Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THẮNG LỢI VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.13 KB, 30 trang )

THẮNG LỢI VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
TỪ 1965 ĐẾN 1973
2.1. THẮNG LỢI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
2.1.1. Thắng lợi và nguyên nhân
* Thắng lợi
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973 đã giành được thắng lợi to lớn:
Tạo nên ba tầng mặt trận cho cách mạng Việt Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Do vậy, chúng ta đã phát huy được sức mạnh to lớn của cả nước đánh giặc,
kết hợp được cuộc đấu tranh của nhân dân ta với ba dòng thác cách mạng của thời
đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ to lớn về tinh thần và vật chất của các nước
XHCN anh em, của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả
nhân dân Mỹ, tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng “chiến tranh cục bộ” và một bước
“Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào đàm
phán với ta tại Hội nghị Pari “Thắng lợi của Hội nghị Pa ri là thành quả trực tiếp
của sự kết hợp ba mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao” [2, tr.236].
Hiệp định Pa ri được ký kết, đã phản ánh xu thế thắng lợi tất yếu trong cuộc
đấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc ta. Đồng chí cố Tổng bí thư Lê Duẩn
đánh giá: “Đối với ta, điều quan trọng của Hiệp định Pa ri không phải là ở chỗ thừa
nhận hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, tiến tới thành lập chính
phủ ba thành phần mà mấu chốt là ở chỗ quân Mỹ phải ra còn quân ta thì ở lại”
[17, tr.370].
Tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi quyết định trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân ta đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”,
mở ra một thời kỳ mới, tạo ra thế và lực mới có lợi nhất để thực hiện tiếp tục mục
tiêu “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mỗi một thắng lợi to lớn của nhân dân ta lại là những thất bại cay đắng
của đế quốc Mỹ. Đối với đế quốc Mỹ, thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam là “thất bại nghiêm trọng nhất trong toàn bộ lịch sử 200 năm của Hoa


Kỳ”. Kể từ ngày 4-7-1776 ngày công bố tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, đến
tháng 3-1965 đế quốc Mỹ mở đầu việc trực tiếp đưa quân ồ ạt vào xâm lược
Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh lớn; và khi kết
thúc cuộc chiến tranh nước Mỹ và quân đội Mỹ đều là kẻ chiến thắng. Trong
cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng, phương
tiện chiến tranh khổng lồ nhất. Vào thời điểm phát triển cao của cuộc chiến
tranh (giữa 1969) trong gần 1,7 triệu quân Mỹ và tay sai, có gần 55 vạn quân
Mỹ và gần 7 vạn quân chư hầu. Ngoài lực lượng trực tiếp tham chiến, nếu tính
cả lực lượng Mỹ ở ngoài khơi và các căn cứ quân sự – hậu cần Mỹ ở vùng Đông
Nam Á, thì riêng quân Mỹ chiến đấu và chi viện bảo đảm chiến đấu lên tới 80
vạn tên “Quân số được huy động, lúc cao nhất, bằng binh lực của cả 5 nước
Anh, Bỉ, úc, Ca-na-đa và Tây Ban Nha cộng lại. Tính chung cả 21 năm, Nhà
Trắng và Lầu Năm Góc đã đưa sang Đông Dương 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, trong
đó có 4,6 triệu lượt người dưới tuổi 30” [44, tr.339]. Để bảo đảm cho lực lượng
quân Mỹ, quân chư hầu và quân ngụy chiến đấu suốt hơn 20 năm, Mỹ đã đưa
vào chiến trường: vũ khí, đạn dược... “nhiều vô kể”, nhưng đó chỉ là lực lượng
trên bộ. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ sử dụng không quân là một
chủ bài để giành thắng lợi. Mỹ đã huy động: ba tập đoàn không quân chiến thuật
và một tập đoàn không quân chiến lược được huy động tham chiến ở Việt Nam.
Lúc cao nhất (1969), Mỹ đã sử dụng tới 6.431 máy bay chiến thuật và máy bay
lên thẳng; 197 máy bay B52 bằng 46% tổng số máy bay B52 của cả nước Mỹ...
Nhưng mọi cố gắng của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam đều bị thất
bại nặng nề, để lại trang đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sự thảm hại của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
không phải chỉ ở chỗ: chôn vùi hàng loạt chiến lược, chiến thuật chiến tranh mà đế
quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam, làm tiêu tan đi 700 tỷ đô la, 50.000 sinh mạng binh
lính Mỹ... mà còn ở chỗ: chia rẽ sâu sắc nước Mỹ, làm cho nội bộ bọn thống trị
ngày càng lục đục; lòng tin của nhân dân Mỹ vào chính phủ ngày càng giảm sút;
cuộc đời chính trị của hàng loạt nhân vật “kiệt xuất” của nước Mỹ phải kết thúc
một cách bi thảm; và vị trí sen đầm quốc tế của Mỹ bị lung lay. “Đây là một bước

thụt lùi hết sức nghiêm trọng đối với chính sách Mỹ”, “một sự thất bại có tầm lịch
sử và bi đát” [44, tr.300].
Kết hợp SMDT với SMTĐ của Đảng và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt giai đoạn từ 1965 đến 1973 đã tạo nên sức mạnh
tổng hợp, trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân
hai nước Lào và Cămpuchia anh em, đồng thời góp phần động viên, cổ vũ các dân
tộc bị áp bức dũng cảm kiên cường giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH tiến công
vào CNTB và CNĐQ. Đó là biểu tượng sáng ngời về sức mạnh của cách mạng thế
giới, sức mạnh của ngọn cờ ĐLDT và CNXH, chính sức mạnh đó đã làm tiêu tan
huyền thoại về “sức mạnh không thể tưởng tượng nổi của Mỹ”. Khẳng định sức
mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam mà cốt lõi là sức mạnh của đường lối
giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH là nhân tố quyết định thắng lợi trong kháng
chiến chống Mỹ và trong tương lai phát triển của cách mạng Việt Nam.
Sức mạnh dân tộc kết hợp với SMTĐ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước nói chung và từ năm 1965 đến 1973 nói riêng, còn thể hiện trong mối quan
hệ giữa cách mạng Việt Nam, cách mạng Lào và cách mạng Căm-pu-chia. Bởi lẽ,
cả ba nước đều có chung một kẻ thù, một mục tiêu cách mạng là: đánh bại đế quốc
Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị thực dân mới của Mỹ, ba
nước Đông Dương là một chiến trường chi viện cho nhau, ủng hộ, giúp đỡ lẫn
nhau về mọi mặt. Thắng lợi của mỗi nước là thắng lợi chung của cả ba nước. Đánh
giá một trong những nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng nêu
rõ:
Thắng lợi của chúng ta là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu không gì lay
chuyển nổi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia. Đại hội nhiệt
liệt chào mừng thắng lợi lịch sử vĩ đại của nhân dân Lào và nhân dân
Cămpuchia anh em, coi đó như thắng lợi của chính mình, và xin gửi đến các
bạn chiến đấu cùng chiến hào lòng biết ơn vô hạn và tình đoàn kết trước sau
như một của nhân dân Việt Nam ta [21, tr.10, 11].
* Nguyên nhân thắng lợi

Kết hợp SMDT với SMTĐ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ
1965 đến 1973 giành thắng lợi do nhiều nguyên nhân: đó là sự lãnh đạo của Đảng
với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, có miền Bắc XHCN, có nhân
dân và quân đội anh hùng; có tình đoàn kết và liên minh chiến đấu vững bền của
nhân dân ba nước Đông Dương; có sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các lực
lượng vì hòa bình trên thế giới. Trong đó, nhân tố quyết định thắng lợi của sự kết
hợp SMDT với SMTĐ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1973, Đảng đã đề
ra đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo, độc lập tự chủ, và đã kiên trì lãnh đạo,
chỉ đạo quân và dân ta đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Kẻ thù xâm lược nước ta là đế quốc Mỹ, một tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực
kinh tế to lớn và bộ máy quân sự đồ sộ, là tên đế quốc vừa tàn bạo vừa xảo quyệt
về thủ đoạn, biện pháp. Trong khi đó, tình hình thế giới lúc bấy giờ, có một số
người, kể cả những người ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, lúc
đầu cũng chưa thật tin rằng nhân dân ta sẽ thắng được Mỹ. Thậm chí, có những
người còn lo cho Việt Nam bị sức mạnh của Mỹ đè bẹp. Song Đảng ta không hề lo
sợ trước sức mạnh và sự đe dọa của tên đế quốc đầu sỏ, mà luôn tin vào sức mạnh
vô địch của nhân dân “Nhân dân ta rất yêu nước và có ý thức làm chủ vận mệnh
đất nước rất cao; nếu Đảng biết tổ chức và hướng dẫn nhân dân đấu tranh theo một
phương hướng đúng thì nhất định sẽ thắng lợi” [1, tr.98]. Nhận thức được vai trò to
lớn của quần chúng nhân dân, Đảng xác định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ vì
sự sống còn của dân tộc, vì lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân ta là độc lập thống
nhất, tiến lên CNXH. Quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của Đảng ta, thể hiện rõ lập
trường cách mạng triệt để của giai cấp công nhân Việt Nam, ý chí quật cường của
dân tộc “đánh Mỹ và thắng Mỹ” để bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đưa
cả nước tiến lên CNXH. Quyết tâm đó là sự thể hiện những nguyên tắc cách mạng
của học thuyết cách mạng Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Quyết tâm ấy còn bắt
nguồn từ truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường chống ngoại xâm của dân

tộc Việt Nam qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tiêu biểu cho tinh thần
yêu nước, ý chí kiên cường, quyết chiến, quyết thắng đế quốc Mỹ, quyết tâm giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc của cả dân tộc ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại. Khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và dùng không quân
đánh phá miền Bắc, Người khẳng định: “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,
20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể
bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! không có gì quý hơn độc lập,
tự do [35, tr.108].
Để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Đảng đã đánh
giá đúng tình hình địch, ta để hạ quyết tâm chiến lược chính xác, kịp thời. Đảng có
quan điểm khoa học, toàn diện và thực tiễn, không chỉ đánh giá lực lượng quân sự
mà đánh giá các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, trong nước và
trên thế giới. Đảng ta thấy Mỹ có những chỗ mạnh nhất là nhiều tiền của, đông
quân, vũ khí nhiều và hiện đại, thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm, nhưng đó không
phải là sức mạnh vô hạn, ta có thể hạn chế được những chỗ mạnh đó. Mặt khác,
Đảng còn thấy Mỹ có nhiều chỗ yếu mà yếu nhất là về chính trị, tinh thần trong
một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa mà ta có thể khai thác, khoét sâu, tận
dụng để đánh thắng chúng. Đồng thời, Đảng còn thấy được cả chỗ yếu của nó về
quân sự, đó là một quân đội xâm lược, luôn dựa vào uy lực của vũ khí, dựa vào
sức mạnh sắt thép và máy móc... Do đó, Đảng khẳng định: “Mỹ giàu nhưng sức
Mỹ không phải là vô hạn, Mỹ hung hăng nhưng có chỗ yếu, ta biết đánh, biết
thắng thì nhất định kháng chiến thành công” [2, tr.173].
Với quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ và trên cơ sở đánh giá đúng so sánh
lực lượng giữa ta và địch là cơ sở quan trọng để Đảng xác định đường lối kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, một cách đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối giương
cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở
hai miền nhằm mục tiêu chung là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam,
bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Đây là ngọn cờ đúng đắn duy nhất tập
hợp được lực lượng lớn nhất trên cả hai miền Nam, Bắc tiến hành kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, đồng thời là ngọn cờ chính nghĩa phù hợp với mục tiêu

cách mạng và xu thế thời đại, được cả loài người đồng tình ủng hộ. Bên cạnh
đó, Đảng luôn đề ra đường lối quốc tế đúng đắn, nêu cao tinh thần quốc tế vô
sản, trong sáng, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách
mạng thế giới, liên minh chiến đấu chặt chẽ với nhân dân Lào và nhân dân
Cămpuchia anh em, gắn chặt cách mạng Việt Nam với sự phát triển của ba dòng
thác cách mạng thế giới, coi cuộc chiến đấu chống Mỹ là nhiệm vụ thiêng liêng
của dân tộc, đồng thời là nghĩa vụ quốc tế cao cả; mọi hoạt động chống Mỹ, cứu
nước đều nhằm phục vụ lợi ích cả cách mạng nước ta và cách mạng thế giới,
nên chúng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của nhân dân thế giới,
của cả loài người tiến bộ đứng về phía Việt Nam chống Mỹ xâm lược.
Đi đôi với đường lối đúng đắn, sáng tạo, Đảng đã biết lựa chọn phương pháp
cách mạng, phương pháp tiến hành chiến tranh chống Mỹ, cứu nước hết sức sáng
tạo: đánh địch bằng sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao; bằng
sức mạnh ở cả tiền tuyến và hậu phương; kết hợp SMDT với SMTĐ; kiên quyết
thực hành chiến lược tiến công, biết giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng
lợi hoàn toàn; biết động viên, tổ chức cả nước kháng chiến, nhưng khôn khéo kiềm
chế và kiên quyết thắng địch ở miền Nam, bảo vệ miền bắc XHCN.
Nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân
tộc ta còn là sự đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Đảng ta đã xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên dưới một lòng, triệu
người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đoàn kết, thống nhất vốn
là một truyền thống tốt đẹp của Đảng ta, nhân dân ta; càng trong những lúc khó
khăn thì tinh thần đoàn kết, thống nhất càng phát triển, vượt qua mọi thử thách, hy
sinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, điểm nổi bật về tinh thần đoàn kết dân tộc, đó
là tình đoàn kết Bắc - Nam một nhà, là anh em ruột thịt. Nhân dân miền Bắc ngày
đêm hướng về miền Nam, không ngừng chi viện sức người, sức của cho miền Nam
đánh Mỹ. Cả miền Nam ngày đêm hướng về miền Bắc như hướng về đầu nguồn
của cách mạng và kháng chiến. “Nhờ đoàn kết, thống nhất, dân tộc ta mới vượt qua
được mọi thử thách trước hiểm họa ngoại xâm và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm
lược” [1, tr.102].

Kết hợp SMDT với SMTĐ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ
1965 đến 1973 giành thắng lợi to lớn còn bắt nguồn từ nguyên nhân, do Đảng ta đã có
nhiều quyết định xuất sắc về chỉ đạo chiến lược. Trong đó, nổi bật là việc xử lý các
mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải
phóng miền Nam; giữa cuộc kháng chiến của nhân dân ta với phong trào cách mạng
thế giới; giữa mục tiêu cơ bản với mục tiêu trước mắt... Đó chính là một trong những
nhân tố trực tiếp quyết định giành thắng lợi từng bước, đánh thắng từng chiến lược
chiến tranh của đế quốc Mỹ tiến đến giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng
chiến. Chính nhờ đường lối đúng đắn và sự nhạy bén, sắc sảo của Đảng trong chỉ đạo
chiến lược đã giúp cho quân và dân ta tích cực chiến đấu, tạo nên những bước ngoặt
chiến lược làm thay đổi cục diện có lợi cho ta, từ đánh cho “Mỹ cút” đến đánh cho
“ngụy nhào”, đi đến giành thắng lợi toàn bộ cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược.
Như vậy, với chủ trương đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với quyết
tâm sắt đá của toàn dân tộc, trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa
Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc, kết hợp với tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế
giới, đã giúp cho nhân dân ta đã giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Đó còn là sự thắng lợi của kết hợp SMDT với SMTĐ.
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân.
* Hạn chế
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ từ 1965 đến 1973,
bên cạnh những thắng lợi to lớn có tính chất lịch sử, chúng ta còn có những hạn
chế như sau:
Một là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến, có một số thời
điểm, Đảng ta chưa nêu rõ sự kết hợp SMDT với SMTĐ, mà phần lớn là các Hội nghị
Trung ương, Bộ Chính trị mới chỉ nêu kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại
giao.
Hai là, đối với cách mạng Cămpuchia, ta có nhiều ưu điểm trong việc tranh
thủ được đường lối trung lập tích cực của chính phủ Xihanúc, có lợi cho cách

mạng miền Nam, trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quân sự. Nhưng đối với tập
đoàn Pônpốt, một mặt ta cố gắng hạn chế mặt tiêu cực của họ, tập trung cao cho
mục tiêu đánh thắng đế quốc Mỹ là đúng, mặt khác lại đánh giá không đúng bản
chất phản động của chúng nên mất cảnh giác để chúng gây nhiều hậu quả xấu.
Đảng ta chỉ rõ:
Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta
không phát hiện sớm sự thỏa hiệp giữa Oasinhtơn- Bắc Kinh và Mát
xcơva về cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Sau ngày chống Mỹ toàn thắng
mùa xuân 1975, ta chưa đánh giá hết bản chất phản động của tập đoàn
Pônpốt, chậm thấy sự chuyển hướng chính sách của Trung Quốc [2,
tr.233].
* Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Đảng ta “đánh giá chưa đúng bản
chất tập đoàn Pônpốt, đưa đến hậu quả xấu trong liên minh chống Mỹ và gây bất
ngờ lớn cho ta những năm sau này” [1, tr.115]. Đồng thời, còn có nguyên nhân
khách quan là trên thế giới còn có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, gây khó khăn cho ta trong xác định chủ
trương kết hợp SMDT với SMTĐ tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng đế quốc Mỹ
xâm lược. Đặc biệt là sự thiếu thống nhất trong nhận thức của hai nước lớn là Liên
Xô và Trung Quốc về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.
Tóm lại: Thắng lợi trong ký kết Hiệp định Pa ri là một thắng lợi có ý nghĩa
dân tộc và thời đại to lớn, là kết quả tất yếu đi đến thắng lợi của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là thắng lợi của đường lối đúng đắn,
đường lối kết hợp SMDT với SMTĐ. Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp
SMDT với SMTĐ trong thời kỳ này đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta
những kinh nghiệm quý về kết hợp SMDT với SMTĐ làm cơ sở vận dụng vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau này.
2.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH
ĐẠO, KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ 1965 ĐẾN 1973

2.2.1. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong xác định đường lối,
phương hướng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định rõ chủ trương:
cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới. Vì
vậy, thực hiện đoàn kết quốc tế trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là một nguyên tắc của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, yếu tố quốc tế có tác động và ý nghĩa rất lớn đối
với cách mạng Việt Nam. Ngay trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (khóa II) của
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam, không chỉ thực hiện thống nhất đất nước mà còn góp phần bảo vệ hòa bình ở
Đông Nam Á và thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đồng thời còn là
thắng lợi của phe XHCN, là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, là thắng
lợi của phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của nhân dân tiến bộ và
yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, Đảng ta cho rằng: Vấn đề có ý
nghĩa quyết định đầu tiên là phải xác lập được đường lối kháng chiến, đường lối
quân sự, đường lối đối ngoại đúng đắn. Trên cơ sở đó động viên tất cả mọi nhân tố
trong cả nước, đồng thời tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để phục vụ cho
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Mặt khác, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta tuy diễn ra
trong điều kiện lịch sử rất thuận lợi của thời đại, nhưng không phải không có
những khó khăn phức tạp. Phức tạp lớn nhất là sự chia rẽ trong hệ thống XHCN,
của phong trào cách mạng thế giới, nhất là mâu thuẫn giữa Liên xô và Trung
Quốc. Vì vậy, để giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh không cân sức giữa
một tên đế quốc khổng lồ, với một dân tộc nhỏ, nghèo nàn lạc hậu, chúng ta phải có
đường lối đúng đắn để kết hợp SMDT với SMTĐ nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp
chiến thắng kẻ thù. Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IV và nhiều văn kiện khác của
Đảng đều nêu nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước là “sự lãnh đạo của Đảng đối với đường lối chính trị, đường lối
quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo”. Ngay trong Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III), tháng 10-1973, Đảng ta đã
khẳng định:
Nhờ thực hiện đoàn kết quốc tế đến mức cao nhất và giữ vững độc lập, tự
chủ trong đường lối, chủ trương, chính sách của mình, khi tình hình thế
giới thuận lợi cũng như lúc khó khăn, phức tạp, chúng ta đã được các nước
XHCN anh em, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào độc
lập dân tộc và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ, ủng hộ và
giúp đỡ, trong đó sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em là cực kỳ quan
trọng [46, tr.318].
Như vậy, có thể thấy rằng Đảng ta rất coi trọng và nhấn mạnh vấn đề phải
giữ vững độc lập, tự chủ trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của
mình, đồng thời cũng nhấn mạnh phải tăng cường đoàn kết quốc tế. Điều đó,
phản ánh một mặt chúng ta phải độc lập, tự chủ, sáng tạo trong đường lối để
phát huy sức mạnh của dân tộc, đồng thời có chủ trương, phương hướng đoàn
kết quốc tế để tranh thủ sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho
cách mạng Việt Nam.
Độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc, một yêu cầu bắt buộc
đối với các đảng cộng sản. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng đòi hỏi Đảng
phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với những nguyên
lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác- lê nin và những điều kiện lịch sử cụ thể của nước
mình. Một đảng có độc lập, tự chủ thật sự thì đoàn kết quốc tế mới tốt, bởi vì, đảng đó
không thể bị chi phối để đi đến thiên lệch trong quan hệ với các đảng bạn. Ngược lại,
đoàn kết quốc tế tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để củng cố độc lập, tự chủ, bởi nó đem
lại cho mỗi đảng sự cổ vũ, sự giúp đỡ và cả những kinh nghiệm quý báu của bạn bè,
đồng chí ở nước khác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu dân tộc ta không có quyết
tâm đánh Mỹ, không có đủ sức mạnh và không có đường lối đúng đắn thì không có
khả năng kết hợp được với sức mạnh của thời đại. Mặt khác, nếu dân tộc ta không
có đủ sức mạnh đứng vững và đương đầu với đế quốc Mỹ, thì chúng ta không thể
tranh thủ được sức mạnh của thời đại. Nhưng nếu có đủ sức mạnh của dân tộc mà

không có đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn thì cũng khó có thể tranh thủ được
sức mạnh của thời đại. Thực tiễn cho thấy khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh
xâm lược Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt lựa
chọn đường lối kháng chiến phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế
của thời đại, đó là đường lối hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Mặt
khác, trong đường lối của Đảng ta luôn luôn kết hợp chặt chẽ các mục tiêu của thời
đại với cuộc đấu tranh của dân tộc ta, kết hợp chặt chẽ lợi ích cách mạng nước ta
với lợi ích cách mạng thế giới, do đó nhanh chóng nhận được giúp đỡ của bạn bè
quốc tế. Đường lối của Đảng nhấn mạnh mục tiêu ĐLDT và CNXH, nhưng không
quên mục tiêu hòa bình và dân chủ. Bằng cuộc đấu tranh của mình, chúng ta đã
góp phần củng cố hòa bình và phong trào dân chủ trên thế giới. Bởi vì, mục đích
của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là để “biến miền Nam
thành một thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự của Mỹ, để chia cắt lâu dài
nước ta, tiến công phe XHCN, uy hiếp độc lập và hòa bình các dân tộc ở châu Á
và các nơi khác” [46, tr.306]. Do vậy, trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến,
một mặt ta chủ động kết hợp đấu tranh quân sự và chính trị, mặt khác chúng ta đẩy
mạnh đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, liên tiếp đưa ra những đợt tiến công ngoại
giao nhằm chấm dứt chiến tranh và bảo vệ hòa bình. Đường lối của Đảng hết sức
khôn khéo, không để cho Mỹ biến cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc
xung đột quốc tế, có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực và kéo theo sự dính lứu của
nhiều nước, kể cả các nước XHCN khác.
Thực tiễn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta luôn nêu cao tinh thần

×