Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kết Cấu Của Một Chương Trình Phát Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.47 KB, 2 trang )

Kết Cấu Của Một Chương Trình Phát Thanh
Ở nước ta, trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc các phương tiện thông tin đại chúng có
vai trò hết sức quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Thực sự trở thành vũ khí sắc
bén, là công cụ lãnh đạo của Đảng. Đất nước bước vào thời kì đổi mới, để thực hiện
thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH, vai trò của phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó có tác dụng chuyển tải, trao đổi thông tin tri
thức khoa học, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến con người một cách nhanh nhất,
thường xuyên nhất. Các lĩnh vực trên được phản ánh phhong phú hơn ở các loại hình báo
chí như báo in, báo phát thanh, báo hình, báo điện tử.
1.Lí do chọn đề tài.
Báo chí xuất hiện do nhu cầu thông tin của con người. Ngày nay, cùng với sự phát
triển của xã hội thì sự bùng nổ thông tin ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Chính
vì thế, nhu cầu thông tin nảy sinh và đồng hành với sự ra đời và phát triển của xã hội.
Báo phát thanh ra đời cũng xuất phát từ nhu cầu đó. Đứng trước một thế giới hiện thực
chứa đầy lượng thông tin, báo phát thanh có những cách thức riêng của mình để phản ánh
hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp trong xã hội. Phát thanh có những ưu
thế riêng biệt, truyền tải thông tin bằng lời nói, tiếng động, âm thanh tổng hợp tạo sự hấp
dẫn đối với người nghe. Ngoài ra, báo phát thanh còn có tính lan tỏa rộng khắp, thông tin
nhanh, tiếp cận kịp thời là một trong những yếu tố phát thanh có thể cạnh tranh trong đời
sống hiện đại. Báo phát thanh còn có ưu điểm mà truyền hình không có được, đó là sự
gần gũi, sống động, riêng tư, than mật, một người nói, vạn người nghe. Trong chương
trình phát thanh, muốn lôi cuốn hấp dẫn người nghe thì phải có sự sắp xếp hợp lí giữa các
tin bài, chuyên mục, kết hợp giữa lời nói, tiếng động, âm nhạc phù hợp. Xuất phát từ tầm
quan trọng này, tôi chọn đề tài “Kết cấu chương trình phát thanh” để nghiên cứu. Cải
tiến, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh là vấn đề quan trọng hàng đầu, là việc
làm thường xuyên của bất kỳ đài phát thanh nào. Muốn tồn tại được, buộc phát thanh
phải cải tiến về nội dung và hình thức của chương trình. Hơn nữa, ở nước ta sự tiếp cận
thông tin còn gặp nhiều khó khăn ở những vùng có trình độ dân trí thấp như miền núi,
vùng sâu vùng xa thì việc thể hiện thông tin trên sóng phát thanh sẽ phát huy hiệu quả
cao nhất bởi tính tiện lợi của nó. Mỗi chương trình phát thanh là một thông điệp tác động


trực tiếp tới công chúng, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, tuyên truyền đường lối của
Đảng và Nhà nước. Góp phần định hướng tư tưởng cho nhân dân.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài “Kết cấu chương trình phát thanh”là một đề tài đã được triển khai cho các
khóa trước (khóa 1 và khóa 2 ) và mang lại hiệu quả cao . Tuy nhiên mức đọ nghiên cứu
chưa sâu , vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế và trình đọ chuyên môn nghiệp vụ , điều
kiện vật chất còn thiếu .
3. Mục đích nghiên cứu
Đài phát thanh huyện là cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nước , nhân dân tại địa
phương đó . Chính vì thế đài phát thanh có vai trò rất lớn ở từng địa phương . nghiên
cứu nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tại đài huyện là góp phần đưa đài phát
thanh huyện ngỳ càng hoàn thiện, phát triển đi lên đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng tại cấp cơ sở . Để chương trình phát thanh thực tiễn đi vào thực tiễn cuộc sống ,
những người làm chương trình phát thanh phải nghiên cứu , nâng cao chất lượng chương
trình , xem cấc chương trình đó có phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin của công
chúng hay chưa . Thông qua các chương trình phát thanh , công chúng có thể trực tiếp
tham gia đóng góp ý kiến trao đổi kinh nghiệm . Kết cấu chương trình phát thanh thường
rất phong phú và đa dạng , gồm nhiều phần : Phần tin , phần bài , chuyên mục … thời
lượng ở phần tin bài , chuyên mục có thể thay đổi nhưng thời lượng của chương trình là
bất biến .
4.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu kết cấu chương trình phát thanh dưa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
để hiểu rõ hơn về kết cấu của chương trình . Qua nghiên cứu , rút ra những bài học bổ ích
cho bản than , tìm ra những cái hay , hấp dẫn , nổi bật trong kết cấu chương trình phát
thanh , trên cơ sở những cái đã có sẵn , tiếp tục sáng tạo nên những cái mới , đưa chương
trình phát thanh tại cơ sở ngày càng phát triển hoàn thiện .
5. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng kết cấu chương trình phát thanh tại đài huyện đang là một vấn đề bức thiết
trong đời sống báo chí hiện đại . Xã hội ngày càng phát triển , dân trí ngày càng được
nâng cao , luôn xuất hiện những thính giả khó tính , nên người làm chương trình phát

thanh , phải luôn đổi mới để làm vừa lòng người nghe . Do đè tài quá rộng nên tôi chỉ
nghiên cứu để cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của kết cấu chương trình phát
thanh , kế thừa nhưng cái có sẵn , sáng tạo nên những cái mới , phù hợp với yêu cầu của
phát thanh hiện đại

×