BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường mở là một cơ hội lớn cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế
của nước ta. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn những thách thức vô cùng khó
khăn cho các doanh nghiệp bởi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới đặc biệt là
trong tình cảnh hiện nay khi mà toàn cầu đang phải đối mặt với vấn đề suy thoái kinh
tế. Bởi vậy, muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình đặt ra chủ doanh nghiệp nào
cũng phải có những chính sách hợp lí để quản lí tốt doanh nghiệp của mình. Muốn làm
được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lực lượng nhân viên, đội ngũ làm việc
có năng lực. Đội ngũ nhân viên kế toán giàu kinh nghiệm, phân tích đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp cho nhà quản trị những cái nhìn tổng quát
cũng nhưng toàn diện về doanh nghiệp, qua đó đánh giá được tình hình hoạt động của
doanh nghiệp một cách chính xác, trên cơ sở những thông tin tài chính được các kế
toán cung cấp nhà quản trị đưa ra các chính sách cũng như định hướng chiến lược phát
triển cho doanh nghiệp. Qua đó thấy được tầm quan trọng của kế toán trong các lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Thanh Niên, ngoài tìm hiểu
về tình hình tài chính của công ty em còn tìm hiểu sâu hơn về phần hành kế toán vốn
bằng tiền của công ty để hiểu rõ hơn về đề tài này.Tuy nhiên do thời gian tiếp cận
doanh nghiệp không nhiều và trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều
thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Đặc biệt em xin cảm ơn cô
Nguyễn Thị Thu Hà đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 1
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH MTV Thanh Niên
- Trụ sở chính : 20 Trần Hưng Đạo - Hồng Bàng - Hải Phòng
- Mã số thuế : 0200170961
- Điện thoại : (0313). 745472-746888
- Fax : 0313.810289
Công ty TNHH MTV Thanh Niên tiền thân là Tổng đội Thanh niên xung phong
xây dựng kinh tế Thành Phố được thành lập ngày 14 tháng 7 năm 1988 theo quyết
định số 744/QĐ-TCCQ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Nhằm phát huy
truyền thống của Thanh niên xung phong qua các thời kỳ để tập hợp Thanh niên đi vào
khai thác tiềm năng đất đai, ngành nghề phát triển kinh tế, xây dựng thành phố.
Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế thành phố được thành lập và
đi vào hoạt động đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới,
cải cách kinh tế, xoá bỏ cơ chế bao cấp, nên Tổng đội không được cấp vốn và đầu tư
cơ sở vật chất ban đầu, đội ngũ cán bộ hầu hết cán bộ đoàn trưởng thành chuyển sang
chưa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, nguồn vốn hoạt
động chủ yếu là vay ngân hàng và huy động các nguồn, lãi suất cao đây là khó khăn
lớn nhất và cũng là thử thách gay gắt đối với Tổng đội trong những năm đầu đi vào
hoạt động.
Tổng đội TNXP xây dựng kinh tế Thành Phố đã tập hợp lực lượng lao động trẻ
đi vào khai thác các ngành nghề tổ chức lao động sản xuất như: Thi công các công
trình xây dựng, sản xuất nước giải khát, phá dỡ tàu cũ, nuôi trồng thủy sản, sản xuất
aga, làm hàng thêu, may găng tay xuất khẩu, tổ chức các dịch vụ, thông qua các loại
hình sản xuất này tạo việc làm cho trên 1.200 lao động.
Về mô hình tổ chức từ mô hình tổng đội gồm 5 đơn vị, tháng 3 năm 1993 đã
sát nhập và thành lập doanh nghiệp Nhà nước lấy tên là Công ty xây dựng Thanh niên
xung phong Hải Phòng, tháng 10 năm 2000 đổi tên là Công ty xây dựng và sản xuất
giầy TNXP Hải Phòng và ngày 12/04/2007 đổi tên thành Công ty TNHH một thành
viên Thanh niên.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 2
Lớp : QKT50-ĐH2
BO CO THC TP TT NGHIP
II. c im sn xut kinh doanh:
- Xõy dng nh
- Kinh doanh vt liu xõy dng
- Nhn thu thi cụng cụng trỡnh dõn dng, cụng nghip, thu li, cụng trỡnh giao
thụng (gm cụng trỡnh cu, ng, cng), san lp mt bng, cp thoỏt nc, khai thỏc
ti nguyờn (t, ỏ), xõy dng cụng trỡnh ngm di t, di nc; lp t cỏp v
mng thụng tin, cỏp in lc.
- Xõy dng thi cụng cỏc cụng trỡnh ng dõy v trm bin ỏp cú in ỏp t
35KV tr xung.
III. iu kin c s vt cht v k thut:
C CU TSCHH CA CễNG TY TRONG NM 2011 V 2012
Loi TSC HH
Cui nm 2011 Cui nm 2012
Giỏ tr cũn li
(ng)
T trng
(%)
Giỏ tr cũn li
(ng)
T trng (%)
1. Nh ca, vt kin
trỳc
21.901.315.570 62,72 20.821.455.128 62,27
2. Mỏy múc thit b 5.371.411.333 15,38 5.243.526.121 15,68
3. Phng tin vn
ti, truyn dn
6.989.718.773 20,02 6.812.223.145 20,37
4. Thit b,dng c
qun lý
657.726.907 1,88 557.525.146 1,67
Cng 34.920.172.583 100,00 33.434.729.540 100,00
Nhà cửa vật kiến trúc bao gồm: trụ sở công ty, các phân xởng, kho chứa hàng
v.v
Phơng tiện vận tải bao gồm: 5 xe tải, 2 xe con, và một số phơng tiện khác
Máy móc thiết bị bao gồm: Các máy móc tham gia trong quá trình thi công công
trình.
Qua bảng ta thấy, cơ cấu TSCĐ của công ty là hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của công ty. Năm 2012 nhà cửa vật kiến trúc chiếm 62,27% máy móc
thiết bị chiếm tỷ lệ 15,68%, thực tế doanh nghiệp đã tiến hành mua thêm máy móc
thiết bị, duy trì và bảo dỡng máy móc thiết bị. Ngoài ra đã có kế hoạch mua thêm một
số máy móc thiết bị mới đáp ứng nhu cầu của công ty đang ngày một phát triển, đáp
ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trờng,
Tình trạng kỹ thuật của TSCĐHH ở công ty tính đến 31/12/2012
Sinh viờn: Th Phng Mai 3
Lp : QKT50-H2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Loại TSCĐ HH
Nguyên giá
(đồng)
Khấu hao luỹ kế
(đồng)
Giá trị còn lại
(đồng)
1. Nhà cửa, vật kiến trúc 44.254.852.115 23.433.396.987 20.821.455.128
2. Máy móc thiết bị 18.678.904.456 13.435.378.335 5.243.526.121
3.Phương tiện vận tải,
truyền dẫn
15.187.664.788 8.375.441.643 6.812.223.145
4.Thiết bị.dụng cụ quản lý 1.020.033.359 462.508.213 557.525.146
Cộng 79.141.454.718 45.706.725.178 33.434.729.540
Qua bảng ta thấy được tình hình khấu hao TSCĐ cũng như hiện trạng kỹ thuật
của TSCĐ tại công ty. Khấu hao luỹ kế của các loại TSCĐ khác nhau do tỷ lệ trích
khấu hao mỗi loại khác nhau. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
được xác định bằng tỷ lệ giữa nguyên giá TSCĐ vơí thời gian sử dụng của từng
TSCĐ. Do phần lớn TSCĐ của công ty đã được đầu tư từ lâu nên một số tài sản cũng
có phần xuống cấp, một số tài sản đã khấu hao hết nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục
tận dụng.
IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Là một doanh nghiệp kinh doanh nên cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tương
đối hợp lý và gọn nhẹ, Công ty vận dụng theo mô hình trực tuyến chức năng trong đó
cao nhất là Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận, các Phó giám đốc và các phòng
ban tham mưu cho Giám đốc trong công tác chuyên môn của mình, hướng dẫn chỉ đạo
đơn vị thực hiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 4
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH MTV Thanh Niên
-
Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà
nước và pháp luật về quản lý con người, quản lý tài sản, quản lý và tổ chức kinh doanh
trong Công ty. Quyết định của giám đốc là cao nhất, các bộ phận giúp việc có trách
nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả.
- Phó giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho Giám đốc và thay mặt Giám
đốc lãnh đạo Công ty khi giám đốc đi vắng.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Quản lý nguồn nhân lực, báo cáo cho giám
đốc các vấn đề người lao động, cấp phát, soạn thảo các văn bản về đối nội, đối ngoại,
kiểm soát các giấy tờ lưu chuyển trong Công ty. Cung cấp các thiết bị văn phòng, xây
dựng hệ thống thông tin, chịu trách nhiệm các vấn đề hành chính, đối nội, đối ngoại.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 5
Lớp : QKT50-ĐH2
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG
VẬT TƯ
THIẾT BỊ
PHÒNG
DỰ ÁN
KỸ
THUẬT
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI VỤ
XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
30 - 4
XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
THANH
NIÊN
XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
13-5
XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
26 - 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phòng Tài chính - Kế toán: Là phòng quản lý hạch toán kinh doanh và quản
lý tài chính, lập và theo dõi kế hoạch tài chính, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và phân tích hoạt động. Quản lý vốn, thanh toán các khoản với nhà nước
thực hiện chế độ kế toán thống kê, lập báo cáo cho giám đốc và cấp trên theo quy định.
- Phòng Dự án - Kỹ thuật: nắm bắt thông tin về các công trình để tham gia
đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu các công trình, kiểm tra và chỉ đạo về công tác kỹ thuật thi
công, chất lượng sản phẩm, giám sát và nghiệm thu công trình nội bộ, xây dựng các
phương án liên doanh liên kết.
- Phòng Vật tư - Thiết bị: là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc quản
lý định mức nguyên liệu, vật tư, cho các công trình xây dựng .
Lực lượng lao động của Công ty (năm 2012) là: 690 người.
V. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn
tới.
1. Thuận lợi:
- Công ty luôn nắm bắt các nhu cầu của thị trường, đưa ra các sản phẩm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường.
- Nền kinh tế hội nhấp mở ra nhiều cơ hội cho công ty kể cả vềm thị trường tiêu thụ
sản phẩm lẫn việc tiếp xúc, đem khoa học, công nghệ hiện đại vào trong sản xuất.
- Doanh nghiệp còn là một trong các công ty nằm trong chính sách khuyến khích đầu
tư phát triển của tỉnh nhà.
- Đội ngũ cán bộ của công ty giàu kinh nghiệm, luôn có tinh thần, trách nhiệm cao đối
với công việc.
2. Khó khăn.
- Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế, doanh nghiệp cũng như các
doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng này.
- Dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp tuy có đầu tư nhưng không tránh khỏi có
nhiều phần đã xuống cấp đồi hởi cần có lượng vốn lớn để đầu tư nâng cấp thêm.
- Ngày càng có nhiều cụng ty cựng ngành ra đời, cạnh tranh với doanh nghiệp.
3. Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới.
- Đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất cảu công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm đến một số tỉnh bạn lân cận.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân có năng lực, có trình độ, đáp ứng nhu cầu phát
triển cảu doanh nghiệp.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 6
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
VI. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý nêu trên, để phù hợp với
trình độ quản lý công ty TNHH một thành viên thanh niên áp dụng hình thức kế toán
tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi chép chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo,
kiểm tra, giám sát tình hình tài chính đều được thực hiện ở phòng kế toán của công ty.
Để thuận tiện cho việc làm kế toán trên máy vi tính công ty áp dụng hình thức
kế toán Chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm, do vậy ở
thời điểm cuối tháng 01, đầu tháng 02 năm tiếp sau cũng như hầu hết các doanh
nghiệp khác, Công ty TNHH MTV Thanh Niên chưa có quyết toán của năm trước.
Theo đặc thù và quy mô kinh doanh phòng kế toán của công ty được biên chế
gồm 6 người:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm giữa giám đốc về toàn bộ công tác TCKT
của đảng uỷ và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc chấp hành thực hiện chế độ
chính sách của Nhà nước. Kế toán trưởng điều hành công việc chung của cả phòng,
xây dựng kết quả kinh doanh và lập báo cáo của tài chính doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các số liệu do kế toán viên
cung cấp để từ đó tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Phân bổ chi phí sản
xuất và tính giá thành.
- Kế toán NV,VL: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán các kho NL, vật liệu phương
pháp số lượng giá trị vật hàng hoá có trong kho mua vào và xuất ra sử dụng tính toán
và phân bổ chi phí NL, vật liệu.
- Kế toán tiền lương: có trách nhiệm hạch toán tiền lương thưởng, BHXH, các
khoản khấu trừ và lương. Ngoài ra kế toán tiền lương còn phải theo dõi tình hình tăng,
giảm khấu hao TSCĐ.
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thanh toán tiền vay, tiền gửi ngân hàng viết
phiếu chi, phiếu thu, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu. Theo dõi thanh toán với người bán
các khoản thu hoặc KH.
- Thủ quỹ: quản lý khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có, tình hình tăng
giảm quỹ TM của công ty để tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên của công
ty.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 7
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài 6 người ở phòng kế toán ra, ở các đội sản xuất thi công xây dựng các
công trình còn có các nhân viên thống kê định mức. Các nhân viên này có nhiệm vụ
lập bảng chấm công, lập biểu tổng hợp khối lượng thanh toán sau đó chuyển cho
phòng kế toán, phòng kế toán xây dựng những số liệu này để tính ra chi phí xây dựng,
giá thành sản phẩm, thanh toán tiền lương cho công nhân viên.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị.
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 8
Lớp : QKT50-ĐH2
Kế toán trưởng
Thủ quỹKế toán tiền
lương
Kế toán NL
- VL
Kế toán thanh
toán
Kế toán
tổng hợp
Nhân viên thống kê
định mức tại các đội
sản xuất
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH MTV Thanh Niên:
- Hình thức tổ chức kế toán:
Doanh nghiệp xây dựng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Theo hình thức
này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán doanh
nghiệp. Ở các đội sản xuất cuối tháng đội trưởng mang bảng chấm công lên phòng kế
toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tại điều kiện kiểm tra, chỉ đạo
nghiệp vụ đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đơn vị toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của doanh nghiệp. Mọi vấn đề liên quan
đến TCKT của công ty đều được tập trung tại phòng kế toán.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng:
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức
này, việc ghi sổ kế toán tách rời với việc ghi theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống,
giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết.
Hệ thống sổ kế toán áp dụng.
+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK
Một số sổ cái của doanh nghiệp xây dựng là: Sổ cái TK 111, TK112, TK131,
TK331, TK 152, TK 153, TK 311, TK 334, TK 621, TK 622, TK 642, TK627
Do doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên các sản phẩm của doanh
nghiệp tạo ra được tiêu thụ luôn, vì thế không có sản phẩm tồn kho và doanh nghiệp
không SD TK 155, đồng thời không có hàng bán bị trả lại, không có giảm giá hàng
bán nên không SD TK 531, TK 532.
+ Sổ kế toán chi tiết: Trên thực tế doanh nghiệp sử dụng một loạt sổ kế toán chi
tiết như: Sổ chi tiết VL, sổ chi tiết với người mua, sổ chi tiết với người bán.Trình tự
ghi sổ:
+ Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào
chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái.
Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các
sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi số, tính tổng số phát sinh nợ
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 9
Lớp : QKT50-ĐH2
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối phát sinh
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Số thẻ KTchi tiết
Bảng đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái căn cứ vào sổ cái, lập
bảng cân đối số phát sinh.
+ Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được
dùng để lập Báo cáo TC.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 10
Lớp : QKT50-ĐH2
Chứng từ gốc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Vì doanh nghiệp
không có sản phẩm hàng tồn kho nên không sử dụng TK 155, TK 156.
Một số TK chủ yếu được xây dựng để phục vụ cho phương pháp kê khai
thường xuyên trong công ty là: TK 152, TK 153, TK 331, TK 131, TK 241, TK 621,
TK 627, TK 641, TK 642, TK 154.
- Kế toán thế VAT:
Công ty TNHH một thành viên thanh niên áp dụng thuế VAT theo phương
pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán:
Áp dụng theo năm kế toán trùng với năm dương lịch từ 01/01/N đến 31/12/N.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 11
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
I. Lý luận về phân tích hoạt động kinh tế nói chung và phân tích tình hình tài chính
nói riêng
1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế và phân tích tình hình
tài chính
1.1. Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế và phân tích tình hình tài
chính:
a) Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế:
Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế nói riêng, mục đích của các hoạt động
khác của con người nói chung đóng vai trò là kim chỉ nam của các hoạt động, đồng
thời là thước đo đánh giá hoạt động. Do vậy, trước khi tiến hành phân tích hoạt động
nói riêng và các hoạt động khác nói chung cần phải xác định rõ ràng mục đích. Tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể: không gian, thời gian, chỉ tiêu, doanh nghiệp mà việc xác
định mục đích cụ thể cũng như mục đích chung của phân tích hoạt động kinh tế bao
gồm :
- Đánh giá kết quả kinh doanh, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được
giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước
- Tính toán các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiện tượng
kinh tế cần nghiên cứu, xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố
ảnh hưởng làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng nghiên
cứu
- Đề xuất các phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác các khả
năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
b) Mục đích của phân tích tình hình tài chính:
Giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng
sinh lói và triển vọng của doanh nghiệp.
1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế và phân tích tình hình tài chính
Để có thể thường xuyên đưa ra những quyết định về chiến lược phát triển, quản
lý, điều hành với chất lượng cao thì người quản lý doanh nghiệp cần phải có nhận thức
đúng đắn, sâu sắc về các vấn đề kinh tế xã hội, kỹ thuật có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó nhận thức đóng vai trò quyết định.
Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là công cụ của hoạt động nhận thức về
các vấn đề kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với
doanh nghiệp nói chung và cá nhân người lao động nói riêng. Nếu phân tích hoạt động
kinh tế doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên với chất lượng tốt sẽ giúp những
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 12
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về các yếu tố sản xuất của doanh
nghiệp, về tổ chức quản lý điều hành sản xuất, về các điều kiện kinh tế xã hội liên
quan, từ đó đưa ra những quyết đinh phù hợp, khả thi, góp phần định hướng, hướng
dẫn, quản lý các hoạt động doanh nghiệp phát triển không ngừng, nâng cao hiệu quả
kinh tế. Nếu thiếu những kết luận rút ra từ phân tích hoạt động kinh tế thì mọi quyết
định đưa ra đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, vì thế khó có thể có kết quả tốt
đẹp. Nếu phân tích đạt yêu cầu thì sẽ giúp cho người quản lý có cái nhìn đúng đắn sâu
sắc về đối tượng, về động lực, về tiềm năng là cơ sở cho những giải pháp và nâng cao
hiệu quả kinh tế Doanh nghiệp. Trong thực tiễn cuộc sống phân tích hoạt động kinh tế
nói riêng, phân tích các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội nói chung được bắt đầu gặp ở
mọi lúc mọi nơi, tuỳ quy mô và điều kiện cụ thể của mỗi Doanh nghiệp và hoạt động
phân tích cũng đã đang và sẽ được duy trì và phát triển
Chính vì tầm quan trọng của các hoạt động kinh tế mà doanh nghiệp và các cá
nhân lao động đã đang và sẽ không ngừng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
một cách thường xuyên, sâu sắc, triệt để.
Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và
cũng là nguồn thônng tin quan trọng đối với người ngoài doanh nghiệp. Phân tích tình
hình tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo mà còn cho thÊy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đã đạt được
2. Nội dung phân tích hoạt động kinh tế:
* Việc phân tích dù ở quy mô nào đều xuất phát từ việc đánh giá chung sau đó mới đi
sâu phân tích chi tiết từng khía cạnh của hịên tượng nghiên cứu và cuối cùng là tổng
hợp lại, việc phân tích hoạt động kinh tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phân tích phải được thực hiện các hiện tượng kinh tế ở trạng thái vận động,
phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp đối với từng hiện tượng kinh tế
từng mục đích phân tích.
- Phân tích phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng nghiên cứu
để xem xét mối quan hệ hiện tại của hiện tượng đó để thấy được bản chất của sự vận
động và phát triển kinh tế.
- Phân tích phải thực hiện trong mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng kinh tế.
Có như vậy mới thấy được nguyên nhân phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
- Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan và triệt để.
• Nội dung của phân tích hoạt động kinh tế:
- Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh.
- Phân tích tình hình sản xuất và kết quả sản xuất trong doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình sử dụng lao động.
- Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.
- Phân tích chi phí sản xuắt và giá thành sản phẩm.
- Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 13
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phân tích tình hình tài chính.
3. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế
3.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp dùng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả
và xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng kinh tế.
a) So sánh bằng số tuyệt đối
Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thời kì tăng
giảm về số tuyệt đối biểu hiện bằng đơn vị hiện vật, tiền tệ hoặc giờ công.
Mức biến động tuyệt đối (chênh lệch): ∆y = y
1
- y
0
y
1
: Mức độ kỳ nghiên cứu
y
0
: Mức độ kỳ gốc
b) Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Phán ánh kết cấu mối quan hệ, tốc độ phát triển trình độ phổ biến của chỉ tiêu
kinh tế. Trong phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
*. Số tương đối kế hoạch:
Dạng đơn giản: k
KH
:
( )
%100
1
×=
KH
KH
Y
Y
k
k
KH
: Tỷ lệ kỳ kế hoạch
y
1
: Mức độ kỳ thực hiện
y
KH
: Mức độ kỳ kế hoạch
k
KH
> 100% hoàn thành vượt mức kế hoạch
Dạng liên hệ: khi tính cần liên hệ với một chỉ tiêu nào đó để đánh giá sự biến
động của chỉ tiêu nghiên cứu có hợp lý hay không
+ Mức biến động tương đối:
∆y’ = y
1
- y
KH
x hệ số tính chuyển
*.
Số
tương đối động thái:
Dùng để phản ánh tốc độ phát triển, xu hướng biến động của hiện tượng kinh tế
qua thời gian
( )
%100
0
1
×=
Y
Y
t
*. Số tương đối kết cấu:
Xác định tỷ trọng của từng bộ phận phân tích trong tổng thể
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 14
Lớp : QKT50-ĐH2
Hệ số tính chuyển =
Mức độ chỉ tiêu liên hệ kỳ thực hiện
Mức độ chỉ tiêu liên hệ kỳ kế hoạch
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
( )
%100×=
tt
bfi
i
Y
Y
d
d
i
: tỷ trọng bộ phận thứ i
y
bfi
: Mức độ của bộ phận thứ i
y
TT
: Mức độ của tổng thể
*. Số tương đối cường độ
Phán ánh chất lượng sản xuất kinh doanh
c) So sánh bằng số bình quân
So sánh bằng số bình quân cho ta thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình
quân chung của tổng thể các ngành
3.2. Phương pháp chi tiết
a) Chi tiết theo thời gian
Ví dụ: chi tiết DT theo các tháng ∑D = D
1
+ D
2
+ + D
n
(áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng, vận tải)
Hình thức biểu hiện: Theo phương pháp này các chỉ tiêu kinh tế phản ánh quá
trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ dài sẽ được chi thành các bộ phận nhỏ
theo thời gian. Việc nghiên cứu về chỉ tiêu sẽ được tiến hành thông qua việc nghiên
cứu phân tích các thành phần nhỏ hơn về mặt thời gian ấy.
Mục đích của phương pháp: Khi sử dụng phương pháp này trong phân tích ngoài
mục đích chung còn có những mục đích riêng cụ thể như sau:
Đánh giá chung tình hình thực hiẹn chỉ tiêu theo thời gian. Qua đó mà nhận thức
về tính ổn định, tích chắc chắn của việc thực hiện chỉ tiêu cũng như xác định các giai
đoạn trọng tâm, chủ tiếu, quan trọng.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng thành phần thời gian đối với việc thực hiện
chỉ tiêu phân tích chỉ tiêu các giai đoạn để nhận thức về các nguyên nhân, nguyên
nhân chính, những tác động có quy luật theo thời gian, qua đó và nhận thức tiềm năng
của Doanh nghiệp.
Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng theo hướng tập
trung tối đa năng lực sản xuất theo những giai đoạn được coi là vụ mùa của sản xuất
phù hợp với các quy luật khách quan.
* Tác dụng của phương pháp này:
- Xác định thời điểm hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất
- Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.
b) Chi tiết theo địa điểm:
Ví dụ: Chi tiết ∑L = L
A
+ L
B
+ L
C
Kết quả SX của Doanh nghiêp: Q = Q
A
+ Q
B
+ Q
C
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 15
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hình thức biểu hiện: Theo phương pháp này một số chỉ tiêu kinh tế của Doanh
nghiệp sẽ được chia nhỏ thành các phần nhỏ hơn tương ứng với không gian nhỏ hơn.
Việc nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu sẽ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu
phân tích các thành phần nhỏ hơn về mặt không gian ấy.
Mục đích phân tích của phương pháp: Khi sử dụng phương pháp này để phân
tích thì ngoài mục đích phân tích chung của phân tích hoạt động kinh tế còn có những
mục đích riêng cụ thể như sau:
Đánh giá tình hình chỉ tiêu theo từng bộ phận không gian, theo đó và đánh giá
vai trò tầm quan trọng của mỗi bộ phận không gian trong từng điều kiện chỉ tiêu đánh
giá của Doanh nghiệp.
Phân tích chi tiết theo từng bộ phận không gian để nhìn nhận nguyên nhân cơ
bản ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu ở mỗi bộ phận không gian ấy. Trong đó cần
đặc biệt chú trọng đến những điều kiện cụ thể của mỗi bộ phận, những kinh nghiệm,
những sáng kiến của từng bộ phận. Qua đó mà xác định những điển hình tiên tiến
trong tổ chức quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh giá tình phù hợp, hiệu quả của
những quyết định quản lý của Doanh nghiệp theo từng bộ phận không gian. Theo đó
xác định tiềm năng của Doanh nghiệp.
*Tác dụng cuả phương pháp này:
- Xác định được các đợn vị cá nhân tiên tiến hoặc yếu kém
- Xác định được sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ của các đơn
vị hoặc cá nhân.
- Đánh giá công tác hoạch toán kinh doanh nội bộ
c) Chi tiết theo các khoản mục cấu thành:
Ví dụ: Chi tiết ∑C theo các khoản mục
∑C = C
sx
+ C
quản lý
+ C
bán hàng
*Tác dụng cuả phương pháp này:
- Xác định mối quan hệ giữa các bộ phận. Từ đó xác định trọng điểm, nguyên
nhânđể quản lý.
3.3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên
cứu:
• Phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp này được vận dụng trong trưòng hợp khi các nhân tố có mối quan
hệ tích, thương hoặc kết hợp cả tích, cả thương, cả tổng, cả hiệu.
* Nội dung phân tích:
- Xác lập mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với nhân tổ ảnh hưởng bằng một công
thức, sắp xếp các nhân tố theo thứ tự nhất định: nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố
chất lượng đứng sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 16
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kì gốc sang kì nghiên cứu theo
thứ tự ở trên. Sau mỗi lần thay thế tính ra giá trị chỉ tiêu rồi so với giá trị của chỉ
tiêu khi chưa thay thế nhân tố đó (hoặc giá trị của lần thay thế trước) chênh lệch đó
chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố vừa thay thế.
- Có bao nhiêu nhân tố thay thế bấy nhiêu lần, mỗi lần chỉ thay thế giá trị của một
nhân tố. Nhân tố nào thay thế rồi giữu nguyên giá trị ở kì phân tích cho đến lần
thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế giữ nguyên giá trị ở kì gốc. Cuối
cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so vơI sbiến động của chỉ tiêu.
* Khái quát:
Gọi chỉ tiêu nghiên cứu là y được cấu thành bởi 3 nhân tố a,b,c các nhân tố có mối
quan hệ x. y= a*b*c
- Xác định chỉ tiêu ở kì gốc: y
0
= a
0
*b
0
*c
0
- Xác định giá trị chỉ tiêu ở kì nghiên cứu: y
1
= a
1
*b
1
*c
1
- Xác định đối tượng phân tích
00011101
cbacbayyy
−=−=∆
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
+ ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích y
Thay thế lần một (thay thế nhân tố a từ a
0
đến a
1
)
y
a
= a
1
b
0
c
0
ảnh hưởng tuyệt đối :
0000010
cbacbayyy
aa
−=−=∆
ảnh hưởng tuyệt đối :
100*
0
y
y
y
a
a
∆
=
δ
+ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích:
100*
0
001011
y
y
y
cbacbay
b
b
b
∆
=
−=∆
δ
(%)
+ ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
100*
0
011111
y
y
y
cbacbay
c
b
c
∆
=
−=∆
δ
(%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆y = ∆y
a
+ ∆y
b
+ ∆y
c
δ
y
=
δ
y
a
+
δ
y
b
+
δ
y
c
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 17
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BẢNG PHÂN TÍCH
Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc
Kỳ
n.cứu
Sosánh
(%)
Chênh
lệch
Mức độ a.hưởng y
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
N.tố 1 a a
0
a
1
a
δ
∆a ∆y
a
δ
y
a
N.tố 2 b b
o
b
1
b
δ
∆b ∆y
b
δ
y
b
N.tố 3 c c
0
c
1
c
δ
∆c ∆y
c
δ
y
c
Chỉ tiêu
p.tích
y y
0
y
1
δ
y
∆y
• Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp này giống như phương pháp thay thế liên hoàn chỉ khác nhau ở chỗ khi
xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích dùng ngay số
chênh lệch giữa gia strị kì nghiên cưu so với kì gốc của nhân tố đó.
* Khái quát:
Giả sử y= a*b*c*d
- Xác định giá trị chỉ tiêu ở kì gốc: y
0
= a
0
b
0
c
0
- Xác định giá trị chỉ tiêu ở kì nghiên cứu: y
1
= a
1
b
1
c
1
- Xác định đối tượng phân tích
0000111101
dcbadcbayyy
−=−=∆
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+ ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích y
Thay thế lần một ( thay thế nhân tố a từ a
0
đến a
1
y
a
= a
1
b
0
c
0
d
0
ảnh hưởng tuyệt đối :
000000010
dcbadcbayyy
aa
−=−=∆
ảnh hưởng tuyệt đối :
100*
0
y
y
y
a
a
∆
=
δ
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 18
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích:
100*
0
00010011
y
y
y
dcbadcbay
b
b
b
∆
=
−=∆
δ
(%)
+ ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
100*
0
00110111
y
y
y
dcbadcbay
c
b
c
∆
=
−=∆
δ
(%)
+ ảnh hưởng của nhân tố d đến y:
100*
0
01111111
y
y
y
dcbadcbay
d
b
c
∆
=
−=∆
δ
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆y = ∆y
a
+ ∆y
b
+ ∆y
c
+ ∆y
d
δ
y
=
δ
y
a
+
δ
y
b
+
δ
y
c
+
δ
y
d
• Phương pháp cân đối.
Phương pháp này được áp dụng trong bài làm.
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp khi các nhân tố có quan hệ
tổng hiệu, hoặc kết hợp cả tổng và hiệu. Cụ thể: khi xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt
đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích đúng bằng chênh lệch giữa giá trị kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc của nhân tố đó.
y= a + b - c
* Nội dung phân tích:
- Xác định chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: y
0
= a
0
+ b
0
– c
0
- Xác định chỉ tiêu nghiên cứu kỳ nghiên cứu: y
1
= a
1
+ b
1
– c
1
- Xác đinh đối tượng phân tích:
)()(
00011101
cbacbayyy
−+−−+=−=∆
- Xác định mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích:
+ ảnh hưởng của nhân tố a đến y:
100*
0
01
y
y
y
aay
a
a
a
∆
=
−=∆
δ
(%)
+ ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
100*
0
01
y
y
y
bby
b
a
b
∆
=
−=∆
δ
(%)
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 19
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
100*
0
01
y
y
y
ccy
c
c
c
∆
=
−=∆
δ
(%)
tổng ảnh hưởng của các nhân tố.
∆y = ∆y
a
+ ∆y
b
+ ∆y
c
δ
y
=
δ
y
a
+
δ
y
b
+
δ
y
c
B¶NG PHÂN TÍCH
Chỉ tiêu
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
So
sánh
(%)
Chênh
lệch
Mức độ ảnh
hưởng y
Quy
mô
Tỷ trọng
(%)
Quy
mô
Tỷ trọng
(%)
N.tố 1 a
0
d
a0
a
1
d
a1
a
δ
∆a
δ
y
a
N.tố 2 b
o
d
b0
b
1
d
b1
b
δ
∆b
δ
y
b
N.tố 3 c
0
d
c0
c
1
d
c1
c
δ
∆c
δ
y
c
Chỉ tiêu p.tích y
0
100 y
1
100
δ
y
∆y
3.4. Phương pháp liên hệ cân đối:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh hình thành rất nhiếu quan hệ cân đối giữa
hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như giữa tỏng số vốn và tổng số nguồn,
giữa thu chi và kết quả, giữa mua sắm và sử dụng các loại vật tư, mỗi quan hệ cân đối
về lượng giữa các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động về lượng giữa
chúng. Dựa trên cơ sở đó ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích.
3.5. Phương pháp chỉ số:
Là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ so sánh mức độ của hai hiện tượng
nghiên cứu, ở đây ta chỉ xét ứng dụng của phương pháp chỉ số trong việc xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Từ phương trình kinh tế ta
thiết lập liên hệ thống chỉ số:
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 20
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
F = QI.f
IR = IQL . Ir
4. Nội dung phân tích tình hình tài chính:
4.1. Phân tích tình hình và cơ cấu tài sản:
- Mục đích: Phân tích tình hình và cơ cấu tài sản là nhằm xem xét tài sản của
doanh nghiệp tăng giảm ra sao, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như vậy là đã hợp lý
hay chưa. Nếu còn chưa hợp lý thì đề xuất biện pháp để cơ cấu đó được hợp lý và sử
dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả.
- Nội dung: Bên cạnh việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với dầu năm còn phải
xem xét từng loại tài sản chiếm trong tổng số và sự biến động của chúng để thấy được
mức độ hợp lý của việc phân bố. Việc đánh giá phải dựa trên tổ chức kinh doanh, tình
hình biến động của từng bộ phận để có thể rút ra nhận xét xác đáng cần liên hệ với tình
hình thực tế như là nguồn cung cấp vật tư, phương thức thanh toán Đồng thời với
việc phân tích cơ cấu cần xem xét tình hình biến động của từng khoản mục, qua đó
đánh giá tính hợp lý của sự biến động.
4.2. Phân tích tình hình và cơ cấu nguồn vốn:
Cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cúng như xu hướng biến
động của chúng, Nếu những nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao thì đánh giá là
doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của
doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao, ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm phần lớn
trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính là thấp. Nếu tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, lãi nhiều thì nên tăng nguồn vốn chủ
và ngược lại nếu tình hình sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên biến động lúc cần
nhiều vốn, lúc cần ít vốn thì nên dùng nguồn nợ phải trả.
Cuối cùng ta phải đi đến kết luận là cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp như vậy
là đã hợp lý hay chưa và cần thay đổi như thế nào.
4.3. Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả tài chính:
Phân tích BCTC của doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử
dụng một cách có hiệu quả tài sản để mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Các tỷ suất doanh lợi luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư,
các nhà phân tích tài chính quan tâm vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá hoạt
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 21
Lớp : QKT50-ĐH2
Lợi nhuận
VKD bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
VCĐ bình quân =
2
VLĐ bình quân =
VLĐ đầu kỳ+ VLĐ ckỳ
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
động kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và lãi của doanh nghiệp.
Ta hãy nghiên cứu một số tỷ suất doanh lợi dưới đây:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động
kinh doanh, phản ánh lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại.
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu biểu hiện trong 1 đồng doanh thu
thuần thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi tức.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.
Kết hợp giữa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với hệ số quay vòng tài
sản tạo thành chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng. Công thức được xác định như
sau:
VKD bình quân = VCĐ bình quân + VLĐ bình quân.
4.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lí để đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn, và duy trì đủ các loại tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất kinh
doanh thuận lợi. Ở các nước theo cơ chế thị trường, căn cứ vào luật phá sản doanh
nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ, khi doanh nghiệp
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Luật về doanh nghiệp của
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 22
Lớp : QKT50-ĐH2
VCĐ đầu kỳ+ VCĐ ckỳ
KT=
Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả
K =
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nước ta cũng quy định tương tự như vậy, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến các
khoản nợ phải trả, để chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn thanh toán chúng.
Vốn luân chuyển được xác định là số tiền còn lại của tài sản lưu động với sự
ngắn hạn. Vốn luân chuyển phản ánh số tiền hiện hành được tài trợ từ các nguồn lâu
dài mà không đòi hỏi sự chi trả trong thời gian ngắn. Để đánh giá khả năng thanh toán
của vốn luân chuyển ở một doanh nghiệp, ngoài việc phải căn cứ trên quy mô tài sản,
vì doanh nghiệp có quy mô vốn hoạt động khác nhau, thì vốn luân chuyển cần cho
việc thanh toán sẽ không giống nhau. Người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu hệ số
thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán vốn luân chuyển của một doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán tổng quát.
Hệ số thanh toán tổng quát là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh
toán tổng quát của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Nếu doanh nghiệp có chỉ số này lớn
hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa tài sản lưu động
với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với
nợ ngắn hạn. Công thức xác định là:
Hệ số K càng lớn thì khă năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn càng cao
và ngược lại.
Hệ số thanh toán tức thời.
Hệ số thanh toán tức thời( nhanh) thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài
sản có thể chuyển ngay (tức thời) thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn
thanh toán. Công thức xác định như sau:
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 23
Lớp : QKT50-ĐH2
KN =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nói chung nếu hệ số này thường biến động từ 0.5 đến 1 là đảm bảo được khả
năng thanh toán. Tuy nhiên để có kết luận giá trị KN như thế nào là tốt hay xấu cần
phải xem thêm điều kiện và bản chất kinh doanh nữa. Nếu KN < 0.5 thì thường là
những doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ các khoản phải trả đến
kì thanh toán, doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng biện pháp bất lợi như bán vội tài
sản ( cổ phiếu) để có tiền thanh toán. Ngoài điều phân tích ở trên, ta cũng phảI xem xét
đến phương thức thanh toán mà khách hàng thanh toán theo kì hạn (trên hợp đồng)
nhanh hay chậm. Cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 24
Lớp : QKT50-ĐH2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
II. NỘI DUNG TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
1. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm qua:
1.1. Mục đích của việc phân tích, đánh giá:
Khi một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì mục tiêu
đầu tiên là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp phải có một chiến
lược kinh doanh cụ thể cùng với các phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Sau một
thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp thường phải tiến hành tổng kết các kết quả
thu được và các hạn chế,yếu kém đã mắc phải. Chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh là
một chỉ tiêu quan trọng giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khái quát về hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình trong khoảng thời gian nghiên cứu. Mục đích của việc
nghiên cứu chỉ tiêu này là để tìm ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được của hoạt
động. Cũng thông qua đó để thấy được doanh nghiệp đã làm ăn hiệu quả chưa. Từ đó,
rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất, kinh
doanh.
1.2 Nội dung phân tích:
1.2.1. Lập bảng phân tích, đánh giá chung: (Bảng 1)
Cách tính các chỉ tiêu trong bảng:
So sánh = (Giá trị của từng chỉ tiêu năm 2012/Giá trị của từng chỉ tiêu năm
2011)x100.
Tuyệt đối = Giá trị của từng chỉ tiêu năm 2012 - Giá trị của từng chỉ tiêu năm 2011).
Tương đối = (Giá trị từng chỉ tiêu năm 2012/Giá trị từng chỉ tiêu năm 2011)x100 -
100.
Sinh viên: Đỗ Thị Phương Mai 25
Lớp : QKT50-ĐH2