ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
KHÓA 2010 - 2014
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Lê Thanh Thọ
Lớp: K34A - Dân Sự
GVHD:
Huế, 03/2014
Để hoàn thành bài khóa luận này,
trước tiên cho em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ và trang bò
cho em những kiến thức cần thiết và nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em học
dưới mái trường Khoa Luật - Đại học Huế. Em
xin cám ơn các cô chú Tòa án nhân dân
Thò xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế
đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn
thành bài viết. Đặc biệt em xin gởi lời cảm
ơn sâu sắc đến cô ThS. Nguyễn Thò Thúy
Hằng - người đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành bài khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình làm
bài, tuy nhiên nội dung bài khóa luận này
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Em kính mong quý thầy cô
đóng góp ý kiến để em đạt được kết quả
tốt hơn trong quá trình tích lũy kiến thức để
SVTH:
GVHD:
xứng đáng là một sinh viên của Khoa Luật -
Đại học Huế. Em xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 03 năm
2014
Sinh viên
Lê Thanh Thọ
SVTH:
GVHD:
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 9
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 9
5. Cơ cấu khóa luận 9
B. PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA
TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 10
1.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 10
1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng 10
1.1.2. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 11
1.1.3. Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng 12
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng 13
1.2. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam
qua từng thời kỳ lịch sử 14
1.2.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam 14
1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc 16
1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật miền
Nam nước ta trước ngày thống nhất (1954-1975) 18
1.2.4. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ nước
ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay 19
1.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hiện hành
20
1.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 20
1.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị
tòa án tuyên bố là đã chết 29
1.3.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 36
Chương 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CHIA TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG TẠI TAND THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 42
SVTH:
GVHD:
2.1. Tình hình giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng tại TAND Thị xã
Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế 42
2.2. Những khó khăn, tồn tại trong quá trình giải quyết chia tài sản chung của
vợ chồng 53
2.2.1. Khó khăn, vướng mắc về mặt lập pháp 53
2.2.2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tiễn giải quyết chia tài
sản chung của vợ chồng tại Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy 63
2.2.3. Khó khăn từ nhận thức của người dân trong chia tài sản chung
của vợ chồng 66
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết chia tài sản chung
của vợ chồng 66
2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 66
2.3.2. Những giải pháp hoàn thiện công tác giải quyết chia tài sản
chung của vợ chồng 74
2.3.3. Những giải pháp khác 75
C. PHẦN KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
SVTH:
GVHD:
DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
BLDS : Bộ luật Dân sự
TTDS : Tố tụng dân sự
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
SVTH:
GVHD:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội.
Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần có các điều kiện cơ sở vật chất-
cơ sở kinh tế để gia đình tồn tại và phát triển. Do tính chất đặc biệt của
quan hệ hôn nhân gia đình khi vợ chồng ở trong tình trạng chung sống với
nhau, yếu tố tình cảm là yếu tố chi phối, tính chất này đòi hỏi phải xác
định một quy chế pháp lý đặc biệt nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ
chồng. Do vậy chế độ tài sản chung của vợ chồng luôn được các nhà làm
luật quan tâm xây dựng như là một trong những chế định cơ bản nhất,
quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên không
phải đời sống vợ chồng lúc nào cũng thuận lợi, bên cạnh đó do nhu cầu
riêng mà các bên buộc phải chia tài sản chung của vợ chồng. Xuất phát từ
đời sống xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, kế thừa
và phát triển các quy định của pháp luật trước đây mà Luật HN&GĐ năm
2000 đã quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng bao
gồm: chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng khi
một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Tuy nhiên, cùng
với sự biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ về chia tài sản chung của vợ chồng tỏ ra chưa phù
hợp với tình hình mới vì đã được ban hành cách đây 13 năm, điều đó làm
cản trở sự phát triển của các quan hệ đó. Điều này cũng dẫn đến một hệ
quả nữa là việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng trên thực tế xảy ra
nhiều vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng. Chính
vì vậy đòi hỏi phải nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và đầy đủ về
các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng nhằm góp
SVTH:
7
GVHD:
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn
đó, tác giả đã chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng- Thực tiễn
giải quyết tại Tòa án nhân dân Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên
Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng,
tìm hiểu thực tế áp dụng giải quyết chế độ tài sản chung của vợ chồng trong
hoạt động giải quyết các vụ việc chia tài sản chung của vợ chồng tại TAND
Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hai là, chỉ ra những điểm còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong quy định
của pháp luật, những điểm hạn chế trong quá trình giải quyết chia tài sản
chung của vợ chồng tại TAND, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp của vợ chồng.
Đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng,
tìm hiểu các quy định trong nước và pháp luật một số nước liên quan điều
chỉnh đến vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chia
tài sản chung của vợ chồng hiện nay thông qua việc giải quyết các vụ việc
chia tài sản chung của vợ chồng tại TAND Thị xã Hương Thủy, làm rõ
những mặt thuận lợi và khó khăn, vướng mắc, tồn tại.
Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung và đề xuất một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng.
SVTH:
8
GVHD:
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng. Tìm hiểu thực tiễn áp
dụng giải quyết của TAND Thị xã Hương Thủy.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp,
tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chia
tài sản chung của vợ chồng có sự đối chiếu so sánh với pháp luật của một số
nước trên thế giới và pháp luật thời kỳ trước. Đồng thời sự nghiên cứu này
chỉ tập trung tại TAND Thị xã Hương Thủy trong giai đoạn từ 2010-2013.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được việc nghiên cứu thì cần dựa trên cơ sở lý luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng gia đình Việt
Nam ấm no, hạnh phúc, văn minh.
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như
phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, sử dụng kết quả thống kê,… nhằm làm
sảng tỏ các vấn đề trong nội dung khóa luận.
5. Cơ cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của khóa luận bao gồm 02 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chia tài sản chung của
vợ chồng.
Chương 2: Thực tiễn giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng tại
TAND Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng.
SVTH:
9
GVHD:
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA
TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
1.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng
1.1.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Để tìm hiểu khái niệm tài sản chung của vợ chồng thì trước hết phải
tìm hiểu khái niệm tài sản bởi tài sản chung của vợ chồng cũng là một loại
tài sản theo pháp luật dân sự, vì vậy nghiên cứu vấn đề tài sản chung của
vợ chồng cũng đặt trong chế định tài sản nói chung. Theo quy định của
Điều 163 BLDS 2005 thì “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản”.
Pháp luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng để đảm bảo quyền
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của vợ chồng đối với tài sản đó trong thời
kỳ hôn nhân và cũng là căn cứ để chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản của vợ chồng bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng. Tài sản của vợ chồng
gồm có tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ, chồng. Hiện
nay Luật HN&GĐ năm 2000 không đưa ra định nghĩa thế nào tài sản
chung của vợ chồng mà chỉ liệt kê các loại tài sản thuộc tài sản chung của
vợ chồng tại Điều 27: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,
chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Theo tác giả thì
cách đưa ra một định nghĩa theo kiểu liệt kê các thành tố của nó như vậy
không hợp lý, đây cũng là một hạn chế trong lĩnh vực lập pháp của nước ta.
SVTH:
10
GVHD:
Trong nhiều công trình nghiên cứu cũng có đưa ra khái niệm tài sản
chung của vợ chồng, chẳng hạn tác giả Nguyễn Thị Hạnh đưa ra định nghĩa
khá hợp lý như sau: “Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu
chung của cả vợ và chồng; vợ, chồng cùng là chủ sở hữu đối với khối tài
sản đó” [16, tr.4]. Tuy nhiên, khái niệm này lại chưa đề cập đến cơ sở hình
thành tài sản chung của vợ chồng là do thỏa thuận hay do pháp luật quy
định, cũng như chưa đề cập đến quyền sở hữu bình đẳng đối với tài sản
chung của vợ chồng.
Cũng có tác giả cho rằng tài sản chung của vợ chồng là vật, lợi ích vật
chất khác thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, do vợ chồng
cùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt vì nhu cầu chung của gia đình. Khái
niệm trên cũng chưa chuẩn xác bởi “lợi ích vật chất khác” là một khái niệm
mơ hồ và khó định lượng, bên cạnh đó việc sở hữu tài sản chung của vợ
chồng không chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu chung của gia đình mà còn nhằm
để thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Từ những phân tích trên, tác giả xin mạnh dạn đưa ra định nghĩa về tài
sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do
pháp luật quy định hoặc do vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung của vợ
chồng; vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó nhằm
đảm bảo nhu cầu của gia đình hoặc thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng một cách bình đẳng.
1.1.2. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng
Trong quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt trong tư tưởng người Á
Đông thì khi xác lập quan hệ vợ chồng, người ta chỉ quan tâm đến yếu tố
tình cảm, còn vấn đề tài sản thì ít được đề cập đến, vì vậy bình thường, tài
sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất - phần quyền sở hữu của
vợ, chồng không được xác định trước. Tuy nhiên, khi tình cảm vợ chồng
không còn, hoặc khi một bên chết trước, lúc này vấn đề chia tài sản chung
SVTH:
11
GVHD:
được đặt ra. Mặt khác, khi vợ, chồng chết, việc chia tài sản chung của vợ
chồng còn nhằm đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế theo quy định
của pháp luật thừa kế và để vợ, chồng còn sống có thể thực hiện đầy đủ
quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển đòi hỏi phải có một cơ chế hợp lý,
vừa tạo điều kiện cho vợ, chồng đầu tư kinh doanh; thực hiện các nghĩa vụ
tài sản khác, vừa đảm bảo sự ổn định, phát triển của gia đình cũng là một
trong những cơ sở để nhà làm luật xây dựng các trường hợp chia tài sản
chung của vợ chồng. Khi đem chia, khối tài sản chung được phân, tách
thành từng phần (tính theo hiện vật hoặc giá trị) để vợ, chồng có quyền sở
hữu riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa
Luật HN&GĐ năm 1986 đã tiếp tục quy định chia tài sản chung của vợ
chồng. Trong nhiều năm qua chế định này đã từng bước đi vào cuộc sống
phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng, củng cố chế độ hôn
nhân và gia đình Việt Nam.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng không được định nghĩa trong
các văn bản pháp luật, có lẽ các nhà làm luật cho rằng ngay cụm từ chia tài
sản chung của vợ chồng đã đủ để phản ánh khái niệm đó. Theo tác giả có
thể tạm định nghĩa chia tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Chia tài sản chung của vợ chồng là phân chia tài sản chung của vợ
chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và chồng theo thỏa
thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án”.
1.1.3. Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng
Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ pháp luật chia tài sản chung của
vợ chồng
Chủ thể của quan hệ này phải là các bên có quan hệ hôn nhân hợp
pháp với tư cách là vợ chồng của nhau (đây là đặc điểm chỉ tồn tại trong
SVTH:
12
GVHD:
quan hệ chia tài sản chung của vợ chồng). Do đó, để trở thành chủ thể trong
quan hệ pháp luật này thì họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy
định trong pháp luật hôn nhân gia đình.
Thứ hai, tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi thuộc trường
hợp chia do pháp luật quy định
Điều này xuất phát từ việc khi bắt đầu xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp
thì chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với tài sản chung được bắt
đầu và được xác lập, thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ chồng không thể
thỏa thuận thay đổi chế độ tài sản chung này được. Vì vậy việc chia tài sản
chung của vợ chồng chỉ được thực hiện khi rơi vào các trường hợp do pháp luật
quy định, không được chia tài sản chung của vợ chồng chỉ vì ý thích cá nhân.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì có ba trường hợp chia tài
sản chung của vợ chồng là khi một bên chết hoặc bị tuyên bố là đã chết, khi ly
hôn hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ ba, cơ chế phân chia tài sản chung của vợ chồng rất đặc biệt
Nói cơ chế phân chia này rất đặc biệt bởi vì đối với các loại tài sản
chung khác, khi phân chia thì căn cứ vào vốn góp của mỗi bên vào tài sản
chung để phân chia nhưng đối với tài sản chung của vợ chồng khi phân
chia ở Tòa án thì việc chia tài sản chung bắt đầu bằng việc chia đôi, việc
tính toán công sức đóng góp của mỗi bên chỉ mang tính chất ước lượng
tương đối chứ không thể tính toán số học một cách tuyệt đối như đối với
các hình thức đóng góp ở các hình thức sở hữu chung theo phần. Đặc biệt
khi vợ hoặc chồng chết thì tài sản chung được chia đôi chứ không tính đến
công sức đóng góp của mỗi bên. Cơ chế phân chia này chỉ xuất hiện duy
nhất trong chia tài sản chung của vợ chồng.
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng
Trong quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm thường được đưa lên vị trí
hàng đầu, không có sự phân biệt rạch ròi nguồn gốc tài sản và tài sản của
SVTH:
13
GVHD:
ai, nhưng cuộc sống gia đình không tránh khỏi việc phát sinh các mâu
thuẫn, bất đồng quan điểm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản
chung. Trong khi đó việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu cá nhân thì không
cần có sự nhất trí, sự bằng lòng của nhau, chính vì vậy mà việc chia tài sản
chung sẽ là một giải pháp để loại bỏ các mâu thuẫn trong quản lí, sử dụng
và định đoạt tài sản.
Việc chia tài sản chung là một giải pháp cho các cặp vợ chồng có tuổi
vì lý do nào đó mà có mẫu thuẫn sâu sắc về tình cảm, nhưng lại không dám
ra Tòa ly hôn do sợ điều tiếng của dư luận, sợ mất hòa khí gia đình, sợ con
cái lo buồn, sợ hàng xóm chê cười. Quy định này tạo điều kiện cho họ được
có tài sản riêng để sống độc lập, tránh đối mặt với các mâu thuẫn.
Bên cạnh đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng còn giúp một bên
vợ chồng an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh riêng, tránh những tranh chấp
phát sinh khi một bên làm ăn thua lỗ ảnh hưởng đến tài sản chung của vợ
chồng, tạo ra sự độc lập về tài chính của mỗi người trong thời đại công
nghệ thông tin hiện nay. Đồng thời, khi một bên chết thì việc chia tài sản
chung của vợ chồng giúp đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế, giúp
họ thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản được thừa kế.
1.2. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật
Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử
1.2.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật Việt Nam thì cổ luật Việt
Nam được giới hạn từ cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi chống Pháp trở
về trước (1885). Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về hôn
nhân gia đình chiếm vị trí quan trọng trong các văn bản luật và chịu ảnh
hưởng to lớn của Khổng giáo bởi pháp luật thời kỳ này là công cụ quyền
lực chính trị của nhà vua. Ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính
chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối
SVTH:
14
GVHD:
vào người chồng. Người chồng trong hôn nhân phong kiến được xem là trụ
cột gia đình, là người chủ gia đình, đại diện cho quyền lợi của gia đình,
cũng là chủ các tài sản trong gia đình, điều này có thể giải thích nguyên
nhân vì sao pháp luật thời kỳ này không dự liệu cụ thể về chế độ tài sản của
vợ chồng.
Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài sản của vợ
chồng trong hai bộ luật tiêu biểu ở giai đoạn này là Quốc Triều hình luật
dưới triều Lê và bộ Hoàng Việt luật lệ dưới thời nhà Nguyễn cho thấy chế
độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ này là chế độ cộng đồng
toàn sản với nội dung là tất cả các tài sản có trước và trong thời kỳ hôn
nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ
chồng với thành phần bao gồm các động sản (Quốc Triều hình luật gọi là
phù vật) và bất động sản (điền sản). Trong đó điền sản được coi là tài sản
chủ yếu, có ý nghĩa thiêng liêng. Với quan điểm đó thì Quốc Triều hình
luật và Hoàng Việt luật lệ đều quy định thành phần khối tài sản chung của
vợ chồng bao gồm ba loại:
Một là, phu tông điền sản (tài sản của chồng được thừa kế từ gia
đình chồng).
Hai là, thê điền sản (tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình).
Ba là, tần tảo điền sản (tài sản do vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn
nhân).
Tất cả những tài sản trên đều do sự quản lý và định đoạt của người
chồng. Tuy nhiên pháp luật thời Lê và tục lệ cũng dành cho người vợ được
tham gia vào việc quản lý tài sản của gia đình. Điều 373, 374 Quốc Triều
hình luật quy định khi phân chia tài sản gia đình do ly hôn, người vợ được
lấy lại số tài sản riêng do bố mẹ cho làm của hồi môn và chia tài sản trong
số tài sản mà hai người làm ra trong thời kỳ hôn nhân thành hai phần bằng
nhau cho hai người.
SVTH:
15
GVHD:
Quốc Triều hình luật cũng quy định khi vợ hoặc chồng chết thì điền sản
đều được chia đôi mỗi người một phần. Đây được xem là những quy định rất
tiến bộ, thể hiện tính nhân đạo và tính dân tộc nếu đặt trong hoàn cảnh lịch sử
hồi bấy giờ khi mà người vợ trong nhiều trường hợp vẫn được đặt ngang hàng
với người chồng. Chính vì vậy mà nhà sử học Phan Huy Chú dã coi pháp luật
thời Lê là “mẫu mực để trị nước, khuôn phép để buộc dân”, còn Giáo sư
Oliverôldman, chủ nhiệm khoa Luật Đông Á (Đại học Haward) cho rằng:
“Đây là công trình bất hủ của Đại Đông Á truyền thống, nhiều điều đã có thể
sánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật ở phương Tây
cận đại” [14, tr.2]. Thật đáng tiếc, điều này lại không được ghi nhận trong
Hoàng Việt luật lệ khi xem người vợ là vô năng lực, bởi vì trên thực tế Hoàng
Việt luật lệ sao chép nguyên văn từ luật của nhà Thanh [12, tr.13].
Như vậy pháp luật phong kiến do vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo,
gia trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình,
người đàn ông trong xã hội, nên quyền lợi của người phụ nữ trong chia tài
sản chung vẫn chưa được bình đẳng và chưa được bảo đảm.
1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đi
từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi đầu hàng vô điều kiện, thời kỳ
Pháp thuộc kéo dài gần tám chục năm. Để đảm bảo và duy trì nền móng cai
trị thực dân ở nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, chia
nước ta ra làm 3 miền và từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật
riêng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có chế độ tài
sản chung của vợ chồng:
Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS 1931 (Dân luật Bắc Kỳ).
Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS 1936 (Dân luật Trung Kỳ).
Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu 1883 (Dân luật giản
yếu Nam Kỳ).
SVTH:
16
GVHD:
Pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì hai trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng như cổ luật là chia khi một bên chết trước và chia tài sản
chung khi ly hôn.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước,
Điều 113 bộ Dân luật Bắc Kỳ và Điều 111 Dân luật Trung Kỳ đều quy
định: Khi người chồng mệnh một (chết) đi rồi, nếu người vợ cư sương thủ
tiết (không tái giá) thì tài sản chung vẫn giữ nguyên. Khi ấy người vợ góa
được thay chồng quản lý tài sản chung. Khi người vợ chết trước thi một
mình người chồng trở thành chủ sở hữu tất cả tài sản chung, kể cả kỷ phần
của vợ nữa.
Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Dân
luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đều quy định nếu có lập hôn khế thì chia
theo các điều khoản trong đó, nếu không có thì chia như sau:
+ Trường hợp vợ chồng không có con chung, tài sản được chia đôi sau
khi các bên lấy lại tài sản thuộc tài sản riêng của mình.
+ Trường hợp vợ chồng có con mà ly hôn thì tài sản chung của vợ
chồng sẽ không được chia theo nguyên tắc chia đôi mà người vợ chỉ được
chia một phần trong tài sản chung tuỳ theo kỷ phần mà người vợ đã đóng
góp. Nếu “phạm gian” mà ly hôn thì phần mà người vợ được chia sẽ bị bớt
đi một nửa. Nếu người vợ ly hôn mà không có con thì sẽ được lấy lại kỷ
phần của mình và một nửa tài sản chung.
Trong bộ Dân luật Giản yếu 1883 không thừa nhận chế độ cộng đồng
tạo sản, toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc sở hữu của người chồng.
Do đó không đặt ra vấn đề chia tài sản.
Như vậy chế độ hôn nhân của nước ta ở thời kỳ Pháp thuộc là công cụ
pháp lý của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của mình.
Thời kỳ này quyền lợi của người phụ nữ, người vợ hầu như không đươc
pháp luật xem xét, coi trọng.
SVTH:
17
GVHD:
1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật
miền Nam nước ta trước ngày thống nhất (1954-1975)
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời bị
chia cắt làm hai miền theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ở miền Bắc tiến hành xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam đế quốc Mỹ thay chân Pháp tiến hành
chiến tranh xâm lược kiểu mới, dựng lên chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, âm
mưu chia cắt lâu dài nước ta. Pháp luật HN&GĐ trong thời kỳ này có ba
văn bản áp dụng:
- Luật Gia đình năm 1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm.
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh, quy
định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.
- BLDS 1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Khi nghiên cứu các văn bản trên về vấn đề chia tài sản chung của vợ
chồng, tác giả nhận thấy rằng Luật Gia đình năm 1959 không quy định về
vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, bởi Luật này không cho vợ chồng
ly hôn (trừ trường hợp đặc biệt được Tổng thống cho phép) mà chỉ cho ly
thân. Theo quy định của Điều 66 Luật Gia đình năm 1959 thì khi ly thân
“không thay đổi chế độ cộng đồng tài sản”, tuy nhiên do vợ chồng không
sống với nhau nên việc quản lý tài sản chung do Tòa án quyết định.
Đối với Sắc luật 15/64 và BLDS 1972 thì việc chia tài sản khi ly hôn,
khi một bên chết trước hoặc khi ly thân (Sắc luật 15/64 không quy định về
chia tài sản khi một bên chết trước) được áp dụng như sau:
Nếu có hôn ước thì chia theo các điều khoản của hôn ước
Nếu không có hôn ước thì tài sản bên nào thuộc bên đó, tài sản chung
chia đôi, nếu ly hôn mà do lỗi của một bên thì những quyền lợi mà bên kia
dành cho sẽ mất hết từ khi kết hôn.
Nhìn chung cả ba văn bản trên tuy có nội dung khác nhau nhưng đều
có những quy định bảo vệ vị trí của người chồng, coi trọng vấn đề tiền bạc,
tài sản hơn vấn đề tình cảm vợ chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng.
SVTH:
18
GVHD:
1.2.4. Chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật HN&GĐ
nước ta từ Cách mạng Tháng Tám đến nay
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời. Dù còn bận chống thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng và Nhà
nước ta vẫn chú trọng tới việc soạn thảo xây dựng hệ thống pháp luật nhằm
củng cố và bảo vệ thành quả của cách mạng.
Năm 1950 Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân
gia đình là: Sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL. Sắc lệnh vẫn duy trì
các trường hợp chia tài sản chung của luật cũ, tuy nhiên việc quy định về vấn
đề chia tài sản còn rất chung chung, sắc lệnh chưa quy định rõ về cách thức
chia, nguyên tắc chia cũng như hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung.
Ở thời kỳ này Nhà nước ta chưa ban hành BLDS mới, thay vào đó là
việc duy trì áp dụng Dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ trên cơ sở có
chọn lọc các yếu tố tiến bộ, xóa bỏ các quy định hủ tục, lạc hậu. Mà theo
các bộ Dân luật này quy định, chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ
cộng đồng toàn sản. Do đó việc Sắc luật chỉ quy định các trường hợp chia
mà chưa dự liệu nguyên tắc chia thì vẫn áp dụng nguyên tắc chia đôi.
Năm 1959, lần đầu tiên Luật HN&GĐ được ra đời, hay còn gọi là Đạo
luật số 13. Theo Luật HN&GĐ năm 1959 tài sản chung của vợ chồng là tài
sản chung hợp nhất, tức mọi tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết
hôn đều là tài sản chung của vợ chồng, luật không thừa nhận tài sản riêng.
Luật quy định hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là: chia tài
sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước và chia khi ly hôn.
Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước
thì sẽ chia như khi ly hôn. Còn khi ly hôn việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự
đóng góp về công sức của mỗi bên, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của
gia đình.
SVTH:
19
GVHD:
Luật HN&GĐ năm 1959 đã khắc phục được những hạn chế của hai
sắc lệnh khi quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng
thời khẳng định được bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp
lý của Nhà nước, phục vụ nhân dân lao động, là nền móng để từng bước
xây dựng ngành Luật HN&GĐ trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
của Nhà nước ta.
Luật HN&GĐ năm 1986 được Nhà nước ban hành vào những năm
đầu của thời kỳ đổi mới.
Về quy định chia tài sản chung của vợ chồng so với Luật HN&GĐ
năm 1959 có điểm tiến bộ hơn, đó là quy định chia tài sản chung của vợ
chồng trong ba trường hợp: Chia khi ly hôn, chia khi một bên chết trước và
chia trong thời kỳ hôn nhân. Về nguyên tắc chia tài sản khi một bên chết
trước và chia trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như khi ly hôn, đồng thời áp
dụng cả pháp luật về thừa kế theo Thông tư số 81/1988. Còn khi ly hôn sẽ
theo nguyên tắc chia đôi.
Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy
định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong ba trường hợp trên.
Như vậy trong từng thời kỳ, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và thực tế
lúc bấy giờ mà việc quy định về chia tài sản chung của vợ chồng có khác nhau.
Luật HN&GĐ Việt Nam đang ngày một củng cố và hoàn thiện, góp phần điều
chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình ngày một tốt hơn. Đồng thời thúc đẩy
xã hội ngày một tiến lên, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
1.3. Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp
luật hiện hành
1.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trước hết cần phải khẳng định rằng quy định về chia tài sản chung của
vợ chồng khi hôn nhân tồn tại không phải gián tiếp quy định về chế độ ly
thân bởi hiện nay ly thân không được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam
SVTH:
20
GVHD:
(mặc dù dự thảo sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000 có đưa quy định về ly
thân vào nhưng hiện nay chưa được Quốc hội thông qua). Theo các BLDS
cũ thì ly thân được hiểu là trường hợp vợ chồng sống cách biệt nhau trong
một thời gian nhất định và tài sản của vợ chồng được thực hiện theo chế độ
biệt sản. Nghĩa là phần tài sản của mỗi người được chia trong khối tài sản
chung và mọi tài sản mà mỗi bên tạo ra khi sống ly thân là tài sản riêng của
mỗi người. Theo Ph.Angghen, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo và được
giải quyết dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà làm luật tư sản cho rằng ly
thân là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đột trong quan hệ vợ, chồng; mặt
khác, thời hạn mà vợ chồng ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội để
vợ chồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồng
chung sống đoàn tụ không phải ly hôn [18, tr.50]. Như vậy có thể hiểu chia
tài sản khi hôn nhân tồn tại chủ yếu xuất phát từ những lý do về mặt tài sản,
còn với trường hợp ly thân bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố tình cảm.
1.3.1.1. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000, để có thể chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân phải có những điều kiện nhất định, đó là
trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân
sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng mới có thể thỏa thuận
chia tài sản chung.
* Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng
Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó
xác định, đây cũng là hoạt động thương mại nên theo tác giả thì hoạt động
đầu tư kinh doanh riêng là hoạt động nhằm sinh lợi, do một người (vợ
hoặc chồng) bỏ vốn ra để thực hiện một trong các công đoạn của quá trình
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đầu tư
kinh doanh riêng xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do của cá nhân, nếu
SVTH:
21
GVHD:
một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài
sản chung của vợ chồng. Việc ghi nhận quyền chia tài sản chung của vợ
chồng để đầu tư kinh doanh riêng là sự cụ thể hóa một trong những quyền
hiến định của công dân, đó là quyền tự do kinh doanh được quy định tại
Điều 33 Hiến pháp 2013.
Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lý do chính đáng bởi để thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài
sản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là
tài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao
dịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở
hữu, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí
phản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm
chí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải
nhanh chóng để “chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật
HN&GĐ năm 2000 quy định rằng đây là một lý do chính đáng để vợ chồng
có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
Mặt khác quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, bảo đảm
cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh
hưởng tiêu cực, hạn chế rủi ro do hoạt đồng đầu tư kinh doanh gây ra bởi
như đã phân tích, việc “chớp thời cơ” cũng mang lại những rủi ro nhất
định, nếu như thất bại thì tài sản chung sẽ được đưa ra để thực hiện nghĩa
vụ dân sự, do đó đời sống gia đình sẽ có nhiều sự xáo trộn, làm mất trật tự
xã hội.
* Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ
dân sự riêng
Theo BLDS năm 2005, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
SVTH:
22
GVHD:
tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc
nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặc
chồng) phải thực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đới
thực hiện. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện
đúng nghĩa vụ phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì
nếu nhằm để phát sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh
doanh riêng). Nghĩa vụ dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện
nghĩa vụ phát sinh do giao dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn
nhân hoặc không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: trước
khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người chồng đó đã
vay nợ sử dụng vào nhu cầu riêng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi
trái pháp luật gây ra, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác,… Nếu
tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được
về việc lấy tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng cho một bên thì vợ,
chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người
vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng
nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của mình một cách độc lập mà không
làm ảnh hưởng tới quyền lợi của phía bên kia.
Có quan điểm cho rằng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng phát sinh có
thể là nghĩa vụ dân sự riêng trong tương lai [19, tr.26-27]. Tuy nhiên quan
điểm này chưa được kiểm chứng bởi hiện tại chưa có quy định nào đề cập
đến vấn đề này.
Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản để thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để thực hiện trách nhiệm hình
sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt tiền nên nếu trên thực tế xảy
ra những trường hợp này thì vẫn không được chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân mặc dù nó vẫn là “nghĩa vụ”.
SVTH:
23
GVHD:
* Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác
Trường hợp này Luật HN&GĐ năm 2000 dự liệu “các trường hợp
khác” để các văn bản đưới luật quy định trong khi các nhà làm luật chưa
nghĩ ra, tuy nhiên cho đến nay dù đã có hai văn bản hướng dẫn là Nghị
quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTPTANDTC hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn đề cập vấn đề
này. Trước đây theo Điểm b Mục 3 Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP của
HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 1986 thì trường
hợp vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn không muốn ly
hôn, được coi là một trường hợp có lý do chính đáng. Đây cũng là một quy
định có thể xem xét để bổ sung sau này để tránh tình trạng lúng túng trong
việc công nhận có hay không có lý do chính đáng. Bên cạnh đó, tác giả
cũng cho rằng trường hợp một người thường xuyên có hành vi phá tán tài
sản mà không thuộc trường hợp bị tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự
(vì không nghiện hút hay nghiện các chất kích thích khác) cũng được coi là
lý do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung bởi trên thực tế việc phá
tán tài sản sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một bên vợ
hoặc chồng. Trên thực tế để đánh giá sự chính đáng trong lý do của việc
chia tài sản chung vẫn chưa có một căn cứ nào, nếu như việc chia tài sản
chung do tòa án quyết định thì một lý do có được coi là lý do chính đáng
khác hay không sẽ do tòa án cân nhắc, điều này sẽ tạo nên sự tùy tiện trong
việc áp dụng pháp luật; còn nếu việc chia là do vợ chồng thỏa thuận thì
không thể kiểm soát được lý do chia tài sản có là chính đáng hay không bởi
sự thỏa thuận này không cần được Tòa án công nhận hay công chứng,
chứng thực; pháp luật chỉ có quy định về sự vô hiệu của bản thỏa thuận
chia khi nó được lập ra nhằm để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài
sản. Theo tác giả, một khi vợ chồng thống nhất ý chí về sự cần thiết của
SVTH:
24
GVHD:
việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì trong quan hệ giữa vợ và
chồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng của lý do chia tài sản
không được đặt ra; bởi như ta đã thấy, sự thoả thuận giữa vợ và chồng về
việc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ trường hợp
có đơn yêu cầu của một người thứ ba về việc ngăn chặn việc chia tài sản
chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản thân
vợ hoặc chồng. Nói cách khác, vấn đề có hay không có lý do chính đáng
chỉ được đặt ra một khi giữa vợ và chồng không có sự nhất trí, đồng thuận
về việc chia hay không chia tài sản chung. Thậm chí có tác giả cho rằng
quy định về sự hiện hữu của một lý do chính đáng trở nên thừa, chỉ nên quy
định lý do chính đáng khác cho trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận
được về chia tài sản chung của vợ chồng [11, tr.46].
1.3.1.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân
Theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm
2000 thì việc chia tài sản chung được tiến hành theo cách thức ưu tiên thỏa
thuận, nếu không thỏa thuận được thì mới yêu cầu tòa án chia.
* Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng
Trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản
chung, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có thể tự thỏa thuận
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc chia là hoàn toàn tự do, có
thể chia hết tài sản, chia một phần tài sản, chia cho hai bên có tài sản như
nhau, chia cho một bên tất cả tài sản hiện có, miễn là việc chia đó không
nhằm để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, nếu việc chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài
sản thì sẽ không được pháp luật công nhận. Cụ thể hóa vấn đề này, Điều 11
Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
SVTH:
25