Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

THỰC TRẠNG NỢ CÔNG, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN NỢ CÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM QUA NHIỀU GÓC NHÌN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 105 trang )





MỤC LỤC
Tóm tắt 1
1 GIỚI THIỆU 2
1.1 Lịch sử nợ 4
1.1.1 Nguyên nhân khách quan 4
1.1.2 Nhân tố chủ quan 7
1.2 Liệu nợ công có thúc đẩy tăng trưởng? 9
1.3 Nợ nội địa và tăng trưởng 12
2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ 16
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng 16
2.1.1 Thuế 16
2.1.2 Cấu trúc lợi ích giữa những cử tri 17
2.1.3 Thể chế và chính sách 17
2.1.4 Kết hợp 18
2.2 Các lí thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng 20
2.2.1 Các lí thuyết về tăng trưởng và khủng hoảng 20
2.2.2 Nợ ở các quốc gia đang phát triển - hữu ích hay cản trở 25
2.3 Những tranh luận về nợ nội địa 31
2.3.1 Những lý thuyết tranh luận về nợ công nội địa 31
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 36
2.3.3 Các giả thuyết có thể kiểm chứng 39
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1 Phương pháp nghiên cứu 42


3.2 Dữ liệu và mô hình 42
3.2.1 Các nhân tố tác động đến nợ tại Việt Nam 42


3.2.2 Nợ công và tăng trưởng 45
3.2.3 Dữ liệu và phương pháp tính toán kinh tế đối với nợ nội địa và tăng trưởng
50
4 NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
4.1 Kiểm định mô hình 61
4.1.1 Kiểm định mô hình 1: 61
4.1.2 Kiểm định mô hình 2 62
4.1.3 Kiểm định mô hình với biến DOMdebt 63
4.1.4 Kiểm định mô hình với biến DD2dep 65
4.2 Những kết luận chính 66
4.2.1 Về Nợ Công Nói Chung 66
4.2.2 Về Nợ Nội Địa Nói Riêng 70
5 KẾT LUẬN 73
5.1 Kết luận chính sách và khả năng phát triển 73
5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 78
Phụ Lục 1: Nguyên nhân dòng vốn đảo nghịch 79
Phụ lục 2: Lí thuyết kinh tế chính trị giải thích việc vay mượn nợ. 79
Phụ lục 3: Khái quát chung về nợ công nội địa 82
Phụ lục 4: Kiểm định nhân quả Granger 85
Phụ lục 5: Bảng mô tả biến và ma trận hệ số tương quan 86
Tài liệu tham khảo 93




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ
Tiếng Anh
Tiếng Việt

01
WEO
World Economic Outlook
Triển vọng kinh tế thế giới
02
WDI
World development Indicators
Chỉ số phát triển thế giới
03
IMF
International Monetery Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
04
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
05
IFI
International financial Institution
Viện nghiên cứu tài chính
quốc tế
06
SSA
Sub Sahara
Các quốc gia vùng hạ Sahara
06
GIBC
Government’s intertemporal
budget constraint
Giới hạn ngân sách liên thời

kì của chính phủ




DANH MỤC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 1.1: Nợ công—Những nước đang phát triển lớn và số nợ.
11
Bảng 3.1: Mô tả các biến ở mô hình gốc
42
Bảng 3.2: Kết quả hồi qui biến ∆D theo mô hình gốc
45
Bảng 3.3: Kết quả hồi qui biến ∆D theo mô hình điều chỉnh
47
Bảng 3.4: Kết quả hồi qui biến gY theo d
48
Bảng 3.5: Mô hình hồi qui của gY theo FD
52
Bảng 3.6: Mô hình hồi qui của delta FD t theo delta d t-1
53
Bảng 3.7: Mô tả các biến ở hàm hồi qui nợ nội địa.
57
Bảng 3.8: Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho tác động qua lại giữa
các biến tiết kiệm/GDP, nợ nội địa/GDP, lạm phát hàng năm và GDP bình
quân đầu người với độ trễ là 2
60
Bảng 3.9 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho tác động nhân quả giữa
các biến tiết kiệm/GDP, nợ nội địa/GDP, lạm phát hàng năm và GDP bình

quân đầu người với độ trễ là 1
61
Bảng 3.10 : Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS với biến DOMdebt
63
Bảng 3.11 : Kết quả tái hồi quy theo phương pháp OLS với biến DOMdebt
64
Bảng 3.12: kết quả kiểm định theo phương pháp OLS với biến DD2dep
66
Bảng 3.13: Kết quả tái hồi quy theo phương pháp OLS với biến DD2dep
67








DANH MỤC HÌNH

Hình
Trang
Hình 1.1: Thống kê nợ của thế giới từ 1980-2011.
2
Hình 1.2: Thống kê nợ của thế giới theo % trong giai đoạn 1980-2011.
3
Hình 1.3: Tỉ lệ nợ công trên GDP 2011 Việt Nam.
4
Hình 1.4 : Tỷ trọng của nợ nội địa đối với tổng nợ công cho các quốc gia
thị trường mới nổi và các quốc gia đã phát triển từ năm 1900 đến năm

2005
15
Hình 1.5 : Tỷ trọng của lượng nợ nội địa dài hạn đối với tổng lượng nợ nội
địa
18
Hình 1.6 : Thành phần nợ công ở các nước đang phát triển
7
Hình 1.7 : Nợ nội địa so với tổng nợ công (Trung bình giản đơn)
8
Hình 1.8 : Nợ nội địa so với tổng nợ công (Trung bình trọng số)
8
Hình 3.1: Biểu đồ nợ công của Việt Nam/GDP qua các năm 1990 – 2010
54
Hình 3.2: Biểu đồ nợ nội địa của Việt Nam/GDP qua các năm 1990 – 2010
55
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu nợ nội địa và nợ nước ngoài trong tổng nợ tính
theo %GDP của Việt Nam qua các năm 1990 - 2010
56
Hình 3.4 : Đồ thị phân tán mối quan hệ giữa nợ nội địa và tăng trưởng tại
các quốc gia khác nhau
59





Tóm tắt
Hiện nay vấn đề nợ công đang trở thành mối lo ngại lớn cho các nền kinh tế. Cuộc
khủng hoảng nợ ở Hi Lạp vẫn chưa được giải quyết triệt để bất chấp sự hợp tác từ
nhiều phía với các gói cứu trợ khổng lồ. Nguy cơ khủng hoảng nợ ngày càng lan rộng

ra ở nhiều nước gây hoang mang cho giới đầu tư. Tại Việt Nam tỉ lệ nợ công trên GDP
lớn hơn 50% (năm 2011) cùng với sự kiện rối ren về khối nợ khổng lồ do chính phủ
đảm bảo của tập đoàn Vinashin đã thực sự gây chấn động. Trước hiện tượng này, việc
tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng lên nợ công và liệu nợ công có thực sự đe dọa sự
phát triển bền vững của quốc gia hay không thực sự rất quan trọng. Dựa trên những
tiền đề lí thuyết đã được công bố trước đó trong và ngoài nước, kết quả cho thấy thuế,
cấu trúc thuế phức tạp, chính sách tài khóa yếu kém, rủi ro tỉ giá, đầu tư kém hiệu
quả… có ảnh hưởng lớn đến khoản nợ vay của chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài.
Bên cạnh đó, khoản nợ vay lớn cũng gây gánh nặng lên tăng trưởng kinh tế thông qua
thâm hụt tài khóa. Ý tưởng này đã được ủng hộ mạnh mẽ qua mô hình kiểm định tại
Việt Nam với kết quả tương quan nghịch chiều rất rõ ràng giữa thâm hụt và tăng
trưởng. Từ mối tương quan nghịch này lại dẫn đến vòng lẫn quẩn nợ công-thâm hụt-
hạn chế tăng trưởng. Bài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các quốc gia đang phát
triển để tiện liên hệ với tình hình Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn ước tính tác
động của nợ nội địa đối với tăng trưởng thông qua dữ liệu nợ công của Việt Nam trong
suốt thời kỳ đổi mới từ năm 1990 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến số
nợ công nội địa được xác định là có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu
người tính theo chuẩn PPP tại Việt Nam, và có mối quan hệ nhân quả với lạm phát và
tiết kiệm.

2



1 GIỚI THIỆU
Khi tiến hành nghiên cứu về nợ công bao gồm cả nợ của khu vực công và nợ không
thuộc khu vực công nhưng do chính phủ bảo đảm, chúng ta thấy được những con số hết
sức ngạc nhiên từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới.
Hình 1.1: Thống kê nợ của thế giới từ 1980-2011.


(Nguồn số liệu: tổng hợp từ cơ sở dữ liệu WEO của IMF)
Qua biểu đồ ta thấy ngày càng có nhiều quốc gia vay mượn quá mức. Vào năm 2011,
theo số liệu thống kê được từ IMF thì có đến 95 quốc gia có nợ trên 40% và con số
0
0
0
0
0
1
1
1
1
2
3
2
3
3
3
3
4
2
1
1
1
1
1
1
1
1
1

2
2
2
2
1
5
5
6
7
7
6
5
6
8
9
16
17
13
14
12
17
26
29
33
33
37
39
38
43
49

62
79
88
89
81
82
75
7
7
6
5
6
8
8
7
8
9
19
23
30
31
38
41
42
51
52
59
73
80
91

87
91
83
74
67
68
74
79
82
1
1
1
2
2
2
3
3
3
2
7
9
10
13
11
13
12
11
14
17
35

36
34
35
28
26
18
15
13
15
9
13
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
1980
1982
1984
1986
1988
1990
1992
1994

1996
1998
2000
2002
2004
2006
2008
2010
>100%
40%-100%
0-40%
>=0%
3



quốc gia nợ <= 0% chỉ có 1 quốc gia. Theo số liệu phần trăm thì có hơn 50% quốc gia
có nợ trên 40%. Số liệu theo phần trăm được trình bày trong hình 1.2 dưới đây.
Hình 1.2: Thống kê nợ của thế giới theo % trong giai đoạn 1980-2011.

(Nguồn số liệu: tổng hợp từ cơ sở sữu liệu WEO của IMF)
Bảng thống kê trên đây cho thấy một bức tranh bao quát hơn về tình hình nợ của các
nền kinh tế. Ta thấy vào năm 2011 có khoảng 8% (13 quốc gia) có nợ trên 100%, 48%
(82 quốc gia) có nợ trên 40%. Tỉ lệ này rất cao so với các năm trước đó. Tỉ lệ này thực
tế còn cao hơn nếu chỉ tính riêng những quốc gia đang phát triển.
Hiện tại tình trạng nợ tại Việt Nam đang rất được chú ý vì khoản nợ vượt hơn 50 %
GDP. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy
tín trên thế giới hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam khiến cho dư luận lo lắng trong suốt
thời gian qua.
0%

0%
0%
0%
0%
6%
6%
6%
5%
9%
7%
4%
5%
5%
5%
4%
5%
2%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
1%

1%
38%
38%
46%
50%
47%
35%
29%
35%
40%
41%
36%
33%
23%
23%
19%
23%
31%
31%
33%
30%
25%
25%
23%
26%
29%
36%
46%
51%
52%

47%
48%
44%
54%
54%
46%
36%
40%
47%
47%
41%
40%
41%
42%
45%
54%
51%
59%
55%
50%
55%
52%
54%
50%
51%
55%
52%
54%
48%
43%

39%
40%
43%
46%
48%
8%
8%
8%
14%
13%
12%
18%
18%
15%
9%
16%
18%
18%
21%
17%
18%
14%
12%
14%
15%
24%
23%
21%
21%
17%

15%
10%
9%
8%
9%
5%
8%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991

1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
>=0%
0-40%
40%-100%
>100%
4



Hình 1.3: Tỉ lệ nợ công trên GDP 2011 Việt Nam.


(Nguồn số liệu: tổng hợp từ cơ sở sữu liệu WEO của IMF)
Các con số về nợ công Việt Nam và toàn thế giới, một câu hỏi được đặt ra là tại sao nợ
công tích lũy lại không ngừng tăng lên với quy mô ngày càng lớn như vậy đặc biệt là
các nước đang phát triển. Xem xét lại các sự kiện trong quá khứ, ta biết được rằng thật
ra nợ công không phải là một hiện tượng mới và có rất nhiều nhân tố khách quan và
chủ quan dẫn đến hiện tượng nợ nần chồng chất tại các quốc gia. Ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn
các nguyên nhân này ngày sau đây.
1.1 Lịch sử nợ
Về khách quan đó là nhân tố lịch sử và rủi ro hệ thống đến từ thị trường thế giới gây
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia.
1.1.1 Nguyên nhân khách quan
Nhân tố lịch sử
Thật ra ngay từ khi giành lại được độc lập chính trị sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ
hai, nhiều quốc gia mới giành được độc lập đã bắt đầu lâm vào cảnh nợ nần. Do tiếp
nhận nền kinh tế quản lý theo lề lối quan hệ giữa thuộc địa và chính quốc, lúc đầu
chính quyền mới của các quốc gia mới giành độc lập thường trông cậy vào sự viện trợ
của những quốc gia khác hay chính quốc cũ dưới hình thức quyên góp, tặng cho hay
dưới hình thức cho vay, để điều hành nền kinh tế. Việt Nam cũng mắc nợ viện trợ từ
Liên Xô rất lớn trong thời gian mới giành chủ quền. Việc một quốc gia khác viện trợ
thì thường dễ hiểu hơn việc chính quốc giúp đỡ cho thuộc địa cũ. Tại sao chính quốc
lại có hành động “nhân đạo” này? Thật ra nguyên nhân sâu xa là do thị trường nội địa
31.652
32.535
37.882
42.262
41.215
41.848
44.583
42.896
51.161

52.847
50.338
0
20
40
60
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
d(%)
5



họ đã bị bảo hòa, ngành sản xuất ở chính quốc hoàn toàn trông chờ vào thị trường các
quốc gia đang phát triển hay thuộc địa cũ, mà các thị trường này lại không có đủ năng
lực tài chính để tiếp nhận hàng hóa, nên chính quốc đứng ra cấp tín dụng bảo đảm cho
những quốc gia là thị trường lớn với mong muốn cứu các nhà đầu tư và ngành sản xuất
của quốc gia mình. Loại tín dụng này càng được lạm dụng nhiều hơn với mục tiêu
chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Sau đó, qua hai lần tăng giá dầu thô, khuynh hướng chung của kinh tế thế giới là chi
quá khả năng, người ta gần như không còn sợ nợ nữa nên các chính phủ không e ngại

khi vay nợ và khiến chúng ngày càng nhiều thêm. Thêm vào đó, chính sách cho vay
của hai định chế Bretton Woods khi sử dụng các biện pháp điều chỉnh cấu trúc kinh tế,
nhằm cung cấp thêm tín dụng để giúp cho các con nợ trả tiền lãi lại càng khiến cho các
quốc gia đang phát triển mang thêm nợ nần.
Theo tài liệu của WB, vào năm 1955 nợ của các nước đang phát triển chỉ là 9 tỷ đô la,
tích lũy dần lên 575 tỷ năm 1980; 1284 tỷ năm 1988; 1319 tỷ năm 1990; 2000 tỷ năm
1997. Đến cuối năm 2000, tổng số nợ của 137 quốc gia đang phát triển là 2527 tỷ.
Trong thời gian từ 1980 đến 1997, các con nợ phải trả cho các chủ nợ 2900 tỷ. Vào
năm 1996, chỉ riêng các nước thuộc Vùng Sub-Saharan Africa (không kể South Africa)
với 10% dân số thế giới, nhưng đầu tư chỉ chiếm 1% đầu tư thế giới, phải trả 14,5 tỉ
tiền lãi. Mexico trong thời gian từ 1982 đến 1988 đã trả 100 tỷ, trong đó có 5 tỷ tiền
lãi, vậy mà vẫn còn nợ 112 tỷ. Cùng trong thời gian này, Columbia trả nợ 14 tỷ; vậy
mà vẫn còn nợ 16,5 tỷ. Riêng châu Phi, từ 1970 đến 2002, mượn 540 tỷ đô la; trả 550
tỷ, mà vẫn còn nợ 295 tỷ.
Tóm lại, trong thập niên 1980-1990, nợ trả nhiều hơn nợ mượn đến 418 tỷ đô la. Nói
cách khác, các nước nghèo đã đóng góp thêm cho sự giàu có của các quốc gia phát
triển dưới dạng những khoản tiền lãi khổng lồ mà họ phải trả. Những số liệu trên được
trích dẫn từ bài nghiên cứu “Cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển:
được giảm và hủy nợ … để rồi sẽ vay tiếp?” của tác giả Lê Văn Bỉnh.
6



Tín dụng dễ dãi và vay để trả lãi
 Cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhất: Vào thập niên 1960, chính phủ Mỹ in
quá nhiều tiền để tài trợ chi phí chiến tranhViệt Nam, cùng nhiều nguyên nhân khác
khiến cho đồng đô la mất giá nghiêm trọng. Năm 1972 Tổng Thống Nixon phải ra lệnh
không cho hoán chuyển ra vàng, đồng đô la vốn được coi là đồng tiền chính cho thanh
khoản quốc tế từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Để bù đắp những thiệt thòi do việc mất sức
mua của đồng đô la kiếm được nhờ xuất khẩu dầu hỏa, vào tháng 12 năm 1973, đại

diện của OPEC họp tại Teheran dưới sự chủ toạ của quốc vương Iran (bị lật đổ năm sau
đó) quyết định tăng giá dầu thô mỗi thùng từ 3,60 đô la lên 11,54 đô la. Với số lượng
xuất cảng 30 triệu thùng mỗi ngày, các hội viên OPEC thu thêm 88 tỷ đô la mỗi năm.
Khoảng 50% số lợi nhuận khổng lồ này được gửi tại các ngân hàng thương mại trên
nước Mỹ hay tại châu Âu. Với số tiền khổng lồ đó các ngân hàng thương mại nói trên
phải tìm nơi cho vay với số lượng lớn để kiếm lời. Vào thời gian này, họ biết được các
quốc gia đang phát triển vỗn dĩ rất thiếu tiền, nên các chủ nợ tỏ ra khá dễ dãi: cho vay
mà không cần biết tiền sẽ dùng vào mục tiêu nào; cũng chẳng cần xem các con nợ có
đủ khả năng trả lãi trả vốn hay không. Sự dễ dãi bắt nguồn từ lượng tiềng lớn do khủng
hoảng dầu hỏa gây ra là trong những nguyên nhân quan trọng giải thích cho những
khoản nợ lớn tại các quốc gia đang phát triển.
 Cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ hai : Chỉ mấy năm sau, trong khi nền kinh tế
của các nước đã phát triển và các nước đang phát triển chưa được phục hồi, thì năm
1979, OPEC lại tăng giá dầu một lần nữa sau khi Iran trở thành một một nước cộng hoà
Hồi giáo. Khoảng 65% lợi nhuận thặng dư của các hội viên lần này cũng lại được đưa
vào tay các ngân hàng thương mại phương Tây để từ đó tìm cách đến các nước đang
phát triển. Không được ưu đãi như lần trước, lần này các nước đang phát triển phải
chấp nhận một mức lãi suất được thả nổi, bắt đầu chỉ 6-7% sau đó tăng dần lên 20-
22%.
 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới: Thêm vào yếu tố lãi suất cứ tăng dần, các
con nợ lại gặp thêm một bất lợi khác. Đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới vào đầu thập niên 1980 khiến nguồn thu ngoại tệ chủ yếu từ hoạt động xuất
7



khẩu của các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một mặt, giá nguyên
liệu xuất khẩu sụt giảm mạnh mẽ. Mặt khác, chúng lại bị đánh thuế rất cao khi nhập
vào các nước phát triển. Điều này khiến cho các nước đang phát triển gặp khó khăn lớn
trong việc kiếm ngoại tệ để trả lãi và nợ đáo hạn, gây sức ép lên nguồn tài trợ các dự án

phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết do dân số gia tăng.
Một điều đáng ghi nhận là các ngân hàng thương mại phương Tây càng ngày càng tích
cực hơn trong việc cho vaỵ. Chỉ trong thời gian từ sau lần tăng giá dầu hỏa năm 1973
đến cuối thập niên 1980, tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển đối với các ngân hàng
thương mại trên tổng số nợ đã tăng lên từ 48% đến 71%.
Những nguyên nhân trên phần nào đã giải thích lí do tại sao nợ công lại tăng nhanh ở
các nước đang phát triển. Đó mới chỉ là những lí do khách quan, còn về mặt chủ quan,
tại sao các quốc gia đang phát triển lại vay mượn nhiều như thế? Về cơ bản, chính phủ
dùng nợ với mục tiêu tài trợ cho các chương trình phát triển đất nước. Nhưng năng lực
quản lí kém, tham nhũng và một số vấn đề khác đã khiến chính phủ trở nên rất vất vả
trong việc trả nợ và những khoản lãi khổng lồ, do đó nợ càng chồng chất. Còn việc vay
nợ giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển đất nước như ý định ban đầu có thực
hiện được hay không sẽ được thảo luận kĩ hơn ở phần 1.2.
1.1.2 Nhân tố chủ quan
Để tài trợ cho những khoản chi tiêu cũng như nỗ lực phát triển kinh tế, chính phủ dựa
vào 3 nguồn: vay nợ, nguồn thu thuế, và thuế lạm phát (in tiền). Việc in tiền không
luôn luôn tạo ra lạm phát cao, nhưng ở một nền kinh tế đang tăng trưởng, lãi suất thực
đang tăng lên nhanh chóng khiến chính phủ trở nên rất thận trọng với biện pháp này.
Vậy giữa thuế và vay nợ, chính phủ tại sao lại ưu tiên vay nợ hơn? Ngay sau đây,
chúng ta đề cặp đến ba lí do giải thích tại sao nợ công có thể tốt hơn thuế:
 Khuyến khích: Nợ vì huy động được nhanh chóng và dễ dàng hơn sẽ tạo điều
kiện cho quốc gia tận dụng triệt để các cơ hội đầu tư một cách tốt hơn trong thời gian
tăng trưởng. Hơn nữa, ở một nền kinh tế đang phát triển, thu nhập hiện hành của người
8



dân bị giới hạn thì thật không công bằng cho họ, thế hệ hiện nay phải chi trả thuế cao
hơn do chi trả tiền lãi do vay mượn đầu tư để tạo nguồn lợi cho thế hệ mai sau.
 Ổn định thuế: Những kiến thức về kinh tế vĩ mô giúp ta hiểu được rằng chính

phủ nhiều lúc cần một khoản ngân sách lớn để thực hiện chính sách đảo chu kì hay
thực hiện chi các khoản cần thiếp khẩn cấp. Và nợ tạo điều kiện cho chính phủ thực
hiện điều này hiệu quả hơn là dựa vào thuế. Vì trong nền kinh tế tăng trưởng, tăng và
giảm thuế thường xuyên có thể gây ra giảm sút hiệu quả và gia tăng bất ổn kinh tế.
 Tính bền vững: Một quốc gia muốn phát triển bền vững cần chú ý lớn đến ổn
định vĩ mô và ở khía cạnh này nợ có vẻ ưu việt hơn thuế và in tiền. Chúng ta có những
chứng cứ tin cậy về việc in tiền có thể dẫn đến lạm phát cao và bất ổn về thuế liên tục
gây ra sai lệch thông tin lên quan đến giá cả và gây ảnh hưởng xấu lên đầu tư.
Một điều khác chúng ta phải lưu ý là nợ cần được trả theo định kì. Và thuế là nguồn
thu nhập chính của chính phủ để trả nợ, do đó vay mượn chỉ đơn giản giúp trì hoãn
thuế. Vì thế, chính phủ cần xem xét kĩ lưỡng nên sử dụng nguồn tài trợ nào dựa trên
việc hiểu rõ những chi phí liên quan, lợi và hại của mỗi nguồn. Những tính toán này
khá phức tạp vì ví dụ như chính phủ đầu tư vào các yếu tố nền tảng
1
và đạt hiệu quả
tăng trưởng cao hơn thì lợi ích bao gồm không chỉ là nguồn thu phí từ người dùng mà
còn là thuế thu được trong tương lai còn cao hơn do tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác
nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân hay giá trị
gia tăng, … đều cao hơn do công ty và cá nhân tương đối giàu có hơn. Và rõ ràng
chính phủ không thể bỏ qua việc tính toán lợi ích lớn này vào việc phân tích nên dùng
nguồn tài trợ nào.
Khi thảo luận về những nhân tố tác động lớn đến nợ công của quốc gia, chúng ta không
thể bỏ qua một nhân tố vô cùng quan trọng là hoang phí và tham nhũng. Một sự kiện
sử dụng nợ không hiệu quả xảy ra, khi không kể đến các ảnh hưởng kinh tế bất lợi từ
bên ngoài, thì chính những nhà lãnh đạo thiếu trách nhiệm xây dựng nên những chương

1
Các yếu tố nền tảng là những yếu tố cần thiết cho nền kinh tế hiệu quả. Có thể hiểu một cách tổng quát rằng các
nhân tố nền tảng là các nhân tố cấu trúc kết nối lại tạo nền tảng cho sự phát triển của cả hệ thống. Đó có thể là hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, nguồn nước, và nhân tố tương tự như thế.

9



trình hay những dự án mang tính hình thức, phô trương là nguyên nhân chính khiến
cho nợ nần thêm chồng chất. Rõ ràng là có một số nhà cầm quyền vay nợ chỉ để tài trợ
nhập cảng hàng tiêu dùng để lấy lòng một bộ phận nhân dân trước mùa bầu cử, mua vũ
khí đạn dược lấy tiếng tăm và hoang phí tiền bạc. Ví dụ điển hình hai nhà lãnh đạo liên
tiếp của nước Bờ Biển Ngà lần lượt vay tiền để mỗi người xây thêm một thủ đô mới
trên tỉnh nhà của mình! Tổng Thống Suharto của Indonesia đã đưa 10 tỷ đô la trong
món nợ 30 tỷ đô la từ Ngân Hàng Thế Giới vào túi riêng của ông ta và gia đình.
Philippines vay 2 tỷ đô la từ Mĩ để xây nhà máy điện nguyên tử ở Bataan, trung bình
mỗi ngày phải trả nợ 170.000 đô la, từ 1976 đến 2018 thì mới dứt, trong khi đó 40%
dân số sống dưới mức nghèo đói (thu nhập khoảng 2 đô la/ngày).
Qua những thông tin trên chúng ta phần nào nhận định được tình hình nợ của thế giới
cùng những nhân tố tác động đến nợ công. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng ta chỉ
tập trung vào các nhân tố chủ quan có thể đo lường được như thuế, nguồn thu ngoại tệ
qua hoạt động xuất nhập khẩu, … dù biết tham nhũng và hoang phí, cùng một biến
định tính khác về cách điều hành của chính phủ về mặt ngân sách là những yếu tố rất
quan trọng nhưng hiện chưa thể đưa các biến này vào mô hình.
Phần tiếp tiếp theo đây ta sẽ đưa ra các tranh luận với ý kiến của phần lớn các nhà
hoạch định chính sách là nợ tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng.
1.2 Liệu nợ công có thúc đẩy tăng trưởng?
Về mặt lí thuyết, như chúng ta đã biết nợ công có thể giúp cho các quốc gia đang phát
triển. Số nợ này tạo điều kiện cho chính phủ thúc đẩy tăng trưởng bằng cách đầu tư lớn
vào các dự án phát triển các nhân tố nền tảng quan trọng ở khu vực xã hội. Chúng ta
hoàn toàn có lí do để tin rằng muốn tăng trưởng cần phải có một lượng tư bản và vốn
nhân lực tối thiểu. Nếu không có nợ vay thì chính phủ chỉ có thể trông cậy vào nguồn
thu thuế và in tiền. Ở các nước đang phát triển thì nguồn thuế rất bị giới hạn còn in tiền
thì không hề tốt chút nào vì nó đi ngược với ổn định vĩ mô, tăng trưởng bền vững. Vậy

nợ cũng tạo điều kiện ổn định thuế, thực hiện chính sách tài khóa phản chu kì, từ đó
10



đảm bảo một biên lợi nhuận và chi phí hợp lí cho những dự án tăng trưởng trong dài
hạn.
Vì thế chúng ta có lí do để tin rằng nếu chính phủ vay mượn và chi tiêu thận trọng sẽ
gặt hái những lợi ích này trong thực tiễn. Nhưng thực tế thì có rất nhiều bất ổn vĩ mô
lớn trong suốt thập niên 80, 90 liên quan đến nợ công; đặc biệt là có khủng hoảng kinh
tế tài chính
2
. Khi tình hình tài chính một quốc gia đi xuống xảy ra ở Argentina và Hy
Lạp các nhà đầu tư nước ngoài liền bán tháo trái phiếu, tạo áp lực đẩy lãi suất vay
mượn tiếp theo lên cao. Điều này kéo theo sự mất giá của đồng tiền, càng khiến cho
quốc gia đó khó trả nợ hơn.
Theo tạp chí Forbes, Hy Lạp có thể không lo tiền mất giá vì đã sử dụng đồng Euro,
nhưng thực tế tình trạng còn tệ hơn vì nước này không thể tự do in tiền để thoát khỏi
tình trạng khó khăn tài chính. Argentina từng bị vỡ nợ vào năm 1989 rồi đến 2002 lại
vỡ nợ tiếp. Cho đến nay nước này vẫn còn đang chật vật trả nợ nước ngoài. Trong cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, một số quốc gia như Indonesia cũng ở trên
bờ vực vỡ nợ, nhưng được IMF “giải cứu”. Nợ công là nguyên nhân chính gây ra bất
ổn tại Nga 1998, Achentina 2001 hay tạo ra những tác động xấu chính yếu như ở
Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan suốt 1997-1998. Cụ thể, tháng 8 năm 1982
sau khi Mexico báo cho các chủ nợ biết không thể tiếp tục trả tiền lãi, thì Brazil,
Argentina và nhiều nước khác nữa tuyên bố ngưng trả nợ ngoại quốc. Cuộc khủng
hoảng nợ nần của các nước đang phát triển được xem như đã mở màn. Khủng hoảng
nợ nước ngoài trong thập niên 80 và tự do hóa tài chính đang gây tranh cãi trong thời kì
đầu thập niên 90 đã làm nổi lên những câu hỏi về lợi ích của mô hình tăng trưởng dựa
trên tài trợ từ nước ngoài từ thị trường vốn quốc tế ở những quốc gia đang phát triển,

đặc biệt là khi tình trạng nợ ngày càng chồng chất ở các này.
Vào năm 2002, nợ công kết hợp của Russia, Argentina và Poland là 2,2 ngàn tỉ, hơn
2/3 tổng nợ công của các các quốc gia đang phát triển. Những quốc gia này cũng chịu
khoảng 1,4 ngàn tỉ nợ nước ngoài - điều này có nghĩa là khu vực nợ công và tư bị thâu

2
Như chuyện xảy ra cho các quốc gia Mỹ Latinh vào những năm cuối thập niên 80.
11



tóm bởi các tín dụng nước ngoài. Khi nợ công được trình bày dưới dạng phần trăm của
GDP, top 11 Các quốc gia đang phát triển vào 2002 là Lebanon, Jamaica, Argentina,
Uruguay, Jordan, Turkey, India, Pakistan, Morocco, the Philippines và Indonesia,với tỉ
lệ vào khoảng 80, 90 và 180%
3
. Ngoại trừ ba quốc gia thì tất cả đều có nợ công ở
ngưỡng cao từ năm 1992 khi kế hoạch phân giải khủng hoảng nợ những năm 80 của
Brady được áp dụng cho những quốc gia mới nổi chủ chốt. Ba ngoại lệ đó là Jamaica,
Jordan và Morocco, tỉ lệ nợ công trên GDP rất cao vào năm 1992 đã giảm xuống gần
bằng 0 năm 2002. Điều thú vị là Trung Quốc là quốc gia đang phát triển duy nhất
không bị nợ hay khủng hoảng cân đối thanh toán trong những năm 80 và sau đó. Tuy
nhiên vừa rồi Trung Quốc cũng bày tỏ sự lo ngại về vấn đề này và chú trọng hơn đến
việc trả các khoản nợ công.
Bảng 1.1: Nợ công—Những nước đang phát triển lớn và số nợ.
Tổng nợ công (tỉ đô)
Nợ trên GDP (%)

1992
2002


1992
2002
India
156
380
Lebanon
70
177
China
68
366
Jamaica
181
149
Brazil
165
284
Argentina
26
126
México
118
280
Uruguay
48
109
Korea
61
232*

Jordan
167
100
Turkey
65
173
Turkey
40
94
Indonesia
56
149
India
74
81
Russia
12
118
Pakistan
81
90
Argentina
59
117
Morocco
102
90

3
Có những cách tính toán khác nhau về số nợ tương đối tại các quốc gia, Thổ Nhĩ Kì công bố tỉ lệ nợ trên GNP

và Brazin và Thổ Nhĩ Kì đều công bố khoản nợ ròng dựa trên tài sản của ngân hàng trung ương.
12



Poland
44
72
Philippines
81
89
Indonesia
40
86



(Nguồn: Global Development Finance (World Bank), World Economic Outlook (IMF) và những ước
lượng của Gill và Pinto (2005)).
Có nhiều bằng chứng cho rằng tiếp cận với thị trường vốn quốc tế và gia tăng nợ công
nói chung có khuynh hướng gây ra nhiều bất ổn hơn là thúc đẩy tăng trưởng. Nợ công
bao gồm nợ nước ngoài và nợ nội địa. Người ta thường chú ý vào nợ nước ngoài nhiều
hơn với lí do nợ nước ngoài có độ bất ổn cao hơn, bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỉ giá, lạm
phát và những nhân tố vĩ mô cùng chính trị khác và thường xem nợ nội địa an toàn hơn
nợ nước ngoài. Vì lí do đó chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về vai trò của nợ nội địa đối với
tăng trưởng của nền kinh tế.
1.3 Nợ nội địa và tăng trưởng
Vấn đề nợ nội địa khu vực công tại các nước có thu nhập thấp (LICs) và các thị trường
mới nổi (EMS) đã là những tranh luận gay gắt đối với các nghiên cứu hàn lâm về kinh
tế và các tổ chức ban hành chính sách. Người ta càng lúc càng xoáy sâu vào trọng tâm

của vấn đề là đưa ra phạm vi gia tăng hợp lý cho việc mở rộng nợ nội địa tại nhiều
quốc gia LICs và tại nhiều quốc gia EMS, theo sau các xu hướng cắt giảm nợ nước
ngoài và làm tăng mạnh các danh mục đầu tư quốc tế quan tâm đến trái phiếu đồng tiền
của địa phương. Đó là một chính sách được nhiều người đánh giá cao nhất, tuy nhiên,
bị phản đối bởi sự thiếu hụt của các nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về việc tác
động của nợ nội địa đến sự nhiều vấn đề tại các quốc gia, như tiết kiệm khu vực tư, đầu
tư, chiều sâu tài chính, thể chế và do đó, ảnh hưởng đến tăng trưởng. Xa hơn nữa, hầu
như toàn bộ các nghiên cứu về tác động của nợ công đối với vốn tích lũy của các quốc
gia và sự tăng trưởng của các quốc gia đó đã được bắt nguồn từ bối cảnh của các quốc
gia công nghiệp hóa (Barro, 1974). Những nghiên cứu đó đã tìm ra tỷ lệ nợ công tối ưu
cho các nước đã phát triển nằm trong khoảng 30 – 70% GDP.
13



Các chính sách truyền thống thường có mục đích là hạn chế sự tích lũy quá lớn của nợ
nội địa. Với những thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, các khuynh hướng tài
chính áp đặt, và khả năng quản lý nợ yếu kém, tồn tại trong nhiều quốc gia LICs và
ngay cả tại một vài quốc gia EMS, nhiều nhà quan sát tin rằng sự mở rộng nợ nội địa sẽ
làm gia tăng thêm tính nghiêm trọng của các ảnh hưởng tiêu cực cho khu vực đầu tư tư
nhân, khả năng chống đỡ tài chính, và đến ảnh hưởng nặng nhất, đến tăng trưởng kinh
tế và làm giảm thiểu khả năng chống đói nghèo. Ngoài ra, nhiều quốc gia LICs có khả
năng tiếp cận đến các nguồn vốn ngoại quốc rất rẻ, được biểu diễn dưới dạng các
khoản vay ưu đãi bắt nguồn từ các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ tại các quốc gia
nghèo đã được tư vấn để tránh việc vay mượn đắt đỏ từ khu vực tư. Nói một cách khác,
việc phát hành nợ nội địa thấp được xem như là có lợi ích cho sự phát triển của nền
kinh tế.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, các nghiên cứu đã bắt đầu chú trọng hơn việc
tìm ra những hướng mới cho những góc nhìn tích cực đến từ nhiều người đã trực tiếp
tham gia vào thị trường, những nghiên cứu này đánh giá cao vai trò quan trọng của

công cụ nợ nội địa đối với chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính, cũng như sự phát
triển của các tổ chức thực thi chính sách. So sánh với những dạng khác của cấu trúc tài
chính vốn, thị trường dựa vào vay mượn nội địa dường như có sự đóng góp nhiều hơn
vào sự phát triển ổn định kinh tế vĩ mô – làm sụt giảm lạm phát và lảm giảm tính nhạy
cảm của thị trường đối với những điều kiện xảy ra bên ngoài và những cú sốc tiền tệ
trong nước, làm gia tăng tiết kiệm trong nước và đầu tư khu vực tư. Lý thuyết này có
vẻ như được hỗ trợ bằng kinh nghiệm của các quốc gia EMS có tốc độ tăng trưởng
nhanh như là Ấn Độ, Trung Quốc và Chi Lê, những quốc gia này đã duy trì nợ vay
mượn từ bên ngoài ở một mức độ tương đối thấp và tránh được các khủng hoảng tài
chính lớn và tránh được các vấn đề về tài khóa nghiêm trọng.
Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã nghiên cứu về tác động của thị trường nợ
nội địa tại các nước LICs và các nước EMS đã tạo ra một cái nhìn mới về sự ổn định
tài chính, trong khi những phân tích trực tiếp đối với mối quan hệ giữa nợ công và tăng
14



trưởng kinh tế từ trước đến giờ chỉ gói gọn trong nghiên cứu về nợ nước ngoài
4
. Có rất
ít những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của nợ nội địa đối với tăng trưởng vì
những lí do sau:
- Sự thiếu hụt về dữ liệu: dữ liệu đáng tin cậy về nợ nội địa vốn dĩ không tồn tại
vì những nguyên nhân chính trị và cũng không cho phép sử dụng đối với các nghiên
cứu thực nghiệm
- Một nhận thức phổ biến trong mọi người rằng nợ nội địa là “mang tính chất nội
sinh” hơn là các sự lựa chọn của các biến ngoại sinh kinh tế mà chính phủ có thể tinh
chỉnh để ảnh hưởng các kết quả tài chính vĩ mô: khả năng phát hành nợ nội địa của các
quốc gia được “xem xét” hoàn toàn bởi mức độ thu nhập đầu vào của nó, trữ lượng tiết
kiệm và chất lượng thể chế.

- Trữ lượng nợ nội địa không lớn có liên quan trực tiếp đến trữ lượng nợ nước
ngoài tại các quốc gia LICs và EMS.
Những yếu tố đó đã gây ra nhiều tranh cãi và được nghiên cứu kết hợp qua nhiều năm
để tìm ra được trữ lượng nợ nội địa cần thiết cho các quốc gia.
Kết luận:
Phần 1 cho ta một cái nhìn khái quát về nợ công, các nhân tố ảnh hưởng và tác động
của nợ công nói chung và nợ nội địa nói riêng lên tăng trưởng thông qua lịch sử hình
thành và phát triển của nợ công, những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan khiến quốc gia có khuynh hướng tài trợ bằng nợ nhiều hơn cũng như những nhận
định sơ lược về nợ nội địa. Những bằng chứng thực nghiệm và lí giải, tranh luận lí
thuyết được nêu ra xung quanh ba câu hỏi và đây cũng là ba câu hỏi chính xuyên suốt
bài nghiên cứu:
- Các nhân tố nào tác động lên nợ công?
- Nợ công tác động lên tăng trưởng như thế nào?
- Nợ nội địa có thúc đẩy tăng trưởng hay không?

4
Xem nghiên cứu của Sachs (1989), Husain (1997), và nghiên cứu của Pattillo (2002)
15



Phần 2 sẽ cung cấp những kết quả cũng như hạn chế của những nghiên cứu trước đó về
ba vấn đề này. Sau đó, phần 3 mô tả phương pháp và phân tích dữ liệu cũng như giới
thiệu mô hình để kiểm định các lí thuyết tại Việt Nam. Phần 4 kiểm định tính đúng đắn
của mô hình và nhấn mạnh lại một lần nữa các kết quả thực nghiệm. Phần 5 đưa ra
những kết luận chung nhất về nợ công tại Việt Nam, một số khuyến nghị cần thiết,
cũng như một số hạn chế của mô hình.
16




2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ
Dựa vào ba câu hỏi nghiên cứu chính của bài, chúng ta tìm hiểu những nghiên cứu
trước đó theo ba hướng là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công nói chung, nợ công ảnh
hưởng thế nào đến tăng trưởng và nợ công nội địa tác động đến tắng trưởng ra sao.
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng
Hiện tượng nợ công tăng mạnh ở các nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
được chú ý sau chiến tranh thế giới lần 2 và được các học giả quan tâm. Có rất nhiều
nghiên cứu về nợ công nhưng trong phạm vi phần này, chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu
đến nhân tố chính yếu nào tác động lên nợ công.
2.1.1 Thuế
Các chuyên gia về kinh tế có nhiều góc nhìn khác nhau về cách thức thuế tác động lên
nợ công, đặc biệt là Robert J.Barro, ông đã có một chuỗi nghiên cứu liên quan vấn về
này. Barro (1979) đã nghiên cứu về những nhân tố quyết định của nợ công. Ông cho
rằng việc đảm bảo một tỉ lệ thuế ổn định theo kì vọng dẫn đến thâm hụt tài khóa và gia
tăng nợ công chính là dùng để tài trợ cho thâm hụt tài khóa đó. Ông đề cặp đến lý
thuyết thuế tối ưu ảnh hưởng đến nợ công, những phản ứng khác nhau về sự không
chắc chắn về chi tiêu của chính phủ trong tương lai và thu nhập quốc gia… Ông thực
hiện cải tiến cách tính lạm phát kì vọng để liên hệ đến hiệu ứng thay đổi trong lãi suất
thực để kiểm tra trực tiếp những kế hoạch lên quan đến việc không dự đoán được thuế
suất của chính phủ. Và ở nghiên cứu này ông đạt được hiệu quả nhất định nhưng chỉ
chủ yếu tập trung lên dữ liệu tại Mĩ. Sau đó ông còn phát triển những lí thuyết này ở
những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu xuyên quốc gia được công bố
vào năm 1985, 1986 với những kết luận tương tự.
Robert J. Barro (1995)
5
cho rằng nơ tối ưu được tính toán từ thuế. Nếu thuế không thay
đổi (nghĩa là những lợi ích bao gồm trong gía cả không thay đổi) và thỏa mãn thuyết
tương đối của Ricardo (chỉ cần quan tâm đến giá trị hiện tại của thuế), mức độ và giới


5
Optimal debt management
17



hạn của nợ là không chắc chắn. Khi thuế thay đổi (thay đổi lợi ích và những tập hợp
liên quan, chi phí áp chế…) giới hạn của thuế và do đó giới hạn của nợ thực sự sẽ lại
thay đổi. Trong trường hợp này, thuế suất cần được giữ ổn định để tối thiểu những thiệt
hại nghiêm trọng, nợ là một hạng mục cân đối. Nếu có sự không chắc chắn, khi đó thuế
suất nên được ổn định ở các nước khác nhau, và phải chú ý đến khả năng tự chi trả của
quốc gia.
2.1.2 Cấu trúc lợi ích giữa những cử tri
Alesina và Perotti (1994) nghiên cứu tại sao nợ công tăng trưởng nhanh chóng ở những
quốc gia này mà không phải những quốc gia khác và tại sao các chính phủ có những
phản ứng khác nhau với nợ công, tại sao một số có hành động can thiệp, còn một số
không có hành động. Tác giả đưa ra một nghiên cứu thực nghiệm những lí thuyết mở
rộng dùng để giải thích phương sai nợ công ở các quốc gia, xu hướng của đường biểu
diễn phổ biến theo thời gian. Với những bổ sung và thay đổi được đưa ra ở đây, tác giả
xem xét những lí thuyết gần đây có thể giải thích những sự kiện về nợ phổ biến và thay
đổi ở các nền kinh tế phát triển thời kì hậu chiến tốt đến đâu? Một trong những thành
công của nghiên cứu này là khảo sát rất sát hợp về lí thuyết kinh tế chính trị tích cực về
nợ để xác định những tranh luận chính, để đúc kết những giả định kiểm tra và tổ chức
chúng. Xây dựng lí thuyết theo cấu trúc lợi ích giữa những cử tri, người chọn đại diện
để xây dựng chính phủ thực hiện lập chính sách cũng như người ủng hộ việc dẹp bỏ
những chính phủ như thế để những thành viên của các Đảng khác nhau chuyển sang
hợp tác với nhau, cấu trúc lợi ích giữa những cử tri sẽ tác động đến chính sách nợ và có
thể khiến nó thay đổi.
2.1.3 Thể chế và chính sách

Roubini và Sachs (1989ab); Edin và Ohlsson (1991); de Haan và Sturm (1994, 1997);
Borrelli và Royed (1995); Alesina và Perotti (1995b), de Haan et al. (1998) là những
đại diện tiêu biểu cho trường phái tập trung vào sự yếu kém của chính phủ và sự chậm
trễ trong ổn định tài khóa này. Riêng Von Hagen và cộng sự nhấn mạnh những quy tắc
tổ chức của việc hoạch định ngân sách như Von Hagen (1992); Von Hagen và Harden
18



(1994, 1996); Hallerberg và von Hagen (1996); de Haan et al. (1997). Heller (1998)
nhấn mạnh thay thế cơ chế hai Đảng và sự khác nhau về người ủng hộ giữa hai Đảng
có quyền lập pháp. Nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu trong việc điều chỉnh bất cân
xứng giữa lí thuyết phát triển và những gì diễn ra trong thực tế, vận hành và đánh giá
rất nhiều giải thích trái chiều về khi nào và nơi nào nợ công chồng chất và tăng qúa
nhanh, sử dụng cơ sở dữ liệu của các quốc gia độc lập phát triển thời kì hậu chiến.
Nghiên cứu này được công bố và đạt được nhiều sự ủng hộ.
2.1.4 Kết hợp
Robert J. Franzese, Jr. (2001) lại không thiên về bất cứ một lí giải cụ thể nào như các
nghiên cứu ở trên. Ông liên hệ hết những nghiên cứu lí thuyết đã được thực hiện trước
đây để giải thích sự kiện nợ công tích lũy bùng nổ ở những năm gần đây cũng như nợ
đồng loạt tăng ở nhiều quốc gia. Giá trị thực tiễn của lí thuyết kinh tế chính trị có một
độ trễ ở mô hình ổn định thuế và kinh tế có điều kiện (0). Nghiên cứu này cũng tổng
hợp những nghiên cứu gần đây bắt đầu với điều chỉnh bất cân bằng, điều hành và kiểm
tra 9 lí thuyết kinh tế chính trị liên quan đến nợ công. Những lí thuyết đó là:
1. (1a) Ảnh hưởng (influence)
2. (1b) Những quan điểm phủ quyết về việc chính phủ phân quyền, định hướng
phân cực và trì hoãn sự ổn định (veto actor conceptions of government
fractionalization and polarization andndelayed stabilization).
3. (2) Phân phối của cải và tuổi tác và chuyển giao chức năng của nợ liên thế hệ
hay trong cùng một thế hệ (wealth and age distributions and the inter- and intra-

generational transfer functions of debt)
4. (3a) Bầu cử (electoral)
5. (3b) Chu kì ngân sách chính trị (partisan political-budget-cycles)
6. (4) Chính sách chuyển nhượng nợ để thay đổi chính sách tài khóa trong tương
lai của chính phủ. (strategic debtmanipulation to alter future governments’ fiscal
policies).
19



7. (5) Chính trị chi phối và nhiều cử tri distributive politics and multiple
constituencies)
8. (6) Cấu trúc thuế phức tạp và những đầu phiếu tài khóa yếu kém (tax-structure
complexity and fiscally-illuded voters).
9. (7) Ngân hàng trung ương tự chủ và khứ thủ hạn chế tài trợ bằng nợ, tất cả đều
được nghiên cứu thực nghiệm. (central bank autonomy and conservatism as a debt-
financing constraint).
Ông cho rằng, những bằng chứng quá khứ của khoảng 21 nền dân chủ phát triển trong
khoảng 40 năm đã ủng hộ mạnh mẽ cho 0, 1b, 3a và 6, và rõ ràng và thiên về 1b hơn là
1a. Những chứng cứ chứng tỏ rằng 3b, 5 và 7 thì yếu hơn và hay thay đổi hơn, trong
khi 2 và 4 thì hoàn toàn bị phủ nhận. Trong hầu hết các trường hợp, những kết luận
khuyến nghị những con đường cho tinh lọc và phát triển lí thuyết sâu hơn. Những công
bố về những cú sốc kinh tế bất lợi vào những năm 70 và thay đổi chính sách nhấn
mạnh tiền tệ kiềm chế lạm phát vào những năm 80 nổi lên với một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc giải thích những đặc điểm giống nhau ở các quốc gia và mốc thời gian;
hiện tượng chính phủ phân cực gay gắt ở hầu hết các ví dụ về vỡ nợ; nhiều những tổ
chức chính trị vĩ mô như hệ thống chính phủ tổng thống và ngân hàng trung ương tự
chủ và bảo thủ thì tập trung vào việc duy trì những khác biệt giữa các quốc gia.
Ông tiến hành nhiều phân tích thực nghiệm rộng lớn, thực hiện mô hình đo lường kinh
tế nhiều biến. Đầu tiên là mô hình ổn định thuế và mô hình kinh tế kiểm soát nguy cơ

vỡ nợ, Sau đó là độc lập và ảo tưởng tài khóa. Thứ ba là mô hình chuyển đổi chức năng
nợ trong hay xuyên thế hệ. Tiếp theo là bầu cử địa phương đa dạng, chu kì ngân sách
theo người ủng hộ và bầu cử, chính phủ phân quyền, phân cực trì hoãn sự ổn định.
Tính linh động và bảo thủ của ngân hàng trung ương hạn chế tài trợ nợ từ bên ngoài, sử
dụng nợ có chiến lược.
Thực hiện các nghiên cứu như thế ông thu được các kết quả sau: thâm hụt cùng chiều
nợ công; tỉ lệ thất nghiệp cùng chiều nợ công và thâm hụt; tỉ lệ tăng trưởng thực tương
quan nghịch với nợ công và thâm hụt; chênh lệch lãi suất thực kì vọng và tăng trưởng

×