Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại khoa nội hô hấp tại đa khoa thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.83 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm
phổi tại khoa nội hô hấp tại đa khoa thành phố Cần
Thơ

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Võ Huỳnh Như

HỨA THÀNH PHƯỚC
MSSV: 1652720401755
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 11D

Cần Thơ, 2021


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là căn bệnh viêm đường hô hấp phổ biến trên toàn thế giới.
Căn bệnh này gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến khoảng 4 triệu
người trên thế giới mỗi năm. Ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt
Nam), nó xuất hiện nhiều gấp 5 lần so với các nước phát triển. Điều này
liên quan chặt chẽ với tình trạng đói nghèo, thiếu dinh dưỡng, ơ nhiễm khơng
khí và nguồn nước. Bên cạnh đó cịn do hạn chế về điều kiện tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc y tế.


Tại Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh viêm phổi phổ biến nhất là vi
khuẩn. Chính vì thế, thuốc kháng sinh đóng vai trò chủ đạo trong điều trị bệnh
viêm phổi. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế đã ra ban hành bộ tài liệu
chun mơn hướng dẫn chẩn đốn và điều trị bệnh hô hấp (theo Quyết định số
4235/ QĐ-BYT ngày 31/10/2012). Bên cạnh đó, nhiều Bệnh viện lớn cũng
đã xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm phổi có tính cập nhật liên tục. Ngồi
ra, việc kê đơn thuốc kháng sinh cịn có các căn cứ như “Duợc thư Quốc gia
Việt Nam” (Bộ Y tế- 2015), “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” của Bộ Y tế
(2015).
Mặc dù đã có nhiều tài liệu chun mơn hướng dẫn thế nhưng việc sử
dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm phổi không phải lúc nào cũng hợp
lý. Điều này xuất hiện nhiều hơn ở các bệnh viện tuyến dưới. Có nhiều nơi
việc cập nhật các tài liệu chun mơn cịn hạn chế, nhiều bác sỹ điều trị bệnh
chủ yếu theo kinh nghiệm. Vì thế, việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng
kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi hiện nay là cần thiết. Nó giúp các
nhà quản lý, các thầy thuốc cải thiện và nâng cao hiệu quả điều trị.
Bệnh viện, bệnh nhân mắc bệnh hô hấp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất,
trong đó cịn nhiều bệnh nhân viêm phổi. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng kháng sinh trong điều trị căn bệnh này, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi khoa nội hô hấp bệnh
viện đa khoa TP Cần Thơ. ” với mục tiêu như sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi khoa nội hô hấp
bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM PHỔI
1.1.1. Khái Niệm
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế

nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng), gây nên do nhiều tác nhân
như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất... Người ta phân ra viêm phổi
thùy và phế quản phế viêm.
1.1.2 Dịch Tể Học
Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa xấu như người già, trẻ em
suy dinh dưỡng, cơ địa có các bệnh mạn tính, giảm miễn dịch, nghiện rượu, suy
dưỡng hay các bệnh phổi có trước như (viêm phế quản mạn, giãn phế quản, hen
phế quản...). Bệnh thường xuất hiện ở lúc thay đổi thời tiết, yếu tố mơi trừng
thuận lợi và có thể tạo thành dịch nhất là virus, phế cầu, Hemophillus.
- Ở các nước kinh tế đang phát triển, viêm phổi được xếp vào hàng thứ 4
trong các nguyên nhân tử vong và là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong
trong các bệnh lý nhiễm trùng (Hội thảo về kháng sinh và kháng thuốc-ISAAR
2005). Khoảng 20-30% viêm phổi cần nhập viện, và tỉ lệ tử vong khoảng 1% đối
với các trường hợp điều trị ngoài bệnh viện, và 5-30% đối với các ca điều trị
trong bệnh viện
- Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy viêm phổi nhập viện thường là
viêm phổi ở người lớn tuổi. Tỉ lệ tử vong chung là 7-20% (Hội nghị khoa học)
1.1.3 Bệnh Nguyên
Do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau
* Do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn gây nên viêm phổi thường gặp nhất hiện nay là: Phế cầu
khuẩn, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma,
pneumoniae. Ngoài ra cịn có các loại vi khuẩn khác như Liên cầu, tụ cầu vàng,
Friedlander (Klebsiella pneumoniae), Pseudomonas aeruginosa, các vi chuẩn kị
khí như Fusobacterium, hoặc là các vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch...
* Do virus
Như virus cúm (Influenza virus), virus sởi, Adenovirus, đậu mùa, bệnh
tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Ở Mỹ viêm phổi do virus 73 % nhiễm
khuẩn hô hấp- 40% do virus cúm.
* Nấm: Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus...

* Do ký sinh trùng: Amip, giun đũa, sán lá phổi.
* Do hóa chất: Xăng, dầu, acid, dịch dạ dày.
* Do các nguyên nhân khác: Như bức xạ, tắc phế quản do u phế quản
phổi, do ứ đọng...
1.1.4 Cơ Chế Sinh Bệnh
Tác nhân gây bệnh vào phổi thường là qua đường thở (khơng khí, vi
khuẩn ở đường hơ hấp trên) bị hút xuống, gặp điều kiện môi trường thuận lợi,
sức đề kháng của cơ thể kém hoặc do độc lực vi khuẩn mạnh... Hoặc tác nhân
gây bệnh ở các cơ quan lân cận như màng phổi, màng tim, gan... hay đến qua


đường máu, bạch mạch và ngược lại từ phổi có thể đến cơ quan lân cận và vào
máu gây nhiễm trùng huyết.
Vai trò cơ địa rất quan trọng nhất là người nghiện ruơụ, thuốc lá, suy
dưỡng, giảm khả năng miễn dịch và các bệnh mạn tính ở phổi đóng góp vai trò
quan trọng trong bệnh sinh và đáp ứng điều trị.
1.1.5 Điều trị hỗ trợ
- Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển.
-Tiết thực dễ tiêu, đảm bảo đủ calo, thêm đạm và các loại vitamin nhóm
B,C
- Bù nước và điện giải vì sốt cao, ăn uống kém, nôn, đi chảy...
* Điều trị triệu chứng
+ Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau. Có thể dùng paracetamol 0,5g
x 3-4 lần/ngày. hoặc là Acetaminophen, Diantalvic...
+ Đảm bảo thơng khí
Nếu có suy hơ hấp thì dùng ơxy qua sonde mũi 5-10 lít/phút tùy mức độ
(lưu ý nếu có suy hơ hấp mạn thì giảm liều cịn 1-2 lít /phút và ngắt quãng).
+ Các thuốc giãn phế quản
Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm theophyllin 100-200 mg x 3

lần/ngày.
+ Các loại thuốc ho và long đàm
- Nếu ho nhiều có thể dùng Codein (Acodin, Neocodeon...) 100 mg x 3 lần/ngày.
- Nếu đàm đặc và khó khạc có thể dùng các loại như Terpin, Benzoat Natri,
Eucalyptin... hoặc acetyl cystein (Acemuc, Exocemuc, Mucosolvon ... 2-3
gói/ngày, hoặc 3-4 viên/ngày.
* Điều trị nguyên nhân
Đây là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là kháng
sinh, thuốc phải dùng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ, khi chưa
có kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh
nghiệm của thầy thuốc, thể trạng bệnh nhân và phải theo dõi đáp ứng điều trị để
có hướng xử trí kịp thời.
1.2. Phịng Bệnh
Viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ
biến nhất, ngày nay nhờ vào nhiều loại kháng sinh mới, mạnh nên tỷ lệ biến
chứng và tử vong giảm nhiều. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra thành những
vụ dịch nhất là do virus. Để đề phòng bệnh, giảm biến chứng phải nâng cao thể
trạng, giữ ấm trong mùa lạnh, loại bỏ những yếu làm dễ như môi trường không
trong sạch, khơng hút thuốc lá, phịng ngừa và điều trị sớm, tận gốc các nhiễm
trùng ở đường hô hấp trên, các đợt cấp của bệnh phổi mạn tính, điều trị sớm và
theo dõi sát giai đoạn sớm của nhiễm trùng đường hơ hấp, tránh lây lan.
Ngày nay có một số vaccin của nhiều loại virus đã được xử dụng và cả một số
thuốc chống virus.


1.3 Phác Đồ Điều Trị Viêm Phổi
1.3.1. Mục tiêu điều trị
- Đạt hiệu quả lâm sàng
- Giảm tử vong
- Tránh kháng thuốc

1.3.2. Nguyên Tắc Điều Trị Kháng Sinh
- Cần điều trị kháng sinh sớm trong 4 giờ đầu nhập viện dựa theo kinh nghiệm, khi có
kết quả ni cấy và kháng sinh đồ cần điều chỉnh theo kháng sinh đồ và đáp ứng lâm
sàng của bệnh nhân. Tránh dùng kháng sinh phổ rộng nếu không cần thiết.
- Sử dụng kháng sinh theo dược động học và dƣợc lực học, hiệu chỉnh liều theo mức
lọc cầu thận.
- Lấy bệnh phẩm (nhuộm Gram và cấy đờm, cấy máu) trƣớc khi điều trị kháng sinh ở
bệnh nhân nhập viện.
- Nên chọn thuốc diệt khuẩn, đặc biệt đối với bệnh nhân có bệnh lý nền nặng và/hoặc
suy giảm miễn dịch
- Bệnh nhân nhập viện nên bắt đầu với kháng sinh đƣờng truyền tĩnh mạch, đủ liều.
Sau vài ngày có thể chuyển sang uống nếu có đáp ứng lâm sàng
.- Thời gian điều trị tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và X-quang, thƣờng 3-5 ngày sau khi
hết sốt đối với S.pneumoniae. Thời gian điều trị kháng sinh trung bình từ 7 – 10 ngày
đối với VPMPCĐ không biến chứng. Nếu do Legionella, Chlamydia thời gian tối thiểu
2-3 tuần. BN sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và điều trị lâu dài corticoid: > 14 ngày
- Đánh giá điều trị sau 48-72h, nếu tình trạng lâm sàng không cải thiện hoặc xấu hơn
cần thay đổi phác đồ.
- Chuyển sang đƣờng uống khi bệnh nhân cải thiện ho, khó thở, hết sốt 2 lần cách 8
giờ và bệnh nhân uống đƣợc.
- Xuất viện: khi ổn định lâm sàng và chuyển sang kháng sinh uống cho đủ liệu trình.


1.3.3. Điều Trị Ban Đầu Theo Kinh Nghiệm
Điều trị kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm nên hƣớng đến những tác nhân
thƣờng gặp ngoài cộng đồng như S.pneumoniae, H.influenzae và M.catarrhlis. Kháng
sinh có hiệu quả là betalactam/ức chế betalactamase +/- macrolide hay quinolone hô
hấp (levofloxacin, moxifloxacin) 40 Trước khi lựa chọn phác đồ điều trị cần đánh giá
và phân loại bệnh nhân theo các mức độ nặng và nhóm nguy cơ
1.3.4. Bệnh nhân viêm phổi mức độ nhẹ, điều trị ngoại trú:

Những nguyên nhân thường gặp: S.pneumoniae, M.pneumoniae, C.pneumoniae
(một mình hay nhiễm trùng kết hợp), H.influenzae, Virus hô hấp.
 Bệnh nhân < 65 tuổi, khơng có bệnh đi kèm, khơng dùng kháng sinh trong 3
tháng trƣớc: ampicillin hay amoxicillin hướng đến S.pneumoniae hoặc macrolid thế hệ
mới khi chưaa loại trừ M.pneumoniae.
Có thể dùng: Amoxicillin 1g x 3 lần/ngày hoặc Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày hoặc
macrolid: Azithromycin (uống hoặc IV) 500mg ngày đầu, sau đó 250mg ở những ngày


tiếp theo hoặc Clarithromycin (uống hoặc IV) 500mg 2 lần/ngày hoặc Clarithromycin
phóng thích chậm 1g 1 lần/ngày [50].
Nếu nhiều khả năng H.influenzae nên dùng betalactam + ức chế betalactamase đƣờng
uống vì gần 50% H.influenzae tiết betalactamase tại Việt Nam. Nhóm bệnh nhân này
hạn chế dùng quinolone hô hấp ngoại trừ bệnh nhân dị ứng với betalactam hay
macrolid.
 Bệnh nhân > 65 tuổi, có bệnh đồng mắc (bệnh tim, phổi, bệnh gan, bệnh thận
mạn tính, ung thƣ), suy giảm miễn dịch, đã dùng kháng sinh 3 tháng trước hoặc nguy
cơ S.pneumoniae kháng thuốc hoặc trong vùng S.pneumoniae kháng macrolid cao
(MIC ≥ 16µg/mL).
Những ngun nhân thƣờng gặp trong nhóm bệnh nhân này ngồi những vi
khuẩn thơng thƣờng trên cần lƣu ý đến vi khuẩn gram âm đƣờng ruột S.pneumoniae,
M.pneumoniae, C.pneumoniae, nhiễm trùng phối hợp (vi khuẩn khơng điển hình hay
virus, H.influenzae, K.pneumoniae, virus hô hấp.
Kháng sinh chọn lựa gồm: phối hợp betalactam/ức chế betalactamase +
macrolid thế hệ mới hoặc Quinolone hô hấp đơn trị liệu.
Những bệnh nhân này nếu toàn trạng suy kiệt, X quang ngực có những tổn
thƣơng nặng (thâm nhiễm > 1 thuỳ, tổn thương hoại tử, tổn thương tiến triển trong 4872 giờ thì nên cho bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú với kháng sinh đường tĩnh
mạch, mặc dù thang điểm PSI hay CURB-65 chƣa đủ tiêu chuẩn nhập viện
1.3.5. Nhóm bệnh nhân nằm tại khoa nội/khoa hô hấp/truyền nhiễm:
Những tác nhân thường gặp: S.pneumoniae, H.influenzae, M.pneumiae, C.

pneumoniae, Nhiễm trùng kết hợp, Gram âm đƣờng ruột, Vi khuẩn yếm khí do hít,
Virus, Legionella. Điều trị phối hợp betalactam +/- ức chế betalactamase kết hợp
macrolide (Azithromycin, Clarithromycin) TM hoặc quinolone hô hấp (levofloxacin,
41 moxifloxacin) TM (khi đã loại trừ lao khi nhập viện)
Cần xét nghiệm chẩn đoán lao cho những trƣờng hợp nghi ngờ. Chƣa có bằng
chứng đủ mạnh chứng minh phác đồ kết hợp betalactam +/- ức chế betalactamase phối
hợp macrolid hay fluoroquinolone hơn hẳn betalactam +/- ức chế betalactamase hay
quinolone đơn thuần. Nên lƣu ý tác nhân vi khuẩn gram âm đường ruột (lưu ý bao
gồm P.aeruginosae nếu có yếu tố nguy cơ nhiễm tác nhân này) và điều trị nên bao phủ
luôn tác nhân không điển hình. Nên dùng kháng sinh đƣờng tiêm betalactam/ức chế
betalactamase kết hợp macrolide hay quinolone.
1.3.5. Nhóm bệnh nhân nhập ICU
- Những trường hợp rất nặng, cần nằm ICU có nguy cơ tử vong cao như có suy
hơ hấp cần thở máy hay sốc nhiễm khuẩn . Vi khuẩn gây bệnh cần hết sức lưu ý nguy
cơ nhiễm S. aureus và P.aeruginosae. Kháng sinh cần sử dụng là carbapenem thế hệ 1
(không bao phủ Pseudomonas) hay thế hệ 2 kết hợp Fluoroquinolone hay macrolide
+/- thuốc bao phủ S. aureus nếu chưa loại trừ (vancomycin, teicoplanin, linezolid ).
- Khi nghi ngờ P. aeruginosae, nên phối hợp betalactam +/- ức chế
betalactamase chống Pseudomonas kết hợp quinolone chống Pseudomonase hay
aminoglycosid


1.4 Các nhóm thuốc điều trị viêm phổi
1.4.1 Nhóm Beta lactam
β-lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm phổi
cộng đồng trẻ em, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các kháng sinh khác. βlactam được lựa chọn tùy theo mức độ nặng của bệnh bao gồm: penicillin, β-lactam/ức
chế β- lactamase (amoxicillin/clavulanic, ampicillin/sulbactam), hoặc 1 số C1G, C2G
và C3G (cephalothin, cefotaxim, cefuroxim, ceftriaxon…). Cơ chế tác dụng của các βlactam là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, vi khuẩn khơng có vách tế bào che
chở sẽ bị tiêu diệt.
 Các Penicillin

Penicillin tự nhiên bao gồm: penicillin G, penicillin V và các dẫn xuất. Đại
diện: penicillin G (benzyl penicillin).
- Tác dụng không mong muốn: Dị ứng: sốt, mày đay, tăng bạch cầu ái toan, phù
Quincke, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Viêm tĩnh mạch huyết khối. Thiếu máu, giảm
tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Penicillin kháng penicillinase: methicilin, oxacilin, cloxacilin, dicloxacilin. Đây
là những thuốc bền với penicillinase do cầu khuẩn tiết ra. Nhóm này giống penicillin G
về dược động học, cơ chế tác dụng, tác dụng khơng mong muốn. Có một số điểm lưu ý
như: tất cả các thuốc (trừ methicilin) đều bền với acid dạ dày và hấp thu tốt qua đường
tiêu hóa. Thức ăn làm giảm hấp thu nên thường dùng trước hoặc sau ăn ít nhất 1 giờ.
Tác dụng không mong muốn đáng lưu ý bao gồm: vàng da, ứ mật, độc với gan, thận,
viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối.
Penicillin nhóm A: ampicillin, amoxicillin - Tác dụng khơng mong muốn:
thường gặp bao gồm buồn nôn và phát ban. Amoxicillin cũng có thể làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng nấm men, khi được sử dụng kết hợp với axit clavulanic có thể bị tiêu
chảy.
Penicillin A là kháng sinh hàng đầu được lựa chọn trong điều trị viêm phổi
cộng đồng trẻ em nhẹ. Nếu việc điều trị ban đầu bằng kháng sinh này khơng đem lại
hiệu quả như mong muốn thì amoxicillin/clavulanic hoặc ampicillin/sulbactam thường
là thuốc được lựa chọn thay thế
Phân nhóm
Các penicillin tự nhiên

Các penicillin kháng penicillinase

Các penicillin nhóm A

Phổ kháng khuẩn
Phổ hẹp, tác dụng trên cầu khuẩn Gram
(+) (trừ cầu khuẩn tiết penicillinase, do

đó khơng có tác dụng trên phần lớn các
chủng S.aureus).
Hoạt tính kháng khuẩn kém hơn trên các
VK nhạy cảm với penicillin G, nhưng do
có khả năng kháng penicillinase nên có
tác dụng trên các chủng tiết penicillinase
như S.aureus và S.epidermidis chưa
kháng methicilin.
Phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với
penicillin G trên các vi khuẩn Gram (-)


như H. influenzae, E.coli, và Proteus
Trung tâm DI & ADR Quốc gia - Tài
liệu chia sẻ tại mirabilis. Các thuốc này
không bền vững với enzym
betalactamase nên thường được phối hợp
với các chất ức chế beta-lactamase như
acid clavulanic hay sulbactam.
 Các Cephalosporin
- Tác dụng không mong muốn: Các phản ứng dị ứng như ngứa, ban da, mày đay, nặng
hơn là shock phản vệ, phù Quink, hội chứng Stevens - Johnson, nhưng tần suất ít hơn
các penicillin. Gây độc với thận như viêm thận kẽ, rối loạn tiêu hóa, bội nhiễm nấm ở
miệng, âm đạo, viêm ruột kết màng giả, giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu, đau đầu,
chóng mặt
Thế hệ
Cephalosporin
thế hệ 1

Cephalosporin

thế hệ 2
Cephalosporin
thế hệ 3

Cephalosporin
thế hệ 4

Phổ kháng khuẩn
Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram (+) nhưng hoạt
tính tương đối yếu trên các chủng vi khuẩn Gram (-). Phần lớn cầu
khuẩn Gram (+) nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1 (trừ
Enterococci, S.epidermidis và S.aureus kháng methicilin). Hoạt
tính tốt trên các chủng M.catarrhalis, E.coli, K.pneumoniae và
P.mirabilis
Các cephalosporin thế hệ 2 có hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn
Gram (-) so với thế hệ 1 (nhưng yếu hơn nhiều so với thế hệ 3)
Các cephalosporin thế hệ 3 nói chung có hoạt tính kém hơn thế hệ
1 trên cầu khuẩn Gram (+), nhưng có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn
họ Enterobacteriaceae. Ceftazidim và cefoperazon có hoạt tính trên
P.aeruginosa nhưng lại kém các thuốc khác trong cùng thế hệ 3
trên các cầu khuẩn Gram (+)
Cephalosporin thế hệ 4 có phổ tác dụng rộng hơn so với thế hệ 3
và bền vững hơn với các beta-lactamase. Thuốc có hoạt tính trên
cả các chủng Gram (+), Gram (-)

 Các chất ức chế β-lactamase
Các chất ức chế β-lactamase là những chất có cấu trúc tương tự β-lactamase
nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu, vì vậy khơng dùng đơn độc trong lâm sàng.
Khi gắn vào β-lactamase, các chất ức chế β-lactamase này làm mất hoạt tính của các
enzyme nên bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc β-lactamase khỏi bị phân hủy. Chính vì

thế, các chất ức chế β-lactamase chỉ dùng phối hợp với nhóm penicillin để nới Trung
tâm DI & ADR Quốc gia - Tài liệu chia sẻ tại rộng phổ tác dụng của penicillin với các
vi khuẩn tiết ra β-lactamase. Các hoạt chất trong nhóm bao gồm acid clavulanic,
sulbactam và tazobactam.
1.4.2 Nhóm macrolid
Bao gồm: erythromycin, oleandomycin, roxithromycin, clarithromycin, dirithromycin,
azithromycin, spiramycin…


- Phổ kháng khuẩn: - Erythromycin và macrolid nói chung có phổ tác dụng
trung bình, chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn gram (+) như: Staphylococcus,
Streptococcus, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes, Corynbacterium
diphteriae… Chỉ có tác dụng trên một số ít vi khuẩn gram (-) tương tự như penicillin.
Ưu điểm của erythromycin và các macrolid so với các kháng sinh khác có tác dụng với
các vi khuẩn nội bào: Mycoplasma, Chlamydia, Rickettsia, Brucella, Leginella, và các
xoắn khuẩn Treponema pallidum, Borrelia burgdoferi, vi khuẩn cơ hội Mycobacterium
kansasii. Nhưng hầu như khơng có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí gram (-).
Clarithromycin, azithromycin tác động trên các vi khuẩn cơ hội mạnh hơn
erythromycin.
- Tác dụng không mong muốn: ADR thường gặp nhất là các tác dụng trên
đường tiêu hố: gây buồn nơn, nơn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống),
viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch)
1.4.3 Kháng sinh nhóm khác
Vancomycin:
+ Là kháng sinh nhóm glycopeptid. Có tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram
dương ưa khí và kỵ khí, bao gồm: Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidids, Streptococcus pneumoniaee (kể cả chúng đã kháng penicilin),
Streptococcus agalactiae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus bovis, Enterococcus
faecalis và Clostridiae.
+ Tác dụng không mong muốn:

Rất hay gặp, ADR >1/10 Tim mạch: Hạ huyết áp đi kèm với nóng bừng. Da:
Ban đỏ ở mặt và phần trên cơ thể (hội chứng “cổ đỏ” hay “người đỏ”). Nguyên nhân
một phần do giải phóng histamin và thường do truyền thuốc nhanh. Hội chứng được
đặc trưng bởi tụt huyết áp đột ngột, có thể kèm theo nóng bừng và xuất hiện nhưng
ban đỏ hoặc ban sần ở mặt, cổ, ngực và các chi trên. Thường tự hết sau khi ngừng
truyền thuốc. Hay gặp, 1/10 > ADR >1/100 TKTW: Ớn lạnh, sốt do thuốc, huyết học:
giảm bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính có hồi phục. Tại chỗ: viêm tĩnh
mạch. Ít gặp, ADR < 100 (giới hạn ở các phản ứng quan trọng hoặc đe dọa tính mạng).
Ban đỏ đi kèm với giảm bạch cầu ưa eosin và các triệu chứng hệ thống (DRESS), độc
với thính giác, suy thận, hội chứng Stevens Johnson, giảm tiểu cầu, viêm mạch, viêm
đại tràng giả mạc do C. diffcile.
Chloramphenicol:
+ Là kháng sinh phổ rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn Gram dương và âm
như: Salmonella, Salmonella typhi, Shigella, Vibrio cholerae, và các vi khuẩn kị khí
như Bacteroides fragilis, nhưng khơng có tác dụng trên P.aeruginosa. Thuốc cũng có
tác dụng với Rickettsia, Brucella, Klebsiella, các xoắn khuẩn, virus lớn.
+ Tác dụng không mong muốn:
Những tác dụng không mong muốn của cloramphenicol có thể rất nghiêm
trọng, do đó phải tránh việc điều trị kéo dài hoặc nhắc lại. Tác dụng không mong
muốn nghiêm trọng nhất là thiếu máu không tái tạo, không phục hồi do suy tủy xương,
thường gây tử vong và có tần xuất khoảng 1 trong 10000 ca điều trị. Độc tính với tủy


xương xảy ra dưới hai dạng: Phụ thuộc vào liều và không phụ thuộc vào liều. Những
tác dụng không mong muốn về thần kinh phụ thuộc vào liều và đôi khi có thể phục hồi
Co-trimoxazol:
+ Là kháng sinh phối hợp giữa: trimethoprim (tổng hợp từ dẫn xuất pyrimidin) và
sulfamethoxazol (sulfamid), thường phối hợp theo tỉ lệ 1 trimethoprim và 5
sulfamethoxazol. Phổ tác dụng: phổ rộng, tác dụng trên nhiều vi khuẩn ưa khí gram âm
và gram dương bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Legionella, E.coli,

Haemophilus influenzae, Klebsiella… Các vi khuẩn kháng thuốc là: Enterococcus,
Camylobacter, và các vi khuẩn kỵ khí
+ Tác dụng không mong muốn: Xảy ra ở 10% người bệnh. Tác dụng không mong
muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa (5%) và các phản ứng trên da xảy ra tối
thiểu ở 2% người bệnh dùng thuốc: ngoại ban, mụn phỏng. Các ADR thường nhẹ
nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây chết, như hội chứng
Lyell. Co-trimoxazol không được dùng cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu
nguyên hồng cầu khổng lồ thứ phát do thiếu acid folic hoặc người bệnh bị bệnh gan
nặng, có thể viêm gan nhiễm độc.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân điều trị nội trú được chẩn đoán là viêm phổi
Thời gian chọn mẫu: Tháng 1/2021
Địa điểm: Bệnh Viện đa khoa Thành Phố Cần Thơ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên đơn thuốc.
Tiến hành thông tin theo: Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân.

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm nghiên cứu
-

Giới
Tuổi
Nơi cư chú.

-


Bệnh lý mắc kèm

2.3.2 Sử dụng thuốc trong điều trị
-

Các nhóm thuốc dùng trong điều trị

-

Tần số các nhóm thuốc dùng theo nhóm bệnh

-

Các thuốc trong từng nhóm bệnh

-

Số ngày sử dụng

-

Các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ

-

Tương tác thuốc

2.4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
-


Về lựa chọn phác đồ điều trị: dựa vào hướng dẫn điều trị của bệnh viện.

-

Về tương tác thuốc: tra tương tác thuốc dựa trang web drugs.com, medscape.

2.5 XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê phần mềm Microsof Excel 2016.



×