Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

tổng quan và dự báo thị trường nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 43 trang )





















TỔNG QUAN VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG
MỘT SỐ NÔNG SẢN QUÝ I NĂM 2012






1
MỤC LỤC


1. MẶT HÀNG LÚA GẠO 2

1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thế giới 2
1.1.1. Sản xuất 2
1.1.2. Tiêu thụ và dự trữ 2
1.1.3. Thương mại 3
1.1.4. Biến động giá 4
1.2. Sản xuất và thị trường trong nước: 5
1.2.1. Tình hình sản xuất 5
1.2.2. Tình hình xuất khẩu 5
1.2.3. Biến động giá 7
2. MẶT HÀNG THỦY SẢN 8
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thế giới 8
2.1.1. Sản xuất 8
2.1.2. Thương mại 9
2.2. Tình hình sản xuất và thị trường trong nước 10
2.2.1. Sản xuất 10
2.2.2. Thị trường trong nước 1 2
2.2.3. Xuất khẩu 12
3. CÁC MẶT HÀNG KHÁC 14
3.1. Mặt hàng cà phê 14
3.1.1. Tình hình thế giới 14
3.1.2. Tình hình trong nước 18
3.2. Mặt hàng cao su 21
3.2.1. Tình hình thế giới 21
3.2.2. Tình hình trong nước 23
3.3. Mặt hàng hồ tiêu 24
3.3.1. Tình hình thế giới 24
3.3.2. Tình hình trong nước 26
3.4. Mặt hàng hạt điều 29

3.4.1. Tình hình thế giới 29
3.4.2. Tình hình trong nước 32
3.5. Mặt hàng chè 35
3.5.1. Tình hình thế giới 35
3.5.2. Tình hình trong nước 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42



2
Trong những tháng đầu của năm 2012, thời tiết không thuận lợi gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Những tín hiệu không lạc
quan về thị trường xuất khẩu nông sản trên thế giới: nhu cầu giảm sút, giá giảm do
tác động của khủng khoảng kinh tế thế giới và một số khu vực kinh tế lớn như châu
Âu, Nhật Bản. Mặt khác, các yế
u tố kinh tế vĩ mô và sự tăng giá của một số yếu tố
đầu vào cũng như khó khăn trong việc tiếp cận vốn, v.v đã ảnh hưởng lớn đến tình
hình sản xuất và xuất khẩu một số ngành hàng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam.
Bản tin cập nhật này của Trung tâm Tin học và Thống kê tập trung xem xét những
nét nổi bật của thị trường một số
nông sản trong quý I/2012.

1. MẶT HÀNG LÚA GẠO
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thế giới
1.1.1. Sản xuất
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu niên
vụ 2011/12 đạt 465,4 triệu tấn, tăng 2,65 triệu tấn so với dự báo đưa ra trước đó và
tăng 3% so với sản lượng lúa gạo niên vụ 2010/11 do diện tích cho thu hoạch toàn
cầu tăng. Sản lượng được dự báo tăng tại các nước như: Myanmar, Ấn Độ,
Malayxia, Ai cập, Trung Quốc, Pakistan, EU, Colombia, Nigeria, Australia,

Indonesia và Sri Lanka.

Sản lượng lúa gạo toàn cầu từ 2001 – 2012
350
370
390
410
430
450
470
490
2000/01

2001/02


2
002/
0
3


20
03/
04
2004/05
2005/06

2006/07


2007/08


2008
/
09


2009/10
2010/11
2011/12
Triệu tấn
140
145
150
155
160
165
Triệu ha
Sản lượng Diện tích

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Trong khi đó,tại một số nước của khu vực Nam Mỹ sản lượng lúa gạo lại
được dự báo giảm. Sản lượng lúa gạo niên vụ 2011/12 của Brazil giảm 136 nghìn
tấn, đạt 7,7 triệu tấn do diện tích và năng suất giảm. Tại Ecuador giảm 82 nghìn tấn,
đạt 624 nghìn tấn do thời tiết mưa quá nhiều vào giai đoạn gieo trồng. Sản xuất lúa
gạo niên v
ụ 2011/12 của Philippines cũng được dự báo giảm 84 nghìn tấn, đạt 10,6
triệu tấn.
1.1.2. Tiêu thụ và dự trữ

Tiêu dùng toàn cầu niên vụ 2011/12 dự báo ở mức 462,9 triệu tấn, tăng 3,0
triệu tấn so với dự báo đưa ra trong tháng trước. Tiêu dùng dự báo tăng tại các nước
như Myanmar, Ấn Độ, Nigeria, Bangladesh, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Bên cạnh đó, tiêu dùng được dự báo giảm tại Brazil; Ecuador; Philippines và Mỹ.


3
Khối lượng lúa gạo tiêu dùng và tỷ lệ dự trữ/tiêu dùng thế giới qua các năm
360
380
400
420
440
460
480

2
000/0
1

2
001/0
2

2
002/0
3
20
0
3/04

20
0
4/05
20
0
5/06
20
0
6/07
20
0
7/08
20
0
8/09

2
00
9
/1
0

2
01
0
/1
1

2
01

1
/1
2
Triệu tấn
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tỷ lệ %
Tiêu Dùng Tỷ lệ Dự trữ/tiêu dùng

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Dự trữ toàn cầu 2011/12 được dự báo đạt 100,3 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so
với dự báo đưa ra trước đó và cao hơn 3% so với 2010/11. Dự trữ dự báo tăng tại
Campuchia, Colombia, Malayxia, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Dự báo dự trữ
giảm tại các quốc gia Brazil, Indonesia, Philippines và Mỹ.
1.1.3. Thương mại
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo thương mại toàn cầu năm 2012 đạt 32,7 triệu
tấn, giảm 0,1 triệu tấn so với dự báo đưa ra trước đó, giảm 7% so với năm 2011. Sự
sụt giảm trong thương mại toàn cầu năm nay phần lớn là do nhu cầu nhập khẩu lúa
gạo của các nước giảm, đặc biệt là 2 nước Bangladesh và Indonesia. Điều này cũng
ảnh hưởng rất lớn đế
n xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2012.
* Xuất khẩu: Khối lượng gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo chính
trong năm 2012 dự báo sẽ giảm. Xuất khẩu gạo của Thái Lan được dự báo giảm 4,0

triệu tấn so với năm 2011, đạt 6,5 triệu tấn; xuất khẩu gạo của Brazil giảm 100 nghìn
tấn, đạt 625 nghìn tấn (ít hơn 50% so với mức 1,3 triệ
u tấn năm 2011). Sự điều
chỉnh giảm là do nguồn cung bị hạn chế. Xuất khẩu cũng được dự báo giảm tại
Argentina; Paraguay và Mỹ. Ngược lại ÚC, Ai Cập, Ấn Độ và Pakistan dự báo tăng
xuất khẩu trong năm 2012.
Khối lượng gạo xuất khẩu của các nước tư 2010 – 2012
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Trung Quốc Ấn Độ Mỹ Pakistan Việt Nam Thái Lan
Nghìn tấn
2009/10 2010/11 2011/12

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)


4
* Nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu năm 2012 của Brazil
tăng 40 nghìn tấn so với dự báo đưa ra trước đó, đạt 640 nghìn tấn do nguồn cung
trong nước hạn chế. Nhập khẩu của Mỹ cũng được dự báo tăng 25 nghìn tấn, đạt 675
nghìn tấn do nhu cầu tiêu dùng tăng. Bên cạnh đó, nhập khẩu năm 2012 của
Malaysia dự báo giảm 45 nghìn tấn, đạt 1,09 tri
ệu tấn do sản lượng nội địa tăng lên.
Khối lượng gạo nhập khẩu của các nước trên thế giới 2010 – 2012
0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Bangladesh
Indonesia
Iran
Iraq
Philippines
Brazil
Nigeria
Nghìn tấn
2009/10 2010/11 2011/12

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

1.1.4. Biến động giá
Bên cạnh sự điều chỉnh tăng giá xuất khẩu các loại gạo của Thái Lan, giá gạo
xuất khẩu tại một số nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới đều có xu hướng giảm
giá.

Giá gạo 25% tấm xuất khẩu
50
150
250
350
450
550
650
T1/201
1
T
2/2
0

1
1
T3/201
1
T4/201
1
T5/201
1
T6/201
1
T7/201
1
T8/201
1
T
9/201
1
T1
0
/2
0
1
1
T
11
/2
0
1
1
T1

2
/2
0
1
1
T1/
2
01
2
T2/201
2
USD/tấn
Gạo Ấn Độ 25% tấm Gạo Pakistan 25% tấm
Gạo Thái 25% tấm Gạo VN 25% tấm


Giá một số loại gạo xuất khẩu
0
100
200
300
400
500
600
700
T
1/20
1
1
T2

/
20
11
T3/20
1
1
T4
/2
0
11
T5/20
11
T6
/2
0
11
T7/20
11
T
8/20
1
1
T9
/2
0
11
T1
0
/2
0

1
1
T11/2
0
1
1
T
12/
2
0
1
1
T1
/2
0
12
T2/20
12
USD/tấn
Gạo Thái 5% tấm Gạo VN 5% tấm
Gạo Argentina max 100% Gạo hạt dài 2,4% của Mỹ

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO)


5
Giá xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 3 có xu hướng tăng so với giai
đoạn đầu quý 1 năm 2012. Giá gạo chất lượng cao 100% hạng B (giá FOB
Bangkok) được bán với giá 558 USD/tấn, cao hơn 9 USD/tấn so với đầu tháng 2.
Tương tự giá gạo 5% tấm có già 542 USD/tấm, cao hơn 9 USD/tấn so với cuối tháng

2.
Giá một số loại gạo xuất khẩu của Thái Lan
350
400
450
500
550
600
650
700
T1/
2
011
T2/
2
011
T3/
2
011
T4/
2
011
T5/2011
T6/2011
T
7
/2
011
T8/
2

011
T9/
2
011
T10/2011
T11/2011
T12/2011
T1/2
012
T2/
2
012
T3/
2
012
USD/tấn
Gạo B2 Gạo A1

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO)

Ngược lại, giá xuất khẩu gạo của Mỹ trong tháng 3 lại có xu hướng giảm so
với tháng 2. Giá gạo hạt dài miền Nam (2,4% tấm, đóng bao) của Mỹ đã giảm 5
USD/tấn (bán ở mức 513 USD/tấn). Giá gạo California giảm 22 USD/tấn so với
trung tuần tháng 2 và đạt 794 USD/tấn.
1.2. Sản xuất và thị trường trong nước:
1.2.1. Tình hình sản xuất
Thời tiết ấm dần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tại các
tỉnh miền Bắc nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Tính đến ngày 15/3, các địa
phương miền Bắc gieo cấy đạt 1.119 nghìn ha lúa đông xuân, đạt tăng 2,2% so với
cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt là các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tốc độ

gieo cấy nhanh hơn, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm tr
ước. Các tỉnh có tốc độ tăng
mạnh như Lào Cai, Bắc Kạn và Lai Châu.
Các địa phương thuộc vùng ĐBSCL đã bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân và
xuống giống lúa hè thu. Tính đến ngày 15/3, các địa phương ở miền Nam mới thu
hoạch đạt 835 nghìn ha lúa đông xuân, chủ yếu tập trung tại các tỉnh vùng ĐBSCL.
Tốc độ thu hoạch tại đây chậm, chỉ bằng hơn 80% so với tiến độ thu hoạch lúa
đông
xuân của cùng kì năm trước. Theo báo cáo bước đầu của các địa phương, năng suất
lúa đông xuân trên diện tích đã thu hoạch đều đạt khá cao so với vụ trước. Một số
tỉnh đạt năng suất khá, khoảng 7,3-7,4 tấn/ha như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ
và Hậu Giang trong khi con số này chỉ mở mức xấp xỉ 7 tấn/ha đối với Vĩnh Long
và Kiên Giang. Ngoài ra, các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đã đẩy nhanh ti
ến độ xuống
giống lúa hè thu, đạt gần 800 nghìn ha, nhanh hơn 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu
Tại một số thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam như Indonesia,
Philippines, do sản xuất trong nước được dự báo tăng nên nhu cầu nhập khẩu giảm.


6
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu
năm 2012 đạt 448.848 tấn với giá trị 219,8 triệu USD, giảm 31.6% về khối lượng và
giảm 29,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh nguyên nhân do nhu cầu
của các nước nhập khẩu giảm, khối lượng xuất khẩu gạo trong quý 1/2012 giảm còn
do sự cạnh tranh của các loại gạ
o giá rẻ đến từ Ấn Độ và Pakistan.
Cơ cấu gạo xuất khẩu trong quý 1/2012 của Việt Nam
41%
34%

4%
1%
8%
7%
5%
Gạo 3-10% tấm Gạo 15-20% tấm Gạo 25-50% tấm Gạo Đồ
Gạo Thơm Gạo Nếp Gạo Tấm

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Loại gạo xuất khẩu chủ yếu trong 3 tháng đầu năm 2012 là gạo 3 – 10% tấm,
chiếm tới 41% tổng khối lượng gạo xuất khẩu các loại. Sau đó đến gạo 15 – 20%
tấm chiếm 34% tổng khối lượng. Khối lượng gạo chất lượng thấp 25 – 50% xuất
khẩu chỉ chiếm khoảng 4% tổng khối lượng.
Th
ị trường xuất khẩu của lúa gạo Việt Nam
7.24%
17.96%
0.49%
1.52%
0.54%
72.24%
Châu Á Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc Châu Âu Trung Đông
Nguồn: Hiệp hội Lương Thực Việt Nam
Thị trường tiêu thụ các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là châu Á
và châu Phi, chiếm tới 90% khối tổng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, trong giai
đoạn sắp tới với mức giá rẻ từ gạo Ấn Độ và Pakistan hiện nay, gạo Việt Nam có thể
mất 20% thị phần tại thị trường châu Phi.


7

Bên cạnh đó, trong 2 năm trở lại đây khối lượng gạo Thái Lan xuất khẩu
giảm do thiếu cạnh tranh, nên lượng gạo tồn kho lớn, dự kiến nước này sẽ đưa hàng
tồn ra bán trong thời gian tới. Do vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay chịu
nhiều áp lực.
1.2.3. Biến động giá
* Giá xuất khẩu: Do biến động giá gạo xuất khẩu của các nước trên thế giới
giảm. giá gạo xuất khẩu trung bình của nước ta trong quý 1/2012 cũng giảm đáng
kể. giá gạo xuất khẩu trung bình tháng 3 đạt 494,7 USD/tấn, giảm 82,98 USD/tấn so
với mức giá trung bình 577,7 USD/tấn vào tháng 12/2011.

Biến động giá xuất khẩu gạo năm 2010 - 2012
0
100
200
300
400
500
600
700
Thán
g
1
T
hán
g 2
Thá
n
g 3
Tháng 4
Thán

g
5
T
hán
g 6
T
hán
g 7
Tháng 8
Tháng 9
Thá
n
g 10
Tháng 11
Thán
g
12
USD/tấn
2010 2011 2012

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
* Giá trong nước: Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá
gạo trong nước bắt đầu giảm từ trung tuần tháng 12/2011 và có xu hướng tiếp tục
giảm.
Tại khu vực ĐBSCL trong tháng 3/2012 giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra
gạo 5% tấm hiện khoảng 6.950 – 7.050 đ/kg giảm 2.750 đ/kg so với đầu tháng
12/2011, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.750 – 6.850 đ/kg tùy chất l
ượng
và địa phương, giảm 2.850 đ/kg so với đầu tháng 12/2011. Giá gạo thành phẩm 5%
tấm không bao bì hiện khoảng 8.250 – 8.350 đ/kg, gạo 15% tấm 7.750 – 7.850 đ/kg

và gạo 25% tấm khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá một số loại gạo tại ĐBSCL
5000
6000
7000
8000
9000
10000
11000
12000
13000
4/1
2
4/1
2
1
/2
2
1/3
9/4
4/5
2
3
/5
13/6
4/7
2
5/7
1
5/

8
1/9
2
6/9
17
/10
7
/11
28
/1
1
1
9
/12
5/
1
2/2
23/2
15/3
đ/kg
Gạo nguyên liệu 5% tấm Gạo nguyên liệu 25% tấm
Gạo thành phẩm 5% không bao bì Gạo 15%tấm
Gạo 25% tấm

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam


8

Phân tích xu hướng biến động của khối lượng xuất khẩu gạo trong những

năm qua, Trung tâm Tin học và Thống kê áp dụng mô hình kinh tế lượng dự báo
khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2012 ước tính đạt mức hơn 6,1 triệu tấn với
giá trị dự kiến đạt mức gần 3,1 tỷ USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 15,6% về
giá trị so với n
ăm 2011. Tuy nhiên con số này còn phụ thuộc nhiều vào biến động
của thị trường trong những tháng còn lại cũng như những chính sách của các nước
sản xuất và nhập khẩu chính trên thế giới.

Dự báo khối lượng và giá trị gạo xuất khẩu năm 2012
Đơn vị tính: Khối lượng (Tấn) Giá trị (USD)
Thời điểm Khối lượng (r=15,5%) Giá trị (r=17,4%)
Quý I** 1,254,074 656,028,435
Quý II** 1,933,976 959,805,360
Quý III** 1,687,923 794,185,971
Quý IV** 1,225,324 662,513,191
Cộng 6.101.297 3.072.532.958
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
Ghi chú: *Giá trị thực tế **Giá trị dự báo r-Sai số dự báo


2. MẶT HÀNG THỦY SẢN
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thế giới
2.1.1. Sản xuất
Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành thủy sản, năm 2012 nguồn cung
thủy sản thế giới sẽ tiếp tục thiếu do ảnh hưởng động đất và sóng thần ở Nhật Bản
và đặc biệt là nguồn cung về tôm sẽ tiếp tục gặp khó khăn do rất nhiều kho lạnh của
Thái Lan bị
ảnh hưởng bởi lũ lụt, phải mất thêm một thời gian nữa mới có thể hoạt
động trở lại. Bên cạnh đó, một số nước xuất khẩu tôm lớn khác như Trung Quốc,
Indonesia cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết và dịch bệnh làm giảm sản

lượng tôm của các nước này. Đồng thời, ở các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật
B
ản, nguồn cung tôm nội địa cũng được dự báo giảm trong năm 2012.
Về mặt hàng cá da trơn, trong năm 2011, lũ lụt ở tại một số vùng nuôi cá da
trơn Mỹ đã làm giảm tới 39% diện tích hàng năm sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nội
địa của quốc gia này.
Theo dự báo của các chuyên gia thế giới, sản lượng tôm sẽ có xu hướng phát
triển mạnh tại các nước châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Việ
t Nam và Indonesia) và
các nước châu Mỹ La tinh (Ecudor, Mexico, Brazil).
Sản lượng tôm tại một số nước trên thế giới
Đơn vị tính: Nghìn tấn
Quốc gia 2010 2011 2012
Trung Quốc 890 962 1.048
Thái Lan 549 553 591
Indonesia 334 391 443
Ấn Độ 94 108 116
Bangladesh 110 115 120
Ecudor 145 148 152
Mexico 91 120 132
Brazil 72 82 90
Nguồn:Global Outlook for Aquaculture Leadership


9

2.1.2. Thương mại
Mặt hàng cá: Tại Mỹ, tiêu thụ cá da trơn chế biến đạt 29,5 triệu tấn trong
tháng 1/2012, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2011. Tiêu thụ cá da trơn tươi đạt
10,86 triệu tấn, giảm 22% và chiếm 37% tổng lượng tiêu thụ cá da trơn; tiêu thụ cá

da trơn đông lạnh đạt 18,7 triệu tấn, giảm 28% và chiếm 63% tổng lượng tiêu thụ cá
da trơn. Tiêu thụ cá da trơn nguyên con chiếm 20%, phi lê chiếm 55%, cắt miếng và
các sản phẩm giá tr
ị gia tăng khác chiếm 25%. Lượng cá da trơn trong kho giảm 2%
so với tháng 12/2011. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm Hoa Kỳ phải nhập
một khối lượng đáng kể sản phẩm cá các loại.

Nhập khẩu cá phi lê đông lạnh tại thị trường Hoa Kỳ
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Thị trường 2010 2011 T1/2011 T1/2012
Trung Quốc 659.832 577.792 87.444 95.852
Indonesia 49.649 44.808 3.852 4.874
Đài Loan 10.943 6.687 1.174 541
Thái Lan 5.137 6.422 481 1.177
Ecuador 3.106 2.437 307 468
Khác 5.369 6.627 528 940
Tổng 734.035 644.773 93,786 103.852
Nguồn: Phòng Thương mại – Bộ Nông nghiệp Mỹ

Hàng năm Hoa Kỳ nhập khoảng 662 triệu tấn cá phi lê đông lạnh từ các nước
trên thế giới. Trong tháng 1/2012 khối lượng cá phi lê đông lạnh vào thị trường này
hơn 103.7 triệu tấn, tăng khoảng 11 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập
khẩu cá phi lê đông lạnh chủ yếu có nguồn gốc từ các nước châu Á. Trung Quốc là
nước xuấ
t khẩu lớn nhất, tiếp đó là Indonesia và Thái Lan. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn
nhập các sản phẩm thủy sản khác như cá da trơn nguyên con và cá tươi phi lê

Nhập khẩu cá da trơn nguyên con tại thị trường Hoa Kỳ
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Thị trường 2010 2011 T1/2011 T1/2012

Trung Quốc
111.645 125.146 14.982 15.982
Đài Loan
79.309 59.344 6.755 5.064
Thái Lan
5.768 2.766 203 455
Panama
770 4.470 95 135
Việt Nam
545 735 172 97
Khác
974 3.998 26 759
Tổng số
199.011 196.459 22.234 22.492
Nguồn: Phòng Thương mại – Bộ Nông nghiệp Mỹ

Giá trung bình cá da trơn tươi tháng 1/2012 là 3,45 USD/pound, tăng 76
cent; giá cá da trơn tươi nguyên con là 2,44 USD/pound, tăng 54 cent và giá cá da
trơn philê tươi là 4,73 USD/pound, tăng 1,26 cent so với tháng 1/2011. Giá trung
bình cá da trơn đông lạnh là 3,42 USD/pound, tăng 49 cent so với tháng 1/2011; giá


10
cá da trơn đông lạnh nguyên con lột da là 3,04 USD/pound, tăng 63 cent; giá cá da
trơn đông lạnh philê là 4,26 USD/pound, tăng 96 cent.
Giá trung bình cá da trơn tại Mỹ (USD/pound)

Nguồn: ERS.USDA
Mặt hàng tôm: Theo Hải quan Ecuado, xuất khẩu tôm của nước này trong
tháng 1/2012 đạt 14.211,7 tấn, trị giá 91,2 triệu USD, giảm 22% về khối lượng và

21% về giá trị FOB so với tháng 12/2011.
Xu hướng giảm cũng xẩy ra đối với Nhật Bản. Theo thống kê của Hải Quan
Nhật Bản, trong tháng 1/2012, quốc gia này nhập khẩu 14.456 tấn tôm đông lạnh
nguyên liệu HLSO và HOSO, trị giá đạt 12.975 triệu Yên (tương đương 168,6 triệu
USD), với mức giá trung bình 898 yên (11,67 USD)/kg, gi
ảm 26% về lượng so với
tháng 12/2011; giảm 12% về lượng và 3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung cấp tôm chính của Nhật Bản trong tháng 1/2012 là Trung Quốc, Đài
Loan, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.
Giá một số loại tôm he HLSO và tôm thịt tại thị trường Nhật Bản trong tháng
3 khá ổn định so với tuần cuối tháng 2/2012. Riêng giá tôm sú HLSO xuất xứ Ấn Độ
cỡ 16/20, 26/30 và 31/40 đều tăng từ 0,24 – 0,61 USD/block (block 1,8 kg). Trong
khi đó, từ đầu tháng 3/2012 giá tôm thẻ nuôi
Đông Nam Á, P&D để đuôi cỡ 16/20
và 21/25 giảm từ 0,05 – 0,10 USD/pound; giá tôm cùng loại bỏ đuôi cỡ 21/25 và
41/50 cũng giảm nhẹ 0,03 USD/pound so với tuần trước đó.
Giá tôm các loại trên thị trường Nhật Bản ngày 3/3/2012, USD/block

(con/pound)
Tôm he HLSO
Con/pound
Tôm (thịt – Peeled)
Ấn Độ
(block 2kg)
Indonesia
(block 1,8
kg)
Tôm nuôi
Trung
Quốc

Indonesia
8-12 41,32 40,10 31-40 25,52 18,84
13-15 34,63 37,06 41-50 21,87 17,62
16-20 26,73 26,13 51-60 20,05 17,01
21-25 21,27 21,27 61-70 18,84 16,41
26-30 18,84 18,23 71-90 14,58 13,97
Nguồn: Fis.com
2.2. Tình hình sản xuất và thị trường trong nước
2.2.1. Sản xuất
Nuôi trồng thủy sản:
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 2/2012 ước đạt
148,4 ngàn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó sản lượng cá đạt 116
tấn (tăng 3,6%), sản lượng tôm đạt 18,2 tấn (tăng 10,3%). Sản lượng nuôi trồng thủy


11
sản quý I/2012 ước đạt 512 ngàn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2011. Theo
Tổng cục Thủy sản, kế hoạch năm 2012 sản xuất 2,5 – 2,6 tỷ giống cá tra các loại;
diện tích vùng nuôi 5.500 – 6.000 ha và sẽ mở rộng tùy theo tín hiệu của thị trường;
sản lượng cá tra nguyên liệu sẽ đạt khoảng 1,2 – 1,5 triệu tấn.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 1/2011- tháng 3/2012
Đơn vị: Ngàn tấn
Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT
Sản lượng cá tra tăng khá nhờ tiêu thụ thuận lợi khi giá cá nguyên liệu tăng
trên thị trường. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng nên chưa thực sự khuyến khích
người nuôi đầu tư mở rộng diện tích. Dự báo, trong 2 – 3 tháng tới, nguồn cung cá
tra nguyên liệu vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.
Khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản tháng 2/2012 ước đạ
t
226,7 ngàn tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng cá đạt

177,3 ngàn tấn (tăng 7,3%), sản lượng tôm đạt 11,2 ngàn tấn (tăng 4,7%). Theo báo
cáo của các địa phương ven biển cuối tháng 2 và đầu tháng 3 thời tiết tương đối
thuận lợi tạo điều kiện cho ngư dân tăng cường khai thác trên biển, ngư dân và giá
hải sản tăng cao nên tăng thu nhập từ các ngành nghề khai thác. Ước tính sản lượ
ng
khai thác quý I/2012 của cả nước đạt 622 ngàn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm
ngoái, trong đó khai thác biển đạt 577,2 ngàn tấn, tăng 1,3%.
Sản lượng khai thác thủy sản tháng 1/2011 - tháng 3/2012
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT



12
2.2.2. Thị trường trong nước
Giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tăng liên tục từ đầu năm đến giữa tháng
2 nhưng đang có chiều hướng chững lại vào cuối tháng 3. Giá cá tra nguyên liệu loại
1 giảm 500 đồng/kg xuống còn 26.000 – 27.000 đồng/kg so với giữa tháng 2/2012.
Mức giảm này cũng diễn ra đối với giá cá tra nguyên liệu tại Đồng Tháp. Tại Cần
Thơ, giá cá tra loại 1 dao động ở mức 25.800-26.000 đồng/kg.
Diễn biến giá cá tra nguyên liệu tại An Giang tháng 1-3/2012
Đơn vị tính: đồ
ng/kg

Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT
Tại Cà Mau, giá tôm nguyên liệu các cỡ từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 tiếp
tục giảm so với đầu tháng 2. Giá tôm cỡ 30-40 con/kg giảm 5.000 đồng/kg, riêng
tôm cỡ 20 con/kg, giảm tới 7.000 đồng/kg. Nguyên nhân một phần do lượng tôm dự
trữ tại các nước nhập khẩu còn nhiều nên nhu cầu tiêu thụ tôm không cao khiến giá
tôm sú xuất khẩu có xu hướng giảm và điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đế

n giá thu
mua tôm nguyên liệu trong nước của các doanh nghiệp.
2.2.3. Xuất khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước
trong tháng 2/2012 đạt 422 triệu USD, tăng 16,4% so với tháng 1/2012, nâng tổng
giá trị xuất khẩu thủy sản trong hai tháng đầu năm 2012 lên 775 triệu USD, tăng
14,5% so với cùng kỳ năm 2011. EU, Mỹ và Nhật Bản vẫn là 3 đối tác chính nhập
khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng qua. Xuất khẩu sang EU đạt 156
triệu USD, giảm 7,1%; Mỹ
đạt 142 triệu USD, tăng 18,2% và Nhật Bản đạt 130 triệu
USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2011.
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Triệu USD)
Nguồn: Hải quan Việt Nam



13
Đáng chú ý là các thị trường ở khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc
và ASEAN đang tăng mạnh nhập khẩu thủy sản của Việt Nam (tăng từ 40 – 90%
trong tháng 2). Hàn Quốc vẫn duy trì được vị trí thứ 4 về giá trị nhập khẩu thủy sản
Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ 5, trong đó Hồng Kông góp phần lớn cho sự tăng
trưởng mạnh của thị trường này (tăng 126% trong tháng 2/2012 và 55% trong 2
tháng
đầu năm 2012).
Cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 1/1/2012 đến 15/2/2012
Nguồn: Hải quan Việt Nam

Cá tra đang có xu hướng giành lại ngôi vị của mình đối với mặt hàng tôm sau
khi bị tụt xuống vị trí thứ 2 vào năm 2011. Trong 2 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu
cá tra đạt 148,4 triệu USD đưa tổng xuất khẩu 2 tháng lên 264,4 triệu USD, tăng

18,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 33,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Xuất khẩu tôm trong tháng 2 đạt 138,6 triệu USD, trong 2 tháng đầu năm đạt 257,6
triệu USD, tăng 6,6%, chiếm 32,9% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu cá tra
2 tháng đầu năm 2012
Cơ cấu thị trường nhập khẩu tôm 2
tháng đầu năm 2012
N
g
uồn: Hải Quan Việt Nam

Xu thế tăng của xuất khẩu thủy sản tháng 2 so với tháng 1/2012 đã đem lại sự
lạc quan trong dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012. Nghiên cứu xu
thế biến động giá trị xuất khẩu thủy sản trong các năm qua cho phép dự báo tổng
kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này có thể đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng khoảng
Nhật Bản,
$92,629,665 , 17%
Hàn Quốc,
$44,412,675 , 8%
ASEAN,
$26,949,913 , 5%
TQ&HK,
$38,262,168 , 7%
Khác,
$144,373,736 ,
26%
EU, $108,440,126
, 19%
Mỹ, $102,964,226

, 18%


14
100 triệu USD so với con số dự báo của tháng trước và tăng 4,9% so với giá trị xuất
khẩu thực tế năm 2011.
Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2012

Thời điểm
GTXK thủy sản (USD)
r=8,2%
Thời điểm
GTXK thủy sản (USD)
r=8,2%
Tháng 1* 362.986.320 Tháng 7** 592.247.124
Tháng 2* 422.398.885 Tháng 8** 614.751.645
Tháng 3** 497.140.428 Tháng 9** 601.419.507
Tháng 4** 511.190.410 Tháng 10** 625.676.943
Tháng 5** 519.127.960 Tháng 11** 579.057.606
Tháng 6** 552.491.180 Tháng 12** 566.975.333
Cộng 6.445.463.340
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
Ghi chú: *Giá trị thực tế **Giá trị dự báo, r – sai số dự báo

3. CÁC MẶT HÀNG KHÁC
3.1. Mặt hàng cà phê
3.1.1. Tình hình thế giới
Sản xuất: Theo thống kê của Tổ chức Cà phê quốc tế ICO, tổng sản lượng
cà phê toàn cầu niên vụ 2011/12 ước đạt 128,5 triệu bao, giảm 4,3% so với niên vụ
trước. Trong đó sản lượng cà phê Arabica đạt 80,8 triệu bao, giảm 4,3% so với niên

vụ trước và sản lượng cà phê Robusta đạt 47,7 triệu bao, giảm 2,6% so với niên vụ
trước. Nguyên nhân là do cây cà phê Arabica của Braxin bước vào chu kỳ cho sản
l
ượng thấp làm sản lượng của quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này giảm
12%, góp phần làm giảm sản lượng của cả thế giới trong niên vụ này.
Sản lượng cà phê thế giới phân theo chủng loại các niên vụ gần đây
78.8
72.9
80.8
85.3
49.5
47.7
49.0
50.0
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Niên vụ 2008/09 Niên vụ 2009/10 Niên vụ 2010/11 Niên vụ 2011/12
Triệu bao
Cà phê Arabica Cà phê Robusta

Nguồn: ICO
Ngoại trừ khu vực châu Phi, nơi mà sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng 10%
so với niên vụ trước lên mức 17,8 triệu bao, sản lượng được dự báo giảm tại hầu hết

các khu vực sản xuất cà phê khác trên thế giới. Sản lượng của khu vực châu Á -
Thái Bình Dương trong niên vụ 2011/12 được dự báo đạt 34,7 triệu bao, giảm nhẹ
3,7% so với niên vụ trướ
c. Nguyên nhân là do lượng mưa lớn đã làm giảm sản lượng
cà phê của Việt Nam và Ấn Độ. Điều kiện thời tiết bất lợi cũng diễn ra tại nhiều
nước thuộc khu vực Trung Mỹ, làm sản lượng cà phê của khu vực này trong niên
vụ 2011/12 giảm 6,2% so với niên vụ trước, đạt mức 18,1 triệu bao. Chỉ có sản


15
lượng của Nicaragua và Costa Rica được kỳ vọng có sự tăng trưởng nhẹ. Tại khu
vực Nam Mỹ, sản lượng niên vụ 2011/12 được dự báo giảm 7,6% so với niên vụ
trước, xuống mức 58 triệu bao. Sản lượng tại Colombia được dự báo sẽ không thể
phục hồi sau 3 năm liên tiếp do lượng mưa quá mức, tình trạng sâu, dịch bệnh trên
cây cà phê và hoạt động tái canh.
Thị phầ
n của các khu vực trong tổng sản lượng cà phê toàn cầu
Châu Phi, 13.8%
Nam Mỹ, 45.1%
Mexico-Trung
Mỹ, 14.1%
Châu Á-Thái
Bình Dương,
27.0%

Nguồn: ICO
Đối với niên vụ tới (niên vụ 2012/13), CONAB – cơ quan chính thức chịu
trách nhiệm về dự báo mùa vụ của Braxin cho biết tổng sản lượng cà phê của quốc
gia này trong niên vụ 2012/13 sẽ đạt mức 50,6 triệu bao, trong đó bao gồm 37,7
triệu bao cà phê Arabica và 12,9 triệu bao cà phê Robusta. Vụ thu hoạch cà phê

2012/13 của Braxin sẽ bắt đầu trong một thời gian ngắn nữa. Tuy nhiên, điều kiện
thời tiết bất lợi tiếp t
ục làm hạn chế nguồn cung cà phê Arabica sạch, đặc biệt là tại
khu vực Trung Mỹ và Colombia. Thời điểm này vẫn còn tương đối sớm để đưa ra
các ước tính về sản lượng cà phê của niên vụ 2012/13.
Dự trữ: Dự trữ cà phê toàn cầu đã bị suy giảm đáng kể do hoạt động xuất
khẩu mạnh mẽ trong năm 2011. Theo các thông tin từ các thành viên ICO, khối
lượng dự trữ cà phê đầ
u kỳ tại các quốc gia xuất khẩu trong niên vụ 2011/12 đạt
khoảng 17,4 triệu bao, là mức dự trữ thấp kỷ lục. Mức giá tương đối cao trong vòng
2 năm gần đây đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu và làm giảm dự trữ.
Biến động khối lượng dự trữ cà phê đầu kỳ tại các quốc gia xuất khẩu
55.1
54.0
48.3
52.7
41.2
37.2
28.4
27.7
19.5
20.5
18.5
17.4
10
15
20
25
30
35

40
45
50
55
60
2
000/01
2
001/02
2
0
02/0
3
2003/04
2
004/05
2
005/06
2
0
06
/
0
7
2
0
07/0
8
2008/09
2

009/10
2
0
10
/
1
1
2
0
11/1
2
Triệu bao

Nguồn: ICO


16
Trong khi đó, tồn kho tại các quốc gia nhập khẩu lại tăng tương đối mạnh,
đạt mức 22,3 triệu bao, điều này đã làm giảm bớt mối lo ngại về tình trạng nguồn
cung hạn chế, đồng thời cũng góp phần tác động vào xu hướng đi xuống của giá cà
phê trên thị trường thế giới kể từ mức đỉnh điểm đạt được vào đầ
u tháng 5 năm
2011.
Tiêu thụ: Theo ICO, tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm dương lịch 2011
ước đạt 136,5 triệu bao, tăng 1,5 triệu bao so với tiêu thụ của năm 2010. Sự gia tăng
này được đóng góp bởi sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường mới nổi, sự gia tăng
tiêu thụ nội địa tại các quốc gia xuất khẩu và khả năng tiêu thụ cà phê sẽ phục hồi
trong điều kiện cu
ộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Biến động tiêu thụ cà phê toàn cầu qua các năm

119.9
123.5
129.3
132.9
131.8
135
136.5
100
105
110
115
120
125
130
135
140
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Triệu bao

Nguồn ICO
Tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng trưởng liên tục trong vòng hơn 40 năm qua,
với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 1,6%. ICO dự kiến tiêu thụ cà phê
toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng tương đối mạnh và có thể tăng mạnh hơn so với mức
tăng trưởng trong sản xuất cà phê. ICO dự báo, tiêu dùng cà phê toàn cầu vẫn sẽ tiếp
tục tăng trong năm nay.
Xuấ
t nhập khẩu: Theo thống kê của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong
tháng 01/2012 đạt 8 triệu bao, giảm 9,9% so với tháng 01/2011.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu theo chủng loại trong tháng 1



Tháng 01/2011 Tháng 01/2012 % thay đổi
Tổng xuất khẩu 8,9 8,0 -9,9%
Cà phê Colombian Dịu
1,0 0,6 -36,5%
Cà phê Dịu khác
2,2 2,1 -3,7%
Cà phê Tự nhiên Braxin
2,8 2,2 -21,2%
Cà phê Robusta
2,9 3,1 5,3%
Nguồn: ICO
Lũy kế 4 tháng đầu niên vụ 2011/12 (Từ tháng 10/2011-tháng 1/2012), tổng
khối lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu đạt 32,6 triệu bao, giảm 3% so với mức 33,6
triệu bao cùng kỳ niên vụ trước. Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê Arabica giảm
7,6% trong khi xuất khẩu cà phê Robusta lại tăng 7,4% so với cùng kỳ niên vụ
trước.


17
So sánh khối lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu 4 tháng đầu các niên vụ
33.6
3.8
6.7
12.9
32.6
3.1
7.2
11.3
0

5
10
15
20
25
30
35
40
Tổng xuất khẩu Cà phê Colombian
Dịu
Cà phê Dịu khác Cà phê Tự nhiên
Braxin
Triệu bao
4 tháng đầu niên vụ 2010/11
4 tháng đầu niên vụ 2011/12

Nguồn: ICO

Một số quốc gia xuất khẩu chính đã có mức xuất khẩu sụt giảm trong thời kỳ
này. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái giữa đồng USD so với đồng tiền của một số quốc
gia xuất khẩu trong tháng 2 sụt giảm so với tháng 1, dẫn đến những tác động tiêu
cực đến giá cà phê xuất khẩu.
Biến động giá cả: Chỉ số giá tổng h
ợp trung bình tháng 2 của ICO đạt mức
182,29 US cent/lb, giảm 3,5% so với tháng 1 và là mức giá trung bình tháng thấp
nhất trong vòng 11 tháng gần đây. Chỉ số giá trung bình tháng này đã thấp hơn
15,6% so với tháng 2/2011 và thấp hơn 13,4% so với giá trung bình cả năm 2011.
Biến động chỉ số giá tổng hợp trung bình tháng từ năm 2008-nay
100
120

140
160
180
200
220
240
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12

T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
2008 2009 2010 2011 2012
US cent/lb
Nguồn: ICO



18
So với cùng kỳ năm 2011, giá trung bình của cả 4 nhóm cà phê trong tháng
02/2012 đều có mức giảm đáng kể, đặc biệt là trường hợp của cà phê Arabica. Cụ
thể, giá cà phê Arabica chủng loại Colombia Dịu giảm 17,6%, chủng loại Dịu khác
giảm 22,1%, chủng loại cà phê tự nhiên Braxin giảm 12,8%, trong khi chủng loại
Robusta giảm nhẹ hơn với mức giảm 6,8%.

Biến động chỉ số giá trung bình tháng của các nhóm cà phê
từ năm 2008-nay
50
100
150
200
250
300
350
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1

T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7

T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
2008 2009 2010 2011 2012
US cent/lb
Colombian Mild Arabicas
Other Mild Arabicas
Brazilian Natural Arabicas
Robustas
Nguồn: ICO
So với tháng 1/2012, giá trung bình của cả 3 nhóm cà phê chủng loại Arabica
trong tháng 2 này vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể, giá cà phê Dịu nhẹ Colombia giảm
4,6%, giá các loại cà phê Dịu khác giảm 5,5% và giá cà phê tự nhiên Braxin giảm
5,6%. Trong khi đó, giá cà phê Robusta lại ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ -
tăng 5,4% so với giá trung bình tháng 1. Diễn biến trái chiều này đã làm cho sự
chênh lệch giữa 3 nhóm cà phê chủng loại Arabica và giá cà phê Robusta được thu
hẹp đáng kể.
Giá cà phê Arabica trên thị trường thế
giới giảm là do các thông tin tích cực
về một vụ mùa bội thu tại Braxin - quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới cùng
với việc đồng USD tăng giá bởi các dữ liệu kinh tế xấu phát đi từ Trung Quốc và
châu Âu trong khi tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần của Mỹ xuống thấp nhất trong vòng 4
năm. Đồng USD mạnh lên thường khiến cho giá các loại hàng hóa, trong đó có giá
cà phê giảm xuống.
Theo nhận
định của ngân hàng Societe Generale, giá cà phê arabica sẽ ở mức

bình quân 205,87 US cent/lb trong năm nay do sản lượng của Braxin cao kỷ lục. Giá
sẽ chịu sức ép đi xuống từ nay cho đến khi Braxin thu hoạch xong, nhưng sẽ đảo
chiều đi lên trong giai đoạn cuối năm nhờ ảnh hưởng của sức tiêu thụ nội địa mạnh
mẽ tại Braxin.
3.1.2. Tình hình trong nước
Sản xuất và tiêu thụ: Theo Tổng cục Thống kê, sản l
ượng cà phê cả nước
năm 2011 đạt 1,17 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2010.


19
Sản xuất cà phê của Việt Nam các năm gần đây
460
480
500
520
540
560
580
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nghìn ha
700
750
800
850
900
950
1000
1050
1100

1150
1200
Nghìn tấn
Diện tích
Sản lượng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam VICOFA dự báo, trong niên vụ 2011/12
(kéo dài từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012), sản lượng cà phê của cả nước có thể
đạt khoảng 18,3 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng có thể sẽ thấp hơn nữa do hàng trăm
ngàn héc ta cà phê ở khu vực Tây Nguyên đã già cỗi trong khi việc thay thế, tái canh
lại gặp nhiều trở ngại. Hiện có khoảng 30% diện tích cà phê của Việt Nam đang già
cỗi cầ
n phải tái canh, tập trung chủ yếu tại Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Xuất khẩu: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nước ta đã xuất khẩu
202,1 nghìn tấn cà phê trong tháng 02/2012, đạt giá trị 413,6 triệu USD; tăng mạnh
80,1% về lượng và 82,2 % về giá trị so với xuất khẩu của tháng trước. So với cùng
kỳ năm trước, xuất khẩu của nước ta trong tháng 2 này cũng đã tăng 40,4% về lượng
và t
ăng 36,7% về giá trị.
Khối lượng xuất khẩu cà phê
2 tháng đầu năm 2011-2012
Giá trị xuất khẩu cà phê
2 tháng đầu năm 2011-2012
143.9
314.2
359.0
215.0
202.1

112.2
50
100
150
200
250
300
350
400
Tháng 1 Tháng 2 2 tháng đầ
u
năm
N
g
hìn
tấn
Năm 2011
Năm 2012
640.5
413.2
715.7
302.5
226.9
413.6
50
150
250
350
450
550

650
750
Tháng 1 Tháng 2 2 tháng đầu
năm
Triệu
USD
Năm 2011
Năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan


20
Tuy nhiên, do hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 1 bị giảm
mạnh so với cùng kỳ năm 2011 làm cho xuất khẩu cà phê của nước ta trong 2 tháng
đầu năm 2012 vẫn giảm lần lượt 12,5% về lượng và giảm 10,5% về giá trị so với
cùng kỳ năm trước, đạt tổng khối lượng xuất khẩu 314,2 nghìn tấn với giá trị 640,5
triệu USD.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân của nước ta trong tháng 2/2012 đạt mứ
c
2.047 USD/tấn, tăng nhẹ 1,2% so với tháng trước nhưng giảm 2,6% so với giá xuất
khẩu cùng kỳ năm 2011.
Biến động giá cà phê xuất khẩu 2010-2012
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2200

2400
2600
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T1
T2
Năm 2010 Năm 2011 Năm
2012

USD/tấn

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Giá cả: Ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên
ngày 22/3 đứng ở mức 39.500-39.600 đồng/kg, tăng 3,7% so với giá hồi đầu năm.
Các giao dịch trên thị trường cũng chưa mạnh do nông dân vẫn có tâm lý găm hàng
và bán ra rất ít với kỳ vọng giá sẽ lên cao hơn nữa.
Diễn biến giá cà phê nhân xô tại Đắk Lắk từ
đầu năm đến nay
35,000
36,000
37,000
38,000
39,000
40,000
41,000
3
/
1
5/1
7/1
1
0/
1
12/1
14/1
18/1
20/1
2

5/
1
2
7/
1
30/1
1/2
3/
2
6/
2
8/2
1
0/2
13/2
15
/
2
1
7/
2
20/2
22/2
24/2
27/2
29
/
2
2/3
5

/
3
7/3
9/3
12/3
14/3
1
6/
3
1
9/3
21/3
Đồng/kg

Nguồn: Giacaphe.com


21
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ của nước ta đạt mức 1.980
USD/tấn (FOB), tăng 11,2% so với mức giá đạt được hồi đầu năm.
Diễn biến giá cà phê Robusta xuất khẩu tại cảng Sài Gòn
1,600
1,700
1,800
1,900
2,000
2,100
2,200
3
/1

5/1
7/1
10/1
12
/1
14
/1
18/1
20/1
25
/1
27
/1
30
/1
1/2
3
/2
6/
2
8/
2
10/2
13
/2
15
/2
17
/2
20/2

22/
2
24/
2
27
/2
29/2
2/3
5/3
7/
3
9/3
12/3
14/3
16
/3
19/3
21/3
USD/tấn
FOB HCM
London

Nguồn: Giacaphe.com

Nguyên nhân khiến giá cà phê của nước ta tăng lên so với hồi đầu năm là do
các thông tin tiêu cực về tình hình nguồn cung cà phê của Việt Nam đã làm cho giá
cà phê Robusta giao dịch trên thị trường Luân Đôn tăng lên. Có thể thấy giá cà phê
của nước ta luôn biến động cùng chiều với giá cà phê Robusta giao dịch trên thị
trường Luân Đôn. Theo đánh giá của ICO, một khi thiếu sức bán từ Việt Nam thì giá
cà phê Robusta trên thị trường thế giới sẽ còn ở mức cao h

ơn nữa.
Nghiên cứu xu thế biến động khối lượng xuất khẩu theo năm từ 2000 đến
2011, Trung tâm Tin học và Thống kê dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê của
năm 2012 có thể đạt mức 1,15 triệu tấn với trị giá khoảng 2,36 tỷ USD, giảm
7,2% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị xuất khẩu so với năm 2011 do hạn chế
về nguồn cung trong nước trong khi giá cà phê th
ế giới đi xuống.
3.2. Mặt hàng cao su
3.2.1. Tình hình thế giới
Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng
cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 sẽ tăng 3,2% lên 10,450 triệu tấn, tăng nhẹ so
với mức dự báo trước đây là 10,412 triệu tấn do sản lượng tăng ở Việt Nam. Xuất
khẩu từ các nước thành viên ANRPC ước đạt 7,892 triệu tấn trong năm 2012, tăng
so với 7,685 triệu t
ấn năm 2011. Các nước thành viên ANRPC bao gồm Thái Lan,
Malaysia,Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc. Nhu cầu cao su toàn cầu năm 2012
được IRSG dự báo sẽ tăng 3,4%, cao hơn mức tăng trưởng sản lượng 0,2%.
Tiêu dùng cao su tự nhiên dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,3%/năm trong
thập kỷ tới do nhu cầu tăng cao của các nền kinh tế đang phát triển. Trong những
năm gần đây nhu cầu về cao su của các nước này trong thị trường cao su thế
giới
tăng từ mức 39% trong thập kỷ vừa qua lên mức 43% trong thập kỷ tới. Theo các
chuyên gia, tăng trưởng tiêu dùng cao su toàn cầu chủ yếu là tăng do tiêu dùng cao
su tự nhiên trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thương mại hạng nặng, hiện đang
tăng trưởng nhanh với sự phát triển mạnh của các nền kinh tế như Trung Quốc và
Ấn Độ. Do vậy ngoài việc cải thiện năng suất cao su, ngành cao su thế giới c
ần phải
tăng diện tích khoảng 10%, tương đương khoảng 1 triệu ha trong 5 năm tới.



22
Theo Hiệp hội cao su Indonesia, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này
có thể giảm 3,2% trong năm nay do mưa lớn làm gián đoạn cạo mủ. Sản lượng có
thể giảm xuống còn 3 triệu tấn so với mức 3,1 triệu tấn của năm 2011. Nguồn cung
bị giảm sút từ Indonesia, quốc gia sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới (sau Thái Lan)
có thể sẽ giúp cho giá cao su tăng được 21% trong năm nay khi dự báo nhu cầu từ

ngành ô tô sẽ tăng. Nhu cầu lốp xe của thế giới được dự báo tăng 4,7% mỗi năm cho
đến năm 2015 để đạt 3,3 tỷ chiếc. Về giá trị, thị trường lốp xe được dự báo tăng
trưởng 6,5% mỗi năm trong cùng giai đoạn đạt 220 tỷ USD.
Theo Ủy ban Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này
trong tháng 2/1012 đạt 80.500 tấn, tăng mạnh so với mức 78.000 tấn tháng 2/2011.
Trong khi đ
ó xuất khẩu giảm 88% xuống còn 951 tấn, giảm so với 7.951 tấn cùng
tháng năm trước. Nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 2/2012 của nước này
tăng gấp hơn hai lần so với tháng trước đạt 22.924 tấn, tăng so với 8.458 tấn cùng kỳ
năm ngoái. Dự báo sản xuất cao su thiên nhiên của Ấn Độ năm 2012 đạt 996.000
tấn.
Trong những tháng đầu năm 2012, thị trường cao su Châu Á biến động liên
tục về giá. Tại Malaysia, giá cao su trong các tháng 1, tháng 2/2012 giảm
ở mức 30-
35% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên so với tháng 1/2012 giá cao su bình quân
trong tháng 2/2012 tăng 9,02% (tương đương với 33,50 cents/kg) đối với loại
SMR20.
Tại thị trường SICOM, giá cao su chủng loại RSS3 trong tháng 2/2011 tăng
12,57% (tương đương 51,25 US cents/kg) so với tháng 1/2012. Trong khi giá cao su
ở thị trường các nước đang có xu hướng tăng trong tháng 3/2012 thì giá cao su tại
SICOM đang có xu hướng giảm nhẹ, trong nửa đầu tháng 3/2012 giá cao su chủng
loại RSS3 giao tháng 4/2012 đạt 396,93 US Cents/kg, giảm 2,4% so với cùng kỳ
tháng trước (tương đương (9,76 US cents/kg).

Trên sàn giao dịch hàng hóa Tocom, giá cao su k
ỳ hạn giao sau 6 tháng được
giao dịch nhiều nhất. Chốt phiên giao dịch ngày 13/3 là 339,3 yên/kg (4,13
USD/kg). Tại sàn giao dịch Thượng Hải, giá cao su giao tháng 5 tăng 295 NDT lên
29.090 NDT/tấn, tương đương 4.600 USD/tấn.
Giá cao su thiên nhiên thế giới tháng 1-3 năm 2012
Đơn vị: USD/100kg

Nguồn: ANRPC


23

Thị trường cao su toàn cầu được hỗ trợ khi giá dầu Brent hiện đã lên tới 126
USD/thùng. Giá dầu cao thường làm giảm nhu cầu cao su tổng hợp và chuyển sang
dùng cao su thiên nhiên thay thế. Theo nhận định của Chủ tịch Cơ quan phát triển
cao su tiểu điền Malaysia (RISDA: Rubber Industry Smallholer Development
Authority), xu thế tăng giá hiện nay của giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục bền vững
trong dài hạn do giá dầu chưa có dấu hiệu giảm và nguồn cung từ các n
ước chủ chốt
bị thắt chặt.
3.2.2. Tình hình trong nước
Sản xuất: Theo số liệu thống kê, diện tích cây cao su năm 2011 đã đạt 834,2
ngàn ha, tăng 85,5 ngàn ha (11,4%) so với năm 2010. Sản lượng cao su năm 2011
ước đạt 811.600 tấn, tăng 8% và năng suất đạt khoảng 1.720 kg/ha, tăng nhẹ so với
năm 2010. Đây là năm thứ hai liên tiếp năng suất cây cao su Việt Nam vượt 1,7
tấn/ha và tiếp tục giữ vị
trí thứ hai về năng suất trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ (1.784
kg/ha), vượt hơn các nước sản xuất lớn như Thái Lan (1.705 kg/ha), Malaysia (1.450
kg/ha) và Indonesia (937 kg/ha).

Xuất khẩu: Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cao su
thiên nhiên của Việt Nam trong tháng 2/2012 đạt 88.825 tấn, trị giá 252,7 triệu
USD, đơn giá bình quân là 2.845 USD/tấn. So với tháng trước, cao su xuất khẩu
tăng 27,7% về lượng, tăng 32,2% về trị giá và tăng 3,6% về
giá. So với cùng kỳ năm
trước, cao su xuất khẩu trong tháng 2/2012 tăng mạnh về lượng (+90,5%) nhưng giá
giảm khá nhiều (-37,7%), do vậy giá trị chỉ tăng 18,7%.
Tính đến hết tháng 2/2012, lượng cao su xuất khẩu đạt 158.394 tấn, trị giá
443,8 triệu USD, tăng mạnh về lượng (+29,3%) nhưng giảm về giá trị (-18,8%) do
giá giảm mạnh (-37,2%). Trong hai tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường
nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất,
đạt khoảng 88,5 ngàn tấn, trị giá 218,6 triệu
USD, chiếm 56% thị phần, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 35,9% về giá trị so với
cùng kỳ năm trước. Malaysia là thị trường lớn thứ hai với thị phần 11,9% (18,8 ngàn
tấn), hơn gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước (+187,9%). Đài Loan chiếm khoảng
5,5% (8,7 ngàn tấn), tăng 56% và Ấn Độ khoảng 3,7% (5,8 ngàn tấn), tăng hơn 4 lần
(+318,8%).
Giá cao su xuất khẩ
u trong tháng 2/2012 chủng loại SVR 3L đạt 3.735
USD/tấn, tăng 13,58% so với tháng 1/2012, giá cao su SVR 3L nửa đầu tháng
3/2012 đạt 3.758 USD/tấn. Dự báo giá cao su trong tháng tới có thể tiếp tục tăng do
nguồn cung bị thắt chặt tại các quốc gia sản xuất chủ chốt, kinh tế Mỹ tiếp tục có
diễn biến tích cực và giá dầu thô mặc dù đã giảm nhiệt song vẫn đang ở mức cao.
Diễn biến giá cao su SVRCV50, SVR10, Latex tháng 1-3 năm 2012
Đơn vị tính: (FOB, HCM, USD/tấ
n)
Nguồn: Hiệp Hội Cao su Việt Nam


24

Dự báo khối lượng cao su xuất khẩu của năm nay có thể đạt con số hơn 930
ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với con số dự báo của tháng trước do khối
lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm lớn hơn nhiều so với ước tính. Giá trị xuất khẩu
cao su có thể đạt mức hơn 2,6 tỷ USD nếu như giá cả cao su trên thế giới tăng một
các bề
n vững, tăng 13,1% về khối lượng nhưng giảm tới 17,7% về giá trị so với xuất
khẩu năm 2011 do diễn biến hoạt động xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm nay
tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu lại bị giảm khá nhiều.
Dự báo khối lượng và giá trị cao su xuất khẩu năm 2012
Thời điểm
Khối lượng XK (tấn)
r=14,5%
Giá trị XK (USD)
r=20,4%
Quý 1** 208.752 586.980.517
Quý 2** 142.192 404.557.086
Quý 3** 279.301 794.650.230
Quý 4** 306.192 871.159.387
Cộng 936.437 2.657.347.219
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
Ghi chú: **Giá trị dự báo; r – sai số dự báo

3.3. Mặt hàng hồ tiêu
3.3.1. Tình hình thế giới
Sản xuất và thương mại: Theo nhận định của Ủy ban Gia vị Ấn Độ, sản
lượng hồ tiêu của quốc gia này đạt 43 ngàn tấn trong năm 2012, giảm 5 ngàn tấn so
với năm 2011. Dự báo Ấn Độ sẽ nhập khẩu 14 ngàn tấn và xuất khẩu 21 ngàn tấn hồ
tiêu trong năm nay. Mặc dù là quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ 2 thế
giới sau Việt
Nam nhưng Ấn Độ có mức tiêu thụ nội địa khá cao, dự báo tiêu dùng hồ tiêu của

quốc gia này năm 2012 đạt 40 ngàn tấn. Năm 2011, Ấn độ xuất khẩu 23.750 tấn hồ
tiêu các loại với giá trị đạt 149 triệu USD, tăng 28% về khối lượng và tăng 98% về
giá trị so với năm 2010.
Tháng 2/2012, Braxin đã xuất khẩu được 1.679 tấn hồ tiêu với giá trị đạt
11,8 triệu USD, gi
ảm 39,8% về khối lượng và giảm 9,2% về giá trị so với tháng
2/2011. Tính chung 2 tháng đầu năm Braxin xuất khẩu 4.222 tấn hồ tiêu, tổng kim
ngạch đạt 29,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái khối lượng xuất khẩu giảm
16% nhưng giá trị tăng 26% do giá tiêu xuất khẩu tăng cao. Hoa Kỳ và Đức là 2 thị
trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Braxin chiếm tỷ trọng lần lượt 38% và 21%
tổng l
ượng hồ tiêu xuất khẩu của quốc gia này.
Xuất khẩu hồ tiêu của Braxin và Ấn Độ 2011-2012
-
5
10
15
20
25
30
35
40
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8

Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
2011 2012
Triệu USD Tấn
-
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
4.500
5.000
KLXK Braxin KLXK Ấn Độ GTXK Braxin GTXK Ấn Độ

Nguồn: IPC

×