Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số phương pháp tạo hứng thú trong việc dạy học môn gio dục cơng dn ở bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.27 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi): ……………………………
I. Tên sáng kiến
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG
VIỆC DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CƠNG DÂN Ở BẬC
TRUNG HỌC CƠ SỞ”
II. Lĩnh vực áp dụng
Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở.
III. Mơ tả bản chất của giải pháp
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trước đây, bộ môn Giáo dục công dân không được coi trọng ở trường,
người dạy thường trái ban, hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì dạy bộ mơn
giáo dục cơng dân lớp đó. Vì vậy, giáo viên dạy bộ mơn này chưa có sự đầu tư
trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa,
chiếu lệ để giáo viên chủ nhiệm còn giải quyết việc khác của lớp;
Hiện nay bộ môn giáo dục công dân đã được chỉ đạo cải tiến về phương
pháp dạy học cùng những kì thi giáo viên giỏi qua từng cấp, đặc biệt hàng năm
phịng giáo dục có thanh tra bộ mơn này. Qua những đợt hội giảng, thi giáo viên
giỏi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi
rất nhiều. Song chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên cịn phải tìm
tịi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực, chủ động
của học sinh trong giờ học, đồng thời kiêu gợi niềm say mê, háo hức của học
sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. Mặc khác, khơng ít phụ huynh và học
sinh có một thực trạng đáng buồn là chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn
học và cho rằng đây là mơn học phụ nên ít quan tâm, ít đầu tư thích đáng cho
việc học. Cá biệt, có một số học sinh, tỏ ra thực sự hững hờ, thiếu nghiêm túc
đối với môn học này;




Bộ môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở có vai trị và ý nghĩa
rất quan trọng, bởi vì nó khơng chỉ cung cấp cho người học những kiến thức về
đạo đức và pháp luật mà còn góp phần hồn thiện nhân cách con người, giúp
học sinh biết phân biệt được lẽ phải, trái, biết tôn trọng bản thân và người khác,
biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Đặc biệt,
những kiến thức của môn Giáo dục công dân giúp các em hình thành những kỹ
năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời, ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ
đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật;
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào
khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải ai
cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh
rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh khơng có
hứng thú với giờ học, môn học, gây ra mất trật tự.
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào
khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế khơng phải ai
cũng thành cơng. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh
rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh khơng có
hứng thú với giờ học, mơn học, gây ra mất trật tự.
Chính tầm quan trọng của mơn học đã ý thức trong tơi cần phải có sự thay
đổi phương pháp dạy học để tạo sự hứng thú cho học sinh, và đó cũng là lý do
tơi chọn đề tài “Một số phương pháp tạo hứng thú trong việc dạy học môn Giáo
dục công dân ở bậc Trung học cơ sở”.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
- Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo
dục mơn Giáo dục cơng dân nói riêng trong nhà trường Trung học cơ sở hiện
nay;
- Nhằm góp phần thực hiện chủ đề năm học “Nâng cao chất lượng giáo

dục, đổi mới phương pháp giảng dạy;
- Thông qua đề tài này, với niềm hy vọng tạo hứng thú cho học sinh trong
việc học môn Giáo dục công dân để các em hoàn thiện đạo đức, và nắm vững
kiến thức pháp luật.
2.2. Điểm mới trong nghiên cứu
Bằng nhiều phương pháp đã áp dụng, trong nhiều năm học qua, nhà trường
khơng có tình trạng học sinh vi phạm đạo đức ở mức nghiêm trọng. Đa số các
em ham thích học mơn giáo dục công dân
Theo tôi để tạo được hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân giáo viên
phải nắm vững các bước sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện
2


Đầu tiên tôi sẽ nghiên cứu về nội dung chương trình mà mình được phân
cơng giảng dạy trong đó bao gồm những bài về đạo đức và pháp luật. Từ đó, tùy
đặc điểm của từng bài tơi sẽ chọn những phương pháp, những hình ảnh và câu
chuyên phù hợp để giảng dạy cho các em.
Để tạo sự hứng thú cho tiết học tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp động não:
- Sử dụng trong kiểm tra bài cũ: Giáo viên ghi câu hỏi, bài tập trắc nghiệm,
bài tập tình huống ( bảng phụ)
- Sử dụng trong giảng bài mới: Ở phần đặt vấn đề, truyện đọc, tình huống,
thông tin, sự kiện...Giáo viên chỉ định học sinh bất kì đọc. Để học sinh lớp chú
tâm nghe, khơng lơ là, khi học sinh đọc hết một đoạn, Giáo viên có thể gọi một
học sinh khác đọc tiếp, Giáo viên theo dõi và uốn nắn cách đọc...Giáo viên có
thể phân vai học sinh đọc tình huống trong phần đặt vấn đề, làm cho lớp sinh
động hơn
+ Cho học sinh đọc câu hỏi gợi ý
Học sinh tự suy nghĩ và trả lời ( bằng cách giơ tay)

Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung ý kiến của mình
Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh có câu trả lời đúng chính xác ( có
thể cho điểm để động viên tinh thần các em)
+ Động viên học sinh chưa phát biểu, hay phát biểu chưa đúng.
Hoặc giáo viên nêu lên vấn đề cần được tìm hiểu trước lớp
+ Cho học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
+ Ghi tất cả các ý kiến phát biểu lên bảng, không loại trừ ý kiến nào ( trừ ý
kiến trùng lập)
+ Phân loại các ý kiến
+ Phân tích làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ ràng
Tổng hợp ý kiến học sinh. Chốt lại vấn đề từ ý kiến học sinh ( đây là kết
quả sự tham gia chung của học sinh.)
*Phương pháp đưa thực tiển, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho
bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về
bài học
Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời
sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên
theo dõi những vấn đề của xã hội đặc khi đọc các thông tin trên báo, mạng In
ternet, truyền hình... giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài
giảng.
Ví dụ: Giáo dục cơng dân lớp 9 bài 10 - tiết 14: Lí tưởng sống của thanh
niên (Tiết 2)
3


Đối với mục Xác định lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay, tơi
đưa các tư liệu, hình ảnh trong cuộc sống vào bài giảng. Những tư liệu này
khơng chỉ giới học sinh qua tâm mà tồn xã hội đang quan tâm đó là tư liệu về
hiến máu nhân đạo, hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia vào rất nhiều hoạt
động, chung tay khắc phục lũ lụt …. Những tư liệu này rất đơn giản và đều có

trên mạng.

4


Ví dụ: Đây là thơng tin để học sinh tìm hiểu về lí tưởng sống của thanh
niên ngày nay:
Từ ngày 10/10/2014 đến 12/10/2015,
điểm hiến máu đặt tại Bến Tre đã có
105 bạn trẻ đăng ký hiến máu, 50 đơn
vị máu được tiếp nhận.

Thanh niên tình nguyện vận động các
bạn trẻ hiến máu
Tôi cho các em đọc, quan sát ảnh và sau đó nêu câu hỏi: Từ những thơng
tin đó, em có suy nghĩ gì về hoạt động của thanh niên hiện nay?
Học sinh dễ dàng thấy được hoạt động của thanh niên rất đa dạng, phong
phú, thiết thực. Thanh niên tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
đến những nơi đất nước và nhân dân đang cần;
Từ đó cho học sinh thấy được ý nghĩa việc làm của họ đó là đem đến cho
con người cuộc sống ấm no, góp phần thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố hiện
đại hố...
Sau đó giáo viên cho học sinh tự rút ra lí tưởng sống cao đẹp của thanh
niên ngày nay là gì bằng câu hỏi phụ: "Theo em, thanh niên ngày nay cần phải
sống như thế nào?";
Khi học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên viết tóm tắt ý kiến đó lên
bảng, sau đó gạch chân các từ ngữ quan trọng và cuối cùng chốt lại - đây chính
là lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay.
* Sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động
Để có được những hình ảnh thì tơi phải:

-Truy cập mạng Internet;
- Phải sưu tầm hình ảnh trên các trang báo.
Và sau đó tùy đặc điểm của từng bài mà tơi sẽ minh họa bằng những hình
ảnh phù hợp. Như bài “giản dị”, tôi đưa cho các em xem những tấm hình về
những đứa trẻ ăn xin, đánh giày, bán vé số……Từ đó, tơi giảng cho các em hiểu
giản dị là khơng đua địi, se sua, khơng tiêu tiền hoang phí, khi tiêu xài phải nhớ
đến những người có hồn cảnh khó khăn hơn mình.

5


*Kể những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống
và lồng vào bài học những đoạn nhạc
- Với những câu chuyện minh họa cho bài giảng thì tơi cũng sưu tầm trên
mạng Internet, trên sách báo, những câu chuyện mà tôi chứng kiến trong trường
lớp, trong cuộc sống…….
- Và những đoạn nhạc sinh động thì tơi tải từ mạng Internet để minh họa
cho bài giảng.
Như bài “biết ơn”, bên cạnh những tấm hình về sự vất vả, tần tảo của cha
mẹ, tơi cịn kể cho các em nghe câu chuyện về hồn cảnh ra đời bài hát “Lịng
mẹ” của nhạc sĩ Y Vân, và lồng vào đó là đoạn nhạc bài “Lòng mẹ” với nhạc
nền là tiếng mẹ ru, tiếng trẻ khóc.
Trong tiết giảng tơi cịn lồng những bài ca dao tục ngữ nói về cơng ơn của
đấng sinh thành:

6


Cơng cha ba năm tình thâm lai láng
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Biết lấy chi đền đáp khó khăn
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.
Hay
Cơm cha cơm mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi
Chẳng như cơm mẹ con chỉ ngồi xuống ăn.
Hoặc bài “Yêu thương con người” tôi cho các em nghe đoạn nhạc “Quê
em mùa nước lũ” với hình ảnh các em học sinh đang quyên tiền giúp đỡ đồng
bào lũ lụt, từ đó gieo vào lịng các em sự nhân ái, tình yêu thương đồng bào.

7


* Phương pháp xử lý tình huống kết hợp với sắm vai
- Chuẩn bị: Tình huống sắm vai, có chủ đề sát với nội dung bài học ( Giáo
viên cung cấp cho học sinh ở phần hoạt động nối tiếp của tiết trước hoặc nêu nội
dung tình huống để học sinh tự xây dựng tình huống sắm vai
+ Phân cơng: Có thể cho học sinh lớp, cho nhóm hoặc cho đội.
ở nhà

+ Học sinh tự phân vai ( có thể để học sinh tình nguyện phân vai); tập vợt

- Cách tiến hành: ( thường thực hiện ở gần cuối giờ)
Chọn học sinh ( lớp, nhóm hoặc đội): Làm người điều khiển
+ Giới thiệu chủ đề tiểu phẩm
+ Giới thiệu các vai diễn ( lần lượt xếp hàng ngang cuối chào khán giả)
+ Tuyên bố tiểu phẩm sắm vai của chúng em xin được bắt đầu
+ Người dẫn chuyện đọc tình huống hay câu chuyện, to và rõ mới gây hứng

thú cho người nghe
+ Các vai diễn phải nhập vai, có hóa trang đơn giản, thu hút sự chú ý của
người xem
+ Giáo viên nhận xét:
. Tiểu phẩm sắm vai, cách thể hiện các vai diễn
. Khen ngợi cách diễn xuất tốt nhập vai
. Động viên các vai diễn còn lúng túng chưa nhập vai
*Phương pháp tổ chức trò chơi
Dưạ trên các chương trình game show trên truyền hình, tơi ln phiên đưa
vào từng bài học các trò khác nhau: trúc xanh, kim tự tháp, ghép tranh, ghép ca
dao.
- Trò chơi “trúc xanh” trong bài “yêu thương con người”, tôi cho các em
xem tấm hình về giàn bầu, giàn bí và các em tìm câu ca dao ứng với hình đó.
8


- Trò chơi “kim tự tháp” trong bài “Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể”,
tơi ghi lên những tâm bìa nhỏ về những mơn thể thao mà nhiều người u
thích:bóng dá, bóng chuyền, bơi lội….sau dó một bạn giải thích, một bạn trả lời.
* Phương pháp nêu gương người thật, việc thật
- Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người
thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm
gương nêu ra phải được hiều học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở địa
phương mình. Mặc khác, với sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi
sẽ mời những nhân vật điển hình vượt khó trong học tập, vươn lên trong cuộc
sống…. Sẽ giao lưu với các em trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, qua đó tính
giáo dục sẽ tác động sâu sắc đến các em yêu thương con người, biết ơn cha mẹ,
thầy cô, và sẽ cố gắng vươn lên trong học tập…..
* Phương pháp mời báo cáo ngoại khóa
Ví dụ:

- Mời báo cáo an tồn giao thơng;
- Báo cáo, tọa đàmvề luật lệ đi đường;
- Báo cáo gương tốt trả của rơi cho người bị mất;
- Báo cáo về gương dũng cảm cứu người bị nạn;...
Biện pháp này, học sinh phải được chuẩn bị, giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm tư liệu, kiểm tra bài báo cáo trước khi học sinh trình bày trước lớp.
* Phương pháp tổ chức cho học sinh đi tham quan các chủ đề đạo đức và
pháp luật
Biện pháp này phải được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên
nên liên hệ địa điểm trước khi tham quan thông báo và được sự nhất trí của phụ huynh
học sinh.
* Phương pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức-người
tốt, việc tốt.
Biện pháp này có thể kết hợp với đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm để học
sinh được tập duyệt trong giờ sinh hoạt lớp.
* Phương pháp đổi mới cách ra đề, kiểm tra đánh giá học sinh
Bên cạnh sự đổi mới về phương pháp, chúng tơi cịn đổi mới cách ra đề,
kiểm tra đánh giá học sinh. Đề kiểm tra không chỉ đơn thuần là những khái
niệm, những kiến thức máy móc mà cịn có những câu hỏi gợi mở để các em bày
tỏ quan điểm và cảm xúc của mình.
Ví dụ như bài “Bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên” tôi đặt cho
các em câu hỏi “Ở địa phương, gia đình, bản thân em đã làm gì để góp phần bảo
vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên?”;

9


Hay trong những bài kiẻm tra 15 phút tôi thường cho các em viết cảm nghĩ
của mình về bài học để từ đó các em có dịp so sánh và tìm lại cảm xúc của
mình, đồng thời tơi cũng sẽ hiểu được các em nhiều hơn, qua đó sẽ có những bài

giảng xác thực với các em hơn”.
2.4. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với những phương pháp trên có thể áp dụng rộng rãi trong môn học giáo
dục công dân
2.5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng các giải pháp
a) Đối với giáo viên
- Bằng việc chuẩn bị tốt cho giờ dạy (đầu tư tìm tư liệu xây dựng giáo án)
giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cần dạy, mở rộng, liên hệ, tích hợp kiến thức ở
các phân mơn khác tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng tiếp thu và vận dụng
kiến thức đã học vào cuộc sống, đẩy mạnh việc rèn luyện tư tư tưởng đạo đức
cho học sinh;
- Giáo viên đỡ phải vất vả viết bảng chính nhiều như như phương pháp dạy
truyền thống;
- Tiết kiệm được thời gian, cơng sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ
dùng, giáo cụ trực quan, bản thân người thực hiện sẽ nhanh chóng nâng cao kỹ
năng về cơng nghệ thông tin;
- Tạo trực quan rất sinh động cho học sinh, giáo viên phát huy được vai trò chủ
đạo của mình trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức
đó vào thực tế;
- Có nhiều điều kiện tạo tình huống có vần đề để kích thích học sinh tư duy,
phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh;
- Thuận lợi, dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học
sinh dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp
thời đối với tất cả các đối tượng học sinh;
b) Đối với học sinh
- Các em được nhìn - nghe - nói - viết một cách trực quan sinh động, được
thảo luận trong nhóm học tập của mình, được đưa ra ý kiến, được rèn luyện các kĩ
năng nói và viết của bản thân. Điều đó giúp các em phát huy tối đa vai trị chủ động
của mình trong giờ học.

- Học sinh có nhiều điều kiện làm quen và học tập, ứng dụng công nghệ
thông tin; nhất là với học sinh trong nhà trường thuộc địa bàn vùng sâu ít có
điều kiện tiếp cận, ứng dụng với máy tính, với khoa học cơng nghệ.
- Đa số các em ham thích tiết học, phát huy tính đồn kết gây hứng thú
trong việc học tập;

10


- Đặc biệt, một số học sinh cá biệt do phát triển tâm sinh lý lứa tuổi được
chuyển biến tích cực;
- Kiểm tra viết đạt điểm tốt khá nhiều;
- Giảm số học sinh không thuộc bài, chép bài đủ (giáo viên kiểm tra);
- Có kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, …
* Kết quả bộ môn HKI năm học 2016 – 2017:
GDCD 7. Tổng số học sinh: 126
- Giỏi: 100  79, 4 % :
- Khá: 2116, 6 %
- TB: 5  4 %
- Yếu: 0
GDCD 9 Tổng số học sinh: 94
Giỏi: 80 85, 1 %
- Khá: 14 14, 9 %
- TB: 0
- Yếu: 0
2.5. Tài liệu kèm theo: Khơng có.

11




×