Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự Công ty TNHH quà tặng Thảo Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.55 KB, 52 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





HOÀN THIỆN CÔNG TÁC






Ngành:
Chuyên ngành:





Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
MSSV: 09B4010017 Lớp: 09HQT1



TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
KHểA LUN TT NGHIP GVHD: TS. NG THANH V
SVTH: Lấ NGC THY NHUNG 09HQT1















L

I CAM


OAN

Tụi xin cam oan: Khúa lun tt nghip l ti ca tụi, nhng kt qu v
cỏc s liu trong khúa lun c
thc hin ti Cụng Ty TNHH Qu t
ng Tho
Nguyờn, khụng sao chộp bt c ngun no. Tụi
hon ton chu trỏch nhim trc
nh trng v s cam oan ny.



TP.HCM, ngy 10 thỏng 7 nm 2013
Sinh Viờn


Leõ Ngoùc Thuứy Nhung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1













LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu và khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là TS. Đặng Thanh Vũ, giảng viên khoa Quản trị kinh
doanh đã tận tình hứơng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể anh chị nhân viên
công ty TNHH Quà Tặng Thảo Nguyên đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.

Sinh viên




Lê Ngọc Thùy Nhung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu 2
7. Kết cấu của ĐA/KLTN: 2
CHƯƠNG 1. 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO 3
1.1 Các khái niệm tuyển mộ - tuyển dụng 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Tuyển mộ lao động 3
1.1.3 Tuyển chọn lao động 3
1.1.4 Tuyển dụng nhân sự 3

1.1.2.Nội dung của tuyển dụng nhân sự 4
1.2. Một số vấn đề cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực 6
1.2.1. Khái niệm, vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực 6
1.2.1.1. Khái niệm chung về đào tạo nguồn nhân lực 6
1.2.1.2 Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực 6
1.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực 7
1.2.2.1 Nguyên tắc đào tạo nguồn nhân lực 7
1.2.2.2 Yêu cầu đối với công tác đào tạo nhân sự: 8
1.3 Các bước xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực 8
1.3.4 Xác định phương pháp đào tạo nguồn nhân lực 11
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY
TNHH QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN. 12

2.1 Giới thiệu công ty TNHH Quà tặng Thảo nguyên 12
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.1.1 Lịch sử hình thành 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại công ty TNHH
Quà tặng Thảo Nguyên 21

2.2.1 Tuyển mộ nhân viên tại công ty 21
2.2.1.2 Tuyển mộ nhân viên: 22
2.2.1.2.1 Nguồn nội bộ: 22
2.2.1.2.2 Nguồn bên ngoài: 23
2.2.2 Tiêu chuẩn tuyển chọn nhân viên 24
2.2.2.1 Phác họa tiến trình tuyển chọn nhân viên 26
2.2.2.1.1 Xem xét hồ sơ xin việc 26
2.2.2.1.2 Trắc nghiệm 27

2.2.2.1.3 Phỏng vấn sơ bộ 27
2.2.2.1.4 Phỏng vấn sâu 28
2.2.2.1.5 Quyết định tuyển chọn 28
2.2.4 Nhận xét về công tác tuyển dụng nhân sự của công ty. 31
2.2.4.1 Ưu điểm. 31
2.2.4.2 Nhược điểm. 32
2.2.5 Nhận xét về công tác đào tạo nhân sự của công ty 32
2.2.5.1 Ưu điểm. 32
2.2.5.2 Nhược điểm 33
CHƯƠNG 3. 34
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO
TẠO TẠI CÔNG TY TNHH QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN 34

3.1 Định hướng phát triển công ty 34
3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh 34
3.1.2 Định hướng công tác tuyển dụng và đào tạo 34
3.2.2 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyển chọn 37
3.2.2.2 Đa dạng hóa các chương trình, loại hình đào tạo 41
3.2.2.3 Lựa chọn đối tác đào tạo phù hợp 41
3.2.2.4 Đánh giá chất lượngsau đào tạo 42
3.2.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực. 42
3.3 Kiến nghị 43
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG

Hình/bảng

Nội dung
trang
H 1.1
Sơ đồ tuyển dụng nhân sự của công ty
4
H 2.1
Cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự của công ty
15
H 2.2
Biểu đồ Doanh thu/tháng từ năm 2009 – 2012
19
Bảng 2.1
Doanh thu của công ty trong 4 năm gần nhất (2009–2012)
18
Bảng 2.2
Bảng mô tả công việc mẫu
21
Bảng 3.1
Đánh giá năng lực thực hiện
36
Bảng 3.2
Bảng đánh giá thực hiện công việc
39
Bảng 3.3
Bảng đánh giá sau khi thử việc
40






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc kỹ
thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân lực.
Chính vì thế trong một doanh nghiệp việc tuyển dụng và đào tạo là công tác luôn
được đặt ra hàng đầu. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác
như quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị hành chính, kế toán… nhưng rõ
ràng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp
quản trị nào cũng phải biết đào tạo và thu hút nhân viên của mình.
Công ty TNHH Quà tặng Thảo Nguyên là công ty trong ngành nghề thiết kế, in
ấn quà tặng, việc sử dụng các nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chiến lược
mục tiêu công ty đề ra là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên
môn. Bản thân nhận thấy để có thể làm tốt công việc hiện tại và phát triển trong
tương lai thì công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực là một điều không thể
thiếu, vì thế tôi đã chọn đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ
ĐÀO TẠO NHÂN SỰ CÔNG TY TNHH QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Lấy cơ sở thực tiễn quá trình hoạt động kinh doanh của công ty và các hoạt động
bổ trợ khác để nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng để đưa ra các hình thức và
phương pháp nhân sự phù hợp trong phạm vi toàn công ty.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công tác tuyển dụng nhân sự tại
Công ty TNHH QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN trong khoảng thời gian từ năm
2009 đến năm 2012.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua khóa luận này, bên cạnh việc củng cố những kiến thức đã học trong trường

em muốn ứng dụng lý thuyết vào thực tế thông qua tình hình tuyển dụng nhân sự
của Công ty TNHH QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN nơi em thực tập và làm việc.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 2
Từ đó, có những đóng góp kiến thức của mình vào việc nâng cao chất lượng
công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại công ty.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, tình hình nhân lực và nắm
bắt được những nguyên tắc, trình tự trong việc quản trị nhân lực tại công ty
TNHH QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN. Dựa trên cơ sở thực tế công tác đào tạo
đưa ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc tuyển dụng
và đào tạo nhân lực tại công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tra cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so ánh và tổng hợp.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong 12 tuần.
Kết quả sẽ cho một cái nhìn khác về công ty trong việc tuyển dụng và đào tạo,
giúp công ty thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo hợp lý và khoa học hơn.
Từ đó, góp phần năng cao công tác quản trị nhân sự, đạt hiệu quả cao trong sản
xuất đồng thời tăng cừng mạnh mẽ tính cạnh tranh của công ty trên thị trường.
7. Kết cấu của ĐA/KLTN:
Đề tài được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Giới thiệu công ty và thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân
lực tại công ty TNHH quà tặng Thảo Nguyên.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự công ty
TNHH quà tặng Thảo Nguyên.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 3
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

1.1 Các khái niệm tuyển mộ - tuyển dụng
1.1.1 Khái niệm
Tuyển dụng là một hoạt động của quản trị nhân lực gồm hai quá trình chính là
tuyển mộ và tuyển chọn. Khẳng định tuyển dụng là một hoạt động then chốt của
tổ chức, trước hết ta hãy xem một số khái niệm, các vấn đề chung nhất để làm cơ
sở.
1.1.2 Tuyển mộ lao động
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng, có trình độ từ nhiều
nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc hay tham gia dự tuyển.
Tuyển mộ là khâu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình
tuyển chọn, cũng như tuyển dụng. Tuyển mộ là cả một quá trình phức tạp và chịu
nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp,
các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp mà ta sẽ đề cập đến ở phần tiếp theo.
1.1.3 Tuyển chọn lao động.
Tuyển chọn lao động là quá trình lựa chọn những người phù hợp với công việc
trong số những người tham gia dự tuyển.Tuyển chọn là công việc tiến hành ngay
sau khi tuyển mộ. Nếu hiểu tuyển mộ là tập trung mọi "ứng cử viên" lại thi tuyển
chọn là xem trong số đó ai là người đủ tiêu chuẩn để thích ứng với công việc.
1.1.4 Tuyển dụng nhân sự
Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm
được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Doanh
nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được
giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản
thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường

của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại nếu việc tuyển dụng
nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác
động trực tiếp tới công ty và người lao động.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 4
1.1.2.Nội dung của tuyển dụng nhân sự
Nội dung của tuyển dụng nhân sự gồm các bước sau:

















H. 1.1 sơ đồ tuyển dụng nhân sự
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng.
- Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng thành phần và quyền
hạn của hội đồng tuyển dụng.
- Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, tài liệu quy định của Nhà nước và tổ chức,
doanh nghiệp liên quan tới tuyển dụng nhân sự.

- Phải xác định rõ tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự ở cả ba khía cạnh: tiêu chuẩn
chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, tiêu chuẩn của phòng ban hoặc bộ phận cơ
sở và tiêu chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc.
Bước 2: Thông báo tuyển dụng.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo
tuyển dụng sau:
Chuẩn bị tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng
Thu nhận nghiên cứu hồ sơ
Tổ chức phỏng vấn, trắc nghiệm, sát hạch
các ứng cử viên
Kiểm tra sức khoẻ
Đánh giá ứng cử viên và ra quyết định
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 5
- Quảng cáo trên báo, đài, tivi.
- Thông qua các trung tâm dịch vụ lao động.
- Thông báo tại doanh nghiệp.
Các thông báo đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin
cơ bản cho ứng cử viên. Phải thông báo đầy đủ về tên doanh nghiệp, thông tin về
nội dung công việc, tiêu chuẩn tuyển dụng, hồ sơ và giấy tờ cần thiết, cách thức
tuyển dụng và nội dung tuyển dụng.
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ.
- Tất cả hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc. Người xin tuyển dụng phải nộp
cho doanh nghiệp những hồ sơ giấy tờ cần thiết theo yêu cầu.
- Việc nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về các ứng cử viên và
có thể loại bớt được một số ứng cử viên không đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra để
không cần phải làm các thủ tục tiếp theo trong quá trình tuyển dụng do đó có thể
giảm chi phi tuyển dụng cho doanh nghiệp .

Bước 4: Tổ chức phỏng vấn, trắc nghiệm và sát hạch các ứng cử viên.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ phải làm rõ thêm một số thông tin để khẳng định
vấn đề.
- Kiểm tra, trắc nghiệm, phỏng vấn nhằm chọn ra được các ứng cử viên xuất sắc
nhất. Các bài kiểm tra sát hạch thường được sử dụng để đánh giá các ứng cử viên
về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành.
- Ngoài ra có thể áp dụng các hình thức trắc nghiệm để đánh giá một số năng lực
đặc biệt của ứng cử viên như: trí nhớ, mức độ khéo léo của bàn tay…
- Phỏng vấn
được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá các ứng cử viên về nhiều
phương diện như: kinh nghiệm, trình độ, tính cách, khí chất, khả năng hòa
đồng…
- Phải ghi chép từng đặc điểm cần lưu ý với từng ứng cử viên để giúp cho việc
đánh giá được thực hiện một cách chính xác nhất
Bước 5: Kiểm tra sức khỏe.
Dù có đáp ứng đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh, tư cách
đạo đức tốt, nhưng sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển dụng. Nhận
một người có sức khỏe không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 6
công việc và hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó còn gây ra nhiều phiền phức về mặt
pháp lý cho doanh nghiệp .
Bước 6: Đánh giá ứng cử viên và quyết định.
Sau khi thực hiện các bước trên nếu hai bên cùng nhất trí sẽ đi đến bước tiếp theo
là doanh nghiệp quyết định tuyển dụng và hai bên sẽ ký kết hợp đồng lao động.
Trưởng phòng nhân sự đề nghị, giám đốc ra quyết định tuyển dụng hoặc ký hợp
đồng lao động. Trong quyết định tuyển dụng hoặc trong hợp đồng lao động cần
ghi rõ chức vụ, lương bổng, thời gian thử việc…
Trách nhiệm của nhà quản trị là làm mềm các ứng cử viên, giúp họ mau chóng
làm quen với công việc mới.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực
1.2.1. Khái niệm, vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực
1.2.1.1. Khái niệm chung về đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực được hiểu là quá trình giảng dạy, hướng dẫn nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn tay nghề, kĩ năng của người lao động để thực hiện có
hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình đáp ứng đươc công việc hiện hành.
Như vậy đào tạo nguồn nhân lực là nội dung cơ bản trong vấn đề huấn luyện,
nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động.
Chúng ta có thể nhận ra điểm tương đồng giữa đầo tạo nguồn nhân lực là chúng
đều có các phương pháp sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng
cao bồi dưỡng kiến thứccho người lao động.Tuy nhiên đào tạo có định hướng
vào công việc hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của người lao động giúp
người lao động nâng cao các kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại.
1.2.1.2 Vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Như đã biết, vốn là giá trị mang lại lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Vốn được biểu hiện dưới nhiều dang khác nhau: như vốn hiện vật, vốn tài chính
tiền tệ, vốn nguồn nhân lực… Trong đó vốn nguồn nhân lực đóng vai trò quan
trọng nhất bởi vì nó chính là nhân tố quản lý trực tiếp chi phối tác động tới bộ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 7
máy của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, là nhân tố tạo nên thế
cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp.
Vốn nhân lực chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là vốn về con người nguồn
vốn này mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp chính là giá trị sức lao động
của nó.
Giá trị sức lao động này được đánh giá cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ lành
nghề, hiệu quả thực hiện công việc của người lao động.
Để có đươc trình độ lành nghề cao đáp ứng được yêu cầu của công việc, của tổ

chức thì buộc người lao động phải nâng cao được các kiến thức, kĩ năng cần đạt
được.
Với quá trình phát triển chóng mặt hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng thì công tác đào tạo nguồn nhân lực lại càng trở nên quan trọng, cần
được quan tâm hơn rất nhiều. Bởi lẽ chỉ có thế mới đảm bảo cho doanh nghiệp
thích ứng kịp thời, nhạy bén trên thương trường, đông thời nâng cao vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác, đứng vững trươc những
biến động thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế.
Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cơ bản góp phần
giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Nguyên tắc và yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực
1.2.2.1 Nguyên tắc đào tạo nguồn nhân lực
Với mọi quá trình đào tạo chỉ diễn ra dưới mọi hình thức nào đều là các quá trình
giảng dạy và học tập, do đó dù dưới bất kỳ hình thức đào tạo nào cũng cần lưu ý,
tuân thủ nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Kích thích: Khi bắt đầu một qúa trình đào tạo nên cung cấp cho các học viên
các kiến thức chung về vấn đề sẽ học và chỉ cho học viên thấy được lợi tích của
khoá học đối với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của
các cá nhân như thế nào. Những mục tiêu này có thể là nâng cao chất lượng thực
hiện công việc hoặc chuẩn bị các yêu cầu của công việc trong tương lai sắp tới.
Điều này kích thích cho học viên có động cơ rõ ràng trong học tập, hiểu được sự
quan trọng của vấn đề được học, tạo cho học viên chủ động trong công tác đào
tạo.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 8
- Cung cấp thông tin phản hồi: Thông tin phản hồi trong quá trình đào tạo sẽ giúp
học viên giảm bớt hồi hộp, lo lắng và biết cách làm gì để nâng cao kết quả đào
tạo. Cung cấp thông tin phản hồi còn được coi là một phần của chương trình đào
tạo đối với phương pháp đào tạo tại nơi làm việc.
- Tổ chức: Cách thức tổ chức khóa đào tạo cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến

chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nội dung này sẽ nói rõ ở phần dưới đây.
- Tham gia: Để đạt được kết quả tốt, học viên cần phải tham gia tích cực, chủ
động vào quá trình đào tạo. Tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận nhóm, trình bày
trước các học viên khác, các cuộc thi giữa các nhóm… là các hình thức thu hút
học viên tham dự có hiệu quả cao.
1.2.2.2 Yêu cầu đối với công tác đào tạo nhân sự:
Đào tạo nhân sự thực chất là một hoạt động đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song hoạt động này đòi hỏi nhiều
chi phí, thời gian và công sức. Cho nên việc đào tạo nhân sự phải có kế hoạch, có
trọng điểm, không thể thực hiện một cách tràn lan, không có kế hoạch, phương
pháp. Bởi vậy việc đào tạo nhân sự ở doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh cho biết những mục tiêu doanh nghiệp cần đạt
tới như: Nâng cao doanh thu, lợi nhuận; giảm thiểu chi phí và giá thành sản
phẩm; tăng thị phần chiếm lĩnh… Để đạt được những mục tiêu đó doanh nghiệp
phải sử dụng và kết hợp một cách có hiệu quả ba nhân tố: vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật và lao động.
- Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp nắm được tình hình lao động một cách chi
tiết về số lượng, chất lượng lao động hiện tại, từ đó có thể lượng hoá được nhu
cầu về số lượng cũng như chất lượng lao động, cơ cấu ngành nghề và trình độ
chuyên môn sẽ biến động trong tương lai
- Kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự cần đảm bảo tính khả thi về tài chính,
thời gian và nhân sự.
1.3 Các bước xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực
1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo
Chúng ta cần hiểu được rằng để có thể xâ dựng được một chương trình đào tạo
nguồn nhân lựuc đúng đắn, hợp lý thì điều quan trọng đầu tiên là phải xác định
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 9
được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp, có nghĩa là tùy thuộc
vào những mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời

điểm, từng thời kỳ mà doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo một cách chính
xáccó hiệu quả tối ưu nhất.
Để làm được điều này doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu đào tạo dựa trên các
căn cứ, chỉ tiêu sau đây:
- Nhu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai:
Dựa trên cơ sở mục tiêu, chiến lược đề ra của doanh nghiệp trong tương lai mà
doanh nghiệp sẽ xác định những yêu cầu về số lượng, chất lượng lao động cần có
ở các bộ phận của tổ chức để thực hiện được các mục tiêu chiến lược đó. Để từ
đó doanh nghiệp sẽ xác định được tình trạng lao động hiện có với những đòi hỏi
về lao động trong tương lai mà rút ra được những điểm cần khắc phục, bổ sung
thêm về nguồn nhân lực hiện có. Trên cơ sở đó sẽ xây dụng chương trình đào tạo
một cách có hiệu quả nhất.
- Một số chỉ tiêu thống kê về lao động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thông qua
việc thu thập số liệu thống kê về hành vi người lao động như: mức độ sản phẩm
hỏng, năng suất lao động bình quân, số tai nạn lao động, doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của doanh nghiệp để từ đó so sánh với các chỉ tiêu đề ra cần đạt được từ
đó sẽ rút ra được những mặt còn tồn tại, yếu kém cần phải có biện pháp khắc
phục, ngăn ngừa. Đây sẽ là cơ sở để cho doanh nghiệp đề ra nhu cầu đào tạo
nguồn nhân lực trong thời gian tới.
- Các chỉ tiêu về: số lượng, chất lượng sản phẩm, thời gian làm việc, thời gian
hao phí của người lao động trong tương lai. Dựa trên những tiêu chí trong tương
lai cần đạt được của doanh nghiệp đề ra với chất lượng làm việc của người lao
động mà doanh nghiệp sẽ xác định rõ rang cụ thể những nhu cầu của nguồn nhân
lực cần có đạt được để hoàn thành được những yêu cầu mục tiêu trong chiến lược
của doanh nghiệp trong tương lai.
- Những mong muốn, nguyện vọng của người lao động là những người trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy để quá trình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng về những mong
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ

SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 10
muốn nguyện vọng này của người lao động từ đó có thể có những định hướng
đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với từng cá nhân người lao động. Có như vậy,
vòng tác đào tạo nguồn nhân lực mới đem lại hiệu quả cao cho cả người lao động
và cả doanh nghiệp. Có thể thông qua những phương pháp điều tra cơ bản như
phỏng vấn, phiếu điều tra, bảng câu hỏi được phát rộng rãi cho những người lao
động doanh nghiệp sẽ nắm bắtg được những mong muốn nguyện vọng của cán
bộ nhân viên để đưa ra những quyết định, những định hướng có hiệu quả làm cơ
sở quan trọng cho việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trước mắt cũng
như trong tương lai của doanh nghiệp.
1.3.2 Xác định mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo.
Muốn xây dụng một chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp đem lại hiệu
quả cao, doanh nghiệp phải xác định được rõ rang mục tiêu cụ thể mà người lao
động cần đạt được sau khóa học như: năng lực, trình độ tay nghề… Từ đó doanh
nghiệp sẽ xác định được đối tượng đào tạo, phương pháp đào tạo cho người lao
động nhằm xây dựng chương trình đào tạo có hiệu quả nhất.
1.3.3 Xác định đối tượng đào tạo nguồn nhân lực:
Với việc xác định đúng đối tượng để đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của
quá trình đào tạo và ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu đã đề ra của doanh
nghiệp. Chúng ta thấy rằng nếu người được lựa chọn để đào tạo có các phẩm chất
cần thiết phù hợp với vị trí công việc hiện tại, tương lai mà họ nhận sau này chiến
lược đào tạo sẽ phát huy được hiệu quả cao, còn nếu người được lựa chọn đào tạo
không chính xác sẽ dần đến tình trạng lãng phí thời gian, chi phí mà hiệu quả
mang lại không như mong muốn.
Vì vậy việc xác định ai là người phù hợp với khoá học này sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả của chương trình đào tạo và vấn đề này sẽ là một trong những yếu
tố quan trọng giúp doanh nghiệp lựa chọn được người đào tạo một cách chính
xác, có hiệu quả.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 11

1.3.4 Xác định phương pháp đào tạo nguồn nhân lực.
Chúng ta hiểu rằng, đối với một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có thể được
chia làm hai bộ phận sau:
+ Công nhân, nhân viên kỹ thuật.
+ Các nhà quản lý, các chuyên gia, cùng các cán bộ quản trị khác.
Vì vậy, bộ phận có những chức năng, nét đặc trưng và mức độ đòi hỏi trong quá
trình làm việc là khác nhau. Do đó nội dung, phương pháp đào tạo cũng khác
nhau. Chính vì lẽ đó đào tạo trong doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận: đào
tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật và đào tạo nguồn lực quản trị, mỗi bộ phận lại
có phương pháp đào tạo khác nhau.












KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 12
CHƯƠNG 2. G IỚI THIỆU CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH QUÀ
TẶNG THẢO NGUYÊN.
2.1 Giới thiệu công ty TNHH Quà tặng Thảo nguyên
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Quàn tặng THẢO NGUYÊN được thành lập vào tháng 6 năm
2007 đến nay đã được hơn tám năm đi vào hoạt động. Người thành lập công ty
này là Nguyễn Triều Lê. Mới đầu thành lập công ty còn là một cơ sở nhỏ, sau
nhiều năm hoạt động cùng với hiểu biết và kinh nghiệm 10 năm trong nghề và
một số vốn ban đầu anh đã quyết định tạo dụng riêng cho mình một công ty với
mong muốn phát triển hơn nữa và tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm công
nhân và anh đã bắt đầu đăng ký thành lập công ty vào năm 2007.
Thông tin công ty:
Công Ty TNHH Quà Tặng Thảo Nguyên
Địa chỉ: 30/10C Lê Văn Thọ, P.09, Q. Gò Vấp, TPHCM, Việt Nam
Tel: 84-8-6 289-2636 -37 Fax: 84-8-3996-4382
MST: 0305221885
Ngành nghề kinh doanh: Thiết kế in ấn quà tặng.
2.1.1.2 Điều kiện phát triển của doanh nghiệp
Những ngày đầu khi công ty mới thành lập đã gặp rất nhiều khó khăn. Với những
năm kinh nghiệm tích lũy trong nghề sản xuất giấy, in bao bì cùng với mối quan
hệ với nhiều khách hàng và những công ty khác nhưng anh Nguyễn Triều Lê vẫn
chưa đủ thuyết phục và có thêm được nhiều khách hàng thêm vào đó sự thay đổi
về mặt nhân sự cũng ảnh hưởng lớn đến công ty. Ban đầu, khi còn là cơ sở (chưa
lên công ty) thì khâu sản xuất chủ yếu bằng những thiết bị, máy móc thô sơ đơn
giản, dẫn đến chất lượng, mẫu mã chưa được tốt lắm. Sau khi công ty được thành
lập, cộng với mong muốn phát triển lớn hơn nữa, đem lại cho khách hàng những
mẫu mã tốt đẹp hơn vì vậy, công ty đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại,
theo đó là tuyển mộ những người thợ giỏi lành nghề phù hợp với công việc. Đây
cũng là vấn đề cần giải quyết kịp thời và ngay lập tức của công ty, chưa kể đến là
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 13
công ty phải chịu nhiều áp lực từ phía các công ty đối thủ cạnh tranh: Với những
khó khăn như vậy nhưng anh không nản chí, với số lượng máy móc trang thiết bị
khá hiện đại được đầu tư lại, công ty đã tìm kiếm cho mình một mặt bằng khá lý

tưởng và có vị trí địa lý thuận lợi hơn lúc trước vì hiện nay công ty nằm gần
trong Khu công nghiệp, với diện tích khá lý tưởng là hơn 2000m
2
và điều đó giúp
cho công ty có một không gian làm việc tốt, tâm lý của nhân viên được thoải mái,
hiệu quả làm việc cao.
Công ty Thảo Nguyên cũng hiểu được nền kinh tế thị trường mở như nước ta
hiện nay đang trên đà phát triển với nhịp độ càng nhanh, vì vậy thời gian cũng trở
nên quý báo nên công ty đã sớm hết sức nỗ lực trong việc hoàn thành khâu dịch
vụ của mình từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển đến tận khách hàng với
những mẫu mã đẹp mắt, chất lượng tốt nhất.
Nhờ nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà công ty Thảo Nguyên
đang ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của công
ty. Uy tín và hình ảnh của công ty cũng vì vậy được nâng lên một bước, tuy
nhiên công ty còn phải cố gắng hơn rất nhiều để có thể đứng vững và chiếm vị
thế trên thị trường về sản phẩm và dịch vụ này. Công ty luôn phải hiểu rõ mình
đang đứng ở vị trí nào trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh và phải nắm bắt
được nhu cầu của thị trường thay đổi như thế nào để không ngừng hoàn thiện và
nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty.
2.1.2.1 Chức năng
Công ty Thảo Nguyên là một công ty chuyên in bao bì, thiết kế in ấn mẫu mã
quảng cáo quà tặng phục vụ cho các ngành buôn bán cần quảng cáo trên bao bì,
các công ty thương mại sản xuất thực phẩm, công ty đóng gói thực phẩm v.v
Ngoài ra công ty còn nhận thiết kế đồ họa, tạo mẫu cho các quảng cáo, in trên
mọi chất liệu …
Bên cạnh việc việc in ấn nói trên công ty còn có chức năng sản xuất. Công ty
chuyên sản xuất các sản phẩm giấy, thùng carton phục vụ cho nhu cầu đóng gói,
đóng hộp cho các ngành khác có liên quan. Vì vậy, các sản phẩm của công ty khá
là đa dạng về kích cỡ, màu sắc và chức năng sử dụng.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 14
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế của đất nước chúng ta đang ngày càng trên đà
phát triển. Con người chúng ta không chỉ muốn ăn no mặc ấm mà ngày nay nhu
cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, thêm vào đó là nhận thức, đòi hỏi của họ
ngày càng cao, có được những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã bắt mắt, đa dạng
phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Hiểu rõ và nắm bắt được điều này, công ty Thảo Nguyen đã ra đời nhằm mang
lại cho con người một dịch vụ trọn gói từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến vận
chuyển. Giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian bởi dịch vụ trọn gói như
vậy, mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng về mặt tinh thần trong công việc và cả
trong cuộc sống hàng ngày, quan trọng hơn nữa là hài lòng với sản phẩm và sự
phục vụ của công ty.
2.1.2.3 Định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược phát triển của công ty Thảo Nguyn là tập trung phát triển và nâng cao
chất lượng sản xuất và luôn đầu tư máy móc hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất và sản xuất những sản phẩm có chất lượng.
Công ty cũng có định hướng là phát triển qui mô công ty để trở thành công ty lớn
hơn, máy móc thiết bị hiện đại hơn đồng thời đầu tư và mở rộng diện tích nhà
xưởng để đáp ứng kịp thời, trưng bày các sản phẩm của công ty đó là, các sản
phẩm giấy và các mẫu mã in quảng cáo trên mọi chất liệu. Tất cả đều nhằm mục
đích giới thiệu rộng thêm về những sản phẩm này đến thị trường và đem đến
nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty.
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 15














H.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự

Trong công tác quản lý công ty, chức danh công việc từng cá nhân nhân viên
cùng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể bằng văn bản. Ngược lại, các
bộ phận có nhiệm vụ hỗ trợ lại cho giám đốc những thông tin kịp thời về mọi lĩnh
vực. Công ty không có nhiều phòng ban như những doanh nghiệp lớn khác
nhưng được chia ra thành những bộ phận với chức danh công việc cụ thể, trách
nhiệm công việc của từng bộ phận rõ ràng. Và cũng không có sự chồng chéo
trong công việc giữa các các bộ phận và công nhân viên trong công ty, vì công ty
có cơ cấu tổ chức nhân sự đơn giản và thu gọn nhưng rất rõ ràng, có sự phân tách
trong công việc cụ thể với từng bộ phận. Cho nên với cơ cấu tổ chức nhân sự như
vậy, công ty gặp thuận lợi trong việc quản lý nguồn tài nguyên nhân sự của mình.

Tuy nhiên, riêng với bộ phận sale – marketing thì chưa có sự phân tách công việc
cụ thể và rõ ràng, chức năng bộ phận sale được gộp chung với bộ phận
marketing. Như vậy, sẽ khó cho nhân viên để triển khai và làm tốt công việc của
cả hai chức năng sale và marketing. Nhân viên của bộ phận này chưa có nhiều
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Quản Đốc phân xưởng
Phòng
Nhân sự
Phòng
Kinh
doanh

Phòng
Kế -
toán
Phòng
Thiế t
kế
Phân xưởng sản xuất
Phòng
Marke-
ting
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 16
kinh nghiệm trong công tác làm marketing, vì đưa phần họ từng có kinh nghiệm
trong công tác sale và chăm sóc khách hàng nhiều hơn. Về phía Ban lãnh đạo
công ty cũng chưa có sự chú trọng và đầu tư nhiều trong việc làm marketing,
điển hình là trong công tác làm chiêu thị, cho nên công tác làm marketing tại
công ty chưa được thực hiện tốt. Điều này sẽ làm hạn chế và ảnh hướng đến quá

trình quảng bá hình ảnh của công ty rộng ra ngoài thị trường.
Cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự tại công ty Thảo Nguyn được tổ chức theo cơ cấu
phân bổ. Trong bộ phận Giám đốc gồm có Giám đốc và phó giám đốc, hai người
có trách nhiệm và phạm vi quản lý riêng biệt.
 Giám đốc:
+ Là người đại diện về mặt pháp luật của công ty, điều hành mọi hoạt động của
công ty.
+ Có quyền quyết định bộ máy quản lý của công ty.
+ Chịu trách nhiệm đối với Nhà nước về sự tồn tại và tình hình thực hiện các chế
độ chính sách.
+ Đưa ra kế hoạch, chiến lược và biện pháp nhằm định hướng phát triển công ty.
+ Trực tiếp đảm nhận công việc điều hành bộ phận quản lý giám sát sản xuất,
bao gồm bên công trình và xưởng.
 Phó Giám đốc:
+ Là người tham mưu, hỗ trợ cho giám đốc trong công tác điều hành của công ty.
+ Thực hiện các nhiệm vụ giám đốc giao.
+ Thay mặt giám đốc giải quyết những công việc cần thiết khi giám đốc vắng
mặt ủy quyền lại.
 Phòng Kinh Doanh:
+ Bộ phận kinh doanh là bộ phận cực kỳ quan trọng của công ty, bộ phận này
luôn đề ra những chính sách và kế hoạch dự kiến kinh doanh, những mục tiêu
kinh doanh cho công ty, trình cho Ban giám đốc xét duyệt để cùng Ban giám đốc
phối hợp thực hiện mục tiêu chung. Đây là bộ phận đem lại lợi nhuận cho công
ty.
 Bộ phận thiết kế:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 17
+ Bộ phận thiết kế khi nhận được mẫu mã của khách hàng sẽ tiến hành triển khai
thiết kế trên máy. Sau khi thiết kế, mẫu mã thiết kế sẽ được trình cho khách hàng
xem, nếu khách hàng đồng ý thì sẽ chuyển đến bộ phận sản xuất.

 Bộ phận quản đốc xưởng và công nhân xưởng:
+ Nhận được bảng thiết kế, phân công công việc từ phía công ty, bộ phận này sẽ
làm đúng theo bảng hướng dẫn công việc. Sau đó sẽ cho triển khai công việc,
chọn chất liệu theo yêu cầu của khách hàng, rồi đến công đoạn in ra sản phẩm
theo đúng yêu cầu, và cuối cùng là cho sản phẩm xuất xưởng giao khách hàng.
 Bộ phận sale – marketing:
+ Đây là bộ phận thường xuyên đảm nhận việc tiếp xúc với khách hàng, hướng
dẫn và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty, là bộ phận chuyên
phụ trách về các hoạt động marketing của công ty như quảng cáo, đưa ra các
chiến lược marketing phù hợp để đưa công ty phát triển, giúp công ty có thể cạnh
tranh với các đối thủ khác.
 Bộ phận nhân sự:
Đây là bộ phận đảm nhận công tác tổ chức, quản lý lực lượng lao động, tiền
lương, bảo hiểm xã hội và phụ trách tuyển dụng nhân sự trong công ty.
 Bộ phận kế toán:
Có chức năng quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê hoạt động kinh
doanh của công ty, làm công tác báo cáo thuế. Công tác tài chính kế toán chịu sự
kiểm tra, giám sát của Ban giám đốc công ty, và các cơ quan quản lý có chức
năng của nhà nước. Bao gồm một kế toán trưởng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. ĐẶNG THANH VŨ
SVTH: LÊ NGỌC THÙY NHUNG 09HQT1 Trang 18
2.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
QUÀ TẶNG THẢO NGUYÊN

Doanh
thu/tháng
2009 2010 2011 2012
1 253.478.250 233.279.248 201.425.967 270.563.887
2 172.356.146 156.557.632 170.441.258 290.570.145

3 177.278.901 165.399.542 250.580.698 296.478.365
4 356.117.583 287.566.740 325.770.482 373.353.280
5 375.221.550 365.478.500 405.257.000 398.693.500
6 410.540.270 450.683.420 504.682.447 498.500.477
7 432.476.330 488.500.690 520.047.110 587.470.563
8 401.057.369 478.203.644 580.414.293 590.813.333
9 489.550.323 490.563.573 670.693.210 658.500.692
10 770.660.319 850.487.566 910.428.619 900.553.010
11 960.330.440 990.554.667 1.230.867.500 1.325.720.611
12 980.554.327 982.475.417 1.106.288.000 1.010.458.000
Bảng 2.1 Doanh thu năm của công ty trong 04 năm gần nhất
(Nguồn: P. Kế toán, Công ty TNHH Quà tặng THẢO NGUYÊN)







×