Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tài liệu môn Giáo dục thanh niên nghiên cứu về đề tài Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong điều kiện mới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.33 KB, 31 trang )

LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài
a). Cơ sở lý luận
Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc biệt quan trọng chiếm 1/3 dân số
cả nước, có vai trò quan trọng trong lịch sử, trong từng giai đoạn cách mạng
cũng như trong hiện tại và tương lai. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
dành sự quan tâm đặc biệt đến thanh niên để giáo dục cho thanh niên trở thành
những con người có đủ “đức” và “tài” để xứng danh với vai trò là chủ nhân
tương lai của đất nước. Trên cơ sở đó Đảng đã nhận thức đúng đắn về vị trí, vai
trò của thanh niên và khẳng định: “Sự nghiệp của nước ta có thành công hay
không, đất nước ta có bước vào thế kỷ 21 xứng đáng với cộng đồng thế giới hay
không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định. Tương lai của
dân tộc Việt Nam, sự phát triển của đất nước tùy thuộc vào việc bồi dưỡng rèn
luyện thế hệ thanh niên”.
b). Cơ sở thực tiễn
Đảng ta lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước đã và đang đem lại những
kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là sự đổi
thay toàn diện về kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. Những thành tựu trên
tất cả các lĩnh vực ấy đang tạo ra những cơ hội để cho thanh niên phấn đấu và tự
khẳng định mình. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực đó là sự tác động
mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa hội nhập
giao lưu kinh tế quốc tế, và đó cũng chính là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối
sống hưởng thủ, những thói hư tật xấu đang làm rạng nứt phá vỡ những khuôn
mẫu phét tắc, quy phạm, giá trị đạo đức, nó đang hủy hoại những nét đẹp truyền
thống của văn hóa dân tộc. Trong đó có một bộ phận không nhỏ là thanh niên.
Vì vậy vấn đề đặt ra đối với toàn xã hội đặc biệt đối với thanh niên là làm sao có
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 1
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
đủ “đức” đủ “tài” để đáp ứng những yêu cầu mà đất nước đặt ra, nhất là ở tại địa
phương. Từ đó vấn đề phải giáo dục toàn diện cho thanh niên, đặc biệt là giáo


dục về đạo đức cách mạng là một vấn đề quan trọng, là chiến lược hàng đầu
trong chiến lược phát triển con người. Vì vậy em chọn đề tài “Vấn đề giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên trong điều kiện mới hiện nay”.
2/. Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
thế giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Phân hoá giàu
nghèo, phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác động
đến thanh niên về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống v.v… Quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đang
làm cho những tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn.
Trước tình hình đó trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã tác động tích
cực đến thanh niên, tạo điều kiện cho họ tiến bộ về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống, trình độ học vấn, khoa học công nghệ… .Thanh niên đã kế tục xứng
đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã
và đang xuất hiện những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt
động nghệ thuật có đức, có tài trong độ tuổi thanh niên. Nét nổi bật của thanh
niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản
xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội và cùng xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
3/. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a). Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cách mạng
cho thanh niên trong điều kiện mới hiện nay để biết được những việc đã làm
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 2
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
được và tìm ra những hạn chế, những vấn đề đang đặt ra và nguyên nhân của nó.
Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên trong điều kiện hiện nay.
b). Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Để đạt được mục đích trên cần làm rõ một số khái niện cơ bản.
- Khảo sát thực trạng và vai trò của giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
4/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a). Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
trong điều kiện mới hiện nay.
b). Thời gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên từ năm 2000 đến hiện nay (khi bước sang thế kỷ XXI).
5/. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
a). Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của
Đảng, kết quả một số quá trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
b). Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, phương
pháp hệ thống cấu trúc quy nạp, diễn dịch, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6/. Ý nghĩa
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 3
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
a). Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng về công tác giáo dục đạo
đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn mới hiện nay.
b). Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu lý luận góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên
khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và tuyên truyền lớp Quản lý văn hóa tư
tưởng K 30, tỉnh Trà Vinh.

- Thể hiện kết quả bước đầu của sinh viên sau khi học môn Nguyên lý
công tác tư tưởng.
7/. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu kham khảo. Phần nội dung gồm ba
chương.
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 4
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
1.1/. Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
a). Một số khái niệm liên quan
 Giáo dục
- Nghĩa rộng: là quá trình hình thành nhân cách của côn người dưới tác
động có mục đích có kế hoạch của người giáo dục và người được giáo dục nhằm
truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiện lịch sử xã hội.
- Nghĩa hẹp: là quá trình tác đọng có mục đích có kế hoạch của người giáo
dục và người được giáo dục nhằm hình thành về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức
ở đối tượng giáo dục.
 Đạo đức
Quan niệm của Lênin: Đạo đức là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã
hội, có yếu tố tinh thần cốt lõi là ý thức đạo đức, một trong những hình thái
sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những nguyên lý, quy tắc chuẩn mực điều
tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng.
Quan niệm chung: Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc quy tắc, chuẩn
mực mà nhờ đó con người điều chỉnh được hành vi của mình trong mối quan hệ
giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. Sự điều chỉnh hành vi ấy
phải phù hợp với lợi ích của người khác và lợi ích của toàn xã hội
b). Giáo dục đạo đức cách mạng
Thanh niên sống phải có mục tiêu lý tưởng, phải có ý chí quyết tâm cao,

kiên trì, vượt qua khó khăn gian khổ, thực hiện cho kỳ được mục tiêu lý tưởng
đó, Bác Hồ dạy: "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 5
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
biển, quyết chí ắt làm nên”. "Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh dù là một điều trái nhỏ". Trước hết phải yêu
Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế
đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động, phải giữ gìn kỷ luật, phải bảo vệ của
công. Phải quan tâm đến đời sống nhân dân.
1.2/. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên ở nước
ta hiện nay
Xã hội loài người từ thuở hồng hoang đến nay, đều thừa nhận vai trò to lớn
của đạo đức trong viêc duy trì trật tự ổn định và phát triển xã hội. Chính đạo đức
đã giúp con người tạo dựng nên cuộc sống tốt đẹp và nhân cách của họ. Trong
mỗi chế độ xã hội có những hệ thống nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức
riêng để điều chỉnh hành vi của con người. Con người một mặt bị ảnh hưởng bởi
các truyền thống đạo đức mặt khác họ phải tiếp thu những chuẩn mực đạo đức
mới. Trong đó sự giáo dục đạo đức cách mạng cho Thanh niên Việt Nam hôm
nay là một việc làm rất cần thiết. Thanh niên đã và đang là những chủ nhân
tương lai của đất nước, mặc dù sinh trưởng trong môi trường XHCN khi mà đất
nước đã giành được hòa bình tuy nhiên không ít thanh niên đã phá vỡ đi những
chuẩn mực đạo đức, đang trốn tránh nhiệm vụ, sống theo lối sống hưởng thụ,
đua đòi, thực dụng, đang lao vào các tệ nạn xã hội … Vì vậy giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên để họ có nhận thức đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đánh giá cao vai trò của đạo đức trong hoàn thiện nhân cách con người, nó
là sự kết hợp hài hòa “tài” và “đức”. Trong giáo dục hiện nay không phải chỉ là
giáo dục tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng, có tài có đức, có tài
mà không có đức là tham ô hủ hóa làm hại cho nước, có đức mà không có tài
như ông bụt ngồi trong chùa chẳng giúp gì cho ai”.
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 6

LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
Đạo đức của con người không phải tự nhiên mà có, nó do sự giáo dục sự
rèn luyện bền bỉ lâu dài mới có được Hồ Chí Minh đã từng nói “hiền dữ phải
đâu là tính sẵn - phần nhiều do giáo dục mà nên ’’
Đối vơi thanh niên giáo dục đạo đức cách mạng để họ hình thành hệ thống
lập trường chính trị, quan điểm, thế giới quan macxít và những phẩm chất đạo
đức phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giúp cho thanh niên
hiểu và nắm vững đường lối chính sách của đảng, phát luật của nhà nước từ đó
có ý thức sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp và phát luật để họ trở thành
những công dân tốt, lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người chủ xứng đáng của
đất nước và là người cách mạng chân chính. Giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên để họ nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ và có trách nhiệm của
mình đới với thế hệ đi trước và đối với những yêu cầu mà đất nước đang đặt ra.
Hiện nay nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa phát triển theo định hướng chính trị thì buộc người thanh niên phải có văn
hóa, có đạo đức cách mạng. Hơn thế nửa từ sự thay đổi của cơ chế quản lý nền
kinh tế thị trường đã dẫn đến sự thay đổi của các chẩn mực đạo đức, bị xem nhẹ,
sống không có lý tưởng, sống thực dụng, sung bái đồng tiền, xa hoa lãng phí
nhiều giá trị đạo đức bị coi thường, một số thuần phong mỹ tục và xâm phạm.
Trước tình hình đó giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong điều
kiện mới hiện nay là một vấn đề bức thiết không thể thiếu .
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 7
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức cách mạng
cho thanh niên trong điều kiện mới hiện nay
a). Đặc điểm tình hình chung
Sự chuyển biến từ thời kỳ công nghiệp sang thơi kỳ phát triển của công
nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức đã tác động tất cả các lĩnh vực, làm biến

đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Sự chuyển
biến to lớn này là thành quả của các công nghệ cao, toàn cầu hóa, hội nhập kinh
tế và văn hóa, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, dẫn đến thay
đổi căn bản các đặc tính văn hóa, giáo dục và các chuẩn mực đạo đức đã hình
thành qua nhiều thế hệ .
Về văn hóa lối sống có tính quốc tế và tính toàn cầu đang dần dần hình
thành, thị trường liên thông giữa các quốc gia và sự di cư ồ ạt của người từ quốc
gia này sang quốc gia khác, sự tìm kiếm việc làm của nguồn nhân lực bên ngoài,
cũng như phương tiện thông tin đã đang đóng vai trò quan trọng trong các vấn
đề này. Mạng viễn thông internet tạo thuận lợi trong việc giao lưu và hội nhập
văn hóa giữa các quốc gia hình thành cộng đồng văn hóa có thể tiếp thu các tinh
hoa văn hóa của nhân loại để phát triển nền văn hóa của dân tộc mình. Tuy
nhiên thực tế cũng diễn ra một cuộc đấu tranh để bảo vệ các nền văn hóa yếu
trước nguy cơ đồng hóa của nền văn hóa mạnh. Vấn đề toàn cầu hóa về văn hóa
là một vấn đề phức tạp, đón nhận nó một cách vô điều kiện thì sẽ hòa tan, còn
chống lại xu thế đó thì sẽ bị tụt hậu. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên trong giai đoạn mới hiện nay là để cho thanh niên biết giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc những chuẩn mực đạo đức cách mạng của dân tộc đã được đúc kết
trao truyền qua các thế hệ và tiếp thu văn hóa nhân loại để hình thành nên những
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 8
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
phẩm chất đạo đức cách mạng mới phù hợp với thực tiễn. Đó chính là những
điều kiện cần và đủ của xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
b). Đặc điểm trên lĩnh vực nghiên cứu:
Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ
bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết
dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định vị thế của nước
ta trên thị trường quốc tế được nâng cao. Sức mạng tổng hợp của địa phương đã

tăng lên rất nhiều tạo thế lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên.
Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của đảng ta là hoàn toàn
đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Việt Nam nhận thức về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn, hệ
thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam đã hình thành trên những nét cơ bản.
Xã hội xã hội chủ nghãi và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu,
nước mạnh, công bằng, xã hội, dân chủ, văn minh, do nhân dân làm chủ, có nền
kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi áp bức bất công,
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện.
Trong khi khẳng định những thành tựu nói trên cũng nhận thấy rõ cho đến
nay địa phương thoát khỏi tình trạng kém phát triển, lĩnh vực văn hóa, xã hội,
xây dựng hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 9
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
số vấn đề của thực tiễn đổi mới. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng
trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội…
Đất nước ta đang có cơ hội lớn để tiến lên tuy khó khăn còn nhiều. Đòi hỏi
bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức,
tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ phát triển nhanh bền vững hơn.
Để khắc phục những khó khăn yếu kém đó Đảng ta đã đề ra nhiều biện
pháp khác nhau trong đó đặc biệt chú trọng đầu tu cho giáo dục và coi giáo dục
là “quốc sách hàng đầu” là chìa khóa cuối cúng mở cánh cửa đưa xã hội loài
người đi vào tương lai, đặc biệt là giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
trong giai đoạn mớI hiện nay có đủ cả tài và đức trở thành những con người toàn
diện. Trong chính sách giáo dục của đảng ta vấn đề giáo dục đạo đức đã và đang
là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội quan tâm đặc biệt là giáo
dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay. Thế hệ trẻ là những chủ nhân

tương lai của đất nước “tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại”, là những người mà
sẽ kề tục sự nghiêp cha anh đi trước để lại. Đây là một bộ phận một lực lượng
vô cùng quan trọng có vai trò to lớn đối với sự thành công của công cuộc đổi
mới và sự nghiệp công nghêp hóa hiện đại hóa đất nước. Đây là một thế hệ một
lớp người năng động sáng tạo dễ tiếp thu những cái mới nhất trong xã hội. Và
họ cũng là tầng lớp chịu ảnh hưởng lớn nhất của nền kinh tế thị trường, của xu
thế toàn cầu hóa hội nhập và giao lưu văn hóa thế giới … Chính những điều đó
đã đòi hỏi và tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Việt Nam hiện nay để họ trở thành những người có đủ đức và tài, xứng đáng là
người chủ nhân tương lai của đất nước.
2.2/. Công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn
mới hiện nay
a). Thực trạng và nguyên nhân nghiên cứu:
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 10
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một lĩnh vực được Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ
được coi là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực
chất lượng cao, là một trong những động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước là
yếu tố cơ bản để phat triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để
làm được điều đó trước hết phải giáo dục con người Viêt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ, phát triển cả năng lực cá nhân, đào
tạo ra những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp năng động sáng tạo, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên lập thân lập
nghiệp, có ý thức công dân góp phần làm cho dân giàu nước mạnh xã hội dân
chủ công bằng văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có thể
nói rằng sự đầu tư của giáo dục - đào tạo nhằm xây dựng được những nhân cách
mà trong đó đức và tài gắn kết chặt chẽ với nhau, bản sắc dân tộc hài hòa với
những giá trị chung của nhân loài. Trong giáo dục không chỉ có giáo dục tri thức
phổ thông mà còn phải giáo dục đạo đức cách mạng, Như câu nói “có tài mà

không có đức tham ô hủ họa cho nước, có đức mà không có tài như ông bụt ngồi
trong chùa không giúp ích được cho ai”.
Trong sự nghiệp giáo dục ấy, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
những người đã, đang và sẽ làm chủ nhân tương lai của đát nước là một sự
nghiệp rất quan trọng và đã đạt được nhiều kết quả to lớn.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên đã được Đảng chú trọng và
phải giáo dục ở từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội với những hình thức
phong phú và được triển khai sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong sinh hoat đoàn, đội, trong các hoạt động tình nghĩa… các hoạt động ấy đã
đi vào nề nếp tạo nên xu hướng tích cực về đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Giúp cho thanh niên Việt nam giữ được, những phẩm chất đạo đức cách mạng
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 11
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
trong sáng, phát huy được những bản sắc văn hóa của dân tộc và tiếp thu những
giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới.
Môi trường giáo dục đạo đức cho thanh niên đầu tiên chính là gia đình. Gia
đình là tế bào của xã hội, mỗi xã hội tốt đẹp phải được xây dựng bằng những tế
bào khoẻ mạnh. Giáo dục gia đình chính là hoạt động giáo dục đầu tiên và
thường xuyên đối với mỗi con người. Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp sâu sắc
đến thanh niên và có hiệu quả rất cao vì nó dựa trên quan hệ huyết thống, trên
tình yêu thương thực sự và bao quát tất cả các hoạt động đời sống của con
người. Có thể nói rằng việc hình thành các chuẩn mực đạo đức, tâm lý, thói
quen… đều chủ yếu xuất phát từ gia đình và được khẳng định ở gia đình. Vì vậy
gia đình phải là một môi trường đạo đức tốt đẹp, là tấm gương, là người dìu dắt,
uốn nắn con người và gia đình cũng chính là những “chiếc noi cách mạng”. Ông
cha ta thường nói “Tiên học lễ, hậu học văn” trước khi học văn hoá con người ta
cần phải học đạo đức, đạo đức chính là nền tảng mà gia đình chính là nơi để con
người thực hành những bài học đầu tiên ấy.
Tiếp theo đó là nhà trường là hoạt động giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân theo những nội dung, phương pháp chọn lọc trên cơ sở khoa học và

thực tiễn nhất nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Đây là nơi hình
thành đạo đức cơ bản của người công dân có tri thức. Hiện nay Đảng và Nhà
nước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này
đặt ra cho từng con người là phải phấn đấu nỗ lực vươn lên để không lạc hậu với
thời cuộc từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với thế hệ trẻ
hiện nay ngoài việc giáo dục tri thức còn phải giáo dục đạo đức cách mạng.
Giáo dục đạo đức cách mạng là một nhiệm vụ quan trọng. Nhà trước đã giáo
dục cho thế hệ trẻ ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, động cơ, thái độ học tập
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 12
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
đúng, phải trung thực đoàn kết, phải tu dưỡng phấn đấu đạo đức theo lý tưởng
của người thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Tất cả điều đó phải được tiếp thu
qua bài giảng của các môn học đặc biệt là môn đạo đức, triết học, giáo dục công
dân, đạo đức học Mác – lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Và thông qua các hoạt
động nội khoá, ngoại khoá, ngay cả trong những bài hát truyền thống “nung đúc
tâm hồn để nuôi chí lớn, đem tuổi thanh xuân để sống vì giống nòi, vì sự nghiệp
cách mạng”. Người học sinh sau khi rời ghế nhà trường phải trở thành những
người lao động có tài có đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong lao động
chuyên nghiệp lao động vì nước vì dân, là những con người trưởng thành từ nền
giáo dục Việt Nam tiên tiến khoa học.
Trong môi trường xã hội, càng lớn lên con người càng mở rộng các mối
quan hệ xã hội đặc biệt là thanh niên lứa tuổi năng động, dễ hoà đồng … Cho
nên cũng chịu một sự tác đọng nhất định từ các quan hệ xã hội, đối với việc hình
thành đạo đức. Đối với thanh niên tổ chức gắn bó với họ nhất chính là Đoàn
thanh niên thông qua tổ chức Đoàn giúp cho thanh niên những nhu cầu vè vui
chơi, giải trí, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, giúp cho thanh niên
có thể tham gia vào nhiều hoạt dộng đoàn, Đảng giúp cho thanh niên có môi
trường sống lành mạnh tránh khỏi những tệ nạn xã hội… Ngoài ra còn có nhiều

tổ chức chính trị xã hội khác cũng tham gia góp phần vào giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên trong giai đoạn mới hiện nay.
Thông qua quá trình đạo đức ở gia đình, nhà trường và xã hội đã và đang
hình thành nên một thế hệ thanh niên có đầy đủ cả “tài” và “đức” họ là những
người công dân tốt, người lao động tốt, người cộng sản tốt, người chủ xứng
đáng của đất nước và người cách mạng chân chính.
Quá trình giáo dục đạo đức ấy đã giúp cho người thanh niên hiện nay kế
thừa được những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 13
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại hình thành nên những phẩm chất đạo
đức mới như:
- Lòng yêu nước: yêu chủ nghĩa xã hội. Với tư cách là những chủ nhân
tương lai họ đang mang trong mình “lòng yêu nước nòng nàn”. Lòng yêu nước
ấy đã trở thành một truyền thống vô cùng quý báu và có sức sống kỳ diệu trong
dân tộc Việt Nam. Chính long yêu nước ấy đã tạo thành tinh thần cố kết cộng
đồng, tạo nên lịch sử hào hùng trong dựng nước và giữ nước. Lòng yêu nước đã
trở thành một tình cảm thiêng liêng, thành tình cảm lớn, thành nhu cầu tự nhiên
trong đời sống đạo đức của con người Việt Nam. Thế hệ thanh niên Việt Nam
thuở trước thể hiện lòng yêu nước của mình, đó là “Phù Đổng Thiên Vương
chức đến 10 tuổi đã ra tay cứu nước, hay Trần Quốc Toản mới 16 tuổi đã giúp
ông Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc Nguyên. Để rồi truyền thống ấy đã truyền
lại cho thế hệ sau góp gan góc của mình tiếp tục tinh thần bất diệt ấy. Rồi đến
những thanh niên của thế hệ Hồ Chí Minh. Từ người thanh niên Nguyễn Tất
Thành luôn nung nấu ước mơ giải phóng quê hương đất nước, giải phóng nhân
loại khỏi áp bức bóc lột nên đã ra đi tìm đường cứu nước, hay Nguyễn Đức
Cảnh – Bí thư tỉnh bộ Hội thanh khi mới 19 tuổi, Trần Phú - Tổng Bí thư đầu
tiên của Đảng ta khi mới 20 tuổi, Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng khi
mới 26 tuổi. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt
Nam thì truyền thống yêu nước ấy được phát huy lên đến đỉnh cao và tiếp tục

viết thêm những trang sử mới hào hùng với những tấm gương tiêu biểu của các
anh hùng của dân tộc. Lịch sử Việt Nam còn rất nhiều tấm gương anh dũng khác
như Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc … Họ đã thể hiện lòng yêu nước của
mình bằng cả máu và nước mắt. Họ đã “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ đã
chết cho Tổ quốc sống mãi, họ mất đi nhưng tinh thần họ sống mãi với non sông
đất nước Việt Nam.
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 14
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
Đối với thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay khi đất nước đã sạch bóng
quân thù thì chỉ còn tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Đây cũng chính
là một phẩm chất cơ bản của con người mới xã hội chủ nghĩa bao gồm: yêu quý
quê hương, đất nước; tự hào về lịch sử vẻ vang, những giá trị văn hoá của dân
tộc; gắn bó với truyền thống cách mạng của dân tộc, có ý thức về phẩm chất giá
trị cách mạng của dân tộc; quan tâm thiết tha đến lợi ích chính đáng của dân tộc;
tự hào về những thành tích của đất nước đang trên bước đường đổi mới, có niềm
tin vào tương lai tươi sáng của tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, thiết tha được
góp sức lực và tài năng của mình cho đất nước thêm giàu đẹp và hùng cường,
làm tốt nghĩa vụ của người thanh niên đối với tổ quốc, chống lại các biểu hiện
của tâm lý tự ti dân tộc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi chủ nghĩa xô vanh nước lớn
… Đó chính là những biểu hiện cơ bản của lòng yêu nước của thanh niên Việt
Nam trong giai đoạn mới hiện nay.
Tinh thần quốc tế vô sản, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội phải gắn bó
với tinh thần quốc tế vô sản. Nguyên tắc này được thể hiện ở tinh thần hữu nghị,
hợp tác với các nước trên thế giới, tinh thần đoàn kết thiết thực ủng hộ các cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới vì hoà bình,
tự do dân chủ tiến bộ. Tinh thần hiểu biết và quý trọng những giá trị và truyền
thống văn hoá của các dân tộc khác.
- Lòng nhân ái: Đây là một giá trị cao quý của dân tộc là một phẩm chất
nhân cách cơ bản của con người Việt Nam nói chung và của người thanh niên
trong giai đoạn mới hiện nay nói riêng. Lòng nhân ái được thể hiện ở: Lòng yêu

quý kính trọng những người trên, yêu tất cả đồng bào, yêu dân tộc, quan tâm
thông cảm với những người xung quanh mình; thừa nhận và tôn trọng con người
như một giá trị cao nhất của chủ nghĩa xã hội; tích cực đấu tranh bảo vệ quyền
của con người; sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt là khi họ gặp hoạn nạn;
luôn hướng ý nghĩa và hành động của mình nhằm đem lại niềm vui, hạnh phúc
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 15
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
cho người khác; đấu tranh không khoan nhượng trước mọi biểu hiện, thái độ nô
dịch và hạ thấp con người, phân biệt chủng tộc, áp bức dân tộc, bóc lột giai cấp,
bất bình đẳng đối với phụ nữ.
Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động lớn của xã hội giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên để thanh niên có thái độ đúng đắn là một vấn
đề quan trọng. nó thể hiện ở tinh thần tự giác, tự nguyện có trách nhiệm cao, cần
cù, tận tuỵ, thật thà, dũng cảm trong lao động; sẵn sang hi sinh, cống hiến mọi
sức lực trí tuệ cho phúc lợi của nhân dân, của tổ quốc; coi lao động là phẩm giá,
là hạnh phúc; là lẽ sống của con người, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có sáng
tạo, đạt năng suất cao; quý trọng, bảo vệ của công, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ
đồng nghiệp, ghét thái độ ăn bám vô kỹ luật …
Phẩm chất này được biểu hiện ngay trong lao động học tập cảu người
thanh niên với những đức tính như chăm chỉ, cần cù, say mê, có trách nhiệm chu
đáo, độc lập sáng tạo, vượt khó trong học tập, tuân thủ theo kỷ luật học tập và
sinh hoạt; giúp đỡ bạn bè trong học tập và công tác. Đặc biệt là, học phải tự bồi
dưỡng tiềm năng để vươn lên, phải có tính năng động, thích ứng nhanh chóng
và có hiệu quả đối với cuộc sống đang đổi mới toàn diện và sâu sắc. Đồng thời
phải tránh thói ỷ lại, tránh học máy móc, hình thức …
- Tính kỷ luật và ý thức pháp luật: Kỷ luật và pháp luật là phương tiện
quan trọng để tạo ra cuộc sống có kỷ cương, nề nếp. Thanh niên Việt Nam với
tư cách là một người công dân, một người lao dộng và chủ nhân tương lai của
đất nước đã nhận thức được để trở thành những người biết sống và làm việc
theo Hiến pháp và Pháp luật, biết sống và làm việc có kỷ luật. Đặc biệt thanh

niên là lứa tuổi năng động, sáng tạo nhưng cũng rất bồng bột, suy nghĩ đôi khi
chưa chin chắn nên nhận thức được nguyên tắc này là một vấn đề rất quan trọng.
Tính kỷ luật và ý thức pháp luật được thể hiện ở ý thức thói quen luôn đặt lợi
ích của tập thể, của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân, nêu cao tinh thần trách
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 16
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế của tập thể, của xã hội, pháp
luật của nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống, tránh tình trạng tự do, vô kỷ
luật, vi pháp pháp luật…
Ngoài những nguyên tắc trên quá trình giáo dục đạo đức cách mạng còn
giúp cho thanh niên hiện nay nhận thức được nhiều chuẩn mực xã hội khác.
Những chuẩn mực đạo đức ấy đang có những tác động tích cực đối với thanh
niên Việt Nam giúp họ được rèn luyện thử thách từ đó hình thành nên những
hành vi, nhân cách, cử chỉ, thái độ đúng đắn, giúp họ hình thành thói quen ứng
xử trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp của cuộc sống. Biểu hiện cụ thể là:
Quá trình giáo dục đạo đức cách mạng đã giúp cho thanh niên Việt Nam
hình thành những ước mơ, những khát vọng chân chính đề từ đó nhận thức được
nghĩa vụ của thanh niên đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tại Đại hội
XI của Đảng có nhấn mạnh “khuyến khích cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước
mưo hoài bão, xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ, công nghiệp
hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành
và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng
vào sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”. Thế hệ thanh niên hôm nay đã ý thức được rằng mình sinh ra trong một
đất nước thanh bình, có truyền thống anh hùng và thi ca nhạc hoạ, có cảnh trí
hữu tình, có những con người hiền hậu mà kiên trung bất khuất, có những danh
nhân mang tầm vóc nhân loại, mỗi người thanh niên hôm nay đều phải chịu ơn
tổ quốc. Từ đó họ đã nhận thức được trách nhiệm của mìh đối với tổ quốc, đối
với thế hệ cha anh đã hi sinh sương máu để giành lại những gì hôm nay họ đang
thừa hưởng. Vì vậy nghĩa vụ của người thanh niên hôm nay đối với đất nước

chính là nghĩa vụ đối với cha mẹ, của người đi sau đối với người đi trước, vì thế
biết ơn Tổ quốc là một lẽ đơn giản, là chân lý mộc mạc.
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 17
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
Chiến tranh đã qua đi sự hiến dâng của tuổi trẻ hôm nay không còn là máu
nữa mà là lòng nhiệt thành, là những giọt mồ hồi của mình cho xã hội và hiến
dâng sức vóc, trí tuệ của mình cho đất nước. Sự hiến dâng ấy có thể từ những
điều đơn giản như: Mùa hè tình nguyện, khi mùa hè đến thì những bóng áo xanh
tình nguyện lan toả đi khắp miền Tổ quốc. Có thể họ chưa làm được gì nhiều, họ
chưa giúp đỡ được gì nhiều nhưng họ luôn sẵn sang và đầy nhiệt huyết để đón
nhận những công việc lớn lao của đất nước mà không kém gì các thế hệ cha anh.
Có biết bao nhiêu thanh niên Việt Nam đang khoác trên mình những bộ
quân phục họ vẫn đang ngày đêm bảo vệ vùng biển, vùng trời và bảo vệ sự bình
yên cho đát liền. Vì nghĩa vụ và trách nhiệm họ vẫn đang hằng ngày khắc phục
những khó khăn vẫn đang tiếp nối truyền thống của quê hương để hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ.
Thanh niên Việt Nam vẫn đang đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau “lá lành đùm là
rách” cùng nhau chung sức xây dựng xóm làng, quê hương ngày càng giàu đẹp.
Họ vẫn đang kế tục những truyền thống tốt đẹp của dân tọc như “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” họ luôn nhớ đến công lao của các thế hệ
cha anh, “hướng về cuội nguồn”, tìm hiểu về những ngày lễ lớn của dân tộc và
có những hoạt động kỷ niệm thiết thực; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
đối với gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng… Tổ chức
các hoạt động “tiếp lửa mãi mãi tuổi hai mươi”, tổ chức “ngày hội việc làm”,
“hiến máu nhân đạo”, “tiếp sức mùa thi”, thi đua “người tốt việc tốt” … đặc biệt
là giúp đỡ các em thiếu niên, nhi đồng.
Thực hiện tốt chỉ thị 06-CT/TW của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với phương châm “đâu cần
thanh niên có, đâu khó có thanh niên” và “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”. Thanh niên Việt Nam sẵn sàng

đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc yêu cầu.
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 18
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
Bản lĩnh của thanh niên Việt Nam thực sự đã và đang trưởng thành. Đất
nước đang tự hào về thế hệ trẻ hôm nay đã ghi danh vào đỉnh cao của khoa học,
trí tuệ, sắc đẹp và cả lòng nhân ái. Hoàn toàn tin vào thế hệ trẻ hôm nay họ đã ý
thức được mình và mang trong mình những niềm tin và khát vọng.
Ngày nay đất nước chúng ta đang tự hào về những gì mà thanh niên đang
thể hiện. Họ đã kế thừa được những chuẩn mực đạo đức truyền thống đã được
tích luỹ qua bao thế hệ. Đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại
để tạo nên những giá trị đạo đức mới phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt
Nam hiện nay.
b). Hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế
Một đất nước đã và đang phát triển đều quan tâm đến thế hệ trẻ là những
chủ nhân tương lai của đất nước. Những truyền thông văn hoá ngàn đời, những
thành quả phát triển kinh tế ngày hôm nay… Tất cả phụ thuộc vào thế hệ trẻ,
phụ thuộc vào sự định hướng giáo dục trong đó giáo dục đạo đực cách mạng là
một vấn đề không kém phần quan trọng. Ở nước ta đây là một vấn đề rất được
quan tâm và đã được nhiều thành tựu song cũng còn rất nhiều hạn chế cần khắc
phục và đi tìm ra nguyên nhân của nó.
Ngày nay sự phát triển mạnh của khoa học - công nghệ, của nền kinh tế thị
trường, xu thế toàn cầu hoá mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế … đã để lại nhiều
dấu ấn trên nhiều mặt của đời sống xã hội, làm biến đổi nhận thức và hành vi
của nhiều tầng lớp trong xã hội dẫn đến để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc
biệt là đối với thanh niên.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giới trẻ hôm nay đã được tiếp xúc
với khoa học kỹ thuật từ rất sớm và trong đó internet là một hình thức phổ biến
nhất như ở các dịch vụ internet, các phòng chat không tin cậy, các trang web
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 19

LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
đen, những văn hoá phẩm đồi truỵ … đa phần là thanh niên thường lao vào
những trò chơi vô bổ ở trên đó … các dịch vụ internet là con dao hai lưỡi làm
hỏng thanh niên nếu không có sự hướng dẫn quản lý chặt chẽ. Không ít những
người trẻ tuổi đã ý thức được phải nâng cao kiến thức hiểu biết của mình bằng
con đường thông tin hiện đại, nhưng cũng không ít người lại lao vào những ham
mê vô bổ sử dụng mạng với những mục đích không chính đáng để rồi trở nên hư
hỏng, phí phạm tiền bạc, thời gian, bỏ bê học hành …
Giới trẻ ngày nay đang sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã
và đang xảy ra ở nhiều nơi. Những giá trị đạo đức ngày càng bị sói mòn. Ngày
nay thực trạng này đang được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng, chúng lôi kéo bè cánh đánh nhau thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi
con giết cha, anh giết em … Tỷ lệ thanh niên phạm tội ngày càng cao và đang
có xu hướng gia tăng. Các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, ma tuý, mại dâm
ngày càng gia tăng. Hiện nay ma tuý đang là hiểm hoạ đối với nước ta, tình hình
lạm dụng ma tuý ngày càng phức tạp, ma tuý đã len lỏi đã xâm nhập ngày càng
sâu vào học đường, các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
cũng như nông thôn, vùng sâu vùng xa, xu hướng chuyển mạnh từ thuốc phiện
sang heroin ở nhiều khu vực trọng điểm, tỷ lệ thanh thiếu niên nghiện ma tuý
tiếp tục tăng. Nghiện ma tuý mất đi khả năng lao động, tâm sinh lý bị rối loạn,
khả năng chống đỡ với bệnh tật suy giảm ảnh hưởng xấu đến tình cảm của
người nghiện là nguyên nhân khiến cho gia đình đổ nát, nhiều mối quan hệ gia
đình tan vỡ, tình cảm cha con, anh em, vợ chồng … sứt mẻ, xuống cấp. Ma tuý
chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS.
Bên cạnh đó tình trạng sống thử trước hôn nhân ngày càng cao. Không
những đó là do ảnh hưởng của văn hoá phương tây mà còn do lối sống quá dễ
dãi, đánh mất nét đẹp văn hoá truyền thống của người phương Đông. Đó là tôn
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 20
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)

trọng lễ nghĩa gia phong, nam nữ thọ thọ bất tương thân, nét đẹp của người phụ
nữ là thùy mị nết na. Đồng thời tỷ lệ nạo phá thai đang ở mức báo động.
Hơn nữa các bạn trẻ đang có xu hướng chạy theo vòng xoáy của “văn hoá
tốc độ” từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa, phim sex
được trao nhau một cách quá dễ dàng. Từ những quán karaoke buổi tối đến
những vũ trường, quán ba thâu đêm rồi vào những nhà nghỉ… Mặt khác tình
trạng đua xe, phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông, không chấp hành
luật lệ, chống đối người thi hành công vụ … Nếp sống sinh hoạt của cá nhân
thiếu lành mạnh, chưa tiết kiệm thời gian tiền của, chạy theo lối sống đua đòi …
rượu bia. Một số chạy theo lối sống thực dụng kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến
vi phạm cả về đạo đức, pháp luật, mất ý chí chịu khó, chịu khổ, quyết tâm học
tập vươn lên thành tài lập thân lập nghiệp mới ở một bộ phận thanh niên yếu
kém về đạo đức vẫn còn nhiều.
- Nguyên nhân:
Tình trang trên là nguyên nhân dẫn đến các thanh niên vào những sai
phạm, những vũng lầy tội lội, những chuẩn mực đạo đức dần dần bị lu mờ …
Đây là một hồi chuông cảnh báo chúng ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá đạo đức của giới trẻ:
+ Bản thân: do lối sống thiếu ý thức, đua đòi, buông thả. Đặc biệt là lạm
dụng vấn đề tự do để làm chuyện phi đạo đức và các bạn đã hiểu sai cái tự do
đó. Tự do không phải là làm những gì mình thích mà tự do là để đảm bảo hạnh
phúc cho mình cho người khác.
+ Gia đình: “mổi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt đẹp được”. Vậy mà gia đình trong xã hội hiện đại đã có những “lỗ hổng”
rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó. Cha có việc của cha, mẹ có việc
của mẹ ai cũng phải vật lộn với cuộc sống đồng tiền không có thời gian dành
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 21
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
cho con cái. Những bữa cơm không có mặt đầy đủ … chưa kể đến bố mẹ xích
mích cãi vã nhau, nhiều gia đình đổ vỡ, … dẫn đến sự thiếu hụt tình cảm, con

cái không tìm được chỗ dựa, không biết nương tựa và tâm sự cùng ai. Một số
sinh ra cuộc sống đơn độc, nhút nhát, khó gần, số khác sẽ sống tụ tập với những
kẻ cùng tâm trạng để quậy phá, xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và chúng
sẽ làm bất cứ thứ gì, chơi bất cứ thứ gì để chứng tỏ “đẳng cấp”.
Đúc kết kinh nghiệm dạy con của cha ông ta đã khẳng định “dạy con từ
thưở còn thơ” nhưng nhiều gia đình không coi trọng việc này, không quan tâm
đến xây dựng nếp sống văn hoá trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về lối
sống, đạo đức, không quan tâm đến dạy con cái.
+ Nhà trường: không khác gia đình là mấy chỉ chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, việc giáo dục đạo đức
cho công dân ngày càng bỏ quên bị xem là thứ yếu. Vai trò của gia đình đâu chỉ
bó hẹp trong việc dạy nghề mà phải dạy người học những giá trị, những chuẩn
mực đạo đức xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và
biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường còn dung dưỡng điều xấu bởi
ta chỉ nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục. Chỉ vì quan tâm
đến việc nhồi nhét kiến thức nên chỉ lo đào tạo ra những con người đầy tri thức,
thành thạo những kỹ năng mang tính công cụ nhưng không phải những con
người có trí thức thật sự.
+ Xã hội: Nếu chúng ta nhìn những gì đã và đang diễn ra hàng ngày sẽ
thấy những hành vi tha hoá đạo đức không phải là những hành vi bộc phát, mà
hầu như chúng tuân theo quy luật “nhân - quả”. Những hành vi đó được lập
trình từ trước do những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Có người đã
nói cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu, giới trẻ càng hư hỏng bấy nhiêu. Hơn
nữa do cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó có thể đứng vững với
những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất,
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 22
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
những thứ đảm bảo cho cuộc sống thoải mái hơn, tiện nghi hơn. Với xu thế đó
họ không còn thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như bài
thuốc an thần.

Nhìn từ thực tế ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do
sự giáo dục không toàn diện và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả,
gian lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ… Do hội nhập văn hoá làm
cho giới trẻ bị “Tây hoá” không còn biết nền tảng đạo đức của con người. Từ đó
làm nảy sinh kiểu sống bệnh hoạn làm băng hoại những giá trị văn hoá truyền
thống.
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 23
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
3.1/. Trong quá trình giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong
giai đoạn hiện nay
Nguyên tắc này dựa trên nhận thức của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
giáo dục Hồ Chí Minh. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì trở
thành mù quáng. Còn lý luận mà không liên hệ với thực tiễn thì là lý thuyết
suông.
Lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm theo lý luận; lý luận
như mũi tên còn thực hành như cái đích để bắn. Có mũi tên mà không bắn hoặc
bắn lung tung cũng như không có… Vì vậy, học phải đi đôi với hành.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một quá trình lâu dài, khó
khăn và đòi hỏi người thanh niên không chỉ học những lý luận, lý thuyết từ nhà
trường mà phải đem ứng dụng vào thực tế, phải được thực tiễn kiểm nghiệm và
chứng minh, từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó
giúp cho thanh niên hình thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hành
vi đẹp góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của sự nghiệp cách mạng, của dân tộc từ
những công việc hàng ngày.
Trong quá trình giáo dục cần có sự quan tâm hơn nữa giữa gia đình, nhà trường
và xã hội.

Gia đình: góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Gia đình là môi trường đầu tiên của con người. Vì thế muốn
con cái trở lên tốt đẹp thì gia đình phải là cái nơi mọi người biết quan tâm nhau
thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Phải biết lắng nghe, yêu thương, tha
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 24
LỚP QLVHTT K30 (2010 – 2014)
thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau. Gia đình có vai trò quan
trọng trong việc khơi dạy cái tốt, nhận biết cái xấu, những việc đáng làm, những
việc không nên làm.
Nhà trường: môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị
kiến thức mà phải quan tâm đến giáo dục nhân cách đạo đức cho các bạn trẻ.
Khi nhà trường chú ý đúng mức thì chất lượng sẽ cao hơn, khả quan hơn. Vấc
đề này được biểu hiện rất rõ trong các trường công giáo và cơ sở nội chú của
nhà dòng.
Xã hội: nên và phải quan tâm đến giới trẻ, tạo cơ hội và giúp đỡ họ sống
theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, có đủ “đức” và “tài” để xứng đáng là những
chủ nhân tương lai của đất nước. Nhất là những người lầm lỡ, giúp đỡ họ trở
thành những người công dân tốt, sống có ích cho xã hội.
Để xã hội phát triển bền vững, những nhà giáo dục và những người có
trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá
trị đạo đức cần định hướng cho họ có một lý tưởng, biết xây dựng cuộc sống
trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời mỗi con người cần quan tâm xây dựng
những giá trị đạo đức mới và áp dụng những cách giáo dục đạo đức mới vào
việc đào tạo thế hệ trẻ vì họ là những trụ cột tương lai của xã hội.
3.2/. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức, phương tiện giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Về nội dung: bên cạnh giáo dục cho thanh niên những chuẩn mực đạo
đức truyền thống cách mạng cần phải cho họ nhưng chuẩn mực đạo đức phù
hợp với thực tiễn hiện nay, cần tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng
không làm mất đi những nét đẹp của văn hóa đạo đức truyền thống, các hoạt

động phong trào…
Học viên thực hiện: Phan Thị Hồng Gối Trang - 25

×