Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh hưng yên từ năm 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.31 KB, 68 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌ
C DƯỢC HÀ NỘI
o0o


NGUYỄN DANH HIỆU

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NHI
B
ỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HƯNG YÊN
TỪ NĂM 2010 – 2011

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
MS: CK 62.73.05

Ngư
ời hướng dẫn: TS. Nguy

n Thị Liên Hương

Nơi thực hiện:
- Trường Đại học Dược Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên

Hà Nội - 2013



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới :
Tiến sỹ Nguyễn Thị Liên Hương, Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, người trực
tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cũng nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các cán Bộ môn Dược
lâm sàng, các thầy cô ở trường Đại Học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả các đồng nghiệ,bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện
giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập.


Hà Nội , ngày 10 tháng 4 năm2013

Dược Sỹ : Nguyễn Danh Hiệu

















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KS:
PK:
PD:
PAE:
MIC:
MBC:

Kháng sinh
Dược động học
Dược lực học
Tác dụng hậu kháng sinh
Nồng độ ức chế tối thiểu
Nồng độ diệt khuẩn tối thiếu





































DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1:

Trình bày về chỉ định và chống chỉ định của một số kháng
sinh thông dụng cho nhi khoa.
6
Bảng 1.2:
Lựa chọn kháng sinh dựa vào vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu

16
Bảng 1.3:
Cấu trúc của hệ thống phân loại ATC
17
Bảng 2.1:
Cỡ mẫu cho nghiên cứu

21
Bảng 3.1:
Số ngày điều trị trung bình qua các năm 2010 - 2011
23
Bảng 3.2:.
Bảng 3.2: Phân loại bệnh nhân nhi theo lứa tuổi
23
Bảng 3.3:
Phân loại bệnh theo giới tính
24
Bảng 3.4:
Phân loại bệnh nhân nhi theo nhóm bệnh chính
25
Bảng 3.5:
Phân loại các bệnh đường hô hấp
27
Bảng 3.6:

Phân loại các bệnh tiêu hoá
28
Bảng 3.7:
Tổng số thuốc, Số thuốc trung bình trong một bệnh án.

39
Bảng 3.8: .
Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng kháng sinh
30
Bảng 3.9:
Tỷ lệ các kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu
32
Bảng 3.10:
Tỷ lệ sử dụng kháng sinh đơn độc và phối hợp
33
Bảng 3.11:
Các phác đồ phối hợp kháng sinh trong năm 2010 – 2011
35
Bảng 3.12:
Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi phác đồ điều trị kháng sinh

36
Bảng 3.13:
Lý do thay đổi phác đồ điều trị kháng sinh

36
Bảng 3.14:
Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh trung bình
38
Bảng 3.15:

Hiệu quả sử dụng kháng sinh năm 2010
39
Bảng 3.16:
Hiệu quả sử dụng kháng sinh năm 2011
40




DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình
Nội dung
Trang
Hình 3.1:.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % phân loại bệnh nhân theo lứa tuổi
24
Hình 3.2:
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % phân loại bệnh nhân theo giới tính
25
Hình 3.3:
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % phân loại bệnh nhân nhi theo nhóm
bệnh chính
26
Hình 3.4:
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % phân loại các bệnh đường hô hấp
27
Hình 3.5:
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % phân loại bệnh nhân theo bệnh hệ
tiêu hóa

29
Hình 3.6:
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % phân loại bệnh nhân theo bệnh hệ
tiêu hóa
31
Hình 3.7.
Biểu đồ tỷ lệ bệnh án của bệnh nhân có sử dụng kháng sinh
36
Hình 3.8.
Biểu đồ tỷ lệ bệnh nhân thay đổi phác đồ điều trị kháng sinh
37
Hình 3.9.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % lý do thay đổi phác đồ điều trị kháng
sinh
40
























MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 2
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 2
1.1.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên 2
1.1.2. Qui mô bệnh viện và khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên 3
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH 3
1.2.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh [3, 13] 3
1.2.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh [4, 13] 4
1.2.3. Phân loại kháng sinh 8
1.2.3.1. Theo cấu trúc hoá học 8
1.2.3.2. Phân loại dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh 9
1.2.3.3. Phân loại dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh 10
1.2.3.4. Phân loại dựa trên dược động học – dược lực học (PK/PD) 10
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM LIÊN QUAN ĐẾN DÙNG THUỐC
VÀ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH 11
1.3.1 Giai đoạn sơ sinh (Dưới 1 tháng tuổi) [ 1, 4, 10, 14, 16, 17] 11
1.3.2. Giai đoạn bú mẹ (Dưới 1 tuổi) [ 4, 16] 11
1.3.3. Giai đoạn trước tuổi đi học ( Từ 1 đến dưới 6 tuổi) [ 4, 6] 12
1.3.4. Thời kỳ thiếu niên ( 6 đến 15 tuổi) [ 4, 6, 16] 13
1.4. LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM
13

1.4.1. Nhận định tác nhân vi khuẩn gây bệnh [12] 13
1.4.2. Vị trí nhiễm khuẩn và hoàn cảnh lâm sàng [12] 15
1.4.3. Lựa chọn kháng sinh dựa vào vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu (11,12) 16
1.5. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ATC 17
1.5.1. Mục đích [7] 17
1.5.2. Cấu trúc và danh pháp [7,18,19,21] 18
1.5.3. Nguyên tắc phân loại 19
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Xác định cỡ mẫu 21
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu 21
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 22

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22
2.4.1. Giải quyết mục tiêu: Tìm hiểu mô hình bệnh tật. 22
2.4.2. Giải quyết mục tiêu: Tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh. 22
2.5. CÁC CÔNG THỨC ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU [ 20] 23
2.5.1 Số ngày điều trị trung bình (G) 23
2.5.2. Số thuốc trung bình cho một đơn (A) 23
2.5.3. Số thuốc kháng sinh trung bình trong một đơn (D) 23
PHẦN III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN 24
3.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HƯNG YÊN
24
3.1.1. Số ngày điều trị trung bình qua các năm 2010 – 2011 24
3.1.2. Phân loại bệnh nhân nhi theo lứa tuổi và giới tính 24
3.1.3. Phân loại bệnh nhân nhi theo nhóm bệnh chính 26
3.1.4. Phân loại các bệnh đường hô hấp (ICD X) [8]. 27

3.1.5. Phân loại các bệnh tiêu hoá 29
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2011 30
3.2.1. Một số chỉ số sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện 30
3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng kháng sinh 31
3.2.3.Tỷ lệ các kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu 32
3.2.4.Tỷ lệ sử dụng kháng sinh đơn độc và phối hợp 34
3.2.5. Các phác đồ phối hợp kháng sinh 35
3.2.6. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi phác đồ điều trị kháng sinh và lý do thay đổi. 36
3.2.7. Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh. 38
3.2.8. Hiệu quả sử dụng kháng sinh. 39
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46
4.1. KẾT LUẬN 46
4.2. ĐỀ XUẤT 47
PHỤ LỤC 48
DANH SÁCH BỆNH NHÂN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

























1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát minh ra kháng sinh là một thành tựu quan trọng của nền y học thế giới, nó
là vũ khí chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đó loài người bó tay. Trong những
thập kỷ gần đây, cùng với sự tiến bộ và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật,
ngành Dược cũng đạt được những thành tựu to lớn, hàng loạt thuốc mới được đưa vào
nghiên cứu và sản xuất thành công trong đó có một số lượng lớn kháng sinh cũng đã
được đưa vào sử dụng đã góp phần đẩy lùi nhiều bệnh dịch trên thế giới. Hiện nay,
kháng sinh là một trong những nhóm thuốc lớn, cần được quan tâm. Đặc biệt khi sử
dụng kháng sinh cho trẻ em, bởi vì “ Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Từ giai
đoạn sơ sinh đến thời kỳ thiếu niên, cơ thể trẻ em phát triển rất nhanh, vì vậy chức năng
của cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến dược động học và dược lực học của thuốc. Ngược lại,
tác dụng và độc tính của thuốc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể trẻ
em.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh không đúng, không hợp lý, lạm dụng
kháng sinh dẫn đến vi khuẩn kháng kháng sinh, việc điều trị nhiễm khuẩn ngày càng
trở nên khó khăn và tốn kém. Trước thực trạng trên đòi hỏi các thầy thuốc, các nhà
quản lý cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. Có

như vậy chúng ta mới ngăn chặn được tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn và
nâng cao được hiệu quả điều trị.
Đề tài: “ Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa Nhi bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hưng Yên từ năm 2010 đến 2011” được thực hiện với mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu mô hình bệnh tật tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên từ
năm 2010 đến 2011.
2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hưng Yên từ năm 2010 đến 2011.
Từ đó chúng tôi đánh giá và đề xuất một số biện pháp quản lý việc sử dụng kháng sinh
cho trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên.
2
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên






























* Các phòng chức năng: ( 6 phòng )
1. Kế hoạch tổng hợp.
2. Vật tư và thiết bị y tế.
3. Y tá điều dưỡng.
4. Kế toán tài chính.
5. Quản trị.
6. Bảo vệ chính trị nội bộ.
* Các khoa lâm sàng trong Bệnh viện: (15 khoa)

Sở y tế
Hưng yên

Ban Giám đốc

Đoàn thể
Hội đồng tư vấn
- Hội đồng khoa học

- HĐT & ĐT

Các phòng chức
năng ( 6 phòng)

Các khoa cận lâm
sàng ( 7 khoa )

Các khoa lâm
sàng ( 15 khoa )
3
1. Khoa ngoại tổng hợp.
2. Khoa ngoại sọ não.
3. Khoa sản.
4. Khoa nhi.
5. Khoa hồi sức cấp cứu.
6. Khoa y học cổ truyền.
7. Khoa phục hồi chức năng.
8. Khoa Thận - tiết niệu.

9. Khoa tiêu hóa.
10. Khoa nội tổng hợp.
11. Khoa tim mạch.
12. Khoa gây mê hồi sức.
13. Khoa thần kinh.
14. Liên khoa Răng hàm mặt – tai mũi
họng – mắt.
15. Khoa ung bướu
* Các khoa cận lâm sàng trong Bệnh viện: ( 7 khoa)
1. Khoa vi sinh

2. Khoa giải phẫu bệnh.
3. Khoa huyết học.
4. Khoa Chuẩn đoán hình ảnh.
5. Khoa thăm dò chức năng.
6. Khoa dược.
7. Khoa sinh hóa.

1.1.2. Qui mô bệnh viện và khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên là bệnh viện đa khoa hạng 2 trực thuộc Sở Y
tế Hưng Yên với qui mô 650 giường, được tổ chức thành 6 phòng chức năng, 15 khoa
Lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng.
Khoa Nhi là một khoa lớn trong bệnh viện, được bố trí 100 giường bệnh, với
trang thiết bị hiện đại đảm bảo cấp cứu và điều trị bệnh nhân hiệu quả.
Biên chế khoa Nhi: + 14 bác sỹ trong đó có 2 CKII, 1 Thạc sỹ, 2 CKI, 9 bác sỹ.
+ 35 Điều dưỡng trong đó có 4 ĐD đại học, 5 cao đằng, còn

lại là trung học.
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH
1.2.1. Định nghĩa thuốc kháng sinh [3, 13]
“ Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận được từ vi sinh vật tiết ra hoặc những
chất hoá học bán tổng hợp, tổng hợp có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm hãm
4
hoặc tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm vi sinh vật xác định (vi khuẩn, nấm,
động vật nguyên sinh, ) hay tế bào ung thư ở nồng độ thấp.”
1.2.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh [4, 13]
Có 4 nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
 Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
 Các tác nhân gây bệnh cho người có thể là virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn bào
hoặc ký sinh vật.
 Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng với vi khuẩn, rất ít kháng sinh có tác

dụng với virus, nấm gây bệnh, Mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng với một
số loại vi khuẩn nhất định. Vì vậy chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
 Các bước cần phải làm trước khi quyết định sử dụng một loại kháng sinh bao
gồm: Thăm khám lâm sàng; Các xét nghiệm lâm sàng thường quy; Tìm vi khuẩn
gây bệnh.
 Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý
Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc 3 yếu tố:
 Vi khuẩn gây bệnh
 Lựa chọn kháng sinh phải phù hợp với vi khuẩn gây bệnh: Tuỳ theo vị trí nhiễm
khuẩn, người thầy thuốc có thể dự đoán khả năng nhiễm loại vi khuẩn nào và căn
cứ vào phổ kháng sinh mà lựa chọn cho thích hợp.
 Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh tốt nhất là dựa vào kháng
sinh đồ; tuy nhiên việc này không phải cơ sở điều trị nào cũng có thể làm được,
hơn nữa thời gian thường mất nhiều ngày. Như vậy thăm khám lâm sàng để định
hướng mầm bệnh và căn cứ vào độ nhạy cảm của vi khuẩn do các chương trình
giám sát tính kháng thuốc Quốc gia hoặc do chính phòng xét nghiệm vi sinh của
bệnh viện công bố là việc làm khả thi hơn cả trong điều trị khởi đầu, sau đó nếu
có kết quả sẽ điều chỉnh lại nếu quá trình điều trị không đạt như mong muốn.
 Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm khuẩn
5
 Kháng sinh phải thấm được vào ổ nhiễm khuẩn, như vậy người thầy thuốc phải
nắm vững các đặc tính dược động học của thuốc mới có thể chọn được kháng
sinh thích hợp.
 Trong các tổ chức khó thấm, đáng lưu ý nhất là dịch não tuỷ do sự cản trở của
hàng rào máu – não. Hàng rào này bình thường rất khó thấm thuốc, khả năng
thấm được cải thiện hơn khi bị viêm.
 Sau đây là một số kháng sinh thấm ưu tiên vào các tổ chức:
- Dịch não tuỷ: Penicilin G, chloramphenicol, co – trimoxazol, C3G,
- Xương – khớp: Lincomycin, clindamycin, fluoroquinolon, C1G, C2G,
C3G,

- Tuyến tiền liệt: co – trimoxazol, fluoroquinolon, C3G…
- Mật: Ampicilin, cefoperazon, ceftriaxone,
 Lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệnh nhân
 Những khác biệt về sinh lý ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, đều có ảnh
hưởng đến dược động học của kháng sinh.
 Những thay đổi bệnh lý như suy giảm miễn dịch, bệnh gan, thận nặng làm giảm
rõ rệt chuyển hoá và bài xuất thuốc gây tăng một cách bất thường nồng độ kháng
sinh có thể dẫn tới ngộ độc và tăng tác dụng phụ.
 Các trạng thái bệnh lý khác như bệnh nhân bị bệnh nhược cơ, thiếu men G6PD,
đều có thể làm nặng thêm các tai biến bà tác dụng phụ của thuốc. Nếu bệnh nhân
là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì hậu quả của các tác dụng phụ có thể
ảnh hưởng cả đến thai nhi hoặc đứa con.
 Kháng sinh với trẻ em: Các kháng sinh phải chống chỉ định với trẻ em không
nhiều nhưng hầu hết đều phải hiệu chỉnh lại liều theo lứa tuổi.
Nhóm kháng sinh cần lưu ý nhất khi sử dụng cho trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh là
aminosid (gentamicin, amikacin…), glycopeptid (vancomycin), polypeptide
(colistin) vì đây là những kháng sinh có khả năng phân bố nhiều trong pha nước
nên khuếch tán rất ruộng ở các lứa tuổi này.
6
Bảng 1.1: Trình bày về chỉ định và chống chỉ định của một số kháng sinh thông
dụng cho nhi khoa [18]
Kháng sinh
Trẻ đẻ non
Sơ sinh
1 tháng – 3 tuổi
Trên 3 tuổi
Aminosid
+
+
+

+
Beta – lactamin
+
+
+
+
Oxacilin và dẫn
chất
0
0
+
+
Colistin
+
+
+
+
Co – trimoxazol
0
0
+
+
Cyclin
0
0
0
Cho > 8 tuổi
Lincosamid
0
0

+
+
Macrolid
+
+
+
+
Phenicol
0
-
-
+
Quinolon
0
0
0
Cho > 15 tuổi
Rifampicin
+
+
+
+
Vancomycin
+
+
+
+

 Phải biết nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Mục đích phối hợp kháng sinh là:

 Tăng tác dụng lên các chủng đề kháng mạnh
Trường hợp này được sử dụng cho điều trị nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện
hoặc những trường hợp bệnh đã chuyển thành mạn tính do điều trị nhiều lần
không khỏi.
Ví dụ: Phối hợp amikacin với ciprofloxacin trong điều trị P. aeruginosa đã
kháng với gentamicin.
Phối hợp Penicilin.A với các chất ức chế men beta – lactamase (acid clavulanic,
sulbactam, tazobactam, ) để khôi phục lại phổ của các kháng sinh lên các chủng
vi khuẩn đề kháng tiết beta – lactamase.
7
 Giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những vi khuẩn đề kháng
Phối hợp này thường áp dụng khi điều trị các nhiễm khuẩn kéo dài.
Ví dụ: Phối hợp kháng sinh trong điều trị lao, viêm màng trong tim, viêm xương
 Nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh
- Nới rộng lên vi khuẩn kỵ khí: Đa số các kháng sinh thông dụng không có tác
dụng hoặc tác dụng yếu lên các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là các chủng kỵ khí G (-
) như B. fragilis, do đó việc phối hợp kháng sinh chủ yếu để diệt vi khuẩn kỵ khí
với các nhiễm khuẩn có nguy cơ nhiễm kỵ khí cao. Ví dụ: Phối hợp metronidazol
với các kháng sinh khác trong các nhiễm khuẩn vùng bụng, vùng chậu vì
metronidazol là thuốc diệt vi khuẩn kị khí mạnh.
- Ngoài mục đích trên, việc nới rộng phổ thường không cần thiết vì:
+ Đã có nhiều loại kháng sinh phổ rộng và các dạng chế phẩm phối hợp sẵn.
+ Nếu tự ý phối hợp có thể gặp những tương tác bất lợi do không nắm vững cơ
chế tác dụng. Ví dụ: Phối hợp erythromycin với lincomycin, erythromycin với
chloramphenicol đều dẫn tới giảm tác dụng kháng khuẩn.
+ Khi phối hợp các kháng sinh tiêm, xu hướng chung hay trộn lẫn thuốc trong
cùng một bơm tiêm, dễ dẫn tới tương kỵ. Ví dụ: Trộn lẫn PenicilinG hoặc
ampicilin với gentamicin; trộn lẫn lincomycin với gentamicin đều gây tương kỵ.
 Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian quy định.
Không có qui định cụ thể về độ dài của của đợt điều trị với mọi loại nhiễm khuẩn

nhưng nguyên tắc chung là:
- Sử dụng kháng sinh đến khi hết vi khuẩn trong cơ thể + 2-3 ngày ở người bình
thường và + 5-7 ngày ở bệnh nhân Suy giảm miễn dịch.
- Thực tế, ít khi có điều kiện cấy vi khuẩn trong cơ thể +2-3 ngày ở người bình
thường và +5-7 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Với nhiễm khuẩn nhẹ, đợt diều trị thường kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày, nhưng
với nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập
8
(màng tim, màng não, xương….) thì đợt điều trị kéo dài hơn; riêng với bệnh lao, phác
đồ ngắn ngày cũng phải kéo dài tới 8 tháng.
Ngày nay, với sự xuất hiện nhiều kháng sinh hoặc các dạng chế phẩm có thời gian
bán thải kéo dài đã cho phép giảm được đáng kể số lần dùng thuốc trong đợt điều trị,
làm dễ dàng hơn cho việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Điều trị “chớp nhoáng”
Để điều trị một số dạng nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục chưa có biến chứng như
viêm bàng quang, niệu đạo, lậu…có thể sử dụng các kháng sinh thải mạnh qua nước
tiểu ở dạng còn hoạt tính như pefloxacin, spectinomycin (trobicin) một liều duy nhất là
đủ làm sạch ổ nhiễm khuẩn.
Cần phân biệt “điều trị chớp nhoáng” (traitements – minute): loại thứ nhất chỉ cần
sử dụng kháng sinh có thời gian tác dụng ngắn nhưng có hoạt tính cao khi thải trừ qua
đường tiết niệu, còn loại thứ hai dùng các kháng sinh có thời gian bán thải dài, có khả
năng tập trung với nồng đô cao tại nơi nhiễm khuẩn. Trường hợp thứ 2, thực chất tuy
thuốc chỉ dùng một liều duy nhất nhưng nồng độ thuốc giữ được rất lâu trong cơ thể, có
khi tới vài ngày hoặc nhiều tuần lễ.
1.2.3. Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách phân loại kháng sinh như phân loại theo phổ tác dụng, theo mục đích
điều trị hoặc theo cấu trúc hoá học
1.2.3.1. Theo cấu trúc hoá học
* Nhóm β- lactam
* Nhóm Aminosid:

* Nhóm Phenicol:
* Nhóm Tetracyclin
* Nhóm Macrolid:
* Nhóm Lincosamid:
* Nhóm Quinolon:
* Nhóm Sulfamycin:
9
* Nhóm Imidazol:
* Nhóm Rifamycin:
* Nhóm peptid :
1.2.3.2. Phân loại dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Tính nhạy cảm của kháng sinh được xác định dựa vào nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC- Minimal inhibitory Concentration) của một
kháng sinh là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi
khuẩn sau khoảng 24 giờ nuôi cấy.
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC- Minimal Bactericidal Concentration) là
nồng độ thấp nhất làm giảm 99,9% lượng vi khuẩn.
Chia KS làm 2 nhóm chính: Kháng sinh diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn
 Kháng sinh diệt khuẩn
- Là kháng sinh có MBC tương đương với MIC (tỉ lệ MBC/MIC ≈ 1) và dễ dàng
đạt được MBC trong huyết tương.
- Nhóm này bao gồm: Penicilin, cephalosporin, aminosid, polymyxin.
 Kháng sinh kìm khuẩn
- Là kháng sinh có MBC lớn hơn MIC (tỉ lệ MBC/MIC > 4) và khó đạt được nồng
độ bằng MBC trong huyết tương.
- Nhóm này bao gồm: Tetracyclin, cloramphenicol, macrolid.
Ý nghĩa: Giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh có hiệu quả hơn:
 Với nhiễm khuẩn nhẹ có thể dùng kháng sinh kìm khuẩn để hạn chế sự sinh sản
và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tạo điều kiện cho cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.

 Với nhiễm khuẩn nặng hoặc những người có sức đề kháng kém, nên sử dụng
kháng sinh diệt khuẩn.
 Khi phối hợp kháng sinh: Chỉ phối hợp các kháng sinh cùng nhóm, không phối
hợp các kháng sinh diệt khuẩn và kìm khuẩn với nhau làm giảm tác dụng điều trị
của kháng sinh.
10
1.2.3.3. Phân loại dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh
 Thuốc ức chế tổng hợp vách vi khuẩn: β- lactam, vancomycin, bacitracin,
fosfomycin.
 Thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn: cloramphenicol,
tetracyclin, macrolid, lincosamid, aminosid.
 Thuốc ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, rifampicin.
 Thuốc ức chế chuyển hóa: co – trimoxazol
 Thuốc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào: polymyxin, amphotericin.
1.2.3.4. Phân loại dựa trên dược động học – dược lực học (PK/PD)
Tác dụng của kháng sinh với vi khuẩn nhạy cảm được tiên đoán dựa trên các chỉ
số nồng độ đỉnh kháng sinh trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) hay thời gian trên nồng
độ ức chế tối thiểu.
Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ, nghĩa là khi nồng độ thuốc trong máu đạt
mức tối đa sẽ làm tăng tốc độ và mức độ diệt khuẩn
Thông số đặc trưng cho kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ là tỉ lệ giữa nồng độ
đỉnh trong huyết thanh (peak) và MIC90 của vi khuẩn.
Kháng sinh phụ thuộc thời gian phát huy tác dụng diệt khuẩn tối đa khi nồng độ thuốc
duy trì ở mức lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).
Đối với nhóm này nồng độ kháng sinh cao trong máu không làm tăng khả năng diệt
khuẩn. Thời gian trên nồng độ ức chế tối thiểu T>MIC là thông số dược động học đặc
trưng cho kháng sinh phụ thuộc thời gian.
Ý nghĩa:
Chọn chế độ liều cho kháng sinh, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng kháng sinh. Cụ
thể là với nhóm kháng sinh phụ thuộc nồng độ sử dụng chế độ liều dài, chiến lược tối

ưu hóa liều lượng. Với nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian tối ưu hóa thời gian tức là
sử dụng chế độ nhiều liều hoặc tiêm truyền liên tục để có thời gian trên nồng độ ức chế
tối thiểu là lớn nhất.
11
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM LIÊN QUAN ĐẾN DÙNG
THUỐC VÀ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH
1.3.1 Giai đoạn sơ sinh (Dưới 1 tháng tuổi) [ 1, 4, 10, 14, 16, 17]
Giai đoạn này nhiều cơ quan trong cơ thể chưa hoàn chỉnh về mặt chức năng.
Những đặc điểm khác biệt của trẻ em lứa tuổi này so với trẻ lớn là: tỷ lệ nước trong cơ
thể khá cao, đặc biệt là trẻ đẻ non có thể chiếm tới 85% trọng lượng cơ thể. Điều này
quan trọng đối với các thuốc tan trong nước và có phạm vi điều trị hẹp như amino
glycosis, theophylin. Lượng dịch vị trên kg cân nặng ít hơn người lớn và độ toan dịch
vị kém, chỉ đạt được bằng người lớn khi trẻ được 3 tuổi, điều này ảnh hưởng đến sự ion
hoá của thuốc, làm thay đổi hấp thu thuốc. Thời gian rỗng của dạ dày có thể kéo dài từ
6 – 8 giờ trong những ngày đầu và chỉ đạt được bằng người lớn khi trẻ được 6 – 8 tháng
tuổi. Vì vậy các thuốc hấp thu ở dạ dày có thể tăng lên do được lưu lại. Nhu động ruột
thường không đều và có thể chậm hơn người lớn, vì vậy khó có thể đoán trước được
tổng lượng thuốc hấp thu.
Trẻ phát triển nhanh, có nhiều thay đổi về chuyển hoá và thải trừ thuốc, vì vậy
cần điều chỉnh liều cho từng bệnh nhi cụ thể.
Trẻ dung nạp với các tác dụng phụ của thuốc kém, đồng thời cũng khó phát hiện độc
tính của thuốc.
Hệ men phân huỷ của thuốc chưa hoàn chỉnh. Hoạt tính chuyển hoá thuốc Cyt
P450 và các men liên hợp ở giai đoạn này thấp hơn đáng kể so với người lớn (chỉ bằng
50 – 70%)
Vì khả năng chuyển hoá thuốc còn kém nên nhiều thuốc được thải trừ chủ yếu bởi
chuyển hoá thuốc ở gan sẽ có độ thanh thải chậm và thời gian bán thải kéo dài.
* Các tác nhân vi khuẩn gây bệnh ở giai đoạn sơ sinh:
Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là E.coli và các trực khuẩn Gr âm khác, liên cầu B
và tụ cầu.

1.3.2. Giai đoạn bú mẹ (Dưới 1 tuổi) [ 4, 16]
12
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là các quá trình chuyển hoá xảy ra rất mạnh.
Kết quả là chiều cao và khối lượng cơ thể tăng đáng kể. Đồng thời đang diễn ra quá
trình hoàn thiện hệ tiêu hoá. Song, vì quá trình hoàn chỉnh hoá xảy ra lâu dài nên
thường bị rối loạn tiêu hoá. Từ 6- 12 tháng trẻ bắt đầu hình thành các tư thế, chuyển
sang ăn tạp và chập chững biết đi (16).
Các chức năng sinh lý đã hoàn chỉnh so với giai đoạn sơ sinh, nhưng tỷ lệ các
thành phần dịch trong cơ thể thay đổi nhanh, đặc biệt là tỷ lệ nước trên cân nặng. Đặc
tính này phần nào ảnh hưởng đến phân bố thuốc trong cơ thể. Đến cuối năm đầu tiên
trọng lượng của trẻ tăng gấp ba lần, chiều cao tăng gấp rưỡi lúc mới sinh. Vì vậy liều
lượng thuốc cần tính theo mg/kg hoặc mg/m
2
cơ thể, không nên tính theo những công
thức suy từ cân nặng của người lớn (4).
Hệ cơ bắp của trẻ em nhỏ, lại chưa được tưới máu đầy đủ. Do đó, nên hạn chế
tiêm bắp vì khó biết được chính xác sinh khả dụng để có được một liều thuốc chính
xác. Đường đưa thuốc qua da cũng đặc biệt lưu ý vì da trẻ mỏng nên khả năng thấm
thuốc mạnh hơn so với người lớn. Các loại thuốc hấp thu nhiều qua da như Corticoid
phải được thận trọng khi bôi vì tác dụng có thể tương đương khi dùng qua đường toàn
thân.
Với trẻ ở giai đoạn này việc hiệu chỉnh liều là rất cần thiết với trẻ đẻ non, trẻ có
những rối loạn chức năng gan thận (4).
1.3.3. Giai đoạn trước tuổi đi học ( Từ 1 đến dưới 6 tuổi) [ 4, 6]
Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với thời kỳ bú mẹ. Chức năng và
các bộ phận hoàn thiện dần, trẻ còn phát triển cả về vận động và tinh thần. Hệ cơ phát
triển, trẻ có khả năng phối hợp các động tác khéo léo hơn ( 6).
Nhưng rất khó khăn cho trẻ uống thuốc do thuốc do mùi vị khó chịu của thuốc
hoặc do trẻ không chịu uống thuốc. Vì vậy cần có những dạng bào chế thích hợp dành
cho trẻ em. Không dùng Tetracyclin cho trẻ độ tuổi này do nguy cơ làm đen và phá huỷ

men răng. Tránh để thuốc ở tầm tay trẻ do sự hiếu động trẻ sẽ cho vào miệng mọi thứ
nhặt được, trẻ dễ bị ngộ độc (4).
13
1.3.4. Thời kỳ thiếu niên ( 6 đến 15 tuổi) [ 4, 6, 16]
Trong đó: - Từ 6 – dưới 12 tuổi là tuổi học sinh nhỏ.
- Từ 12 – 15 tuổi là thời kì bắt đầu dậy thì.
* Từ 6 – dưới 12 tuổi:
Đặc điểm của lứa tuổi này là quá trình phát triển xảy ra tương đối đồng đều và cân
đối. Chiều cao mỗi năm tăng khoảng 4 – 5 cm, khối lượng tăng 2kg. Hệ thống cơ phát
triển mạnh. Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa (16). Ở thời kì này ít gặp khó khăn hơn
khi cho trẻ uống thuốc. Tuy nhiên tốc độ thải trừ của thuốc xảy ra nhanh hơn so với
người lớn ngay cả khi dùng một liều duy nhất. Một số thuốc như thuốc chống động
kinh và Theophylin tăng chuyển hoá, các thuốc nhóm Amino glycosid có tốc độ thải trừ
tăng (4)
Trẻ đang tuổi đi học, vì vậy cần tránh những thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ,
ngủ gà.
* Từ 12 – 15 tuổi:
Biểu hiện rõ rệt nhất về mặt sinh lý của thời kì này là tốc độ sinh trưởng. Chiều
cao của lứa tuổi này có thể tăng 5 – 8 cm, còn khối lượng tăng 4 – 8kg mỗi năm.
Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức và các cơ quan đã ảnh hưởng đến hoạt
động hệ tim mạch. Hoạt động của tim được tăng cường vì vậy mà kích thước của nó
tăng rõ rệt (16). Tế bào vỏ não đã hoàn toàn biệt hoá, chức năng vỏ não phát triển mạnh
và phức tạp hơn, trí tuệ phát triển và hình thành tâm sinh lí tính giới tính (6).
1.4. LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC NHIỄM KHUẨN Ở
TRẺ EM
1.4.1. Nhận định tác nhân vi khuẩn gây bệnh [12]
Sau khi thăm khám lâm sàng và có được chuẩn đoán là một bệnh nhiễm khuẩn
nào đó, thì thầy thuốc phải tiên đoán ngay vi khuẩn gây bệnh. Vậy tiên đoán nguyên
nhân gây bệnh cần dựa vào những yếu tố nào?
14

Hầu hết các tác nhân gây bệnh có thể chẩn đoán được dựa vào yếu tố cơ địa bệnh
nhân, vị trí ổ nhiễm khuẩn, các kết quả chẩn đoán nhanh, bệnh chính của bệnh nhân và
các yếu tố dịch tễ ở địa phương nơi bệnh nhân mắc bệnh.
Chẩn đoán tác nhân vi khuẩn gây bệnh dựa vào cơ địa bệnh nhân:
Tuổi:
Trẻ sơ sinh: các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là E.coli và các trực khuẩn Gr (-)
khác, liên cầu B và tụ cầu.
Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi thì phế cầu, H . influenzae và não mô cầu là thường gặp
trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Tuy vậy, bệnh do H . influenzae và màng não cầu sẽ
ít gặp hơn ở những nơi trẻ được tiêm đầy đủ hai loại vaccin này.
Thiếu hụt miễn dịch, tế bào bẩm sinh hay mắc phải kể cả nhiễm HIV
Thiếu hụt miễu dịch dịch thể: Thường nhiễm các vi khuẩn không có vỏ như phế
cầu, màng não cầu, H. influenzae, tụ cầu vàng.
Thiếu hụt miễn dịch tế bào: Thường gặp các vi khuẩn nội bào Listeria., Nocardia.,
nấm, virus và Pneumocystys carini.
Nhiễm HIV: Thường gặp các vi khuẩn gây bệnh cả trong rối loạn thiếu hụt cả miễn
dịch dịch thể và tế bào.
Những thiếu hụt khác làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Giảm chức năng lách: Dễ nhiễm khuẩn nặng, như nhiễm khuẩn huyết do phế cầu,
màng não cầu và H. influenzae Type B.
Rối loạn chức năng gan nặng: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli và các trực khuẩn
E. coli và các trực khuẩn Gram âm đường ruột khác.
Hôi chứng thận hư: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là bệnh viêm màng
bụng tiên phát do phế cầu, các trực khuẩn Gram âm và H. influenzae Type B.




15
1.4.2. Vị trí nhiễm khuẩn và hoàn cảnh lâm sàng [12]

Da:
Nhiễm khuẩn da tiên phát: Vi khuẩn thường gặp nhất là liên cầu A gây nên các
nhiễm khuẩn lông ở da như: viêm quầng và các mụn phỏng ngoài da. Các nhiễm khuẩn
ở sâu hơn như nhọt và cụm nhọt thường do tụ cầu vàng.
Nhiễm khuẩn da sau chấn thương hoặc bỏng :
- Giai đoạn đầu: thường do tụ cầu vàng nếu ở giai đoạn muộn và nhiễm khuẩn kéo dài
thường do trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa)
- Chấn thương ở vùng bàng quang, tiểu khung và chấn thương nặng ở ổ bụng: thường
gặp các vi khuẩn kị khí, các Clostridium sp, các trực khuẩn Gram âm đường ruột.
- Do súc vật cắn: Thường là vi khuẩn Erysipelothric, Pasteurella multocida
Tai giữa:
Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, H. influenzae, B. catarrhalis, liên cầu nhóm A.
Riêng ở trẻ sơ sinh có thể gặp các trực khuẩn Gram âm đường ruột.
Xoang:
Các vi khuẩn thường gặp là H.influenzae (nontype), phế cầu và các vi khuẩn kị
khí từ khoang miệng. Trong các trường hợp nhiễm khuẩn xoang mạn tính hoặc cơ thể
trẻ bị suy kiệt có thể gặp tụ cầu vàng, trực khuẩn Gram âm đường ruột, Pseudomonas,
Aspergilus. Các trẻ bị đái tháo đường, cơ thể suy kiệt có thể gặp Phycomycetes.
Họng:
Liên cầu A hay gặp nhất, ngoài ra có thể gặp khuẩn bạch cầu (C. diphtheriae ). Tuy
nhiên, bệnh bạch hầu họng hiện nay rất hiếm gặp do trẻ được tiêm chủng. Lậu cầu cũng
gặp ở các trẻ có tiền sử bị lây nhiễm qua đường tình dục.
Miệng:
Nấm Candida, các vi khuẩn yếm khí thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ còn bú, trẻ điều
trị kháng sinh nhiều ngày và những trẻ cơ thể suy yếu.
Nắp thanh quản và thanh quản:
Thường gặp nhất là H.influenzae Type B và khuẩn bạch cầu. Tuy vậy hiện nay
bạch hầu thanh quản còn rất ít gặp do trẻ được tiêm chủng.
16
Phế quản – Phổi:

Hay gặp nhất là phế cầu, H.influenzae Type B. Liên cầu B thường gặp ở trẻ sơ
sinh. Klebsiella và các vi khuẩn Gram âm khác và tụ cầu vàng thường gặp ở trẻ dưới 2
tuổi. Các M.pneumoniae thường gặp hơn ở trẻ trên 5 tuổi.
Các vi khuẩn yếm khí thường gặp ở các trẻ bị ép xe phổi, các trẻ có hội chứng
hít, dị vật đường thở.
Lao thường gặp ở trẻ tiếp xúc với nguồn lây ở người lớn, tràn dịch màng phổi
thường do tụ cầu vàng, C. Trachomtinii cũng có thể gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Pneumocytis carinii thường gây viêm phổi ở trẻ nhiễm HIV.
Đường tiêu hoá:

Trực khuẩn lỵ (Shigella) thường gây thành dịch vào mùa hè. Trẻ nhỏ dễ mặc bệnh
hơn và thường có sốt cao,đi ngoài phân máu mũi.
Lỵ amid thường gặp nhiều hơn ở trẻ lớn đi ngoài phân máu mũi, nhưng thường
không có sốt, ít khi có dấu hiệu mất nước kèm theo như lỵ trực khuẩn. Thương hàn
thường gây dịch lẻ tẻ, trẻ mắc bệnh thường sốt cao liên tục kéo dài trên 7 ngày kèm
theo rối loạn tiêu hoá như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa lỏng.
Tả thường gây thường gây thành dịch lớn vào mùa hè, bệnh nhân bị ỉa chảy nhiều
lần phân nhiều nước và nôn nhiều lần, trẻ mất nước suy sụp nhanh.
E.coli thường gây viêm đường mật, áp xe gan do giun lên đường mật hoặc các
nhiễm khuẩn khác trên ổ bụng. Ngoài ra cũng có thể gặp ỉa chảy do E. coli gây bệnh.
H.pylori chủ yếu gây viêm loét dạ dày và hành tá tràng ở trẻ em gây biến chứng
xuất huyết tiêu hoá.
Giardia, Lambia cũng gây rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy kéo dài.
Đường tiết niệu
:
Hay gặp nhất là E. coli và trực khuẩn Gram âm đường ruột khác Enterococus
thường gặp ở trẻ nhiễm tiết niệu tái phát. Trực khuẩn mủ xanh hay thường gặp ở trẻ
nhiễm khuẩn bệnh viện như phải nằm lâu do hôn mê nằm liệt giường gây loét và phải
đặt sonde bàng quang
Tụ cầu vàng hay gặp ở các trẻ bị áp xe thận hay trẻ bị nhiễm khuẩn huyết.

1.4.3. Lựa chọn kháng sinh dựa vào vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu (11,12)
Bảng 1.2: Lựa chọn kháng sinh dựa vào vi khuẩn gây bệnh đặc hiệu
Vi
khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh
Thuốc lựa chọn
hàng đầu
Thuốc lựa chọn thay
thế
Trực
Clostridium
Metronidazol (uống)
Clindamycin (uống)
17
khuẩn
Gr (+)

Clostridium sp

Listeria monocytogens
Penicilin G + kháng
độc tố uốn ván
Ampicilin +
Gentamicin

Clindamycin hoặc
Metronidazol
Cotrimoxazol
Corynebacterium diphtheriae
Penicilin G

Erythromycin
Cầu
khuẩn
Gr (-)
Neisseria meningitidis (Màng
não cầu)
Penicilin G
Chloramphenicol
Neisseria gonorrhoeae (lậu
cầu)
Spectinomycin hoặc
Ceftriaxon
Cephalosporin thế hệ
3 hoặc Cefixim
Trực
khuẩn
Gr (-)
Enterobacter sp.
Cefotaxim hoặc
Ceftriaxon
Imipenem, Cefotaxim
hoặc Ceftriaxon
E. coli
Aminoglycosid
Imipenem
H. influenzae
Chloramphenicol
Cefuroxim hoặc
Amoxicilin –
clavulanat

Trực khuẩn mủ xanh
Ceftazidim
Imipenem hoặc
Carbenicilin +
aminosid
Samonella sp
Cloramphenicol
hoặc amoxicillin
(nếu còn nhạy)
Cefotaxim
Ceftazidim
Lỵ trực khuẩn
Cotrimoxazol (nếu
còn nhạy)
Acid nalidixic
Các
loại
khác
Chlamydia pneumoniae
Chlamydia psittaci
Tetracyclin
Erythromycin
Ricketsia
Tetracyclin
Chloramphenicol
1.5. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ATC
1.5.1. Mục đích [7]
Mục địch của hệ thống phân loại ATC là cung cấp một công cụ cho các nghiên
cứu về tình hình sử dụng thuốc, nhằm cải thiện chất lượng của việc sử dụng thuốc. Nó
được WHO coi là một tiêu chuẩn quốc tế cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này. Ngoài ra

còn để trình bày và so sánh các số liệu thống kê về việc tiêu thụ thuốc ở mức độ quốc tế
và các mức độ khác.
Sự phân loại một chất trong hệ thống ATC không phải là một khuyến cáo sử
dụng thuốc, cũng không nhằm đánh giá chất lượng của một thuốc hay một nhóm thuốc.
18
1.5.2. Cấu trúc và danh pháp [7,18,19,21]
 Danh pháp:
Tên hoạt chất trong hệ thống phân loại ATC được ghi theo tên quốc tế (INN). Nếu
không có tên quốc tế thì chọn theo tên được chấp nhận ở Mỹ (United States Approved
Name) hoặc tên được chấp nhận ở Anh (British Approved Name).
 Cấu trúc:
Hệ thống phân loại ATC được xây dựng dựa trên cơ sở ba yếu tố:
 Bộ phận cơ thể mà thuốc tác động vào (Anatomycal)
 Tác dụng điều trị của thuốc (Therapeutic)
 Các đặc trưng hoá học của thuốc (Chemical)
Trong hệ thống phân loại này, mỗi thuốc sẽ có ít nhất một mã bao gồm năm bậc phân
loại được ký hiệu dưới dạng những nhóm chữ và số khác nhau.
Bảng 1.3: Cấu trúc của hệ thống phân loại ATC
Bậc
Ký hiệu
ý nghĩa

1

01 chữ cái
Chỉ bộ phận giải phẫu của cơ thể nơi mà nhà
thuốc tác động vào. Bậc 1 được chia làm 14
nhóm nhỏ tương đương với 14 chữ cái.
2


02 ký tự số
Chỉ tác dụng điều trị chính có liên quan đến bộ
phận giải phẫu cơ thể mà thuốc tác động vào.
3
01 chữ cái
Chỉ nhóm điều trị cụ thể
4

01 chữ cái
Chỉ nhóm hoá học có liên quan đến tác dụng
dược lý.
5
02 ký tự số
Chỉ nhóm chức hoá học cụ thể của thuốc.
Ví dụ: Ampicilin có mã ATC là J01CA01, trong đó:
Bậc 1: J chỉ nơi tác dụng của thuốc: hệ kháng khuẩn.
Bậc 2: J.01 chỉ tác dụng điều trị chính: Kháng khuẩn tác dụng toàn thân.
Bậc 3: J.01.C chỉ nhóm tác dụng dược lý cụ thể: Kháng khuẩn nhóm B – lactam, các
Penicilin.
Bậc 4: J.01.C.A chỉ nhóm chức hoá học liên quan đến tác dụng: các Penicilin phổ rộng.
Bậc 5:J .01.C.A.01 để chỉ đích danh tên hoạt động chất là: Ampicilin ( 18,19


×