Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số vấn đề về tiến trỡnh thực hiện BHYT toàn dõn ơ VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.7 KB, 25 trang )

Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ơ Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khoẻ
mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được
mọi rủi ro có thể xẩy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật…Các chi
phí khám chữa bệnh này không thể xác định trước, vì vậy dù lớn hay nhỏ đều gây
khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan
trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sức khoẻ, suy giảm khả năng
lao động, vừa kéo dài thời gian không lao động vừa làm cho cuộc sống khó khăn
hơn.
Để có thể khắc phục khó khăn trên lại vừa chủ động về tài chính khi có rủi ro
về sức khoẻ xảy ra mỗi người có những biện pháp khắc phục khác nhau như rút
tiền tiết kiệm, bán tài sản, nhờ sự giúp đỡ của người thân, đi vay…Các biện pháp
trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định lại khó áp dụng trong trường
hợp thời gian kéo dài và lặp đi lặp lại. Vì vậy Bảo Hiểm Y Tế ra đời nhằm hỗ trợ
cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về sức khoẻ góp phần ổn định
đời sống và đảm bảo an toàn xã hội.
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu
cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Trong khi đó chi phí khám chữa bệnh ngày
càng cao do:
-Ngành y tế áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong việc chuẩn đoán điều
trị bệnh.
-Thuốc men tăng giá do biến động giá cả chung của thị trường. Đặc biệt có
những bệnh phải sử dụng thuốc biệt dược, chi phí lớn.
Do đó cần phải vận động mọi người trong xã hội tham gia Bảo Hiểm Y Tế
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHYT VÀ TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN.
I. Tổng quan về BHYT toàn dân :
1. Sự cần thiết và vai trò của BHYT trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và
toàn dân nói riêng:


BHYT Việt Nam ra đời năm 1992 và được coi là loại hình Bảo Hiểm đặc
biệt mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc, là nơi tập trung nguồn lực tài chính từ sự
đóng góp của cộng đồng xã hội để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho chính
những người tham gia đóng góp vào quỹ. BHYT ra đời có tác dụng rất thiết thực:
-Giúp cho những người tham gia BHYT khắc phục khó khăn về mặt tài chính
khi có rủi ro như ốm đau, bệnh tật vì trong quá trình nằm viện điều trị chi phí tốn
kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình trong khi lại làm giảm thu nhập của họ do
không thể tham gia lao động.
-BHYT góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Trên thế giới, các
quốc gia đều có khoản chi cho hệ thống y tế. Tuy nhiên ở các nước đang phát
triển khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành y.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước thường phải thu viện phí của người đến
khám chữa bệnh. Đây là một trở ngại lớn đối với nhiều tầng lớp dân cư. Vì vậy
biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giảm gánh nặng cho ngân sách
Nhà nước. BHYT ra đời vừa khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, vừa đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân.
-BHYT góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện công bằng
trong xã hội. Sự thiếu hụt trong ngân sách y tế không đảm bảo nhu cầu khám
chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y không theo kịp nhu cầu
2
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
cho sức khoẻ của mình hoặc cũng có thể là một người đại diện cho cơ quan, đơn
vị, tập thể…đứng ra ký kết hợp đồng.Khi mới triển khai BHYT, thông thường các
nước đều có hai nhóm đối tượng tham gia: bắt buộc và tự nguyện. BHYT bắt
buộc áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước và một số đối tượng như
người về hưu có hưởng lương hưu. Còn BHYT tự nguyện áp dụng cho mọi thành
viên khác trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi nhất định tuỳ
từng quốc gia.Hiện nay ở Việt Nam BHYT tiến hành bắt buộc cho các đối tượng:
lao động Việt Nam làm trong các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế
thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội,

đoàn

thể hưởng lương từ ngân sách,

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
khu chế xuất, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh có từ 10 lao động trở lên, người đang nghỉ hưu, người có công với cách
mạng…BHYT tự nguyện áp dụng cho các đối tượng khác trong xã hội kể cả
người nước ngoài đến làm việc, học tập, du lịch tại Việt Nam.
b. Phạm vi BHYT:
BHYT là hoạt động đảm bảo thanh toán chi phí y tế cho người tham gia
Bảo Hiểm khi gặp rủi ro. Tuy mọi người dân đều có quyền tham gia Bảo Hiểm
nhưng trong một số trường hợp BHYT không chấp nhận Bảo Hiểm như những
người mắc bệnh nan y, cố tình tự huỷ hoại bản thân, trong tình trạng say, vi phạm
pháp luật…Mỗi người tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh tật được thanh toán chi
phí với mức độ khác nhau. Mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ
quốc gia khác nhau và cơ quan BHYT cũng không có trách nhiệm đối với người
được BHYT nếu họ khám chữa bệnh thuộc chương trình này.
Ở Việt Nam hiện nay điều lệ BHYT loại trừ các bệnh sau: phong, lao, sốt
3
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
Ở nước ta, BHYT là một chính sách xã hội được triển khai từ năm 1992, là một
đổi mới, một giải pháp cơ bản trước mắt cũng như lâu dài trong công tác chăm
sóc sức khoẻ, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo. Kết quả thực hiện BHYT những
năm qua đã khẳng định điều đó. Một số con số cụ thể: số lượng người có thẻ
BHYT tăng lên đáng kể, từ hơn 3 triệu người năm 1993 lên 13 triệu người năm
2002. Tuy nhiên số lượng người được hưởng các chế độ của BHYT còn chưa cao,
chiếm gần 20% dân số cả nước, nghĩa là vẫn còn rất nhiều người tự lo toàn bộ chi
phí khám chữa bệnh ảnh hưởng đến đời sống của họ và gia đình. Vì vậy để đảm
bảo vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công

bằng xã hội cho mọi người dân thông qua BHYT là một giải pháp hữu hiệu. Hay
nói cách khác thì BHYT toàn dân là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Đến nay
nước ta đã có trên 7 triệu người đang tham gia BHYT bắt buộc trong đó chủ yếu
là cán bộ công chức, người lao động hưởng lương, người hưởng chế độ BHXH
hàng tháng, các đối tượng ưu đãi xã hội…

Để có thể tiến tới BHYT toàn dân cần nghiên cứu đưa thêm một số đối
tượng tham gia BHYT bắt buộc như: những người lao động làm việc theo hợp
đồng đang hoạt động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanhcó dưới 10 lao
động, người lao động trong các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc ngành y tế,
văn hoá, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao, trạm y tế xã phường, và các ngành
sự nghiệp khác, người lao động trong các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp
tác, xã viên hợp tác xã…Những đối tượng này có số lượng không nhỏ và ngày
càng phát triển trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Các đối tượng này
đã phải tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 1/2003 theo nghị định số 01/2003/NĐ-
CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ nên cũng rất cần thiết phải tham gia BHYT
4
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
bổ sung thân nhân sỹ quan Công an nhân dân tại ngũ vào đối tượng tham gia
BHYT là một vấn đề cần thiết. Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số
139/2002/QĐ-CP ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.
Theo quyết định này, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo được thành lập ở tất
cả các tỉnh thành phố để thực hiện 2 hình thức: một là mua thẻ BHYT từ cơ quan
BHXH, hai là Ban quản lý quỹ phải cấp Thẻ khám chữa bệnh cho 100% số người
nghèo. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có trên 3 triệu người nghèo chiếm 20% tổng
số đối tượng được cấp thẻ BHYT.
Mặt khác theo quyết định 139 không chỉ những người nghèo mà cả những
người dân sống ở các vùng đặc biệt khó khăn như vùng núi phía Bắc, các tỉnh
Tây Nguyên cũng được hưởng chế độ khám chữa bệnh.Một số tỉnh có trên 50%
dân số thuộc diện đối tượng của quyết định số 139, do đó có thể đánh giá việc

khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua hình thức cấp thẻ BHYT còn có ý
nghĩa tăng độ bao phủ dân số có thẻ BHYT, mở rộng đối tương tham gia tiến tới
BHYT toàn dân. Có hai loại hình BHYT tự nguyện: BHYT học sinh và BHYT tự
nguyện cho nhân dân.Hiện nay có gần 5 triệu em học sinh tham gia BHYT tự
nguyện, tuy nhiên số lượng tham gia BHYT tự nguyện nhân dân còn rất hạn chế.
Đã có các chương trình BHYT tự nguyện được tiến hành với nhiều nhóm đối
tượng khác nhau như cho nhân dân, các hội, đoàn thể , hộ gia đình…nhưng số
lượng người tham gia vẫn chưa nhiều. Mặc dù họ biết rõ lợi ích của BHYT nhưng
phần lớn người dân sống ở nông thôn có thu nhập thấp và không ổn định.Nếu như
có sự hỗ trợ nguồn tài chính một phần cho các đối tượng này thì trong tương lai
BHYT tự nguyện sẽ có bước phát triển mạnh mẽ. Cần tiếp tục cải thiện phương
5
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
thức phục vụ cho người có thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tránh phân
biệt đối xử. Muốn mở rộng quyền lợi thanh toán cho người tham gia đồng thời
đảm bảo việc cân đối quỹ khám chữa bệnh thì cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh
hình thức thanh toán, chi phí khám chữa bệnh. Được biết hiện nay, BHYT đang
chỉ đạo tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện điều lệ BHYT ban hành theo nghị định
số
58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 để trên cơ sỏ đó nghiên cứu trình chính phủ sửa
đổi bổ sung điều lệ BHYT.
2. Tổ chức thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân:
Thực hiện BHYT ở Việt Nam đã tạo ra cuộc cải cách lớn trong chính sách
xã hội đánh dấu bước chuyển biến từ cơ chế hành chính bao cấp: mọi người khám
chữa bệnh không mất tiền chuyển sang khám chữa bệnh theo phương thức
BHYT. Nhưng một vân đề cần quan tâm là: thực hiện BHYT toàn dân theo chế
độ BHYT nào? Tức là cần phải giới hạn mức độ quyền lợi khám chữa bệnh đối
với người tham gia đồng thời phải giới hạn loại hình bệnh tật từ đó có cơ sở xác
định mức độ hưởng của người tham gia BHYT.
Thông thường hiện nay mọi người đã tham gia BHYT đều đóng góp theo tỷ lệ %

so với mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bên cạnh đó họ cũng
được chữa trị cho đến khi khỏi bệnh mà không phân biệt bệnh gì chi phí ra sao.
Nhưng khi xã hội phát triển, nhiều loại hình bệnh tật mơí xuất hiện, đồng thời
trình độ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế cũng được ứng dụng nhiều vào việc
khám, chuẩn đoán bệnh. Đi kèm với điều này là chi phí khám chữa bệnh ngày
càng tăng cao. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết mâu thuẫn giữa mức đóng hạn hẹp
và mức độ phạm vi được hưởng các dịch vụ y tế của người tham gia Bảo Hiểm.
6
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
Điều này rất quan trọng vì mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân là rất cao cả,
nhưng nếu khả năng đóng góp không đủ khả năng tài chính cho cả cộng đồng thì
mục tiêu đó sẽ mất ý nghĩa.
BHYT là chính sách cần thiết cho mọi người, quá trình tổ chức thực hiện tuy có
bộc lộ những vấn đề cần được xem xét cả về chính sách cũng như chính sách thực
hiện song đã khẳng định tính ưu việt, tính hợp lý. Để phấn đấu đạt được mục tiêu
tiến tới BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam đang xây dựng lộ trình tiến tới BHYT
toàn dân đến năm 2010 gồm những nét cơ bản sau:
-Liên tục củng cố, phát triển BHYT bắt buộc theo hướng mở rộng đối tượng
cho cả những người làm công hưởng lương có thu nhập thường xuyên không phụ
thuộc vào loại hình các tổ chức doanh nghiệp.Hơn thế số lao động này còn tăng
nhiều vào năm tới do việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng chuyển
đổi ngành nghề. Nếu thực hiện được triệt để số lao động này dự báo khoảng
10-12 triệu người. Việc tăng đối tượng này không liên quan nhiều đến sự can
thiệp của ngân sách Nhà nước.
-Nhà nước đã có chế độ chăm sóc sức khoẻ cho một số đối tượng thuộc diện
ưu đãi thông qua BHYT. Số đối tượng này khoảng 1,4 triệu người và dự báo ngân
sách hàng năm cần bố trí khoảng 150 tỷ đồng.
-Nhà nước cũng tiếp tục bố trí kinh phí cho những người nghèo được chăm
sóc sức khoẻ miễn phí thông qua BHYT. Hiện nay số đối tượng nghèo, người
sống ở vùng sâu vùng xa có khoảng 14,5 triệu, con số này có xu hướng giảm

nhưng không nhiều do chuẩn nghèo của nước ta còn khoảng cách với chuẩn
nghèo quốc tế.Trong vài năm tơí ngân sách Nhà nước cần bố trí 1500 tỷ đồng/
năm.
7
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
-Đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu khám chữa bệnh cao phân bổ đều ở
các vùng miền. Số lượng trẻ em dưới 6 tuổi được miễn viện phí theo luật định
hiện có khoảng 8,5 triệu cháu, đối tượng này sẽ tăng giảm không nhiều trong các
năm tới do kết quả của công tác dân số ở nước ta khá ổn định. Hàng năm ngân
sách Nhà nước ta cần bố trí khoảng 900 tỷ đồng để thực hiện việc miễn phí khám
chữa bệnh cho đối tượng này theo phương thức BHYT.
-Đối tượng học sinh, sinh viên hiện ổn định ở mức 16-18 triệu em. Theo đề
nghị của nhiều cơ quan tổ chức, nhóm đối tượng này nên thực hiện chế độ BHYT
bắt buộc, một mặt giúp các em chăm sóc sức khoẻ ngay tại trường, mặt khác
thông qua việc tham gia BHYT tạo cho các em thói quen sau này về Bảo Hiểm và
cũng để giáo dục các em tính cộng đồng và nhân đạo xã hội.
-Tuy nhiên có một bộ phận học sinh không thể đóng toàn bộ phí BHYT vì vậy
ngân sách Nhà nước cần phải hỗ trợ thêm. Ngân sách Nhà nước cần bố trí khoảng
180 tỷ đồng/năm cho đối tượng này và sẽ có khoảng 50% số học sinh cần
được hỗ trợ kinh phí với mức 20000 đồng/em/năm.
-Đối tượng dân cư còn lại khoảng 30 triệu người thuộc diện tham gia BHYT
tự nguyện.
Hiện nay BHXH đang triển khai thí điểm một số loại hình BHYT trong năm 2004
như: BHYT cho các hội đoàn thể như phụ nữ, cựu chiến binh, thanh
niên…,BHYT hộ gia đình tại mỗi xã của mỗi quận huyện, BHYT cho thân nhân
cán bộ công chức và người lao động…Theo dự đoán năm đầu tiên triển khai điểm
BHYT trên diện rộng, nên BHXH Việt Nam đặt mục tiêu năm 2004: học sinh
sinh viên đạt 5,5 triêu em, nhân dân nói chung khoảng 1 triệu người. Từ năm sau
chương trình sẽ triển khai theo cấp số nhân và phấn đấu đến năm 2010 đạt mức
20 triêu người tham gia BHYT tự nguyện.

Như vậy dự báo chung đến năm 2010 sẽ có khoảng gần60 triệu người chiếm
70% dân số cả nước được chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT. Để hỗ trợ cho
các nhóm đối tượng thuộc diện ưu đãi xã hội, kinh phí Nhà nước cấp khoảng
3500 tỷ đồng. BHXH sẽ thu từ đối tượng bắt buộc và tự nguyện khoảng 4500 tỷ
đồng, như vậy để chăm sóc sức khoẻ cho gần 60 triệu dân chúng ta có khoản kinh
8
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
phí là 8000 tỷ đồng/năm, mức bình quân của mỗi người là 130000 đồng/người.
III. Một số vấn đề về BHYT toàn dân ở một số nước:
1. Philippin:
Hệ thống BHYT Philippin (PhilHealth) đã tổ chức kỷ niệm 7 năm ngày
thành lập tổ chức này vào ngày 16/2/2002. Khẩu hiệu “Hãy tham gia BHYT vì
sức khoẻ của gia đình” thể hiện rõ ưu tiên của BHYT Philippin đối với chương
trình BHYT theo hộ gia đình. Philippin đã triển khai BHYT cho người nghèo từ
năm 1997 và cho tới nay số người nghèo có BHYT đã là 2,82 triệu người. Năm
nay, thực hiện cam kết của tổng thống Macapagal Arroyo, BHYT philippin xây
dựng kế hoặch 500 với mục tiêu cung cấp thẻ BHYT cho 500 gia đình cận nghèo
ở các đô thị.BHYT Philippin đang triển khai các biện pháp để thực sự tiến gần
đến đích BHYT toàn dân.Tổ chức BHYT đã phối hợp với Bộ nội vụ và chính
quyền địa phương để giám sát các doanh nghiệp tư nhân đóng BHYT và chỉ cấp
phép kinh doanh khi họ đã đóng BHYT. Tính đến nay, Philippin đã có 40 triệu
dân trong tổng số 75 triệu dân tham gia BHYT.
2. Nhật Bản:
Hiện nay Nhật Bản đã thực hiện BHYT toàn dân, nước này đã thực hiện
luật BHYT bắt buộc từ năm 1922. Đến năm 1961 bắt đầu thực hiện BHYT toàn
dân. Lúc bắt đầu triển khai BHYT toàn dân, GDP khởi điểm của Nhật Bản là
4700 USD/đầu người/năm. Tuy nhiên Nhật Bản đi trước Việt Nam quá xa, nên ý
nghĩa tham khảo đối với nước ta là không lớn.
3. Hàn Quốc:
Hàn Quốc đã ban hành luật BHYT đầu những năm 70, do lúc đầu

chỉ là tự nguyện nên đã không thành công chỉ có khoảng 400000 người tham gia
9
Một số vấn đề về tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ë Việt Nam
sau nhiều năm vận động. Đến năm 1977 Hàn Quốc đã ban hành luật BHYT bắt
buộc toàn dân và sau 12 năm thực hiện gần 100% người dân đã có BHYT. GDP
của họ năm 1977 là 1500 USD/đầu người/năm.
4. Thái Lan:
Thái Lan thực hiện BHYT bắt buộc vào cuối thập kỷ 80, áp dụng đầu tiên
trong khu vực lao động trong các doanh nghiệp tư nhân của tổ chức SSO. Đến
năm 1997 mới chính thức công bố chiến lược BHYT toàn dân, và cũng trong năm
này GDP của họ là 1700 USD/người/năm.
Bối cảnh phát triển kinh tế và các con số của các nước trên đáng để chúng ta tham
khảo. Thu nhập bình quân đầu người là một trong các chỉ số quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của BHYT. GDP đủ lớn là một yếu tố cần thiết để thực
hiện BHYT cho 100% dân số đồng thời để có thể cân đối được chi phí y tế ngày
càng cao hiện nay. Theo dự kiến đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước
công nghiệp GDP ước khoảng 1000 USD/người/năm. Khi đó mức tổng sản phẩm
quốc nội mới có thể đáp ứng được cho BHYT toàn dân.
Chúng ta có thể thấy rõ hơn nhu cầu tài chính cho y tế sẽ phát triển như thế nào
qua một vài con số: chi phí y tế bình quân của Mỹ năm 1997 là 3900 USD/người,
các nước như Đức, Thuỵ Sỹ, Canada là 2000 USD/người, các nước khác ở Châu
Âu dù thấp cũng là 500-700 USD/ người. Ở nước ta chi phí y tế bình quân đầu
người thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực khoảng 25-30
USD/năm. Vấn đề đặt ra là Ngân sách Nhà nước cấn có đầu tư thoả đáng hơn cho
sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ
.
10

×