Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo thực tập nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải Thương An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.48 KB, 66 trang )

Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Chương I:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VẬN TẢI PHƯƠNG AN
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1. Hình thức tổ chức pháp lý
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH thương mại vận tải Phương An
- Tên tiếng anh: Phuong An trading transport limited company
- Trụ sở chính: thôn Đường Hương, xã Lập Lễ, Huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng.
- Tel: 031.875838
- Fax: 031.875838
- Người đại diện theo pháp luật: Phan Ích Hồng
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vận tải Phương An được thành
lập ngày 18 tháng 10 năm 2007. Công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Hải Phòng cấp giấy phép kinh doanh đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 2007
theo số đăng ký: 0202005892.
2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH thương mại vận tải Phương An có chức năng nhiệm vụ chính
là:
• Bán buôn, lẻ xăng dầu và các sản phẩm liên quan.
• Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa
• Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
• Vận tải hàng hóa bằng đường biển, và viễn dương
• Bán buôn sắt thép
• Bán buôn tre nứa, gỗ cây và hỗ chế biến
• Bán buôn xi măng và vật liệu xây dựng
• Hoạt động tín dụng khác: cầm đồ.
Hiện tại công ty chỉ thực hiện chức năng: Bán buôn, lẻ xăng dầu.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2


1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
II. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và tình hình lao động
1. Tình hình lao động của đơn vị
Tổng số lao động của doanh nghiệp là 16 người đã ký kết hợp đồng lao động.
BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Stt Chức năng
Tổng
số
Trình độ nhân viên
Đại hoc
Cao đẳng
Trungcấp
Sơ cấp
Không
bằng cấp
1 Quản lý công ty 5 2 3
2 Kinh doanh bán hàng 6 4 2
3 Thủy thủ 4 2 2

Công ty TNHH vận tải thương mại Phương An có đội ngũ nhân viên trẻ,
giàu kinh nghiệm, đầy lòng nhiệt huyết được đào tạo ở các trường đại học và
cao đẳng. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình trong công viêc và
ham mê học hỏi muốn xây dựng công ty ngày càng vững mạnh.
2. Tình hình vật chất, kỹ thuật
Bảng tình trạng trang bị kỹ thuật của Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010
Loại tài sản Nguyên giá
Khấu hao lũy
kế
Giá trị còn

lại
1. Máy vi tính 01 10.934.000 4.686.000 6.248.000
2. Máy vi tính 02 11.632.000 4.985.143 6.646.857
3. Máy laptop 15.984.000 6.850.286 9.133.714
4. Máy in và photo laser 10.656.000 4.566.857 6.089.143
5. Oto 7 chỗ Ford 756.000.000 230.721.762 525.278.238
6. Tàu chở dầu 01 570.754.267 285.377.134 285.377.134
7. Tàu chở dầu 02 638.013.188 319.006.594 319.006.594
8. Tàu chở dầu 03 427.382.454 183.163.909 244.218.545
Tổng cộng 2.441.355.909 1.039.357.684 1.401.998.225
III. Tổ chức quản lý công ty
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
2
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty TNHH vận tải thương mại Phương An
 Giám đốc: là người điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty, chụi
trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh, có trách nhiệm phân công
công việc cho các bộ phận; đồng thời giám đốc là người trực tiếp phụ
trách công tác Tài chính, kê toán và công tác nhân sự. Giám đốc cũng là
người đại diện và chụi trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh
doanh của công ty mình.
 Phòng kế toán: có trách nhiệm theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty, phân tích đánh giá qua việc ghi chép nhằm đưa ra các thông
tin hữu ích cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định về tài chính,
kinh tế; có trách nhiệm về công tác tổ chức của đơn vị mình; xác định kết
quả kinh doanh và theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Trên cơ sở tổng hợp các số liệu, phòng kế toán xem xét số liệu các mặt
hàng về số lượng và giá cả. Phòng kế toán cung cấp số lượng của các loại

hàng hóa để có kế hoạch đặt hàng. Ngoài ra phòng kế toàn còn có trách
nhiệm kiểm tra các lượng tài chính của công ty cân đối giữa nguồn vốn và
vốn, kiểm tra việc sử dụng và bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
GIÁM ĐỐC
Tàu 1 Tàu 2
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh
Tàu 3
3
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của
công ty.
 Phòng kinh doanh: tham mưu cho giám đốc vè chiến lược và sách lược
kinh doanh của công ty, nắm rõ về tình hình tiêu thụ và phân phối của
công ty về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; đồng thời tiến hành
nghiên cứu thị trường mới tìm ra phương hướng đầu tư các mặt hàng mới.
2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán
a) Sơ đồ bộ máy kế toán
Phòng Kế toán tài vụ có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyết
định của Ban lãnh đạo. Bộ máy Kế toán được tổ chức tập trung thực hiện chức
năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về mặt tài chính kế toán Công ty. Do công
ty có quy mô nhỏ nên khối lượng nhân viên kế toán ít, một người đồng thời phải
kiêm nhiều phần hành.
• Kế toán trưởng
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động của
phòng cũng như các hoạt động khác của Công ty có liên quan tới tài chính và

theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty.
Tổ chức công tác Kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ tài
chính của Nhà nước.
Thực hiện các chính sách chế độ công tác tài chính kế toán.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt,
TGNH,
công nợ
(thủ quỹ)
Kế toán
bán hàng,
lương,
TSCĐ
4
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng. Kế toán tổng hợp vốn kinh
doanh, các quỹ của Công ty, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ
đối với các cán bộ thống kê Kế toán các đơn vị trong Công ty.
Chịu trách nhiệm trong công tác thu tiền mặt và tồn quỹ của Công ty, thực
hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định.
• Kế toán tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, công nợ
Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập Phiếu thu, Phiếu chi.
Cùng Thủ quỹ kiểm tra đối chiểu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chi
tiết các khoản ký quỹ.
Theo dõi công nợ, phải thu, phải trả. Có trách nhiệm đôn đốc khách hàng
để thu nợ.
• Kế toán tiền lương, TSCĐ, bán hàng

Thanh toán lương thưởng, phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Giám đốc;
thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định; theo dõi việc trích
lập và sử dụng quỹ lương của Công ty; thanh toán các khoản thu, chi của Công
đoàn.
Theo dõi các TSCĐ và tình hình biến động của TSCĐ trong năm. Tính
khấu hao hàng tháng.
Ngoài ra kế toán TSCĐ còn kiêm luôn công tác hành chính tại Công ty:
Phụ trách về công tác văn thư, mua sắm văn phòng phẩm, thiết bị hành chính,
tiếp khách, theo dõi công tác thi đua khen thưởng, công tác đối ngoại, …
Kế toán bán hàng viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, cập nhật số lượng
hàng hoá nhập - xuất - tồn về mặt số lượng và giá trị, tính giá vốn hàng hoá, lưu
trữ tài liệu, số liệu kế toán trên máy, quản lý, theo dõi tiến độ thực hiện các hợp
đồng mua bán. Thực hiện kiểm kê hàng hoá và lập biên bản kiểm kê hàng hoá
trong kho với thủ kho. Kế toán công nợ có trách nhiệm theo dõi các khoản công
nợ phải thu của khách hàng và nhân viên bán hàng.
3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty .
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
5
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
* Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
- Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và các chuẩn
mực kế toán, kiểm toán hiện hành năm 2006 do Bộ tài chính ban hành…
* Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc 31/12 hàng năm.
* Đơn vị tiền tệ ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
* Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Thu, chi ngoại tệ hạch toán theo tỷ
giá thực tế của ngân hàng Công thương chi nhánh Hải Phòng.
* Hệ thống tài khoản sử dụng: áp dụng theo chế độ kế toán, chuẩn
mực kế toán và các quy định hiện hành… Do đặc điểm sản xuất kinh
doanh và yêu cầu quản lý,.

* Hạch toán hàng tồn kho: Theo phơng pháp kê khai thường xuyên.
* Nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
* Hình thức kế toán: Công ty áp dụng kế toán máy với hình thức kế
toán “Nhật ký chung” với phần mềm Fast of accouting để ghi sổ kế
toán . Việc áp dụng hình thức này đã mang lại cho công ty những thuận
lợi trong công tác kế toán.
* Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
- Sổ nhật ký chung theo tháng, quý trong năm.
- Sổ cái các TK : TK1111, 1121…
- Các sổ, bảng chi tiết: như bảng tính lương, bảng kê khai tài sản cố
định….
* Hệ thống báo cáo kế toán sử dụng:
- Báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo chi tiết: báo cáo công nợ; báo cáo thu chi ngoại tệ; báo
cáo tập hợp chi phí sản xuất và báo cáo giá thành.
- Báo cáo thuế.
Hình thức kế toán công ty áp dụng được thể hiện qua sơ đồ sau
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ”
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
6
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau
khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi
tiết có liên quan.
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng
số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo
tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng
nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số
dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải
bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải
bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
7
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp
bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính
kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
8
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sæ, thÎ
kÕ to¸n
chi tiÕt
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Sổ Cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số
phát sinh
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
IV. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển trong tương lai của
Công ty .
1. Những thuận lợi
- Với xu thế phát triển của nền kinh tế và những khó khăn đang đặt ra, cán
bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm một lòng hoàn thành tốt mục
tiêu đã đề ra.
- Công ty có được sự uy tín của các ngân hàng về việc thanh toán các
khoản nợ đúng hạn nên Công ty có thể dễ dàng vay vốn ngắn hạn của các
ngân hàng một cách dễ dàng nhằm kịp thời đáp ứng được nguồn tài chính
khi cần. Đồng thời, Công ty có thể huy động nguồn tài chính dài hạn để
mở rộng sản xuất.
- Trụ sở chính của công ty nằm tại nơi khá thuận lợi trong việc giao dịch
kinh doanh, trao đổi về thông tin kinh tế thị trường điều đó giúp công ty
chủ động trong việc lựa chọn các hình thức kinh doanh của công ty đáp
ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
- Chủ trương của nhà nước mở rộng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế đất nước trong thời kỳ 2000- 2020 sẽ tạo cho công ty có
nhiều cơ hội mở rộng làm ăn và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là thị
trường đầy tiềm năng để công ty mở rộng đầu tư phát triển cả về quy mô
và trình độ trong tương lai.
- Lợi thế so sánh với các công ty khác trên địa bàn hoạt động là trình độ
chuyên môn, công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, giúp cho
công ty luôn chủ động phát huy nội lực tăng cường sức cạnh tranh trên địa
bàn hoạt động, làm ăn có hiệu quả đúng pháp luật góp phần xứng đáng
vào công cuộc CNH- HĐH đất nước.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo

Lớp : QKT 48 ĐH2
9
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
- Đội ngũ nhân viên trẻ, có kinh nghiệm, kiến thức.
- Xăng dầu là những mặt hàng thiết yếu nên có tiềm năng lớn
- Công ty có những khách hàng lớn, ký hợp đồng dài hạn.
- Lĩnh vực mà Công ty hoạt động có tiềm năng phát triển trong tương lai.
- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu xăng, dầu ngày càng gia tăng.
- Công ty đã ký kết hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp với giá cả ưu đãi.
2. Những khó khăn
- Công ty mới đi vào thành lập hoạt động sản xuất kinh doanh đúng vào
thời điểm Đảng và Nhà Nước ta chủ trương đẩy mạnh sức cạnh tranh của
nền kinh tế nên công ty phải đương đầu với những rủi ro trong kinh
doanh.
- Uy tín của công ty trong kinh doanh so với nhiều công ty khác là chưa cao
vì thế công ty gặp phải một số khó khăn hơn nhiều trong việc tạo lập uy
tín cạnh tranh với các công ty khác.
- Quan hệ đối nội đối ngoại của Ban Giám Đốc chưa phát huy sức mạnh
của tập thể để có những bước đột phá về mối quan hệ trong lĩnh vực tài
chính kinh tế với các đối tác mà đây lại là đòn bẩy cho các hoạt động kinh
doanh của công ty được thuận lợi.
- Hơn nữa trong những năm qua do chính sách của nhà nước và thị trường
trong nước và thế giới biến động mạnh nên gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh.
- Công ty buôn bán xăng dầu là chủ yếu mà hiện nay mặt hàng này giá cả
thường xuyên lên xuống theo giá quốc tế, nên công ty không chủ động
được giá cả.
- Phạm vi hoạt động của công ty chưa được mở rộng, chưa tìm được những
khách hàng lớn.
- Đặc biệt do công ty mới thành lập còn non trẻ, thuộc loại công ty vừa và

nhở nên thiếu vốn để đầu tư sản xuất.
- Xăng dầu là những mặt hàng dễ cháy nổ nên doanh nghiệp phải bỏ ra
khoản tiền tương đối lớn để có những biện pháp đảm bảo an toàn.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
10
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
3. Định hướng phát triển của Doanh nghiệp trong tương lai.
Trải qua 4 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH thương mại vận
tải Phương An đã có những bước phát triển vượt bậc so với những ngày đầu
thành lập. Nước ta đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối hội
nhập công nghiệp hoá hiện đại hoá. Qua nắm bắt và tìm hiểu công ty nhận thấy
từ năm 2007 trở về đây các công ty xây dựng được thành lập mới rất nhiều.
Điều đó chứng tỏ muốn đứng vững và không ngừng phát triển đã đến lúc công
ty phải mở rộng thị trường cũng như tạo được uy tín trong lòng khách hàng có
như vậy thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trưởng
Trong những năm tiếp theo doanh nghiệp sẽ cố gắng mở rộng thị trường
cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng ngày càng
nhiều hơn nữa nhu cầu của thị truồng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
lao động.
- Doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sang các tỉnh lân cận cũng như trong
Hải Phòng, mở thêm các văn phòng đại diện.
- Doanh nghiệp sẽ hoạt động các lĩnh vực mới như buôn bán vật liệu xây
dựng, chở hàng bằng đường biển kết hợp với những tàu chở khách du
lịch.
Chương 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ
KINH DOANH, TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo

Lớp : QKT 48 ĐH2
11
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
I. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
thương mại vận tải Phương An trong năm qua.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
12
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Bảng 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2009 VÀ NĂM 2010.
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010
So sánh
(%)
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
1 Tổng doanh thu Đồng 26.084.834.071 35.202.502.945 134,95
9.117.668.87
4
34,95
2 Tổng chi phí Đồng 25.854.578.855 34.898.425.244 134,98
9.043.846.38
9
34,98
Trong đó: Giá thành Đồng 24.956.312.656 33.837.109.824 135,59
8.880.797.16
8
35,59

3 Lợi nhuận trước thuế Đồng 330.255.216 404.077.701 122,35 73.822.485 22,35
4 Lao động và tiền lương Đồng
a Tổng quỹ lương Đồng
207.382.080 302.815.600 146,02 95.433.520 46,02
b Số lao động bình quõn Người
13 16 123,08 3 23,08
c Lương bình quân Đ/người/tháng
1.329.372 1.577.165 118,64 247.792 18,64
5 Quan hệ ngân sách Đồng 413.423.392 565.723.815 136,84 152.300.423 36,84
a Thuế VAT Đồng 268.755.695 357.145.632 132,89 88.389.937 32,89
c Thuế TNDN Đồng 82.563.804 101.019.425 122,35 18.455.621 22,35
d Nộp BHXH Đồng 59.103.893 104.558.758 176,91 45.454.865 76,91
e Nộp khác Đồng 3.000.000 3.000.000 100,00 0 0,00
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
13
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Nhìn vào bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ
yếu của công ty TNHH thương mại vận tải Phương An, ta thấy tất cả các chỉ tiêu
trong bảng đều tăng cao. Trong đó, chỉ tiêu nộp BHXH tăng nhanh nhất, và chỉ
tiêu tăng không có dấu hiệu tăng trong năm là nộp khác.
1. Doanh thu
Trong năm 2009 tổng doanh thu của doanh nghiệp là 26.084.834.071
đồng, năm 2010 tăng lên đạt 35.202.502.945 đồng. Như vậy trong năm 2010 chỉ
tiêu này tăng lên 9.117.668.874 đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng 34,95% về
số tương đối.
Do lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thương mại nên
doanh thu chỉ bao gồm doanh thu của hoạt động buôn bán xăng dầu, và có
khoản nhỏ doanh thu hoạt động tài chính do lãi của khoản tiền gửi thannh toán
trong ngân hàng.

Nguyên nhân của sự tăng lên của doanh thu là do trong năm doanh nghiệp
đã ký hợp đồng được với những tàu lớn, họ mua nhiều xăng dầu hơn, bên cạnh
đó doanh nghiệp đã chủ động được nguồn cung không để xảy ra hiện tượng
thiếu hàng như những năm trước. Một nguyên nhân không nhỏ khiến cho doanh
thu của doanh nghiệp tăng nhanh là đã tuyển thêm nhân viên bán hàng, có
những chính sách bán hàng trả sau cho khách hàng, cho mua chụi. Trong năm
tới 2011 tình hình thế giới biến động khôn lường nên doanh nghiệp nên có nhiều
phương pháp thích hợp.
2. Tổng chi phí
Tổng chi phí của doanh nghiệp năm 2009 là: 25.754.578.855 đồng,
năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên tới: 34.798.425.244 đồng, như vậy trong năm
qua tổng chi phí của doanh nghiệp đã tăng tới 9.043.846.389 đồng về số tuyệt
đối, tương ứng tăng 34,98% về số tương đối.
Tổng chi phí của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí tài
chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Trong đó giá vốn hàng
bán tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, tiếp theo là chi phí bán hàng.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
14
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Nguyên nhân của sự tăng lên chi phí là trong năm do biến động của thế
giới có nhiều bất ổn, những nước cung cấp dầu lớn trên thế giới có những biến
động chính trị chính vì vậy mà nguồn cung cấp dầu trở nên khan hiếm trong khi
đó lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên, khiến cho giá xăng dầu tăng lên. Hơn
nữa, giá ngoại tệ trong nước liên tục tăng cũng làm cho giá tăng cao. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp còn tuyển thêm nhân viên bán hàng làm chi phí bán hàng cũng
tăng theo. Chi phí tài chính trong năm cũng tăng tương đối cũng là nguyên nhân
làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên.
3. Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2009 là: 330.255.216
đồng, lợi nhuận năm 2010 là: 404.077.701 đồng, như vậy trong năm qua lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng 73.822.485đồng về số tuyệt đối, tương ứng tăng
22,35% về số tương đối.
Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong năm doanh nghiệp mở rộng
kinh doanh, có những ưu đãi với những khách hàng quen biết như cho mua
hàng trả sau nên lượng tiêu thụ trong năm tăng lên tương đối kéo theo lợi nhuận
trước thuế cùa doanh nghiệp cũng tăng lên.
4. Lao động và tiền lương.
a) Tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương trong năm 2009 của doanh nghiệp là 207.382.080
đồng, chỉ tiêu này đên năm 2010 tăng lên 302.815.600 đồng, như vậy chỉ tiêu
này trong năm tăng 95.433.520 đồng tương ứng tăng 46,02% về số tương đối.
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong năm tăng tương đối cao.
Có sự tăng lên của tổng quỹ lương là do: Số lao động trong kỳ tăng
lên từ 13 người trong năm 2009 lên tới 16 lao động trong năm 2010. vTrong
năm Nhà nước tăng lương cơ bản cho người lao động nên trong doanh nghiệp
cũng tăng lương.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
15
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
b) Số lao động bình quân
Số lao động trong năm 2009 là 13 người, đên năm 2010 doanh
nghiệp đã tuyển thêm nhân viên tăng lượng nhân viên trong năm là 16 người.
như vậy tăng 23,08% so với năm 2009.
Nguyên nhân của sự tăng lên này là do: Trong năm qua, do doanh
nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như ký kết được nhiều hợp đồng nên
doanh nghiệp đã chủ động tuyển thêm nhân viên để phục vụ được tốt hơn. Bộ
phận bán hàng và kế toán của doanh nghiệp trong năm trước hoạt động chưa

được hiệu quả, chính vì vậy trong năm nay doanh nghiệp đã tuyển thêm nhân
viên kế toán cũng như là nhân viên bán hàng để việc kinh doanh được hiệu quả
hơn.
c) Lương bình quân
Lương bình quân trong năm 2009 là 1.329.37 đồng/ người/ tháng,
đến năm 2010 là 1.577.165 đồng, như vậy trong năm 2010 lương bình quân của
nhân viên đã tăng lên 247.792 đồng/người/năm, tương ứng tăng 18,64% về số
tương đối
Nguyên nhân của sự tăng lên này là do Trong năm qua do chính
sách của Nhà nước đã tăng lương cơ bản cho người lao động từ 650.000 đồng
lên 730.000 đồng, theo quy định của Nhà nước doanh nghiệp cũng tăng lương
cho nhân viên theo cấp bậc của từng người. Hơn nữa, trong năm doanh nghiệp
cũng tiến hành tuyển thêm nhân viên và đa số nhân viên tuyển thêm đều là
người có tay nghề cũng như trình độ cao chính vì vậy mà doanh nghiệp phải trả
lương cao hơn.
5. Quan hệ ngân sách
a) Thuế VAT
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản gia tăng thêm của hàng hoá dịch
vụ kinh doanh phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Đối
tượng chịu VAT là hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD, đối tượng nộp VAT là
các tổ chức, các nhân SXKD hàng hoá dịch vụ
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
16
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Trong năm 2009 thuế VAT phải nộp của Nhà nước là 268.755.695
đồng, năm 2010 thuế VAT phải nộp là 357.145.632 đồng, như vậy thuế VAT
trong năm phải nộp của doanh nghiệp tăng lên 88.389.937đồng về số tuyệt đối,
tương ứng tăng 32,89% về số tương đối.
Sở dĩ có sự tăng lên này là do: Do trong năm qua lượng hàng hóa

bán ra và mua vào của doanh nghiệp tương đối lớn, thể hiện khoản doanh thu
bán hàng của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng cao so với năm 2009.
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2009 là 82.563.804 đồng,
năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên đạt 101.01.425 đồng. Như vậy, trong năm qua
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên 18.455.621 đồng, tương ứng tăng
22,35% về số tương đối.
Nguyên nhân của sự tăng lên này là do: Trong năm thuế thu nhập
của doanh nghiệp tăng lên là do lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao hơn so với
năm trước. Tuy nhiên, lượng tăng lên cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được tương đối thấp so với tiềm lực của mình.
c) Nộp BHXH
Năm 2009 doanh nghiệp phải nộp BHXH cho công nhân viên là :
59.103.893 đồng, năm 2010 là 104.558.758 đồng, như vậy nộp BHXH của
doanh nghiệp tăng 45.454.865 đồng, tương ứng tăng 76,91%.
Nguyên nhân của sự tăng này là: Sự tăng lên về số tiền nộp BHXH
là do số lao động năm 2010 tăng so với năm 2009 là 7 người và tổng quỹ lương
của công ty tăng lên. Mặt khác, đã có quyết định của nhà nước về việc nâng cao
mức lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên, trong năm công ty tăng các khoản
phụ cấp, tiền tăng ca. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN cũng
tăng tù 28,5% lên 30,5% nên nộp BHXH cũng tăng lên tương đối.
d) Nộp khác
Các khoản nộp khác của doanh nghiệp trong 2009 và 2010 chỉ có khoản là thuế
môn bài, trong 2 năm khoản thuế này không thay đổi vẫn giữ nguyên là
3.000.000 đồng.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
17
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Kết luận :

Tất cả các chỉ tiêu trong bảng phân tích của doanh nghiệp đều tăng và
tăng với tốc độ nhanh. Tuy nhiên tốc độ tăng của tổng chi phí lại cao hơn tốc độ
tăng của tổng doanh thu điều này không có lợi cho doanh nghiệp. Hơn nữa, lợi
nhuận của doanh nghiệp trong tuy 2010 có tăng so với 2009 tuy nhiên lợi nhuận
trước thuế của doanh nghiệp đạt được tương đối thấp, nó chưa tương xứng với
tiềm năng và số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Chính vì vậy mà trong năm tiếp
theo 2011 doanh nghiệp nên có những biện pháp giảm chi phí hoạt động kinh
doanh cũng như tìm thị trường tiêu thụ và thị trường cung cấp khác để có thể đạt
lợi nhuận cao hơn nữa, tiến hàng tìm kiếm thị trường tiềm năng để mở rộng lĩnh
vực kinh doanh.
II. Phân tích tình hình tài sản của công ty năm 2009 và 2010
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
18
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI
PHƯƠNG AN NĂM 2010
Stt Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Chênh lệch
Giá trị
(Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Đồng)
Tương đối
(%)

A Tài sản ngắn hạn
4.444.129.297 72,17 5.400.766.405 78,59 956.637.108 21,53
1 Tiền
1.637.194.376 36,84 1.397.632.179 25,88 -239.562.197 -14,63
2 Các khoản phải thu khách hàng
1.407.939.715 31,68 1.969.734.154 36,47 561.794.439 39,90
3 Trả trước cho người bán
0,00 236.790.778 4,38 236.790.778
4 Các khoản phải thu khác
10.285.137 0,23 14.991.075 0,28 4.705.938 45,75
5 Hàng tồn kho
1.380.030.937 31,05 1.770.823.852 32,79 390.792.915 28,32
6 Thuế GTGT được khấu trừ
8.679.132 0,20 10.794.367 0,20 2.115.235 24,37
B Tài sản dài hạn
1.713.857.462 27,83 1.471.357.980 21,41 -242.499.482 -14,15
1 Tài sản cố định hữu hình
1.713.857.462 100,00 1.471.357.980 100,00 -242.499.482 -14,15
- Nguyên giá
2.441.355.909 142,45 2.441.355.909 165,93 0 0,00
- Giá trị hao mòn lũy kế
-727.498.447 -42,45 -969.997.929 -65,93 -242.499.482 33,33
Cộng
6.157.986.759 100,00 6.872.124.385 100,00 714.137.626 11,60
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
19
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản của công ty ta thấy hầu hết các
chỉ tiêu trong bảng đều tăng lên tương đối. Trong đó, chỉ tiêu tăng nhanh nhât là

các khoản phải thu của khách hàng tăng tới 45,75% so với đầu năm, chỉ tiêu
giảm nhiều nhất là các tài sản cố định giảm đi 18,2% so với đầu năm và tiền của
doanh nghiệp cũng giảm đi 14,63%.
A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của
doanh nghiệp đầu năm là 1.637.194.376 đồng chiếm 36,84 % tổng tài sản ngắn
hạn, đến cuối năm tăng lên 1.397.632.179 đồng chiếm 25,88%. Tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệpgiảm 239.562.197đồng tương ứng tăng
14,63% so với đầu kỳ.
Nguyên nhân của sự giảm là trong năm doanh nghiệp mua nhiều hàng
hóa, lượng tiền mặt tại quỹ giảm đi tương đối, hơn nữa trong năm doanh nghiệp
cho khách hàng mua trả sau tương đối nhiều.
2. Các khoản phải thu của khách hàng
Các khoản phải thu của khách hàng năm 2009 là 1.407.939.715 chiếm
31,68% trong tài sản ngắn hạn, đến năm 2010 là 1.969.734.154 chiếm 36,47%
tài sản ngắn hạn. Như vậy, các khoản phải thu của khách hàng tăng 561.794.439
đồng, tương ứng tăng 33,90%, các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn điều này gây bất lợi cho doanh
nghiệp, bị khách hàng chiếm dụng vốn khiến cho khả năng luân chuyển vốn
giảm.
Nguyên nhân là do: Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh
nghiệp đã bán hàng chụi và bán hàng thu tiền sau cho khách hàng, hơn nữa
khách hàng mà doanh nghiệp hợp tác chủ yếu là những khách hàng có quan hệ
lâu nên doanh nghiệp đã bán chụi cho họ và sẽ thu tiền về khi cung cấp đợt hàng
tiếp theo cho khách hàng, chính vì vậy mà các khoản phải thu của khách hàng
tăng cao.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
20

Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Mặc dù các khoản phải thu của khách hàng tăng cao chứng tỏ doanh
nghiệp bán được nhiều hàng hóa, tuy nhiên nó làm cho khoản vốn bị chiếm
dụng tăng lên điều này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc luân
chuyển vốn để có thể mua được nhiều hàng hóa đê kinh doanh. Do đó, doanh
nghiệp nên có những biện pháp để có thể vừa bán được nhiều hàng vùa có thể
thu được tiền ngay để tiến hành mua hàng hóa để kinh doanh tiếp mang lại
nhiều lợi nhuận.
3. Trả trước cho người bán
Do trong kì công ty đã mở rộng thị trường buôn bán với nhiều
bạn hàng mới nên chưa thiết lập được mối quan hệ tốt, chưa tạo được uy
tín với bạn hàng điều đó gây bất lợi cho công ty trong phương thức thanh
toán, tuy nhiên việc ứng trước tiền cho người bán cũng giúp công ty được
hưởng những ưu đãi hơn của người cung cấp.
4. Các khoản phải thu khác
Các khoản phải thu khác của doanh nghiệp năm 2009 là 10.285.137
đồng chiếm 0,23%, năm 2010 là 14.991.075 đồng chiếm 0,27%, như vậy trong
năm chỉ tiêu này tăng 4.705.938 đồng, tương ứng tăng 45,75%. Các khoản thu
khác của doanh nghiệp chủ yếu là do hàng hóa kiểm kê bị thiếu, cũng như trong
năm một số nhân viên trong bộ phận bán hàng làm hỏng công cụ dụng cụ
nhưng chưa thu được bồi thường.
5. Hàng tồn kho
Năm 2009 hàng tồn kho của doanh nghiệp là 1.380.030.937 đồng
chiếm 31,05%, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên 1.770.823.852 đồng chiếm
32,76% trong tổng số tài sản ngắn hạn. Như vậy, trong năm chỉ tiêu này tăng
tương đối lớn, tăng 390.792.915 đồng, tương ứng tăng 28,32 %.
Nguyên nhân của sự tăng hàng tồn kho Hàng tồn kho trong năm cho
thấy lượng hàng hóa cúa doanh nghiệp lưu thông chưa được tốt, làm ứ đọng vốn
gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong năm tới doanh nghiệp cần đẩy
mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa cũng như có kế hoạch mua hàng hóa một cách

hợp lý tránh tình trạng hàng để trong kho quá nhiều như thế này.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
21
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
6. Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được khấu trừ trong năm 2009 còn lại là 8.679.132
đồng chiếm 0,20%, năm 2010 là 10.794.367 đồng cũng chiếm 0,20%,như vậy
trong năm qua thuế GTGT được khấu trừ của doanh nghiệp tại thời điểm cuối
năm tăng 2.115.235 đồng, tương ứng tăng 24,37%.
Nguyên nhân của sự xuất hiện chỉ tiêu náy là do trong thâng 12
năm 2010 doanh nghiệp nhập thêm một lượng hàng hóa lớn , lượng hàng bán ra
ít nên vẫn còn dư lại thuế GTGT đầu vào.
B. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định
Trong năm giá trị còn lại của TSCĐ là 1.471.357.980 đồng, giảm đi
242.499.482 đồng, tương ứng giảm 14,15%. Nguyên nhân là trong năm doanh
nghiệp không đầu tư thêm bất kỳ tài sản cố định nào mà khấu hao tăng lên nên
giá trị còn lại của tài sản cố định cũng giảm đi. Điều này cho thấy doanh nghiệp
chưa chú ý đến việc trang bị kỹ thuật, mở rộng kinh doanh.
Kết luận:
Qua bảng và nội dung phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản tăng lên
về số tuyệt đối và số tương đối. Do công ty mang tính chất đặc trưng của công ty
thương mại nên có đặc điểm tiêu biểu là tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất
đặc biệt là hàng tồn kho và tiền trong quỹ. Lượng hàng tồn kho cuối năm có
tăng hơn so với đầu năm nó vẫn chiếm tỷ trong lớn. Điều này cũng khiến cho
công ty gặp nhiều phiền phức đó là làm cho vốn ứ đọng trong kho không vận
động nên hiệu quả sinh lời không cao, mà cũng có thể hàng tồn kho bị giảm giá
vì nhu cầu thị trường là luôn luôn biến động. Do đó, công ty cần có biện pháp
giảm tối đa lượng hàng tồn kho bằng cách tăng cường công tác tiếp thị mở rộng

thị trường và đôn đốc khách hàng trả nợ để tránh gặp nhiều rủi ro trong kinh
doanh.
III. Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2010
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
22
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VẬN TẢI PHƯƠNG AN NĂM 2010
Stt Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Chênh lệch
Giá trị
(Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Đồng)
Tương đối
(%)
A. Nợ phải trả 3.080.060.836 50,02 3.751.844.682 54,60
671.783.84
6
21,81
1 Vay ngắn hạn 1.100.000.000 35,71 1.500.000.000 39,98
400.000.00
0
36,36

2 Phải trả người bán 1.910.329.269 62,02 2.073.389.085 55,26
163.059.81
6
8,54
3 Người mua trả tiền trước 0,00 124.315.802 3,31
124.315.80
2
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 69.731.567 2,26 54.139.795 1,44 -15.591.772 -22,36
B. Vốn chủ sở hữu 3.077.925.823 49,98 3.120.279.703 45,40 42.353.880 1,38
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.000.000.000 97,47 3.000.000.000 96,15 0 0,00
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 77.925.823 2,53 120.279.703 3,85 42.353.880 54,35
Cộng 6.157.986.659 100,00 6.872.124.385 100,00
714.137.72
6
11,597
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
23
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy tất cả các chỉ tiêu về nguồn vốn của
doanh nghiệp đều có xu hướng tăng. Trong đó, tăng nhiều nhất là lợi nhuận
chưa phân phối tăng tới 54,35%, chỉ tiêu duy nhất có xu hướng giảm đi là thuế
và các khoản phải nộp Nhà nước giảm đi 22,36%.
A. Nợ phải trả
1. Vay ngắn hạn
Vay ngắn hạn của doanh nghiệp đầu năm 2010 là 1.100.000.000 đồng
chiếm 35,71% trong tổng nợ phải trả, đến cuối năm chỉ tiêu này tăng lên
1.500.000.000 đồng chiếm 39,98%. Như vậy,trong năm qua vay ngắn hạn của
doanh nghiệp tăng lên 400.000.000 đồng tương ứng tăng 36,36%.
Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm qua doanh nghiệp mở

rộng hoạt động kinh doanh, mua thêm nhiều hàng hóa cũng như thay đổi
phương thức thanh toán, công ty cho khách hàng mua trả sau nhiều hơn. Chính
vì vậy, để có đủ tiền mua hàng hóa doanh nghiệp đã phải vay nợ ngân hàng,
hơn nữa doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng cũng như luôn thanh
toán nợ đúng hạn nên được ngân hàng sẵn sàng cho vay.
Tuy nhiên trong năm qua, tỷ lệ lãi suất cho vay của ngân hàng tăng
nhanh làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp tương đối lớn làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp. Trong năm tới doanh nghiệp nên có biện pháp hạn chế
các khoản phải thu của khách hàng để có thể luân chuyển vốn được tốt tránh
việc vay của ngân hàng.
2. Phải trả người bán
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy đầu năm khoản phải trả cho người
bán là 1.910.329.269 đồng chiếm 62,02% trong tổng số nợ ngắn hạn, đến cuối
năm chỉ tiêu này tăng lên tới 2.073.389.085 đồng chiêm 55,26% trong nợ ngắn
hạn. Như vậy, trong năm qua phải trả người bán tăng lên theo số tuyệt đối là
163.059.816 đồng, tương ứng tăng 8,54% theo số tương đối.
Nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể ngày là do doanh nghiệp mở
rộng hoạt động sản xuất nên mua nhiều hàng hơn, và do doanh nghiệp không có
tiền trong quỹ nên phải mua chụi của nhà cung cấp. Tuy nhiên, do doanh nghiệp
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
24
Báo cáo thực tập nghiệp vụ GVHD: Đỗ Mai Thơm
có quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như uy tín trong thanh toán nợ nên được
nhà cung cấp tin tưởng là cho mua chụi với số lượng lớn.
3. Người mua trả tiền trước
Cuối năm 2010 chỉ tiêu người mua trả tiền trước là 124.315.802 đồng
chiếm 3,31% trong tổng nợ phải trả. Nguyên nhân cuối năm lượng hàng khan
hiếm nên khách hàng muốn mua được hàng đã phải ứng trước cho doanh
nghiệp, hơn nữa đây là khách hàng chưa quen biết.

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Tại thời điểm đầu kỳ thuế và các khoản phải nộp của Nhà nước chỉ có
69.731.567 đồng chiếm 2,26% tổng nợ phải trả. Cuối năm chỉ tiêu này tăng lên
đạt 54.139.795 đồng chiếm 1,44% tổng nợ phải trả. Như vậy,trong năm qua thuế
và các khoản phải nộp của Nhà nước giảm 15.591.772 đồng tương ứng giảm
22,36%.
Nguyên nhân của các khoản phải nộp Nhà nước là tại thời điểm cuối
năm phát sinh một số nghiệp vụ bán hàng cũng như phải nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp nên công ty chưa kịp thanh toán cho cơ quan thuế.
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
Tại đầu năm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 3.077.925.823 đồng
chiếm 49,98% trong tổng nguồn vốn, đến cuối năm thì chỉ tiêu này tăng lên là
3.120.279.703 đồng chiếm 45,40% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp trong năm có sự tăng lên, cụ thể tăng lên theo số tuyệt đối
là 42.353.880 đồng tương ứng tăng theo số tương đối là 1,38% nhưng tỷ trọng
cuối năm lại thấp hơn tỷ trọng của chỉ tiêu này vào thời điểm đầu năm. Điều này
cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp về tài chính chưa được cao mà chủ
yếu vẫn dựa vào nguồn vốn đi vay.
1. Vốn chủ sở hữu
Trong cả năm 2010 thì vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay
đổi vẫn là 3.000.000.000 đồng và chiếm 97,47% vào đầu năm và chiếm 96,14%
vào thời điểm cuối năm. Trong năm tới doanh nghiệp nên có biện pháp để tăng
vốn đầu tư của chủ sở hữu để có thể dễ dàng mở rộng được hoạt động.
Sinh viên: Đinh Thị Thảo
Lớp : QKT 48 ĐH2
25

×