Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.38 KB, 53 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người
thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho Đảng ta, nhân dân ta cùng lớp lớp thế
hệ người Việt Nam nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Người đã
để lại cho chúng ta những di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá,
những giá trị nhân văn cao cả. Trong đó có tư tưởng về kinh tế của Người là
một bộ phận hợp thành, là tư tưởng của nhà chính trị bàn về kinh tế, do đó,
nó có sự thống nhất cao độ giữa kinh tế với chính trị; kinh tế với văn hóa,
đạo đức và con người. Nó được hình thành và phát triển cùng với quá trình
hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đã và đang bước vào thời kỳ
mới – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức; hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là hết sức cần thiết và càng trở nên cấp
thiết. Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm những tư
tưởng, lý luận của Người về những vấn đề liên quan đến nền kinh tế của đất
nước ta. Đó là những luận điểm kinh tế có giá trị to lớn cả về lý luận và
phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa ở một nước nông nghiệp lạc hậu không qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa. Với mục đích của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí
Minh đã nhiều lần khẳng định: “ Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa của nhân dân”, “ Chủ nghĩa xã hội làm cho mọi
người dân sung sướng, ấm no…”. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa có mục
1
đích cao đẹp và phấn đấu để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và
văn hóa của nhân dân lao động. Người cũng chỉ rõ: muốn đạt mục đích ấy
thì nhân dân lao động phải tự làm lấy, toàn dân phải ra sức thi đua tăng gia
sản xuất và thực hành tiết kiệm. Đó là “ hai việc cần thiết nhất để phát triển
chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội”. “Tăng gia sản xuất


và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã
hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân”
1
.
Như vậy “tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm” là một trong
những luận điểm kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh
không chỉ trong bối cảnh đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn đặc biệt có ý nghĩa to lớn
trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta. Với ý
nghĩa như vậy, trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, em xin mạnh dạn
được chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi
với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Việc vận dụng tư tưởng
đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay” làm bài viết tiểu luận của
mình.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi qua nhiều tài liệu, nhưng chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong quý thầy cô
thông cảm và đóng góp ý kiến sửa chữa để em có thể hoàn thiện được bài
viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.11, tr.257
2
Bố cục của bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm có 3 chương:
- Chương I: Nguồn gốc tư tưởng “ đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí” của Hồ Chí Minh.
- Chương II: Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về “ đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí”.
- Chương III: Vận dụng tư tưởng “đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực

hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí” của Hồ Chí Minh trong điều kiện
Việt Nam hiện nay.
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Nguồn gốc tư tưởng “ đẩy mạnh sản xuất đi đôi với
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí” của Hồ Chí Minh.
1. Truyền thống văn hóa dân tộc và tình yêu nhân dân, đất nước.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh bất khuất chống thiên tai, địch
họa. Trong nhiều thời kỳ, dân tộc ta phải đương đầu với các cuộc chiến tranh
liên miên nên thời gian cho hòa bình, xây dựng và phát triển kinh tế không
nhiều. Hơn nữa, nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta kém phát triển, phụ
thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, vì vậy người nông dân phải liên kết với nhau,
dựa vào nhau mà sống. Hoàn cảnh đó đã tạo nên những giá trị truyền thống
của dân tộc như: ý thức lấy nông nghiệp làm gốc, làm chính; tôn trọng và
ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên; tính cộng đồng, trọng tình, dân chủ,
linh hoạt, mềm dẻo, hiếu hòa… Và đặc biệt hơn đó là tính tiết kiệm. Có thể
thấy rằng, tiết kiệm đã trở thành một trong những tính cách đặc trưng nhất
của người Việt Nam. Bởi chính trong hoàn cảnh sống khó khăn đó, cùng với
truyền thống “ phồn thịnh”, con đàn cháu đống, người Việt Nam tiết kiệm
không chỉ vì cho cuộc sống no đủ của mình mà đặc biệt hơn, quan trọng hơn
cả là tiết kiệm để cho con cháu của mình, cho thế hệ sau này.
Như vậy, tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm của
Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống văn hóa của đất nước. Người cho
rằng: “ Hằng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời để mà sống.
Những việc đó, ngày xưa cha ông ta phải làm, bây giờ chúng ta phải làm,
con cháu sau này cũng phải làm. Vậy ăn cơm, uống nước và thở khí trời để
4
đem lại cuộc sống cho con người thì đó là những việc không khi nào trở
thành cũ cả. Cần, Kiệm, Liêm, Chính đối với đời sống mới cũng vậy”
1

.
Người cho việc giáo dục tinh thần tiết kiệm là đạo lý truyền thống của
dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy, khi bước vào xây dựng xã hội mới,
khi đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì Cần, Kiệm, Liêm, Chính phải trở
thành nền tảng đạo đức của một xã hội, một đất nước. Người cho rằng: “
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua
ái quốc”
2
. Và chính Cần - Kiệm – Liêm – Chính là những khái niệm đạo đức
phương Đông, đạo đức truyền thống Việt Nam được Hồ Chí Minh tiếp thu
có chọn lọc, kế thừa những nội dung tích cực và bổ sung vào những yêu cầu
và nội dung mới do sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước đặt
ra.
Trong bốn phẩm chất trên, ta thấy rằng, Kiệm luôn được Người quan
tâm và đề cao. Là người chứng kiến nỗi khổ đau của nhân dân ta, vì vậy mà
tình yêu nhân dân, yêu quê hương, đất nước luôn ngự trị trong trái tim người
con xứ Nghệ. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước, ngay sau khi
giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị
với chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất để nhanh chóng
dập tắt nạn đói. Người đề nghị: “ Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ
lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc
quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo
tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”
3
.
Từ thực tế của gia đình và cuộc sống của người dân mất nước, Người
đồng cảm với nhân dân, thương dân, trọng dân. Để đùm bọc lẫn nhau, đùm
bọc trong cảnh đa số người dân không lấy gì làm sung túc, theo Người thì
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, H, 2002, t.5, tr. 631.

2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 631.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 8.
5
yếu tố tiết kiệm trở thành điều kiện không thể thiếu được. Mỗi người chỉ cần
dè sẻn một tý, nhiều người cùng dè sẻn là có thể cưu mang, đùm bọc người
khác. Vậy nên tinh thần tiết kiệm trở thành ý thức, tâm lý của cả cộng đồng,
tiết kiệm là thước đo của đạo đức.
Trong điều kiện của Đảng cầm quyền, việc giáo dục và thực hành tốt
cần, kiệm, liêm, chính thì mọi công việc sẽ được tiến hành khẩn trương, có
kế hoạch, hiệu quả. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dạy: “Học cần,
kiệm, liêm, chính là phận sự của nhân viên Chính phủ… Đó cũng là phận sự
của mọi người công dân Việt Nam… Chữ cần, kiệm của Hồ Chủ tịch, dân ta
phải học vì nước ta nghèo, lại đương kháng chiến. Mỗi một người chúng ta
phải đem mồ hôi đổi lấy bát cơm, làm ra bát cơm đầy, song chỉ ăn bát cơm
lưng”
1
.
2. Từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm của Hồ Chí
Minh không chỉ xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc mà còn được xuất
phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước và yêu cầu tuyên truyền, giáo dục
cách mạng trong từng giai đoạn nhất định. Người coi đây là biện pháp quan
trọng để tích lũy vốn, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là ở một
nước nghèo và lạc hậu như nước ta.
Sau cách mạng tháng tám 1945 thành công, nước ta phải đương đầu
với muôn vàn khó khăn thách thức. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề,
kinh tế, xã hội hết sức nghèo nàn và lạc hậu. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều
đình đốn, hàng vạn công nhân không có việc làm. Hàng chục vạn hecta

ruộng đồng bỏ hoang. Nạn đói từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 đã cướp
đi 2 triệu người và vẫn đang đe dọa sinh mạng hàng triệu người… Chính
trong bối cảnh đó, ngày 3-9-1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
1
Phạm Văn Đồng: Hồ Chủ tịch- hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, Nxb. Sự thật, HN,1974, tr.29.
6
chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người thay mặt Chính
phủ nêu lên “ những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa” đó là: “giải quyết nạn đói, nạn dốt; tổ chức tổng tuyển cử, giáo
dục tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính; bỏ
qua những thứ thuế vô nhân đạo; cấm hút thuốc phiện…”
1
. Đặc biệt là
phong trào diệt giặc đói được phát động trên cả nước. Trong thư gửi nhân
dân toàn quốc về việc chống giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: “ Cứ
mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi
bữa một bơ) để cứu dân nghèo”
2
. Cả nước dấy lên nhiều phong trào: “ Hũ
gạo tiết kiệm”, “ ngày đồng tâm”, “ tăng gia sản xuất”, “ tấc đất, tấc vàng”…
Như vậy, tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm
không chỉ xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc, từ tấm lòng yêu nước
thương dân mà nó còn xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước. Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định, chỉ có đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm thì đất
nước mới phát triển được, nhân dân mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đúng như Người đã từng nói: “ Trong 80 năm, nước ta bị đế quốc Pháp rồi
đến đế quốc Nhật vơ vét hết, vì vậy mà kinh tế của ta nghèo nàn, lạc hậu.
Nay chúng ta cần phải có một nền kinh tế khá, để kháng chiến và kiến quốc.
Muốn xây dựng kinh tế, thì phải có tiền của để làm vốn. Muốn có vốn, thì
các nước tư bản dùng 3 cách: vay mượn nước ngoài, ăn cướp của các thuộc

địa, bóc lột công nhân, nông dân. Những cách đó chúng ta đều không thể
làm được.
Chúng ta chỉ có cách là một mặt tăng gia sản xuất, một mặt tiết kiệm
để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta”
3
.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1995, t. 4, tr. 9.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.1995, t. 4, tr. 31.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2002, t. 6, tr. 485.
7
3. Xuất phát từ mục đích giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên
và toàn nhân dân.
Trong sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, cũng như vấn đề
giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Người viết: “Làm
cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất
phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”
1
. Chính vì vậy, Người hết sức chú trọng
đến việc xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng của Đảng, của cán bộ, đảng
viên. Người coi trọng cả đức và tài, nhưng đức là “gốc”, tài phải lấy đức làm
cơ sở. Nếu không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không thể lãnh đạo được
nhân dân.
Đặc biệt trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Người luôn

nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân phải biết: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
để xây dựng đất nước. Người cho đây là những phẩm giá cơ bản, tốt đẹp
nhất để làm người, làm cán bộ, đảng viên. Người nói:
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”
2
.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Người giải thích một cách cặn kẽ:
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2002, t.9, tr. 283.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.5, tr. 631.
8
Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, làm việc có năng suất,
có hiệu quả. Có Cần thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được. Người
viết:
“ Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”
1
Để thực hiện chữ Cần có kết quả thì mọi việc làm đều phải có kế
hoạch cho mọi việc, phải tính toán cẩn thận, phải có sự phân công cụ thể, rõ
rang, phải kiên quyết đấu tranh chống lại lười biếng. Vì lười biếng là kẻ địch
của chữ Cần, là kẻ địch của dân tộc.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của;

tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, vì nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to. Không
xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không
liên hoan lu bù lãng phí thời gian, công sức, tiền của của dân, của nước, của
bản thân. Tiết kiệm là để tích trữ vốn, mở rộng sản xuất. Tiết kiệm không
phải là bủn xỉn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Khi không nên tiêu xài thì một đồng
xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào,
cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như
thế mới đúng là Kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không
phải là kiệm”
2
. Theo Người, Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân
của con người.
Liêm là luôn coi trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân. Phải trong sạch, không
tham lam: “ không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.5, tr. 632.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.5, tr. 637.
9
sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến
bộ”
1
. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm phải đi đôi
với chữ Cần.
Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Theo Hồ Chí Minh,
trong xã hội có trăm công nghìn việc, song những công việc ấy có thể chia
thành hai thứ: việc Chính và việc Tà. Làm việc Chính là người Thiện, làm
việc Tà là người Ác. Siêng năng, tằn tiện, trong sạch là Chính, là Thiện.

Lười biếng, xa xỉ, tham lam là Tà, là Ác. Người Chính là: Đối với mình,
không tự kiêu tự đại, luôn cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm tự phê bình và hoan
nghênh người khác phê bình. Đối với người, không nịnh hót, không xem
khinh người dưới, thái độ phải chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết, phải
học người và giúp người tiến bộ… Đối với việc, phải để việc công lên việc
tư. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, làm cho đến nơi, không
sợ khó nhọc, nguy hiểm.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cần, Kiệm, Liêm, Chính là phẩm chất
đạo đức cần thiết đối với tất cả mọi người, càng cần thiết đối với cán bộ,
đảng viên. Nó là thước đo bản chất người của mỗi con người. Cần, Kiệm,
Liêm, Chính có mối quan hệ với nhau như một chỉnh thể tự nhiên, như trời
có bốn mùa, đất có bốn hướng. Việc rèn luyện và thực hiện phẩm chất này
không chỉ là yêu cầu về đạo đức, mà còn là yêu cầu ấm no, hạnh phúc của
mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của chính sự nghiệp cách mạng.
Sở dĩ, Người luôn giáo dục nhân dân ta bốn đức tính trên là vì: con
người Hồ Chí Minh, nhân sinh quan Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần
nhuyễn tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Sinh ra từ
một vùng đất có truyền thống yêu nước và sớm được hưởng thụ một nền
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.5, tr. 252.
10
giáo dục nghiêm túc trong văn hóa phương Đông. Người kế thừa và phát
huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa phương Đông trên cơ sở vận
dụng sáng tạo lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp
nhận những yếu tố tiến bộ, bổ sung vào nội dung mới nhằm giáo dục đạo
đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Vì vậy, Người coi bốn đức tính
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là đạo lý truyền thống của dân tộc từ bao đời nay.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ( ngày 3 tháng 9
năm 1945 ), Người đề nghị: “Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại
tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính”

1
.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc giáo dục đạo đức cho mỗi cán bộ
đảng viên mà khi bước vào xây dựng xã hội mới thì Người đã mở rộng nội
dung kinh tế của Cần, Kiệm, Liêm, Chính từ chỗ là đức tính của từng con
người, từng cán bộ đảng viên đến chỗ là nền tảng đạo đức của cả một xã hội.
Người nói: “ Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do,
bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính. Cho nên chúng ta phải tẩy cho
sạch hết những thói xấu của xã hội cũ. Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng
của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”
2
.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 9.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 494.
11
CHƯƠNG II: Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về “ Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí”.
1. Mục tiêu của đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm.
1.1. Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là nhằm
nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh luôn coi kinh tế là cơ sở, là nền tảng để chăm lo phát
triển con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát
triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội… Để cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng và
phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải huy động
sức lực của toàn dân, mọi cấp, mọi ngành thi đua đẩy mạnh sản xuất.
Người nêu rõ: “ Nhiệm vụ qun trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là
phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng
của mọi người ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta hiện
nay ở miền Bắc,… khẩu hiệu của chúng ta là: tất cả phục vụ sản xuất! Tất cả
chúng ta, bất kỳ ở cấp nào, ngành nào, đều phải góp sức làm cho sản xuất
phát triển”
1
.
Trong các bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân các địa phương,
Người tiếp tục khẳng định tính tất yếu của việc đẩy mạnh sản xuất. Người
coi đẩy mạnh sản xuất là vấn đề trọng tâm, gốc rễ của mọi vấn đề kinh tế. Vì
vậy, tất cả mọi đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng ta đều
không ngừng đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm để nâng cao đời sống
vật chất, văn hóa của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nói: “ Tiết kiệm là cốt để
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 312.
12
giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức
sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân”
1
.
Ngay khi đất nước được độc lập, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc
vận động nhân dân tăng gia sản xuất để đẩy lùi nạn đói và ổn định đời sống.
Trong thư gửi nông gia Việt Nam, Người nhắc nhở: “ Hiện nay chúng ta có
hai việc quan trọng nhất: cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam. “ Thực túc”
thì “binh cường”, cấy nhiều thì khỏi đói”
2
. Vì vậy, Người kêu gọi nông dân:
“ Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là
khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững
quyền tự do, độc lập”

3
. Thực hiện lời kêu gọi đó của Người, nhân dân cả
nước đã đoàn kết và tích cực thi đua sản xuất với khẩu hiệu “ tấc đất, tấc
vàng”, nhờ đó mà nông nghiệp được khôi phục và bước đầu phát triển, nạn
đói được đẩy lùi, đời sống của nhân dân được nâng lên một bước.
Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân
Pháp, để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đề nghị phải đẩy mạnh “ tăng gia sản xuất để làm cho dân ai cũng đủ mặc,
đủ ăn”
4
.
Theo Người, muốn tăng gia sản xuất có hiệu quả, phải huy động toàn
bộ sức lực của dân, trí tuệ của dân, của cải của dân nhằm đem lại lợi ích thiết
thực cho dân. Với Người, tăng gia sản xuất phải đi liền với tiết kiệm, Người
nói: “ Làm cho nhiều, tiêu thì ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đầy đủ. Nhờ đó
mà nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm”
5
.
Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người xác định: “ đặc
điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 485.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 115.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập. Sđd, t. 5, tr. 30.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 115.
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập. Sđd, t. 5, tr. 62.

13
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa”
1
. Vì vậy, trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng
ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, đó là một cuộc
biến đổi toàn diện, sâu sắc và khó khăn. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới chưa từng có trong lịch sử
dân tộc. Nhờ xác định đúng đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá
độ , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những việc cần làm trong phát triển
kinh tế, văn hóa. Trong đó, Người luôn đề cao vai trò của cán bộ và nhân
dân trong việc đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao trong đời sống nhân dân. Người nhiều lần khẳng định: “
Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân
dân”
2
. Để thực hiện được mục đích cao đẹp đó, theo Hồ Chí Minh, nhân dân
lao động phải tự xây lấy, phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mỗi người.
Muốn vậy, nhân dân ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí và quan liêu.
Đối với Chính phủ, Người nhấn mạnh: “ Hết sức chăm lo đời sống
nhân dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải
phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học,
phục vụ sức khỏe và giải trí của nhân dân”
3
. Có lúc Người yêu cầu: “… Lâu
nay, chúng ta đòi hỏi nhân dân đóng góp. Từ đây, chúng ta phải ra sức
hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân hơn nữa trong việc sản xuất và tiết kiệm, để
cải thiện đời sống của bộ đội và nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh”

4
.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập. Sđd, t. 10, tr. 13.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 556.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 482.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 441.
14
1.2. Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm giáo
dục nhiệm vụ dân chủ cho toàn dân.
Ngoài mục tiêu kinh tế, kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết
kiệm còn nhằm mục tiêu giáo dục chính trị sâu sắc cho toàn dân. Hò Chí
Minh đã nói: “ Nó giáo dục cán bộ và nhân dân về quyền hạn và nhiệm vụ
dân chủ. Nó thắt chặt thêm mối đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân. Nó
nâng cao trình độ chính trị của cán bộ, của chiến sỹ và nhân dân. Nó gắn liền
lòng yêu nước với tinh thần quốc tế”
1
.
Phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm không chỉ hướng tới mục tiêu
kinh tế mà nó còn có ý nghĩa chính trị to lớn, đó là: nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
giáo dục nhiệm vụ cách mạng cho cán bộ, nhân dân. Bởi theo Người, chính
trị là sự tham gia vào công việc kinh tế, là việc vạch hướng đi cho kinh tế,
xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nền kinh tế.
Người nói: “Chính trị bây giờ phải đi với kinh tế; công tác chính trị là mạch
sống của công tác kinh tế”
2

.
Thực tiễn lịch sử cách mạng dân tộc ta cho thấy, sự kết hợp giữa đẩy
mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm có vai trò và ảnh hưởng lớn vì có nội
dung cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của
từng chặng đường, từng thời kỳ. Chính nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách
mạng đã định hướng đúng đắn cho cả dân tộc, mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân
có ý thức về trách nhiệm của mình và tạo nên tính cách mạng và sức sống
của phong trào đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 444.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 200.
15
2. Nội dung chủ yếu của tư tưởng đẩy mạnh sản xuất đi đôi với
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
2.1. Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là trách
nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với tổ quốc.
Có thể thấy rằng, đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là
nét nổi bật trong tư duy kinh tế của Hồ Chí Minh. Người cho rằng, giữa sản
xuất và tiết kiệm luôn gắn liền với nhau như một phương châm thực hành
lao động cho nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta. Đẩy mạnh
tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là trách nhiệm, là một nghĩa vụ
thiêng liêng của mỗi công dân đối với tổ quốc. Vì vậy, toàn dân phải hiểu
rằng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm tức là yêu nước, là ích nước,
lợi nhà. Cho nên, mỗi người dân phải có ý thức tự nguyện, tự giác, phải có
lòng say mê nhiệt tình tham gia lao động, góp phần xây dựng nền kinh tế
nước nhà.
Hồ Chí Minh hiểu rõ giá trị của việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm
trong xây dựng kinh tế, nhất là đối với nước nghèo, đời sống thấp kém,
Người cho rằng muốn vươn lên thì vấn đề quan trọng là phải cần cù lao

động và biết tiết kiệm. Người giải thích: “ Nước ta còn nghèo, muốn sung
sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng lao động sản
xuất – lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc
của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ
lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ”
1
.
Do đó, mọi người đều phải siêng năng, cần cù lao động, coi đó vừa là
nguồn sống, vừa là nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của chúng ta. Hồ Chí
Minh còn nói:
“ Người siêng năng thì mau tiến bộ.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 313.
16
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”
1
.
Người luôn lên án tính lười biếng: “ Lười biếng là kẻ địch của chữ
cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc”
2
. Để thực hiện đước cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì phải kiên quyết chống bệnh lười biếng,
lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng
nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc
cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì “hăng hái”, tranh thủ kiếm lợi,
việc gì không “kiếm chác” được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không
làm dối, làm ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và
của nhân dân. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống

tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời
sống xã hội.
Lên án tính lười biếng, Hồ Chí Minh rất coi trọng người lao động, coi
người lao động là vốn quý nhất. Người đòi hỏi phải tổ chức lao động cho tốt
để tiết kiệm lao động, Người nói: “ Phải biết quý trọng sức người là vốn quý
nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý
sức lao động của nhân dân ta”
3
.
Như vậy, quan điểm phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm
của Hồ Chí Minh là bằng mọi cách sử dụng có hiệu quả sức người, sức của
cho công cuộc xây dựng kinh tế. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, nếu sản
xuất mà không biết tiết kiệm thì khác nào như gió vào nhà trống, tiết kiệm là
nghĩa vụ của tất cả mọi người.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 632, 634.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 632, 634.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 313.
17
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương ngời sáng về đức cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là mẫu mực về đời sống trong sáng, nếp
sống giản dị, khiêm tốn phi thường. Cuộc đời Người từ một phụ bếp trên
tàu, một thợ ảnh ở ngõ hẻm Côngpoanh đến khi trở thành Chủ tịch nước vẫn
luôn là những tháng ngày thanh bạch, tiết kiệm, giản dị và tao nhã. Ngôi nhà
sàn của Người có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, một giá sách
một tủ quần áo với hai bộ ka ki, một đôi dép lốp, một máy thu thanh, một
chiếc đồng hồ để bàn. Đó là tất cả tài sản của một vị nguyên thủ quốc gia.
Thật là cuộc đời thanh bạch suốt đời thực hành tiết kiệm, suốt đời liêm

chính, suốt đời chí công vô tư. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy cả một
truyền thống dân tộc Việt Nam về đức cần, kiệm.
Theo Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn,
“không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng
không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người
nhịn ăn, nhịn mặc; trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần
nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, để cải thiện đời sống nhân dân.
Mà tiết kiệm là: “ khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên
tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì dù bao
nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm”
1
.
Quan điểm về tiết kiệm của Hồ Chí Minh mang nội dung khoa học, đó
là: tích lũy để có nhiều sản phẩm và để được tiêu dùng nhiều hơn, để xây
dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Tiết kiệm để sử dụng thời gian,
nhân lực, tài lực, trí tuệ của con người một cách đạt hiệu quả hơn trong điều
kiện cho phép. Tiết kiệm là hình thức giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách
mạng và huy động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.637.
18
hội. Cho nên, tiết kiệm ở đây mang ý nghĩa tích cực. Hồ Chí Minh coi thực
hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của một đất nước, một phương pháp
của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà
cả nước giàu cũng phải tiết kiệm. Người còn chỉ rõ: “ Một dân tộc biết cần,
kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một
dân tộc văn minh, tiến bộ”.
2.2. Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi ngành.
Để giúp nhân dân thực hành tiết kiệm có hiệu quả nhằm tích trữ thêm

vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế, Hồ Chí Minh đề ra
nội dung cụ thể của tiết kiệm là:
Thứ nhất, tiết kiệm sức lao động.
Có thể nói, đây là nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng tiết kiệm
của Người. Vậy sức lao động là gì? Tại sao phải tiết kiệm sức lao động?
Theo Người, sức lao động là tài sản rất quý giá, giúp nhân dân ta xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Và để cho mọi người có thể hiểu rõ nội dung
này, Hồ Chí Minh đã phân tích một cách sâu sắc và dễ hiểu vấn đề tiết kiệm
sức lao động. Người viết: “ Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động. Thí dụ:
việc gì trước kia phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho khéo,
phải nâng cao năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người cũng
làm được”
1
.
Người yêu cầu: “Giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, văn hóa giáo dục… với nhau và trong mỗi ngành phải phát triển cân
đối. Trong nông nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng xem cần bao nhiêu ruộng?
Có bao nhiêu sức lao động? Trong một nhà máy, cũng phải có cân đối.
Nếu chỉ cần 100 công nhân mà tuyển vào 150, thì lãng phí 50 người”
2
.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.485.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.620.
19
Người cũng nhắc nhở: “ Các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các cơ
quan kinh tế và các Ủy ban, cần phải nâng cao năng suất, giảm bớt số người
( tinh giản)”
1

.
Thứ hai, tiết kiệm thời giờ.
Hồ Chí Minh cho việc tiết kiệm thời giờ là cần có kế hoạch cụ thể, chi
tiết, tính toán khoa học để giảm bớt thời gian cho mỗi sản phẩm, khắc phục
thời gian nhàn rỗi, đẩy mạnh tăng năng suất lao động. Người nói: “ Chúng ta
phải tiết kiệm thời giờ. Việc gì trước kia phải làm 2 ngày, nay vì tổ chức sắp
xếp khéo, năng suất cao, ta có thể làm xong trong 1 ngày”
2
.
Bởi lẽ, Người cho rằng: “ Thì giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải.
Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ
kéo nó trở lại được. Có ai kéo lại ngày hôm qua được không? Thánh hiền có
câu: “ Một tấc bóng là một thước vàng”. Hay tục ngữ Âu đã nói: “ Thời giờ
tức là tiền bạc”. Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ
vứt đi, là người ngu dại. Do đó, chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ, làm gì
cũng cần có kế hoạch cụ thể. Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “ Công việc bất kỳ
to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế
hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước,
như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít”
3
. Đồng thời,
Người cũng chỉ rõ: “ Trong mọi công việc, phải tính toán, cân nhắc cẩn thận.
Thì giờ là vàng bạc. Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ,
hại sức khỏe mà không kết quả thiết thực”
4
.
Thứ ba, tiết kiệm tiền của.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.499.
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.485.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.632.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.314.
20
Hồ Chí Minh yêu cầu tiết kiệm tiền của nghĩa là không phung phí
nguyên liệu, vật liệu và tiền của trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Người
cho rằng, phương châm để tiết kiệm phải do tất cả các cấp, các ngành, từng
cá nhân tự giác thi hành và tìm cách tổ chức, sắp đặt cho hợp lý. Người
thường xuyên nhắc nhở: “ Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì trước
phải dùng nhiều người, nhiều thì giờ, phải tốn 2 vạn đồng. Nay vì tiết kiệm
được sức người và thời gian, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn một vạn là đủ. Nói
tóm lại: chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để một người có
thể làm việc như hai người, một ngày có thể làm việc của hai ngày, một
đồng có thể dùng bằng hai đồng”
1
.
Một trong những hình thức tiết kiệm tiền của mà Hồ Chí Minh rất
quan tâm trong hoàn cảnh nước nghèo và ít vốn như nước ta, đó là quay
vòng vốn. Người nói: “ Biết làm cho vốn quay vòng nhanh, thì có ít vốn mà
dùng được nhiều lần, nên sản xuất được nhiều”
Như vậy, với ba nội dung cụ thể mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập
ở trên, chúng ta thấy tiết kiệm luôn luôn là vấn đề được Người quan tâm hết
sức tỉ mỉ và rất cụ thể, thiết thực đối với cuộc sống của nhân dân ta. Để thu
hút cũng như lôi kéo, cổ vũ được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia,
Hồ Chí Minh đã phát động phong trào trong cả nước thực hành tiết kiệm, tất
cả mọi người từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều tiết kiệm và
phóng trào ấy nhất định phải lan rộng, ăn sâu, nhất định sẽ thành công tốt
đẹp. Theo Người, ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm, tiết kiệm có thể thực

hiện ở nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau.
Ngay như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã
nói: “ Các cơ quan tiết kiệm tiền công và của công, để đỡ tốn ngân quỹ;
Chiến sỹ thi đua tiết kiệm thuốc đạn, bằng cách bắn phát nào trúng phát ấy;
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.486.
21
Công nhân tiết kiệm nguyên liệu; Học sinh thi đua tiết kiệm giấy bút; Đồng
bào hậu phương thi đua tiết kiệm tiền bạc và lương thực, để giúp đỡ bộ
đội…”
1

Bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, Người cho rằng
phương châm triệt để để thực hành tiết kiệm phải do tất cả các ngành tự giác
thi hành. Theo Người:
- Những người làm công tác hành chính sự nghiệp, phải biết rút bớt
hết những gì không cần thiết, chớ hao phí giấy má và các thứ của công. Hao
phí những thứ đó là hao phí mồ hôi, nước mắt của dân. Chớ tưởng tiết kiệm
những cái cỏn con như mẩu giấy, ngòi bút là không có ảnh hưởng. Một
người như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ sẽ bớt được
một số tiền đáng kể, lấy ở mồ hôi, nước mắt của dân mà ra.
- Đối với ngành giáo dục, thầy và trò trong trường học phải biết tận
dụng thời gian truyền đạt và tiếp thu tri thức có kết quả tốt nhất, đồng thời
cũng phải tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật.
- Với ngành kinh tế nông nghiệp, nông dân phải tận dụng từng tấc đất,
không bỏ hoang.
- Với ngành kinh tế công nghiệp, công nhân phải biết sử dụng thuần
thục các loại máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để giảm
hàng phế thải và sản phẩm tồn đọng. Phải tiêu diệt thái độ lao động lười
biếng để nâng cao năng suất và giữ vững kỷ luật lao động.

- Các ngành xây dựng cơ bản càng cần phải dè sẻn nguyên liệu, vật
liệu thi công, bảo đảm chất lượng công trình. Người chỉ rõ: “ Thiết kế và xây
dựng phải làm cho chắc, cho kỹ. Tránh làm ẩu rồi phải chữa đi chữa lại, vừa
lãng phí sức người, sức của, vừa không tốt cho sản xuất”
2
.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.639.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.384.
22
- Đặc biệt đối với ngành tài chính, ngân hàng, mậu dịch, hoạt động lao
động bằng tiền của ngân sách nhà nước và để sử dụng đồng tiền cho hiệu
quả nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Đồng tiền dính
với hoạt động của tất cả các ngành. Vì vậy, các ngành, các tổ chức kinh tế,
các cơ quan nhà nước cũng như toàn thể nhân dân phải biết sử dụng đồng
tiền cho tốt… một đồng tiền bỏ ra phải đảm bảo tăng thêm của cải cho xã
hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền
nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất”
1
.
Như vậy, quan điểm tiết kiệm của Hồ Chí Minh là phải tiết kiệm toàn
diện, tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian, phong trào đó phải do
tất cả mọi người thực hiện và nhất định sẽ thực hiện được. Người nói: “ Nếu
chúng ta khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động,
tiền tài của nước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực
lượng của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội… Chúng ta quyết tâm tăng gia và
tiết kiệm, thì nhất định tăng gia được và tiết kiệm được”
2
.

2.3. Mối quan hệ giữa tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Khi nói về mối quan hệ giữa tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm,
Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đặt vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất với
thực hành tiết kiệm trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là mối qun
hệ giữa “xây” và “chống” trong lĩnh vực kinh tế, trong đó xây dựng là nhiệm
vụ trọng tâm. Nhưng vừa phải “xây”, vừa phải “chống”, “chống” để phục vụ
“xây”.
Tăng gia sản xuất cũng như phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết
kiệm là một trong những mặt cần thiết và quan trọng để nâng cao toàn diện
1
Hồ Chí Minh: Thư gửi cán bộ ngân hàng, tháng 1 năm 1965.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.487 – 488.
23
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhằm xây dựng và phát triển
kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn
động viên, khích lệ cán bộ, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm. Người thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ
nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà
không biết tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống”
1
.
Người cũng nói: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con
đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho
nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh
phúc”
2
.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì giữa tăng gia sản xuất và thực

hành tiết kiệm có mối quan hệ biện chứng, tăng gia sản xuất phải đi đôi với
thực hành tiết kiệm và đó được coi như là một chính sách căn bản, thiết yếu
của nền kinh tế. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm phải đi đôi với
nhau và kết quả phải đạt bằng nhau. Kết quả của tăng gia sản xuất cộng với
kết quả của thực hành tiết kiệm sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh
tế nước nhà. Người thường nhắc nhở: “Tăng gia sản xuất phải đi đôi với
thực hành tiết kiệm. Phải tiết kiệm sức lao động, phải tiết kiệm thì giờ, phải
tiết kiệm tiền của để tăng gia. Tiết kiệm giúp cho tăng gia và tăng gia giúp
cho tiết kiệm, để đi đến kết quả tốt”
3
.
Bởi Người thấu hiểu mối quan hệ khăng khít giữa lao động và tiết
kiệm nên phát động phong trào tăng gia sản xuất cùng lúc chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi tinh thần tiết kiệm. Người cho rằng, nếu làm nhiều, có được
nhiều của cải mà không biết sử dụng của cải ấy đúng lúc, đúng chỗ, ăn tiêu
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.313.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.257.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.393 – 394.
24
hoang phí, xa xỉ thì của bằng núi cũng hết. Người viết: “ Việc tiết kiệm cũng
có tính chất quan trọng như tăng gia sản xuất. Vậy chúng ta không thể quên
được”
1
.
Có lúc, Hồ Chí Minh dùng hình ảnh để nói lên mối quan hệ giữa sản
xuất, tiết kiệm và đời sống như nước với thuyền, Người nói: “ sản xuất và
tiết kiệm cũng như dòng nước, cải thiện đời sống cũng như chiếc thuyền,

nước càng sâu thì thuyền càng cao. Muốn cải thiện không ngừng thì phải
không ngừng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”
2
.
Có thể thấy, quan điểm này của Người rất khoa học và biện chứng, thể
hiện rõ sự tác động qua lại lẫn nhau, bởi lẽ chỉ trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất,
thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế mới có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu
và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Nhưng nếu chỉ thực hành tiết
kiệm mà không đẩy mạnh sản xuất thì sản xuất được ít, không đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nhân dân Ngược lại nếu đẩy mạnh sản xuất mà không
tiết kiệm thì sản xuất được bao nhiêu lại sử dụng, tiêu dùng bấy nhiêu, kết
quả là không lại hoàn không. Do đó, Người nói tiếp: “ Cần và Kiệm, phải đi
đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm “ thì làm
chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ
vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.
Kiệm mà không Cần, thì không tăng lên, không phát triển được. Mà
vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít
nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nó sẽ hao bớt dần, cho đến
khi khô kiệt”
3
.
Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, hai vấn đề đẩy mạnh sản
xuất và thực hành tiết kiệm phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.479.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.660.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.636 – 637.
25

×