Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ công ty TNHH guang lian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.11 KB, 15 trang )

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Kinh tế Đầu Tư
Bài Tiểu Luận
Đề bài: Công ty TNHH Guang lian Việt Nam
Giáo viên: Đinh Đào Ánh Thủy.
Lớp : Kinh tế Đầu Tư A- Lớp 1.
Sinh viên thực hiện:
1. Lê Thị Phượng
2. Trần Thị Diễm Hằng
3. Kiều Thị Huyền Trang
4. Lê Thị Hải Yến
5. Vũ Thanh Thủy
6. Trịnh Thị Duyên
7. Đặng Thu Phương
8. Mẫn Văn Khánh
9. Trương Ngọc Huy
10. Vú Quý
11.
12. Bố cục :
13. I. Mở đầu: Giới thiệu về công ty Guang lian Việt Nam
14. II. Cơ cấu tổ chức và Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp nước
ngoài ở nước nguyên xứ
15. 1. E- United Group
16. a. Cơ cấu tổ chức
17. b. Lịch sử hình thành.
18. 2. Tycoon
19. III. Công ty Guang Lian Việt Nam
20. 1. Quá trình phát triển ở VN, lĩnh vực kinh doanh, quy mô đầu tư, quy mô lao
động
21. 2. Tình hình hoạt động ở VN.
22. 3. Đánh giá tình hình hoạt động


23. IV. Kết luận
24. I. Mở đầu
25. Công ty Guang Lian Việt Nam là công ty TNHH một thành viên, 100% vốn nước ngoài.
Được thành lập vào tháng 9 năm 2006. Chủ đầu tư bao gồm:
26. - Tập đoàn E-United (Đài Loan): 90% tổng vốn đầu tư
27. - Tập đoàn Tycoons (Đài Loan): chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
28. Công ty Guang Lian Việt Nam hoạt động trong ngành sản xuất thép, hiện giờ đang tiến
hanhfh xây dựng một nhà máy với quy mô lớn tại Quảng Ngãi
29. II. Cơ cấu tổ chức, Lịch sử hình thành và phát triển của doanh
nghiệp nước ngoài ở nước nguyên xứ
30. 1. E- United Group
31. Tập đoàn E-United được thành lập do ông I-Shou Lin vào tháng 3 năm 2003. Kể
từ khi chủ tịch Lin thành lập doanh nghiệp đầu tiên của tập đoàn là Yieh Hsing vào năm
1978, E United Group đã mở rộng từ kinh doanh cốt lõi của nó- ngành công nghiệp thép
sang các lĩnh vực giáo dục, bất động sản cũng như các dịch vụ chăm sóc y tế. Sau nhiều
năm phát triển, hiện giờ tập đoàn có 13 công ty con trên cả 4 lĩnh vực mà nó đầu tư bao
gồm 12 công ty con ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục và 1 công ty ở Việt Nam (là
công ty Guang Lian Việt Nam).
32. a. Cơ cấu tổ chức
33. Tập đoàn E- United được đánh giá là tập đoàn sản xuất thép lớn thứ 2 Đài Loan
bao gồm 12 công ty con ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan, Trong đó có 7 công ty trong
nghành sản xuất thép (Ô màu xanh). Tuy đầu tư vào nhiều lĩnh vực nhưng sản xuất thép
vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn này với những sản phẩm đa dạng như:
nhôm tấm, thép không gỉ, thép cuộn, thép hợp kim, thép cuộn mạ kẽm tính riêng trong
ngành sản xuất thép, Tập đoàn hiện có khoảng 8000 công nhân viên
34. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn như sau:
35.
36.
37.
38.

39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
62.
Ủy ban tổng hợp tài nguyên và chiến lược phát triển
Tập đoàn E-United
Trường Đại học I-Shou
Bệnh viện E-Da
Uỷ ban quản lý mua
Trường quốc tế I-Shou

Công ty trách nhiệm hữu hạn Yieh Phui(3/1986) Ủy ban nghiên cứu và phát triển căn bản
Công ty TNHH vật liệu xây dựng Changshu Chief
Leading Trung Quốc(4/2001)
ủy ban nghiên cứu và phát triển thuốc men và công
nghệ sinh học
Công ty TNHH vật liệu kỹ thuật Yieh Phui (Trung Quốc)
(12/2001)
Ủy ban phát triển kinh doanh bất động sản và ngành
giải trí
Công ty thép Yieh United(12/1988)
Công ty TNHH Yieh Hsing(7/1978)
Ủy ban phát triển kinh doanh bất động sản và ngành
giải trí
Công ty Yieh Mau(3/1988)
Ủy ban quản lý tài chính
Công ty thép không gỉ LizanZhong(12/2001)
Ủy ban quản lý và phát triển
Công ty quốc tế Eliter
Công ty phát triển E-DA
63.
64. Trong đó các công ty trong lĩnh vực sản xuất thép có vốn là
65. Vốn của 8 công ty con:
• Công ty trách nhiệm hữu hạn Yieh Phui(3/1986):13.9 tỷ NT$ (458,64 triệu USD)
• Công ty TNHH vật liệu xây dựng Changshu Chief Leading Trung Quốc:30 triệu USD
• Công ty TNHH vật liệu kỹ thuật Yieh Phui (Trung Quốc)(12/2001):231.3 triệu USD
• Công ty thép Yieh United(12/1988): 16,63 tỉ NT$ (548,72 triệu USD)
• Công ty TNHH Yieh Hsing(7/1978): 7,3 tỷ NT$ (240,87 triệu USD)
• Công ty Yieh Mau(3/1988): 1,62 tỷ NT$ ( (53,45 triệu USD)
• Công ty thép không gỉ LizanZhong(12/2001): 800 triệu USD
• Công ty TNHH Guang Lian Việt Nam (10/2007): 4,5 tỷ USD

66. (giá trị trong ngoặc là quy đổi theo mệnh giá ở thời điểm hiện tại 1USD = 30.3070 NT$-
Đô la Đài Loan)
67. b. Lịch sử hình thành
- Tháng 7 năm 1978: Công ty TNHH Yieh Hsing
- 9/1980: Vận hành nhà máy Yieh Hsing số 1
- 3/1986: Công ty TNHH Kuo Chiao được đổi tên là Công ty TNHH Yieh Phui
- 6/1986: Yieh Phui bắt đầu giai đoạn xây dựng đầu tiên
- 3/1988: công ty Yienh Mau được thành lập
- 10/1988: Yieh Hsing được niêm yết cổ phiếu phổ thông của mình trên thị trường cổ phiếu
Đài Loan
- 12/1988: Tổng công ty thép Yieh (YUSCO) được thành lập
- 11/1989: Công ty TNHH Lien Tong được thành lập
- 1/1990: Vận hành nhà máy cán thép nguội đầu tiên của Yieh Phui
- 12/1991: Công ty TNHH thép Lien Tong đổi tên thành công ty TNHH công nghiệp nặng
Lien Kang
- 1/1992: Tập đoàn Yieh Loong được thành lập
- 3/1995: Yieh Phui được phê duyệt cho niêm yết cổ phiếu phổ thông trên thị trường chứng
khoán
- 5/1995: nhà máy cán thép lạnh và nhà máy cán thép nóng của YUSCO bắt đầu sản xuất
- 11/1997: Nhà máy thép chóng gỉ của Yieh Hsing ở Ping-Tung bắt đầu sản xuất
- 10/1998: Thành lập công ty xây dựng Formosa
- 2/2000: Tập đoàn được đổi tên hành chính là tập đoàn Yieh United
- 9/2000: Công ty xây dựng Formosa được đổi tên thành công ty quốc tế Eliter
- 8/2001: Bắt đầu quá trình xây dựng công ty TNHH vật liệu xây dựng Changsung Sino
Chief Leading Edge (Trung Quốc)
- 11/2002: Công ty TNHH vật liệu kỹ thuật Changsung Sino Leading (Trung Quốc) bắt đầu
xây dựng
- 12/2002: LISCO (LizanZhong Stainless steel Corporation –công ty thép không gỉ
LizanZhong) bắt đầu quá trình xây dựng giai đoạn 1.
- 3/2003: Yieng Phui tiếp quản dây chuyền cán thép nguội của Yieng Hsing

- 3/2003: Tập đoàn đổi tên hành chính thành tập đoàn E United
- 1/2004: Công ty TNHH vật liệu kỹ thuật Changsung Sino Leading bắt đầu xây dựng
- 10/2004:Công ty quốc tế Eliter bắt đàu quá trình xây dựng với những dự án như: “silver
Village”, “Shopping Districts”, “Dream Empire”, “SPA Resort”
- 12/2004: Vận hành dây chuyền thép chống gỉ và nhà máy cán nguội đầu tiên ở công ty
TNHH vật liệu kỹ thuật Changsung Sino Leading Trung Quốc
- 8/2005: LISCO vận hành nhaf máy cán thép nóng
- 9/2005: Bộ Nội vụ cho phép sáp nhập Yieh Phui và cong ty TNHH công nghiệp nặng
Lien Kang
- 6/2006: Nhà máy cán thép nóng của LISCO bắt đầu hoạt động
- 10/2006: Công ty TNHH vật liệu kỹ thuật Sino Leading được đổi tên thành công ty
TNHH vật liệu kỹ thuật Yieh Phui (Trung Quốc)
- 10/2007: Công ty thép Guang Lian Việt Nam bắt đầu quá trình xây dựng
68. ((Nguồn: />typeSid=on_line_dm&value=0.138)
69. 2. Tập đoàn Tycoon
70. Tycoon là tập đoàn của Đài Loan được thành lập ở quần đảo Cayman (thuộc lãnh thổ
hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm ở phía Tây vùng biển
Caribe). Nó chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các dây thanh, dây
ủ,, phôi thép và ốc vít, bu-lông, cũng như cung các cáp dịch vụ xử lý nhiệt để ủ sản
phẩm dây và que thép, ốc vít.Phân phối các thanh dây tại thị trường trong nước, trong
khi phân phối ốc vít tại Châu Mỹ va Châu âu ( />manufacturers/products-used/company-engaged-manufacturing/market-wire/wire-
rods/tycoons-group-enterprise-co-ltd.html)
71. Các công ty thuộc tập đoàn:
72. Tên công ty 73. Địa điểm 74. Mối quan hệ
75. All Manage International Limited 76. Quần đảo
Virgin ở Anh
77. Công ty con
78. Công ty TNHH Tycoons Group 79. Đài Loan 80. công ty mẹ cuối
cùng
81. Công ty TNHH quốc tế Tycoons

Group
82. Quần đảo
Cayman
83. Công ty mẹ
84. Công ty TNHH thép Baw - Heng
(Vietnam)
85. Việt nam 86. Công ty con
87. công ty TNHH phần mềm Huanghua
Jujin
88. Trung Quốc 89. Công ty con
90. Công ty TNHH xuất nhập khẩu
Huanghua Jujin. 91. Trung Quốc 92. Công ty con
93. Công ty TNHH quốc tế Tycoons
Steel
94. Công ty đại chúng Tycoons
Worldwide Group
95. Quần đảo
Cayman
96. Thái Lan
97. 1 Công ty con giữ
6% cổ phần
98. Công ty con
99.
100. (Nguồn: Báo cáo tài chính quý II Năm 2011,
/>101.
102. III. Công ty Guang Lian Việt Nam
103. 1. Quá trình phát triển ở VN, lĩnh vực kinh doanh, quy mô đầu tư, quy mô
lao động
104. Guang Lian là công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài được thành lập
để thực hiện và triển khai, tương lai là vận hành nhà máy thép Guang Lian Dung Quất

(Quảng Ngãi), tuy nhiên hiện giờ nhà máy vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa đi
vào hoạt động.
105. Là công ty có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam dự kiến tổng doanh
thu hàng năm trên 3 tỷ đô-la Mỹ ( />company_id=11143261)
106. * Lĩnh vực kinh doanh và quy mô đầu tư: Sản xuất thép, sản phẩm chủ yếu là
là Phôi thép tấm, phôi thép thỏi, thép cuộn (tấm) cán nóng, thép thanh, thép cuộn và thép
hợp kim được cấp giấy phép ngày 08/9/2006.
107. - Tổng vốn đầu tư 3.000.000.000 USD (năm 2006, hiện giờ là 4,5 tỷ USD)
108. - vốn điều lệ: 312.000.000 USD
109. - Nước đầu tư: Cayman Islands (Ban đầu toàn bộ vốn do Tycoons đầu tư, là 1
công ty Đài Loan nhưng lại thành lập ở quần đảo Cayman, nên trong giấy đăng ký kinh
doanh lấy nước đầu tư là Cayman Islands)
110. -Địa điểm thực hiện: Quảng Ngãi
111. - Mục tiêu hoạt động: Xây dựng nhà máy cán thép, công suất 5 triệu tấn/năm
112. ( />_pageid=517,33802572&_dad=portal&_schema=PORTAL&item_id=43115358&thth_d
etails=1)
113. * Quy mô lao động Đến tháng 7/2010 Công ty đã tuyển dụng 300 nhân viên
người Việt Nam, 40 chủ quản người Đài Loan và gần 20 cán bộ kỹ thuật người Trung
Quốc
114. ( />option=com_content&view=article&id=463:tinh-hinh-thuc-te-thuc-hien-du-an-thep-
guang-lian-dung-quat&catid=51:tin-t-doanh-nghip&Itemid=91)
115. * Quá trình phát triển ở Việt Nam: Quá trình phát triển của Guang Lian
Việt Nam gắn liền với dự án nhà máy thép Guang Lian Dung Quất.
116. Cuối năm 2004, được sự giúp đỡ và phối hợp của Cục Đầu tư nước ngoài,
Vụ Quản lý Khu công nghiệp, Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Cơ
khí, Luyện kim và Hóa chất (nay là Vụ Công nghiệp nặng-Bộ Công Thương), Ủy ban
Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã tiếp cận với Tập
đoàn E-United và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tycoons (được xem là nhà sản xuất hàng
đầu Đông Nam Á về ốc vít) để kêu gọi đầu tư dự án nhà máy thép nhưng chỉ có Tycoons
đồng ý nghiên cứu.

Cuối năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư cho dự án này với tổng
vốn đăng ký 1,056 tỷ USD (đây là vốn ban đầu, sau đó tăng lên 3 tỷ USD, hiện giờ vốn
này lên tới 4,5 tỷ USD), công suất 5 triệu tấn/năm, công ty Guang Lian Việt Nam được
thành lập. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng huy động vốn lại thiếu kinh nghiệm về xây
dựng nhà máy thép nên Tycoons đã mời Tập đoàn E-United, tập đoàn thép lớn thứ hai
của Đài Loan (sau China Steel) tham gia với tỷ lệ góp vốn lên đến 90%, còn Tycoons
tham gia 10% và sẽ bao tiêu nguồn sản phẩm của Nhà máy thép Guang Lian (khoảng
500 ngàn tấn/năm cung cấp cho các nhà máy ốc vít của Tycoons).
Kể từ khi có sự tham gia của E- United, Dự án thép Dung Quất được đổi tên là Dự án
nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất và nhà đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong việc triển
khai dự án.
Hiện giờ dự án Guang Lian Dung Quất vẫn trong quá trình xây dựng và dự kiến hoàn
thành vào năm 2016
117. Dự kiến đến cuối năm 2010, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 58 triệu USD.
118. ( />119.
120. 2. Tình hình hoạt động ở VN.
121.Hiện giờ công ty Guang Lian Việt Nam đang trong quá trình đầu tư vào dự án nhà máy
thép Guang Lian Dung Quất- dự án được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục các dự
án đầu tư chủ yếu của Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có
xét đến năm 2025.,dự án có:
122. - Tổng vốn đầu tư: 4.5 tỷ USD.
123. - Địa điểm xây dựng: Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi ( thuộc địa bàn xã
Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam).
124. - Diện tích đất, mặt nước sử dụng: Diện tích sử dụng đất: 504 ha, trong đó:
125. + Diện tích đất dự kiến sử dụng của Nhà máy: 504 ha.
126. + Diện tích đất dự kiến sử dụng khu nhà ở công nhân: 13 ha.
127. + Diện tích đất khu nghỉ dưỡng cho cán bộ và chuyên gia: 13 ha.
128. - Diện tích khu nước trước cảng chuyên dùng 33,3 ha.
129. - Mục tiêu và quy mô của dự án:
130. + Xây dựng và vận hành Nhà máy luyện cán thép với công suất 7 triệu tấn/năm;

trong đó, giai đoạn 1 vận hành với công suất 3,5 triệu tấn/năm.
131. + Xây dựng và vận hành cảng chuyên dụng phục vụ Nhà máy thép.
132. + Xây dựng khu nhà ở cho công nhân và khu nghỉ dưỡng cho cán bộ và chuyên gia.
133. - Sản phẩm: Phôi thép tấm, phôi thép thỏi, thép cuộn (tấm) cán nóng, thép thanh,
thép cuộn.
134. - Công suất hoạt động: 7 triệu tấn/ năm; trong đó giai đoạn 1 là 3,5 triệu tấn/năm.
135. - Nguồn nguyên liệu chính: Quặng sắt, than cốc nhập khẩu; các chất trợ dung và
phụ gia mua trong nước.
136. - Tiến độ đầu tư, xây dựng:
137. + Giai đoạn 1: Khởi công xây dựng từ tháng 3/2010 đến năm 2013 hoàn thành đi
vào sản xuất. .(dự kiến vốn đầu tư hơn 1,8 tỷ USD, sản xuất thép nóng chảy với công suất 3
triệu tấn/năm)
138. + Giai đoạn 2: Dự kiến xây dựng hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2016. .(công
suất 5 triệu tấn thép/năm)
139. - Thời gian thực hiện dự án là 69 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
140. ( />option=com_content&view=article&id=465:guang-lian&catid=72:guang-lian)
141. Công ty bắt đầu Dự án nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất vào năm 2006 và
từ từ khi được cấp phép tháng 9/2006, dự án đã có 4 lần chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư
và 2 lần tăng vốn, trong khi, thực tế dự án triển khai lại quá chậm, việc thi công tại hiện
trường không có chuyển biến nhiều.
Xuất xứ ban đầu, đây là dự án của Tập đoàn Tycoon Worldwide Group, Đài Loan với
tổng vốn đăng ký là 1,056 tỷ USD.
Ở thời điểm năm 2006, qui mô cho một dự án FDI cỡ 1 tỷ USD còn là hiếm. Dự án
thép liên hợp của Tycoon trở nên đình đám, được coi là dự án khổng lồ của ngành thép, là
tiêu biểu trong kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam.
Sau đó, Tycoon đã nhượng 40% cổ phần cho Công ty Jinnan (Tế Nam, Trung Quốc).
Rồi không rõ vì lý do gì, công ty Jinnan này đã rút khỏi dự án và sau gần 2 năm không triển
khai, dự án đã được chuyển nhượng cho E-United (Đài Loan) 90% vốn, Tycoon chỉ còn
nắm giữ 10% vốn đầu tư. Đồng thời, dự án này được điều chỉnh vốn đầu tư lên 3 tỷ
USD.

Sau gần 2 năm cấp phép, đến tháng 3/2008, dự án mới làm lễ động thổ, tới tháng
12/2008, mới làm công tác chuẩn bị đầu tư. Theo công bố của chủ đầu tư, tháng 4/2009 sẽ
lắp đặt thiết bị cho nhà máy, tháng 6/2010 chạy thử nhà máy và tháng 10/2010 sản xuất
chính thức.
Song, đến tháng 4/2010 vừa qua, Hiệp hội Thép Việt Nam đi kiểm tra thực tế dự án này thì
thấy, vẫn không có tiến triển gì.
142. ( />Organization=Portal&MenuID=140&ContentID=110)
143. Thực tế thì từ năm 2008 việc triển khai dự án bị chững lại cho đến năm 2010 (bị
chững lại 2 năm). Kể từ tháng 3/2010, sau nhiều nỗ lực chuẩn bị thủ tục và thu xếp vốn, Dự
án thép Guang Lian được triển khai trở lại.
144. Đến nay, Quá trình đầu tư của Guang Lian Việt Nam đã triển khai một số bước
như hoàn thành cơ bản các thủ tục đầu tư, bao gồm thiết kế cơ sở nhà máy công suất 7 triệu
tấn đã được Bộ Công Thương góp ý thông qua; thiết kế cơ sở Cảng chuyên dùng được Bộ
Giao thông Vận tải góp ý thông qua, được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
nhà máy và khu cảng chuyên dùng; hoàn thành thiết kế các khu phụ trợ (4 khu ký túc xá,
khu nhà hành chính), đàm phán cấp điện (EVN xây dựng các trạm biến áp), cấp nước; hoàn
thành việc thương thảo vay vốn và được nhà tài trợ phát hành Ý định thư, dự kiến tháng
11/2010 ký hợp đồng vay vốn
Hiện nay, tại công trường, Công ty Thép Guang Lian đã hoàn thành các hạng mục như
san nền phần lớn diện tích giai đoạn 1 (khoảng 300ha), đóng cọc đến 20/7/2010 được 1.120
cọc, hoàn thành xây dựng cư xá A và B với 18.214m2 sàn, đã khởi công cư xá C và D ngày
24/6.
Dự kiến giữa tháng 9 thi công cảng, tháng 10 sẽ tiến hành thi công lò cao (hạng mục
chính của nhà máy thép), giữa tháng 11 thi công các xưởng: thiêu kết, xưởng nguyên liệu,
hệ thống điện, hệ thống nước
145. Tính đến tháng 6/2010, tổng vốn thực hiện của dự án là 38,5 triệu USD, bao
gồm chi phí san nền 300ha, chi phí xây dựng 2 khu cư xá, chi phí cho công nhan
viên,chuẩn bị đầu tư, chi phí hành chính, đóng cọc
146. Dự kiến đến cuối năm 2010, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 58 triệu USD.
147. Vấn đề tài chính, Sáng ngày 19-9-2011, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Khoa cùng

các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành chức năng của tỉnh đã có buổi tiếp và
làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc- đơn vị cho Công
ty TNHH Guang Lian Steel (Việt Nam) vay vốn, đại diện nhà cung ứng thiết bị và chủ đầu
tư dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất.Tại buổi làm việc, đại diện Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Trung Quốc- đơn vị cho Công ty TNHH Guang Lian Steel (Việt Nam) vay vốn
để thực hiện dự án cho biết, hiện nay đơn vị này đã tài trợ cho hơn 45 dự án ở Việt Nam,
với tổng kinh phí trên 5 tỷ USD. Dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất sẽ là dự án
lớn nhất được Ngân hàng tài trợ cho vay vốn để đầu tư tại Việt Nam với lượng vốn tối đa là
4 tỷ USD. Đồng thời, Guang Lian đã hoàn thành ký các hợp đồng các loại thiết bị thiết yếu
của nhà máy và hoàn thành đàm phán với một số nhà thầu thi công các gói thầu chính, ký
thoả thuận về nhập quặng sắt từ Braxin.
148. ( />149. - Tiến độ giải phóng mặt bằng:Về tiến độ giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho
Guang Lian và công trình san ủi mặt bằng chuẩn bị cho công tác xây dựng nhà máy. Tiến
độ giải phóng mặt bằng giai đoạn I đã hoàn tất 90%, tiến độ san ủi mặt bằng của giai đoạn I
cũng đã hoàn tất 90%. Hiện tại dự án đã được giao hơn 300 ha đất thuộc giai đoạn I, phần
còn lại và đất thuộc giai đoạn II sẽ được UBND tỉnh bàn giao lần lượt đến đầu năm 2011
150. ( />moi-dieu-kien-de-nha-may-thep-guang-lian-khoi-cong-dung-tien-do-&catid=35:tin-t-bql-
kkt-dq&Itemid=84)
151. - Chủ đầu tư đã tập trung triển khai gói thầu đóng cọc. Theo dự án, toàn bộ hạng
mục đóng cọc trị giá 100 triệu USD với số lượng khoảng là 30.000 cọc. Số lượng cọc như
vậy được xem là khá lớn so với các dự án có quy mô tương tự bởi Chủ đầu tư đã áp dụng
tiêu chuẩn về nền móng chống động đất của Đài Loan.
152. Theo Giám đốc Công ty Bê tông An Giang, đơn vị sản xuất và thi công đóng cọc
thì loại cọc mà Guang Lian sử dụng là cọc đặc biệt với mác bê tông lên đến 800
kg/cm
2
(tức Mác 800). Để sản phẩm cọc đạt được cường độ Mác 800 thì chi phí cho phụ
gia tương đương chi phí xi măng và giá thành 1 cọc bê tông là 20 triệu đồng.
153. Hiện tại, trên công trường của Nhà máy thép đang triển khai 9 máy đóng cọc,
trong đó có 1 rô-bốt (trên lãnh thổ Việt Nam hiện chỉ có 2 rô-bốt) hỗ trợ thực hiện việc

đóng cọc này.
154. Theo chủ đầu tư, cuối năm 2010 sẽ hoàn tất việc đóng cọc, đầu năm 2011 triển
khai xây dựng và hoàn thành đi vào vận hành sản xuất năm 2013.
155. ( />option=com_content&view=article&id=327:dieu-chinh-cong-suat-nha-may-thep-guang-
lian-len-7-trieu-tannam-&catid=35:tin-t-bql-kkt-dq&Itemid=84)
156. Hiện nay, Công ty Guang Lian đang hoàn thành các thủ tục nâng công suất nhà
máy từ 5 triệu tấn lên 7 triệu tấn/năm; về thiết kế cơ sở công suất 7 triệu tấn đã được Bộ
Công thương thông qua, thiết kế cơ sở cảng chuyên dùng được Bộ Giao thông Vận tải
thông qua, được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy, Báo cáo đánh
giá tác động môi trường Cảng chuyên dùng và hoàn thành các thiết kế các công trình phụ
trợ khác. Đồng thời, để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả của dự án và đáp ứng nhu
cầu thép của thị trường thế giới, Guang Lian quyết định tăng công suất lò cao lên 4000
m
3
và tăng tỷ lệ thiết bị hiện đại. Do đó, vốn đầu tư tăng từ 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD.
157. ( />option=com_content&view=article&id=463:tinh-hinh-thuc-te-thuc-hien-du-an-thep-guang-
lian-dung-quat&catid=51:tin-t-doanh-nghip&Itemid=91)
158. (
159. - Thị trường tiêu thụ: Bản thân các nhà máy của tập đoàn E-United đều xuất bán sản
phẩm của mình (thép mạ màu, mạ kẽm) cho các thị trường châu Âu, châu Mỹ… . các sản
phẩm của Guang Lian sẽ xuất khẩu là chủ yếu.
160.
%C3%A1y-th%C3%A9p-guang-lian-ch%E1%BA%AFc-ch%E1%BA%AFn-s%E1%BA
%BD-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng
161. 3. Đánh giá tình hình hoạt động
162. Được coi là một dự án đầu tư rất lớn ở việt Nam, được bắt đầu từ năm 2006,
nhưng đến giờ, sau nhiều lần trì hoãn, Guang Lian Dung Quất do công ty Guang Lian Việt
Nam đầu tư vẫn chưa hoàn tất giai đoạn 1 quá trình xấy dựng, Điều này cho thấy có nhiều
vấn đề trong quá trình thực thi dự án mà xuất phát vấn đề là từ cả 2 phía:
163. a. Vấn đề tài chính và Hiệu quả đầu tư của Guang Lian Việt Nam

164. - Tổng vốn đầu tư của dự án gồm 30% từ quỹ của tập đoàn, số còn lại từ vay nợ ngân
hàng, bao gồm 25 tỷ đô Đài Loan (825,89 tỷ USD) từ ngân hàng Trung Quốc để mua sắm thiết
bị sản xuất lò cao. Trong số 7 nhà máy thép đặt tại Đài Loan và Trung Quốc cũng không có nhà
máy nào đạt quy mô lớn như Guang Lian Việt Nam (quy mô vốn các nhà máy này được liệt kê
ở trên), Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho vấn đề tài chính của dự án, Công ty mẹ liệu có thể huy
động lượng vốn lớn như thế để thực hiện dự án (vốn hiện nay là 4,5 tỷ USD)
165. (
166. - Và thực tế thì Từ khi bắt đầu đến nay dự án của công ty đã qua 4 lần điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư và 2 lần tăng vốn, và nhiều lần trì hoãn (có những thời gian trì hoãn lên tới
2 năm) do những khó khăn về vốn và khủng hoảng kinh tế. Thậm chí đến giai đoạn này, dự án
tiếp tục xin điều chỉnh để dự án chậm 4 năm nữa (đáng lẽ toàn bộ dự án phải hoàn thành vào
năm 2012), và vào thời điểm hiện tại Dự án thép Guang Lian Dung Quất vẫn “tiếp tục chờ” mà
nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là do vấn đề giải quyết vốn và giải phóng mặt bằng.
167. - Đánh giá thẳng vào nội dung xin điều chỉnh dự án, Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng,
việc tăng vốn từ 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD chỉ gây ảo tưởng về một công trình có vốn đầu tư
hoành tráng, song, thực chất chỉ là “chiêu” để kéo dài thời gian thực hiện dự án. Các giải trình
kỹ thuật của chủ đầu tư đều không thực tế và Hiệp hội này khẳng định, chủ đầu tư không có
khả năng tăng công suất nhà máy thép như vậy. Bên cạnh đó, ngành thép đang dư thừa công
suất thép xây dựng tới 3 triệu tấn/năm, Thủ tướng đã phải ra văn bản tạm dừng cấp phép xây
dựng thông thường từ tháng 3/2009 thì liệu rằng, việc chỉnh tăng thêm 2 triệu tấn thép/năm của
dự án này có là phù hợp? Chưa kể, so sánh với số liệu về tình hình dự án mà chủ đầu tư báo
cáo Bộ Công Thương và Chính phủ, đã có những điểm sai lệch. Ví dụ như, chủ đầu tư cho biết
số cọc đã đóng là 936 cọc nhưng Hiệp hội quan sát cho hay, lượng cọc đóng được ít hơn rất
nhiều. Hay như, chủ đầu tư báo cáo đã chi 38,5 triệu USD cho việc chuẩn bị đầu tư dự án trong
khi, thông tin Hiệp hội thép Việt Nam được ban quản lý KCN Dung Quất báo cáo lại là 20 triệu
USD.Với tiến độ ì ạch trên, các chuyên gia trong Hiệp hội Thép Việt Nam không khỏi băn
khoăn, phải chăng, xin điều chỉnh dự án chỉ là một động thái “dễ” nhất để chủ đầu tư giữ đất,
giữ dự án? ( />Organization=Portal&MenuID=140&ContentID=110
168. Trong quá trình hoạt động lại từ năm 2010 cũng xuất hiện nhiêu vướng mắc mà
nguyên nhân là:

169. - Sự chậm trễ trong thủ tục hành chính khi điều chỉnh vốn vay cũng như việc giao
nhận mặt bằng dự án,Công ty này chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư mà UBND tỉnh
và Ban Quản lý yêu cầu, nên chưa cấp giấy chứng nhận điều chỉnh vốn. “Chúng tôi yêu cầu
họ có những cam kết về tiến độ thi công Dự án, cũng như chứng minh cam kết cho vay vốn
của các ngân hàng, nhưng cho tới giờ này vẫn chưa có”, ông Trung nói.
170. - Sự không thống nhất giữa chủ đầu tư và bên nhận đầu tư: “Vướng mắc lớn nhất của
chúng tôi hiện giờ là mặt bằng để triển khai Dự án”, ông Li nói.Theo thông tin của Báo
Đầu tư, hiện tại, khoảng 300 ha đất đã được giao cho Guang Lian. Tuy nhiên, Công ty này
lại muốn nhận được toàn bộ diện tích đất trong vùng dự án (500 ha). Lý do là, Guang Lian
muốn triển khai một cách toàn diện và đồng bộ Dự án, chứ không phải là triển khai từng
phần. Mặt khác trong khi tỉnh Quảng Ngãi muốn ghi điều kiện ràng buộc này trực tiếp lên
Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh bằng việc buộc Guang Lian Việt Nam phải chứng minh
năng lực tài chính nếu không có thể sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian
quy định, trong khi nhà đầu tư lại chỉ muốn cam kết điều khoản này bản phụ lục. Lý do là,
mang Giấy chứng nhận điều chỉnh với một cái “án treo” lơ lửng như vậy, họ sẽ rất khó để
làm việc với các đối tác ( />guang-lian-bao-gio-moi-trien-khai.aspx)
171. ( />172. b. Nhìn nhận khả năng của Việt Nam trong vấn đề nhận đầu tư
173. - Phía bên Việt Nam chậm trễ do quá trình giải phóng mặt bằng: Cuối tháng 3 năm
nay, phía chủ đầu tư cũng đã đề nghị tỉnh Quảng Ngãi sớm giao mặt bằng dự án trước ngày
31/7/2011 để có thể triển khai xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, đến nay, tình hình vẫn đình
trệ.
174. - Theo thông tin của báo đầu tư, tới thời điểm 16/8/2011, dự án Thép Guang Lian
Dung Quất vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận điều chỉnh vốn đầu tư từ 3 tỷ USD lên 4,5
tỷ USD. Dự án đã được chính phủ điều chỉnh quy mô từ 5 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm
từ tháng 8/2010, nhưng sau 1 năm, văn bản cho phép chính thức vẫn chưa được tỉnh Quảng
Ngãi ban hành.
175. ( />nhan-dieu-chinh-von-38894.html)
176. - Ngoài ra còn một vấn đề đặt ra hiện nay là vấn đề tiêu thụ sản phẩm Chưa cần đến
các dự án đầu tư có quy mô lớn nói trên đi vào sản xuất, năng lực tiêu thụ thép của Việt
Nam hiện nay mới chỉ bằng 50% đến 60% năng lực sản xuất hiện có. Còn nếu nói là sản

xuất để xuất khẩu, liệu rằng với việc xuất hiện hàng loạt dự án đầu tư về nhà máy thép ở
Việt Nam thời điểm hiện tại và chất lượng chưa thể đảm bảo trước, thép Việt Nam có thể
cạnh tranh được với các doanh nghiệp có tiếng khác trên thế giới?
177. -Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong thời gian qua, ngoài các nguyên nhân
thiếu vốn, thiếu mặt bằng, một nguyên nhân sâu xa khác dẫn đến việc các dự án thép lớn bị
chậm tiến độ chính là các địa phương chạy theo thành tích thu hút vốn đầu tư, không thẩm
tra, đánh giá đúng năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn thực sự của các chủ đầu tư
trước khi cấp phép. Có trường hợp một số nhà đầu tư có được giấy phép không có khả năng
thực hiện đã chuyển nhượng hoặc bán dự án lại cho nhà đầu tư khác. Đây chính là trường
hợp Tycoon Thái Lan nhiều lần chuyển nhượng và bán lại dự án nhà máy thép Dung Quất,
bản thân tycoon Thái lan chỉ là một công ty không lớn với số vốn đăng ký tương đương
161.153.000 USD, dự án khi đưa lên cơ quan chức năng thì chỉ mới ở giai đoạn ý tưởng,
vẫn còn sơ sài. Không những thế, những con số trong dự án khiến một số chuyên gia nghi
ngờ, Tổng công ty Thép cho rằng “với dự án thép liên hợp công suất 5 triệu tấn/năm, nếu
đầu tư đến cán nóng mà chỉ có 1 tỷ USD thì cần phải xem xét lại tổng mức đầu tư, vì như
vậy quá thấp”. Ấy vậy mà dự án vẫn được thông qua vào thời điểm bấy giờ, và sau đó do
không có đủ năng lực tài chính nên công ty tycoon chuyển nhượng 1 phần cho Jinnan, sau
đó khi Jinnan rút ra thì E-United mới tham gia và trở thành nhà đầu tư chính cho dự án.
178.
179.
180. IV. Kết luận
181. Công ty Guang Lian Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ trong quá trình
xây dựng và chưa đi vào quá trình hoạt động, chưa thể đánh giá chính xác những gì mà nó
mang lại cho nền kinh tế, nhưng xét tới thời điểm này, có rất nhiều khúc mắc xung quang
dự án vốn được đánh giá là một trong những dự án có vốn FDI lớn nhất Việt Nam. Đây vốn
không phải là vấn đề của riêng dự án nào, vấn đề cần phải đặt ra đó là Việt Nam- với vai trò
là nước nhận đầu tư- cần phải sáng suốt khi xem xét những dự án đầu tư nước ngoài và đặc
biệt cẩn thận với những những dự án không những không tạo ra giá trị gia tăng cũng như
công nghệ mới mà còn lấy mất cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư khác ngoài ra còn làm tổn
hại môi trường và tiêu thụ rất nhiều năng lượng.

182.
183.
184.
185.

×