Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng chè ph10 dùng cho chế biến chè ôlong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

CAO XUÂN CHIẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ PH10
DÙNG CHO CHẾ BIẾN CHÈ ÔLONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2012

n


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

CAO XUÂN CHIẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ PH10
DÙNG CHO CHẾ BIẾN CHÈ ÔLONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành


: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số

: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ NGỌC OANH

THÁI NGUYÊN - 2012

n


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Người hướng dẫn khoa học

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Ngọc Oanh

Cao Xuân Chiến

n


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cơ giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ
của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh – Khoa sau đại học – Trường Đại học Nông Lâm
Thái
Nguyên.
Th.s. Nguyễn Thị Hồng Lam – Bộ môn canh tác - Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học
Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Phú Thọ, tháng 9 năm 2012.
Tác giả luận văn

Cao Xuân Chiến

n


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LSD.05:


Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

CV%:

Mức độ biến động số liệu

P:

Hệ số Prob

CT:

Cơng thức

Đ/C:

Đối chứng

ĐT:

Đậu tương

TB:

Trung bình

n


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất

24

của hạt đậu tương ngâm đến chiều cao của cây chè.
2

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

25

xuất đậu tương ngâm đến chiều rộng tán chè.
3

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

28

xuất đậu tương ngâm đến mật độ búp/cây .
4


Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

30

xuất đậu tương ngâm đến khối lượng búp 1 tơm 3 lá.
5

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

31

xuất đậu tương ngâm đến chiều dài búp chè.
6

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

33

xuất đậu tương ngâm đến tỷ lệ mù xịe.
7

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

34

xuất đậu tương ngâm đến tỷ lệ bánh tẻ.
8

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết


36

xuất đậu tương ngâm đến thành phần sinh hóa của búp chè.
9

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

38

xuất đậu tương ngâm đến chất lượng chè thành phẩm.
10

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

39

xuất đậu tương ngâm đến năng suất và sản lượng chè.
11

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

41

xuất đậu tương ngâm đến mật độ rầy xanh.
12

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

44


xuất đậu tương ngâm đến mật độ bọ cánh tơ.
13

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến mật độ nhện đỏ

n

45


iii

14

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chiều cao cây chè.

46

15

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chiều rộng tán chè.

47

16

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ búp/ cây.


49

17

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến khối lượng búp chè.

50

18

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chiều dài búp.

52

19

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến tỷ lệ búp mù xòe.

53

20

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến tỷ lệ bánh tẻ.

54

21

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến thành phần sinh hóa của búp chè.


56

22

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chất lượng chè thành phẩm.

58

23

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất và sản lượng chè.

59

24

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ rầy xanh.

61

25

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ bọ cánh tơ.

63

26

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ nhện đỏ.


64

27

Hiệu quả kinh tế của việc bón bổ sung phân trung lượng (MgSO4),

66

chiết xuất của hạt đậu tương ngâm và kỹ thuật hái.

n


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất

26

của hạt đậu tương ngâm đến chiều rộng của tán chè.
2


Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

28

xuất đậu tương ngâm đến mật độ búp /cây.
3

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

29

xuất đậu tương ngâm đến khối lượng búp 1 tôm 3 lá.
4

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

32

xuất đậu tương ngâm đến tỷ lệ mù xịe.
5

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

35

xuất đậu tương ngâm đến tỷ lệ bánh tẻ.
6

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết


40

xuất đậu tương ngâm đến năng suất và sản lượng chè.
7

Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết

42

xuất đậu tương ngâm đến mật độ rầy xanh.
8

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ búp/ cây.

49

9

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến khối lượng búp chè.

51

10

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chiều dài búp.

52

11


.Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến tỷ lệ bánh tẻ.

55

12

Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ rầy xanh.

62

n


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………... ........…...i
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………. ……..…ii
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………..... …….....iv
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...... ..............1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………….……………………... …….….1
2. Mục đích và yêu cầu……………………...………………………………... ….…….3
2.1.

Mục đích…………………………………………………………................ ..………3

2.2.

Yêu cầu……………………………………………………………………… ….…….3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………..…….. .……….3

3.1.

Ý nghĩa khoa học…………………………………………………….. ….…….3

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………. .….…....4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU……..…………...… …….….5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài…………………………….………..………..... ….…….5
1.1.1. Vai trò của Mg đối với sinh trưởng năng suất và chất lượng chè……. ….…….5
1.1.2. Vai trị của axitamin (có trong chiết xuất của đậu tương) đối với sinh
trưởng năng suất và chất lượng chè………………………………….................. .....…….6
1.1.3. Cơ sở khoa học của kỹ thuật hái chè………………………………

….…….7

1.2.Tình hình nghiên cứu về bón phân trung lượng và nguồn dinh dưỡng
giàu axitamin cho chè trên thế giới và ở Việt Nam………………………….. …….….9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân trung lượng và nguồn dinh dưỡng
giàu axitamin cho chè trên thế giới………………………………………………….. ……......9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân trung lượng và nguồn dinh dưỡng giàu
axitamin cho cho chè Việt Nam………………………………………………………. ….…...10
1.3. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật hái chè trên thế giới và ở Việt
Nam……………………………………………………………………………... ……....11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật hái chè trên thế giới......................... ……....11
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật hái chè ở Việt Nam............................ …....…13

n



CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................................... ….…...15
2.1. Vật liệu nghiên cứu.............................................................. ....................... ....……15
2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... ……....15
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... …....…15
2.3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................. ………15
2.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón trung lượng (MgSO4 ) và hữu
cơ (đậu tương ngâm thối) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của chè
PH10..........................................................................................................................……15
2.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của chè PH10......................................................................... ....……15
2.3.2. Công thức thí nghiệm................................................................................ ………15
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu............................... ...….…18
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng........................................................................ ....……18
2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất chè................................................................ ……....19
2.4.3. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu........................................................ ….…...20
2.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu...................................................... …....…21
2.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè................................. ...….…21
2.4.6. Tính hiệu quả của việc bón phân. ........................................................ ……....22
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..................................................... ……....22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................... ……....23
3.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất
của hạt đậu tương ngâm đến các chỉ tiêu theo dõi........................................... ...….…23
3.1.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất
của hạt đậu tương ngâm đến các yếu tố cấu thành năng suất chè................... ...….…23
3.1.1.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất của
hạt đậu tương ngâm đến chiều cao của cây chè..................................................... …....…23
3.1.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón MgSO4 và đậu tương ngâm đến
chiều rộng tán của cây chè....................................................................................…...….24


n


3.1.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất
đậu tương ngâm đến các yếu tố cấu thành năng suất chè................................. ………26
3.1.2.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến mật độ búp trên cây..................................................... ………26
3.1.2.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến khối lượng búp chè...................................................... …....…29
3.1.2.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến chiều dài búp chè.........................................................……....30
3.1.2.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến tỷ lệ mù xòe..................................................................……....31
3.1.2.5. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến tỷ lệ bánh tẻ................................................................. …....…33
3.1.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất từ
hạt đậu tương ngâm đến chất lượng chè thành phẩm....................................... …....…35
3.1.3.1. Phân tích thành phần sinh hóa.............................................

........…35

3.1.3.2. Phân tích chất lượng chè thành phẩm.......................................... ............37

3.1.4. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất
đậu tương ngâm đến năng suất và sản lượng chè.............................................. ………39
3.1.5. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất
đậu tương ngâm đến sâu bệnh hại chè............................................................... ....……40
3.1.5.1. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến mật độ rầy xanh........................................................... ....……41

3.1.5.2. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến mật độ bọ cánh tơ........................................................ ….…...43
3.1.5.3. Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết
xuất đậu tương ngâm đến mật độ nhện đỏ............................................................ ……....44
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái tới năng suất, chất
lượng của chè PH 10........................................................................................... …...….45
3.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng của cây chè......................

n

…...….45


3.2.1.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chiều cao của cây chè............... ….....45
3.2.1.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chiều rộng của tán chè............. …………..46
3.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các yếu tố cấu thành năng suất chè....…..…..47
3.2.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ búp trên cây...................…...….49
3.2.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến khối lượng búp chè....................….…...51
3.2.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón MgSO4 và đậu tương ngâm đến
chiều dài búp chè...................................................................................................…..…..51
3.2.2.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến tỷ lệ mù xòe.............................. ….…...53
3.2.2.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến tỷ lệ bánh tẻ............................... …....…54
3.2.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chất lượng chè thành phẩm................ ……....55
3.2.3.1. Phân tích thành phần sinh hóa.............................................

……....55

3.2.3.2. Phân tích chè thành phẩm.....................................................

……....56


3.2.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến năng suất và sản lượng chè................ ...….....58
3.2.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sâu bệnh hại chè..................................

............59
3.2.5.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ rầy xanh.........................
….…...60
3.2.5.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ bọ cánh tơ......................
….…...61
3.2.5.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến mật độ nhện đỏ..........................
….…...63
3.3. Hiệu quả kinh tế sau khi bón bổ sung phân trung lượng (MgSO4), chiết
xuất của hạt đậu tương ngâm và kỹ thuật hái..................................................
……....64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………………….......
……....68
1. Kết luận……………………………………………………………………. ……....68
1.1.Ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và chiết xuất từ
hạt đậu tương ngâm đến năng suất, chất lượng của chè PH10........................ …..…..68
1. 2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái tới năng suất, chất lượng của chè PH 10.... ………68
2. Đề nghị. ......................................................................................................
ơ

n

……....69


1


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng phân bón là biện pháp quan trọng làm tăng sản lượng và chất lượng
búp chè. Tác dụng của phân bón được nâng cao khi bón kết hợp nguyên tố đa lượng,
trung lượng và vi lượng. Ví dụ đối với chè, bón đơn độc nitơ mà thiếu kali và
phospho sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè. Đặc biệt trên nền phân đa lượng
tương đổi đầy đủ muốn tăng năng suất và chất lượng chè hơn nữa thì cần bổ sung
phân trung lượng và vi lượng. Tác dụng của những loại phân này là ảnh hưởng đến
hoạt tính của men. Mg là nguyên tố trung lượng được dùng trong sản xuất chè vì
ngồi ảnh hưởng đến hoạt động của men nó cịn tham gia vào q trình hình thành
diệp lục tố có vai trò quan trọng trong quang hợp, là hoạt chất của hệ enzyme gắn
liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic.
Magiê có vai trị thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân của cây, giúp đường
vận chuyển dễ dàng trong cây. [19]
Trong cây, Mg thường chiếm từ 0,10 – 0,30% MgO so với chất khô. Trong tro
thực vật thường chứa ít nhất là 10% MgO, và có thể lên đến 30 – 40%. Đối với
nhiều quá trình sinh hố do men điều khiển, Mg đóng một vai trị quan trọng.
Việc hình thành ra Protein trong trường hợp thiếu Mg sẽ bị hạn chế. Sự hình
thành các sắc tố của lá trong trường hợp thiếu Mg cũng bị ảnh hưởng. Ngồi ra
Mg cịn ảnh hưởng đến màu sắc chè thành phẩm.
Chất hữu cơ giàu Protein có khả năng cung cấp lượng lớn axitamin cũng là
nguồn dinh dưỡng có khả năng tăng năng xuất và chất lượng chè. Các chất dinh
dưỡng đa lượng N, P, K và các vi lượng khống chất khơng tạo ra được axít amin,
do vậy trên nền đa lượng này việc bón bổ sung axitamin cho chè là rất cần thiết.
Nguồn bổ sung axitamin cho cây trồng có thể từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng
chủ yếu từ quá trình thủy phân Protein. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng
protein của đậu nành cao hơn cả thịt, cá và gần gấp đôi các loại đậu khác. Tuy
nhiên để Protein trong đậu tương phân giải thành axitamin cung cấp cho cây chè
thì trước khi bón, đậu tương cần phải nghiền và ngâm trong nước khoảng 1 tháng.


n


2

Như vậy bón phân trung lượng MgSO4 và chất hữu cơ giàu axitamin là kỹ thuật
có khả năng làm tăng năng suất và đặc biệt là chất lượng chè.
Chè Ô Long là loại chè nổi tiếng được thế giới ưa chuộng vì có nhiều ưu
điểm hơn những loại chè khác như acid amin tổng số 1.6%, một số vitamin B1, B2
và C, cafein đạt khoảng 150mg/g do đó có giá trị kinh tế cao. Vì thế yêu cầu
nguyên liệu để chế biến chè Ơlong là phải có hàm lượng axitamin lớn hơn 2,5%.
Khác với loại chè khác, nguyên liệu chế biến chè Ơlong địi hỏi độ chín sinh lý cao
hơn (tỷ lệ bánh tẻ cao hơn) so với các loại sản phẩm chè khác. Độ chín sinh lý phụ
thuộc vào quy cách hái bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thành phần cơ giới búp.
Tôm, lá 1, lá 2, lá 3 có thành phần và hàm lượng tích lũy các chất khác nhau. Đây
là lý do mà ngoài yếu tố giống, bón phân trung lượng MgSO4 và chất hữu cơ giàu
hàm lượng axitamin và kỹ thuật hái là những hướng nghiên cứu mà nhiều nơi sản
xuất chè Ôlong trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan... đang tập trung
nghiên cứu.
Mỗi giống chè có đặc điểm riêng nên việc nghiên cứu một số biện pháp kỹ
phù hợp với từng giống chè là rất cần thiết. Giống chè PH10 được chọn làm đối
tượng nghiên cứu là vì giống mới được chọn lọc có triển vọng, được hội đồng khoa
học Bộ NN-PTNT thông qua năm 2010 cho sản xuất thử nghiệm tại các tỉnh Thái
Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang và Sơn La có khả năng chế biến chè Ơlong có
hương thơm, vị dịu, đậm có hậu.
Đất trồng chè vùng Phú Hộ thuộc loại đất Mica và Gnai, là vùng đất ln
thiếu hụt Mg do q trình Feralit và mơi trường chua. Đất ở đây đã được sử dụng để
trồng chè qua nhiều năm (trên 20 năm). Đất có độ dốc, xảy ra hiện tượng rửa trôi,
làm cho hàm lượng Mg trong đất càng giảm vì vậy để nâng cao năng suất, chất
lượng chè nguyên liệu cần bón bổ sung Mg cho đất trồng chè. Từ thực tế trên

chúng tôi tiến hành đề tài bón bổ sung Mg cho đất trồng chè vùng thấp Phú Hộ dưới
dạng MgSO4.

n


3

Với mục đích bổ sung phân Mg làm thay đổi diệp lục tố, làm tăng phẩm chất
chè nguyên liệu góp phần nâng cao được chất lượng chè Ôlong thành phẩm. Từ đó
sẽ tăng được hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè Ôlong hiện nay tại vùng chè Phú
Thọ.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng chè PH10 dùng cho chế biến chè
Ôlong”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích.
- Xác định ảnh hưởng của bón bổ sung phân trung lượng MgSO4 và axitamin
có trong của hạt đậu tương ngâm đến năng suất, chất lượng của giống chè PH10
làm nguyên liệu chế biến chè Ôlong.
- Xác định kỹ thuật hái cho chất lượng chè ôlong tốt nhất .
2.2. Yêu cầu.
Đánh giá ảnh hưởng của MgSO4; tổ hợp phân bón MgSO4, đậu tương ngâm
và kỹ thuật hái chè tới:
- Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây chè.
- Năng suất, chất lượng chè nguyên liệu.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chè.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Xác định cơ sở khoa học cho việc bón bổ sung MgSO4 và chất chiết xuất

của hạt đậu tương và kỹ thuật hái chè tới tới năng suất, chất lượng của giống chè
PH10 làm nguyên liệu chế biến chè Ôlong.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.

n


4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật chăm sóc giống chè PH10 làm
ngun liệu chế biến chè Ơlong.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè Ôlong
của giống PH10 từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất chè.

n


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.1.1 Vai trò của Mg đối với sinh trưởng năng suất và chất lượng chè.
Magiê có vai trị rất quan trọng trong đời sống của thực vật:
- Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong
quang hợp, là hoạt chất của hệ enzyme gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và
tổng hợp axit nucleic.
- Magiê có vai trị thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân của cây. Giúp đường

vận chuyển dễ dàng trong cây. [19]
Trong cây, Mg thường chiếm từ 0,10 – 0,30% MgO so với chất khô. Trong
tro thực vật thường chứa ít nhất là 10% MgO, và có thể lên đến 30 – 40%. Vì vậy ở
những vùng chè có tập quán sử dụng nhiều tàn dư hữu cơ, đặc biệt là bón kết hợp
các phụ phẩm nơng nghiệp thường khơng bị thiếu Mg. Trong diệp lục tố có 4%
MgO, giữ vai trị quan trọng trong q trình quang hợp và sự hình thành gluxit.
Triệu chứng thiếu hụt magiê thường có biểu hiện sau:
- Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình
thành khơng đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết khơng liên tục.
- Lá nhỏ, giịn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên.
- Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm.
Với cây chè, có nhiệm kỳ kinh tế dài, Mg cũng có vai trị hết sức quan trọng.
Mg ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè. Đối với nhiều q trình
sinh hố do men điều khiển, Mg cũng đóng một vai trị quan trọng. Việc hình thành
ra Protein trong trường hợp thiếu Mg sẽ bị hạn chế và ngược lại, những hợp chất
đạm không protit tăng lên. Sự hình thành các sắc tố của lá trong trường hợp thiếu
Mg cũng bị ảnh hưởng [16].
Chè là cây trồng ưa đất chua mà trong đất chua sự thiếu hụt Mg càng lớn. Để
bổ sung sự thiếu hụt Mg vào đất, người ta thường bón MgO dưới dạng đơlơmit chứa
từ 20 - 35% MgO, hoặc bón phối hợp MgO với các lần bón phân khống trong năm.

n


6

Trong một số trường hợp có thể kết hợp bón phân đa lượng qua lá để bón bổ sung
Mg.
Ở Việt Nam giống PH10 là giống có tiềm năng năng suất cao, được trồng
nhiều ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Nguyên liệu búp chè giống PH10 có chất

lượng tốt, chế biến chè xanh có ngoại hình đẹp xoăn, xanh non, thống tuyết. Có
hương thơm đặc trưng của giống, vị đậm dịu, có hậu. So với giống Kim Tuyên
giống PH10 có hương thơm mạnh và vị đậm dịu hơn, các chỉ tiêu chất lượng ổn
định qua các thời vụ, điểm thử nếm chè xanh đạt từ 17,36 - 17,72 điểm. Có khả
năng chế biến chè Ơlong chất lượng cao.
1.1.4. Vai trị của axitamin (có trong đậu tương ngâm) đối với sinh trưởng
năng suất và chất lượng chè.
Chất hữu cơ giàu Protein có khả năng cung cấp lượng lớn axitamin cho cây
chè là rất quan trọng. Cây trồng tạo ra khoảng 300 loại axít amin, nhưng chỉ 20 loại
được dùng đến để sản xuất ra protein ( như cysteine, methionine, proline, leucine,
histidine, arginine, threonine, lysine, serine, glycine, glutamine, glutamate, aspartic
acid, asparagine, alaine, tryptophan, valine, phenylalanine). Cây trồng có khả năng
tự tổng hợp axít amin, nhưng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng như N, P,
K và các vi lượng khống chất khơng tạo ra được axít amin.
Do vậy, nếu như có thể cung cấp trực tiếp các axít amin cho cây trồng sẽ hết
sức tốt.
Theo tác giả Trịnh Văn Loan (1996), nguồn cung cấp axít amin cho cây
trồng có thể từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu từ quá trình thuỷ phân
protein. Các chất giầu protein thường đi từ nguồn động vật và thực vật. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng Hàm lượng protein của đậu tương cao hơn cả thịt, cá và gần gấp
đôi các loại đậu khác. Cùng một mẫu đất, số thu hoạch chất đạm đậu tương nhiều
hơn 33 phần trăm với bất kỳ một thứ nơng sản nào khác.
Protein của đậu tương có giá trị cao khơng chỉ về sản lượng thu hoạch mà
nó chứa đầy đủ tám loại amino acids thiết yếu (essential amino acids). Hàm lượng
của các chất amino acids này tương đương với hàm lượng của các chất amino acids

n


7


của trứng gà, đặc biệt là của tryptophan rất cao, gần gấp rưỡi của trứng. Vì thế mà
khi nói đến giá trị của protein ở đậu tương cao là nói đến hàm lượng lớn của nó cả
sự đầy đủ và cân đối của tám loại amino acids. Tuy nhiên để Protein của đậu tương
dễ dàng thủy phân tạo ra axitamin thì trước khi bón cho cây trồng cần phải nghiền,
ngâm trong nước đến khi đậu thối mất sức nảy mầm.
Protein được phân huỷ thành axít amin bằng các phương pháp thuỷ phân
khác nhau ví dụ như thuỷ phân bằng hố học, bằng enzyme.. Theo tác giả Trịnh
Văn Loan (1996), ngâm đậu tương là một cách thủy phân đơn giản nhằm cung cấp
nguồn dinh dưỡng giàu axitamin cho cây chè.
1.1.3. Cơ sở khoa học của kỹ thuật hái chè
Hái chè là khâu đặc biệt quan trọng trong cơng nghệ chè, vì đó là mục tiêu
của khâu trồng trọt và khởi điểm của khâu chế biến. Hái chè có ảnh hưởng quyết
định đến sinh trưởng, phát dục, sản lượng cây chè, phẩm cấp nguyên liệu búp chè,
chất lượng chè thành phẩm và hiệu suất lao động hái chè, cho nên hái chè đúng kỹ
thuật sẽ thu được nhiều búp tốt, để chế biến ra chè khô chất lượng cao với giá thành
hợp lý, dễ được khách hàng ưa thích.
Năm 1936. J.J.B. Deuss (Hà Lan) viết trong tài liệu “hái chè” (Tạp chí thực
vật học ứng dụng và nông nghiệp nhiệt đới):
Đốn và hái chè rất giống nhau vì cùng lấy đi những phần non nhất của cây
chè (chặt đốn cây chè). Phản ứng của cây chè là tái sinh bằng các hiện tượng sinh
trưởng.
Muốn nắm được vấn đề này phải nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của một
cành bình thường khơng đốn, khơng hái, sau đó là một cành có đốn hái và cuối cùng
là những thí nghiệm hái chè để xác định được các tỷ lệ lá có chất lượng khác nhau
đã thu hái được. Từ đó định ra phương pháp hái chè có lợi nhất cho nhà sản xuất
Tiến trình mọc lá của ngọn chè khơng hái đốn (Theo kết quả nghiên cứu của
Cohen Stuart) như sau: Cây chè sau khi đốn mọc lên những lá cá. Lá các khơng phải
lá thơng thường, có kích thước nhỏ hơn và khơng có răng cưa dìa lá. Tiếp theo là
những lá chè bình thường rồi búp (tơm) chè. Búp chè khơng phát triển tiếp trở thành


n


8

búp mù xòe. Những búp này ngủ nghỉ một thời gian rồi lại mọc lên lá cả, lá bình
thường. Búp mù xòe ngủ nghỉ trong 1-2 tuần. Và cứ thế tiếp tục quanh năm, dưới
tác dụng của nhiệt độ và ẩm độ.
Trên cành chè có hái búp ( Theo kết quả nghiên cứu của Cohen Stuart) số
lượng lá chè mọc lên, sau khi tái sinh, phụ thuộc vào cường độ sinh trưởng của cành
chè và số lượng lá chè đã hái đi. Sau khi hái chè xuất hiện 2 hiện tượng:
-

Chu kỳ sản xuất đều đặn của các cây chè có năng suất rộ sau 6 đến 8
ngày.

-

Giảm sút của trọng lượng búp chè theo q trình hái trong thí nghiệm đã

quan trắc được, trọng lượng búp 1 tôm + 3 lá hái lần đầu là 1,25g và lần cuối sau 15
tuần lễ là 0,89g. Điều này nói lên sự cần thiết phải đốn và hái chè
Năm 1953, A. Guinard (dẫn theo ZieZ. L., 1991) Viết trong tài liệu
“sản xuất chè ở Đông Dương” như sau:
Hái chè là một cách đốn xanh liên tục, lấy đi phần đầu của ngọn (cành) chè,
để kích thích mầm nách mọc ra ngọn chè mới.
Hái non chỉ gồm các lá non như tôm (búp) lá 1 và lá 2. Hái lá già là hái tôm
(búp) + 4 đến 5 lá thật. Hái đau nhiều hay nhẹ là tùy số lá chừa lại trên ngọn (cành)
chè ít hay nhiều.

Hái chè ảnh hưởng đến sinh trưởng chất lượng và sản lượng chè.
Về sinh trưởng cây chè, sau khi hái búp, sinh trưởng ngọn chè bị gián đoạn,
cây chè phản ứng bằng cách mọc ra những búp chè mới, bằng các chất dinh dưỡng
dự trữ trong rễ, và nhựa tạo nên trong các lá trưởng thành.
Cây chè bị hái lá liền bị suy yếu ngay, nhưng khi cành lá non mọc lên và
phát triển sẽ tạo ra và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chè. Hái chè Đau sẽ làm
kiệt cây chè, hái đi càng nhiều búp non, và để chừa lại càng ít lá trưởng thành thì
càng đau.
Theo Eden (1949), hái đau (chỉ để lại lá cá) so với hái nhẹ (để lại 1 lá cá và 1
lá thật) trong 4 năm liền đã làm giảm 2/3 trọng lượng các lá thật, 1/2 trọng lượng gỗ

n


9

của cây chè và 1/3 sinh khối của cây chè (Gỗ và lá trưởng thành). Wight (1948) còn
quan trắc thấy đường kính cành chè giảm, mà số cành chè tăng lên.
Nếu chừa lại 2 lá (LC +2) cây chè ít bị các tác động như nói ở trên, nhưng
tán chóng cao, nhất là đối với giống chè có lóng dài, nên phải đốn sớm, đốn nhiều,
vì thế nên hạn chế áp dụng.
Nếu số lá chừa như nhau thì hái non (Tôm + 2) làm kiệt sức cây chè hơn lá
già (Tơm + 3 hay 4 tơm) vì lá chừa để lại non hơn, khả năng quang hợp kém hơn.
Lá chè già có hàm lượng Tanin thấp, khó làm héo, khó vò, vị chè nhạt, nước
kém và nhiều vụn nát. Hái già làm lá non và già trộn lẫn, phải phân loại riêng để chế
biến nên tốn công, giá thành cao.
Thành phần cơ giới búp chè biến động theo chu kỳ đốn. Càng xa ngày đốn,
búp chè càng nhỏ đi và sản lượng bị giảm (Tubbs, 1949).
1.2.Tình hình nghiên cứu về bón phân trung lượng và nguồn dinh dưỡng
giàu axitamin cho chè trên thế giới và ở Việt Nam.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về phân trung lượng và nguồn dinh dưỡng giàu
axitamin cho chè trên thế giới.
Godishvili G.C và Beridze A.F (1962) đã nghiên cứu việc sử dụng phân
khoáng thường xuyên bón vào đất chè dẫn đến sự biến đổi hố học của đất. Các
chất dinh dưỡng được hoà tan mạnh hơn khi đất ẩm có mưa, nhất là những vùng á
nhiệt đới và đới ẩm các chất khoáng của đất thường bị rửa trôi. Sử dụng phân chua
sinh lý ở điều kiện thâm canh cao làm thúc đẩy mạnh cường độ rửa trơi các Ion
Bazơ trong đất, trong đó có Mg. Khi bón NPK với mức cao, độ chua của đất tăng
cao, ngược lại hàm lượng bazơ lại giảm thấp: CaO 14,4 mg/100g đất, đặc biệt MgO
chỉ còn 1,8 mg/100g đất. Trong khi đó đối chứng tương tự là CaO: 28,8. MgO: 5,8
mg/100g đất.
- Geus J.G.De, 1983: Việc sử dụng lâu dài amôn sunphát và các loại phân
chua sinh lý đã làm thay đổi đáng kể tính chất lý hố học của đất.Trong môi trường
chua sự rửa trôi MgO lớn hơn CaO, mặt khác CaO được bổ sung cùng việc bón lân
cịn MgO bị lấy đi cùng búp chè thu hoạch, sự thiếu hụt MgO ngày càng trầm trọng.

n


10

Sự thể hiện thiếu MgO của cây chè có nhiều nguyên nhân: Do nhiều năm sử dụng
amôn sunphát liên tục, do nhiều năm sử dụng kali trên đất liparit nghèo hoặc thiếu
magiê, do thừa mangan trên đất tro núi lửa. Khắc phục sự thiếu magiê người ta bón
vào đất 125kg dolomit/1ha, khi thiếu magiê nặng hơn bón 100 – 125 kg kiseserit
(24% MgO), hoặc phun MgSO4 1 lần trên năm với nồng độ 2%/lá được thực hiện ở
Srilanka, Nam ấn Độ đã làm tăng sản lượng 11-16% trên các nương chè già.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân trung lượng và nguồn dinh dưỡng giàu
axitamin cho cho chè Việt Nam.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đối với đời sống cây trồng nhiều tác

giả chủ yếu chú trọng đến các loại phân đa lượng như N, P, K còn các loại phân
trung vi lượng như S, Zn, Mn, Mg, Bo, Al rất ít tác giả đề cập đến hoặc nếu có cũng
chỉ nghiên cứu trên một số loại cây như cà phê, đậu, đỗ, bơng…
Tác giả Lê Xn Đính cho biết cây cà phê Robusta ở Indonesia lấy đi từ đất
là 52,3kgN; 10,5kgP2O5; 80,7kgK2O; 16,5kgMgO; 28kgCaO thì năng suất đạt 1,75
tấn/ha. Để đảm bảo cho đất không bị nghèo đi thì mức bón tối thiểu phải bù đắp
được sự hao hụt các nguyên tố này trong đất. Tuỳ theo đặc điểm tồn tại của từng
nguyên tố trong đất mà ngồi phần cây hấp thụ, ta cịn phải bù đắp cả phần mất đi
do rửa trôi, bay hơi hoặc do các q trình hố học hoặc xói mịn… khiến các
ngun tố này khơng cịn nằm trong vùng rễ cây. Đối với nguyên tố trung lượng, Ca
và Mg là hai nguyên tố ít bị rửa trơi hơn S và mức bón (tuỳ theo năng suất cà phê)
ta có thể tính tốn từ mức cây hút ở trên và cộng thêm 30% nữa là đủ.
Cịn trên cây chè có ít tác giả đề cập tới. Tác giả Lê Văn Đức đã nghiên cứu
về ảnh hưởng của Mg đến chất lượng giống chè PH1. Kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón và Mg đến năng suất, chất lượng giống chè PH1 trồng tại Phú
Hộ - Phú Thọ. Bón Mg ở các liều lượng 50kg và 70kg MgSO4/ha làm tăng mật độ
búp chè 10,5% và 18,9%. Tỷ lệ mù xoè giảm, trọng lượng và chiều dài búp khơng
tăng có tác dụng tích cực đến năng suất và chất lượng giống chè PH1. Bón Mg với
các công thức 50kg MgSO4/ ha và 75kg MgSO4/ha làm tăng dung lượng đốn của

n


11

chè 25% và 32,8% so với đối chứng. Bón Mg làm tăng hàm lượng đường khử, đặc
biệt là axit amin, do đó ảnh hưởng tốt đến chất lượng chè. [26]
Việc bón magiê (khoảng 10-20kg MgO/ha) cho chè cũng đảm bảo tăng năng
suất và chất lượng búp. Ở Việt Nam có thể dùng một tỷ lệ nhất định phân lân nung
chảy như một nguồn phân magiê cho chè. Ngoài các nguyên tố đa và trung lượng,

kẽm cũng có hiệu lực khá với chè, do vậy phun dung dịch sunphat kẽm cũng có tác
dụng tăng năng suất và phẩm chất đáng kể. Theo một số tác giả, nếu năng suất cao
hơn 3 tấn búp khơ thì cần bón thêm cả Bo và Molipđen.
1.3. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật hái chè trên thế giới và ở Việt Nam.
Quy cách hái khác nhau cho chất lượng nguyên liệu khác nhau. Lý do là:
các thành phần cơ giới búp (tôm, lá 1, lá 2, lá 3...) khác nhau có thành phần và hàm
lượng tích lũy các chất khác nhau; tuổi của búp chè hái khác nhau( Thời gian tính từ
khi bắt đầu búp sinh trưởng đến khi hái búp) có chất lượng, thành phần sinh hóa
khác nhau. Mỗi loại sản phẩm chè chỉ có chất lượng tốt khi chế biến từ nguyên liệu
có chất lượng phù hợp. Nguyên liệu để chế biến chè Ơlong địi hỏi độ chín sinh lý
cao hơn (tỷ lệ bánh tẻ cao hơn) so với các sản phẩm chè khác. Do vậy kỹ thuật hái
là chỉ tiêu quan trọng cần nghiên cứu để nâng cao chất lượng chè Ôlong.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật hái chè trên thế giới.
Kỹ thuật hái búp chè non của các đồn điền chè châu Âu, dựa vào kỹ thuật đã
áp dụng trong sản xuất của Srilanka cũng như tại Ấn Độ. Thực chất kỹ thuật này là
của người Anh và Hà Lan. Các cơng trình nghiên cứu về hái chè ở Đơng Dương rất
ít. Chỉ có 3 tác giả (Du Pasquier, J.J.B. Deus và A. Guinard) có những nghiên cứu
và phát biểu về hái chè, trong đó Deuss (Hà Lan) và Guinard (Pháp) đã có các cơng
trình in trong các tạp chí và sách in tại Pháp (Paris) và Đơng Dương (Hà Nội – Sài
Gòn).
Năm 1923. Du Pasquier trong báo cáo kết quả nghiên cứu về cây chè ở trạm
Phú Thọ – Tập san kinh tế Đông Dương – 1923, đã viết:
Về thí nghiệm “Taping” hay bấm bẻ búp (cành non) sau đốn chè: Nương chè
Trại cũ, chia thành 2 lô, chỉ bấm bẻ búp lô 1. Kết quả cho thấy cành non giữa tán

n


12


cây, bấm bẻ vào quãng 10 cm cao hơn mức đốn chè, sau đó ở độ cao 20 cm. Lơ chè
1 có những cây chè hình dạng đồng đều và dễ hái hơn lô chè 2 (không bấm bẻ búp
non). Sản lượng lô 1 hơi cao hơn lô 2.
Năm 1934. Theo F. Roule, ở các đồn điền chè của người Châu Âu tại tây
nguyên đã thực hiện hái búp non khi trên ngọn chè đã có 3 lá và búp (tơm) thì hái 1
tơm + 2 lá. Nếu ngọn chè có 4 lá, hái lá thứ 2 trên lá bỏ đi. Lúc đầu hái 15 ngày 1
lần, về sau cứ 8 ngày hái 1 lần vào vụ mưa.
Theo Eden (1947) hài chè chỉ để lại lá cá, làm giảm kích thước búp 30%,
nhưng số lượng búp tăng.
Theo tài liệu Trung Quốc (dẫn theo ZieZ. L., 1991) [58], hệ số diện tích lá
trong điều kiện hái búp biến động từ 01- 06. Tương quan giữa hệ số diện tích lá
với sản lượng chè r = 0,8087. Hệ số diện tích lá từ 03-04 thì sản lượng tăng dần
cho tới khi đạt tới 05 thì năng suất cao nhất vượt qua giới hạn này thì năng suất sẽ
giảm. Khi áp dụng hái chừa lá cá trong một thời gian dài nhiều năm liên tục
thì khơng giảm sản lượng chè nhưng sinh trưởng của cây chè yếu đi rõ rệt vì nó
làm giảm vật chất hữu cơ, cơ quan đồng hố tích luỹ giảm. Mặt khác, khi
nghiên cứu áp dụng hình thức hái chừa một lá và hái chừa lá cá cho thấy hái sát
cá tốn cơng lao động hơn và nó ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Do đó ở
người ta đã cải tiến hình thức hái và thay thế bằng kỹ thuật đốn hái tạo hình chè
con, khi cây chè 1 tuổi có 75% số cây cao trên 30 cm thì đốn lần 1 cách mặt đất 10
-15 cm, lần 2 cách 15- 20 cm.
Ở Liên Xô (cũ) (dẫn theo Lê Triệu Hoàng Trung, 2002), các nghiên
cứu đã được tiến hành với 2 phương thức hái khác nhau liên tục 11 năm với
các công thức là:
- Công thức 1: Hái 1 tôm 2-3 lá với số lá chừa (tháng 5 chừa 2 lá, tháng 6
chừa 1 lá, sau đó chỉ chừa lá cá).
- Công thức 2: Chỉ hái 1 tôm 2 lá (tháng 5 chừa 2 lá, tháng 6 chừa 1 lá, sau
đó chỉ chừa lá cá).
- Cơng thức 3: Hái 1 tôm 2-3 lá cuối mùa chỉ chừa lá cá.


n


13

Kết quả cho thấy, năng suất ở công thức 2 = 83% so với công thức 1.
Như vậy, muốn sản xuất chè hảo hạng chỉ hái 1 tôm 2 lá.
Tuy nhiên, hình thức hái này tốn rất nhiều cơng lao động, do đó người ta
đã phát triển hình thức đốn hái và sau đó nó được áp dụng khá phổ biến. Khi
cây chè 2- 3 tuổi, chiều cao trên 50 cm thì đốn lần 1 cách mặt đất 10 -12 cm, lần 2
cách mặt ñất 30 cm. Song song việc đốn thì áp dụng biện pháp hái tạo hình như
sau:
Chè 2 tuổi để lá ni cây là chính. Sau khi trồng được 18 tháng cây
sinh trưởng mạnh, thu hái nhẹ vào 6 tháng cuối năm, hái những búp cao trên 50
cm.
Chè 3 tuổi hái những búp cao trên 60 cm, hái đúng tiêu chuẩn 1 tơm 2 lá,
khơng hái búp chưa đủ tiêu chuẩn.
Chè 4 tuổi: Hái nuôi tán và sửa tán đúng kỹ thuật.
Qua tổng kết sản xuất và tư liệu hái chè của Trung Quốc, Pháp, Anh, Hà Lan đã
thấy rõ vai trò của việc hái chè trong việc nâng cao năng suất, chất lượng của chè.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật hái chè ở Việt Nam.
Ở Việt Nam từ xa xưa do phong tục uống chè ở các vùng miền khác
nhau nên hình thành các phương pháp hái chè khác nhau. Có vùng thường
thích uống chè tươi, nguyên liệu là lá bánh tẻ, lá già. Kỹ thuật hái là vặt các lá già,
lá bánh tẻ hoặc cắt cành chè đun sôi làm nước uống.
Kỹ thuật hái chè cũ phổ biến của nông dân vùng chè Thanh Ba (Phú Thọ) là
một năm hái 6 lứa chính, cách nhau 40 – 45 ngày. Sau mỗi lứa chính 10 -15 ngày,
thường hái nhặt lại một số ít búp già quá, gọi là trật xép. Một số xã Phú Xuân (Phú
Thọ) đã hái chè 2 tay, hái búp non như ở trại thí nghiệm Phú Hộ, cịn đa số các xã
khác như (Ninh Dân, Kiến Thiết, Đồng Xuân) hái chè 1 tay bằng dao quai (dao bổ

cau ăn giầu không) cắt trụi búp chè non, lá già bánh tẻ đồng loạt.
Tập quán hái chè truyền thống này làm hỏng tán chè, búp đã ít lại lẫn cả non
già, lá và cọng nên phẩm chất nguyên liệu kém, làm chè thành phẩm khơng đồng
đều, giá trị hàng hóa thấp.

n


×