Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

báo cáo khoa học 'nghiên cứu quan điểm của hố chí minh về đội ngũ cán bộ công chức trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.32 KB, 4 trang )


NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CỦA HỐ CHÍ MINH VỀ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”
VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

CN. ĐINH QUANG THÀNH
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: “Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm quan trọng của Hồ Chí Minh. Trong
tác phẩm đó Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề quan trọng cốt lõi về việc xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc kháng chiến kiến quốc. Những
quan điểm đó của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH.
Summary: “Sua doi loi lam viec” is an important book of Ho Chi Minh. In this book, Ho
Chi Minh presented many imfortant problems in constituting for the group of leaders and
staffs in Viet Nam wars. These problems is very imfortant in constituting for the group of
leaders and staffs in Viet Nam today.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
MLN-
VTKT
Năm 1947, khi cuộc kháng chiến của
nhân dân ta đang ở giai đoạn khó khăn. Khi
chính quyền nhân dân mới xây dựng đang gặp
một số vấn đề về cơ cấu tổ chức và nhất là sự
tha hoá quyền lực của một số cán bộ, đảng
viên ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ với
nhân dân. Lúc bấy giờ, dù rất bận nhưng ý
thức được tính chất nguy hiểm của sự tha hoá


đó Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Sửa đổi lối
làm việc" với bút danh XYZ. Đây là một tác
phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc
nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên, xây dựngvà
củng cố Đảng, góp phần đưa cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp thắng lợi vẻ vang.
Ngày nay, càng nghiên cứu tác phẩm
chúng ta càng thấm thía hơn bao giờ hết
những giá trị cao quí của nó. Nhất là vấn đề
cán bộ - một vấn đề cốt lõi của cách mạng.
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “xây dựng đội ngũ
cán bộ đồng bộ có cơ cấu hợp lý, chất lượng
tốt” “ hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân
dân, của dân tộc có bản lĩnh chính trị vững
vàng, không dao động trước khó khăn, thử
thách, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực,
trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn
trọng tập thể, gắn bó với nhân dân”. Làm
được như vậy sẽ đưa đến thắng lợi của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Có thể nói "Sửa đổi lối làm việc" là
tác phẩm mà mỗi cán bộ, đảng viên ngày nay
phải nghiên cứu và thấm nhuần.
II. NỘI DUNG
Vấn đề cán bộ trong tác phẩm "Sửa đổi
lối làm việc" được Hồ Chí Minh chỉ ra ở
những khía cạnh sau:

Một là: Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò của
cán bộ. Người xác định “cán bộ là gốc của mọi
công việc” “công việc thành công hay thất bại


là do cán bộ tốt hay kém”. Xác định vai trò của
cán bộ như vậy, Hồ Chí Minh tránh được thái
cực tuyệt đối hoá vai trò của cán bộ coi cán bộ
là quyết định tất cả. Thực chất, cán bộ chỉ
quyết định trong một phạm vi, một giới hạn
nhất định của công việc. Ngay trong mối quan
hệ với đường lối, với tổ chức và cơ chế, chính
sách cán bộ cũng không thể tự quyết định tất cả
cán bộ vừa là quyết định vừa bị quyết định, vừa
là nguyên nhân vừa là kết quả. Hồ Chí Minh
xác định vai trò của cán bộ trong mối quan hệ
với công việc như vậy là rất sáng tạo, cụ thể, rõ
ràng, khoa học.
Hai là: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hồ
Chí Minh quan tâm trước hết đến việc huấn
luyện cán bộ. Cán bộ là việc gốc của cách
mạng nên huấn luyện cán bộ là việc gốc của
Đảng. Người chỉ ra những khuyết điểm trong
việc huấn luyện cán bộ đồng thời cũng chỉ ra
nội dung và cách thức huấn luyện cán bộ là:
- Huấn luyện nghề nghiệp thì làm việc gì
học việc ấy. Cán bộ ở ngành nào thì phải học
cho thành thạo công việc ở ngành ấy.
MLN-
VTKT

- Huấn luyện chính trị, chú trọng thời sự
và chính sách trong đó huấn luyện chính sách
là gốc. Huấn luyện chính trị ngành nào cũng
phải có nhưng tuỳ theo mỗi ngành mà định
nhiều hay ít.
- Huấn luyện văn hoá. Theo Hồ Chí Minh
tuỳ theo từng đối tượng mà có cách sắp xếp
lớp cho phù hợp chứ không phải theo cấp bậc
cao hay thấp. Đây là vấn đề trọng yếu trong
huấn luyện văn hoá của Hồ Chí Minh.
- Huấn luyện lý luận. Cần huấn luyện lý
luận cho cán bộ. “Chỉ thực hành mà không có lý
luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù”.
Hồ Chí Minh nêu hai cách huấn luyện lý
luận: lý luận suông, vô ích và lý luận thiết
thực, có ích. Tránh cách huấn luyện thứ nhất
và làm theo cách huấn luyện thứ hai. Học tập
lý luận “theo nguyên tắc: kinh nghiệm và thực
tế phải đi đôi cùng nhau”. Cách học tập: “Lấy
tự học làm cốt”. Việc huấn luyện cán bộ lúc
đó phải gắn với việc chống bệnh chủ quan,
bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa. Những giờ học tập
đều tính như những giờ làm việc. Khi cất nhắc
cán bộ, phải xem kết quả học tập cũng như kết
quả công tác khác mà định. Người nhắc nhở
các cơ quan phải rất chú ý việc huấn luyện
cán bộ. Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân
viên phụ trách việc huấn luyện. Những người
lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy “Không
nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc

huấn luyện”.
Ba là: lựa chọn cán bộ. Lựa chọn cán bộ
là vấn đề rất hệ trọng. Làm sao chọn được
những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín
thật sự. Cần loại bỏ những cán bộ coi địa vị
lãnh đạo là chỗ mưu cầu danh lợi. Những
người đó thường chạy chọt, luồn lách bằng
mọi cách đạt cho được địa vị mặc dù tư cách
của họ không xứng với chức danh đó. Có
người tỏ ra hăng hái, sốt sắng, tích cực chưa
hẳn đã có động cơ đúng và tốt. Người có đức,
có tài thường không phô trương ồn ào. Chọn
cán bộ cần xem xét họ ở trạng thái động chứ
không phải chỉ ở trạng thái tĩnh. Đánh giá họ
qua những tình huống gay cấn, khi gặp khó
khăn, phức tạp chứ không chỉ lúc thuận lợi.
Hồ Chí Minh đưa ra chuẩn mực để chọn
cán bộ, gồm bốn điểm sau:
- Những người đã tỏ ra rất trung thành và
hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh.
- Những người liên lạc mật thiết với dân
chúng, hiểu biết dân chúng. Luôn luôn chú ý
đến lợi ích của dân chúng.
- Những người có thể phụ trách các vấn
đề, trong những hoàn cảnh khó khăn.
Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì
không phải là người lãnh đạo. Người lãnh đạo
đúng cần phải: khi thất bại không hoang
mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi
hành các nghị quyết thì phải kiên quyết gan

góc, không sợ khó khăn.
- Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.
Hồ Chí Minh cho đó là nhưng khuôn khổ


để lựa chọn cán bộ. Người lưu ý tránh tình trạng
dùng người văn hay, nói khéo nhưng không làm
được việc, không dám tranh đấu. Trong lúc đó,
những đồng chí viết không hay nói không thạo
nhưng rất trung thành, hăng hái, rất gần gũi quần
chúng thì bị trù úm, vùi dập.
Bốn là: chính sách cán bộ.
Hồ Chí Minh chỉ ra mấy điểm lớn trong
chính sách cán bộ. Đó là chính sách đoàn kết
mọi lực lượng cán bộ, phát huy mọi tiềm năng
cán bộ. Trong đó, sĩ, công, nông, thương, binh
đều có. Làm sao phải đối xử đúng với mọi
người. Người nhắc nhở những việc lớn:
a. Hiểu biết cán bộ
Muốn nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu
phải có quan điểm, phương pháp đánh giá cán
bộ đúng. Muốn vậy phải hiểu biết cán bộ.
Đánh giá cán bộ phải có quan điểm biện
chứng, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển.
Một người cán bộ khi trước có sai lầm,
không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán
bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau
này không phạm sai lầm? Xem xét cán bộ,
không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem
cả lịch sử, cả công việc của họ. Ai mà hay khoe

công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm,
trước mặt thì theo mệnh lệnh sau lưng thì trái
mệnh lênh, hay công kích người khác, hay tự
tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ
làm được việc, cũng không phải là cán bộ tốt.
MLN-
VTKT
b. Khéo dùng cán bộ
Hồ Chí Minh cho rằng không có ai cái gì
cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, phải khéo
dùng người, sửa chữa khuyết điểm cho họ,
giúp đỡ ưu điểm của họ. Người phê phán tình
trạng không biết tuỳ tài mà dùng người, như:
thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi
rèn dao. Thành thử cả hai người đều lúng
túng. Nếu biết tuỳ tài mà dùng người, thì hai
người đều thành công.
Người cũng phê phán những người khi
dùng cán bộ phạm những chứng bệnh sau đây:
1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết,
bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.
2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót
mình, mà chán ghét những người chính trực.
3. Ham dùng những người tính hợp với
mình mà tránh những người tính tình không
hợp với mình.
Vì những bệnh đó, kết quả là những
người kia làm bậy, mình cũng cứ bao dung,
che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày
càng hư hỏng. Đối với những người chính

trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế,
cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng
cả danh giá của người lãnh đạo
1
.
Hồ Chí Minh chỉ ra cách dùng cán bộ
đúng nghĩa là:
- Mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có
thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư…
- Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần
gũi những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ.
- Phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ
bao vây mà cách xa cán bộ tốt.
- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các
đồng chí mới vui lòng gần gũi mình
2
.
Muốn cán bộ làm được việc, phải khiến
cho họ yên tâm làm việc, vui thú làm việc phải
khiến cho cán bộ có gan nói, cả gan để ra ý
kiến. Khiến cho các cán bộ có gan phụ trách,
có gan làm việc. Không nên tự tôn, tự đại mà
phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới.
c. Cất nhắc cán bộ
Hồ Chí Minh nhắc nhở, cất nhắc cán bộ là
một công tác cần kíp nhưng phải làm cho đúng.
Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem
những người bô lô, bô la, chỉ nói mà không biết
làm vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có
hại. Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng,

vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái.
Như thế công việc nhất định chạy.
Cất nhắc cán bộ không nên làm như “giã
gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét
kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai
lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất
nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần
như thế là hỏng cả đời. Đối với cán bộ, chẳng


những phải xem xét rõ ràng trước khi cất nhắc.
Mà sau khi cất nhắc vẫn phải giúp đỡ họ…
Nếu để sai lầm và khuyết điểm trở nên to
tát rồi mới đem ra “chỉnh” một lần, thế là
“đập” cán bộ. Cán bộ bị “đập” mất cả lòng tự
tin, người hăng hái cũng hoá thành nản chí, từ
nản chí đi đến vô dụng. Vì vậy hễ thấy cán bộ
sai lầm, phải lập tức sửa chữa ngay.
d. Thương yêu cán bộ
Yêu thương cán bộ không phải là vỗ về,
nuông chiều, thả mặc. Hồ Chí Minh nhắc nhở giúp
đỡ cán bộ học tập, công tác tiến bộ ngày càng
nhiều, quan tâm giúp đỡ cán bộ giải quyết những
khó khăn trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
e. Phê bình cán bộ
Hồ Chí Minh nhắc nhở: người đời ai
cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có
khuyết điểm. “Chúng ta không sợ sai lầm
khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa
chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ

những người lãnh đạo không biết tìm cách
đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và
khuyết điểm. Để cán bộ sửa chữa khuyết điểm
phải phê bình cho đúng. Cần phải phân tích rõ
ràng cái cớ sai lầm, phải xét kỹ lưỡng việc
nặng hay việc nhẹ, phải dùng sử phạt cho
đúng. Cách đối với cán bộ có khéo, có đúng
thì mới thực hiện được nguyên tắc: “Vấn đề
cán bộ là gốc của mọi công việc”.
MLN-
VTKT
Những tư tưởng chính của Hồ Chí Minh
vấn đề cán bộ được Đảng ta nghiên cứu, vận
dụng sáng tạo, bổ sung phát triển trong các
Nghị quyết. Tuy nhiên, càng nghiên cứu càng
thấy sâu sắc hơn những giá trị lý luận và thực
tiễn trong tác phẩm của người.
Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh
về cán bộ trong điều kiện hiện nay cần chú ý
một số vấn đề sau:
- Phải có chiến lược cán bộ đúng đắn, có
tầm nhìn dài hạn trong việc đào tạo bồi dưỡng
cán bộ. Lựa chọn những cán bộ trẻ có năng lực,
có phẩm chất đạo đức tốt, đào tạo, bồi dưỡng họ
trở thành những người lãnh đạo trong tương lai.
- Xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ, đổi mới
phương thức đánh giá cán bộ thông qua thực
tiễn, thực hiện thi tuyển công chức khách
quan, tránh hình thức. Xây dựng chương trình
và qui trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù

hợp với từng ngành, từng địa phương.
- Đảng, Nhà nước cần có sự chỉ đạo tập
trung thống nhất trong toàn bộ công tác cán
bộ tránh chồng chéo, trùng lắp trong chỉ đạo
công tác cán bộ.
- Phải gắn đào tạo với bố trí, sử dụng,
công tác đào tạo chỉ đạt hiệu quả cao khi cán
bộ được bố trí, sử dụng hợp lý. Công tác dào
tạo phải gắn với yêu cầu của xã hội, của các
ngành trung ương và địa phương. Cần có biện
pháp kiểm định chất lượng đào tạo cán bộ,
giao nhiệm vụ đào tạo cho những cơ sở tốt,
giải thể những cơ sở đào tạo cán bộ không đạt
chất lượng, không đáp ứng yêu cầu xã hội.
III. KẾT LUẬN
Như vậy, dù ra đời cách đây hơn 60 năm
nhưng những quan điểm về cán bộ trong tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vẫn còn mang tính
thời sự sâu sắc. Nó vẫn đóng vai trò là kim chỉ
nam cho Đảng và Nhà nước ta về công tác cán
bộ. Có thể nói “Sửa đổi lối làm việc” là một tác
phẩm nhỏ mang tầm không nhỏ.
Ti liệu tham khảo
[1]. Ban tổ chức cán bộ chính phủ; Đạo đức, phong
cách lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư
tưởng Hồ Chí Minh; nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia; Hà Nội; 1998.
[2]. Hồ Chí Minh toàn tập; tập 5; nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia; Hà Nội; 1995.
[3]. Đai tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên); Tư tưởng

Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam;
nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Hà Nội; 2003.
[4]. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình
quốc gia các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh; nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia; Hà Nội; 2003.
[5]. Bộ Giáo dục Đào tạo; Giáo trình tư tưởng Hồ
Chí Minh; nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Hà
Nội; 2005♦

×