Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị thoát vị địa đệm cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 282 trang )

B KHOA HC V CễNG NGH B Y T

000


TI C LP CP NH NC


BO CO TNG HP
KT QU KHOA HC CễNG NGH TI


NGHIấN CU THC TRNG, CC YU T
NGUY C V CC PHNG PHP IU TR
THOT V A M CT SNG

M S: TL.2008G/19




cơ quan chủ trì: bệnh viện hn việt đức
chủ nhiệm đề tài: ts. nguyễn văn thạch





8734



hà nội - 2011

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ Y TẾ

000


ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, CÁC YẾU TỐ
NGUY CƠ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG
MÃ SỐ: ĐTĐL.2008G/19


Chủ nhiệm đề tài Bệnh viện HN Việt Đức
(Ký tên và đóng dấu)





Bộ Khoa học và Công nghệ
(Ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)







hµ néi - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan tất cả kết quả công bố dưới đây là trung
thực, do các thành viên đã đăng ký tham gia đề tài cấp nhà nước
“Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ và các phương pháp
điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống” Mã số: ĐTĐL.2008G/19 thực
hiện. Các kết quả này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.

Chủ nhiệm đề
tài



TS. Nguyễn Văn Thạch

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng dịch chuyển chỗ của nhân nhầy
đĩa đệm vượt quá giới hạn sinh lý của vòng xơ, gây nên sự chèn ép các thành
phần lân cận (tủy sống, các rễ thần kinh…), biểu hiện chính là đau thắt lưng

và hạn chế vận động vùng cột sống và các biểu hiện chèn ép vùng các rễ thần
kinh tương ứng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấ
n đề thời sự vì đó là một
nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, kèm theo các
triệu chứng thần kinh tương ứng. Ở Mỹ, mỗi năm có 2 triệu người phải nghỉ
việc vì đau thắt lưng. Trong khi đó, theo các trung tâm nghiên cứu và thống
kê ở châu Âu và Mỹ thì có tới 70% dân số trong cuộc đời có ít nhất một lần
đau thắt lưng [90]. Ước tính hàng n
ăm ở Mỹ có 31 triệu người đau lưng. Tổng
chi phí điều trị cho các trường hợp này lên đến 50 tỉ đô la. Theo thông báo
của Hội cột sống học Hoa Kỳ tháng 6 năm 2005 bệnh thoát vị đĩa đệm thắt
lưng chiếm 2-3% dân số, bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 30-50, nam mắc nhiều
hơn nữ Mỹ [78]. Theo một nghiên cứu của tác giả Radhakrishnan K (1994),
thực hi
ện tại Roschester, Mỹ số bệnh nhân có biểu hiện hội chứng chèn ép rễ,
tủy cổ trung bình cả hai giới nam và nữ là 83.2/100.000 dân, trong đó ở nam
cao hơn ở nữ. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương như mang vác
nặng hoặc sai tư thế đột ngột, bệnh diễn biến từ từ trong nhiều tháng nhiều
năm, thoát vị có thể chỉ ở một vị trí đĩ
a đệm nhưng cũng có thể ở nhiều vị trí
(TVĐĐ đa tầng), TVĐĐ hay gặp ở vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống
cổ, trong một số các trường hợp thì thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng và
chỉ được phát hiện tình cờ, một số khác thì thoát vị gây nên tình trạng ép tủy
cấp đòi hỏi phải phẫu thuật ngay để giải phóng tủy sống kh
ỏi tình trạng bị
chèn ép [72].

2
Ở Việt Nam có nhiều báo cáo về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hoặc

các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Ngay từ 1986, Hồ Hữu Lương [15]
đã thông báo 61 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với kết quả
cho thấy thoát vị đĩa đệm nhiều tầng chiếm 22.9% trong tổng số thoát vị đĩa
đệm. Các nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm đề
u thực hiện trên các đối tượng
bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế. Chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ thoát vị đĩa
đệm, mức độ thoát vị, yếu tố nguy cơ, các phương pháp điều trị thoát vị đĩa
đệm cũng như quy trình điều trị khoa học, hợp lý ở nước ta. Việc xác định tỷ
lệ thoát vị đĩa đệm c
ột sống cũng như xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh,
quy trình điều trị tại điều kiện cụ thể Việt Nam giúp chúng ta đề xuất phương
án dự phòng, giáo dục vệ sinh lao động cho người dân, phóng tránh và điều trị
có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống, giảm gánh nặng kinh tế y tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng tôi tiế
n hành nghiên cứu
này với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá được thực trạng, các yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm
2. Xây dựng và đánh giá được các quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm













3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh TVĐĐ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Nghiên cứu về TVĐĐ cột sống cổ
Trước thế kỷ thứ XX, bệnh lý cột sống cổ ít được nghiên cứu, nhất là
bệnh lý đĩa đệm. Năm 1927, Gutzeit là một tác giả người Đức lần đầu tiên mô
tả bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Stookey (1928) báo cáo hội chứng
chèn ép tủy do TVĐĐ
cột sống cổ 7 trường hợp. Michelsen và Mixter (1944)
đều nghiên cứu tổn thương rễ do chèn ép đĩa đệm cột sống cổ nhân 7 trường
hợp. Năm 1952, Leroy và Abbot áp dụng mổ lối trước cho một trường hợp
bệnh lý cột sống cổ do loãng xương C
4
C
5
, Robinson và Smith (1955) mô tả
đầu tiên bệnh lý rễ thần kinh cổ với các nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm chồi
xương và dầy dây chằng dọc sau bằng phương pháp mổ lối trước. Năm 1958,
Cloward trình bày kỹ thuật mổ lấy đĩa đệm lối trước sử dụng bộ dụng cụ
chuyên biệt cho bệnh lý TVĐĐ chèn ép tủy [58].
Các tác giả Carette (2005) [40], Rao (2006) [73] nghiên cứu nguyên
nhân, cơ chế bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng hội chứng chèn ép r
ễ, tủy cổ và
điều trị TVĐĐ cột sống cổ.
Việc điều trị về bệnh lý tủy, rễ thần kinh cổ là chủ đề có nhiều tranh luận từ
5 thập kỷ trước. Spurling [80] và Scoville [77] mô tả phần bên của thoát vị đĩa
đệm. Năm 1951, Scoville tường thuật lại 115 trường hợp mổ đầu tiên qua đường
mổ cổ trước bên. Kể từ đ
ó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thuận lợi của mở

lối trước bằng đường mổ trước bên trong mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Tại Việt Nam TVĐĐ cột sống cổ chỉ được chú ý và phát hiện vào những
năm 80 - 90 của thế kỷ trước. Năm 1981, Lê Xuân Trung, Trương Văn Việt
và Võ Văn Nho [29] đã báo cáo 6 trường hợp thoát vị đĩa đệm c
ột sống cổ

4
được mổ trong đó có 4 trường hợp được mổ lối trước với bộ dụng cụ tự chế
tạo theo nguyên tắc dụng cụ Cloward. Các trường hợp này đều có ảnh hưởng
trực tiếp từ chấn thương và tất cả các trường hợp đều cho kết quả tốt. Năm
1995, Trương Văn Việt và Võ Văn Nho báo cáo 8 trường hợp thoát vị đĩa
đệm cột sống c
ổ được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp Robinson tại
bệnh viện Chợ Rẫy. Năm 1996, tại bệnh viện Việt Đức và học viện Quân Y
103 đã áp dụng mổ cột sống cổ bằng đường mổ lối trước. Tháng 3/1999,
Dương Chạm Uyên và Hà Kim Trung [29] báo cáo 64 trường hợp mổ cột
sống cổ lối trước tại hội nghị phẫu thuật thầ
n kinh Việt Úc. Năm 2005, Võ
Văn Thành, Ngô Minh Lý và Trương Minh Hiển [23] ở bệnh viện chấn
thương chỉnh hình báo cáo 100 trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm ở lối trước.
Năm 2007, Nguyễn Công Tô và Nguyễn Đình Hưng [26] đã báo cáo phẫu
thuật 24 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có hội chứng rễ và hội
chứng tủy bằng sử dụng Cespace hàn liên thân đốt có kết quả
tốt.
1.1.2 Những nghiên cứu về TVĐĐ cột sống thắt lưng
Những nghiên cứu về lâm sàng và mô tả triệu chứng học của đau thắt
lưng đã được hoàn chỉnh bởi các nhà lâm sàng học nổi tiếng của thế kỷ 19 và
đầu thế kỷ 20, nhưng trước thời Mixter và Barr (1934) [67], chưa có ai tìm
được nguồn gốc chủ yếu của đau thắt lưng là do TVĐĐ, các mô tả đầ
u tiên về

TVĐĐ đã có từ trước đó với tên gọi là u sụn trước ngoài màng cứng
(Chondrome anterior-extradural) [58]. Lúc đó vai trò của các u sụn này trong
việc chèn ép gây viêm rễ thần kinh vẫn chưa được làm sáng tỏ. Đau dây thần
kinh tọa được Sigwald mô tả đầu tiên với các triệu chứng đau vùng hông lưng
lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân. Vai trò của TVĐĐ chèn ép các rễ thần
kinh gây đau thắt lưng hông được khẳng định lần
đầu tiên bởi Mixter và Barr
vào năm 1934 và xác định đây là nguyên nhân hàng đầu của đau dây thần
kinh tọa và cùng với việc lấy bỏ đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thành công

5
thông qua phẫu thuật cắt cung sau. Các nghiên cứu về sau được nghiên cứu
sâu hơn về triệu chứng học của De Seze S, Levernieux I (1948), Hirsch C,
Friberg S (1949), Spurling R G (1958), Walk L (1962), Avakian A V (1980)
[58] đã khẳng định và tập hợp các triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm
thành hai hội chứng chính: hội chứng cột sống thắt lưng và hội chứng rễ thần
kinh thắt lưng- cùng.
Phẫu thuật mổ mở có bề dày lịch sử khoả
ng 70 năm và cho tới nay vẫn là
phương pháp áp dụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển. Năm 1928, Alajuanine và Dutaillis [33] tiến hành phẫu thuật thành
công cho một trường hợp lồi đĩa đệm thắt lưng, có gây đau rễ thần kinh hông
to mạn tính.
Năm 1965, G.Yazargil [88,89] nghiên cứu và giới thiệu dụng cụ và kỹ
thuật vi phẫu. Đây là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật thần kinh trong
đó có vi ph
ẫu thuật lấy nhân đĩa đệm. Năm 1978 tác giả báo cáo 532 trường
hợp phẫu thuật vi phẫu cắt đĩa đệm, các bệnh nhân này chủ yếu là các vũ
công. Ông nhận thấy sau phẫu thuật họ trở lại sàn diễn rất nhanh. Maroon [65]
qua nghiên cứu 2500 ca phẫu thuật vi phẫu cắt đĩa đệm có một vài nhận xét:

đây là phẫu thuật nhanh, thời gian trung bình từ 30 phút đến 1 giờ. Khoảng
90% bệnh nhân sau mổ giảm đ
au từ tốt đến rất tốt. Tỷ lệ biến chứng như tổn
thương rễ, rách màng cứng dưới 1.5%. Tỷ lệ phải mổ lại theo dõi lâu dài sau
5-10 năm là dưới 5%. Tỷ lệ thành công từ 88% đến 98.5% qua nhiều tác giả
báo cáo. Maroon cho rằng đây là phương pháp có kết quả tốt hơn các phương
pháp trước đây ông đã áp dụng như tiêm tinh chất đu đủ, cắt đĩa đệm qua da
tự
động , phẫu thuật mổ mở
Phẫu thuật nội soi được Kambin [57] phát triển và trở thành một phương
pháp được nhiều phẫu thuật viên về chấn thương chỉnh hình ưa chuộng vì hệ
thống nội soi trên nguyên lý của nội soi khớp. Phương pháp này cũng được
một số tác giả như Anthony Yeung, Martin Knight, Sang Ho Lee, Thomas

6
Hoogland ủng hộ [91]. Hiện nay, với hệ thống nội soi mới nhất cho phép lấy
được cả các thoát vị đã vỡ và di rời trong ống sống, điều mà trước kia mọi
người nghĩ là chỉ có mổ mở mới giải quyết được.
Nhìn chung phẫu thuật nội soi đem lại nhiều ưu điểm như: thời gian
nằm viện ngắn (1-2 ngày), phương pháp mổ an toàn (vì bệnh nhân tỉ
nh nên
khi dụng cụ chạm hoặc cạnh tổ chức thần kinh sẽ thấy đau hoặc tê chân), sau
mổ đau rất ít (vì tổn thương phần mềm ít nhất), bảo vệ được các thánh phần
phía sau của cột sống (không làm mất vững).
Nucleoplasty là một kỹ thuật ít xâm lấn nhằm làm giảm áp lực nội đĩa
đệm bằng cách sử dụng công nghệ coblation. Công nghệ coblation là một quá
trình không tạo ra sức nóng, có kiể
m soát, sử dụng năng lượng của sóng cao
tần để kích thích chất điện phân ở trong môi trường dẫn, giống như dung dịch
muối, tạo ra một đám mây điện tích. Năng lượng phân tử của đám mây điện

tích đủ để phá vỡ các liên kết bên trong tổ chức mô, làm cho các tổ chức mô
bị phân huỷ ở nhiệt độ tương đối thấp (40-70
0
C). Kết quả là sự tiêu huỷ của
phần mô cần lấy với tổn thương tổ chức xung quanh là ít nhất. Bởi vì sóng
cao tần không tác động trực tiếp lên tổ chức mô trong quá trình coblation nên
nhiệt độ của tổ chức là giảm tối thiểu. Hầu hết nhiệt lượng này được sử dụng
cho đám mây điện tích hay nói cách khác là quá trình ion hoá. Năm 2002,
Cesaroni [42], khi nghiên cứu khoảng 800 bệnh nhân điều trị bằng sóng cao
tần, theo dõi sau 4-5 năm thấy không thấy đau lại là 70% đối với cột sống thắt
lưng và 85-91% đối với cột sống cổ, hầu như rất hiếm biến chứng và các
biến chứng đều nhẹ như viêm đĩa đệm
Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu và báo cáo về ứng dụng các phương
pháp trong chẩn đoán và điều trị TVĐĐ/CSTL. Năm 1987, Hồ Hữu Lương
c
ăn cứ vào hình khuyết lõm trên phim chụp bao rễ thần kinh 90 bệnh nhân
TVĐĐ/CSTL đã chia ra 4 độ chèn ép bao rễ thần kinh tưong ứng với 4 giai
đoạn trên lâm sàng. Tác giả nhận xét, chụp X quang bao rễ thần kinh cho

7
phép chẩn đoán chính xác mức độ TVĐĐ ra sau, giúp cho chẩn đoán viêm
màng nhện tủy, dị tật rộng, hẹp ống sống và các dị dạng về bao rễ thần kinh
thắt lưng cùng [17].
Ngô Thanh Hồi (1995), nghiên cứu 273 bệnh nhân đau thần kinh tọa đã
đề xuất 15 dấu hiệu có giá trị chẩn đoán TVĐĐ/ CSTL với độ tin cậy 95%, có
thể áp dụng trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán ở các cơ s
ở trước khi thực
hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết [8].
Theo Trần Ngọc Ân [1,2], đau thần kinh tọa do TVĐĐ/CSTL chiếm
11.2% số bệnh nhân vào điều trị tại khoa cơ - xương - khớp bệnh viện Bạch

Mai (1991- 2000), đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp.
Trần Đức Thái và cộng sự (2001) [20], nghiên cứu 45 trường hợp mổ
TVĐĐ/ CSTL thấy kết quả đạt tố
t và khá đạt 91.12 %, tỷ lệ nhiễm trùng và
tái phát sau mổ thấp (2.2%).
Vũ Hùng Liên, Trần Mạnh Trí [14] báo cáo 158 trường hợp phẫu thuật
mổ mở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho kết quả tốt là 64.5%, tỷ lệ
thoát vị tái phát là 7/158( 0.04%) sau theo dõi 2-3 năm.
Nguyễn Văn Chương [5] báo cáo điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng bằng phương pháp chọc hút đĩa đệm qua da nhân 15 tr
ường hợp đầu tiên.
Kết quả rất tốt( 20%), tốt (26.67%), vừa( 40%), kém (13.33%).
Vũ Hùng Liên và Bùi Quang Tuyển [13] báo cáo kết quả điều trị ngoại
khoa thoát vị đĩa đệm thắt lưng – cùng tại khoa phẫu thuật thần kinh BV 103
cho 2303 lượt bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm với kết quả: 65.28% tốt, 24.15%
khá, 9.2% vừa, 1.35% là kém. Tỷ lệ thoát vị tái phát là 1.95% (1996-2002).
1.2 Một số đặc điểm dịch tễ họ
c của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân chủ yếu của "hội
chứng đau cột sống" (TVĐĐ, chấn thương dây chằng đốt sống, thoái hóa dốt
sống). Đây là một vấn đề sức khỏe lớn của cộng đồng, tác động đến rất nhiều
người, ở mọi giới và mọi lứa tuổi, làm ảnh h
ưởng đến khả năng lao động và

8
tốn phí rất nhiều tiền bạc cho việc điều trị. Vấn đề này hiện đang được sự
quan tâm đặc biệt của xã hội và các nhà khoa học vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng
gia tăng. Nhiều khảo sát dịch tễ học ở cộng đồng cho thấy khoảng 80% dân số
ít nhất có một lần biểu hiện hội chứng đau lưng. Một báo cáo công bố trên tạp
chí Forbes tháng 8 n

ăm 1986 cho thấy hàng năm số tiền chi tiêu cho hậu quả
chủa chứng đau này lên tới 56 tỷ USD. Hội chứng đau này cũng là nguyên
nhân hàng đầu của lý do nghỉ việc đối với công nhân- viên chức tại các công
sở , nhà máy và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau các bệnh viêm đường
hô hấp khi phải đi bác sỹ khám bệnh [76].
Chỉ riêng ở Mỹ, mỗi năm có tới 7 triệu người phải nghỉ việc vì hội
chứng đ
au lưng (trong đó có nguyên nhân là TVDĐ), nhiều hơn bất kỳ lý do
nghỉ việc nào khác [34]. Tại Anh, hàng năm có 1,2 triệu người từ độ tuổi 15 trở
lên đi khám bác sỹ và mất đi 13,2 triệu ngày lao động vì chứng đau lưng [87].
Về nguyên nhân bệnh sinh của TVĐĐ, còn nhiều vấn đề cần làm sáng
tỏ vì có nhiều điểm còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Ví dụ như mối liên
quan giữa nghề
nghiệp và bệnh TVĐĐ. Theo Nachemson [68], tỷ lệ TVĐĐ ở
viên chức phải ngồi bàn giấy nhiều và người lao động mang vác nặng là khác
biệt không rõ rệt, tuy số ngày nghỉ việc của nhóm lao động nặng cao hơn
nhóm văn phòng vì không thể mang vác được.
Một số yếu tố có liên quan đến TVĐĐ:
- Tuổi: Thường gặp nhất ở độ tuổi 35- 55 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người
trong độ tuổi này đã có tiề
n sử đau lưng từ nhiều năm trước đó. ít gặp ở trẻ
em dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi. Hầu hết các phẫu thuật TVĐĐ được
thực hiện trên các đối tượng từ 35- 55 tuổi. Trong nhóm đó, người trẻ hơn
thường bị mổ ở đốt sống L5- S1, còn người lớn tuổi hơn thì ở L4- L5 [59].
Cắt nghĩa về độ tuổi mắc b
ệnh TVĐĐ, thấy rằng có vai trò của thoái hóa sinh
học theo tuổi (lão hóa), các tế bào sụn với thời gian lâu dần sẽ già đi, chất
lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm, với dáng đi đứng

9

thẳng thì đĩa đệm phải chịu áp lực cao thường xuyên, đĩa đệm lại chỉ được
nuôi dưỡng bằng thẩm thấu nên loạn dưỡng và thoái hóa xuất hiện. Ở lứa tuổi
30 đã xuất hiện thoái hóa về cấu trúc và hình thái và quá trình này diễn ra liên
tục, tăng dần theo tuổi [60].
- Giới: Nhiều khảo sát dịch tễ học cho thấy, tỷ lệ bệnh TVĐĐ tại cộng
đồng phân b
ố đều ở cả 2 giới nam và nữ. Điều rõ ràng là những người lao động
mang vác nặng có nguy cơ bị TVĐĐ cao hơn. Lao động phụ nữ mà mang vác
nặng thì dễ bị tổn thương cột sống hơn, nhưng vì số lao động năng là nam giới
chiếm số đông nên tỷ lệ mắc TVĐĐ cao hơn nghiêng về phía nam giới [60].
- Nghề nghiệp: Một số nghề buộc c
ột sống phải vận động quá giới hạn
sinh lý như lái xe cơ giới, công nhân khuân vác, thợ xây dựng, thợ may …
hoặc sau một đợt mang vác nặng đã trở thành yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình
thoái hóa đĩa đệm. Những nghề đòi hỏi ngồi lâu trên ghế không có tay vịn/ghế
đẩu/võng. Ngồi trên sàn nhà, ngồi bắt chéo chân/tư thế ép táo, ví dụ: cầu
nguyện, xem ti vi, ngồi ăn…
Ngồi liên tục kéo dài (ví dụ, các công nhân làm việc ngồi, các công
việc tôn giáo, những giám đốc phải ngồi nhiều, nhân viên lễ tân, người bán
vé, lái xe, điều hành máy tính, người soạn văn bản, trực điện thoại…). Ngồi
xổm. Sử dụng những dụng cụ phẳng, thấp khi ngồi (ví dụ cạo sàn nhà, nấu ăn,
chế biến thực phẩm, thợ sửa xe đạp, xe máy, nhổ cỏ bằng tay, thợ gốm, làm
đường, giặt giũ quần áo…).
Đ
i lên dốc, xuống dốc, đạp xe đạp nhiều.
Cúi nhiều (ví dụ: làm nghề nông, làm việc trên cánh đồng (không có
mang vác nặng), nhổ cỏ, làm vườn, câu cá, chèo thuyền, giặt giũ, rải đường,
thợ gốm, sửa khóa, dệt, đập gạch đá, làm nghề mộc, trát tường, làm gạch, đúc
đồng, vv).
Đứng kéo dài (Ví dụ: xếp hàng, bán hàng, y tá, bán hàng rong, thợ cắt

tóc, bảo vệ, điều hành xe buýt, lái tàu, cảnh sát giao thông, giáo viên, lễ tân,

10
tiếp viên hàng không, lực lượng an ninh, nhân viên y tế, thuộc da, vv).
Mang vác vật nặng (Ví dụ: khuân vác, nghề nông, đào bằng mai
thuổng, trồng trọt trên đất đồi núi, bán hàng rong, hái chè, thợ mỏ, công nhân
công nghiệp, đập gạch, bảo vệ…)
Kéo, đẩy nhiều (Ví dụ: xe kéo, xe tải, kéo thuyền buồm…).
Rung toàn thân (vận hành máy xay, nghiền, đập, máy cưa lớn, máy làm
sợi đay, máy nghiền gạch đá…). Leo cầu thang nhiều.
- Yếu tố chấn thương: Chấn th
ương cấp như ngã từ trên cao xuống,
trượt ngã khi mang vác nặng, cúi nâng vật nặng, cúi xoay bị lệch tư thế đột
ngột, … thường gây bệnh cảnh đau thắt lưng cấp.
Vi chấn thương là những sang chấn không đủ mạnh như yếu tố chấn
thương cấp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.
R. Caillet (1980) đã phân tích: TVĐĐ xuất hiện trong 3 tình huống: (1)
tải trọ
ng bất thường (quá tải) trên một tư thế gánh chịu lực sai lệch, (2) quá tải
trên tư thế gánh chịu lực bình thường hoặc (3) tải trọng bình thường nhưng
trên cơ chế gánh chịu lực sai tư thế [39].
- Mộ số yếu tố khác:
• Áp lực tâm lý cao, bị stress kéo dài, công việc đòi hỏi chịu trách
nhiệm cao, đòi hỏi sự tập trung cao độ, làm quá giờ nhiều.
• Tiề
n sử gia đình: cha, mẹ có bị thoát vị đĩa đệm.
• Thừa cân, béo phì: tính theo BMI đối với người châu Á
1.3 Đặc điểm giải phẫu và cơ chế bệnh sinh của bệnh TVĐĐ
1.3.1 Đặc điểm giải phẫu cột sống
Cột sống được cấu tạo từ 32- 33 đốt sống và được chia thành 5 đoạn

theo chức năng, đó là đoạn cổ (7 đố
t), đoạn lưng (12 đốt), đoạn thắt lưng (5
đốt), đoạn cùng (5 đốt) và đoạn cụt (3 – 4 đốt). Mỗi đốt có 3 phần chính: thân,
cung sau và các mỏm. Giữa cung và thân có lỗ đốt sống, tạo nên ống tủy khi
các đốt sống chồng lên nhau, trong đó chứa đựng tủy sống. Các đốt sống nằm

11
chồng lên nhau và đệm giữa các đốt sống là các đĩa đệm gian đốt sống, riêng
giữa CI-CII và đoạn cùng cụt không có đĩa đệm.
1.3.1.1 Thân đốt sống cổ
Có hình trụ, trên và dưới được viền xung quanh bởi gờ xương, các mặt
này giáp với đĩa đệm, do vậy đĩa đệm chịu lực trực tiếp từ thân đốt sống. Mặt
trên có hai gờ xương nổi lên ở hai bên và khớp với phần dướ
i của thân phía
trên, ở giữa có tổ chức tạo keo, có cấu trúc như một khớp, có vai trò giữ đĩa
đệm không lệch sang hai bên, là đặc điểm riêng của vùng cổ.

Hình 1.1: Cột sống cổ nhìn thẳng và nghiêng [52]
Từ C
3 – 7
các thân sống có hình dạng tương tự nhau như một tam giác
rỗng, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau. Bờ dưới của đốt sống
trên hơi lồi ra trước và xuống dưới hơn bờ trên đốt sống dưới. Phía sau thân
đốt sống có hai cuống xuất phát và nhô ra phía sau, từ hai cuống này có hai
bản sống hướng ra phía sau để tạo nên ống sống. Mỏm gai nhô ra phía sau từ
nơi hai bản sống gạp nhau tại đường gi
ữa, cho phép các cơ bám vào. Hai bên
thân sống là các mỏm ngang hướng ra ngoài và tạo nên bờ trước ngoài của
ống sống. Các mỏm ngang từ C
3 – 6

tách thành 2 củ: củ trước và củ sau. Củ
trước của C
6
to gọi là củ cảnh hay củ Chassargnac. Củ cảnh là mốc của động
mạch cảnh chung, động mạch giáp dưới và động mạch sống. Lỗ mỏm ngang
từ C
3-6
chứa động mạch sống, trái lại lỗ mỏm ngang C
7
chứa tĩnh mạch sống
phụ. Có hai mỏm khớp hướng lên trên và xuống dưới xuất phát từ chỗ giao

12
nhau giữa bản sống, cuống cung và gặp mỏm khớp của đốt sống còn lại tạo
nên các khớp nối. Mặt trên và dưới của thân đốt sống lõm chứa đĩa đệm.
Mỏm móc và khớp Luschka: mặt trên của thân đốt sống cổ có 2 phần
xương nhô lên trên ở mép sau bên của thân sống gọi là mỏm móc. Phần
xương nhô ra ở mặt dưới phía trước bên của thân sống được kết nối vớ
i mỏm
móc tạo thành khớp Luschka. Khớp Luschka cùng với mặt khớp tạo nên bờ
trước và bờ sau của lỗ liên hợp, nơi đi ra của các rễ thần kinh. Khớp Luschka
không phải khớp thật sự, vì nó không có bao hoạt dịch, nhưng nó đóng vai trò
rào chắn bằng xương để giữ đĩa đệm đúng vị trí.
1.3.1.2 Thân đốt sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, v
ới đặc điểm:
- Thân đốt sống rất to và chiều ngang rộng hơn chiều trước sau. Ba đốt
sống thắt lưng cuối có chiều cao ở phía trước thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ
phía bên trông như một cái chêm.
- Chân cung (cuống sống) to, khuyết trên của chân cung nông, khuyết

dưới sâu.
- Mỏm ngang dài và hẹp, mỏm gai rộng, thô, dày, hình chữ nhật đi thẳng
ra sau.
- Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp d
ưới có
tư thế ngược lại.

Hình 1.2: Giải phẫu đốt sống thắt lưng nhìn từ trên xuống [52]

13
Đây là đoạn cột sống đảm nhiệm chủ yếu các chức năng của cả cột
sống, đó là chức năng chịu tải trọng và chức năng vận động. Các quá trình
bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ học thường hay xảy ra ở đây, do chức năng
vận động bản lề, nhất là ở các đốt cuối L4, L5.
1.3.1.3 Đĩa đệm
Có hình thấ
u kính hai mặt lồi, cấu tạo bởi cấu trúc liên kết, dày chừng
3mm gồm các đĩa sụn, bao xơ và nhân đệm. Đĩa đệm bản chất là sụn và sợi,
nằm giữa các đốt sống từ C
2
trở xuống, chiều cao của mỗi đĩa đệm khoảng
45% chiều cao của thân sống phía dưới. Các đĩa đệm chiếm khoảng 20%
chiều cao cột sống cổ. Mặc dù độ cao phía sau của các thân sống lớn hơn phía
trước một chút, nhưng cột sống cổ lại ưỡn ra phía trước vì phía trước của mỗi
đĩa đệm lại cao hơn phía sau.
1.3.1.4 Đĩa sụn
Đĩa sụn là một hợ
p chất chứa sụn hyaline cho các chân bám vào mặt
xương của thân sống, qua các lỗ này các dưỡng chất xâm nhập và nuôi các
thành phần của đĩa đệm.

1.3.1.5 Bao xơ
Bao xơ là nơi tập trung các lớp sợi collagen, bên trong các sợi được sắp
xếp thành các lá đồng tâm theo các lớp chéo nhau. Càng về phía sau, các sợi
collagen càng có xu hướng sắp xếp theo chiều thẳng đứng và như vậy kém
vững chắc. Các sợi ngoài cùng dính với đầu xương của thân sống, các sợi bên
trong dính trực tiếp với đĩa sụn
Là một cấu trúc bè gồm 10 đến 20 lớp đồng tâm của các bó sợi
collagen. Các bó sợi này có độ dày khoảng 0.14 – 0.52 mm. Toàn bộ chiều
cao của đĩa sống chứa khoản 20-62 bó sợi. các bó sợi thẳng góc và liên tục
thành từng lớp. Khoảng cách giữa các bó sợi trung bình là 0.22 mm chiều
rộng, và được phủ đầy bởi chất gelatin. Cấu trúc của bao xơ nham nhở vào
40% các lớp của bao xơ kế
t với nhau không hoàn toàn ở chu vi của mỗi đĩa

14
sống tạo thành góc 20
o
[64]. Vòng sợi có một lớp ngoài mỏng hơn bằng
collagen và một lớp trong rộng hơn bằng sụn sợi. Các lá (lamellae) vốn lồi về
phía ngoại vi khi nhìn trên thiết đồ cắt thẳng đứng, là những vòng tròn không
hoàn chỉnh. Độ lõm của các lá ở mặt trong phù hợp với hình dạng bề mặt của
nhân tủy. Trên tất cả các phần tư của vòng sợi, vào khoảng nửa số lá là không
hoàn chỉnh, tỷ lệ này tă
ng lên ở vùng sau bên. Tsuje và cộng sự ghi nhận cấu
trúc nham nhở trong phần sau của bao xơ chiếm phần lớn các bè làm tăng độ
đan góc của các sợi và giảm sự kết nối giữa các bè [82]. Lớp ngoài của các bè
bao xơ được gắn vào phần vòng sụn tăng trưởng của đốt sống trên và dưới, bè
trong được gắn vào tấm tận của thân đốt sống. Các sợi collagen cung cấp độ
căng và chất proteoglycan, các phân tử n
ước xen giữa có vai trò kháng lại lực

nén vào đĩa [47] . Đĩa đệm có mật độ tế bào thấp, chất tế bào này có vai trò
duy trì sự khỏe mạnh của đĩa đệm bằng việc tạo ra các chất xơ ngoại sinh
[66]. Trên thí nghiệm cho thấy đĩa đệm trưởng thành có khả năng đáp ứng với
yếu tố tăng trưởng và có thể sữa chữa đĩa đệm qua yếu tố tăng trưởng [81] .
S
ự mô tả chung này về vòng sợi có thể không được áp dụng cho tất cả các
đoạn cột sống . Ở đoạn sống cổ các vòng sợi thường không hoàn chỉnh về
phía sau.
1.3.1.6 Nhân nhày
Nhân nhày chiếm khoảng 40% thể tích của khoang liên đốt sống, chứa
khoảng 1ml chất đệm gelatin có đường kính nhỏ hơn 50% đường kính ngang
của đĩa đệm và nằm hơi lệch ra sau. Chính các cấu trúc gelatin cho phép nhân
đệm hoạt động như một c
ấu trúc hấp thu lực. Cùng với tuổi tác, các thành
phần protein của đĩa đệm thay đổi, từ đó thay đổi các đặc tính của đĩa đệm.
Khi mới sinh, nhân nhầy to, mềm giống như keo và được tạo nên bằng
chất nhầy, như một tấm tận mỏng nằm giữa hai thân đốt [46], Nhân nhày bình
thường bao gồm: một nhân giữ nước tốt chứa proteoglycan (PG), những sợi

15
colagen đan với nhau thành 1 cung sợi, nước chiếm 80% trọng lượng nhân
nhày ở trẻ em và người trẻ.
1.3.1.7 Dây chằng
Cột sống được bao phủ phía trước và phía sau theo chiều dài của nó bởi
dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau. Dây chằng dọc sau được mô tả
gồm 2 lớp sâu và nông. Dây chằng dọc trước và dọc sau đều đóng góp vào độ
vững, mức độ di động và mềm dẻo của cột sống.
Dây chằng dọc trước được tạo nên bởi các sợi dọc dày đặc. Những sợi
này dính chặt và các đĩa gian đốt sống và các rìa lồi lên của thân đốt sống
nhưng không dính và phần giữa của các thân đốt sống. Phần giữa các thân đốt

sống dây chằng dày lên để lấp vào vùng lõm ở mặt trước các thân đốt, làm
cho mặt trước cột sống phẳng hơn. Nó được tạo nên bởi vài lớp sợi khác nhau
v
ề chiều dài nhưng đan cài chặt chẽ với nhau. Những sợi nông nhất, là những
sợi dài nhất và trải dài giữa bốn hoặc năm đốt sống. Những sợi sâu hơn nằm
ngay bên dưới trải dài giữa hai hoặc ba đốt sống và lên đốt sống kế cận. Ở
mặt bên của các thân đốt sống, dây chằng được tạo nên bởi một ít sợi ngắn đi
từ đố
t sống này đến đốt sống kế tiếp, được ngăn cách khỏi chỗ lỏm giữa các
thân đốt sống bởi những lỗ cho mạch máu chạy qua.
Dây chằng dọc sau nằm trong ống sống và trải dài dọc mặt sau của các
thân dốt sống, từ màng mái tới xương cùng, rộng hơn ở trên và dày ở vùng
ngực hơn là ở các vùng cổ và thắt lưng. Các sợi mịn và bóng của nó gắn chặ
t
với các đĩa gian đốt sống, các tấm sụn trong đầu xương và rìa lồi của các thân
đốt sống liền kề, nhưng ở giữa những chỗ bám này và được ngăn cách với
thân đốt sống bởi các tĩnh mạch sống nền và các nhánh tĩnh mạch dẫn máu từ
các tĩnh mạch sống nền. Đây là điểm chú ý khi phẫu thuật cắt bỏ dây chằng
dọc sau hay mài các gai xương trong thoái hóa đốt s
ống khi phẫu thuật lối
trước, đặc biệt trong lấy TVĐĐ và gai xương.

16
Khi cúi dây chằng dọc trước trở nên chùn lại khi phần trước của các đĩa
gian đốt sống bị ép. Ở giới hạn của nó, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng,
dây chằng gian gai, dây chằng trên gai và các sợi sau của đĩa bị căng, khoang
gian sống rộng ra, các mỏm khớp dưới trượt lên các mỏm khớp trên của đốt
sống nằm ngay bên dưới và các bao khớp trở nên căng. Khi ưỡn thì ngược lại,
và có sự ép lên các sợi sau củ
a đĩa và bị hạn chế bởi sự căng của dây chằng

dọc trước, các sợi trước của đĩa và sự áp lại gần nhau của các đốt sống và các
mặt khớp.
Dây chằng dọc sau đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
khối thoát vị đĩa đệm. Dây chằng dọc sau chạy dọc từ sọ tới xương cùng, làm
thành một lá chắn ngăn không cho đĩa đệm thoát vị ra sau. Các sợi dây chằng
d
ọc sau ở vùng cổ không tập trung dày đặc ở giữa mà trải đều trong phạm vi
mặt sau ống sống. Cùng với sự hiện diện của mỏm móc, đặc điểm giải phẫu
này của dây chằng dọc sau làm giới hạn tỷ lệ các thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
ở vùng lỗ liên hợp và tăng tỉ lệ thoát vị đĩa đệm trung tâm và cạnh trung tâm.
Khi nghiêng luôn kết hợp v
ới xoay quanh trục, các đĩa gian đốt sống bị
ép ở bên và bị căng và dài ra ở bên phía đối diện, và chuyển động được hạn
chế bởi sự căng của các cơ và các dây chằng đối kháng.
Dây chằng vàng:
Dây chằng vàng phủ phần sau của ống sống và bám từ cung đốt này
đến cung đốt khác và tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau ống sống để bảo
vệ tuỷ sống và các rễ th
ần kinh. Chiều dày của dây chằng vàng tăng dần từ
trên xuống dưới. Dây chằng vàng có tính đàn hồi, khi cột sống cử động, sẽ
góp phần kéo cột sống trở về nguyên vị trí.
Sự phì đại của dây chằng vàng cũng là một nguyên nhân gây đau kiểu
rễ vùng thắt lưng cùng.


17
Các dây chằng khác:
Dây chằng bao khớp: bao quanh giữa khớp trên và dưới của hai đốt
sống kế cận.
Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai có chức năng liên kết các

mỏm gai với nhau.

Hình 1.3: Các dây chằng ống sống [52]

18
1.3.1.8 Động mạch đốt sống
Động mạch đốt sống là ngành bên của động mạch dưới đòn, chui vào lỗ
của các mỏm ngang đốt sống, hầu hết các động mạch đều chui vào từ lỗ mỏm
ngang đốt sống cổ C6. Động mạch đốt sống chạy dọc giữa các đốt sống này
sau đó đi vòng ra sau quanh mỏm khớp trên đốt đội (C1) chui vào trong hộp
sọ. Mỗi độ
ng mạch đốt sống tách ra 2 nhánh: Động mạch tủy trước và động
mạch tủy sau.
Tủy sống
Chia làm 4 phần: phần cổ, phần ngực, phần thắt lưng và nón tủy
Tủy sống cổ phình to là nơi xuất phát đám rối thần kinh cổ và đám rối
thần kinh cánh tay. Cấu trúc bên trọng của tủy sống gồm có ống trung tâm,
chất xám và chất trắng.
Ống trung tâm:
Là ống nhỏ
ở trung tâm của tủy sống, đầu trên thông với não thất IV, ở
dưới tiếp giáp với đầu trên của dây tận cùng.
Chất trắng bao quanh chất xám:
Gồm hai phần nối với nhau bởi mép trắng, được tạo nên bởi các bó dẫn
truyền thần kinh gồm các sợi vận động ly tâm từ trên não xuống và các sợi
cảm giác hướng tâm lên não.
Tủy sống được cấp máu bởi 3 động mạch:
Động mạch gai tr
ước:
Tách ra từ động mạch đốt sống gần thân nền, hợp thành thân chung đi

dọc xuống theo đường giữa, trước khe trước của tủy sống
Động mạch gai sau:
Tách ra từ động mạch đốt sống hoặc động mạch tiểu não dưới ở ngang
mức mặt trên hành não, đi dọc xuống dưới chia thành 2 nhánh: Nhánh đi
trước rễ trước, nhanh đi sau rễ sau cảu thần kinh gai số
ng.


19
Động mạch rễ:
Tách ra từ động mạch đốt sống, đi theo 2 rễ thần kinh gai sống, cho các
nhánh nối với động mạch gai trước và động mạch gai sau.
Tĩnh mạch:
Máu tĩnh mạch của tủy sống được dẫn lưu từ hệ thống tĩnh mạch của
màng cứng theo mạng cột sống trong và mạng dưới nhện trước và mạng dưới
nhện sau để ti
ếp nối 1 cách dồi dào với tĩnh mạch liên đốt và mạng trước và
mạng sau nông của cột sống
1.3.1.9 Rễ thần kinh
Mỗi tầng đĩa đệm có một đôi rễ thần kinh đi ra từ bao màng cứng qua
lỗ liên hợp. Các rễ phía sau dẫn truyền các sợi cảm giác từ thần kinh sống đến
tủy sống, rễ phía trước chủ yếu mang các sợi vận động và dọc theo đó có
những sợi cảm giác, từ tủy sống đến rễ thần kinh. Các rễ phía sau và phía
trước ở hai bên được bao bọc bởi bao rễ trong ống thần kinh. Các thụ thể của
rễ trước nằm ở phần trước của tủy sống trong khi đó các thụ thể của các rễ
phía sau nằm ở vùng hạch rễ phía sau. Vùng hạch phía sau thường nằm ở
phần tận của rễ sau trong phần
đỉnh của bao rễ, hướng xuống dưới đến chân
cung và gần đến nách rễ. Các rễ thần kinh được bao bọc bởi màng cứng và
màng nhện được gọi là bao rễ, bao rễ có thể dài từ 2-3cm [69].

1.3.1.10 Vai trò và phương thức hoạt động của đĩa đệm
Đĩa đệm hoạt động như một vật thể hấp thụ lực, khi tác động lên cốt
ống. Các đĩa đệm có 2 chức năng chính:
- Phân tán lực nén, khả năng biến dạng cho phép đĩa đệm phân tán lực
trên toàn bộ mặt khớp của thân sống chứ không tập trung trên vùng ngoại vị
của thân sống.
- Cho phép sự di chuyển đa mặt phẳng giữa các thân sống kế tiếp nhau.
Sự di chuyển này cùng với khả năng di chuyển của các diện khớp trên, dưới
cho phép cột sống cổ có biên độ chuyển động lớn. Nhờ vào khả n
ăng biến

20
dạng đặc biệt của mình, đĩa đệm rất khó bị nén ép. Bất cứ lực nào tác động
lên nó đều được phân tán đến vòng sợi và mặt khớp của thân sống. Hoạt động
này chủ yếu dựa trên nguyên lý của sự tương quan giữa áp lực thủy tĩnh và áp
lực thể tích giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của đĩa đệm.
1.3.2 Bệnh căn, bệnh sinh thoát vị đĩa đệm
1.3.2.1 Cơ chế
thoát vị đĩa đệm
Trên thí nghiệm lồi đĩa đệm hay thoát vị nhân đệm được tạo ra do lực
nén ngang đĩa đệm. Người ta cho rằng TVĐĐ là ở ngoại biên khi bao xơ là
nơi đầu tiên thay đổi về mặt bệnh lý. Sự thoái hóa của bao xơ làm mất các cấu
trúc bè của bao xơ, do vậy thoái hóa đĩa đệm thường được ghi nhận là kết hợp
với TVĐĐ, nhưng TVĐĐ không xảy ra trong tất cả
các trường hợp đĩa đệm bị
thoái hóa. Nguyên nhân của rách bao xơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm không được
chứng minh trực tiếp trên sinh vật sống. Nhưng có những quan sát và cho giả
thiết cho rằng rách bao xơ là yếu tố có thể dẫn đến TVĐĐ [50]. TVĐĐ cũng
được nghiên cứu trên xác, được thực hiện dưới tác động của bẻ và nén cột
sống, vỡ các bờ của bao xơ và sự t

ạo thành các lỗ dò của bao xơ được tìm
thấy sau thoát vị đĩa đệm trong ống sống. Có 3 dạng của rách bao xơ được
nghiên cứu trên xác: rách hoàn toàn, rách đồng tâm và rách ngang [92]. Từ cơ
chế này, TVĐĐ có thể xảy ra sau rách bao xơ. Áp lực trong nhân đĩa trở nên
thấp hơn khi nhân đĩa đệm đi qua bao xơ bị rách [83] và làm giảm áp lực
trong bao xơ [30].
Khối thoát vị thường chứa nhân đĩa có gelatin, nhưng nó cũng có thể
bao gồm bao xơ s
ụn hay mảnh vỡ của chồi xương. Nghiên cứu trên 508
trường hợp cắt đĩa sống, 85% các trường hợp chỉ chứa nhân đĩa và phần còn
lại có sự phối hợp giữa nhân đĩa và bao xơ [37]. Mảnh vỡ của chồi xương
thường được thấy ở những người già có tuổi [53]. Lồi đĩa đệm có thể bao gồm
nhân đệm và bao xơ, tùy thuộc đĩa đệm có bị rách hoàn toàn hay không hoàn
toàn.

21
Tuổi liên quan đến sự thay đổi cấu trúc đĩa đệm, nghiên cứu trên xác
bởi Adam và Hutton (1985) [31] thoát vị đĩa đệm không xảy ra ở người lớn
tuổi sau khi chịu lực nén mặc dù trên thực tế cho thấy có những lỗ rách của
bao xơ. Trong khi đó thoát vị nhân đĩa được ghi nhận ở nhóm trẻ tuổi. TVĐĐ
điển hình có thể tạo ra sau khi có 1 lực tác động lên phía sau bên của bao xơ.
TVĐĐ gây ra do sự lặp đ
i lặp lại chấn thương nhỏ tác động lên cột
sống cổ, hiếm khi gây ra do một chấn thương đơn thuần. Nguy cơ của TVĐĐ
tăng lên do các tác động rung, chiu lực nén hay là giữ nguyên một vị trí kéo
dài, chấn thương cột sống cổ thường làm tăng quá trình thoát vị đĩa đệm.
Thoái hóa đĩa đệm là một phần của thoái hóa tự nhiên theo tuổi nhưng nó
cũng có thể hậu quả của tình trạ
ng kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, xơ hóa động
mạch, những hoạt động liên quan đến nghề nghiệp, di truyền, chấn thương,

cột sống cổ vận động lặp đi lặp lại nhiều lần.
TVĐĐ cấp tính gây ra bệnh lý đau theo rễ do các chất ở nhân đĩa gây
viêm rễ thần kinh trong đó proteolycan và phospholipases, Interleukin 6 và
nitric oxide phóng thích từ nhân đệm là những chất trung gian, chất gây viêm,
được chứng minh vai trò quan trọng trong sinh bệnh học đau rễ
thần kinh.
Rễ thần kinh bị chèn ép không phải lúc nào cũng gây đau trừ trường
hợp các hạch sau bị chèn ép. Sự chèn ép của khối thoát vị có thể làm thoái
hóa myeline gây triệu chứng thần kinh. TVĐĐ cổ ở giai đoạn cấp tính có sự
thoái biến của khối thoát vị với việc nhẹ đi của triệu chứng lâm sàng. Điều
này giúp làm cơ sở cho việc điều trị bảo tồ
n trong bệnh lý rễ thần kinh cổ.
Bệnh lý rễ thần kinh do chèn ép cơ học rễ thần kinh và do viêm. Đặc
biệt khối thoát vị tạo nên một khối choán chỗ ngang lỗ liên hợp nơi rễ thần
kinh đi ra và chèn ép vào rễ. Mặt khác gai xương ở vùng Uncus và ở vùng
mấu khớp, dây chằng vàng và mô xơ quanh rễ cũng gây ra sự chèn ép này.
Giảm chiều cao đĩa đệm có liên quan đến tuổi làm giảm độ rộng của lỗ
liên
hợp. Phì đại khối khớp cũng là một nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh.

22
Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lý rễ thần kinh cổ là hẹp lỗ liên hợp
(70-75%). Ngoài ra còn có nhiều yếu tố phối hợp bao gồm thoái hóa đĩa đệm,
thoái hoá của khớp Luschka và thoái hóa mấu khớp. Khác với những rối loạn
của vùng thắt lưng, TVĐĐ cổ thường chỉ gây bệnh lý rễ trong 20-25% các
trường hợp.
1.3.2.2 Sinh lý bệnh của hội chứng chèn ép rễ
Theo Furman và Yumashev [49], rễ thần kinh rất nhạ
y cảm với đau.
Khi khối TVĐĐ chèn ép vào bao rễ gây kích thích hoặc kéo căng rễ, kèm

theo phản ứng viêm xung quanh rễ làm tổn thương mạch máu gây phù nề,
thiếu máu thứ phát, làm cho rễ nhạy cảm với sự va chạm. Do đó các rối loạn
cảm giác xuất hiện trước các rối loạn vận động. Mặc dù phần đĩa đệm thoát vị
nằm phía trước rễ và chạm vào các sợi vận động, như
ng do áp lực phản hồi
các sợi cảm giác sẽ bị đè ép vào dây chằng vàng. Đè ép rễ mạn tính dẫn đến
xơ hóa bao rễ, lâu ngày dẫn đến tổn thương sợi trục, gây rối loạn dẫn truyền,
dẫn đến liệt các mức độ và rối loạn cảm giác. Ngoài ra TVĐĐ còn chèn ép
hoặc xuyên qua dây chằng dọc sau, nơi có các tận cùng cảm giác đau của dây
thần kinh quặt ngược Lucshka, cũng gây ra triệ
u chứng đau trong hội chứng
rễ.
Thoái hóa đĩa đệm mãn tính thường sau giai đoạn 20 tuổi. Rách xung
quanh bao xơ ở vùng sau bên của bao xơ thường được thấy, rách nặng ở vùng
chu vi sẽ tạo nên những lỗ thủng, nhân đĩa đệm sau đó bị vỡ và đi qua lỗ
thủng này. Giảm chiều cao đĩa đệm thường là hậu quả của rách xung quanh
bao xơ. Chất proteolycan và nước sẽ thoát qua những đường vòng bao x
ơ gây
nên tình trạng thoái hóa nhân và sau đó sẽ làm giảm chiều cao đĩa đệm. Thoái
hóa thân đốt sống và hình thành gai cột sống được nhìn thấy ở giai đoạn cuối.
Cử động gập cột sống cổ hay xoay sẽ làm tăng tình trạng chấn thương bao xơ.
Phân bố thần kinh ở phía ngoài bao xơ là yếu tố chính gây đau.

×