Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Chi phí điều trị bệnh sốt dengue, sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
TÊN ĐỀ TÀI:
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
TẠI BỆNH VIỆN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: VIỆN PASTEUR TP.HCM
MÃ SỐ ĐỀ TÀI: CDN01
NĂM 2011
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
TÊN ĐỀ TÀI: CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT DENGUE/
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN PASTEUR TP.HCM
Cấp quản lý: BỘ Y TẾ
Mã số đề tài: CDN01
Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 26.162 đô la Mỹ
NĂM 2011
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Chi phí điều trị bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại bệnh
viện
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: ThS.BS. Lương Chấn Quang
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ Y tế


 ThS. BS. Lương Chấn Quang Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
 ThS. BS. Phan Văn Tính Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
 CN. Đỗ Kiến Quốc Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
 TS. BS. Nguyễn Thanh Hùng Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh
 TS. BS. Lê Bích Liên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh
 TS. BS. Nguyễn Ngọc Rạng Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
 BS. Võ Tăng Duyên Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân
 BS. Phan Kim Chung Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân
 BS. Lê Văn Nhân Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú
 BS. Võ Minh Quang Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú
8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có): không
9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007
MỤC LỤC
Phần A. Báo cáo tóm tắt 1
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 1
2. Bản tự đánh giá kết quả nghiên cứu 2
Phần B. Báo cáo chi tiết 3
1. Đặt vấn đề 3
2. Tổng quan tài liệu 5
2.1. Sơ lược về bệnh dengue 5
2.2. Phân tích chi phí điều trị ca dengue 9
2.3. Các nghiên cứu về chi phí chính danh điều trị dengue 13
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16
3.1. Thiết kế nghiên cứu 16
3.2. Địa điểm nghiên cứu 16
3.3. Thời gian nghiên cứu 16
3.4. Đối tượng nghiên cứu 16
3.5. Số liệu cần thu thập 17
3.6. Phương pháp thu thập số liệu 18
3.7. Phương pháp thu thập và tính toán chi phí 19

3.8. Phương pháp kiểm tra tính chính xác của số liệu 21
3.9. Phương pháp xử lý số liệu 22
3.10. Phương pháp ước tính gánh nặng kinh tế của dengue 22
3.11. Y đức 23
4. Kết quả và bàn luận 24
4.1. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu 24
4.2. Đặc điểm sử dụng các dịch vụ y tế của đối tượng nghiên cứu 29
4.3. Đặc điểm thông tin phi y tế của đối tượng nghiên cứu 34
4.4. Chi phí điều trị sốt xuất huyết 36
4.5. Gánh nặng kinh tế liên quan đến bệnh sốt xuất huyết 42
5. Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
Phụ lục
Phiếu điều tra ca bệnh
Đơn giá ở các bệnh viện
1
PHẦN A. BÁO CÁO TÓM TẮT
1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mở đầu: Dengue là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở khu vực phía Nam, nhưng
gánh nặng kinh tế chưa được đánh giá đầy đủ mặc dù đó là một phần thông tin quan
trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phòng chống bệnh.
Mục tiêu: Nghiên cứu chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ca dengue ở Việt
nam, phân bố theo tuổi (< 15 tuổi, > 15 tuổi) và độ nặng (SD, SXH, Sốc). Dữ liệu thu
thập được sẽ kết hợp với dữ liệu giám sát dịch tễ nhằm đánh giá gánh nặng kinh tế do
dengue ở Việt nam.
Phương pháp: Một nghiên cứu tiên cứu đa trung tâm về chi phí điều trị được thực
hiện nhằm thu thập thông liên quan đến dịch vụ tế đã sử dụng, chi phí di chuyển và
ảnh hưởng của dengue đến công việc sinh hoạt của người nhà trong 1 đợt bệnh
dengue.
Kết quả: Có 450 đối tượng tham gia nghiên cứu được thu tuyển từ 4 bệnh viện đai

diện cho các tuyến trung ương, tỉnh và huyện, phân tầng theo nhóm tuổi (270 trẻ em ≤
15 tuổi và 180 người lớn >15 tuổi) và độ nặng (149 ca sốt dengue, 150 ca sốt xuất
huyết và 151 ca sốc). Chi phí điều trị trung bình dao động từ 41 đô là Mỹ cho ca sốt
dengue trẻ em đến 127 đô la Mỹ cho ca sốc người lớn (theo tỉ giá 2007). Kết quả
nghiên cứu chi phí điều trị được đem kết hợp với dữ liệu mắc chết do hệ thống giám
sát cung cấp (thụ động và chủ động), để ước tính tổng chi phí liên quan đến dengue ở
khu vực phía Nam. Kết quả cho thấy gánh nặng kinh tế hàng năm do dengue gây ra ở
khu vực phía Nam vào khoảng 20 đến 37 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2004- 2007.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu này khẳng định dengue là một gánh nặng kinh tế quan
trọng ở khu vực phía Nam. Trong nhiều trường hợp, chi phí dengue vượt quá thu nhập
bình quân đầu người ở Việt nam (70 đô la Mỹ vào năm 2007). Mặc dù chi phí điều trị
nội trú là phần lớn, nhưng chi phí điều trị ngoại trú và chi phí y tế cũng chiếm một tỉ
trọng không kém (tương ứng 10% và 48%) đối với gánh nặng kinh tế do dengue gây ra
ở khu vực phía Nam.
2
2. BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
a. Tiến độ:
 Đúng tiến độ
 Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn: 0 tháng
 Kéo dài thời gian nghiệm thu
Tổng số thời gian kéo dài: 36 tháng
Lý do phải kéo dài: Đúng tiến độ nghiên cứu, nhưng kéo dài thời gian nghiệm thu
do cần thống nhất số liệu phân tích với nhà tài trợ.
b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đưa ra
 Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra
 Thực hiện được các mục tiêu nhưng không hoàn chỉnh
 Chỉ thực hiện một số mục tiêu đề ra
 Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)
c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương

 Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong bản đề cương
 Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong bản đề cương
 Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng của sản phẩm chưa đạt
 Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả không đạt chất lượng
 Tạo ra được một sản phẩm đạt chất lương
 Những sản phẩm chưa thực hiện được (ghi rõ)
d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 26.162 đô la Mỹ
Trong đó: Kinh phí sự nghiệm khoa học: không
Kinh phí từ nguồn khác: 26.162 đô la Mỹ
Toàn bộ kinh phí đã thanh quyết toán: 26.162 đô la Mỹ
Chưa thanh quyết toán xong: không
Lý do (ghi rõ):
e. Các ý kiến đề xuất
Đề xuất về tài chính: Không
Đề xuất về quản lý khoa học: Không
Đề xuất liên quan đến đề tài: Không
3
PHẦN B. BÁO CÁO CHI TIẾT
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay, Sốt dengue/Sốt xuất huyết dengue, gọi tắt là dengue, đã trở thành
vấn đề sức khỏe quan trọng của cộng đồng tại nhiều nước thuộc vùng Đông Nam Á và
Tây Thái Bình Dương. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), có 40% dân số Thế
giới đang sống trong vùng có dịch dengue lưu hành, ước tính mỗi năm có khoảng 50
đến 100 triệu người nhiễm, 24 ngàn trường hợp tử vong [1]. Ở Việt Nam, dengue lưu
hành và gây dịch quanh năm đặc biệt là ở các tỉnh thuộc khu vực thuộc Đồng bằng
Sông Cửu Long. Riêng trong năm 2008, khu vực đã có 12.729 ca sốt dengue (SD),
75.221 ca sốt xuất huyết dengue (SXH) với 10.951 trường hợp sốc và 81 trường hợp
đã tử vong với tỉ lệ chết/mắc là 9,2% [2].
Với đặc tính là một bệnh tiến triển nhanh, có thể trở nặng dẫn đến sốc và tử

vong nên bệnh nhân dengue cần phải thường xuyên đến các cơ sở y tế để được theo
dõi và điều trị tích cực. Chính điều này đã dẫn đến những tốn kém về mặt kinh tế cho
bản thân và gia đình bệnh nhân. Với số ca mắc hàng năm rất cao, chi phí điều trị cho
ca bệnh dengue đã thực sự trở thành gánh nặng cho ngành y tế nói riêng và cho xã hội
nói chung, đặc biệt là đối với những vùng dân cư có điều kiện kinh tế thấp. Chi phí
điều trị trung bình cho 1 ca dengue là 118 đô la Mỹ đối với trẻ em và 161 đô la Mỹ đối
với người lớn ở Thái Lan [3]; 33 đô la Mỹ ở Cam pu Chia [4], và 718 đô la Mỹ ở
Malaysia [5]. Riêng tại Việt Nam, các thông tin về chi phí điều trị cũng đã được ghi
nhận trong một số nghiên cứu. Tại Cần Thơ, năm 2007, chi phí điều trị cho 1 ca
dengue là 174 đô la Mỹ [6]. Ở TP.HCM, năm 2005, chi phí điều trị trung bình cho 1 ca
dengue là 61 đô la Mỹ [7]. Tuy nhiên, các thông tin về chi phí điều trị ở các nghiên
cứu này chưa được thu thập một cách đầy đủ như chỉ nghiên cứu về chi phí ở bệnh
viện tỉnh, chỉ thu thập chi phí trực tiếp, không thu thập các thông tin chi phí sau xuất
viện, không tính đến phần đầu tư từ ngân sách nhà nước… Từ đó, việc tính chi phí
điều trị chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết gánh nặng về kinh tế do dengue gây ra.
Đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue gây ra là một trong các bước quan trọng
nhằm tổng hợp thông tin cung cấp cho quá trình hoạch định chiến lược phòng ngừa và
4
điều trị dengue [8][9]. Gánh nặng kinh tế không thể ước lượng được nếu không có các
dữ liệu chính xác về chi phí điều trị bệnh [10]. Do vậy, một nghiên cứu quan sát tiên
cứu về chi phí điều trị dengue trực tiếp và gián tiếp ở khu vực phía Nam. Từ đó, kết
hợp với số liệu giám sát dengue để đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue gây ra ở khu
vực phía Nam. Kết quả này sẽ là cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư và phân bổ kinh phí
cho điều trị và cho hoạt động phòng chống bệnh này.
Mục tiêu tổng quát:
Xác định chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ca dengue ở Việt nam,
phân bố theo tuổi (< 15 tuổi, > 15 tuổi) và độ nặng (SD, SXH, Sốc), từ đó, đánh giá
gánh nặng kinh tế do dengue ở khu vực phía Nam bằng cách kết hợp chi phí với dữ
liệu giám sát dịch tễ.
Mục tiêu chuyên biệt

1. Mô tả thông tin về dịch vụ y tế và phi y tế mà bệnh nhân dengue sử dụng khi
đến bệnh viện.
2. Mô tả thông tin dịch vụ y tế và phi y tế theo từng tuyến điều trị khác nhau
(huyện, tỉnh, khu vực).
3. Xác định chi phí điều trị ca dengue đến bệnh viện theo độ nặng của bệnh và
nhóm tuổi.
4. Ước tính số ca dengue thực sự tại khu vực phía Nam.
5. Đánh giá gánh nặng kinh tế do dengue ở khu vực phía Nam bằng cách kết hợp
chi phí điều trị với số ca dengue ước tính thực sự.
5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DENGUE
Sốt dengue/Sốt xuất huyết Dengue, gọi tắt là dengue, do vi rút dengue gây ra,
với 4 týp huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4), và do muỗi lây truyền,
chủ yếu xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới [11][12]. Dengue
thuộc loại bệnh dịch lưu hành ở tất cả các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới,
ảnh hưởng đến Mỹ, Úc, tất cả các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam
Á và Thái Bình Dương, bao gồm cả Hawaii, với khoảng 2,5 tỉ người sống trong vùng
có nguy cơ lây truyền bệnh do có tồn tại véc tơ lây truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes,
gồm có Aedes aegypti và Aedes albopictus [11][12][13]. Suốt những năm 1990, mỗi
năm có hơn 100 triệu người bị nhiễm dengue, trong đó có hơn nửa triệu người bị mắc
dengue [11]. Dengue ảnh hưởng nghiêm trọng đến y tế và kinh tế của 1 quốc gia và
ảnh hưởng đến toàn cầu. Mặc dù công tác phòng chống và điều trị được đẩy mạnh
nhằm giảm thiểu số ca mắc dengue, gánh nặng bệnh tật do dengue gây ra vẫn nặng nề,
và dengue trở thành bệnh lây truyền qua véc tơ quan trọng nhất trên thế giới. Theo báo
cáo của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), chỉ riêng châu Mỹ trong năm 2007, có hơn
900.000 trường hợp sốt dengue (SD) và hơn 26.000 trường hợp sốt xuất huyết dengue
(SXH), và tử vong 317 trường hợp [1]. Ở Việt Nam, dengue lưu hành và gây dịch
quanh năm đặc biệt là ở các tỉnh thuộc khu vực thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.
Riêng trong năm 2008, khu vực đã có 12729 ca SD, 75221 ca SXH với 10951 trường

hợp sốc và 81 trường hợp đã tử vong với tỉ lệ chết/mắc là 9,2% [2].
2.1.1. Chẩn đoán dengue [14][15]
Theo TCYTTG, sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 đến 6 ngày, bệnh nhân
dengue có thể có những biểu hiện khác nhau bao gồm hoặc nhiễm dengue không triệu
chứng, hoặc sốt không đặc hiệu giống như nhiễm siêu vi, hoặc sốt dengue hoặc Sốt
xuất huyết dengue. Sốt dengue có thể có biểu hiện xuất huyết hoặc không xuất huyết.
Sốt xuất huyết dengue có thể có sốc hoặc có thể không sốc (Hình 1.1).
6
Hình 2.1: Sơ đồ các biểu hiện lâm sàng của nhiễm dengue [15]
Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh và phân loại dengue [14]. Theo
đó, dengue được chia thành 2 nhóm sốt dengue và sốt xuất huyết dengue, và chia sốt
xuất huyết dengue thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng.
Bệnh nhân Sốt dengue có biểu hiện sốt 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu
hiệu bao gồm nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ/đau khớp, phát ban, buồn nơn và nơn,
xuất huyết.
Bệnh nhân Sốt xuất huyết dengue cần có 4 triệu chứng, dấu hiệu bao gồm
 Sốt: sốt cao đột ngột, liên tục 2 - 7 ngày
 Xuất huyết: dấu dây thắt dương tính hoặc xuất huyết tự nhiên ở da hoặc niêm
mạc.
 Gan to: Gan to thường xuất hiện một vài ngày sau khi khởi sốt.
 Thất thốt huyết tương do tăng tính thấm thành mạch: tăng dung tích hồng
cầu 20% so với giá trị bình thường, hạ protein máu, tràn dịch màng phổi, tràn
dịch màng bụng, tiểu cầu giảm.
Sốt xuất huyết dengue được chia thành 4 mức độ nặng:
 SXH độ I: Sốt và dấu dây thắt dương tính.
 SXH độ II: Triệu chứng như độ I kèm xuất huyết tự nhiên.
 SXH độ III: Triệu chứng như độ I hay độ II, và có thêm tình trạng sốc với
mạch nhanh, nhẹ, huyết áp hạ, hoặc kẹp, chi lạnh, bứt rứt.
Không có triệu chứng
Có triệu chứng

Nhiễm vi rút dengue
Nhiễm siêu vi
Sốt dengue
Sốt xuất huyết dengue
Không
xuất huyết

xuất huyết
Không
sốc
Sốc
Sốt dengue
Sốt xuất huyết dengue
7
 SXH độ IV: Triệu chứng như độ I hay độ II, và có tình trạng trụy tim mạch với
huyết áp và mạch không đo được.
Để chẩn đoán xác định ca dengue trong giám sát phát hiện ca thường kỳ, Bộ Y
tế quy định sử dụng hai kỹ thuật xét nghiệm gồm chẩn đoán huyết thanh và phân lập vi
rút.
 Chẩn đoán huyết thanh bằng kỹ thuật MAC ELISA: Đây là phản ứng miễn
dịch men dùng để phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút dengue, cho phép xác
định tình trạng nhiễm dengue hiện tại, nhưng không xác định được týp vi rút
dengue gây bệnh. Kỹ thuật này thường được sử dụng vì đơn giản, có kết quả
nhanh chóng; dùng giám sát huyết thanh trong cộng đồng, xác định sự lưu hành
dengue và dự báo dịch.
 Phân lập vi rút: Đây là cách chính xác nhất để chẩn đoán xác định dengue,
phân loại được týp vi rút. Mẫu máu thử lấy trong giai đoạn sốt, thường cho kết
quả dương tính (5 ngày đầu của bệnh). Tuy nhiên, đây là kỹ thuật rất tốn kém
và phức tạp, tỷ lệ dương tính thấp và cho kết quả chậm thường 10 ngày đến 20
ngày nên ít dùng trên lâm sàng nhất là các vùng xa.

2.1.2. Theo dõi và điều trị dengue [14][15]
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh dengue. Việc điều trị chủ
yếu là điều trị các triệu chứng và biến chứng của bệnh.
2.1.2.1 Điều trị dengue không sốc
Dengue không sốc bao gồm các trường hợp được chẩn đoán là sốt dengue, sốt
xuất huyết độ I và II. Phần lớn các trường hợp này đều được điều trị ngoại trú và theo
dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện
sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
 Điều trị Sốt dengue, Sốt xuất huyết độ 1:
 Điều trị triệu chứng: nếu sốt cao ≥ 39
0
C, cho thuốc Acetaminophen hạ nhiệt,
nới lỏng quần áo và lau mát.
 Bù dịch sớm bằng đường uống: uống nhiều nước gồm oresol, nước sôi để
nguội, nước trái cây hoặc nước cháo loãng với muối.
 Điều trị Sốt xuất huyết độ 2:
8
 Trường hợp không truyền dịch: Khi bệnh nhân có sốt cao nhưng sinh hoạt
gần như bình thường, mạch huyết áp tốt thì điều trị như SXH độ 1 bao gồm
hạ nhiệt, uống nhiều nước, theo dõi mạch, huyết áp, dung tích hồng cầu,
nước tiểu.
 Trường hợp cần truyền dịch: Khi bệnh nhân không uống được, nôn nhiều,
nôn ra máu, dung tích hồng cầu tăng cao dù huyết áp và mạch ổn định. Dịch
truyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9% hoặc dung dịch đẳng trương đã
được pha sẵn.
2.1.2.2. Điều trị sốt xuất huyết dengue có sốc
SXH có sốc bao gồm các trường hợp được chẩn đoán là sốt xuất huyết độ III và
độ IV. Các trường hợp này phải được điều trị nội trú và theo dõi chặt chẽ.
 Theo dõi và truyền dịch:
 Dịch truyền phổ biến và sử dụng đầu tiên là Ringer lactat, NaCl 0,9%.

 Nếu huyết áp vẫn còn kẹp, truyền tiếp dung dịch cao phân tử như plasma,
Dextran, gelatin…
 Đo áp lực tĩnh mạch trung ương khi cần thiết.
 Các điều trị khác tùy theo theo tình trạng bệnh: dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh
rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan, truyền máu khi tiểu cầu giảm dưới
50.000 tế bào/mm3, xuất huyết nội…
 Xét nghiệm theo dõi dung tích hồng cầu mỗi 4-6 giờ/lần cho đến khi ổn định
 Bệnh nhân SXH hồi phục được xuất viện khi có tiêu chuẩn sau:
 Hết sốt ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ nhiệt.
 Thèm ăn.
 Cải thiện lâm sàng rõ rệt.
 Tiểu tốt.
 Hct ổn định.
 Ra sốc ít nhất 2 ngày.
 Không có dấu hiệu suy hô hấp do tràn dịch màng bụng, màng phổi.
9
2.1.3. Giám sát dengue
Theo quy định của Bộ Y tế, dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch phải giám sát
và báo cáo. Tất cả các cơ sở y tế bao gồm tuyến xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành và
Viện khu vực phải báo cáo chi tiết các trường hợp dengue được phát hiện cho hệ thống
Y tế dự phòng nhằm mục đích theo dõi giám sát và chủ động phòng chống dịch [1].
 Đối tượng giám sát: là những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là SD, SXH độ
I, II, III và IV theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
 Hệ thống báo cáo thu nhận dữ liệu: Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện báo cáo ca
dengue phát hiện được cho Trung tâm Y tế huyện để tổng kết báo cáo cho hàng
tuần, hàng tháng cho tỉnh. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thu thập dữ liệu ca dengue
từ bệnh viện tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện và báo về cho Viện Pasteur TPHCM
và Bộ Y tế.
 Các thông tin cần báo cáo: Số người mắc, số người chết do dengue, phân theo độ
nặng gồm SD, SXH độ I và II, SXH độ III và IV. Mỗi nhóm độ bệnh được phân

thành 2 nhóm là trẻ em (từ 15 tuổi trở xuống) và người lớn (trên 15 tuổi).
2.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CA DENGUE [16][17]
2.2.1. Chi phí
 Chi phí là giá trị hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng sử dụng nguồn lực theo các
cách khác nhau. Nói cách khác chi phí là phí tổn phải chịu khi sản xuất hoặc sử
dụng hàng hóa, dịch vụ.
 Để thuận tiện so sánh được, các chi phí thường được thể hiện dưới dạng tiền tệ mà
số tiền đó thể hiện nguồn lực được sử dụng.
 Ước tính chi phí là thuật ngữ dùng để chỉ việc tính các chi phí của một hoạt động
không những trong tương lai mà còn trong quá khứ.
2.2.2. Các quan điểm khác nhau về chi phí điều trị
 Quan điểm của bệnh nhân: Chi phí là tổng số tiền mà bệnh nhân phải trả cho các
dịch vụ cộng thêm các phí có do bệnh hay do điều trị, bao gồm cả thời gian mất và
nghỉ làm việc.
10
 Quan điểm của người cung cấp dịch vụ: Chi phí là chi phí thật sự của việc chuyển
giao dịch vụ, các phí tổn có liên quan.
 Quan điểm của người trả tiền: chi phí là phí tổn chấp nhận trả.
 Quan điểm xã hội: chi phí xã hội là tổng chi phí ròng từ tất cả các thành tố khác
nhau của xã hội.
2.2.3. Phân loại chi phí y tế
Trong y tế, với tính chất đặc thù riêng, người ta phân loại chi phí y tế thành chi
phí y tế trực tiếp và chi phí y tế gián tiếp. Trong đó, chi phí y tế trực tiếp được chia
thành chi phí y tế và chi phí phi y tế.
Hình 2.2: Sơ đồ phân loại chi phí y tế
 Chi phí y tế trực tiếp: là những chi phí trực tiếp của các hoạt động y tế do bác sĩ
trực tiếp đề ra trong khi điều trị một bệnh nhân bao gồm: viện phí, thuốc, tiền
Chi phí y tế
Trực tiếp
- Nghỉ việc

- Mất thu nhập
- Tàn phế
Y tế
Phi Y tế
- Tiền khám
- Viện phí
- Thuốc
- Xét nghiệm
- Chẩn đoán
hình ành
- Phục hồi
- Chăm sóc
tại nhà
- Đi lại
- Thức ăn
- Ở
Gián tiếp
11
khám, tiền xét nghiệm, thủ thuật, X quang, phục hồi chức năng, dịch vụ điều
dưỡng hoặc chăm sóc sức khỏe tại nhà.
 Chi phí trực tiếp phi y tế: là những chi phí có liên quan đến các hoạt động y tế
gồm các chi phí về thực phẩm, chuyên chở, nhà ở, chăm sóc của gia đình, người
phụ giúp tại nhà, y phục.
 Chi phí gián tiếp: là tập hợp tất cả những hậu quả về xã hội và kinh tế mà căn
bệnh và phương thức trị liệu tác động lên bản thân người bệnh và những người
chung quanh: chi phí bệnh tật, chi phí tử vong, chi phí để điều trị các tác dụng
phụ và tai biến do thuốc. Thường thì bác sĩ ít nắm bắt nhiều đến chi phí này.
 Chi phí bệnh tật: Sự nghỉ bệnh không làm việc, giảm bớt khả năng làm
việc, hạn chế sinh hoạt dài hạn.
 Chi phí tử vong: Chi phí thời gian sống có thể mong đợi, tính đổi về hiện

tại; chi phí sẵn sàng trả cho sự giảm bớt những nguy cơ tử vong hay những
kết quả bất lợi khác.
 Chi phí điều trị tác dụng phụ: các buổi khám bệnh lại, xét nghiệm mới,
đơn thuốc mới
2.2.4. Các phương pháp phân tích chi phí y tế
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân tích chi phí y tế. Việc lựa chọn
phương pháp phân tích sẽ tùy thuộc vào mục đích và ý nghĩa của việc phân tích. Claire
Bombardier và John M.Eisenber thuộc trường Đại học Toronto đã đưa ra sơ đồ 3 chiều
của sự phân tích chi phí, bao gồm 3 kiểu chi phí (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và
chi phí vô hình) và 4 quan điểm (bệnh nhân, người cung cấp, người trả tiền và xã hội)
và 4 kiểu phân tích chi phí là:
 CIA (Cost-Identification analysis): Phân tích chi phí – chính danh hoặc còn gọi là
phân tích chi phí – tối thiểu (CMA: Cost-Miniminzation analysis)
 CEA (Cost-Effectiveness analysis): Phân tích chi phí – hiệu quả
 CBA (Cost-Benefit analysis): Phân tích chi phí – lợi ích
 CUA (Cost-Utility analysis): Phân tích chi phí – hữu ích
12
Hình 2.3: Sơ đồ các kiểu phân tích chi phí y tế [17]
Vai trò của các phương pháp phân tích chi phí
 Phương pháp phân tích chi phí – chính danh (CIA): giúp xác định chi phí của một
công trình chăm sóc sức khoẻ. Đây cũng là chi phí tổng cộng gồm chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp.
 Phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả (CEA): dùng để so sánh đánh giá các
phương án chăm sóc sức khoẻ khác nhau để xem phương pháp nào đạt được mục
tiêu với chi phí thấp nhất.
 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA): Dùng để so sánh chi phí bỏ ra và
lợi ích thu được.
 Phân tích chi phí – hữu ích (CUA): khác với 3 loại phân tích CIA, CBA, CEA
thường đặt căn bản trên kết quả lâm sàng (số bệnh được trị hết, được phòng ngừa,
thời gian sống thêm) thì CUA sẽ phân tích chi phí có tính đến chất lượng của đời

sống cũnh như tuổi thọ của cuộc sống tức tính đến giá trị hữu ích của những năm
sống này.
Có thể hình dung ý nghĩa của việc phân tích chi phí theo sơ đồ sau:
Bệnh nhân 
Người cung cấp 
Người trả tiền 
Xã hội 
CMA 
CEA 
4
Qua
n
điểm
4
Kiểu
phân
tích
Trực tiếp
Vô hình
Gián tiếp
3 Kiểu chi phí :
13
Hình 2.4: Sơ đồ ý nghĩa các phương pháp phân tích chi phí trong y tế
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ CHÍNH DANH ĐIỀU TRỊ DENGUE
Trước viễn cảnh về vắc xin dengue sắp thành hiện thực [18][19], để chuẩn bị
cho giai đoạn giới thiệu vắc xin dengue, gần đây, một loạt các nghiên cứu về chi phí
dengue đã được nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành. Là những nghiên cứu
đầu tiên về chi phí dành cho dengue, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào chi phí
chính danh và gói gọn trong lĩnh vực điều trị dengue.
2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu trước đây về chi phí điều trị dengue chủ yếu được thực hiện
bằng phương pháp phỏng vấn sau khi bệnh nhân đã hết bệnh 1-2 tháng [3][20].
Phương pháp này thường thu thập không hết chi phí điều trị trực tiếp, gián tiếp mà chủ
yếu phụ thuộc vào trí nhớ của bệnh nhân về những chi phí do bệnh nhân chi trả trực
tiếp. Với phương pháp này, chi phí điều trị ca dengue ở bệnh viện tỉnh của Thái lan
năm 2001 khoảng 44 USD/ca bệnh [3] và ở bệnh viện tỉnh của Campuchia năm 2006
khoảng 40 USD/ca nhập viện và 14 USD/ca ngoại trú [4].
Chi phí:
Trực tiếp
Gián tiếp
Vô hình
Chương
trình chăm
sóc sức
khoẻ
Cải thiện
sức khoẻ
Nhận diện
Đo lường
Tính trị giá
Nhận diện
Đo lường
Giá trị = tiền
Giá chính danh
(CIA)
= Giá tối thiểu
(CMA)
Hiệu quả
sức khoẻ
Tính giá trị

Lợi ích
(giá trị = tiền)
Hữu ích
(chất lượng cuộc sống)
Giá lợi ích
(CBA)
Giá hữu ích
(CUA)
Gía hiệu quả
(CEA)
14
Trong khoảng thời gian từ 2004-2007, một nghiên cứu tiên cứu đa trung tâm
triển khai tại 5 nước Nam Mỹ và 3 nước châu Á nhằm thu thập chi phí điều trị dengue
[5]. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn vào ngày hết bệnh bao gồm các chi
phí bệnh nhân phải chi trả, hóa đơn thanh toán từ bệnh viện và đầu tư của chính phủ
cho bệnh viện. Nghiên cứu còn quy đổi chi phí ra đô la quốc tế để có thể dễ dàng so
sánh. Chi phí điều trị chung là 248 USD /ca ngoại trú và 571 USD/ca nhập viện. Tính
riêng tại từng quốc gia trong khu vực, chi phí tại Campuchia và Thái lan lần lượt là
115 USD/ca và 573 USD/ca
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Dù tình hình sốt xuất huyết ở Việt nam khá nghiêm trọng, nhưng số lượng
nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chi phí liên quan đến dengue khá ít. Đánh giá vụ
dịch năm 1998, Almond J. đã ước tính người dân đã tiêu tốn 2 triệu USD cho điều trị
(trung bình 9USD/ca) và nhà nước tốn thêm 1 triệu USD cho phòng chống dịch [21].
Và GNI đầu người bình quân hàng năm trong thời điểm đó chỉ có 365 USD.
Một nghiên cứu về chi phí điều trị dengue thực hiện năm 2000 tại bệnh viện
huyện Cai lậy (Tiền giang) [22] cho kết quả 148.000 đồng/ca ngoại trú và 466.000
đồng/ca nhập viện. Chi phí này chỉ bao gồm chi phí điều trị trực tiếp và gián tiếp tại
bệnh viện và chỉ thu thập qua phỏng vấn bệnh nhân.
Năm 2005, một nghiên cứu khác điều tra chi phí điều trị của bệnh nhân SXH

đến khám điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM [7] cho kết quả từ 40 USD đến
127 USD/ca tùy độ nặng của bệnh. Nghiên cứu này điều tra tất cả chi phí trực tiếp và
gián tiếp nhưng bỏ qua ngân sách do nhà nước đầu tư và nghiên cứu chỉ tập trung ở
bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống và là chi phí điều trị của bệnh viện tuyến trung ương,
không đại diện cho cả khu vực.
Năm 2007, Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Cần Thơ đã nghiên cứu chi
phí điều trị của các bệnh nhân dengue điều trị tại bệnh viện tỉnh Cần Thơ theo phương
pháp phỏng vấn sau một thời gian dài sau xuất viện. Kết quả hoàn toàn dựa vào trí nhớ
của bệnh nhân, và chi phí ước tính khá cao 2.798.000 đồng/ca.
Với những thông tin không nhiều và chưa hoàn chỉnh về chi phí điều trị bệnh
Dengue như trên rất khó cho việc ước tính gánh nặng kinh tế của bệnh sốt dengue/sốt
xuất huyết dengue. Vì thế, cách tốt nhất là tiến hành những nghiên cứu chuyên biệt,
15
thu thập đủ tất cả chi phí có liên quan đến điều trị dengue, không thừa, không bỏ sót
bằng phương pháp tiên cứu.
16
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả tiền cứu.
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 4 bệnh viện
 Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh
 Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
 Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân (tỉnh An Giang)
 Bệnh viện đa khoa huyện Châu Phú (tỉnh An Giang)
Lý do lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
 Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM là bệnh viện hàng đầu của khu vực phía
Nam, thu nhận bệnh nhân sốt xuất huyết của nhiều tỉnh trong khu vực. Bệnh
viện được lựa chọn với vai trò là bệnh viện điều trị tuyến khu vực.
 Các bệnh viện tỉnh và huyện được lựa chọn ở tỉnh An Giang. An Giang là
tỉnh có các đặc điểm kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên rất đặc thù đại diện

cho khu vực đồng bằng sông Cửu long; là tỉnh có số ca sốt xuất huyết hàng
năm cao trong khu vực. Mặt khác An Giang là nơi tập trung nhiều đề tài
nghiên cứu về sốt xuất huyết do Viện Pasteur TPHCM triển khai. Đề tài
nghiên cứu này thực hiện tại An Giang sẽ giúp cho ta có một bức tranh hoàn
chỉnh về sốt dengue/sốt xuất dengue tại đây.
3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tổng thời gian nghiên cứu là 12 tháng (8/2006 – 1/2008), trong đó
 Thu nhận ca bệnh nghiên cứu: 6 tháng (8/2006-1/2007)
 Phân tích, xử lý dữ liệu, viết báo cáo: 6 tháng (2-1/2008)
3.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nhóm đối tượng nghiên cứu
Ca dengue lâm sàng đến khám hoặc nhập viện tại các bệnh viện trên.
17
3.4.2. Cỡ mẫu
450 ca SD/SXHD, phân bố theo lứa tuổi và độ nặng như sau
 270 trẻ ≤15 tuổi gồm 90 SD, 90 SXH độ I/II (gọi tắt là SXH) và 90 SXH
III/IV (gọi tắt là Sốc).
 180 người lớn >15 tuổi gồm 60 SD, 60 SXH, 60 Sốc.
Trong đó, phân bố theo từng bệnh viện như sau:
 Bệnh viện Nhi đồng 1: 30 SD, 30 SXH, 30 Sốc.
 Bệnh viện Đa khoa An Giang: 90 trẻ ≤15 tuổi (30 SD, 30 SXH, 30 Sốc) và
90 người lớn >15 tuổi (30 SD, 30 SXH, 30 Sốc).
 Bệnh viện Phú Tân: 45 trẻ ≤15 tuổi (15 SD, 15 SXH, 15 Sốc) và 45 người
lớn >15 tuổi (15 SD, 15 SXH, 15 Sốc).
 Bệnh viện Châu Phú: 45 trẻ ≤15 tuổi (15 SD, 15 SXH, 15 Sốc) và 45 người
lớn >15 tuổi (15 SD, 15 SXH, 15 Sốc).
3.4.3. Tiêu chuẩn nhận vào
 Có chẩn đoán ban đầu tại bệnh viện là dengue theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y
tế:
 Sốt Dengue: sốt cao liên tục, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, khớp,

nhức hai hố mắt, da sung huyết, phát ban, nổi hạch nhiều nơi.
 Sốt xuất huyết Dengue: sốt cao, liên tục,biểu hiện xuất huyết da, niêm mạc,
gan to, có biểu hiện thoát huyết tương.
 Có phiếu thỏa thuận tham gia nghiên cứu được ký bởi bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên
hoặc cha mẹ của bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống.
3.4.4. Tiêu chuẩn loại ra
 Được chuyển đến từ bệnh viện khác, không nằm trong hệ thống 4 bệnh viện của
nghiên cứu.
 Đã tham gia nghiên cứu EDN01 tại An Giang.
 Đã tham gia một nghiên cứu can thiệp khác.
 Có khả năng không thể liên lạc được sau khám bệnh/xuất viện.
18
3.4.5. Tiêu chuẩn đưa vào phân tích số liệu
 Có chẩn đoán ban đầu là dengue và không thay đổi trong suốt quá trình điều trị
bệnh.
 Thu thập được thông tin sau khi bệnh nhân hồi phục.
3.5. SỐ LIỆU CẦN THU THẬP
3.5.1. Đặc điểm của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
 Bệnh nhân: thông tin về tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng bảo hiểm y tế.
 Người nhà chăm sóc bệnh: thông tin về nghề nghiệp.
3.5.2. Thông tin về bệnh
 Tiền sử bệnh Dengue.
 Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, độ nặng của bệnh lần này.
 Bệnh đi kèm và những yếu tố thúc đẩy bệnh.
 Số ngày bệnh, số ngày nghỉ việc.
3.5.3. Việc sử dụng các dịch vụ y tế
 Số lần và số ngày khám ngoài bệnh viện.
 Số lần và số ngày khám ngoại trú của bệnh viện.
 Số lần và số ngày nằm viện tại bệnh viện.
 Số lần thực hiện các xét nghiệm trong suốt thời gian nhập viện, điều trị ngoại trú và

khám ngoài bệnh viện.
 Thuốc sử dụng trong thời gian nhập viện, điều trị ngoại trú và khám ngoài bệnh
viện.
3.5.4. Chi phí ăn ở, đi lại
 Chi phí di chuyển bằng xe buýt, taxi, xe máy, chi phí gửi xe của bệnh nhân và
người nhà chăm sóc bệnh, tính bằng tiền hoặc theo chiều dài đường đi.
 Tiền ăn và tiền ở lại trong bệnh viện.
 Chi phí thuê mướn người chăm sóc bệnh nhân.
19
3.5.5. Thu nhập bị mất do bệnh
 Thời gian gián đoạn công việc của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh.
 Thu nhập bị mất đi vì đợt bệnh của bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh.
Tất cả các chi phí được thu thập bằng tiền đồng Việt nam, chuyển đổi sang tiền
đô la Mỹ theo tỉ giá năm 2007 [23].
3.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.6.1. Khi thu nhận vào nghiên cứu
 Thời điểm: không quá 3 ngày sau khi bệnh nhân đến với bệnh viện khám lần đầu
tiên.
 Địa điểm: phòng khám (đối với bệnh nhân ngoại trú) và khoa Nhi hoặc khoa
Nhiễm (đối với bệnh nhân nội trú).
 Phương pháp: Phỏng vấn và thu thập thông tin gồm đặc tính của bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân, tiền sử bệnh, dịch vụ y tế đã sử dụng bên ngoài và tại bệnh viện.
 Phương tiện thu thập thông tin: phiếu điều tra thu nhận nghiên cứu, phiếu dịch vụ y
tế đã sử dụng, phiếu ngoại trú và phiếu nội trú (xem phụ lục).
3.6.2. Khi bệnh nhân hồi phục
 Thời điểm: 7 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện hoặc sau lần khám bệnh cuối cùng,
đối với bệnh nhân có chẩn đoán sau cùng là dengue.
 Phương pháp: Hẹn bệnh nhân tái khám. Trường hợp bệnh nhân không đến theo lịch
hẹn, tiến hành gọi điện thoại hoặc vãng gia. Phỏng vấn về sự ảnh hưởng của bệnh
dengue đối với công việc của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dịch vụ y tế sử

dụng sau khi rời bệnh viện.
 Phương tiện thu thập thông tin: phiếu theo dõi sau khám ngoại trú/xuất viện, và
phiếu kết thúc nghiên cứu (xem phụ lục).
20
3.7. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHI PHÍ
3.7.1. Chi phí y tế
Loại chi phí
Cách tính toán
Cách thu thập
Tiền khám ngoài
bệnh viện
Tổng chi phí bệnh nhân đã trả
cho khám bệnh, thuốc
Phỏng vấn bệnh nhân
Tiền khám ngoại trú
số lần khám x đơn giá *
Từ toa thuốc và sổ khám
bệnh hoặc bệnh án ngoại
trú
Viện phí
Số ngày nằm viện x đơn giá của
từng khoa
Thu thập từ hóa đơn viện
phí của bệnh nhân
Tiền xét nghiệm
Số lần xét nghiệm x đơn giá mỗi
loại xét nghiệm
Tiền thuốc
Số lượng thuốc sử dụng x đơn giá
mỗi loại thuốc

Tiền thủ thuật
Số lần làm thủ tục x đơn giá mỗi
loại thủ thuật
Tiền dụng cụ y tế
tiêu hao
Theo hóa đơn của bệnh viện
Tiền Nhà nước đầu
tư cho giường
bệnh/ngày
kinh phí nhà nước đầu tư hàng
năm/(số giường x 365 ngày)/tỉ lệ
sử dụng giường
Theo báo cáo của bệnh
viện (xem phụ lục)
* Đơn giá khám ngoại trú của từng bệnh viện cho từng loại hình dịch vụ khám: xem phụ lục
3.7.2. Chi phí phi y tế
 Tiền ăn: tổng tiền ăn của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh trong thời gian năm
viện, chỉ thu thập đối với bệnh nhân nhập viện và chỉ khi phải bỏ tiền mua bữa ăn.
 Tiền ở: tiền thuê nhà hoặc giường ngủ/chiếu ngủ/ghế bố của người chăm sóc bệnh
trong thời gian bệnh nhân nằm viện, chỉ thu thập đối với bệnh nhân nhập viện và
chỉ khi phải bỏ tiền thuê chỗ nghỉ.
21
 Tiền đi lại: được tính cho tất cả các chuyến đi/về từ nhà đến cơ sở khám điều trị
của bệnh nhân và người chăm sóc trong suốt đợt bệnh. Cách tính chia theo loại
phương tiện giao thông mà bệnh nhân/người chăm sóc sử dụng.
 Bằng phương tiện công cộng (xe buýt, taxi, xe ôm, phà, đò): tính bằng tổng
tiền phải bỏ ra do bệnh nhân cung cấp.
 Bằng phương tiện cá nhân (xe đạp, xe máy, xe hơi, ghe xuồng): tính bằng số
kilomet/lượt x số lượt/ngày x số ngày x mức chi (Mức chi cho mỗi kilomet
= tiền nhiên liệu + tiền khấu hao phương tiện), theo đó, ước tính cho phương

tiện xe máy là 2.200 đồng, xe hơi là 8.600 đồng, và thuyền là 1.500 đồng.
3.7.3. Chi phí gián tiếp
 Thu nhập bị mất = thu nhập năm/365 ngày x số ngày nghỉ việc do bệnh
 Thu nhập bị mất chỉ được tính cho bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân
đang có việc làm và phải nghỉ việc trong đợt bệnh
 Cách tính thu nhập năm
 Người có thu nhập ngày: thu nhập ngày x 365 ngày.
 Người có thu nhập hàng tháng: thu nhập tháng x 12 tháng.
 Người có thu nhập năm: thu nhập năm x 12 / số tháng làm việc trong
năm.
 Người làm nông và hộ gia đình làm kinh doanh: Tổng thu nhập năm
của gia đình chia cho số người cùng làm việc (không tính trẻ em và
và người già).
 Tiền thuê người chăm sóc và/hoặc tiền thuê người phụ giúp gia đình trong suốt đợt
bệnh. Thông tin này do bệnh nhân/người nhà cung cấp.
3.8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍNH CHÍNH XÁC CỦA SỐ LIỆU
 Tập huấn kỹ trước khi tiến hành nghiên cứu.
 Tiến hành nghiên cứu thử.
 Đối chiếu phần điều tra với hồ sơ bệnh án.
 Đối chiếu hóa đơn viện phí với hồ sơ bệnh án.

×