Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.31 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỆ ĐÀO

TẠO SAU ĐẠI
HỌC




NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đề tài:
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương
Khóa 22 – Lớp Đêm 1 – Nhóm 9











TP.HCM, Tháng 02 năm 2014
Danh sách nhóm
1. Bùi Thị Thu Thủy


2.

Nguyễn Thị Hoài Thương
3.

Nguyễn Phạm Nhã Trúc
4. Lâm Đặng Xuân Hoa
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2

Contents

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán 4
1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán 4
1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán 4
1.1.2.1 Quan điểm của FCI 4
1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT 5
1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN 5
1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu 5
1.1.3. Phân loại bao thanh toán 6
1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán 6
1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện 6
1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán 7
1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện 7
1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế 8
1.1.4.1. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán: 8
1.4.4.2. Một số quy định về hoạt động bao thanh toán: 8
1.1.4.3. Quy trình hoạt động có một đơn vị bao thanh toán 10

1.1.4.4. Quy trình hoạt động có hai đơn vị bao thanh toán 11
1.1.5. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng công cụ bao thanh toán 13
1.1.5.1. Tiện ích của bao thanh toán 13
1.1.5.2. Rủi ro khi thực hiện bao thanh toán: 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM TẠI
VIỆT NAM
2.1. Hoạt động bao thanh toán trên thế giới 20
2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam: 21
2.2.1. Dịch vụ bao thanh toán tại một số ngân hàng tại Việt Nam 22
2.2.1.1. Hoạt động bao thanh toán tại ACB: 22
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

3

2.2.2.2. Hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 25
2.2.2 Đánh giá về hoạt động bao thanh toán của NHTM tại VN: 30
2.3 Nguyên nhân của một số tồn tại khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt
Nam: 31
2.3.1 Khung pháp lý 31
2.3.2 Khái niệm bao thanh toán còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp 34
2.3.3 Chi phí cao gây e ngại cho các doanh nghiệp 34
2.3.4 Trình độ hiểu biết về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế 35
2.3.5 Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế 35
2.3.6 Nguyên nhân khác: 36
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM
3.1 Thiết lập mối quan hệ giữa các Ngân hàng, các Ngân hàng nên làm đại lý bao
thanh toán cho nhau. 38
3.2 Khuyến khích và tiếp thị bên mua hàng ký hợp đồng liên kết với Ngân hàng . 38
3.3 Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định chất lượng khoản phải thu và bên mua hàng,

đặc biệt cần nâng cao kỹ năng thẩm định hợp đồng thương mại : 39
3.4 Một số giải pháp khác 40









PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán
1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu dài, xuất phát từ hoạt động đại lý
hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã, phát triển ở Anh vào
thế kỉ 15 dưới hình thức ứng trước một phần cho người ủy nhiệm (nhà cung ứng sản
phẩm), và phát triển mạnh từ thế kỉ 19 thông qua các nhà đại lý thanh toán ngành dệt may
của Mỹ, ngành công nghiệp điện, hóa chất, sợi tổng hợp… Do đó, có thể khẳng định rằng
cơ sở ra đời của bao thanh toán chính là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ
thương mại giữa các bên. Chỉ khi đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh các khoản phải thu giữa
bên mua và bên bán thì bao thanh toán mới có thể ra đời.
1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán
1.1.2.1 Quan điểm của FCI
Theo hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI), bao thanh toán là một dịch vụ tài chính

trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi công nợ
và thu hồi nợ. Đó là thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và người bán, trong đó đơn vị
bao thanh toán sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng
thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản
hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị bao thanh toán sẽ thay người
mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch
vụ này được gọi là bao thanh toán quốc tế.
Theo điều 1 – Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế ấn bản
tháng 06/2004 của FCI (General Rules for International Factoring Version June 2004),
hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản
phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

5

hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau: kế toán
sổ sách các khoản phải thu…
1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT
Điều 2 Chương I Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT
Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của bao
thanh toán là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc cung ứng tiền thanh
toán trước.
1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ.
1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu
Từ những định nghĩa, quan điểm của các tổ chức trong và ngoài nước, ta có thể thấy
bao thanh toán được hiểu như sau:

Một là, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, hoạt động bao thanh toán phải gắn trực tiếp với chức năng tài trợ tín dụng, các
nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không được coi là một chức năng độc lập trong
hoạt động bao thanh toán.
Hai là, hoạt động bao thanh toán dựa trên quan hệ về quyền mua bán quyền tài sản
và quyền đòi nợ, trong đó quyền đòi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch
thương mại cụ thể nên khi thực hiện bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải tiến hành
phân tích toàn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình
tài chính và hoạt động của bên bán hàng và bên mua hàng, bên bán hàng phải chuyển
giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán để xác lập và chuyển giao quyền
đòi nợ cho bên bao thanh toán.
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

6

1.1.3. Phân loại bao thanh toán
1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán
a) Bao thanh toán có truy đòi
Bao thanh toán có truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh
toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không
có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu.
b) Bao thanh toán miễn truy đòi
Bao thanh toán miễn truy đòi là hình thức bao thanh toán, trong đó đơn vị bao thanh
toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh
toán khoản phải thu.
Đơn vị bao thanh toán chỉ có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên mua hàng
trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoản phải thu do bên bán hàng giao hàng
không đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của
bên mua hàng.
1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện

a) Bao thanh toán trong nước
Bao thanh toán trong nước là hình thức cấp tín dụng của một ngân hàng thương mại
hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các
khoản thu phát sinh từ việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã
được bên bán hàng và bên mua hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa,
trong đó, bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú trong phạm vi một quốc gia.
b) Bao thanh toán xuất nhập khẩu
Bao thanh toán xuất nhập khẩu là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
hay một công ty tài chính chuyên nghiệp cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các
khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

7

hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, mà việc mua bán hàng hóa vượt
ra khỏi phạm vi một quốc gia.
1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán
a) Bao thanh toán từng lần
Bao thanh toán từng lần là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực
hiện các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồng bao thanh toán đối với các khoản phải thu
của bên bán hàng.
b) Bao thanh toán hạn mức
Bao thanh toán hạn mức là hình thức đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa
thuận và xác định một hạn mức bao thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian xác
định.
c) Đồng bao thanh toán
Đồng bao thanh toán là hình thức hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực
hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ,
trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh
toán.

1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện
a) Phương thức thực hiện truyền thống
Bao thanh toán theo phương thức truyền thống là hình thức bên bán và bên mua sẽ
liên hệ với đơn vị bao thanh toán để biết chắc rằng đơn vị bao thanh toán có mua lại các
khoản phải thu cho bên bán hàng hay không trước khi thực hiện mua bán theo thỏa thuận
trong hợp đồng mua bán.
b) Phương thức thực hiện phi truyền thống
Bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống là hình thức đơn vị bao thanh
toán sẽ tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chung cho bên mua và bên bán đủ điều kiện
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

8

thực hiện bao thanh toán sẽ cấp hạn mức bao thanh toán cho cả bên bán và bên mua. Nếu
những quan hệ giao dịch mua bán phát sinh mà bên mua và bên bán nằm trong tiêu chuẩn
chung thì đơn vị này sẽ tiến hành thực hiện bao thanh toán, miễn là tổng số tiền ứng trước
không vượt quá hạn mức bao thanh toán đã được cấp cho bên bán.
1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế
1.1.4.1. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán:
Bao thanh toán cũng là hình thức cấp tín dụng, do đó phải được thực hiện dựa trên
những nguyên tắc nhất định. Theo quy chế BTT 2004, hoạt động bao thanh toán phải
đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh
toán và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
- Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp
đồng bao thanh toán và các bên có liên quan đến khoản phải thu.
- Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua bán
phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
1.4.4.2. Một số quy định về hoạt động bao thanh toán:
Ngoài những quy định căn bản về loại hình bao thanh toán, phương thức bao thanh

toán cũng như phân loại bao thanh toán thì còn có một số quy định khác có liên quan, bao
gồm:
+ Quy định về đồng tiền được sư dụng:
Các giao dịch được thực hiện bằng Đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch bao
thanh toán thực hiện bằng đồng ngoại tệ , đơn vị bao thanh toán, bên bán hàng, bên mua
thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
+ Lãi và phí:
Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
bao thanh toán, theo đó (1) Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

9

cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường và (2) Phí được tính trên giá trị khoản
phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác.
+ Bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán:
Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các
biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm gồm: ký quỹ,
cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp đảm bảo
khác theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản phải thu không được bao thanh toán:
Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện bao thanh toán:
 Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị pháp luật cấm;
 Phát sinh từ giao dịch, thoản thuận bất hợp pháp;
 Phát sinh từ giao dịch, thoản thuận đang có tranh chấp;
 Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi;
 Phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180
ngày;
 Các khoản phải thu được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.
 Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng.

+ Quy định về an toàn:
Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng, hoạt động bao thanh toán phải tuân
theo quy định sau:
 Phải đảm bảo các quy định an toàn tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
 Tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn
tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nhà nước, Tổng số
dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng nước ngoài.
PHT TRIN DCH V BAO THANH TON TI CC NHTM VIT NAM

10

S d khon phi thu m n v bao thanh toỏn nhp khu bo lónh thanh toỏn
cho mt bờn nhp khu phi nm trong gii hn tng s d bo lónh ca t chc
tớn dng cho mt khỏch hng theo quy nh ti Quy ch Bo lónh ngõn hng.
Trng hp nhu cu bao thanh toỏn ca mt khỏch hng vt quỏ 15% vn t
cú ca n v bao thanh toỏn thỡ cỏc n v bao thanh toỏn c thc hin ng
bao thanh toỏn cho khỏch hng theo quy nh ca Ngõn hng Nh nc.
Tng s d bao thanh toỏn khụng c vt quỏ vn t cú ca n v bao thanh
toỏn.
1.1.4.3. Quy trỡnh hot ng cú mt n v bao thanh toỏn
S 1: Quy trỡnh hot ng cú mt n v bao thanh toỏn

Quy trỡnh ny ch yu c s dng trong hot ng bao thanh toỏn trong nc.
Sau õy l quỏ trỡnh thc hin bao thanh toỏn, trong ú ch cú mt n v bao thanh toỏn:
(1) Ngi bỏn v ngi mua tin hnh thng lng trờn hp ng mua bỏn hng
húa, cung ng dch v
(2) Ngi bỏn ngh n v bao thanh toỏn ti tr vi ti sn m bo chớnh l
khon phi thu trong tng lai t hp ng mua bỏn hng húa, cung ng dch v.

(3) n v bao thanh toỏn tin hnh thm nh kh nng thanh toỏn tin hng ca
ngi mua.
(4) Nu xột thy cú th thu c tin hng t ngi mua theo ỳng hn hp ng
mua bỏn, n v bao thanh toỏn s thụng bỏo ng ý ti tr cho ngi bỏn.

5.Kí HĐ BTT
7. Chuyển nhợng hoá đơn
Ngời bán
(Khách hàng)
Ngời mua

(Con nợ)
Đơn vị bao thanh toán

6. Giao hàng
11. Thanh toán ứng trớc

4. Trả lời tín dụng

8. Thanh toán trớc
3. Thẩm định
tín dụng

9. Thu nợ khi đến hạn
10. Thanh to
án

2. Yêu cầu tín dụng

1. Hợp đồng bán hàng


PHT TRIN DCH V BAO THANH TON TI CC NHTM VIT NAM

11

(5) n v bao thanh toỏn v ngi bỏn tha thun v ký kt hp ng bao thanh
toỏn.
(6) Ngi bỏn giao hng cho ngi mua theo ỳng tha thun trong hp ng mua
bỏn hng húa.
(7) Ngi bỏn chuyn giao bng kờ kốm bn gc (hoc bn sao cú ca c quan cú
thm quyn) hp ng mua bỏn hng húa, cung ng dch v; chng t mua bỏn hng húa,
cung ng dch v v cỏc giy t khỏc liờn quan n cỏc khon phi thu cho n v bao
thanh toỏn.
(8) n v bao thanh toỏn ng trc mt phn tin cho ngi bỏn theo tha thun
trong hp ng bao thanh toỏn.
(9) Khi n hn thanh toỏn, n v bao thanh toỏn tin hnh thu hi n t ngi
mua.
(10) Ngi mua thanh toỏn tin hng cho n v bao thanh toỏn.
(11) Sau khi ó thu hi tin hng t phớa ngi mua, n v bao thanh toỏn thanh
toỏn nt tin chuyn nhng khon phi thu cho ngi bỏn.
1.1.4.4. Quy trỡnh hot ng cú hai n v bao thanh toỏn
S 2: Quy trỡnh hot ng cú hai n v bao thanh toỏn


8. Chuyển nhợng

Nhà XK
(Ngời bán)

Nhà NK

(Ngời mua)

7. Giao hàng


Đơn vị BTT XK
2. Yêu cầu tín dụng
5. Trả lời tín dụng
6. Kí HĐ BTT

8. Chuyển nhợng hoá đơn

9. Thanh toán trớc

13. Thanh toán ứng trớc

5. Trả lời tín dụng

3. Yêu cầu tín dụng
12. Thanh toán, báo cáo chuyển tiền
4. Thẩm định tín dụng

10. Thu nợ khi đến hạn

11. Thanh toá
n


Đơn vị BTT NK


1. HĐ bán hàng

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

12

Quy trình này thường sử dụng trong bao thanh toán quốc tế (xuất nhập khẩu hàng
hoá). Sau đây là quá trình thực hiện:
(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ.
(2) Người bán đề nghị đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tài trợ với tài sản đảm bảo
chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(3) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu đề nghị đơn vị bao thanh toán nhập khẩu cùng
thực hiện hợp đồng bao thanh toán.
(4) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình
hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng.
(5) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch bao thanh toán với
đơn vị bao thanh toán xuất khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chấp thuận tài trợ cho
người bán.
(6) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và người bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng
bao thanh toán.
(7) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(8) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng
và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán xuất
khẩu.
Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn
vị bao thanh toán nhập khẩu.
(9) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển tiền ứng trước cho người bán theo thỏa
thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

(10) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ
từ người mua.
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

13

(11) Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.
(12) Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu trích trừ phí và lãi (nếu có) rồi chuyển số tiền
còn lại cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.
(13) Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại cho
người bán.
1.1.5. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng công cụ bao thanh toán
1.1.5.1. Tiện ích của bao thanh toán
a) Đối với người bán
Thứ nhất, cải thiện dòng lưu chuyển tiền tệ nhờ thu được tiền hàng nhanh hơn.
Lượng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp tăng lên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh phát triển.
Bao thanh toán là một quá trình chuyển hóa các khoản phải thu thành tiền mặt. Đối
với bất kỳ một người bán nào, tiền mặt là quyền lực và sức mạnh. Không có tiền mặt,
người bán không thể tồn trữ nhiều hàng hơn, cũng không có tiền để trả lương cho công
nhân viên. Bao thanh toán không phân biệt khách hàng là ai, đó có thể là một công ty in
ấn, một cửa hàng bán công cụ máy móc, một nhà máy dệt may, một doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hay bất cứ một chủ thể nào của nền kinh tế. Mỗi
một đơn vị bao thanh toán, với kinh nghiệm dày dạn trong rất nhiều lĩnh vực, sẽ là một
cộng tác đắc lực hỗ trợ cho công việc làm ăn của khách hàng ngày càng thuận lợi và phát
triển hơn.
Người bán có thể yên tâm vì các đơn vị bao thanh toán hoàn toàn có đủ năng lực
chuyên môn, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng như là sự hiểu biết thông thái về từng
lĩnh vực chuyên môn để có thể thực hiện tốt công việc của mình.
Ở một số tổ chức bao thanh toán chuyên nghiệp, người bán thậm chí có thể nhận

được tiền ngay trong ngày đề nghị bao thanh toán. Nói một cách ngắn gọn, các tổ chức
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

14

bao thanh toán giúp người bán lấp được lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian
từ khi giao hàng đến khi được người mua thanh toán.
Thứ hai, điều kiện cấp tín dụng thương mại dễ dàng, hấp dẫn làm mãi lực tăng
mạnh, từ đó nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào càng sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn.
Là một đối tác tài chính, các tổ chức bao thanh toán sẽ đem lại cho người bán nguồn
lực tài chính để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ thêm nhiều hàng tồn kho,
cung ứng nhiều đơn hàng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới. Các tổ
chức bao thanh toán luôn khẳng định mình sẽ luôn sát cánh với khách hàng, thấu hiểu
mọi nhu cầu của họ, và thiết lập một chương trình hỗ trợ tài chính để giúp đỡ họ.
Rất nhiều chủ thể kinh tế rơi vào tình trạng thiếu vốn khi muốn phát triển tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp mình. Khi đó, bao thanh toán sẽ là phương tiện rất hiệu quả
giúp họ vượt qua khó khăn. Người mua nào cũng mong muốn mua hàng từ một người
bán đưa ra giá thấp nhất mà lại có nguồn hàng dồi dào nhất. Nhưng chính điều đó lại đẩy
người bán vào tình thế khó xử, càng phát triển lại càng phải bán chịu nhiều hơn. Thật
không may là phần lớn người bán không thể nào xoay xở được với tất cả các khoản bán
chịu này. Dù việc buôn bán có phát đạt đến thế nào thì tới một lúc người bán cũng nhận
thấy rằng mình đang rơi vào một tình thế rất nguy hiểm.
Các tổ chức bao thanh toán sẽ giảm thiểu rủi ro này bằng cách chuyển các hóa đơn
chưa thu được tiền thành tiền mặt, nhờ đó mà người bán có thể tiếp tục cấp tín dụng
thương mại cho người mua mà không cần phải lo rủi ro thanh khoản nữa. Hệ quả trực
tiếp của việc này là người bán nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng
chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.
Các tổ chức bao thanh toán cam kết tận dụng sự thông thạo trong lĩnh vực tín dụng,
thu hồi nợ, cung ứng nguồn tiền mặt hay tài trợ giúp cho người bán nâng cao được hiệu
quả hoạt động, vừa tăng doanh số vừa giảm được mất mát do không thu hồi được nợ,

đồng thời cải thiện rõ rệt dòng lưu chuyển tiền tệ. Nhờ mọi rắc rối kể trên đã được
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

15

chuyển sang cho tổ chức bao thanh toán nên người bán có thể toàn tâm toàn ý tập trung
vào việc sản xuất hay cung ứng hàng hóa.
Nói tóm lại, người bán càng thêm có nhiều cơ hội làm ăn nhờ:
o Sẵn sàng bán chịu cho người mua mà không sợ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển
tiền tệ;
o Tăng doanh số;
o Tăng tồn trữ hàng tồn kho;
o Cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ;
o Tận dụng thế mạnh của chiết khấu thương mại;
o Nâng hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng;
o Tìm kiếm nhiều cơ hội mới, mở rộng giao thương quốc tế.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chuyên môn hóa sản xuất.
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh mặt hàng chính yếu, người bán còn phải mất
thời gian quản lý các khoản phải thu từ người mua. Nếu người bán sử dụng bao thanh
toán, công việc này sẽ được chuyển cho đơn vị bao thanh toán. Người bán không còn
phải tốn chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách
hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản
nợ này nữa. Với kinh nghiệm, nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản
của mình, các tổ chức bao thanh toán sẽ giải quyết nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu
quả mọi vấn đề liên quan đến các hóa đơn và việc thu hồi nợ. Châm ngôn của các tổ chức
bao thanh toán lúc này là “Hãy để chúng tôi làm những việc mà chúng tôi làm tốt nhất,
còn bạn, hãy làm những việc mà bạn làm tốt nhất !Chúng ta hãy cùng là đối tác tốt của
nhau.”
b) Đối với người mua
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM


16

Thứ nhất, nhà nhập khẩu có thể giảm gánh nặng tài chính: do việc nhà nhập khẩu
không phải mở thư tín dụng, không phải trả phí mở thư tín dụng, hay không phải ký
quỹ…
Thứ hai, nhà nhập khẩu được chủ động đối với hàng hóa: được nhận hàng và sử
dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền ngay, và chỉ phải thanh toán tiền hàng khi
hàng đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng mua bán.
Thứ ba, nhà nhập khẩu đơn giản hóa thủ tục thanh toán: nhờ tập trung thanh toán
về một đầu mối là ngân hàng
Thứ tư, nhà nhập khẩu có thể mua hàng với điều kiện tài khoản ghi sổ như: mua
giao hàng ngay, mua trả chậm, và nhà nhập khẩu có cơ hội đàm phán điều khoản mua
hàng tốt hơn. Hình thức này hỗ trợ rất lớn cho các nhà nhập khẩu về khả năng thanh
khoản cũng như hoạt động ngân quỹ.
Thứ năm, nhà nhập khẩu cũng giảm được công sức và chi phí trong việc quản lý sổ
sách kế toán, quản lý khoản nợ: vì khi ngân hàng đã kí hợp đồng bao thanh toán với nhà
xuất khẩu thì ngân hàng phải có trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát khoản phải thu
từ phía nhà nhập khẩu. Vậy khi đó nhà nhập khẩu có thể thỏa thuận với ngân hàng trong
việc quản lý sổ sách kế toán cũng như khoản nợ của mình.
c) Đối với đơn vị bao thanh toán
Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán cũng có được một
thuận lợi là được hưởng lợi ích theo quy mô. Các lợi ích đó là:
Thứ nhất, doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị bao thanh toán sẽ tăng lên
nhanh chóng nhờ các khoản tiền thu được khi thực hiện nghiệp vụ này như phí, lãi suất…
Thứ hai, việc thực hiện bao thanh toán làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho
đơn vị bao thanh toán, đem lại tiện ích mới cho khách hàng và nguồn thu không nhỏ cho
ngân hàng. Nghiệp vụ bao thanh toán còn cung cấp một số dịch vụ khác như:
 Bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp
 Quản lý các khoản phải thu và thu nợ cho khách hàng

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

17

 Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, các đơn vị bao thanh toán có thể loại trừ được các khoản nợ xấu thông qua
thực hiện bao thanh toán có truy đòi. Ngoài ra, quy trình thực hiện bao thanh toán đều
yêu cầu đơn vị bao thanh toán xem xét đến khả năng tài chính của bên mua và bên bán,
hoạt động mua bán phải thực hiện đúng những thỏa thuận và không trái pháp luật, đây là
cơ sở vững chắc trong việc thu hồi các khoản phải thu sau khi đơn vị bao thanh toán đã
mua lại từ bên bán.
Thứ tư, các đơn vị bao thanh toán cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách
hàng nên xét về quy mô sẽ giảm được chi phí cố định liên quan đến các khách hàng đó.
d) Đối với nền kinh tế
BTT có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế trong điều kiện
quốc gia đó còn nhiều hạn chế về luật thương mại và thực thi luật thương mại, hệ thống
luật phá sản và kinh nghiệm quản lý. Đối với những quốc gia này, sự hạn chế về pháp
luật, hành lang pháp luật chưa vững chắc và trình độ quản lý yếu kém là trở ngại lớn cho
hoạt động giao thương trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong giao thương quốc tế, các
bên bán rất hạn chế giao dịch đối với bên mua tại các quốc gia có luật thương mại yếu
kém vì cơ sở giao dịch không được bảo đảm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự phát triển
của quốc gia đó có nhiều hạn chế, sự hấp dẫn đầu tư cũng giảm sút. Thông qua việc thực
hiện BTT, vấn đề này được cải thiện rất nhiều. Với vai trò hoạt động của mình, các đơn
vị BTT phải có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra các nghiệp vụ mua bán chung nhằm bảo đảm
có thể kiểm soát theo dõi khoản phải thu trong tương lai được chặt chẽ và loại trừ được
nợ xấu. Điều này cũng góp phần cải thiện hình ảnh của bên mua tại những quốc gia có
luật thương mại yếu kém đối với bên bán, nhờ vào sự đảm bảo về mặt tài chính và uy tín
của các đơn vị BTT (thông thường là các ngân hàng hay các công ty tài chính chuyên
nghiệp).
1.1.5.2. Rủi ro khi thực hiện bao thanh toán:

 Rủi ro gian lận
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

18

Rủi ro gian lận là rủi ro hóa đơn được bao thanh toán (có ứng trước) không tương
ứng với một giao dịch thương mại thực tế nào. Vì vậy, hóa đơn đó không có giá trị pháp
lý và đơn vị bao thanh toán không thể thu nợ từ người mua.
Như đã nói ở trên, đơn vị bao thanh toán ứng trước cho người bán trước khi được
nhận thanh toán từ người mua. Người bán sau khi giao hàng sẽ ký phát hóa đơn đòi tiền
người mua và gửi cho đơn vị bao thanh toán một bảo sao hóa đơn. Phần lớn các gian lận
đều xuất phát từ đây. Người bán có thể ký phát hóa đơn trước khi giao hàng thực tế hoặc
thậm chí ký phát những hóa đơn hoàn toàn không có thật để nhận được tiền ứng trước
của đơn vị bao thanh toán.
 Rủi ro thu nợ
Rủi ro thu nợ là rủi ro đơn vị thanh toán không thể thu được nợ đúng hạn và hiệu
quả.
Khác với các nghiệp vụ tín dụng truyền thống khác, rủi ro trong việc thu hồi nợ phụ
thuộc rất nhiều vào uy tín và năng lực tài chính của người mua hàng chứ không phải
người bán. Bên mua hàng là người chịu trách nhiệm trả nợ chính cho đơn vị bao thanh
toán nhưng vì họ không phải là người trực tiếp yêu cầu khoản tín dụng từ đơn vị bao
thanh toán và do đó họ không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin và tài liệu liên quan
đến khả năng tài chính và tình hình hoạt động của mình cho đơn vị bao thanh toán. Chính
vì vậy, khó khăn lớn nhất của các đơn vị bao thanh toán trong khi thực hiện nghiệp vụ
này là không chắc chắn thu hồi được nợ.
Ngoài ra, đơn vị bao thanh toán có thể gặp rủi ro nếu học cung cấp dịch vụ bao
thanh toán cho hàng được bán theo phương thức ký gửi, hoặc hàng hóa cần được lắp đăt,
hoặc hàng hóa có điều khoản bảo hành cho phép người mu không có quyền yêu cầu
người bán muc lại hoặc giảm giá nếu hàng hóa không đáp ứng được những yêu cầu nhất
định.

 Rủi ro thanh khoản
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

19

ĐVBTT có thể gặp khó khăn về tính thanh khoản khi luồng tiền ra và luồng tiền
vào của đơn vị không tương xứng, cả về lượng và thời gian. Khi đó ĐVBTT sẽ không thể
ứng trước cho người bán cho đến khi thu được nợ.
 Rủi ro ngoại hối
Đối với nghiệp vụ bao thanh toán xuất – nhập khẩu, khi ứng trước cho người bán
hoặc khi thu nợ từ người mua bằng ngoại tệ, lợi nhuận của đơn vị bao thanh toán có thể
bị ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái thay đổi
















PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM


20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC
NHTM TẠI VIỆT NAM

2.1. Hoạt động bao thanh toán trên thế giới
Hiện nay trên thế giới BTT đã được hầu hết các nước áp dụng và đặc biệt phát triển
ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Điển hình các nước có doanh số lớn như Vương
quốc Anh, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Cho đến nay số nước thực hiện BTT và tham
gia hiệp hội BTT thế giới đã là 72 quốc gia với doanh số thực hiện năm 2007 lên đến
1.299.127 triệu EUR (số liệu của FCI) tăng 14,53 % so với năm 2006. Đây là một con số
không nhỏ, chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP của các nước. Tuy nhiên doanh số BTT
vẫn tập trung chủ yếu ở các nước phát triển thuộc Châu Âu với tỷ trọng BTT năm 2007 là
71.57% chiếm gần 2/3 doanh số BTT trên thế giới, tiếp sau đó là Châu Á với 13.44% và
Châu Mỹ với 11.56 %.
Một thực tế hiện nay là: bao thanh toán trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu là bao
thanh toán trong nước với tỷ trọng BTT trong nước luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2001
doanh số bao thanh toán trong nước mới có 664.659 triệu EUR nhưng con số này đã tăng
gần gấp hai lần lên con số 1.153.131 triệu EUR vào năm 2007. Tuy nhiên bao thanh toán
quốc tế trên thế giới tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng lại phát triển nhanh chóng năm
2007 so với năm 2001 gấp 3.5 lần từ 41.023 triệu EUR năm 2001 lên con số 145.996
triệu EUR năm 2007. Các các nước có doanh số BTT lớn nhất năm 2007 bao gồm: Anh
(286.496 triệu EUR),Ý (122.800 triệu EUR), Pháp (1210660 triệu EUR), Mỹ (97.000
triệu EUR), Nhật (89.000 triệu EUR)…
BTT đã không ngừng phát triển ở các nước phát triển mà còn đang lan rộng qua các
nước đang phát triển như ở khu vực Châu Á,
Bảng 9: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á
Đơn vị: triệu euro
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM


21

(Nguồn: Báo cáo thường niên của FCI)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình phát triển của hoạt động bao
thanh toán ở các nước khu vực Châu Á. Doanh số liên tục tăng qua các năm chứng tỏ
hoạt động này đã đem lại một lợi ích quan trọng đối với các doanh nghiệp đang thiếu vốn
như hiện nay.
Năm 2004, khi nghiệp vụ bao thanh toán còn chưa xuất hiện ở nước ta, thì tại một
số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan đã khá phát triển rồi. Tuy
rằng tốc độ tăng doanh số bao thanh toán của Việt Nam là khá ấn tượng, nhưng quy mô
của nghiệp vụ bao thanh toán Việt Nam so với các nước châu Á khác là rất nhỏ bé.
2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam:
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990, nhưng
chưa có điều kiện để phát triển. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động bao thanh toán đối
với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/9/2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký
Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của
các tổ chức tín dụng (sau này, gọi là Quy chế 1096). Sự ra đời của văn bản pháp lý này
bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai và phát triển dịch vụ

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Trung
Quốc
2640 4315 5830 1430
0
3297
6
5500
0
6730
0

Singapore 2435 2600 2880 2955 3270 4000 4700
Thái Lan 1425 1500 1640 1925 2240 2367 2107
Malaysia 718 730 532 480 468 550 700
Việt Nam 0 0 2 16 43 85 95
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

22

bao thanh toán. Và mãi đến đầu năm 2005, bao thanh toán mới chính thức được triển khai
tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện
nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch
vụ này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ
này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…
Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện dịch vụ
bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB),
Ngoại thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất
nhập khẩu (Eximbank), Quốc tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát
triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Hàng hải
(MSB)… Trong số này, có 4 ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Á Châu và
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Do còn dè dặt trong bước đầu triển khai nên
hiện nay các ngân hàng chủ yếu thực hiện dịch vụ bao thanh toán trong nước có truy đòi.
Tại Việt Nam, nghiệp vụ Bao thanh toán còn khá mới mẻ. Các ngân hàng Việt Nam
cung cấp dịch vụ Bao thanh toán tập trung vào các ngành xuất khẩu thế mạnh như: Dệt
may, da giày, gỗ, điện tử và linh kiện, thủy hải sản đông lạnh… FCI cho biết, doanh số
Bao thanh toán năm 2011 tại Việt Nam đạt 25 triệu EUR, đạt mức tăng trưởng bình quân
1,8 lần trong giai đoạn 2007-2011. Như vậy so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm
2011 là 203.6 tỳ USD thì doanh số bao thanh toán tại Việt Nam thật quả là khiêm tốn.
2.2.1. Dịch vụ bao thanh toán tại một số ngân hàng tại Việt Nam

Một số NHTM phát triển mạnh dịch vụ bao thanh toán tại Việt Nam có thể kể đến như
ACB, Eximbank, BIDV…
2.2.1.1. Hoạt động bao thanh toán tại ACB:
Bao thanh toán tại ACB gồm 2 loại hình: bao thanh toán trong nước (Domestic
factoring) và bao thanh toán xuất nhập khẩu (International factoring). Bao thanh toán
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

23

trong nước là việc bao thanh toán dựa trên Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó bên bán
hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Bao thanh toán xuất nhập khẩu là việc bao thanh toán dựa trên Hợp đồng xuất nhập khẩu.
Để được ACB bao thanh toán, khoản phải thu phải phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa hợp pháp và thời hạn thanh toán còn lại không quá 180 ngày. ACB sẽ không
thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa bị
pháp luật cấm; các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp/đang có tranh chấp; từ các hợp
đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi; các khoản phải thu được gán nợ hoặc cầm cố, thế
chấp hoặc các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán. Sau khi chấp thuận bao thanh toán,
ACB sẽ ký kết Hợp đồng bao thanh toán với bên bán hàng và bên bán hàng thực hiện
việc chuyển nhượng quyền đòi nợ khoản phải thu cho ACB. ACB sẽ ứng trước một số
tiền cho bên bán hàng. Tỷ lệ (hoặc số tiền) ứng trước này do ACB và bên bán hàng thỏa
thuận và được thể hiện trong Hợp đồng bao thanh toán. Khi đến hạn thanh toán, ACB sẽ
thu lại toàn bộ khoản nợ từ bên mua hàng. Số tiền còn lại giữa số tiền thu được từ bên
mua hàng và số tiền ứng trước (sau khi trừ đi lãi và các chi phí khác) sẽ được chuyển vào
tài khoản tiền gửi thanh toán của bên bán hàng mở tại ACB.
 Đối tượng bao thanh toán của ACB
a. Bên mua hàng
Bên mua hàng là những khách hàng thỏa mãn các tiêu chí của ACB về quy mô, uy tín,
ngành nghề kinh doanh cũng như khả năng tài chính
Lợi ích của bên mua hàng khi tham gia bao thanh toán:

- Tăng khả năng mua hàng trả chậm, khai thác tối đa lợi ích từ nguồn vốn chiếm dụng
của bên bán hàng.
- Tăng uy tín của bên mua hàng trên thị trường thông qua mức độ tín nhiệm của ngân
hàng.
b. Bên bán hàng
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

24

Bên bán hàng là những khách hàng thỏa mãn các quy định về bao thanh toán và có khoản
phải thu đủ điều kiện.
Lợi ích của bên bán hàng khi thực hiện bao thanh toán:
- Chuyển đổi khoản phải thu thành tiền để bổ sung nguồn vốn tiếp tục chu kỳ kinh doanh
mới.
- Được ngân hàng kiểm tra, đánh giá khả năng thanh toán của bên mua hàng.
 Tỷ lệ ứng trước
Tỷ lệ ứng trước là tỷ lệ phần trăm trên giá trị khoản phải thu mà ACB ứng trước cho bên
bán hàng, tối đa không quá 80% giá trị khoản phải thu.
 Quy trình bao thanh toán tại ACB

 Lãi bao thanh toán
Lãi bao thanh toán được tính trên số tiền mà ACB ứng trước cho bên bán hàng và được
thu lúc bên mua hàng/bên bán hàng thanh toán tiền cho ACB theo công thức sau:
Lãi = [Số tiền ứng trước x Lãi suất (tháng) x số ngày bao thanh toán]/30ngày
Số ngày bao thanh toán: tính từ ngày ứng trước tiền cho đến ngày bên mua hàng/bán bán
hàng thanh toán tiền cho ACB.
 Phí bao thanh toán
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

25


Phí bao thanh toán được tính trên giá trị khoản phải thu (số tiền bên mua hàng phải thanh
toán) và thu một lần ngay khi ứng trước tiền cho bên bán hàng. ACB không hoàn lại lãi
và phí cho bên bán hàng vì bất cứ lý do gì.
 Thời hạn bao thanh toán
- Thời hạn còn lại của khoản phải thu bao thanh toán tối đa không vượt quá 90 ngày.
- Thời hạn gia hạn thanh toán trong mọi trường hợp tối đa không vượt quá 30 ngày.
2.2.2.2 Hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
a. Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước tại TCB.
Định hướng khách hàng: khách hàng là doanh nghiệp bán hàng trong nước theo phương
thức thanh toán trả chậm cho những người mua hàng uy tín được ngân hàng chấp thuận.
Đối với BTT trong nước, TCB chỉ thực hiện BTT có truy đòi :
Điều kiện thực hiện BTT trong nước:
- Trước hết, doanh nghiệp đó phải có 1 năm kinh nghiệm buôn bán với người mua;
- Khách hàng có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đề
nghị;
- Có lãi trong hai năm tài chính gần nhất;
- Thực hiện thành công các hợp đồng trước đây;
- Ngòai ra còn có các chỉ tiêu của khách hàng là người mua phải như sau:
+ Báo cáo tài chính phải có cơ quan kiểm toán độc lập.
+ Doanh thu năm tài chính gần nhất >200 tỷ
+ ROE >10%
+ Tổng tài sản : >100 tỷ
+ VCSH/ Tổng tài sản>30%
+ Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn > 1,2

×