Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.93 KB, 42 trang )

Câu 1
1
: Phân tích tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã xúc tiến
thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng ta
trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua
mọi gian khổ, khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc
sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Cũng chính vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
trong cách mạng Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả đời. Đề cập đến tư tưởng của
Người về vấn đề nêu trên, chúng tôi xin trình bày khái quát một số quan điểm lớn sau đây:
1. Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam một nước thuộc địa nửa phong kiến, trước hết phải tiến
hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập
cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước.
Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân
xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống của con người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng,
tự do, dân chủ của mọi người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại và tù đày của quân
xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư
tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và
của cả nhân loại có lương tri.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu
hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng
Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, họp
ngày 29 tháng 12 năm 1920: Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III? Hồ Chí Minh trả lời: “Rất
giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng
tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho
Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp


Anbe Xarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn của mình và của nhân dân Việt Nam
rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”
Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với đồng chí Võ
Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập.”
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải
quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà
Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do.”
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của
mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để
mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện
để dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc
trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc.
2. Sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm
giải phóng con người, giải phóng xã hội, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc cho mọi người, mọi dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành
độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường
ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng
có ý nghĩa gì.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các dân tộc
Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa
quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ
nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi
người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện mong mỏi bao đời
nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo

mặc, ai cũng được học hành.”
Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết một cách triệt để và
thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện được ước nguyện đó nhân
dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân loại bị áp bức, bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư
không chỉ ở Hồ Chí Minh mà ở tất cả những người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự
bắt gặp và điểm tương đồng trong tư duy giữa Hồ Chí Minh với những người sáng lập ra học thuyết
cách mạng và khoa học của thời đại cũng chính là ở chỗ đó.
Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng kiến cảnh sống trái ngang của bọn tư sản, thực dân giàu
có và gian ác, nên con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và C. Mác,
Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chứ
không phải là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, càng không phải là quay trở lại chế độ phong kiến.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có
đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng con người một cách triệt để và thiết thực. Tức
là thực hiện được đầy đủ các quyền của con người, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc của tất cả mọi người.
Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa xã
hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.
Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo
nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề nên Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa
xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau
có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá
bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa
xã hội.”
3. phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lịch sử của Việt Nam đã chứng minh trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta khồng hề có dân tộc
lớn (dân tộc nhiều người) đi áp bức, bóc lột dân tộc nhỏ (dân tộc ít người), mà quan hệ giữa các dân

tộc với nhau là quan hệ anh em, ruột thịt. Truyền thống quý báu đó của dân tộc Việt Nam như Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana…
đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau,
nó đói giúp nhau.” Bên cạnh việc lên án thủ đoạn đê hèn của bọn thực dân, phong kiến dùng chính
sách “chia để trị” nhằm chia rẽ các dân tộc Việt Nam và để kìm hãm các dân tộc trong vòng nghèo nàn
và dốt nát, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính ưu việt của chế độ mới để nhằm giải quyết đúng đắn vấn đề dân
tộc ở Việt Nam: “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là: Các dân tộc đều bình đẳng và phải
đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ
đồng bào miền ngược cùng tiến bộ về mọi mặt.”
Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống phá cách mạng để lại ở
Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả đó nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào miền xuôi cũng như miền ngược, Hồ Chí
Minh luôn coi trọng tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em ở trong nước.
Bởi, chỉ có trên cơ sở đoàn kết mới tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam để thực hiện
thắng lợi các mục tiêu của cách mạng đã đề ra.
Sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thức Tám (5 – 1941), nhận thấy cơ hội cứu nước đang
đến gần, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào cả nước, trong thư Người viết: “…Hỡi các bậc phú hào
yêu nước, thương nòi! Hỡi các bạn công nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương!
Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn
đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng.”
Hồ Chí Minh chẳng những là người quan tâm đến đoàn kết dân tộc, mà chính Người là hiện thân
của sự đoàn kết đó, là người trực tiếp tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống
lại mọi biểu hiện gây chia rẽ, hiềm khích, kỳ thị dân tộc để thực hiện tình đoàn kết trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. Bài học kinh nghiêm về đoàn kết trong cách mạng Việt Nam được Người tổng
kết thành 14 chữ vàng như sau:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Để thực hiện quyền bình đẳng và xây dựng tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại
gia đình các dân tộc Việt Nam, xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện sống của các dân tộc ở Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc ít người, sống ở miền núi, vùng sâu và vùng

xa của đất nước. Bởi, theo Người so với đồng bào sống ở miền xuôi, vùng đồng bằng và đô thị, thì đời
sống của đồng bào ở miền núi, xét trên mọi phương diện, còn thấp và gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế
cho thấy, miền núi và vùng sâu, vùng xa của đất nước ta, là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi,
trình độ sản xuất và văn hoá của nhân dân nơi đây còn rất thấp. Nơi ăn, chốn ở, trường hợc, cơ sở y tế
và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn và thiến thốn. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp nên những
thủ tục lạc hậu, mê tín, di đoạn còn rất nặng nề.
Hơn nữa, khu vực miền núi nước ta – nơi làm ăn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít
người, là nơi giáp biên giới với số nước láng giềng, xa đồng bằng, địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt,
nhiều vùng vốn là căn cứ địa cách mạng quan trọng của cách mạng Việt Nam trước đây. Bởi vậy, quan
tâm đến đồng bào dân tộc ít người vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh trong chế độ
mới, vừa có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng to lớn đối với cả hiện tại và tương lai của đất nước.
Sự quan tâm, giúp đỡ đối với đồng bào các dân tộc ít người theo HCM, là trách nhiệm của toàn
Đảng và toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, từ TW đến địa phương, bằng những việc làm cụ thể
và thiết thực.
Thứ tư, phải đoàn kết, thương yêu người Việt Nam sống ở nước ngoài và thân thiện với người
nước ngoài sống ở Việt Nam.
Vì nhiều lý do khác nhau, dẫn đến một thực tế của đời sống thế giới, là người dân của nước này đến cư
trú và làm ăn sinh sống ở nước khác và ngược lại. Giải quyết thực trạng đó ở mỗi quốc gia, dân tộc và
mỗi chính đảng, thậm chí với từng nhà lãnh đạo có những quan điểm và chủ trương chính sách khác
nhau.
Đối với người Việt Nam sống xa Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết, thương yêu họ, kêu
gọi họ hướng về quê hương đất nước, nơi quê cha, đất tổ của mình, vì tất cả bà con đều là “con Lạc
cháu Hồng” của đất Việt. Đồng thời, Người cũng kêu gọi và khuyên nhủ bà con phải giữ mối quan hệ
thân thiện với nhân dân các nước và thực hiện tốt luật pháp của họ. Trong những năm chiến tranh và
cách mạng, với lòng yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minh đã thu phục được nhiều trí thức tài ba về
nước phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trong đó có người đã trở thành anh hùng của Việt Nam.
Đối với người nước ngoài sống ở Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn thể hiện thái độ ôn hoà và thân
thiện với họ. Trong Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về (23 tháng 10 năm 1946), Hồ Chí
Minh nêu rõ:
“Người Pháp ở Pháp đối với ta rất thân thiện, thì người Việt ở Việt đối với người Pháp cũng nên

thân thiện. Đối với quân đội Pháp ta phải lịch sự. Đối với kiều dân Pháp ta phải ôn hoà. Để tỏ cho thế
giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh. Để cho số người Pháp ủng hộ ta càng thêm đông, sức ủng hộ
càng thêm mạnh. Để cho những kẻ thù khiêu khích muốn chia rẽ, không có thể và không có cớ mà
chia rẽ. Để cho công cuộc thống nhất và độc lập của chúng ta chóng thành công.”
Đối với người Hoa sống ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng thể hiện quan điểm trước sau như một là
đoàn kết, thân thiện và bảo vệ tài sản, tính mạng cũng như quyền làm ăn chính đáng của họ trên đất
nước Việt Nam, như công dân Việt Nam. Theo Người, chẳng phải hôm qua hôm nay người Hoa kiều
mới đến Đông Dương. Họ đã ở đây, họ đã luôn giữ một địa vị rất quan trọng trong đời sống kinh tế
của Đông Dương. Nhưng chưa bao giờ lại có những cuộc xung đột giữa người Việt Nam với người
Hoa trên đất nước Việt Nam.
Trong “Thư gửi anh em Hoa kiều” nhân ngày Độc lập 2/9/1945, HCM nêu rõ: “Hai dân tộc
Trung - Việt chúng ta, mấy ngàn năm nay, huyết thống tương thông, chung nền văn hoá, trong lịch sử
vẫn được gọi là hai nước anh em; hơn nữa, đất nước liền kề, núi sông kế tiếp, càng như môi vớI răng
che chở cho nhau. Ngót trăm năm nay, đế quốc xâm lược Viễn Đông, giặc Pháp cưỡng chiếm nước ta,
lấy đó làm bàn đạp xâm lược TQuốc. Hai dân tộc anh em phương Đông chúng ta lại chịu chung nổi
khổ cực bị áp bức và xâm lược.”
Xuất phát từ quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc và hai nước anh em, trong thư, Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh đến chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với bà con Hoa Kiều đang làm ăn,
sinh sống ở Việt Nam: “Chính phủ nhân dân lâm thời Việt Nam đã lập tức tuyên bố xoá bỏ mọi luật
pháp của Pháp trước đây áp đặt lên Hoa kiều, xác định chính sách cơ bản là bảo đảm tự do, hoan
nghênh Hoa kiều cùng nhân dân Việt Nam chung sức xây dựng nước Việt Nam mới.
Mong rằng anh em hai nước chúng ta thân mật đoàn kết, có việc gì thì giải quyết với nhau theo
nguyên tắc hợp pháp lý với thái độ kính trọng nhường nhịn lẫn nhau, không được vì những việc tranh
chấp nhỏ của cá nhân mà gây điều bất hạnh ngăn cách giữa hai dân tộc…”
Ngoài ra, đối với các dân tộc và quốc gia khác trên thế giới, quan điểm của Hồ Chí Minh là tôn
trọng nền độc lập dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc khác, đồng
thời thực hiện quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Quan điểm đó của Người được
khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, ngày 2/9/1945 rằng: “… tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
Chẳng đường lịch sử hơn 70 năm qua kể từ ngày ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm tư tưởng của
Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc đề ra chính sách dân tộc đúng đắn cho cách mạng
Việt Nam. Chính sách đó vừa phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, vừa phù hợp
với xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại, nên nó đã được cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đón nhận
với niềm phấn khởi và đầy tin tưởng, cũng bởi lẽ đó mà cách mạng Việt Nam có được sức mạnh to lớn
để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay./.
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Đoàn kết toàn
Đảng, toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn luôn là nguyên nhân của mọi thắng lợi
trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng nước ta. Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta đã
dạy:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”
Điều quan trọng nhất và trước hết trong tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là đoàn kết thống nhất trong Đảng, coi đó là “hạt nhân” của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Chính vì vậy, Bác đã dạy: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi
bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình”. Không có sự đoàn kết nhất trí trong Đảng thì khác nào như đôi mắt của con
người ta không có con ngươi; mắt mà không có con ngươi thì sẽ không nhìn thấy gì.
Đảng mà không có sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, “trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược” thì không thể lãnh đạo được cách mạng.
Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của mọi thành công. Thực tiễn cách mạng
Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã chứng minh điều đó: “Bất kỳ khó khăn gì, bất
kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được hết cả. Ví dụ: lật đổ chế độ thực dân
phong kiến có khó không? Khó thế nhưng ta đoàn kết nên ta lật đổ được. Lúc bắt
đầu kháng chiến ta ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Pháp có hải quân, không quân,
xe tăng, những tên tướng có kinh nghiệm mấy chục năm, có khí giới của Mỹ giúp.
Lúc đó cơ đồ ta chỉ có tay không mà phải đánh một kẻ địch mạnh hơn. Nhưng
chúng ta đã thắng. Vì sao? Vì đoàn kết”. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
chúng ta phải đối đầu với một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, có máy bay hiện

đại, tầu ngầm đại dương và vũ khí nguyên tử; nhưng chúng ta đã đánh thắng, buộc
chúng phải rút quân về nước. Có thể khẳng định rằng: Đoàn kết toàn dân tộc, đoàn
kết trong Đảng và đoàn kết quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng là sức mạnh vô song
để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù chúng có sức mạnh vật chất gấp trăm, ngàn
lần chúng ta.
Vấn đề quan trọng nhất trong tư tưởng đoàn kết của Bác là đoàn kết nhất trí
trong Đảng về đường lối, chủ trương, chính sách, về tổ chức thực hiện. Bác Hồ nói
“Đảng ta là một Đảng lãnh đạo. Tất cả cán bộ và đảng viên dù ở cương vị khác
nhau, làm công tác khác nhau cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ
của Đảng giao cho”. Bác Hồ hết sức coi trọng sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, bởi
vì sự đoàn kết này là “hạt nhân” để giữ gìn, phát huy truyền thống và sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân. Bác đã viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý
báu của Đảng và của dân ta”. Về tình hình đoàn kết trong nội bộ Đảng hiện nay,
Văn kiện Đại hội IX đã chỉ ra: “Một số tổ chức Đảng nội bộ không đoàn kết”.
Đảng mà không đoàn kết thì khó có thể thực hiện được sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng, sự nghiệp đổi mới đất nước. Quán triệt và thực hiện tư tưởng về đoàn
kết của Bác Hồ đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn củng cố và phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà trước hết là sự đoàn kết trong Đảng. Đảng phải
thường xuyên thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình,
đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng.
Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
trung thành của nhân dân.
Trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng, đoàn kết nhất trí trong Đảng,
đoàn kết toàn Đảng, toàn dân luôn luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử cách
mạng của nước ta.
Trước lúc qua đời, Bác còn căn dặn: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là:
toàn Đảng, toàn Dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách

mạng thế giới”.
Giai đoạn hiện nay - giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước (CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục sự nghiệp đổi mới trong bối
cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thế giới có những diễn biến phức tạp. Trên
thế giới, một số nước XHCN, Đảng Cộng sản rơi vào tình trạng mất đoàn kết, chia
rẽ, bè phái, mâu thuẫn nội bộ, xa rời chủ nghĩa Mác và quần chúng nhân dân, tự
đánh mất uy tín của mình, để kẻ thù lợi dụng tấn công từ nhiều phía làm cho Đảng
Cộng sản mất quyền độc tôn lãnh đạo cách mạng và chính quyền. Kết cục, Đảng
Cộng sản ở các nước đó không còn cơ hội thực hiện ý tưởng đưa đất nước tiến theo
con đường XHCN. Tình hình đó đã ít nhiều tác động, gây khó khăn cho chúng ta.
Hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, đi đôi
với củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh dưới sự lãnh
đạo của Đảng, nhằm phát huy các nguồn nội lực, sử dụng và khai thác có hiệu quả
các nguồn ngoại lực cho xây dựng đất nước và hoàn thành thắng lợi sự nghiệp
CNH,HĐH đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp hiện đại, tiên tiến sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế
giới.
Để củng cố và phát triển sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Nghị quyết Trung
ương 6 (lần 2) khoá VIII đã chỉ rõ: “Tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận
thức, ý chí và hành động Đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện
đúng Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên định những vấn đề
có tính nguyên tắc ”. Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) khẳng định “Đại đoàn
kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng
Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và nhân tố có ý nghĩa quyết định
bảo đảm thắng lợi bền vững sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội X của
Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “chăm lo củng cố sự đoàn kết, thống nhất và tình đồng
chí trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên tự phê bình và phê bình”, để Đảng ta luôn luôn trong sạch, vững mạnh, lãnh
đạo cách mạng nước ta không ngừng tiến lên, đó là điều mọi tổ chức đảng, mọi

đảng viên phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt. Những quan điểm và việc làm trên đây
cũng chính là nhằm thực hiện nghiêm túc Di chúc của Bác Hồ về đoàn kết nhất trí
trong Đảng, phát huy vai trò “hạt nhân” trong việc củng cố và phát triển khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới, tạo ra sức mạnh vô song, đưa
sự nghiệp cách mạng của nước ta đến thắng lợi.
CNH,HĐH để xây dựng CNXH thắng lợi và bảo vệ Tổ quốc là một sự nghiệp
vĩ đại, sự nghiệp của muôn dân, sự nghiệp của đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết
54 dân tộc anh em trong cả nước và đoàn kết với bè bạn năm châu dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng. Từ thời các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, đặc điểm quý
báu nhất của khối đoàn kết của dân tộc ta là toả khắp non sông và quy về một mối,
dựa trên mồt nền, xoay quanh một trục. Bởi lẽ, hễ là người Việt Nam ai cũng có
lòng yêu nước, đều là con cháu Lạc Hồng. Đoàn kết luôn luôn là truyền thống, là
sức mạnh của dân tộc ta để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ non sông đất
nước.
Thực hiện Di chúc của Bác Hồ về đoàn kết trong Đảng, đòi hỏi các tổ chức
đảng từ Trung ương đến cơ sở phải thường xuyên kiểm điểm đánh giá những việc
làm của mình trên tinh thần tự phê bình và phê bình, làm rõ ưu điểm và khuyết
điểm; đồng thời đề ra biện pháp để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót. Trong
tự phê bình và phê bình cấp uỷ phải gương mẫu nhận thiếu sót khuyết điểm để đảng
viên noi theo, tránh tình trạng xuê xoa chỉ nêu thành tích và ưu điểm mà không
mạnh dạn nhận khuyết điểm (nếu có) để sửa chữa. Lẩn tránh tự phê bình và phê
bình, giấu diếm khuyết điểm là có lỗi với dân, với nước.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc mà hạt nhân là sự đoàn kết nhất trí trong
nội bộ Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn là kim chỉ nam để xây dựng sự
thống nhất về tư tưởng, chính trị, hành động của Đảng và của dân tộc ta trong mọi
giai đoạn cách mạng để đưa đất nước đến thắng lợi cuối cùng./.
Câu 3: Những quan niệm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc.
1. Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
Tư tưởng ĐĐK không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời, không phải là sách
lược mà là vấn đề mang tính chiến lược. Người xác định “đoàn kết là lẽ sinh tồn

dân tộc ta, lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do,
trái lại thì nước ta bị xâm lấn”.
Từ khi Đảng ra đời, đoàn kết theo TTHCM thực sự là bộ phận hữu cơ trong
đường lối CM của đảng, chỉ có đoàn kết mới có sức mạnh đưa CM tới thành công.
CM là cuộc chiến đấu khổng lồ, không tập hợp được rộng rãi lực lượng quần
chúng thì sẽ không thể thắng lợi. Chủ nghĩa thực dân thực hiện âm mưu chia để
trị, vậy ta phải đoàn kết muôn người như một, phải thực hiện chữ “đồng” thì mới
thành công.
2. Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân.
Khái niệm "dân" của HCM: "Dân" theo HCM là đồng bào, là anh em một
nhà. Dân là không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu, nghèo. Dân là toàn dân, toàn thể
dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc đa số, thiểu số, có đạo, không có đạo, tất cả
những người sống trên dải đất này. Như vậy dân theo HCM có biên độ rất rộng,
vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa được hiểu là toàn thể đồng bào, nhưng dân
không phải là khối đồng nhất, mà là một cộng đồng gồm nhiều giai tầng, dân tộc
có lợi ích chung và riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự pháp triển
XH. Nắm vững quan điểm giai cấp của Mác-Lênin, HCM chỉ ra giai cấp công
nhân, nông dân là những giai cấp cơ bản, vừa là lực lượng đông đảo nhất, vừa là
những người bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất,
là gốc của CM.
Vai trò của dân: HCM chỉ rõ dân là gốc của CM, là nền tảng của đất nước, là
chủ thể của ĐĐK, là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của CM.
Phương châm: ĐĐK theo HCM là ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc
và nhân dân, thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì ta thật
thà đoàn kết với họ.
Ba nguyên tắc đoàn kết:
Muốn đoàn kết thì phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân, tránh phân biệt giai
cấp đơn thuần, cứng nhắc, không nên phân biệt tôn giáo, dân tộc, cần xóa bỏ thành
kiến, cần thật thà đoàn kết rộng rải. Người thường nói: Năm ngón tay có ngón vắn
ngón dài, nhưng vắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu người

cũng có người thế này người thế khác, dù thế này, thế khác cũng đều là dòng dõi
của tổ tiên ta.
Muốn ĐĐK phải khai thác yếu tố tương đồng, hạn chế những điểm khác biệt
giữa các giai tầng dân tộc, TG. . . Theo HCM, đã là người Việt nam (trừ Việt gian
bán nước) điều có những điểm chung: Tổ tiên chung, nòi giống chung, kẻ thù
chung là CN thực dân, nguyện vọng chung là độc lập, tự do, hòa bình thống nhất. .
. . giai cấp và dân tộc là một thể thống nhất, giai cấp nằm trong dân tộc và phải
gắn bó với dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân là giải phóng cho cả dân tộc.
Phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi giai tầng XH, nhưng phải đoàn kết với
đại đa số người dân lao động (CN, ND, Tri thức, các tầng lớp lao động khác . . .),
đó là nền, là gốc của ĐĐK, nòng cốt là công nông.
3. Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo. Đoàn kết là vấn đề chiến lược,
sống còn, không phải là tập hợp ngẫu nhiên, cảm tính, tự phát, mà được xây dựng
trên một cơ sở lý luận khoa học. Do đó phải có tổ chức, lãnh đạo để hoàn thành
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Sau khi tìm ra con đường cứu nước, HCM luôn quan tâm tới việc hình thành
các tổ chức để tập hợp mọi lực lượng, giai tầng cho phù hợp với yêu cầu của CM,
trong đó Mặt trận Dân tộc Thống nhất là tổ chức rộng rãi nhất.
Đây là điểm khác nhau về cơ bản so với mọi phong trào chống pháp trước
đây. Cụ thể:
Mặt trận Dân tộc Phản đế Đông Dương 1930-1931.
Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939.
Mặt trận Việt Minh 1941-1951, Mặt trận Liên Việt (Hội Liên hiệp Quốc dân
VN) 29.5.1946 (gồm những người yêu nước không đảng phái lập liên minh yêu
nước: Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng). 07-03-51, V-Minh và Liên Hiệp ĐH
hợp nhất lấy tên Liên Việt.
Mặt trận Tổ quốc Việt nam 09.55 Ở Miền Nam Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam 20.12.1960 ( Nguyễn Hữu Thọ chủ tịch).
Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (luật sư
Trịnh Đình Thảo, chủ tịch).

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam 6-1969
(Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chủ tịch).
Năm 1976, Mặt trận Tổ quốc VN ( miền bắc) + với MT dân tộc giải phóng
MNVN + Liên minh các lưc lượng dân tộc dân chủ & HBVN đại hội, thống nhất
thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Năm nguyên tắc xây dựng Mặt trận:
Nền tảng là liên minh công nông
Lấy lợi ích tối cao của dân tộc gắn với lợi ích của các tầng lớp lao động làm
cơ sở. Đó là độc lập, thống nhất tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho người dân, dân
giàu, nước mạnh. Đồng thời quan tâm tới lợi ích chính đáng của cá nhân, bộ phận,
giải quyết thỏa đáng lợi ích chung và riêng. ĐĐK là lâu dài, chặt chẽ, thiết thực,
rộng rãi, vững chắc.
ĐĐK phải gắn bó với đấu tranh, đấu tranh để củng cố tăng cường đoàn kết,
nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, chống cô độc, hẹp hòi, đoàn kết một
chiều
Mặt trận phải do Đảng lãnh đạo, đây là nguyên tắc quan trọng nhất của ĐĐK.
- Đảng là thành viên của mặt trận, nhưng là lưc lượng lãnh đạo MT, là linh
hồn khối ĐĐK, Đảng là đảng giai cấp CN VN, vừa là đảng của nhân dân lao động
và của dân tộc VN.
- ng va l o c, va l vn minh, ng phi tiờu biu cho trớ tu,
lng tõm, danh d ca dõn tc.
- ng phi l b phn trung thnh nht, cú nng lc lónh o, cú ng li
ỳng mi xng ỏng a v lónh o mt trn. ng cn tuyờn truyn giỏo dc,
nờu gng, ly lũng chõn thnh cm húa, khờu gi tinh thn t giỏc, cú thỏi
tụn trng cỏc t chc on th mt trn, bit lng nghe ngi ngoi ng. Trong
ng phi xit cht on kt, ng viờn phi bit gi gỡn s on kt nht trớ
trong ng nh gi gỡn con ngi ca mt mỡnh.
4. on kt dõn tc phi gn lin vi on kt quc t
on kt trờn lp trng giai cp CN ngha l bao hm c on kt quc t,
to s thng nht gia li ớch dõn tc vi li ớch quc t, ch ngha yờu nc chõn

chớnh gn vi ch ngha quc t trong sỏng.
CM gii phúng dõn tc v CM XHCN nc ta mun thnh cụng ũi hi
phi on kt quc t to sc mnh ng b v tng hp.
Thc hin on kt quc t, HCM quan tõm on kt cỏch mng nc ta vi cỏc
phong tro Cng sn v cụng nhõn quc t, vi cỏc phong tro gii phúng dõn tc
cỏc nc trờn th gii, cỏc phong tro u tranh cho hũa bỡnh, dõn ch tin b.
Ngi c bit chỳ trng xõy dng khi on kt 3 nc ụng dng, mt trn
VN LO CPC, mt trn nhõn dõn th gii on kt vi VN./.
Cõu 4: C S HèNH THNH T TNG H CH MINH V I
ON KT DN TC
Đại đoàn kết là một t tởng lớn đợc hình thành và phát triển cùng
với toàn bộ quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Tinh thn yờu nc gn lin vi ý thc cng ng: í thc c kt dõn tc
tri qua hng nghỡn nm lch s u tranh dng nc v gi nc tr thnh truyn
thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam. Từ
ngàn đời nay, đối với người Việt Nam tinh thần yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết
trở thành đức tính, lẽ sống, tình cảm tự nhiên của mỗi người. Đó là những triết lý
nhân sinh : Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau
cùngHay : Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao Những
điều đó đã phần nào ghi đậm dấu ấn cấu trúc xã hội truyền thống : gia đình gắn
với cộng đồng làng xã, gắn với cộng đồng cả nước, (Nhà - Làng - Nước) cho nên
dân ta có câu: Nước mất, nhà tan. Truyền thống ấy được thể hiện ngày càng sinh
động qua các thời kỳ lịch sử như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang
Trung và đều được nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước, thành kế xây dựng
quốc gia xã tắc vững bền.Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu truyền thống yêu nước -
nhân nghĩa - đoàn kết quý báu đó. Người khẳng định : "Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (đoàn kết), nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Rõ ràng truyền thống yêu

nước - nhân nghĩa - đoàn kết là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc.2. sự tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào
cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa: Từ
các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong
trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, là các thế hệ người Việt Nam
đã liên tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống ngoại xâm, mặc dù thất bại (do
nhiều nguyên nhân chúng ta không đề cập ở đây) song đều nói lên truyền thống
yêu nước quật cường của dân tộc. Hồ Chí Minh một mặt thấy được những hạn chế
của các phong trào này, mặt khác thấy rõ yêu cầu khách quan của sự đoàn kết
thống nhất trên cơ sở có đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn, khoa học.
Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp năm châu, bốn biển, tắm
mình trong phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, các nước tư bản,
người rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh không thể không có sự đoàn kết
chặt chẽ của những người cùng khổ thành khối vững chắc. Đến với Lê - nin, đến
với cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh nhận ra nhiều yếu tố, nhiều điều
mới trong đó nếu những người Bôn - Sê - Vích Nga không thực hiện đoàn kết
rộng rãi thì không thể đánh thắng 14 nước đế quốc, không thắng nổi thù trong,
giặc ngoài để bảo vệ Nhà nước Xô Viết non trẻ đầu tiên vừa mới ra đời. Hồ Chí
Minh đặc biệt chú ý kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đem lại cho
cách mạng Việt Nam nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng. Đó là đoàn kết
các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo … nhằm thực hiện mục tiêu
của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng như chủ trương " Liên Nga, thân cộng,
ủng hộ công nông"; "hợp tác Quốc - Cộng" của Tôn Trung Sơn 3. những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức
đoàn kết lại. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo
vào Việt Nam. Người thực hiện xây dựng khối Liên minh giai cấp ; thành lập Mặt
trận ; đoàn kết quốc tế, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới. Người thực hiện tài tình cuộc chiến tranh nhân dân đánh thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Người kêu gọi toàn dân kháng chiến, toàn quốc kháng chiến, toàn

dân kiến quốc. Người chủ trương không phân biệt già, trẻ, gái, trai, hễ là người
Việt Nam đều đứng lên chống thực dân giành quyền độc lập.
Câu 5: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐẠI
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Trong những cống hiến to lớn của to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị
thực tiễn hết sức quan trọng,tư tưởng đó được thể hiện qua đó được thể hiện qua
một số nội dung cơ bản sau đây:1.Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định thành công của cách mạng: - Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của
Người có ý nghĩa chiến lược. Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt
tiến trình cách mạng Việt Nam. Điều này được thấy rõ qua tình hình lịch sử của
nước ta ngay sau khi dành được độc lập dân tộc, khi đó trong ngân hàng nước ta
chỉ có 2 vạn đồng tiền rách, tình trạng dân số thì có đến 98% là mù chữ, các tổ
chức cách mạng thì mới bắt đầu được hình thành, 2,5 triệu dân chết đói, thực dân
Anh thì nhăm nhe vào nước ta để giải rác vũ khí, Pháp quay lại xâm lược, Tưỏng
vào giải rác vũ khí, Mỹ chống phá, Nhật chống phá, trong nước thì việt quốc, việt
cách nổi dậy. Một chính phủ mới thành lập mà đã vấp phải nhiều khó khăn và đặc
biệt là không được sự thừa nhận của thế giới., tình hình nước ta đang rơi vào tình
cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Trước hoàn cảnh đó Hồ Chí Minh đã ký 2 hiệp ước
quan trọng 14-9 và 6-3, với 2 hiệp ước này thì dân tộc việt nam đã có được điều
kiện để chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại được bớt được kẻ thù là Mỹ, Anh và
Tưởng. Độc lập dân tộc là bất biến và tất cả những hiệp ước hay tạm ước chỉ là
những sách lược để phục vụ cho một tư tưỏng cơ bản xuyên suốt đó là độc lập dân
tộc và đại đoàn kết toàn dân. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh cứ khi nào dân tộc
Việt Nam đoàn kết thì ta dành độc lập và khi nào nước ta đánh mất sự đoàn kết thì
sẽ bị mất chủ quyền. Hồ Quý Ly là một trong những ông vua giỏi nhất trong lịch
sử Việt Nam nhưng cũng là người lãnh đạo cuộc kháng chiến thất bại nhanh nhất
trong lịch sử Việt Nam khi quân Minh xâm lược, bởi ông đã không đoàn kết được
toàn dân. - Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc. Tập hợp

mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của
cách mạng. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phải điều chỉnh chính
sách và phương pháp tập hợp với những đối tượng khác nhau. Tức là đại đoàn kết
dân tộc là chiến lược nhưng trong từng giai đoạn thì phải có cách thức đoàn kết
khác nhau. Ví dụ như trứớc năm 1945 chúng ta có khẩu hiệu: “Đánh đổ thực dân,
phong kiến dành độc lập dân tộc chia ruộng đất cho dân cày”, nhưng đến năm
1945 khi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Đánh đuổi thực dân
dành độc lập cho dân tộc” ,vốn dĩ có sự khác biệt đó là vì khi này ta cần phải lôi
kéo thêm tầng lớp phong kiến ủng hộ cho cách mạng để vừa bớt kẻ thù đồng thời
thu hút được của cải để có tiền để làm cách mạng. - Hồ Chí Minh đã nêu ra những
luận điểm có tính chất chân lý về đoàn kết. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng: Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt
trong mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra
mắt của Đảng lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng
tuyên bố trước toàn thể dân tộc :”Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể
gồm 8 chữ là : “Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”. Nói chuyện với cán bộ
tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ : Trước cách
mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho
đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng
hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi . Bây giờ mục đích tuyên
truyền huấn luyện là : “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là
đấu tranh thống nhất nước nhà ” Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan
của quần chúng nhân dân. Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, Đảng có nhiệm
vụ thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh một cách tự giác, có tổ
chức thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân, hạnh phúc cho con người . + Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết
toàn dân. Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. “đoàn kết
toàn dân tộc”. Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân

tộc thiểu số với dân tộc đa số, người theo tín ngưỡng với người không theo tín
ngưỡng…. “ ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân
dân thì ta đoàn kết với họ”. Liên minh công nông lao động trí thức làm nền tảng
cho khối đại đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niêm dân,
nhân dân có một nội hàm rất rộng, người dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân
đất việt”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, không phân biệt “già,
trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp
đông đảo quần chúng vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai
đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.Người đã nhiều lần nêu rõ “Ta đoàn kết để
đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc;ta còn phải đoàn kết để xây dựng
nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân
dân thì ta đoàn kết với họ ”. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái
niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam. + Muốn thực hiện được việc
đại đoàn kết toàn dân thì ta phải. - Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân
nghĩa, đoàn kết của dân tộc. - Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng. Người Việt
Nam ta có truyền thống “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. Hồ Chí
Minh cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải,
chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không
định kiến và khoét sâu cách biệt. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón
dài ngón ngắn nhưng tất cả đều nằm trên cùng một bàn tay để nói lên sự cần thiết
phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi.Thậm chí đối với những người trước đây đã
chống chúng ta, nhưng nay không chống nữa thì khối đại đoàn kết dân tộc cũng sẽ
mở rộng cửa đón tiếp họ. Người đã nhiều lần nhắc nhở “ Bất kỳ ai mà thật thà tán
thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây
chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người tha thiết
kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín
ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà
cộng tác vì dân vì nước.Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn : Cần xoá
bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ

để phục vụ nhân dân. - Phải tin ở nhân dân, yêu dân. Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng
định quan điểm đại đoàn kết một cách rộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở
dân, tin rằng trong mỗi người, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm
ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước ấy có khi bị bụi mờ che mắt, chỉ cần làm thức
tỉnh lương chi thì lòng yêu nước lại bộc lộ Dân tộc, toàn dân thì là một khối rất
rộng lớn gồm hàng chục triệu con người vì vậy phải xác định rõ đâu là nền tảng
của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó. Về
điều này người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số
nhân dân, mà đại đa số nhân dân công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc
của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết phải đoàn kết các tầng
lớp nhân dân khác” Người chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc
là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống
nhất” về sau Người có nêu thêm :lấy liên minh công nông –lao động trí óc làm nền
tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì
khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có
thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc .3.Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành
sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng: Cả dân tộc, toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, sức mạnh vô địch khi
được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, và được tổ chức thành một khối vững
chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không thế thì quần
chúng dù đông nhưng cũng chỉ là số đông không có sức mạnh.Thất bại của các
phong trào yêu nước trước kia đã chứng minh rất rõ vấn đề này. Ngay từ khi tìm
thấy con đường cức nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa quần chúng
nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng giới, tưng
ngành nghề và lứa tuổi, tôn giáo và phù hợp với các bước phát triển của phong
trào cách mạng. Đó là hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh
niên hay phụ nữ…bao trùm lên tất cả là Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là nơi quy
tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi con người Việt Nam không chỉ
trong nước mà còn ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào nếu tấm lòng vẫn

hướng về quê hương đất nước, về tổ quốc Việt Nam … Tuỳ theo từng giai đoạn
thời ký mà Mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những tên gọi khác nhau như:
Hội phản đế đồng minh, Mặt trận dân chủ, Mặt trận việt minh, Mặt trận dân tộc
giải phóng miền nam Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nhưng thực chất chỉ
là một – đó là tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp,
dân tộc, tôn giáo, đảng phái…phấn đấu vì một mục tiêu chung là độc lập dân tộc
thống nhất tổ quốc. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây
dựng trên nền tảng liên minh công nông (sau đó là liên minh công- nông- lao động
trí óc), dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. + Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc
hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của
các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng. + Lợi ích
tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh, dân chủ,
văn minh. Để có thể đại đoàn kết thì cần phải làm sao để mọi người thuộc bất cứ
tầng lớp nào cũng đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết. Bởi lẽ lợi ích tối cao
của dân tộc có được đảm bảo thì lợi ích của mỗi bộ phận, mỗi người mới được
thực hiện. Mỗi bộ phận, mỗi con người lại có những lợi ích riêng khác nhau.
Những lợi ích chính đáng và phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dân tộc
cần được tôn trọng. Ngược lại ngững gì riêng biệt không phù hợp sẽ dần được giải
quyết bằng lợi ích chung của dân tộc. Mặt trận cần thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc hiệp thương dân chủ, cùng nhau bàn bạc để đi đến nhất trí loại trừ mọi sự áp
đặt hoặc dân chủ hình thức. Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân
thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giữa các thành viên của khối đại đoàn
kết dân tộc, bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có những điểm khác nhau cần
phải bàn bạc để đi đến nhất trí .Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị” lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái
khác biệt;mặt khác Người nêu rõ: “Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để
tăng cường đoàn kết”.Tự nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình để biểu
dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt để củng cố đoàn kết nội bộ. Mặt trận dân
tộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh trên hai mặt trận chống khuynh hướng cô
độc, hẹp hòi coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ đượ;

đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu
tranh đúng mức trong nội bộ mặt trận. + Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức thể
hiện khối đoàn kết dân tộc. Đảng cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh
đạo mặt trận xây dựng khối đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Quyền lãnh
đạo mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân thừa
nhận, điều này đã được Hồ Chí Minh phân tích rất chặt chẽ: “Đảng không thể đòi
hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnhđạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận
trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công
tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực
lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Muốn lãnh đạo Mặt
trận, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải thực sự đoàn kết nhất
trí. Sự đoàn kết của Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn
dân, sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn dết của dân tộc càng
được tăng cường. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa
Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạng Việt Nam để
vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thăng lợi cuối cùng của cách
mạng.4. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh: Đại đoàn kết dân tộc là
tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với cách mạng nước ta. Tư
tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính sau: - Đoàn kết
là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công. Biết đoàn
kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại Đoàn kết
phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một chiều, đoàn
kết hình thức, nhất thời Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức
mạnh. Đoàn kết cá nhân và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau Đoàn kết phải
có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời kỳ. Đoàn kết
trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân Đoàn kết đi liền với bao dung,
thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai Lãnh đạo xây dựng khối đại
đoàn kết là nhiệm vụ của Đảng, là biện pháp phát huy sức mạnh của Đảng, của
toàn dân tộc Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết
trong Đảng Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong Đảng - đoàn kết toàn dân - đoàn

kết quốc tế Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân
tộc, quốc tế.
Câu 6: TƯ TƯỞNG Hồ Chí Minh VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Một là: Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam
- Quan điểm các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin nói về bản chất của chế độ
XHCN.
- Hồ Chí Minh nhận thức về CNXH và tiếp thu quan điểm MLN về bản chất và
mục tiêu của CNXH để hình thành tư duy về CNXH của Người ở Việt Nam
+ Hồ Chí Minh đến với CNXH tư lập trường yêu nước và khát vọng GPDT
+ Hồ Chí Minh đến với CNXH từ phương diện đạo đức
+ Hồ Chí Minh đễn với CNXH tiếp nhận những ưu điểm của CNXH dựa trên sự
kế thừa các truyền thống của Việt Nam (lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam)
Hai là: Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH.
- Nêu đặc trưng bản chất của CNXH theo quan điểm của Mác-Ăngghen và Lênin
(có 7 đặc trưng bản chất) nêu thật khái quát và rút ra ý nghĩa lý luận của các đặc
trưng này đối với sự phát triển của nhân loại và các nước đang xây dựng CNXH
hiện nay
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH
+ Hồ Chí Minh định nghĩa CNXH một cách tổng quát
+ Hồ Chí Minh định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra một mặt nào đó VD (kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội )
+ Hồ Chí Minh định nghĩa CNXH bằng cách xác định xác định động lực của nó
- Từ các định nghĩa trên của Hồ Chí Minh về CNXH khái quát vấn đề gồm có các
đặc trưng chủ yếu sau:
+ Là một chế độ xã hội có LLSX phát triển cao, gắn liền với sự tiến bộ của kh- kt,
văn hóa, dân giàu, nước mạnh
+ Công hữu về TLSX và thực hiện nguyên tắ phân phối theo lao động
+ Có chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ
+ Xã hội công bằng, bình đẳng, các quan hệ xã hội lành mạnh

+ CNXH là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân xây dựng nên
Tóm lại các đặc trưng trên theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay được Đảng và nhà
nước ta vận dụng Cương lĩnh Đại hội VII (6-1991) có 6 đặc trưng về CNXH mà
nhân dân ta đang xây dựng
Ba là: Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH.
a. Những mục tiêu cơ bản
- Mục tiêu chung: đó là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân”
“Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn gainr và dễ hiểu: không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao
động” “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai
nấy được đi học, ốm đau có thuốc, gì cả không lao động được thì nghỉ ngơi, những
phong tục tập quán không dần dần được xóa bỏ Tóm lại xã hội ngày càng tiến,
vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là CNXH”
- Mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực
+ Mục tiêu chính trị
+ Mục tiêu kinh tế
+ Mục tiêu văn hóa
+ Mục tiêu về xã hội
b. Các động lực của CNXH
- Động lực phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc “Văn kiện Đại
hội IX đã nêu Đảng ta vận dựng tư tưởng này vào giai đoạn cách mạng hiện nay”
- Phát huy sức mạnh con người với tư cách cá nhân người lao động
+ Để phát huy được sức mạnh con người tác động vào nhu cầu lợi ích
+ Động lực chính trị tinh thần
+ Thực hiện công bằng xã hội
- Đẩy lùi các lực cản kìm hãm đến quá trình xây dựng CNXH
+ CN cá nhân
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu
+ Chủ quan bảo thủ giáo điều
Làm rõ tính khách quan hợp quy luật của con đường đi lên CNXH của Việt

Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

×