MỤC LỤC
Niên luận
2
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không
mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong giai
đoạn hiện nay. Theo báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo
lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tháng 11 năm 2010, tỉ lệ bạo lực đối
với phụ nữ Việt Nam ở mức cao, cứ 3 người phụ nữ có gia đình hoặc đã
từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị bạo hành về
thể xác hoặc tình dục. Nếu xem xét đến cả 3 hình thức bạo hành chính
trong đời sống vợ chồng: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có hơn một nữa
(58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình
thức bạo lực kể trên. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng
phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị
người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đã gây hậu quả hết sức nghiêm
trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Cứ 4 người
phụ nữ bị chồng bạo hành về thể chất và tình dục thì có một người cho biết
họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nữa số này đã
bị thương tích nhiều lần. So với những người phụ nữ chưa từng bị bạo hành
thì những người bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật, sức khỏe
kém hơn gấp 2 lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần.
Những thực trạng và hậu quả như vậy, đã gây những hệ lụy xấu đến chính
những gia đình có tình trạng bạo lực và cho xã hội.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm
đến công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Từ năm 1980, chính
phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Luật phòng chống bạo lực gia
đình đã được Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào
3
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Qúa trình thực hiện đã đạt
đươc những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình
vẫn diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng.
Chính vì những lý do trên nên công tác thực hiện luật phòng chống
bạo lực gia đình trên phạm vi cả nước nói chung, trên địa bàn Tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng trở nên hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều
này có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh nhà. Do
đó, tôi đã chọn đề tài “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Tỉnh
Thừa Thiên Huế” để làm đề tài niên luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau:
- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tỉnh Thừa Tiên Huế.
Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:
- Làm sáng rõ khái niệm đặc điểm của bạo lực gia đình.
- Chỉ ra và phân tích các đặc điểm các hình thức bạo lực gia đình.
- Nắm bắt các hình thức và phương pháp phòng chống bạo lực gia
đình.
- Làm rõ những nguyên nhân và hậu quả mà nạn bạo lực gia đình đã
để lại cho phụ nữ, cho trẻ em và cho cả toàn xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xem
xét về hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích đề tài đã được nêu trên, đề tài đi
sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bạo lực gia đình và hậu quả
mà nạn bạo lực gia đình đã để lại cho phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc
biệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 2008-2010.
4. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận:
- Quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định
của pháp luật hiện hành quy định về việc triển khai thực hiện luật phòng
chống bạo lực gia đình, những kết quả đạt được và chưa đạt được.
- Trang bị kiến thức nâng cao hiểu biết về vấn đề phòng chống bạo
lực gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình.
Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ
quan chức năng và cả xã hội có những cách nhìn khách quan đúng đắn và
toàn diện về vấn đề bạo lực gia đình cũng như thực tiễn thực hiện luật
Phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Góp phần
đưa ra những phương pháp cũng như cách thức nhằm thực hiện Luật phòng
chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi
bạo lực.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài “Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sữ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một
số phương pháp cụ thể như: phân tích, giải thích, thống kê, tổng hợp.
6. Cơ cấu của đề tài khoa học
Đề tài gồm có 3 phần:
5
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG:
Gồm có 2 chương:
Chương 1: Pháp luật Việt Nam về bạo lực gia đình.
Chương 2: Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ Tỉnh Thừa Thiên Huế.
C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm bạo lực gia đình và pháp luật bạo lực gia đình
1.1.1. Khái niệm bạo lực gia đình
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với
nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi
dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định
của luật này (Điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
Theo định nghĩa của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm
1993 được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận
rộng rãi. Theo đó, bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực
dựa trên cơ sở một giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại
về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả
sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách
tùy tiện sự tự do, dù xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.
Bộ luật của Bang Georgia (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong
gia đình là một số hành vi phạm tội thực hiện giữa những người có quan hệ
với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, dọa nạt, rình rập,
phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập
mang tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra
giữa những con người có liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay
quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ
kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống
chung trong một gia đình.
Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất,
bạo hành về tinh thần, bạo hành tình dục và cả bạo hành về kinh tế. Những
7
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
hành vi bạo lực gia đình gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã
hội, đối với con người. Không chỉ phụ nữ mới là đối tượng phải hứng chịu
hậu quả của bạo lực gia đình, nhưng xuất phát từ những yếu tố: phong tục
tập quán, tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, định kiến giới mà phụ nữ chính là
đối tượng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và thường xuyên hơn.
1.1.2. Pháp luật về bạo lực gia đình
1.1.2.1. Bạo lực gia đình trong luật phòng chống bạo lực gia đình
Đối với Việt Nam, khái niệm bạo lực gia đình được quy định một
cách rõ ràng trong các văn bản pháp lý, cụ thể ở đây là luật phòng chống
bạo lực gia đình được Quốc Hội thông qua vào ngày 21/11/2007 và có hiệu
lực vào ngày 1/7/2008. Tại khoản 2, Điều 1 luật phòng chống bạo lực gia
đình quy định: “ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.”
Chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm bạo lực gia đình ở Việt Nam đã kế
thừa khái niệm về bạo lực đối với phụ nữ trong Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối
với phụ nữ của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1993. Tuy
nhiên, sự kế thừa này được sáng tạo nhằm phù hợp với tình hình bạo lực gia
đình tại Việt Nam, đó là về hành vi bạo lực - phải là “ hành vi cố ý của các
thành viên trong gia đình” thì mới được xem là có hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, chủ thể gây ra bạo lực gia đình phải là các thành viên trong
cùng một gia đình với nhau, như: Vợ - chồng; cha mẹ - con cái hoặc bạo lực
đối với người cao tuổi trong gia đình và cũng không ngoại trừ cả bạo lực của
các thành viên bên nhà vợ, bạo lực của các thành viên bên nhà chồng. Điều
đó có nghĩa: Chỉ các thành viên trong cùng một gia đình với nhau mà xảy ra
bạo lực thì mới được xem là chủ thể của bạo lực gia đình, còn nếu là người
mà không phải là người trong cùng một gia đình đó mà gây ra bạo lực thì
không được xem là bạo lực gia đình mà sẽ cấu thành tội phạm theo Bộ luật
8
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, căn cứ vào từng
hành vi và mức độ gây ra thiệt hại của từng tội phạm.
Ví dụ: Anh Mai Xuân Bang và chị Lê Anh Thơ kết hôn được gần năm
năm và đã có với nhau 1 mặt con. Tuy nhiên đời sống vợ chồng của hai anh
chị không hạnh phúc do anh Bang có tính vũ phu, hay đánh đập vợ con.
Chiều ngày 10/10/2010, Bang đi làm về thấy vợ vẫn chưa cơm nước gì,
không cần biết lý do anh Bang chạy ngay vào nhà và lôi chị Thơ ra đánh.
Nghe tiếng khóc lóc van xin của chị Thơ, anh Lý Công Trình ( là
hàng xóm của gia đình Bang) mới chạy sang can ngăn, không ngờ cũng bị
Bang đánh tới tấp. Bực tức về hành vi của anh Bang, Trình nhặt ngay cây
gậy ở sân nhà anh Bang đánh liên tiếp vào chân anh Bang khiến Bang gãy
chân. Thương tích 25%.
Như vậy, chủ thể của bạo lực gia đình trong ví dụ trên là Mai Xuân
Bang vì anh Bang và chị Thơ có mối quan hệ là vợ chồng, là người trong
cùng một gia đình. Còn đối với anh Lý Công Trình – không phải là chủ thể
của bạo lực gia đình vì: Trình chỉ là người hàng xóm, không phải là thành
viên trong gia đình anh Bang. Anh Trình trở thành chủ thể của tội “ cố ý
gây thương tích” được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình Sự của
nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dấu hiệu thứ hai của bạo lực gia đình là dấu hiệu hành vi. Hành vi ở
đây phải là ” hành vi cố ý” của các thành viên trong gia đình mà gây tổn
hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế…” Ngoài ra
các hành vi của bạo lực gia đình còn được quy định tại Khoản 1, Điều 2
Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Khoản 1, Điều 2 luật phòng chống bạo lực gia đình:
“Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại
đến sức khoẻ, tính mạng;
9
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung
của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài
chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình
nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ
ở.”
Hơn thế nữa, tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình
còn quy định khá mới, thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới quyền lợi của
một thành phần phụ nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau
như vợ chồng hoặc vợ chồng đã ly hôn.
Khoản 2, Điều 2 Luật phòng chống bạo lưco gia đình:
“Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp
dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ
không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng: Quốc Hội chấp nhận đưa
vào luật về vấn đề này là gián tiếp thừa nhận tình trạng không đăng ký kết
10
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
hôn nhưng vẫn chung sống với nhau. Điều đó trái với quy định chấm dứt
tình trạng hôn nhân thực tế.
Một số ý kiến khác thì cho rằng: Đây là luật phòng chống bạo lực
gia đình, cho nên đối tượng điều chỉnh là thành viên trong gia đình. Nếu
như những đối tượng mà pháp luật về hôn nhân gia đình không công nhận
là một gia đình thì không điều chỉnh. Bởi khi xảy ra bạo lực với các thành
phần này, sẽ rất khó để xác định đâu là bạo lực gia đình và đâu là bạo lực ở
ngoài xã hội.
Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy: bạo lực gia đình
thường được dựa trên cơ sở giới. Có nghĩa là: bạo lực được thực hiện bởi
nam giới đối với nữ giới ( bao gồm đối với cả trẻ em gái). Tuy nhiên cần
lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của baọ lực gia đình mà còn là thủ
phạm gây ra bạo lực gia đình.
Một hiện tượng nữa, đó là bạo lực trong gia đình“ đồng tính”. Đây
là một hiện tượng xã hội mang tính nhạy cảm và tế nhị, bởi xã hội cũng
như pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận mối quan hệ này. Tuy nhiên,
nó vẫn xảy ra trong cuộc sống và các chuyên gia tâm lý cho rằng: Việc chịu
nhiều o ép về mặt tâm lý khiến cho cách hành xử của một số cặp vợ chồng
đồng tính trở nên khác người, mức độ bạo lực nặng hơn bình thường.
Như vậy, hiểu rõ bản chất của bạo lực gia đình sẽ giúp cho các cơ
quan chức năng dễ dàng tìm ra những cách thức và phương pháp để phòng
chống bạo lực gia đình. Hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, để mỗi
gia đình thực sự là tổ ấm thương yêu của mỗi người, hạn chế tình trạng bạo
lực trong gia đình, xây dựng gia đình văn hóa theo đúng chủ trương, đường
lối của của Đảng và nhà nước đề ra.
1.1.2.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống bạo lực gia đình
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề bạo lực gia đình
được Chính Phủ và toàn xã hội ngày càng quan tâm giải quyết. Việt Nam
11
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
đã chứng tỏ cam kết của mình đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới và
chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ thông qua việc phê chuẩn các hiệp định
quốc tế cơ bản về quyền con người, bao gồm:
ICCPR : Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự.
ICESCR : Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội.
CEDAW : Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức
phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
CRC : Công ước về quyền trẻ em.
Tuyên bố xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ tại hội nghị bộ trưởng
ngoại giao lần thứ 37.
Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) không có một điều khoản nào đề cập trực tiếp đến vấn đề bạo
lực gia đình nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề bạo lực đối với
phụ nữ. Việt Nam với tư cách là thành viên của Công ước đã có những tiếp
cận theo đúng cách tiếp cận đối với bình đẳng và bình đẳng giới, trong hệ
thống pháp luật của Việt Nam từ hiến pháp cho đến các đạo luật đều khẳng
định “Công dân nữ và nam ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình”( Hiến pháp 1992).
Công ước về quyền trẻ em được liên hợp quốc thông qua vào năm
1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Việt Nam là thành viên của công
ước này từ năm 1990; tại khoản 2 điều 2 nêu rõ:”Các quốc gia thành viên
phải tiến hành mọi biện pháp thích hợp để bảo đảm cho trẻ em được bảo
vệ tránh khỏi các hình thức phân biệt đối xử hoặc trừng phạt vì lý do về địa
lý, hoạt động, những phát biểu hoặc tính ngưỡng của cha mẹ, cuả người
giám hộ pháp lý hoặc những thành viên trong gia đình”.
Những thỏa thuận quốc tế này đã nêu rõ tầm quan trọng của việc
nhận thức và thực hiện các quyền đối với sức khỏe, cuộc sống; bảo vệ an
ninh chính trị đối với phụ nữ và trẻ em. Những cam kết này đã tạo cơ sở,
12
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
tiền đề cho việc xây dựng các khung pháp lý và chính sách quốc gia nhằm
giải quyết các vấn đề trên tại Việt Nam. Các cam kết được đưa vào Hiến
pháp cũng như các văn bản luật và chính sách khác. Chính phủ Việt nam
cũng cam kết đạt được: Những yêu cầu phát triển thiên niên kỷ của Liên
Hợp quốc ; Hoạt động được đưa ra tại hội nghị quốc tế phụ nữ tại Bắc kinh
năm 1995 và Chương trình hành động của quốc tế về Dân Số và Phát triển
tại Cairo năm 1994.
Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác xây dựng gia đình ở việt
Nam hiện nay còn nhiều yếu điểm đã và đang đối mặt với nhiều thách thức,
đặc biệt là đối với vấn đề về baọ lực gia đình. Theo quan niệm truyền thống
của người Việt Nam, bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư và tế nhị, nên ít
được đề cập trong các văn bản pháp luật. Kể từ năm 1992, Đảng và nhà
nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của các việc phòng chống bạo
lực gia đình. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã có một số các chính sách cũng
như đưa ra những văn bản pháp lý đề cập đến vấn đề, đề ra các biện pháp
bảo vệ cho người bị bạo lực gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới.
Cở sở pháp lý của quốc gia về vấn đề bạo lực gia đình được thể hiện
qua bảng sau:
LUẬT
• Hiến pháp nước Cộng Hòa xã Hội chũ Nghĩa Việt Nam năm 1992
• Bộ luật Hình sự năm 1999
• Bộ luật Dân sự năm 2005
• Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
• Pháp lệnh số 03/2003/PL – UBTTVQH( pháp lệnh về dân số)
• Luật bảo vệ chăm sóc và giái dục trẻ em năm 2004
• Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004
• Luật bình đẳng giới năm 2006
• Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007
• Luật người cao tuổi năm 2009.
VĂN BẢN PHÁP QUY
• Chỉ thị số 49/2005 CT- TW về phát triên gia đình ở Việt Nam.
• Chỉ thị số 16/2008/ CT- TTG về thực hiện luật phòng chống bạo lực gia
đình 2008;
13
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
• Nghị định số 08/2009/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thực hiện luật phòng
chống bạo lực gia đình 2009;
• Nghị định số 110/2009/NĐ- CP hướng dẫn sử phạt vi pham hành chính
trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình;
• Nghi định số 55/2009/NĐ- CP hướng dẫn sử phạt vi pham hành
chínhtrong lĩnh vực bình đẵng giới 2009;
• Thông tư số 16/2009/TT- BYT hướng dẫn việc tiếp nhận chăm sóc y tế và
báo cáo đối với nạn nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình tại cơ sở khám
bệnh;
• Thông tư số 02/2010/TT – BVHTTDL Quy định chi tiết về thủ tục đăng
ký hoạt động, giải thể cơ sơ hổ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; tiêu chẩn
của nhân viên tư vấn; cấp thẻ của nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ
chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng chống bạo lực gia đình
VĂN BẢN CHIẾN LƯỢC
• Chương trình hành động quốc gia về trẻ em, giai đoạn 2001-2010;
• Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa
thể thao và du lịch, giai đoạn 2008- 2015;
• Kế hoạch hành động quốc gia về bạo lực gia đình, giai đoạn 2010-2020
• Kế hoạch phát triền kinh tế xã hội, giai đoạn 2011- 2015;
• Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2011- 2020.
Những văn bản luật, chính sách và các văn bản chiến lược vừa nêu ở
bảng trên quy định rõ về việc cấm các hành vi ngược đãi, hành hạ và bạo
lực. Những văn bản này nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng giữa phụ nữ và
nam giới cũng như nghĩa vụ về việc tôn trọng và chăm sóc gia đình.
Hiến pháp năm 1992 – Văn bản pháp ý cao nhất của nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ghi nhận: Nhà nước, gia đình cũng
như xã hội có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ phụ nữ. Điều 40 – Hiến
Pháp 1992 quy định “ Nhà nước, xã hội và công dân có trách nhiệm bảo
vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch
hoa gia đình”.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình đó
là: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em
giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” – khoản
6 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình. Mặt khác cơ quan tổ chức phải có
14
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
trách nhiệm “…Kịp thời hòa giải mâu thuẩn trong gia đình, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình”.
Ngày 21/11/2006 Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khóa XI, tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua luật Bình Đẳng giới, quy
định những vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
và chi tiết về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân nhằm
đảm bảo các nguyên tắc này.
Tiếp theo, Luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc Hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, tại kỳ họp thứ 2 thông
qua ngày 5/12/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Tại khoản 2
Điều 35 của luật phòng chống bạo lực gia đình quy định:” Bộ Văn Hóa,
Thể thao và Du lịch được giao “chịu trách nhiệm trước chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình”. Nhiệm vụ cụ thể
liên quan đến công tác xây dựng chương trình, kế hoạch phòng chống bạo
lực gia đình của Bộ được quy định của điều 36 của Luật như sau:
“ 1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế
hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về
phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc
thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ
trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành
và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng,
chống bạo lực gia đình.
15
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình
phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê
về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn,
nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc biên
tập, cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.”
Để thúc đẩy việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng
chống bạo lực gia đình, Chính Phủ đã ban hành một số nghị định, thông tư
và kế hoạch hành động quốc gia, nêu rõ vai trò và trách nhiệm đối với việc
thực hiện theo dõi báo cáo và dự trù kinh phí của các bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân các cấp, các tổ chức quần chúng, các cộng đồng và các nhân.
Chỉ thị số 16/2008/CP- TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc tổ chức triển khai thi hành luật phòng chống bạo lực gia đình
đã nêu rõ trách nhiệm của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tại khoản d,
Điều 1 :” Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương
trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010
- 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2009;”
Nghị Định số 08/2009/NĐ- CP ngày 04/2/2009 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Phòng chống bạo lực gia đình tại
khoản 1, Điều 2 quy định:” Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối
hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng
Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.”
Từ cơ sở pháp lý nêu trên, chúng ta có thể thấy Đảng và nhà nước
đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng gia đình. Trong nhiều năm qua
16
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
Việt Nam đã có nhiều cố gắng để ngăn chặn và loại trừ các hành vi bạo lực
gia đình, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm bảo vệ sự an toàn
của mỗi thành viên gia đình, tạo điều kiện cho việc triển khai luật Phòng
chống bạo lực gia đình có hiệu quả, đồng thời huy động sự tham gia của
các bộ ngành, các tổ chức chình trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các
đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác này. Một mặt
nhằm thể hiện sự cam kết của nhà nước đối với các văn bẳn pháp lý Quốc
tế có liên quan đến bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em,
chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ, phòng chống bạo lực gia đình mà
Việt Nam có tham gia ký kết. Mặt khác nhằm cũng cố và xây dựng gia đình
ngày một tiến bộ, đẩy lùi nạn bạo hành trong gia đình, xây dựng nếp sống
văn hóa, văn minh, góp phần phát triên kinh tế của xã hội và đất nước.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
bảo đảm quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
các thành viên trong gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
đảm bảo bình yên, hạnh phúc trong mỗi gia đình cũng như trật tự xã hội.
Việc phòng chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp
thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ
kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn
nhân của hành vi bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời
cho họ mà việc hiểu biết thêm những quy định về vấn đề này, nhận thức
được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt
đối với trẻ em, mà còn giúp cho họ khả năng tự bảo vệ bản thân và gia
đình. Với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia
đình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình thì việc phòng chống bạo lực gia
đình là một cách đảm bảo quyền phụ nữ, là chỗ dựa vững chắc cho hạnh
phúc của gia đình. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được
17
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các
thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu về hành vi bạo
lực của mình…có những tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe, thậm chí
là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình
cho các thành viên, góp phần bảo đảm cho một gia đình dân chủ, hòa thuận,
hạnh phúc, bền vững. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực,
những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình. Mỗi
thành viên trong gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn về việc cần tôn trọng lẫn
nhau, cần có sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi
xảy ra tranh chấp…Từ đó họ sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và những
người thân của mình.
Phòng chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai
mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội
và Nhà nước. Việc thực hiện các quy định về phòng chống bạo lực gia đình
sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân với cộng đồng, góp
phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nấy sáng”, thiếu sự quan tâm đến hành
vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia
đình. Từ đó nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành
viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm bình đẳng giới thực chất trong
gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ văn minh.
1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
1.2.1. Phong tục, tập quán
18
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
Việt Nam là một nước Á Đông, đã trải qua một thời gian dài của chế
độ phong kiến nên tư tưởng gia trưởng còn rất nặng nề, điều này có ảnh
hưởng lớn đến vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính gia trưởng
được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội như một lẽ đương nhiên đã
tạo một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: Họ có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với
các thành viên khác, họ có quyền dạy dỗ vợ con theo ý mình…thậm chí có
người còn coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh
phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nấy rạng”, “vợ chồng
đóng cửa bảo nhau” nên những việc trong gia đình thì những người khác
không muốn can thiệp vào hoặc có thể người trong gia đình cũng không
muốn cho mọi người biết vi họ cho rằng “xấu chồng thì hổ ai”. Đây là một
trong những yếu tố gây khó khăn rất lớn trong công tác phòng chống bạo
lực gia đình hiện nay.
Bên cạnh những phong tục tập quán lạc hậu chúng ta cũng không thể
không nhắc đến những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái
phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà hay những triết lý nho giáo tiến bộ “phu
thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực đến việc
bảo vệ những thành viên yếu thế trong gia đình: người già được kính trọng,
trẻ con được yêu thương vợ chồng tôn trọng lẫn nhau…Những tư tưởng
này được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần
quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt
Nam có hiệu quả
1.2.2. Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói
chung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha,
mẹ, con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
19
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là”phu xướng phụ tùy”, đề
cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có đã làm mất đi
quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều
này đã ăn sâu rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn được coi
là hành vi xấu, bị xã hội lên án; còn chồng đánh vợ thì mặc nhiên được coi là
biết dạy vợ, xã hội coi đó là chuyện hết sức bình thường; hành vi đòi hỏi của
người chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục
tùng theo…Hơn thế nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất
để thể hiện mình dường như đã trở thành một thói quen, một điều không thể
thiếu; và khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động
tay động chân” khi giải quyết các mâu thuẩn trong gia đình. Tuy cũng cần
phải nhìn nhận rằng: Trong suy nghĩ của một số phụ nữ việc đay nghiến chì
chiết là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây
ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con
cái mình. Song quan niệm giáo dục con cái mình phần đông vẫn là “thương
cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Chính vì vậy mà việc cha mẹ đánh
đập con cái là chuyện rất bình thường, thậm chí còn có quan điểm cho rằng
đánh con là một việc cần thiết và không thể thiếu để dạy con nên người.
Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận cách giáo dục này, và cuối
cùng cũng cảm thấy đó là điều bình thường để chịu đựng. Bên cạnh đó còn
có nhiều bậc phụ huynh cho rằng con cái là của mình không ai có thể can
thiệp nên có quyền đối xử tùy ý.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”,
“kính trên nhường dưới” vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nhều
yếu tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với thành viên nhỏ
tuổi hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm
“khôn không đến trẻ, khỏe không đến già”. Trong xã hội hiện nay, điều này
20
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ
trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối
quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên
sự căng thẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo
lực về thể chất, tinh thần không đáng có.Việc thiếu thốn về vật chất cũng
làm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu học tập
tiếp cận những tri thức tiến bộ từ bên ngoài, cũng như không có được định
hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có
nguy cơ xảy ra. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu ở các gia
đình ở vùng sâu vùng xa, vùng núi hiểm trở, những vùng tập trung đồng
bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất
đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình. Điều này được lý giải
như sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng
thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau;
hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa các
thành viên trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực gia đình về tinh
thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục
bởi vì những nhu cầu này đã phần nào đáp ứng bằng tiền bạc.
Hiện nay, bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng trong xã hội
Việt Nam: mọi người dễ dàng tìm đến việc dùng bạo lực để giải quyết các
mâu thuẩn phát sinh. Ngoài ra sự suy giảm các giá tri truyền thống cũng
làm gia tăng các hành vi bạo lực vốn hiếm gặp trước đây: vợ đánh chồng,
con cái đánh đập, mắng chửi cha mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc
biệt với trẻ em
1.2.4. Định kiến giới
21
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại dưới chế độ phong kiến,
quan điểm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức vào con người Việt
ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng
của người phụ nữ. Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọng
xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất
và tinh thần, thường xuyên phải chịu nhiều tổn thương: bị đánh đập, bị xúc
phạm danh dự nhân phẩm, bị cưỡng ép tình dục, bị hạn chế tiếp xúc với xã
hội với quan niệm phụ nữ không ra khỏi nhà bếp…Ngay cả với trẻ em,
quan niệm con gái là con người ta cũng khiến cho nhiều bé gái phải chịu
nhiều thiệt thòi hơn bé trai. Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hội
chấp nhận, thậm chí ngay cả những người phụ nữ cũng coi đó là chuyện
bình thường. Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nạn bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình, gây khó khăn trong chiến dịch ngăn chặn
bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.
1.2.5. Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia
đình nêu trên điều có thể giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ
dân trí. Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai
trò của gia đình, nghĩa vụ và quyền của các thành viên trong gia đình cũng
như các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lự gia đình thì các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở
trên, những yếu tố như: tâm lý, phong tục tập quán, định kiến về giới, điều
kiên kinh tế xã hội…đã làm cho những người có hành vi bạo lực gia đình,
nạn nhân và những người xung quanh, ngay cả những cơ quan có thẩm
quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là đươc phép và không chịu bất cứ
trách nhiệm nào. Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn cứ tiếp
tục, vẫn cứ phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả. Nhưng
nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên
22
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
trong gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ
thì những hành vi bạo lực sẽ khó có môi trường để hình thành và phát triển.
Bạo lực gia đình sẽ hạn chế nếu như: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và
có thể áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết: người có hành vi bạo lực biết
tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể gánh chịu do đó sẽ cân
nhắc kỹ càng trước khi hành động: những người xung quanh, những cơ quan
có thẩm quyền khi biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình sẽ tham gia
phòng chống bạo lực gia đình một cách tích cực, chủ động, thiết thực hơn.
1.3. Các hình thức của bạo lực gia đình theo pháp luật Việt Nam
Phân loại các loại hình bạo lực gia đình là một vấn đề phức tạp, tuy
nhiên lại hết sức quan trọng bởi nó cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn
đề để tìm ra phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề.
Dựa theo kết quả các nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình có thể chia
bạo lực gia đình theo 4 hình thức:
Bạo lực thể xác;
Bạo lực tinh thần;
Bạo lực tình dục;
Bạo lực kinh tế.
1.3.1. Bạo lực thể xác
Theo luật mẫu của Liên hợp quốc bạo lực thể xác bao gồm bất cứ
hành vi nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân thể ở
bất kỳ mức đội nào.
Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội: Bạo lực thể xác là hành vi
cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc
ngăn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như ngăn
ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất thiết yếu như: ăn uống,
nghỉ ngơi,
Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 của Việt Nam cũng đã
23
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
nêu: Hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm
hại đến sức khỏe, tính mạng” được xem là hành vi bạo lực gia đình về mặt
thể xác.
Những hành vi bạo lực về thể xác thường sử dụng sức mạnh cơ bắp
hoặc công cụ (thậm chí cả vũ khí) để gây ra sự đau đớn về thân thể đối với
nạn nhân và mức độ có thể từ nhẹ tới nặng: thờ ơ; đánh đau; gây thương
tích ở khu vực khó phát hiện; đấm đá; gây thương tích nặng không cho nạn
nhân đi chữa trị; dùng phương tiện có dự định (dao, súng ) ; giết.
Hành vi bạo lực thể xác mà phụ nữ thường gặp là bị tát hoặc ném đồ
vật gì đó vào người họ. Tỉ lệ hành vi bạo lực này trong đời người phụ nữ tại
Việt Nam là 28,6% và tỉ lệ hiện tại của hành vi này là 5,3%. Tỉ lệ phụ nữ
Việt Nam bị chồng đánh đấm trong đời là 11,8%.
Phụ nữ bị tát, xô, đẩy (không có những hành vi nghiêm trọng hơn)
được xếp vào nhóm bị bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm đá
kéo lê hoặc đe dọa dùng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm
trọng. Thường thì phụ nữ phải gánh chịu nhiều hành vi bạo lực thể xác chứ
không phải đơn thuần 1 hành vi.
Trên thực tế không chỉ có những người trình độ văn hóa thấp mà cả
những người có trình độ văn hóa tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng
là nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Trong đó bạo lực thể xác đối với
người phụ nữ là rõ nhất. Mặt khác, bạo lực về thể xác đối với phụ nữ ở
nông thôn cao hơn so với thành thị và phần lớn là tập trung vào các gia
đình có chồng trình độ học vấn thấp, làm nông nghiệp.
Bạo lực thể xác để lại hậu quả rất nghiêm trọng, nó không chỉ tác
động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh
hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ em trong gia đình. Gia đình không
24
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương
Niên luận
hòa thuận, cha mẹ đánh đập nhau sẽ tác động không không tốt đến tư
tưởng, làm mất niềm tin của con trẻ vào cha mẹ của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng bạo lực thể xác là một trong những
nguyên nhân chính của tình trạng ly hôn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến
bờ vực khủng hoảng và tan vỡ, trẻ em thì sa vào con đường tội phạm.
1.3.2. Bạo lực tinh thần
Bạo lực về tinh thần là loại hình bạo lực không sử dụng đến vũ lực
để tác động lên thể xác của nạn nhân mà chỉ tác động lên tinh thần của nạn
nhân như: chì triết, mắng chửi, lăng mạ, sỉ nhục, tỏ thái độ lạnh lùng,
không nói chuyện, không quan tâm.
Bạo lực về tinh thần cũng là một loại hình bạo lực không kém phần
nghiêm trọng so với bạo lực về thể xác, số đông phụ nữ đều cho rằng: ảnh
hưởng của bạo lực tinh thần thường nặng nề hơn bạo lực thể xác. Liên quan
đến vấn đề này thì Luật phòng chống bạo lực gia đình có nêu lên một số
hành vi bạo lực tinh thần như:
“Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý và gây
hậu quả nghiêm trọng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự,
nhân phẩm ”
Một số những hành vi bạo lực tinh thần:
- Dùng lời nói để mắng nhiếc, đay nghiến nạn nhân;
- Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết;
- Xúc phạm nhân phẩm, hạ thấp uy tín (tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm
ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác )
- Cấm đoán (quyền được chăm sóc con cái, người thân,dược làm
việc, được tham gia vào công tác xã hội, quyền được giao tiếp, quyền được
quyết định )
- Cô lập không cho tiếp xúc với người khác;
25
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Đức Lương