xạ tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời là yếu tố mơi trường
chính gây nguy cơ phát triển UTHTD

41,42

. Nguy cơ gia tăng UTHTD do tiếp

xúc với ánh nắng mặt trời có liên quan trực tiếp đến mức độ UV và đặc biệt là
bức xạ tia cực tím nhóm B (UV-B) có bước sóng 280 đến 315 nm 43. Ngồi
ra, trong một số nghiên cứu, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên quan
đến việc tăng nguy cơ mắc UTHTD. Đặc biệt, phơi nắng cường độ cao và


7

khơng liên tục gây ra cháy nắng, có liên quan đến nguy cơ cao hơn so với
kiểu phơi nắng liên tục. Hơn nữa, tiền sử bị cháy nắng ở thời thơ ấu hoặc
thanh thiếu niên có liên quan đến nguy cơ phát triển UTHTD cao nhất và
những người trải qua trên 5 đợt cháy nắng nghiêm trọng có nguy cơ tăng gấp

2 lần

44-47

. Việc tiếp xúc với tia cực tím nhóm A (UV-A) có bước sóng 320-

400 nm từ các nguồn nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
Quá trình theo dõi những BN mắc bệnh vẩy nến được xạ trị bằng tia UV-A,
cũng như ở những người sử dụng giường tắm nắng cho thấy nguy cơ mắc
UTHTD tăng lên

48,49

. Cụ thể, một số nghiên cứu và phân tích tổng hợp đã

chứng minh mối liên hệ rõ rệt giữa nguy cơ phát triển UTHTD và thời gian sử
dụng giường tắm nắng, đặc biệt là từ khi còn trẻ 48,50.
Vị trí của các đột biến do tia cực tím gây ra, tức là cấu trúc phân tử của
UT thay đổi nhiều tùy theo loại UTHTD. Các protein thường bị đột biến bao
gồm các thành viên của protein kinase được kích hoạt bởi mitogen (MAP-K),
chẳng hạn như NRAS và BRAF, chịu trách nhiệm cho sự phát triển và biệt
hóa của tế bào. BRAF thường bị đột biến hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi tiếp
xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và những người bị UTHTD thể lan tràn nông
trên bề mặt (lên đến 50%) và hiện đang được điều trị nhắm mục tiêu với các
chất ức chế phân tử nhỏ BRAF+MEK như một phương pháp điều trị đầu tay.
Trong khi đó, đột biến trong KIT gen ung thư được thấy ở 0% trường hợp
UTHTD thể lan tràn nông trên bề mặt, nhưng lên đến 20% trường hợp
UTHTD thể nốt ruồi son đỉnh và ung thư hắc tố (UTHT) ở hệ thống niêm
mạc. Các đột biến do tia cực tím gây ra trong p53 ức chế UTHTD thường
thấy ở những người mắc bệnh giai đoạn IV và có tiên lượng xấu hơn 4,51,52.

 Nhuộm da trong nhà và giƣờng tắm nắng
Trên tồn thế giới, ước tính có khoảng 7,8 triệu nữ giới và 1,9 triệu
nam giới sử dụng giường tắm nắng hàng năm, mặc dù cơ quan nghiên cứu
ung thư quốc tế đã xác định bức xạ giường tắm nắng là chất gây ung thư do


8

mức độ tiếp xúc với tia UV-A và tia UV-B cao hơn so với ánh nắng mặt trời
hàng ngày ở hầu hết vĩ độ 53. Mối liên quan giữa liều lượng và phản ứng đã
được ghi nhận bằng tổng số giờ nằm trên giường tắm nắng, số buổi hoặc số
năm sử dụng giường tắm nắng và nguy cơ UTHTD 48. Một nghiên cứu phân
tích từ năm 2020 đã kết luận rằng việc cấm nhuộm da trong nhà đối với những
người dưới 35 tuổi có thể ngăn chặn 448.000 trường hợp mắc UTHTD 54. Tia
UV từ giường tắm nắng đã được chính thức phân loại là chất gây ung thư ở
người 6,55,56.
 Ức chế miễn dịch
Liều lượng thấp của tia UV-A và tia UV-B được chứng minh là làm
giảm khả năng giám sát miễn dịch của tế bào Langerhans và các tế bào đi
gai, làm suy giảm sự trình diện kháng nguyên và kích hoạt tế bào T chống lại
các tế bào UTHTD. Những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, ví dụ như những
trường hợp nhiễm sắt hoặc nhiễm HIV có nguy cơ mắc UTHTD cao hơn

57,58

.

Những phát hiện này cũng giải thích tại sao UTHTD đặc biệt đáp ứng với liệu
pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, các kháng thể đơn dịng kích thích tế
bào T nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Ipilimumab là một chất ức chế

CTLA-4, đã nhận được sự chấp thuận đầu tiên của hiệp hội phòng chống ung
thư Mỹ vào năm 2011, đặc biệt cho UTHTD, và kể từ đó được chấp thuận cho
nhiều loại ung thư khác kết hợp. Các chất ức chế PD-1 và PDL-1, chẳng hạn
như Pembrolizumab và Nivolumab đã được chấp thuận trong nhiều dạng phối
hợp khác nhau cho UTHTD giai đoạn III và IV. Sự kết hợp giữa chất ức chế
PDL-1 là Atezolizumab với chất ức chế BRAF là Vemurafenib và chất ức chế
MEK là Cobimetinib đã được phê duyệt năm 2020 đối với UTHTD có gen
BRAF V600 dương tính, khơng cịn chỉ định mổ hoặc di căn lan tràn 4,59,60.
 Nốt ruồi (Nevi)
Nốt ruồi, là sự phát triển lành tính của tế bào hắc tố được coi là tiền
thân trực tiếp và dấu hiệu làm tăng nguy cơ UTHTD. Trong một nghiên cứu


9

dựa trên dân số ở Hoa Kỳ, tỷ lệ biến đổi hàng năm của bất kỳ nốt ruồi đơn lẻ
nào thành UTHTD ở nam giới được phát hiện nằm trong khoảng 0,0005% đối
với độ tuổi dưới 40 và khoảng 0,003% đối với độ tuổi trên 60. Các nghiên cứu
cho thấy những người có trên 100 nốt ruồi, nguy cơ phát triển thành UTHTD
tăng gấp bảy lần so với những người có dưới 15 nốt ruồi. Do vậy, số lượng
nốt ruồi trên cơ thể của một người làm tăng nguy cơ mắc UTHTD

38,61

. Các

tác giả kết luận rằng những nốt ruồi tồn tại đến tuổi già đặc biệt có nguy cơ
trở thành UTHTD 62.
 Tiền sử gia đình
Khoảng 7% đến 15% bệnh nhân mắc UTHTD có tiền sử gia đình bố

hoặc mẹ đẻ mắc UTHTD, mặc dù chỉ có một số hội chứng bẩm sinh, như nốt
ruồi bẩm sinh 63. Các đột biến trên gen CDKN2A hiếm khi xảy ra lẻ tẻ nhưng
có liên quan đến 30% các UTHTD di truyền 64. Hội chứng đa nốt ruồi (nevus)
loạn sản là một bệnh bẩm sinh hiếm gặp của nốt ruồi không điển hình liên
quan đến tăng nguy cơ UTHTD, cũng như các vị trí hiếm gặp khác, chẳng hạn
như u hắc tố của túi mật 65. Hội chứng đa nốt ruồi loạn sản có liên quan đến
bệnh u xơ thần kinh và một số rối loạn nội tiết khác 66. Một nghiên cứu báo
cáo gần đây cũng cho thấy hội chứng đa nốt ruồi loạn sản làm tăng nguy cơ
UTHTD liên quan đến thai kỳ

67

. Bệnh nhân bị hội chứng đa nốt ruồi loạn

sản, hoặc các dạng UTHTD gia đình khác, phải tránh các hoạt động có nguy
cơ cao như tiếp xúc với tia cực tím mà khơng có kem chống nắng. Các bệnh
nhi mắc bệnh nốt ruồi bẩm sinh, sinh ra đã có nhiều nốt ruồi lớn khiến nguy
cơ mắc bệnh UTHTD cao hơn, các đột biến gen liên quan phổ biến nhất là
gen NRAS 65,68.
 Béo phì
Tỷ lệ mắc UTHTD có thể liên quan đến béo phì, với một số trường
hợp, các nghiên cứu cho thấy nguy cơ gia tăng ở những người có chỉ số BMI
trên 30. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy cải thiện kết quả
sống sót tốt hơn cho bệnh nhân UTHTD béo phì khi điều trị đích và miễn


10

dịch. Mỡ cơ thể dư thừa dường như gây ra hoạt động gen sinh ung thư BRAF
V600E thơng qua tín hiệu trao đổi chất và ngăn chặn giám sát miễn dịch. Điều

này giải thích tại sao bệnh nhân béo phì có thời gian sống thêm khơng bệnh
và thời gian sống thêm toàn bộ dài hơn bằng điều trị miễn dịch hoặc đích 69,70.
1.4. Chẩn đốn ung thƣ hắc tố da
1.4.1. Các triệu chứng lâm sàng gợi ý chẩn đoán
- UTHT có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, trong đó hơn 90% là
UTHT của da, 25% xuất hiện trên nền một nốt ruồi đã có từ trước 4-8.
- Để phát hiện sớm, có thể dựa vào các dấu hiệu tổn thương sắc tố da,
đặc trưng bởi những thay đổi động về kích thước, hình dạng, màu sắc, đường
kính, đường viền sớm theo quy tắc ABCDE đáng nghi ngờ là UTHTD 71,72:
A (Asymmetrical shape): không đối xứng, ví dụ một nửa của tổn
thương khác với nửa kia về hình dạng hoặc màu sắc, mất tính cân đối của một
nốt ruồi hoặc tổn thương sắc tố da cũ hoặc của một vùng da bình thường.
B (Border irigularity): sự bất thường ở ranh giới, theo đó các tổn
thương bắt đầu mang hình thái của một hịn đảo có đường bờ biển bị thụt vào,
thay đổi bất thường về bờ của tổn thương.
C (Color variegation): các tổn thương phát triển chủ yếu là các rám
nắng đến các tổn thương dạng sẩn, mảng, với nhiều màu sắc khác nhau như
nâu, đen, đỏ, trắng, xanh.
D (Diamter greater than 6mm): đường kính tổn thương > 6 mm, ban
đầu được đặc trưng là lớn hơn 6 mm, mặc dù khơng có giới hạn nào thấp hơn
về kích thước mà một khối u có thể được hình thành.
E (Evolution): tiền sử phát triển và sự tiến hóa.
- Triệu chứng điển hình của UTHTD là sự thay đổi tính chất của một nốt
ruồi cũ, một tổn thương tăng sắc tố cũ, một tổn thương da sừng hóa, hoặc
ngay trên nền da bình thường. Những thay đổi này được chú ý theo mức độ
quan trọng từ nhiều tới ít gồm 3 nhóm 73:


11


Nhóm triệu chứng có giá trị gợi ý cao: thay đổi về kích thước, hình dạng và
màu sắc của tổn thương.
Nhóm triệu chứng có giá trị gợi ý trung bình: phản ứng viêm tấy tại chỗ, bong
vẩy hoặc chảy dịch, máu, thay đổi cảm giác tại tổn thương và đường kính tổn
thương > 7 mm.
Nhóm triệu chứng có giá trị gợi ý thấp: mất tính đối xứng, bất thường về màu
sắc, tổn thương nhô cao trên mặt da và thay đổi về bờ của tổn thương .
- Khoảng 5% các trường hợp UTHTD không sinh sắc tố, tổn thương chỉ là
một cục thịt lồi lớn dần, chỉ có thể chẩn đoán được bằng giải phẫu bệnh
(GPB), và khoảng 6% UTHTD có di căn hạch, khơng rõ u ngun phát 74,75.
1.4.2. Các công cụ sử dụng để phát hiện sớm ung thư hắc tố da
 Soi các lớp nông của da bằng thiết bị quang học (Dermatoscope)
Dermatoscope là một công cụ dựa trên kính hiển vi quang học, có độ
phóng đại trên 10 lần dưới ánh sáng huỳnh quang, giúp cho việc theo dõi và
phát hiện UTHTD giai đoạn sớm dựa vào những thay đổi về sắc tố, cấu trúc
mất đối xứng của tổn thương. UTHTD có thể phát sinh từ một nốt ruồi có sẵn
hoặc một điểm da nhiều màu sắc xen lẫn, tổn thương bắt đầu có màu đen, nâu
xen kẽ màu xanh, kích thước nhỏ, sau đó thay đổi về hình dạng, bờ khơng
đều, tiến triển rộng ra xung quanh, vùng giữa tổn thương để lại sẹo, teo, màu
nhạt, đốm ở trung tâm được bao quanh bởi một mạng lưới sắc tố, mạng lưới
giảm sắc tố trong đó các vùng sáng, tạo thành các chùm và các vùng mất sắc
tố lấp đầy các lỗ trống, hình cầu là khu vực màu đỏ sữa, mờ hoặc không tập
trung, tương ứng với phần nhô cao của tổn thương. Đảo là khu vực có mơ
hình đồng nhất khác với phần cịn lại của tổn thương, vùng lưới thơ màu xám
xanh, có đường kẻ dày và lỗ lớn. Sau một thời gian, tổn thương trở nên dày,
xuất hiện các nốt, cục, loét, chảy máu. Một đặc điểm nổi bật là hiện tượng
màu sắc không đồng nhất xen kẽ giữa màu đen màu, màu nâu nhạt, nâu sẫm,
xám, xanh lam, đỏ, trắng ở tổn thương. Thiết bị này giúp chẩn đoán phân biệt



12

giữa UTHTD với nốt ruồi khơng điển hình, một tổn thương tăng sắc tố da do
ánh sáng, ung thư tế bào gai nhiễm sắc tố 76-82.
Hình ảnh nhiệt
So với các mơ lành bình thường, các tổn thương UTHTD có hoạt động
trao đổi chất đáng kể hơn, giống như nhiều loại ung thư khác. Để đánh giá tổn
thương bằng hình ảnh hồng ngoại, tính chất sử dụng hình ảnh nhiệt động được
khai thác. Kết quả ban đầu chỉ ra rằng UTHTD và mơ khỏe mạnh có sự chênh
lệch nhiệt độ có thể phát hiện được. Do da phải được làm mát để nhấn mạnh
sự thay đổi nhiệt độ, nên phương pháp này hiện nay khá phức tạp về mặt kỹ
thuật, vì việc kiểm soát chuyển động tinh vi rất quan trọng khi chụp ảnh nhiệt
để bù lại chuyển động của bệnh nhân 83.
 Đo đàn hồi mô
Chụp đàn hồi mô thời gian thực là một kỹ thuật nghiên cứu tập trung
vào tiền đề cho rằng mơ bình thường nhẹ hơn, biến dạng nhanh hơn mơ ác
tính. Bằng cách tác động thủ cơng áp lực ánh sáng lên đầu dị siêu âm, các tổn
thương được đo bằng hình ảnh siêu âm đồng thời 83.
1.4.3. Chẩn đoán sớm ung thư hắc tố da
Để điều trị đạt hiệu quả cao, phát hiện sớm các tổn thương rất cần thiết
và quan trọng. Chẩn đoán được coi là sớm khi trong giai đoạn phát triển
xuyên tâm, thời điểm mà các tế bào ung thư giới hạn trong lớp biểu bì được
phát hiện. Điều này mang lại cơ hội chữa khỏi bệnh cao hơn và giảm tỷ lệ tử
vong. Chẩn đoán lâm sàng UTHTD sớm dựa trên phân tích tiêu chí ABCDE
hoặc tiêu chuẩn Glasgow gồm 7 tiêu chuẩn (3 chính và 4 phụ) hoặc dấu hiệu
“vịt con xấu xí”, nó được thực hiện bằng cách kiểm tra trực quan, hỗ trợ bởi
nội soi da tổn thương. Cắt bỏ khối u để chẩn đốn mơ bệnh học được khuyến
cáo khi một tổn thương được nghi ngờ về mặt lâm sàng là UTHTD 84-86. Điều
này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một mép rìa hạn chế từ 1-3 mm
xung quanh vùng da tổn thương. Sinh thiết một phần khối u có thể làm sai

giai đoạn bệnh, ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch điều trị. Gần đây, các nhà


13

khoa học đã quan tâm đến việc phát triển các giải pháp chẩn đốn sớm bằng
hỗ trợ máy tính, trí tuệ nhân tạo 71,87-89.
Sinh thiết khối u đặc biệt được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như hình elip, đục lỗ, cắt mảnh, trong đó sinh thiết cắt mảnh là phổ biến
nhất vì nó thuận tiện và tiết kiệm thời gian

71,90

. Sinh thiết cắt mảnh khối u

vẫn chưa được chứng minh là có tác động xấu đến kết quả của BN do việc
chuyển các tế bào ung thư vào mạch máu hoặc bạch huyết ở dưới da 87. Xác
suất tử vong của UTHTD có liên quan mật thiết với độ dày của khối u
Breslow, có mối liên hệ chặt chẽ giữa độ dày khối u và sự chậm trễ trong
chẩn đốn tổn thương nghi ngờ. Do đó, điều quan trọng là giảm thiểu sự chậm
trễ trong chẩn đoán, người bệnh có những dấu hiệu nghi ngờ UTHTD cần
phải đến khám bác sỹ chuyên khoa càng sớm càng tốt 91. Một phân tích tổng
hợp của 15 nghiên cứu từ năm 2017 đã tìm thấy lợi ích lâm sàng đối với các
chương trình tầm sốt UTHTD. Việc tự kiểm tra da rất quan trọng, có sự tham
gia của vợ hoặc chồng và sự sẵn có của gương treo tường, sàng lọc phát hiện
sớm bệnh để có thể điều trị triệt căn ngay từ giai đoạn sớm của bệnh, đó chính
là biện pháp quan trọng nhất để có thể kiểm sốt được căn bệnh. Nhóm đối
tượng có nguy cơ cao là người trên 50 tuổi, có hơn 20 nốt ruồi trên cơ thể, có
màu da trắng, dễ cháy nắng, tiền sử bị bệnh UTHTD, tiền sử trong gia đình có
người bị UTHTD, hội chứng đa nốt ruồi loạn sản gia đình 92,93.

1.4.4. Chẩn đoán xác định ung thư hắc tố da
Chẩn đoán xác định UTHTD dựa vào lâm sàng và mô bệnh học (MBH)
là nhuộm Hematoxylin - Eosin (HE), hóa mơ miễn dịch với S-100, Melan-A
và HMB-45.
 Dựa vào lâm sàng
Các dấu hiệu sớm để chẩn đoán UTHTD dựa vào những thay đổi có ý
nghĩa của khối u theo quy tắc ABCDE: khơng đối xứng, bờ của các tổn
thương khơng đều, có nhiều màu sắc, đường kính > 7 mm, tiền sử phát triển
và những thay đổi khác thường

94,95

. Ngồi ra, có thể dựa vào tiêu chuẩn của


14

Glasgow, gồm 7 tiêu chuẩn (3 chính và 4 phụ) 73, các tiêu chuẩn chính là thay
đổi kích thước, hình dạng, màu sắc. Các tiêu chuẩn phụ là đường kính > 7
mm, bong vảy hoặc chảy dịch máu, ngứa hoặc thay đổi cảm giác, phản ứng
viêm tấy tại chỗ. Hoặc có thể dựa vào dấu hiệu “vịt con xấu xí”. Nó dựa trên
nhận thức rằng một tổn thương sắc tố “trơng khác với tất cả các vùng lân cận
của nó”. Tiêu chí phát hiện các tổn thương nghi ngờ này đã được chứng minh
là nhạy cảm trong việc phát hiện sớm UTHTD 96.
 Dựa vào mô bệnh học
Đặc điểm cấu trúc: khơng cân xứng, tổn thương khơng đồng nhất, kích
thước lớn > 6 mm, ranh giới không rõ, phân bố hắc tố không đồng nhất. Dạng
lan tỏa bất thường trong thượng bì, lan rộng dạng paget, tế bào u xâm nhập
ngẫu nhiên lên phía trên, tế bào đơn lẻ chiếm ưu thế so với dạng ổ, tế bào
thường sát với các tuyến phụ thuộc và lớp sừng. Tăng sinh tế bào hắc tố dạng

lengtigo, tế bào có kết dính với nhau, tạo thành ổ, khoảng cách giữa các tế bào
không đều, tăng sinh tế bào dọc theo biểu mô phụ thuộc. Dạng ổ có kích
thước, hình dáng và vị trí khác nhau, ổ tế bào u thay thế phần lớn biểu mơ
vảy, mất tính chất kết dính của tế bào trong ổ. Các ổ liên tục nhau, mất dạng
lưới trong thượng bì, xâm nhập nhiều tế bào đơn nhân, thường thành dải, xơ
hóa các nhú trung bì, thường gặp thối triển.
Đặc điểm tế bào học: các biến đổi về nhân, phần lớn có nhân khơng điển
hình, khá đồng nhất, nhân lớn, nhân đa hình, nhân tăng sắc và chất nhiễm sắc
thô, một hoặc nhiều hạt nhân rõ, các biến đổi về bào tương, tế bào dạng biểu
mơ có bào tương rộng, dạng hạt, ưa a xít, hạt sắc tố có kích thước khác nhau,
tỷ lệ nhân/bào tương cao trong tế bào hình thoi, co kéo bào tương, nhân chia
khơng điển hình, hoại tử.
Thành phần xâm nhập trung bì: tạo thành đám nhỏ tế bào u, dạng đẩy, mở
rộng mà không có mơ đệm, mật độ tế bào cao, khơng có phản ứng của cơ thể,
tỷ lệ nhân/bào tương tăng, nhân chia có ở thành phần trung bì, nhân chia
khơng điển hình, tế bào hoại tử 76,97.


×