Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân pháp 1946-1954 bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của đảng ta và ý nghĩa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 27 trang )

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
1. LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP GIAI ĐOẠN 1946-1954 CỦA ĐẢNG............................................2
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối kháng
chiến chống Pháp của Đảng.................................................................2
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử........................................................................2
1.1.2. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của
Đảng......................................................................................................3
1.2. Đường lối và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp 1946 - 1954........................................................5
1.2.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954.........5
1.2.2. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.........7
1.3. Kết quả của cuộc kháng chiến......................................................8
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN 1946-1954..................10
2.1. Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
Đảng......................................................................................................10
2.1.1. Ý nghĩa trong nước....................................................................10
2.1.2. Đối với quốc tế..........................................................................10
2.2. Bài học kinh nghiệm....................................................................10

i


2.2.1. Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng
lực lượng vũ trang với ba thứ qn làm nịng cốt cho tồn dân đánh
giặc......................................................................................................10
2.2.2. Xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững chắc là điều


kiện hình thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp...................12
2.2.3. Xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc...14
3. VẬN DỤNG BÀI HỌC PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀO XÂY
DỰNG NỀN QUỐC PHỊNG TỒN DÂN.............................................15
3.1. Tận dụng mọi nguồn lực của dân tộc Việt Nam trong xây dựng
tiềm lực chính trị - tinh thần..............................................................16
3.2. Hiện đại hóa nền kinh tế - quốc phòng Việt Nam.....................16
3.3. Phát triển chọn vẹn bản sắc văn hóa Việt Nam.........................18
3.4. Một số khuyến nghị khác.............................................................19
3.4.1. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ
xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh............................................19
3.4.2. Nâng cao năng lực làm tham mưu, quản lý, chỉ đạo của Bộ
Quốc phòng trong nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành
phố.......................................................................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................24

ii


MỞ ĐẦU
Trong lịch sử hiện đại, đất nước Việt Nam thốt ra khỏi những năm dài
nơ lệ để trở thành một quốc gia độc lập thống nhất như ngày nay là vì nhân
dân và lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã kiên trì cuộc chiến đấu bền
bỉ theo đường lối chính trị đúng đắn và đường lối quân sự sáng tạo của Đảng.
Đường lối quân sự của Đảng bắt nguồn từ đường lối chính trị và là một
bộ phận hữu cơ của đường lối chính trị của Đảng. Đường lối quân sự của
Đảng là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của nhân dân Việt Nam
trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Thực tế khởi nghĩa vũ trang
và chiến tranh cách mạng Việt Nam đã chỉ rõ, chỉ có dựa trên nền tảng chính
trị vững chắc của tồn dân, đường lối quân sự của Đảng mới tạo nên thế trận
toàn dân đánh giặc, mới biến được sức mạnh chính trị của toàn dân thành sức
mạnh tổng hợp, toàn diện, để thắng địch trên chiến trường.
Từ cơ sở thực tiễn đấu tranh ngày càng phong phú của khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng lâu dài, đường lối quân sự của Đảng ngày
càng có thêm những cơ sở khoa học vững chắc, có tính chiến đấu cao nên
ngày càng hồn chỉnh và trở thành ngọn cờ trăm trận trăm thắng của lực
lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Thắng
lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh
nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.” để có cái nhìn
sâu và rộng hơn.

1


NỘI DUNG
1. LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1946-1954 CỦA ĐẢNG
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối kháng chiến
chống Pháp của Đảng
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta còn nằm trong vòng vây
của Chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
đứng đầu là Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện các giải pháp về:
kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Điều này đã đưa ta thoát khỏi thế ngàn cân treo sợi tóc, tạo thế, tạo lực
cho sau này. Đảng ta đã thực hiện sách lược hịa hỗn với Pháp bằng việc ký

Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946. Nhưng với dã tâm xâm
lược, cuối năm 1946 Pháp phản bội mọi cam kết, quyết cướp nước ta một lần
nữa. Ngày 18-12-1946, ở Hà Nội , Pháp gửi tối hậu thư cho ta, tra quyền kiểm
sốt thủ đơ và giải tán quân tự vệ. Tiếp đó, Pháp gây vụ thảm sát ở phố Hàng
Bún Hà Nội. Trước hành động ngày càng lấn tới của thực dân Pháp, ta không
thể nhân nhượng được nữa, nhân nhượng nữa là mất nước. Vì vậy, ngay đêm
19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã phát động tồn quốc kháng chiến.
Thuận lợi của nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược là: cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo
vệ nền độc lập tự do của dân tộc, ta đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt,
nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
Khó khăn của ta là: Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị
bao vây bốn phía, chưa được nước nào cơng nhận, giúp đỡ. Cịn qn Pháp lại
có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Lào, Campuchia và một số
nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở
Miền Bắc.
2


1.1.2. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Ngày 19/10/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị quân
sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ
nhận định: “Khơng sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình nhất định phải
đánh Pháp”, Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư
tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.
Trong chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” ngày 05/11/1946, Hồ Chí Minh
đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, tồn cục khi bước vào cuộc kháng
chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Bất chấp
những thiện chí hịa bình của Việt Nam, trong các ngày 15 và 16-12-1946,

quân Pháp nổ súng gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội. Ngày 17-12-1946, chúng cho
xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, rồi gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố
Hàng Bún và phố Yên Ninh.
Ngày 18-12-1946, tướng Morlière gửi cho ta hai tối hậu thư địi chiếm
đóng Sở Tài chính, địi ta phải phá bỏ mọi cơng sự và chướng ngại trên các
đường phố, đòi để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội. Chúng
tun bố nếu các u cầu đó khơng được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì
quân Pháp sẽ chuyển sang hành động chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946.
Tình thế đó buộc Đảng, Chính phủ và nhân dân ta khơng có lựa chọn nào
khác là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu toàn quốc để bảo vệ độc lập dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến” quyết tâm
chống thực dân pháp xâm lược, bảo vệ tổ quốc Ngày 18 và 19-12-1946, tại
Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng
họp mở rộng do Hồ Chủ tịch chủ trì, đề ra đường lối, quyết định cả nước bước
3


vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sáng 20-12-1946 Lời
kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả
nước (viết ngày 19-12-1946):“Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm,

khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước…
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
với Chỉ thị Tồn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và
tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã
xác lập đường lối kháng chiến “toàn dân, tồn diện, trường kỳ và dựa vào sức
mình là chính” trở thành ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hưởng ứng lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến, cả dân tộc ta đồn kết một lịng chiến đấu chống
thực dân Pháp.

4


1.2. Đường lối và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp 1946 - 1954
1.2.1. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954
Từ cơ sở thực tiễn đấu tranh ngày càng phong phú của khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng lâu dài, đường lối quân sự của Đảng ngày
càng có thêm những cơ sở khoa học vững chắc, có tính chiến đấu cao nên
ngày càng hoàn chỉnh và trở thành ngọn cờ trăm trận trăm thắng của lực
lượng vũ trang cách mạng Việt Nam và toàn dân tộc Việt Nam.
Đường lối quân sự của Đảng là đường lối khởi nghĩa vũ trang tồn dân;
Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, tồn diện kháng chiến. Nội
dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường
kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng
Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và
độc lập”.
– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc

chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm
hồn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.
– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính.
+ Kháng chiến tồn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải
đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi
làng xóm là một pháo đài.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, qn sự, kinh
tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
5


Về chính trị: thực hiện đồn kết tồn dân, tăng cường xây dựng Đảng,
chính quyền, các đồn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc
yêu chuộng tự do, hịa bình.
Về qn sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích
chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận
động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang
thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung
phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và cơng nghiệp
quốc phịng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn
hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên
hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán
nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh,
thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi,
nhân hịa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch
đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch. + Dựa vào sức mình là chính:
“phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều
kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng khơng được ỷ
lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song
nhất định thắng lợi.

6


1.2.2. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ của
nhân dân ta giành được thắng lợi là do nhiều nguyên nhân tạo nên. Trước hết,
thắng lợi của kháng chiến là do đường lối chính trị – quân sự đúng đắn, sáng
tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm vững nội dung và xu
thế phát triển của thời đại, ngay từ đầu, trong chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta gắn
mục tiêu giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô
sản.

Thực hiện phương châm thêm bạn, bớt thù, Đảng ta đã dùng mọi biện
pháp để tập hợp lực lượng, củng cố mối quan hệ với bạn đồng minh, tranh thủ
lực lượng trung gian, cơ lập kẻ thù chủ yếu. Nhờ có đường lối ấy, không
những khối liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương ngày càng được tăng
cường, mà mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, phản đối thực dân
Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ ngày càng được mở rộng.
Tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong suốt quá trình cách mạng và chiến

tranh cách mạng là quan điểm về con người, về vai trò quyết định của quần
chúng nhân dân trong lịch sử.
Đánh giá cao vai trò quần chúng nhân dân, trong quá trình lãnh đạo
cuộc kháng chiến, Đảng ta xác định đúng đắn vai trò, vị trí của các giai cấp,
các giới, các lực lượng, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của công
nhân và nông dân. Đảng ta coi liên minh công nông là đội quân chủ lực, là lực
lượng chủ yếu quyết định thắng lợi của kháng chiến, là nền tảng của khối
đoàn kết toàn dân.
Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng ta đã tổ chức cả
nước thành một mặt trận; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một
7


pháo đài. Sức mạnh toàn dân đã đưa cuộc kháng chiến từ khơng đến có, từ
yếu đến mạnh và cuối cùng giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là do ta có lực lượng vũ trang
nhân dân ba thứ quân sớm được xây dựng và ngày càng lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng. Đó là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân
dân mà chiến đấu, ln ln gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin u,
đùm bọc, ni dưỡng.
Trong các vùng tự do, nơi có điều kiện thuận lợi, nhân dân ta ra sức xây
dựng chế độ mới dân chủ nhân dân trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn
hố, xã hội. Đó chính là những nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh to lớn của
hậu phương, cho phép huy động đến mức cao nhất và nhiều nhất sự tham gia
đóng góp nhân, tài, vật lực của toàn dân vào sự nghiệp kháng chiến, kiến
quốc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cịn do ta có sức
mạnh của khối đồn kết chiến đấu ngày càng bền chặt giữa nhân dân ba nước
Đơng Dương; sức mạnh của sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ ngày càng to lớn

từ các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là Trung Quốc, Liên
Xô, cũng như nhân dân tiến bộ trên tồn thế giới, trong đó có nhân dân Pháp.
1.3. Kết quả của cuộc kháng chiến
Trong cuộc xâm lược của thực dân Pháp này, thương vong của Pháp là
140.992, trong đó có 75.867 chết và mất tích, 65.125 bị thương. Qn đồng
minh bản xứ của Pháp ở Đông Dương (Việt Nam) có 419.000 chết, bị thương,
tan rã hoặc bị bắt. Về vũ khí, Pháp mất 435 máy bay, 603 tàu chiến và ca nô,
9.283 xe quân sự, 255 pháo, 504 xe tăng - thiết giáp và 130 nghìn súng các
loại. Số thương vong của Việt Minh là 191.605 người chết Khoảng 125.000–
400.000 dân thường thiệt mạng.
8


Cuộc chiến đã góp phần làm nước Pháp suy sụp và phân hóa. Càng về
cuối cuộc chiến, sự phản đối chiến tranh trong lòng nước Pháp ngày càng dữ
dội hơn. Đại tướng Pháp Henry Navare viết “

Các đảng viên Cộng sản

(Pháp) ngay từ lúc này đã tích cực bênh vực Việt Minh. Cuộc chiến tranh xâm
lược của Pháp, đối với họ là một "cuộc chiến tranh bẩn thỉu". Còn đối với
những người khác, đây là một "cuộc chiến tranh nhục nhã", "cuộc chiến tranh
khơng dám xưng tên"
Chi phí cho cuộc xâm lược của Pháp tăng hàng năm theo cấp số nhân.
Năm 1945: 3 tỷ Franc; năm 1946: 27 tỷ Franc; năm 1947: 53 tỷ Franc; năm
1948: 89 tỷ Franc; năm 1949: 130 tỷ Franc; năm 1950: 201 tỷ Franc; năm
1951: 308 tỷ Franc; năm 1952: 535 tỷ Franc. Tổng cộng trong tồn bộ cuộc
chiến, nước Pháp đã chi phí 3.370 tỷ Franc (vượt dự kiến 2.385 tỷ Franc),
tương đương gần 60 tỷ USD theo thời giá 2008, (trung bình là 1 tỉ
Franc/ngày), bằng 28% giá trị GDP của Pháp năm 1953. (từ năm 1950 trở đi,

ngân sách Pháp đã không thể gánh được chiến phí và phải dựa phần lớn vào
viện trợ của Mỹ). Chính phủ Pháp thay đổi 20 lần, trung bình mỗi chính phủ
chỉ tồn tại 7 tháng (có chính phủ chỉ tồn tại trong 7 ngày). 7 lần cao uỷ Pháp
bị triệu hồi, 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp kế tiếp nhau bị thua trận.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân Pháp chính thức rút khỏi Hà Nội,
Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thủ đơ. Thời kỳ hịa bình tại miền
Bắc Việt Nam bắt đầu. Ở miền Nam, quân đội Pháp dần dần rút đi và trao
quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ tăng cường
các hoạt động tình báo, tuyên truyền, viện trợ và cố vấn cho Quốc gia Việt
Nam để chính phủ này có thể đương đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
tiêu diệt lực lượng Việt Minh còn lại ở miền Nam.

9


2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN 1946-1954
2.1. Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
2.1.1. Ý nghĩa trong nước
việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế
độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại
âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh
lập lại hịa bình ở Đơng Dương; giải phóng hồn toàn miền Bắc, tạo điều kiện
để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu
tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng
cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.1.2. Đối với quốc tế
Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế

giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách
mạng thế giới, cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa
thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, Hồ Chí Minh nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa
nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó cũng là một thắng
lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang
của các lực lượng hịa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”.
2.2. Bài học kinh nghiệm
2.2.1. Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực
lượng vũ trang với ba thứ quân làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc
10


Nêu cao tinh thần tự lực tự cường là truyền thống của Đảng và nhân
dân ta. Chiến đấu trong hoàn cảnh bị bao vây thì tự lực cánh sinh để kháng
chiến lâu dài cũng có ý nghĩa quan trọng.
Để chiến đấu thắng lợi, trước hết Đảng động viên toàn dân tham gia
kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng
súng, ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gãy
gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước" Đây là nét tiêu biểu về tinh
thần tự lực tự cường và phản ánh thực chất của chiến tranh nhân dân Việt
Nam.
Toàn dân đánh giặc là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đảng ta đã
biết phát huy truyền thống đó, vì Đảng ln tin ở dân. Đảng xác định sự
nghiệp kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh của kháng chiến là
sức mạnh của nhân dân, việc tǎng cường lực lượng kháng chiến chính là tâng

cường sức dân, trong đó cơng nơng là gốc. Cuộc kháng chiến chỉ giành thắng
lợi khi việc tham gia kháng chiến đã trở thành hành động tự giác của nhân dân
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ai cũng lo chuyện đánh giặc, mọi người dân
đêu là chiến sĩ, khó phân biệt được người dân với người lính, hậu phương với
tiền tuyến. Đó là tính chất nhân dân trong chiến tranh cách mạng dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Điều quan trọng trong việc tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc là xây
dựng lực lượng chính trị hùng hậu. Lực lượng chính trị quần chúng là lực
lượng trong nhân dân được giác ngộ chính trị, đã hiểu rõ mục đích và đường
lối kháng chiến của Đảng, tham gia kháng chiến có tổ chức, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Họ tự nguyện tham gia các tổ chức cứu quốc hoặc hoạt động
theo các khẩu hiệu hành động của mật trận dân tộc thống nhất.

11


Trong những nǎm của cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang của ta
được tổ chức dưới hai hình thức: vệ quốc qn và dân qn (tự vệ và du kích).
Hình thức tổ chức này phù hợp với điều kiện vật chất và trang bị vũ khí lúc
đó, phù hợp với phương thức tác chiến là tập kích, phục kích nhằm tiêu hao,
tiêu diệt địch. Vệ quốc quân và dân quân đã phối hợp chặt chẽ chiến đấu
trong các thành phố, thị xã trong những ngày đầu kháng chiến. Hiệu quả của
sự phối hợp chiến đấu ngày càng cao như những trận chiến đấu chống lại
cuộc tấn công của địch vào chiến khu Việt Bắc tháng 10-1947. Bộ đội chủ lực
cùng với dân quân tự vệ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ cơ quan đầu não của
ta, đồng thời bản tồn được lực lượng của mình. Cũng như chiến khu Việt Bắc,
nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức tốt những đội du kích phối hợp
với bộ đội chủ lực chiến đấu có hiệu quả.
Để phát triển mạnh chiến tranh du kích, tháng 5-1948, Đảng chủ trương
phân tán hai phần ba bộ đội chủ lực thành các đại đội độc lập về hoạt động ở

các huyện. Các đại đội chủ lực độc lập này trở thành lực lượng cơ động trên
địa bàn huyện, đánh phá âm mưu bình định của địch, góp phần xây dựng lực
lượng chính trị và dân quân du kích. Từ kết quả hoạt động của các đại đội độc
lập, Đảng quyết định thành lập bộ đội địa phương vào tháng 8-1949. Như vậy,
qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng vũ trang của ta đã hình thành
ba thứ quân rõ rệt: dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.
2.2.2. Xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững chắc là điều kiện
hình thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp
Nước ta hẹp lại dài, hai mặt giáp biển, phía bắc giáp Trung Quốc, mà
lúc này Trung Quốc cịn trong tay chính quyền Tưởng Giới Thạch, nên dễ bị
bao vây chia cắt. Để bảo đảm chiến đấu thắng lợi, Đảng chủ trương xảy dựng
cǎn cứ đia và hậu phương tại chỗ vững mạnh, lấy nông thôn đồng bằng và
rừng núi làm địa bàn chiến lược trọng yếu. Đây là chủ trương đúng đắn và

12


sáng tạo của Đảng ta trong việc quán triệt tư tưởng của Lênin về vai trò của
hậu phương trong chiến tranh.
Khi chuẩn bị kháng chiến, cả nước được chia làm 12 khu để thuận tiện
cho việc chỉ đạo chiến tranh. Bước vào cuộc kháng chiến, Đảng xác định ở
Việt Nam có cǎn cứ địa vững chắc là lịng dân. Từ đó có thể mở mặt trận ở
bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay cả ở sau lưng địch, trong lịng địch và
tổ chức cǎn cứ địa khơng những ở rừng núi mà cả ở đồng bằng".
Với tinh thần đó, Đảng ta tích cực củng cố những cǎn cứ đã có như
Việt Bắc, khu IV và khu V, vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời tích cực xây
dựng các làng chiến đấu, các cǎn cứ và khu du kích trong vùng tạm chiếm. ở
nước ta khơng hình thành "vùng đỏ", "vùng trắng", không lấy nông thôn bao
vây thành thị, mà hình thành một hệ thống cǎn cứ kháng chiến đa dạng ở cả
vùng rừng núi, đồng bằng và thành phố.

Nông thôn đồng bằng là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch.
Địch ra sức "bình định" vùng đồng bằng để "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh,
dùng người Việt đánh người Việt" Chúng xây dựng hệ thống đồn bốt, cǎn cứ
nhỏ ở ven đô thi, trục đường giao thông nhằm ngǎn chặn ta từ xa, tạo ra thế
bao vây, chia cắt vùng nơng thơn để dễ kiểm sốt. Bọn việt gian phản động, tề
điệp dựa vào hệ thống đôn bốt này để hoạt động lùng bắt cán bộ và đàn áp
nhân dân ta.
Sau thắng lợi mở đầu đánh địch trong các thành phố, thị xã ta rút hầu
hết lực lượng vũ trang ra khỏi thành phố và thị xã, xây dựng chỗ đứng vững
chắc ở nông thôn đồng bằng và rừng núi, nhưng không bỏ thành phố, không
lấy nông thôn bao vây thành thị, mà để lại một lực lượng thích hợp làm nhiệm
vụ tuyên truyền vũ trang, duy trì và phát triển cơ sở chính trị trong thành phố,
xây dựng "những cǎn cứ lõm" trong thành thị. Nhờ vậy, phong trào đấu tranh
ở các đô thị vẫn được duy trì. Thành phố Sài Gịn bị địch chiếm đóng đầu
13


tiên, nhưng lực lượng cách mạng vẫn được duy trì trong 13 hộ trên tổng số 18
hộ (đơn vị hành chính do Pháp đặt ra tương đương với một khu phố). Nhiều
cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra. Nhiều cuộc biểu tình phản đối
chiến tranh xâm lược của Pháp và can thiếp Mỹ, tiêu biểu là cuộc biểu tình
của 50 vạn nhân dân Sài Gịn - Chợ Lớn vào ngày 19-3-1950 phản đối việc
Mỹ đưa hai tàu chiến và hàng trǎm máy bay đến giương oai ở Sài Gịn và
ngày đó trở thành ngày truyền thống tồn quốc chống Mỹ của nhân dân ta. Từ
các cơ sở trong nội thành, thuốc men, súng dạn và những tin tức tình báo
thường xun được cung cấp cho Chính phủ kháng chiến.
2.2.3. Xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc
Nhân tố đầu tiên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp là Đảng ta có đường lối kháng chiến đúng đắn ngay từ đầu. Chỉ thị
Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (22-12-1946), Lời kêu gọi toàn

quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh (20-12-1946) và tác phẩm
Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947) là
những vǎn kiện có tính cương lĩnh chỉ đạo tồn bộ cuộc kháng chiến.
Thời điểm ra đời của các vǎn kiện trên tự nói lên ý nghĩa vơ cùng quan
trọng của đường lối kháng chiến. Trong tình thế của ta "bị đặt trước hai
đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để
giành lấy tự do và độc lập, Chúng ta đã chọn con đường thứ hai: "Thà hy sinh
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Đây chính là cơ sở, là điểm xuất phát của đường lối kháng chiến, nguồn gốc
của thắng lợi sau này. Nhận thức đúng tương quan lực lượng và xu thế tất
thắng của ta, phát hiện những vấn đề có tính quy luật của chiến tranh nhân
dân là một thành công lớn về chỉ đạo chiến tranh của Đảng.
Mục đích và tính chất của cuộc kháng chiến thể hiện rõ quan hệ giữa
chiến tranh và cách mạng. Hình thức là đối đầu quân sự với thực dân Pháp
xâm lược, nhưng thực chất là tiếp tục những nhiệm vụ của Cách mạng tháng
14


Tám. Tính chất triệt để và sức mạnh bên trong của kháng chiến là do tính triệt
để và sự phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân quy định.
Giành độc lập dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội đã quy định đường lối kháng chiến là chiến tranh nhân dân,
là phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, là "vừa kháng chiến,
vừa kiến quốc", tự lực tự cường kết hợp với đoàn kết quốc tế.
Phương châm của cuộc kháng chiến là tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính. Thực hiện phương châm đó Đảng ta đã sử dụng được
sức mạnh mọi mặt của toàn dân để khắc phục những khó khǎn ban đầu tưởng
chừng như khơng vượt nổi, đồng thời khai thác được sức mạnh của truyền
thống, của chính nghĩa chống chiến tranh phi nghĩa. Do đó, nước ta từ một
nước có nền kinh tế lạc hậu, khó khǎn, thiếu thốn, tiến lên tự cung tự cấp đủ

sức kháng chiến; có đội qn du kích phân tán xây dựng được lực lượng vũ
trang với ba thứ quân; có chính quyền non trẻ xây dựng thành chính quyền
nhân dân có uy tín và hoạt động có hiệu lực; và có một nền vǎn hố với 90%
số dân mù chữ trở thành một nền vǎn hoá kháng chiến và cách mạng.
Phương pháp cách mạng trong kháng chiến là xây dựng và sử dụng sức
mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh xâm lược.
Đó là sức mạnh của đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, lấy đấu
tranh vũ trang là chủ yếu, là kết hợp vận động ngụy quân với nổi dậy phá tề
trừ gian làm tan rã nguy quyền ở cơ sở. Đó là sức mạnh của du kích chiến tiến
lên vận động chiến và phối hợp các hình thức tác chiến đó. Đó là sức mạnh
của hậu phương kết hợp với tiền tuyến, của chiến trường chính với các chiến
trường phối hợp, của nông thôn với thành phố.

15


3. VẬN DỤNG BÀI HỌC PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN
TỘC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀO
XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHỊNG TỒN DÂN
Vận dụng bài học về phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng
nền QPTD hiện nay, chúng ta cần tập trung xây dựng và phát huy mọi tiềm
lực của đất nước; đó là các tiềm lực: chính trị – tinh thần, quân sự, kinh tế,
văn hóa, và khoa học – cơng nghệ (KH-CN).

3.1. Tận dụng mọi nguồn lực của dân tộc Việt Nam trong xây dựng tiềm
lực chính trị - tinh thần
Để xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, trước hết cần tập trung xây
dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, bản lĩnh,
trí tuệ để triển khai thực hiện đúng đắn, sáng tạo mọi chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong đó, vấn đề then chốt

là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các
cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế –
xã hội (KT-XH) và thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Trong công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (QP-AN),
cần tập trung quán triệt, tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, nâng cao nhận thức cho nhân dân về
âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hồ bình" của các thế lực thù
địch. Thơng qua đó, bồi đắp tinh thần u nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố
lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN, xây dựng
“thế trận lòng dân” vững chắc, tạo sự đồng thuận của toàn dân đối với sự
nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3.2. Hiện đại hóa nền kinh tế - quốc phịng Việt Nam
Hiện nay, cơng cuộc xây dựng CNXH của chúng ta đã tạo ra những
tiền đề mới về cơ sở vật chất của nền QPTD. Tuy nhiên, chúng ta phải biết
16


tận dụng và phát huy một cách hiệu quả nhất, biến tiềm lực thành thực lực
quốc phòng, quân sự khi cần thiết. Đó vừa là địi hỏi khách quan của sự
nghiệp BVTQ trong tình hình mới, vừa là sự kế thừa những bài học kinh
nghiệm sâu sắc trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, mặc dù cịn “trăm bề” khó khăn, phải tập trung
sức người, sức của cho kháng chiến, nhưng Đảng ta vẫn đề ra nhiều chính
sách đẩy mạnh sản xuất, “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, chăm lo cải thiện
đời sống nhân dân. Bài học đó cho thấy, để xây dựng và phát huy tiềm lực
kinh tế trong sự nghiệp BVTQ, trước hết, từng địa phương phải tập trung phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời, thực hiện tốt yêu cầu kết
hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường QP-AN; thực hiện mỗi
bước phát triển kinh tế là một bước tăng cường tiềm lực QP-AN. Sự kết hợp
đó phải được thực hiện ngay trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH,

việc phân bố dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng trên các địa bàn, nhất là ở
các địa bàn chiến lược trọng điểm về QP-AN. Thực tiễn cho thấy, nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế
đang đặt ra những vấn đề mới, nhất là trong huy động nhân lực và vật lực. Vì
vậy, chúng ta cần coi trọng việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chế tài quy
phạm pháp luật, các chính sách, phương thức, các biện pháp phù hợp để quản
lý, huy động các nguồn lực này cho công tác quốc phòng, quân sự khi cần
thiết.
Sức mạnh của nền QPTD là sức mạnh tổng hợp của đất nước. Tuy
nhiên, sức mạnh đó tập trung trước hết ở tiềm lực quân sự, mà sức mạnh
chiến đấu của lực lượng vũ trang (LLVT) có ý nghĩa quan trọng, quyết định.
Vì vậy, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với xây dựng lực lượng
và phát triển chiến tranh du kích, tạo thành thế trận rộng khắp, Đảng ta luôn
coi trọng xây dựng các đại đồn chủ lực cơ động có sức chiến đấu cao để tiến
hành các chiến dịch, các trận đánh quyết định. Ngày nay, nhiệm vụ BVTQ,
17


nhất là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi
hỏi chúng ta phải xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại”, có trình độ và khả năng chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu cao.
Cùng với đó, các địa phương, đơn vị còn phải tập trung thực hiện tốt chủ
trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng lực lượng dự bị động viên “hùng
hậu”; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ "vững mạnh, rộng khắp", có chất
lượng ngày càng cao. Trong thời bình, cần kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng
nền QPTD, thế trận QPTD với xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an
ninh nhân dân; thực hiện tốt Nghị định 77/2010/NĐ-CP, ngày 12-7-2010 của
Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Cơng an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội và nhiệm vụ quốc
phòng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, thiết thực, khi mà nhiệm vụ bảo vệ

độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, nền văn hoá và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ
XHCN khơng thể tách rời nhau. Theo đó, trên từng địa bàn, cần phối hợp chặt
chẽ giữa LLVT địa phương với lực lượng Công an thực hiện tốt nhiệm vụ
phịng, chống chiến lược “Diễn biến hịa bình”, bảo vệ chính quyền, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Trong chiến tranh, kết
hợp các hình thức, quy mơ, biện pháp đấu tranh, đánh địch tồn diện, kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tác chiến của các binh đoàn chủ lực
cơ động với tác chiến của LLVT địa phương trong các khu vực phòng thủ.
Đây là nét đặc sắc nhất của nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp của chiến tranh
nhân dân Việt Nam.
3.3. Phát triển chọn vẹn bản sắc văn hóa Việt Nam
Cùng với đó, cần coi trọng xây dựng tiềm lực văn hố, KH-CN,…
Trong đó, tập trung xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
làm cho văn hố thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc. Cần coi trọng giáo dục các thế hệ con người Việt Nam biết
18



×