1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Một là, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc trải
qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành truyền thống
bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam.
Hai là, sự tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam
và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ba là, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; vô sản toàn thế giới và các
dân tộc bị áp bức đoàn kết lại.
2. Những nội dung cơ bản tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh.
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò to lớn trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Hai là, phát huy vai trò của Nhà nước với đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
3. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Một là, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng.
Hai là, đoàn kết là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Ba là, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Bốn là, đoàn kết phải thể hiện bằng hành động.
Năm là, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng
lãnh đạo, xây dựng khối đoàn kết.
Sáu là, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế.
4. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với cách
mạng nước ta. Tư tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính
sau:
- Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành công.
Biết đoàn kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại.
- Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết một
chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời.
- Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá nhân
và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau.
- Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng thời
kỳ. Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.
- Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai.
- Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của Đảng, là biện pháp phát huy
sức mạnh của Đảng, của toàn dân tộc.
- Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong Đảng.
- Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong Đảng - đoàn kết toàn dân - đoàn kết quốc tế.
- Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở bảo
vệ và tôn trọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế./.
Hôm nay, Đại hội lần thứ VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khai mạc. “Phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân” vẫn sẽ là
chủ đề chính mà đại hội tập trung bàn thảo như đã được nêu trong cuộc họp báo
vừa rồi của Mặt trận.
Với tư cách là một công dân, tôi xin được bày tỏ với Mặt trận những suy nghĩ sau đây:
Tinh thần dân tộc, sức mạnh của dân tộc là điểm tựa vững chắc cho mọi quyết sách mà
ông cha ta bao đời vận dụng để đánh thắng mọi kẻ thù luôn lớn hơn mình gấp bội. Đó là
một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Biết cách khai thác và phát huy truyền
thống tốt đẹp đó thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh
thắng. Xa rời truyền thống đó vì bất cứ lý do nào cũng đưa đến những hậu họa mà di
hại sẽ khó lường. Chính vì nhận rõ bài học đó mà từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX,
trên con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã xác định thật tường minh: “Chủ nghĩa
dân tộc là động lực lớn của đất nước... Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho
người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội
của họ”. Chính vì kiên trì quan điểm đó trong suốt mọi chặng đường thử thách gian nguy
của đất nước và của chính bản thân mình mà Nguyễn Ái Quốc đã trở thành Hồ Chí
Minh. Thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của dân tộc, biến nó
thành động lực vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước vì “Hồ Chí Minh là người
khơi dậy những tiềm năng bị chôn vùi, phát huy những sức mạnh sẵn có, làm nảy nở
những cái mới, cái hay, cái đẹp của cả dân tộc và trong mỗi con người” (Phạm Văn
Đồng).
Làm được như vậy vì, hơn ai hết, Người hiểu rất rõ về dân tộc mình. Từ đầu thế kỷ thứ
X, nhà cải cách đầu tiên của lịch sử dân tộc là Khúc Hạo đã đề xướng quan điểm “chính
sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, dân chúng đều được an vui”. Cương lĩnh đó vẫn là
tinh thần xuyên suốt trong nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước tiếp theo. Tinh thần cởi
mở và khoan dung về mặt văn hóa ấy đã trở thành một phần không thể tách rời của bản
sắc dân tộc Việt Nam. Dõi theo những bước đường cách mạng, ta hiểu được triết lý dẫn
dắt đường lối đại đoàn kết của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “khoan dung” đó.
Đừng quên rằng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự dẫn dắt của tư tưởng
Hồ Chí Minh đều được xác lập vững chắc trên cái nền dân tộc.
Tương Lai
Giới thiệu về nội dung
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế là một chiến lược cơ
bản, lâu dài trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Luận điểm nổi tiếng của Người:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại
đoàn kết của Hồ Chí Minh cùng với đạo đức, nhân cách vô cùng cao thượng và trong sáng
cảu Người đã quy tụ được khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế đấu tranh vì thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng, “hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng
yêu nước, ghét giặc” nên ngay sau khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Người đã đề ra
chủ trương thành lập “Hội phản đế đồng minh” - một hình thức Mặt trận dân tộc thống
nhất rộng rãi chống đế quốc. Thời kỳ 1936 – 1939, Người đã bổ sung vào tên gọi mặt trận,
thành lập mặt trận dân tộc, dân chủ rộng rãi, mặt trận này không chỉ có nhân dân lao động
mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc. Để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa năm 1945, Người
thành lập “Mặt trận Việt Minh”…
Nguyên tắc nhất quán trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là: Lấy liên minh công
nông làm nền tảng, tập hợp rộng rãi nhất mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, vừa đoàn kết
vừa đấu tranh, lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động
làm nền tảng, trên cơ sở đó bảo đảm sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể,
bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế vì mục tiêu là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội….
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là một chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng
Việt Nam, tư tưởng đó mãi mãi là một sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng nước ta
trong các thời kỳ.